CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU 1.1 Kế toán vốn bằng tiền 1.1.1 Nội dung Vốn bằng tiền là một bộ phận cấu thành nên tài sản ngắn hạn trong tổng t
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Công ty TNHH Yueshun, từ đó đưa ra những nhận xét và giải pháp hoàn thiện quy trình kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty.
Mục tiêu cụ thể
Bài khóa luận này được xây dựng dựa trên các mục tiêu như sau:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu
Phân tích thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Công ty TNHH Yueshun
Đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Công ty TNHH Yueshun
Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được nghiên cứu bằng cách kết hợp các phương pháp sau:
- Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu thông tin trong các giáo trình liên quan đến đề tài do giảng viên giảng dạy cung cấp như Kế toán tài chính 1 Các tài liệu tại thư viện trường, các bài báo nghiên cứu khoa học, các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan về thuế như các Thông tư, Nghị định, các trang web kế toán,… các số liệu báo cáo thống kê, báo cáo tài chính để thu thập, hệ thống hoá lý luận về công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu vào vận dụng đối chiếu thực tế tại công ty.
- Nghiên cứu thực tiễn: Bằng phương pháp quan sát quy trình và ghi chép lại những công việc mà kế toán viên của công ty thực hiện và được sự đồng ý của Ban lãnh đạo cho phép tác giả tiếp cận được nguồn dữ liệu thứ cấp như: Báo cáo tài chính năm 2022, các chứng từ, sổ sách thực tế được lưu trữ tại Phòng Kế toán, cũng như
3 các hồ sơ lưu trữ có liên quan đến thông tin chung của công ty lưu trữ tại Phòng Hành chính
- Lấy ý kiến chuyên gia: Tham vấn các ý kiến của giảng viên trong lĩnh vực kế toán tài chính, kiểm toán, kế toán trưởng và các anh chị nhân viên kế toán có nghiệp vụ chuyên môn tại công ty Qua quá trình tiếp xúc và làm việc tại Phòng Kế toán, tác giả được kế toán trưởng hướng dẫn và giới thiệu quy trình hạch toán và xử lý các nghiệp vụ liên quan về kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu Từ việc phân tích thực trạng, tình hình hoạt động và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng Cuối cùng, tác giả kết hợp thực hiện việc so sánh cơ sở lý luận và thực tiễn để có thể đúc kết vấn đề nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục hiệu quả hơn.
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài khóa luận có 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu Chương 2: Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Công ty TNHH Yueshun
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU
Kế toán vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là một bộ phận cấu thành nên tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của doanh nghiệp hay nói cách khác là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc tài sản lưu động được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong các quan hệ thanh toán Vốn bằng tiền luôn tồn tại dưới hình thái tiền tệ – giá trị trong các công tác, thể hiện rõ nét trong công tác kế toán
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm: Tiền mặt tồn quỹ, Tiền gửi ngân hàng và Tiền đang chuyển (kể cả ngoại tệ, vàng bạc đá quý, kim khí quý) Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ theo các nguyên tắc, chế độ quản lý tiền tệ của Nhà nước sau đây: Sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, các loại ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giả mua do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán và được theo dõi chi tiết riêng từng nguyên tệ trên TK 007 “Ngoại tệ các loại”, các loại vàng bạc, đá quý, kim khí quý phải được đánh giá bằng tiền tệ tại thời điểm phát sinh theo giá thực tế (nhập, xuất) Ngoài ra phải theo dõi chi tiết số lượng, trọng lượng, quy cách và phẩm chất của từng loại Vào cuối mỗi kỳ, kế toán phải điều chỉnh lại các loại ngoại tệ theo tỷ giá thực tế
Lập các chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh về vốn bằng tiền như: lập phiếu thu, phiếu chi, uỷ nhiệm chi
Kiểm soát tốt các chứng từ đầu vào sao cho hợp lý, hợp lệ, hợp pháp để thoả mãn là chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Tiến hành định khoản – hạch toán, ghi sổ kế toán bằng thủ công hay bằng phần mềm kế toán trong doanh nghiệp, đảm bảo đúng chế độ kế toán hiện hành liên quan Theo dõi dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra của tiền mặt (TK 111) và tiền gửi ngân hàng (TK 112) để đảm bảo không có sự chênh lệch giữa sổ kế toán tiền mặt, tiền gửi với
5 sổ quỹ tiền mặt, sổ phụ ngân hàng Trong trường hợp phát hiện sự chênh lệch này thì kế toán phải tìm hiểu nguyên nhân và có kiến nghị về việc điều chỉnh kịp thời
Lập các báo cáo hàng ngày để trình Ban Giám đốc khi cần như: báo cáo thu chi quỹ, báo cáo tiền gửi ngân hàng
Trực tiếp liên hệ với ngân hàng để thực hiện các giao dịch rút tiền, trả tiền, lấy sổ phụ ngân hàng
Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định nguyên tắc kế toán tiền như sau:
Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu
Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp
Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định của chế độ chứng từ kế toán
Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
+ Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế
+ Bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền
Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính (BCTC) theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp (DN) phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế.
