Các nhà nghiên cứu đã đồng thuận rằng một trong những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến thất bại của nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp là năng lực của nhà sáng lập, đặc biệt là trong giai đoạn đầ
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Khởi nghiệp và khởi nghiệp thành công
Theo Peng (2000), khởi nghiệp là một hiện tượng đa chiều (multifaceted phenomenon) và định nghĩa luôn thay đổi Còn Schumpeter (1942) đưa ra định nghĩa
“khởi nghiệp” là “kết hợp mới” Với quan điểm Kirzner (1997), ông cho rằng việc nhà khởi nghiệp giỏi là quá trình người khởi nghiệp có khả năng khai thác thị trường một cách triệt để các yếu tố không hoàn hảo và mất cân bằng Ở góc độ tạo dựng nhóm tác giả Low & MacMillan,1988; Peng, (2000) đưa ra định nghĩa, khởi nghiệp là việc tạo ra doanh nghiệp mới Cable (2010) và (Alden, 2011) nhìn nhận “khởi nghiệp” ở góc độ xã hộ cần được nuôi dưỡng, ông cho rằng khởi nghiệp tính sáng tạo và có nhiều rủi ro Tuy nhiên đi kèm với rủi ro sẽ có cơ hội lợi nhuận cao, tăng trưởng nhanh, do đó cần sự tài tài trợ lớn từ bên ngoài Đặc biệt là giai đoạn đầu những nhà khởi nghiệp thường nhận được sự ủng hộ của các nguồn vốn phi chính thức từ bạn bè và gia đình hoặc những người tham gia tạo dựng khởi nghiệp Vào năm 1988, Bird nhận định việc khởi nghiệp chính là tính tự chủ sáng tạo, đổi mới và chấp nhận rủi ro của các nhà khởi nghiệp
Theo Kelly & cộng sự (2012) trong nghiên cứu về chỉ số khởi nghiệp toàn cầu đã đưa ra quá trình khởi nghiệp diễn ra theo các giai đoạn theo quy trình diễn ra một cách thông thường như sau: Bắt đầu sẽ là (1) Nhà khởi nghiệp tiềm năng; sau đó