Kế toán tiền mặt – TK 111
Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ của công ty bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, tín phiếu và ngân phiếu Trong mỗi DN đều có một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh (HĐSXKD) hàng ngày của mình Số tiền tồn tại quỹ
6 này phải được tính toán mức hợp lý, mức tồn tại quỹ này phụ thuộc vào quy mô, tính chất hoạt động, ngoài số tiền nói trên công ty có thể gửi tiền vào ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác
Mọi khoản thu, chi bảo quản tiền mặt đều cho thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện Người thủ quỹ không được trực tiếp mua bán vật tư hàng hóa, công cụ dụng cụ hoặc không được kinh nghiệm công tác kế toán Tất cả các khoản thu, chi tiền mặt đều phải có chứng từ hợp lệ chứng minh, phải có chữ ký của kế toán trưởng hay người xét duyệt của đơn vị Sau khi thu chi tiền, thủ quỹ có nhiệm vụ giữ lại các chứng từ để cuối ngày ghi vào sổ quỹ và báo cáo quỹ Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ được lập thành
2 liên, trong đó một liên lưu tại sổ quỹ, một liên dùng để làm báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ thu chi gửi cho kế toán quỹ Số tồn quỹ cuối ngày phải trùng khớp với số dư cuối ngày trên sổ quỹ
Dựa vào Điều 12 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 quy định rằng nguyên tắc kế toán TK 111 như sau:
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng tiền tệ Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thực tế nhập, xuất, tồn quỹ Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào Ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt của doanh nghiệp) thì không ghi vào bên Nợ TK 111 “Tiền mặt” mà ghi vào bên Nợ TK 113 “Tiền đang chuyển”
Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của doanh nghiệp Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm
Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm
Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu số quỹ tiền mặt và số kế toán tiền mặt Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch
Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
Bên Nợ TK 1112 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế Riêng trường hợp rút ngoại tệ từ ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt thì áp dụng tỷ giá ghi sổ kế toán của TK 1122;
Bên Có TK 1112 áp dụng tỷ giá ghi số bình quân gia quyền.Việc xác định tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định tại phần hướng dẫn tài khoản 413
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái và các tài khoản có liên quan
Vàng tiền tệ được phản ánh trong tài khoản này là vàng được sử dụng với các chức năng cất trữ giá trị, không bao gồm các loại vàng được phân loại là hàng tồn kho sử dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc hàng hoá đế bán Việc quản lý và sử dụng vàng tiền tệ phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành
Tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo nguyên tắc:
Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền mặt bằng ngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do DN tự lựa chọn) tại thời điểm lập Báo cáo tài chính
Vàng tiền tệ được đánh giá lại theo giá mua trên thị trường trong nước tại thời điểm lập Báo cáo tài chính Giá mua trên thị trường trong nước là giá mua được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không công bố giá mua vàng thì tính theo giá mua công bố bởi các đơn vị được phép kinh doanh vàng theo luật định
Tài khoản 111 – Tiền mặt có 3 tài khoản cấp 2:
TK 1111 – Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt
TK 1112 – Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, chêch lệch tỷ giá và số dư ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam
Kế toán tiền gửi ngân hàng
Tiền gửi ngân hàng (TGNH) là số tiền mà DN gửi tại các ngân hàng, kho bạc Nhà nước hoặc các công ty tài chính bao gồm tiền Việt Nam, các loại ngoại tệ, vàng bạc đá quý
Căn cứ để ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi của doanh nghiệp là các giấy báo Có, giấy báo Nợ hoặc các bảng sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc như uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản Khi nhận được các chứng từ do ngân hàng gửi đến, kế toán phải tiến hành kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu kế toán của đơn vị với ngân hàng thì vẫn phải ghi theo chứng từ của ngân hàng, số chênh lệch được theo dõi
12 riêng ở tài khoản phải thu hoặc phải trả khác và thông báo cho ngân hàng đối chiếu xác minh lại Đối với những DN có những tổ chức, bộ phận trực thuộc, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi, mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán Kế toán phải tổ chức kế toán chi tiết theo từng ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu
Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi số theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 “Phải thu khác” (1388) (nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng) hoặc ghi vào bên Có TK 338 “Phải trả, phải nộp khác”
(3388) (nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng) Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi số Ở những doanh nghiệp có các tổ chức, bộ phận phụ thuộc không tổ chức kế toán riêng, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng loại tiền gửi (Đồng Việt Nam, ngoại tệ các loại)
Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở Ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu
Khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm trên tài khoản tiền gửi ngân hàng mà được phản ảnh tương tự như khoản vay ngân hàng
Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đỗi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
Bên Có TK 1122 áp dụng tỷ giá ghi sổ Bình quân gia quyền
Bên Nợ TK 1122 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế Riêng trường hợp rút quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ gửi vào Ngân hàng thì phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ kế toán của tài khoản 1112
Việc xác định tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định tại phần hướng dẫn tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái và các tài khoản có liên quan
Tại tất cả các thời điểm lập BCTC theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo nguyên tắc:
Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của chính ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tài khoản ngoại tệ ở nhiều ngân hàng khác nhau và tỷ giá mua của các ngân hàng không có chênh lệch đáng kể thì có thể lựa chọn tỷ giá mua của một trong số các ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ làm căn cứ đánh giá lại
Vàng tiền tệ được đánh giá lại theo giá mua trên thị trường trong nước tại thời điểm lập Báo cáo tài chính Giá mua trên thị trường trong nước là giá mua được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không công bố giá mua vàng thì tính theo giá mua công bố bới các đơn vị được phép kinh doanh vàng theo luật định
Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng, có 3 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng bằng Đồng Việt Nam
Tài khoản 1122 - Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam
Tài khoản 1123 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền tệ của doanh nghiệp đang gửi tại ngân hàng tại thời điểm báo cáo
Bảng 1 2: Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ gửi vào Ngân hàng;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo
(trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam)
- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ rút ra từ Ngân hàng;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam)
- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo
Tổng phát sinh Nợ Tổng phát sinh Có
SDCK: Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ hiện còn gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo
Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC
1 Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt, chuyển TGNH đi ký quỹ, ký cược:
Nợ TK 244: Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược
Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng
2 Khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ thu ngay bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi nhận doanh thu, ghi: a) Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế gián thu (thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường), kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các khoản thuế gián thu phải nộp được tách riêng theo từng loại thuế ngay khi ghi nhận doanh thu (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước b) Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
3 Khi nhận được tiền của Ngân sách Nhà nước thanh toán về khoản trợ cấp, trợ giá bằng TGNH, ghi
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339)
4 Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác bằng TGNH, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (tổng giá thanh toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 711 - Thu nhập khác (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
5 Nhận được tiền ứng trước hoặc khi khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản, căn cứ giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 113 - Tiền đang chuyển
6 Khi bán các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn thu bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi nhận chênh lệch giữa số tiền thu được và giả vốn khoản đầu tư (được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền) vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 122)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh (giá vốn)
Có các TK 221, 222, 228 (giá vốn)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
7 Thu hồi các khoản nợ phải thu, cho vay, ký cược, ký quỹ bằng TGNH; Nhận ký quỹ, ký cược của các doanh nghiệp khác bằng TGNH, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121 1122)
8 Khi nhận tiền của các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân để trang trải cho các hoạt động chung, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
9 Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
10 Khi nhận được vốn góp của chủ sở hữu bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Sơ đồ 1 2: Sơ đồ kế toán TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC
Kế toán tiền đang chuyển
Tiền đang chuyển là các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, Kho bạc Nhà nước đã gửi bưu điện để chuyển cho ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có, trả cho các đơn vị khác hay đã làm thủ tục chuyển từ tài khoản tại ngân hàng để trả cho các đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ hay bảng sao kê của ngân hàng
Tiền đang chuyển gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ đang chuyển trong các trường hợp sau:
- Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào Ngân hàng;
- Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho doanh nghiệp khác;
- Thu tiền bán hàng chuyển thẳng vào Kho bạc để nộp thuế (giao tiền tay ba giữa doanh nghiệp với người mua hàng và Kho bạc Nhà nước).
1.4.3 Tài khoản kế toán Để theo dõi các khoản tiền đang chuyển, kế toán sử dụng TK 113 - Tiền đang chuyển, có 2 tài khoản cấp 2:
TK 1131 – Tiền Việt Nam: Phản ánh các số tiền đang chuyển
TK 1132 – Ngoại tệ: Phản ánh các số ngoại tệ đang chuyển
Bảng 1 3:Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 113 – Tiền đang chuyển
- Các khoản tiền mặt hoặc séc bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ đã nộp vào Ngân hàng hoặc đã gửi bưu điện để chuyển vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ là tiền đang chuyển tại thời điểm báo cáo
- Số tiền kết chuyển vào tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng, hoặc tài khoản có liên quan;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ là tiền đang chuyển tại thời điểm báo cáo
Tổng phát sinh Nợ Tổng phát sinh Có
SDCK: Các khoản tiền còn đang chuyển tại thời điểm báo cáo
Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC
1 Thu tiền bán hàng, tiền nợ của khách hàng hoặc các khoản thu nhập khác bằng tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào Ngân hàng (không qua quỹ) nhưng chưa nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, ghi
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (thu nợ của khách hàng)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711 - Thu nhập khác
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có)
2 Xuất quỹ tiền mặt gửi vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132)
4 Làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ở Ngân hàng để trả cho chủ nợ nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ của Ngân hàng, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132)
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122)
Sơ đồ 1 3: Sơ đồ kế toán TK 113 – Tiền đang chuyển
Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC
Kế toán các khoản phải thu
Hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đã luôn diễn ra trong mối quan hệ phổ biến với hoạt động của các DN khác, với các tổ chức, các cá nhân và cơ quan quản lý Nhà nước và mối quan hệ này tồn tại một cách khách quan trong tất cả các hoạt động tài chính của DN
Trong quá trình kinh doanh, khi DN đã cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa được khách hàng thanh toán sẽ hình thành khoản nợ phải thu Ngoài ra nợ phải thu còn phát sinh trong các trường hợp như bắt bồi thường, cho mượn vốn tạm thời, khoản ứng trước tiền cho người bán, các khoản tạm ứng, các khoản ký quỹ, ký cược Như vậy, nợ phải thu chính là tài sản của DN do người khác nắm giữ, doanh nghiệp phải kiểm soát chặt chẽ và có biện pháp thu hồi nhanh chóng Theo Điều 17 của Thông tư 200/2014/TT-BTC thì các khoản phải thu bao gồm các khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác
Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết từng đối tượng phải thu, từng thời hạn thanh toán, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn
Các khoản nợ phải thu nếu có liên quan đến vàng tiền tệ thì phải được theo dõi chi tiết theo số lượng, chất lượng, quy cách và giá trị theo giá quy định Định kỳ tiến hành đối chiếu công nợ, xác định được các loại nợ trả đúng hạn, khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc có khoản nợ không đòi được để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và xử lý đối với khoản nợ không đòi được.
Kế toán các khoản phải thu khách hàng – TK 131
Phải thu khách hàng là phải thu phát sinh khi DN đã cung cấp thành phẩm, hàng hóa và dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán như chưa thu được tiền Trong các khoản nợ phải thu của DN, khoản phải thu khách hàng thường phát sinh nhiều nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất và chứa đựng nhiều rủi ro nhất Vì vậy, khi quyết định một hợp đồng bán hàng được phép trả chậm DN cần xem xét kỹ về khả
20 năng tài chính của khách hàng để tránh tình trạng bán chịu cho khách hàng không có khả năng thanh toán
Kế toán mở sổ chi tiết theo dõi đến từng khách hàng về số tiền phải thu đã thu được ứng trước và còn phải thu Cuối niên độ kế toán kế toán kiểm tra công nợ của từng khách hàng nếu có những khoản nợ quá hạn hoặc chưa đến hạn mà khách hàng gặp khó khăn về tài chính nhưng phá sản giải thể thì kế toán cần tính toán để lập dự phòng nhằm phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp
Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không quá
12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính
Bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận trong tài khoản này đối với các khoản phải thu từ bên nhận ủy thác xuất khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu như các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ thông thường
Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được
Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao Chứng từ để kế toán căn cứ ghi chép vào sổ tài khoản phải thu khách hàng là các hóa đơn bán hàng, kèm theo lượng bán hàng đã được phê duyệt bởi bộ phận phụ phụ trách bán chịu sau khi hóa đơn được lập và hàng hóa xuất giao cho khách hàng thực tế thì
21 kế toán phải tiếp tục theo dõi các khoản phải thu Ngoài ra còn có các chứng từ khác liên quan như phiếu chi, phiếu thu, biên bản bù trừ công nợ
Bảng 1 4:Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 131 – Phải thu khách hàng
- Số tiền phải thu của khách hàng phát sinh trong kỳ khi bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, TSCĐ, dịch vụ, các khoản đầu tư tài chính;
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng
- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam)
- Số tiền khách hàng đã trả nợ
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng
- Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng có khiếu nại;
- Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (có thuế GTGT hoặc không có thuế GTGT);
- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua
- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam)
Tổng phát sinh Nợ Tổng phát sinh Có
SDCK: Số tiền còn phải thu của khách hàng
SDCK: Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn"
Nguồn: Thông tư 200/2014-TT/BTC
1 Bán hàng và một số hoạt động khác như: Thanh lý TSCĐ, chưa thu tiền
Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng
Có TK 511: Doanh thu từ bán hàng
Có TK 711: Doanh thu từ các hoạt động khác
Có TK 33311: Thuế GTGT phải nộp
2 Giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
Nợ TK 531, 532: Các khoản giảm giá hàng bản, doanh thu hàng bán bị trả lại
Nợ TK 333: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 131: Phải thu của khách hàng
3 Chi hộ khách hàng hoặc trả lại tiền thừa cho khách hàng
Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng
4 Khách hàng trả tiền, bù trừ công nợ với số phải thu trước đó
Nợ TK 331: Phải trả nhà cung cấp, khách hàng
Có TK 131: Phải thu của khách hàng
Sơ đồ 1 4:Sơ đồ kế toán TK 131 - Phải thu khách hàng
Nguồn: Thông tư 200/2014-TT/BTC
Kế toán phải thu nội bộ – TK 136
Phải thu nội bộ là khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau trong đó đơn vị cấp trên là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đơn vị cấp dưới là các đơn vị thành viên phụ thuộc có tổ chức công tác kế toán riêng
Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với các công ty thành viên, xí nghiệp là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập không phản ánh trong tài khoản này mà phản ánh như đối với các công ty con
Nội dung các khoản phải thu nội bộ phản ánh vào tài khoản 136 bao gồm:
+ Vốn, quỹ hoặc kinh phí đã giao, đã cấp cho cấp dưới,
+ Các khoản cấp dưới phải nộp lên cấp trên theo quy định;
+ Các khoản nhờ cấp dưới thu hộ;
+ Các khoản đã chi, đã trả hộ cấp dưới,
+ Các khoản đã giao cho đơn vị trực thuộc để thực hiện khối lượng giao khoán nội bộ và nhận lại giá trị giao khoán nội bộ
+ Các khoản phải thu vãng lai khác
- Ở đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc:
+ Các khoản được doanh nghiệp cấp trên cấp nhưng chưa nhận được;
+ Giá trị sản phẩm, hàng hóa dịch vụ chuyển cho đơn vị cấp trên hoặc các đơn vị nội bộ khác để bán; Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các đơn vị nội bộ
+ Các khoản nhờ doanh nghiệp cấp trên hoặc đơn vị nội bộ khác thu hộ
+ Các khoản đã chi, đã trả hộ doanh nghiệp cấp trên và đơn vị nội bộ khác + Các khoản phải thu nội bộ vãng lai khác
Tài khoản 136 phải hạch toán chi tiết theo từng đơn vị cấp dưới có quan hệ thanh toán và theo dõi riêng từng khoản phải thu nội bộ Doanh nghiệp cần có biện pháp đôn đốc giải quyết dứt điểm các khoản nợ phải thu nội bộ trong kỳ kế toán
Cuối kỳ kế toán, phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh, số dư tài khoản 136 "Phải thu nội bộ", tài khoản 336 "Phải trả nội bộ" với các đơn vị cấp dưới có quan hệ theo từng nội dung thanh toán Tiến hành thanh toán bù trừ theo từng khoản của từng đơn vị cấp dưới có quan hệ, đồng thời hạch toán bù trừ trên 2 tài khoản 136 “Phải thu nội bộ" và tài khoản 336 "Phải trả nội bộ" (theo chi tiết từng đối tượng) Khi đối chiếu, nếu có chênh lệch, phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời
Kế toán sử dụng TK 136 – Phải thu nội bộ để theo dõi các khoản phải thu nội bộ liên quan đến công ty TK 136 có 4 có TK cấp 2:
+ TK 1361: Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
+ TK 1362: Phải thu nội bộ về chêch lệch tỷ giá
+ TK 1363: Phải thu nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hóa
+ TK 1362: Phải thu nội bộ khác
Bảng 1 5:Sơ đồ kế toán TK 136 - Phải thu nội bộ
- Số vốn kinh doanh đã giao cho đơn vị cấp dưới
- Kinh phí chủ đầu tư giao cho ban quản lý dự án, các khoản khác được ghi tăng số phải thu của chủ đầu tư đối với ban quản lý dự án
- Các khoản đã chi hộ, trả hộ DN cấp trên hoặc đơn vị nội bộ
- Số tiền DN cấp trên phải thu về, các khoản cấp trên phải giao xuống
- Số tiền phải thu về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các đơn vị nội bộ với nhau
- Các khoản phải thu nội bộ khác
- Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị cấp dưới
- Quyết toán với đơn vị cấp dưới về kinh phí sự nghiệp đã cấp, đã sử dụng
- Giá trị TSCĐ hoàn thành chuyển lên từ ban quản lý dự án, các khoản ghi giảm số phải thu của chủ đầu tư đối với ban quản lý dự án
- Số tiền đã thu về các khoản phải thu trong nội bộ
- Bù trừ phải thu với phải trả trong nội bộ của cùng đối tượng
Tổng phát sinh Nợ Tổng phát sinh Có
SDCK: Số nợ còn phải thu ở các đơn vị nội bộ
Nguồn: Thông tư 200/2014-TT/BTC
1.7.4 Phương pháp kế toán a) Kế toán ở đơn vị cấp trên
1 Trường hợp các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc nhận vốn kinh doanh trực tiếp từ Ngân sách Nhà nước theo sự uỷ quyền của doanh nghiệp cấp trên, khi đơn vị cấp dưới thực nhận vốn, doanh nghiệp cấp trên ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1361)
Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2 Khi doanh nghiệp cấp trên cấp kinh phí sự nghiệp, dự án cho đơn vị cấp dưới, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)
3 Khi DN cấp trên giao vốn kinh doanh cho đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc:
- Trường hợp giao vốn bằng tiền, ghi:
Nợ TK 1361: Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
- Trường hợp giao vốn bằng TSCĐ, ghi:
Nợ TK 136: Phải thu nội bộ (giá trị còn lại của TSCĐ) (1361)
Nợ TK 214: Hao mòn tài sản cố định (giá trị hao mòn của TSCĐ)
Có TK 211: TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
4 Trường hợp đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc phải hoàn lại vốn kinh doanh cho doanh nghiệp cấp trên, khi nhận được tiền do đơn vị hạch toán phụ thuộc nộp lên, ghi:
Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1361)
5 Căn cứ vào báo cáo của đơn vị hạch toán phụ thuộc về số vốn kinh doanh đơn vị hạch toán phụ thuộc đã nộp Ngân sách Nhà nước theo sự uỷ quyền của cấp trên, ghi:
Nợ TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1361) b) Kế toán ở đơn vị cấp dưới
1 Khi chi hộ, trả hộ DN cấp trên và các đơn vị nội bộ khác:
Nợ TK 136: Phải thu nội bộ (1368)
2 Căn cứ vào thông báo của doanh nghiệp cấp trên về số quỹ khen thưởng, phúc lợi được cấp:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)
Có 353 - Quỹ khen thưởng phúc lợi
3 Khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp, tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động và phân cấp của từng đơn vị:
- Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc được phân cấp ghi nhận doanh thu, ghi
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết giao dịch bán hàng nội bộ)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Đồng thời ghi nhận giá vốn, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
- Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp ghi nhận doanh thu, giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cung cấp nội bộ được phản ánh là khoản phải thu nội bộ, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
4 Khi nhận được tiền hoặc vật tư, tài sản của cấp trên hoặc doanh nghiệp nội bộ khác thanh toán về các khoản phải thu, ghi:
Có TK 136 - Phải thu nội bộ (1368)
5 Bù trừ các khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ của cùng một đối tượng:
Nợ TK 366: Phải trả nội bộ (3368)
Có TK 136: Phải thu nội bộ (1368)
Kế toán phải thu khác – TK 138
Kế toán phải thu khác là các khoản phải thu không mang tính chất thương mại như: Các khoản phải thu về bồi thường vật chất các khoản cho mượn có tính chất tạm thời không lấy lãi, các khoản chi hộ, các khoản tiền lãi, cổ tức lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính, giá trị tài sản thiếu được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý
Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý - Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể (trong và ngoài DN) gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hóa, tiền vốn, đã được xử lý bắt bồi thường;
Các khoản cho bên khác mượn bằng tài sản phi tiền tệ (nếu cho mượn bằng tiền thì phải kế toán là cho vay trên TK 1283)
Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi dự án, chi đầu tư xây dưng cơ bản, chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi
Các khoản chi hộ phải thu hồi, như các khoản bên nhận uỷ thác xuất nhập khẩu chi hộ, cho bên giao uỷ thác xuất khẩu về phí ngân hàng, phí giám định hải quan, phí vận chuyển, bốc vác, các khoản thuế,
Các khoản phải thu phát sinh khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, như: Chi phí cổ phần hỗ trợ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, hỗ trợ đào tạo lại lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá,
Tiền lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính Các khoản phải thu khác ngoài các khoản trên
Kế toán sử dụng để theo dõi các khoản phải thu khác tài khoản này có 3 tài khoản cấp
TK 1381- Tài sản thiếu chờ xử lý: Phản ánh giá trị tài sản thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân còn chờ quyết định xử lý
TK 1385- Phải thu về cổ phần hóa: Phản ánh số phải thu về cổ phần hóa mà doanh nghiệp đã chia ra trong doanh nghiệp cổ phần hóa.
TK 1388- Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu của đơn vị ngoài các khoản phải thu phản ánh ở tài khoản 131,133,136,1381,1385
Bảng 1 6: Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 138 – Phải thu khác
- Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết;
- Phải thu của cá nhân, tập thể (trong và ngoài doanh nghiệp) đối với tài sản thiếu đã xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xử lý ngay;
- Số tiền phải thu về các khoản phát sinh khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
- Phải thu về tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận được chia từ các hoạt động đầu tư tài chính;
- Các khoản chi hộ bên thứ ba phải thu hồi, các khoản nợ phải thu khác;
- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ
(trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt
Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý;
- Kết chuyển các khoản phải thu về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
- Số tiền đã thu được về các khoản nợ phải thu khác
- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam)
Tổng phát sinh Nợ Tổng phát sinh Có
SDCK: Các khoản nợ phải thu khác chưa thu được
Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC
1 Khi kiểm kê phát hiện tài sản thiếu nhưng chưa rõ nguyên nhân, chờ quyết định xử lý của cấp trên:
Nợ TK 138: Giá trị tài sản thiếu chờ xử lý
Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn của TSCĐ thiếu
Có TK 211, 111, 152, 155, Giá trị các loại tài sản thiếu
2 Khi đã có quyết định xử lý, căn cứ vào biên bản xử lý, kế toán ghi:
Nợ TK 1388: Yêu cầu người có lỗi phải bồi thường
Nợ TK 415: Bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính
Nợ TK 811: Tính vào chi phí bất thường
Có TK 1381: Giá trị tài sản thiếu được xử lý
3 Khi phát sinh các khoản phải thu khác như: tiền bồi thường tài sản thiếu hoặc hư hỏng, chi tiền nhà, tiền nước cho công nhân viên, phạt bồi thường của nhân viên, kế toán ghi:
Nợ TK 1388: Yêu cầu người có lỗi phải bồi thường
Có TK 111, 152, 154, : Phải thu tiền bồi thường tài sản thiếu
Có TK 111, 112: Chi hộ tiền nhà, tiền điện nước cho công nhân viên
Có TK 711: Phải thu tiền phạt, tiền bồi thường
Sơ đồ 1 5:Sơ đồ kế toán TK 138 - Phải thu khác
Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH YUESHUN
Tổng quan về Công ty TNHH YUESHUN
2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH YUESHUN
Tên công ty: Công ty TNHH YUESHUN
Tên quốc tế: YUESHUN COMPANY LIMITED
Văn phòng làm việc: 885 Lê Hồng Phong, Phường Phú Thọ, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Cơ quan thuế quản lý: Chi cục thuế Thành phố Thủ Dầu Một
Người đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Loại hình DN: Công ty TNHH ngoài Nhà nước
Vốn điều lệ: 9.000.000.000 VND (Chín tỷ Việt Nam đồng)
Ngành nghề kinh doanh: Chuyên mua bán, kinh doanh nguyên vật liệu cung cấp cho ngành gỗ
Loại hình DN: Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài Nhà nước
Công ty TNHH Xây dựng Yueshun có trụ sở tại 885 Lê Hồng Phong, Phường Phú Thọ, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương,Việt Nam Công ty được thành lập vào năm 2021 Công ty TNHH Yueshun thời gian đầu đi vào hoạt động còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thành lập trong lúc đại dịch COVID-19 Tuy nhiên, tính đến nay với gần 2 năm kinh nghiệm cùng với đội ngũ nhân lực ổn định, công ty đã mở rộng diện tích sản xuất, đó cũng góp phần nhanh chóng để công ty tạo được uy tín trên thị trường tỉnh Bình Dương
2.1.2 Bộ máy tổ chức của công ty
Bộ máy tổ chức của công ty là bộ máy mà một doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu Điều đó, đảm bảo sự giám sát quản lý chặt chẽ vào các HĐSXKD của doanh nghiệp và nhằm phát huy hết vai trò của bộ máy tổ chức thì Công ty TNHH Yueshun đã thiết lập bộ máy tổ chức như sau:
Sơ đồ 2 1:Bộ máy tổ chức của công ty
Nguồn: Phòng Nhân sự của Công ty TNHH Yueshun a) Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty có 3 phòng ban, bao gồm: Phòng Nhân sự; Phòng
Kế toán; Phòng Kinh doanh Sau đây, là chức năng và nhiệm vụ cơ bản của từng phòng ban:
Giám Đốc: Là người phụ trách đảm nhiệm chung quản lý công ty và điều hành mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động thường ngày của công ty; là người đại diện và chịu trách nhiệm trong quan hệ trước Pháp luật về các hoạt động của công ty Có quyền đưa ra các quyết định mà tất cả mọi người trong công ty phải thực hiện và thi hành; đồng thời đưa ra và thực hiện kế hoạch kinh doanh và quyết định chính sách, phương án đầu tư, và giao nhiệm vụ cho các phòng ban triển khai thực hiện các kế hoạch đã đề ra
Phòng Nhân sự: Phụ trách quản lý hồ sơ lý lịch toàn bộ nhân viên công ty, giải quyết các thủ tục giấy tờ liên quan đến hành chính như chế độ thôi việc, khen thưởng phúc lợi hay nghỉ hưu,… thực hiện các công tác tuyển dụng và cũng như quản lý nhân sự, tham mưu, giúp việc cho ban điều hành thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân sự, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức
32 khỏe, đời sống vật chất, tinh thần của nhân viên và các chế độ bảo hiểm xã hội cho các CBCNV, theo luật và quy chế công ty
Phòng Kế toán: Chịu trách nhiệm về các hoạt động thu chi của công ty, đảm bảo kịp thời các tiến độ kế toán tài chính của công ty và luôn đảm bảo tính chính xác, minh bạch Cân đối và tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty về các hoạt động tài chính kế toán cũng như phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của công ty Theo dõi công nợ, phản ánh và đề xuất kế hoạch thu chi hiệu quả; thực hiện chấm công, tính lương và thanh toán tiền lương, thưởng và phúc lợi và các chế độ bảo hiểm khác cho công nhân viên toàn công ty
Phòng Kinh doanh: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến việc bán sản phẩm, dịch vụ công ty ra thị trường, nghiên cứu và phát triển sản phẩm Giao dịch và ký các hợp đồng kinh doanh
Bộ phận sản xuất: Là bộ phận tham gia trực tiếp vào hoạt động xuất – nhập hàng hóa của DN Thực hiện quá trình bảo quản, vận chuyển, đảm bảo luôn có sẵn hàng hóa cần thiết cho đơn hàng, theo dõi, giám sát việc thực hiện các đơn hàng của các tổ sản xuất và quản lý nhân lực các đội sản xuất và điều hành các công việc sản xuất phụ trợ hàng ngày Đồng thời, quản lý các kho hàng nguyên liệu, hàng hóa của công ty b) Nhận xét Ưu điểm:
Bộ máy tổ chức của công ty được thiết lập chặt chẽ, có tổ chức Các CB-CNV ở các phòng ban được đào tạo có trình độ chuyên môn, cùng thái độ thân thiện, hòa đồng và có tinh thần trách nhiệm với công việc
Mỗi nhân viên được phân công một phần công việc riêng và chịu trách nhiệm hoàn toàn với phần công việc của mình
Bộ máy tổ chức của công ty đáp ứng được các nhiệm vụ quản lý và phát triển công ty đi lên trong xu thế hội nhập hiện nay
Cơ cấu tổ chức còn hoạt động ở quy mô nhỏ nên chưa đáp ứng được một số hoạt động quản lý đến sản xuất dẫn đến xảy ra nhiều sai sót trong quá trình hoạt động Nhân viên còn hoạt động theo lợi ích từng phòng ban thay vì toàn công ty Đôi khi CB-CNV xin nghỉ đột ngột vì chuyện cá nhân hoặc nghỉ thai sản dẫn đến thiếu hụt nhân sự trong vài bộ phận
Trải qua quá trình với gần 2 năm hoạt động, công ty đã có sự thay đổi về số lượng, để đáp ứng nhu cầu tình hình hoạt động tại công ty Cơ cấu nhân sự được thay đổi thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2 1:Tình hình nhân sự tại công ty từ năm 2022-2023
Nguồn: Phòng Nhân sự của Công ty TNHH Yueshun
Biểu đồ 2 1:Tình hình nhân sự phân theo phòng ban từ năm 2022 -2023
Phòng Giám đốc Phòng Nhân sự Phòng Kế toán Phòng Kinh doanh Bộ phận sản xuất
Dựa vào bảng phân tích tình hình lao động của Công ty TNHH Yueshun qua 2 năm cho thấy số lượng lao động của công ty đã tăng lên từ 15 lao động năm 2022 tăng 6 lao động đưa tổng số lao động của công ty đạt 20 lao động trong năm 2023 Điều đó cho thấy, sự phát triển và nhu cầu nguồn nhân lực để đáp ứng cho các hoạt động của công ty ngày càng gia tăng
Cơ cấu lao động của Công ty TNHH Yueshun là khá hợp lý, vì ta có thể nhận thấy rằng trong bối cảnh tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, thì các công ty đang cố gắng hết sức để duy trì HĐSXKD Trước tình hình phức tạp của nền kinh tế thì tình hình nhân sự lao động của công ty cơ bản đã phù hợp với tình hình hình kinh doanh hiện nay Bên cạnh đó, công ty tăng cường HĐSXKD có hiệu quả và hết sức tối ưu chi phí; nâng cao phát huy thế mạnh để tăng cường thêm hiệu suất, hiệu quả và tính kinh tế trong các hoạt động kinh doanh
Bảng 2 2:Tình hình doanh số tại công ty từ năm 2021 -2022
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng doanh thu 4.586.753.750 17.877.314.512 13.290.560.762 289,76
Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty TNHH Yueshun
Biểu đồ 2 2: Tình hình doanh số công ty từ năm 2021-2022
Tình hình doanh số công ty từ năm 2021-2022
Về tổng doanh thu : Qua bảng số liệu cho thấy tổng doanh thu của công ty năm
2022 là 17.877.314.512 đồng tăng 13.290.560.762 đồng tương đương khoảng 289,76% so với năm 2021 Điều đó cho thấy, công ty có đã cột mốc doanh thu vượt bậc và đạt hiệu suất cực kỳ tốt, chứng tỏ công ty đã vượt qua khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh COVID-19
Về tổng chi phí : Chi phí cũng năm 2022 cũng có những biến động, cụ thể vào năm 2022 tổng chi phí tăng 13.259.014.941 đồng tương ứng 290,62% so với năm
2021 Doanh thu tăng, kéo theo chi phí cũng sẽ tăng nhưng chi phí không vượt quá doanh thu cũng cho thấy DN vẫn đang kiểm soát được chi phí
Về lợi nhuận sau thuế: Từ bảng số liệu bảng 2.2, sau khi lấy tổng doanh thu trừ tất cả chi phí thì DN vẫn lãi, lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2022 là 44.732.753 đồng tăng 26.069.052 đồng tương ứng khoảng 139,68% so với năm 2021
2.1.5 Tổ chức công tác kế toán của công ty
Tổ chức công tác kế toán có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào Bộ phận kế toán sẽ là nơi cung cấp những thông tin hết sức cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, vì thông qua số liệu do kế toán cung cấp, nhà quản lý kinh doanh có thể biết được quá trình kinh doanh của mình đạt hiệu quả như thế nào Ngoài ra, bộ phận này còn tham mưu hỗ trợ cho Giám đốc trong công tác sử dụng vốn, tài sản của công ty giúp lãnh đạo công ty có cái nhìn đầy đủ toàn diện khách quan để ra quyết định đúng đắn trong các hoạt động kinh doanh
Sơ đồ 2 2: Bộ máy kế toán của công ty
Nguồn: Phòng Nhân sự của Công ty TNHH Yueshun a) Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán
Thực trạng kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Công ty TNHH
2.2.1 Kế toán tiền mặt – TK 111
Công ty sử dụng tài khoản 111 “Tiền mặt” để hạch toán Tài khoản có 2 tài khoản cấp 2: TK 1111 -Tiền Việt Nam và TK 1112 - Tiền ngoại tệ
Công ty sử dụng các chứng từ như phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền, các chứng từ có liên quan (hóa đơn bán hàng, hóa đơn mua hàng, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, giấy nộp rút tiền….)
2.2.1.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Nghiệp vụ 1: Ngày 02/10/2022, căn cứ vào PC01/10/22 công ty thanh toán phí mua dầu với số tiền là 1.000.000 đồng đã bao gồm thuế VAT 10% (Phụ lục số 01 – PC01/10/22)
Nghiệp vụ 2: Ngày 06/10/2022, căn cứ vào PC02/10/22 thanh toán chi phí tiếp khách với số tiền là 12.597.000 đồng đã bao gồm thuế VAT 8% (Phụ lục 02 – PC02/10/22)
Nghiệp vụ 3: Ngày 06/10/2022, căn cứ vào phiếu chi số PC03/10/22 công ty thanh toán tiền thuê kho T10/2022 theo HĐ số 02/08/YS bằng tiền mặt, số tiền 9.500.000 đồng (Phụ lục 03 – PC03/10/22)
Nghiệp vụ 4: Ngày 22/10/2022, căn cứ vào phiếu chi số PC07/10/22 công thanh toán tiền thuê container với số tiền 500.000 đồng (Phụ lục 04 – PC07/10/22)
Nghiệp vụ 5: Ngày 07/11/2022, căn cứ vào phiếu chi số PC01/11 công ty tiền lương cho cán bộ công nhân viên T10/2022 bằng tiền mặt, số tiền 46.256.930 đồng (Phụ lục 05 –
Nghiệp vụ 6: Ngày 12/12/2022, công ty thanh toán tiền mua đồ dùng văn phòng theo phiếu chi số PC08/12 với số tiền là 12.838.485 đồng, đã bao gồm thuế VAT 10% (Phụ lục 06 - PC08/12)
Nghiệp vụ 7: Ngày 21/12/2022, căn cứ vào phiếu chi số PC10/12 công ty thanh toán chi phí đồ sửa văn phòng số tiền 6.000.390 đồng đã bao gồm thuế VAT 10% (Phụ lục 07 –
Nghiệp vụ 8: Ngày 25/12/2022, Công ty thanh toán tiền thuê văn phòng làm việc từ T7 đến T12/2022 theo phiếu chi số PC06/12 với số tiền là 49.200.000 đồng (Phụ lục 08 -
Nghiệp vụ 9: Ngày 28/12/2022, căn cứ vào phiếu chi số PC05/12 công ty thanh toán tiền thuê xe T7/2022 theo HĐ số 02/08/YS với số tiền 51.000.000 đồng (Phụ lục 09 – PC05/12)
Nghiệp vụ 10: Ngày 31/12/2022, căn cứ vào phiếu chi số PC02/12 công ty tiền lương cho cán bộ công nhân viên bằng tiền mặt T12/2022, số tiền 48.037.699 đồng (Phụ lục
Công ty TNHH YUESHUN sử dụng hình thức Nhật ký chung, đối với nghiệp vụ liến quan đến tiền mặt, công ty sử dụng các loại sổ như: Sổ cái TK 111, Sổ chi tiết
TK 111, Sổ quỹ, bảng kê thu – chi
Bảng 2.3: Sổ cái TK 111 – Tiền mặt
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH Yueshun
2.2.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng
Công ty sử dụng TK 112 phản ánh tiền gửi ngân hàng của công ty
Giấy báo nợ, giấy báo có, ủy nhiệm chi, sổ chi tiết TK 112
2.2.2.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Nghiệp vụ 1: Ngày 07/10/2022, căn cứ vào giấy báo nợ số BN02/10/22 công ty thu tiền bán hàng cho Công ty MingXuan bằng TGNH với số tiền 24.000.000 đồng (Phụ lục 11
Nghiệp vụ 2: Ngày 07/10/2022, căn cứ vào giấy báo nợ số BN03/10/22 công ty thu tiền bán hàng cho Công ty EU Furiniture bằng TGNH với số tiền 96.552.000 đồng (Phụ lục
Nghiệp vụ 3: Ngày 24/10/2022, công ty thu tiền bán hàng cho Công ty Quang Huê
Phát bằng TGNH với số tiền 15.960.780 đồng theo giấy báo nợ số BN04/10/22 (Phụ lục 13 – BN03/10/22)
Nghiệp vụ 4: Ngày 16/11/2022, công ty thu tiền từ Công ty OUPENG HĐ5 bằng
TGNH với số tiền 99.978.000 đồng theo giấy báo nợ số BN04/11/22 (Phụ lục 14 –
Nghiệp vụ 5: Ngày 21/11/2022, công ty thanh toán công nợ cho Công ty Bách Đạt bằng
TGNH với số tiền 63.327.013 đồng theo giấy báo nợ số UNC03A/11 (Phụ lục 15 –
Nghiệp vụ 6: Ngày 25/11/2022, công ty thu tiền từ Công ty Hong Sun bằng TGNH với số tiền 43.371.342 đồng theo giấy báo nợ số BN07/11/22 (Phụ lục 16 – BN07/11/22)
Nghiệp vụ 7: Ngày 07/12/2022, công ty mua 3 cuốn séc bằng TGNH với số tiền 28.500 đồng theo giấy báo nợ số STM03/12/22 (Phụ lục 17– STM03/12/22)
Nghiệp vụ 8: Ngày 14/12/2022, công ty thu tiền từ Công ty Kim Hồng Thành bằng
TGNH với số tiền 50.010.156 đồng theo giấy báo nợ số BN04/12/22 (Phụ lục 18–
Nghiệp vụ 9: Ngày 19/12/2022, công ty thu tiền từ Công ty Hong Sun bằng TGNH với số tiền 142.891.776 đồng theo giấy báo nợ số BN06/12/22 (Phụ lục 19– BN06/12/22)
Nghiệp vụ 10: Ngày 29/12/2022, công ty nộp tiền vào tài khoản ngân hàng với số tiền
129.384.000 đồng theo giấy báo nợ số BN09/12/22 (Phụ lục 20– BN09/12/22)
Các chứng từ công ty sử dụng: Ủy nhiệm thu, ủy nhệm chi, bảng sao kê tiền, giấy nộp tiền, các chứng từ có liên quan hóa đơn bán hàng, hóa đơn mua hàng
Các sổ sách công ty sử dụng liên quan đến TK 112 như là sổ cái, sổ chi tiết, sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng,…
Bảng 2.4: Sổ cái TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
2.2.3 Kế toán phải thu khách hàng
Khoản phải thu khách hàng là giá thanh toán các loại thành phẩm, hàng hóa, vật tư hay dịch vụ…mà khách hàng đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán tiền hàng
Chứng từ sử dụng để hạch toán vào TK 131 là đơn đặt hàng ; Hóa đơn GTGT; Phiếu thu; Phiếu chi; Hóa đơn thông thường; Giấy báo có của ngân hàng
2.2.3.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Trong quý 4 năm 2022 tại Công ty TNHH YUESHUN có phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế liên quan đến các khoản phải thu khách hàng như sau:
Nghiệp vụ 1: Ngày 07/10/2022, công ty bán bàn ghế gỗ cho Công ty TNHH Ming
Xuan Việt Nam theo HĐ số 86 với số tiền 24.000.000 đồng, đã bao gồm thuế VAT 8%, khách hàng chưa thanh toán (Phụ lục 21 – HĐ86)
Kế toán hạch toán như sau:
Nghiệp vụ 2: : Ngày 20/10/2022, công ty bán vải không dệt kubu, 80g cho Công ty
TNHH KaiRui International theo HĐ số 87 với số tiền 212.751.360 đồng, đã bao gồm thuế VAT 8%, khách hàng chưa thanh toán (Phụ lục 22 – HĐ87)
Kế toán hạch toán như sau:
Nghiệp vụ 3: Ngày 27/10/2022, công ty bán vải không dệt kubu, 80g cho Công ty
TNHH Oupeng Furniture theo HĐ số với số tiền 111.497.450 đồng, đã bao gồm thuế VAT 8%, khách hàng chưa thanh toán (Phụ lục 23 – HĐ89)
Kế toán hạch toán như sau:
Nghiệp vụ 4: Ngày 27/10/2022, công ty bán vải không dệt kubu, 80g cho Công ty
TNHH Jiayue Enterprise theo HĐ số 90 với số tiền 132.301.350 đồng, đã bao gồm thuế VAT 8%, khách hàng chưa thanh toán (Phụ lục 24– HĐ90)
Kế toán hạch toán như sau:
Nghiệp vụ 5: Ngày 23/11/2022, công ty bán vải không dệt và giấy Chipboard cho Công ty TNHH Master Sofa International theo HĐ số 99 với số tiền 108.366.300 đồng, thuế suất 0%, khách hàng chưa thanh toán (Phụ lục 25 – HĐ99)
Nghiệp vụ 6: Ngày 25/11/2022, công ty bán vải không dệt (kubu,92g) cho công ty
TNHH sản xuất gỗ Hải An số tiền là 221.400.000 đồng, VAT 8% Khách hàng chưa thanh toán tiền (Phụ lục 26– HĐ100)
Nghiệp vụ 7: Ngày 30/11/2022, công ty bán vải không dệt (kubu,92g) cho công ty
TNHH Timberland số tiền là 32.821.200 đồng, VAT 8% Khách hàng chưa thanh toán tiền (Phụ lục 26 – HĐ108)
Nghiệp vụ 8: Ngày 26/12/2022, công ty bán vải không dệt (kubu,90g) cho công ty
TNHH UE Furniture Việt Nam số tiền là 79.920.000 đồng, VAT 8% Khách hàng chưa thanh toán tiền (Phụ lục 28 – HĐ115)
Nghiệp vụ 9: Ngày 26/12/2022, công ty bán vải không dệt (kubu,92g) cho công ty Sản xuất Thương mại Long Wealth Việt Nam số tiền là 163.313.280 đồng, VAT 8% Khách hàng chưa thanh toán tiền (Phụ lục 29 – HĐ117)
Nghiệp vụ 10: Ngày 27/12/2022, công ty bán Chipboard cho công ty Master Sofa
International với số tiền là 96.469.000 đồng, VAT 0% Khách hàng chưa thanh toán tiền (Phụ lục 30– HĐ120)
Bảng 2.5: Trích sổ chi tiết TK 131
NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ
Nhận xét bộ máy kế toán
Về cơ cấu tổ chức bộ máy tại công ty: Cơ cấu tổ chức tại công ty được tổ chức khoa học với đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm và thời gian công tác lâu năm, thành thạo trong việc xử lý công việc gọn nhẹ, tiết kiệm thời gian, cung cấp thông tin nhanh chóng và do nguồn nhân lực kế toán tại DN đều được trình độ Đại học, Cao đẳng, được đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn không ngừng học hỏi
Về cơ cấu bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán tại công ty cũng đều là những người có kinh nghiệm năng lực chuyên môn cao, phù hợp với hoạt động kinh doanh đa dạng của công ty, làm việc độc lập và liên kết với nhau khi cần thiết Công ty đã vận dụng và thực hiện đúng sổ sách kế toán và chế độ chứng từ do bộ tài chính quy định Công ty đã thực hiện được đầy đủ các thủ tục pháp lý của Nhà nước, các biện pháp công ty áp dụng cho sổ sách kế toán là phù hợp cho thông tư mà Nhà nước ban hành (Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Việc lưu trữ thông tin về các chứng từ dễ tìm và được xếp theo thứ tự theo từng phân khu, có sự giám sát và chịu trách nhiệm của từng kế toán bộ phận đó
Phần mềm kế toán có thể dễ dàng xem các số khi cần Làm việc có hệ thống Công ty đã vận dụng và thực hiện đúng sổ sách kế toán và chế độ chứng từ do bộ tài chính quy định
Công ty vận dụng hình thức kế toán nhật ký chung có những ưu điểm sau:
- Kết hợp ghi chép theo thời gian và phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế
- Kết hợp chặt chẽ giữa việc ghi sổ tổng hợp và sổ chi tiết giảm được nhiều động tác luân chuyển chứng từ
Công ty đã và đang áp dụng hình thức ghi sổ nhật ký chung Đây là hình thức ghi sổ phù hợp với tình hình thực tế phát sinh của Công ty là hình thức phù hợp cho việc áp dụng phần mềm kế toán và trong việc ghi chép góp phần làm giảm khối lượng công việc trong phòng kế toán Nhưng trong thực tế thì Công ty cũng như nhân viên
62 vẫn chưa thể nắm rõ được ưu điểm của loại hình ghi sổ nhật ký chung này cho nên vẫn đang có sự e ngại cũng như bị sai sót về việc nhập số liệu ghi hóa đơn dẫn tới lúc làm việc ở Excel trước khi đưa vào phần mềm MISA có bị gặp trục trặc và sai sót làm mất thời gian tìm lại số liệu để khai báo lên phần mềm
Phần mềm kế toán dung lượng lớn, hay xãy ra các lỗi nhỏ bên cạnh đó trình độ tin học của nhân viên có phần hơi yếu, nên chưa ứng dụng được hết lợi ích của tin học vào công tác kế toán để công việc đạt hiệu quả cao hơn, giảm thời gian và hạn chế sai sót Hệ thống tài khoản tại công ty còn phức tạp vì ký hiệu riêng của công ty còn dài khó nhớ.
Kiến nghị
Đối với công việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán, công ty cần lưu ý: cần tiến hành nâng cấp, khắc phục về việc xử lý máy tính về mảng tin học, thường xuyên bảo trì sửa chữa máy tính để tránh làm mất dữ liệu kế toán Công ty nên thường xuyên bồi dưỡng kiến thức về tin học vào công tác kế toán Bên cạnh đó, công ty cần tăng cường tính bảo mật của dữ liệu và phần mềm Nếu có sự kiểm tra chéo giữa các phần hành kế toán để kịp thời phát hiện những sai sót, trùng lặp số liệu
Về công tác kế toán: Công ty nên lập khoản dự phòng khó đòi để tránh trường hợp bị chiếm dụng qua các năm
Theo dõi các khoản phải thu khách hàng phản ánh đối với từng loại hình thời hạn cho nợ đối với từng khách hàng Tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính uy tín của công ty khách hàng, nên tìm hiểu tình hình doanh thu, khả năng thanh toán với các khách hàng khác để quyết định hợp tác với đối tượng đó Cần có những biện pháp với những khách hàng thanh toán quá hạn như xác định hạn mức tín dụng, hay chiết khấu thanh toán
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì các doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện, nỗ lực hết mình để vươn lên đứng vững trên thị trường Công ty TNHH YueShun đang dần phát triển, khẳng định vị thế trên thị trường Để có được kết quả đó là nhờ đến sự phát hiện, tìm tòi và áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu cũng đóng góp một phần không nhỏ vào thành công của công ty
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH YueShun tác giả đã có sự hiểu biết về bộ máy tổ chức quản lý tại công ty, hoạt động kinh doanh cũng như bộ máy kế toán trong công ty Việc tìm hiểu về tổ chức bộ máy cũng như công tác kế toán của Công ty giúp cho tác giả có cái nhìn tổng thể hơn về cơ chế hoạt động của phòng Kế toán nói riêng cũng như của Công ty TNHH YueShun nói chung Từ đó giúp tác giả có thể tìm ra những điểm còn hạn chế và vướng mắc trong công tác kế toán của Công ty để đi sâu tìm hiểu làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình
Bên cạnh đó, do thời gian tìm hiểu không nhiều, kinh nghiệm còn hạn chế, chưa được tiếp xúc nhiều với thực tế và thời gian thực tập có hạn nên trong Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp này của tác giả khó tránh khỏi những sai sót Qua đây tác giả xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Trung Tín và các cô, chú, anh, chị trong Công ty Công ty TNHH YueShun đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thực tập và hoàn thiện Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp này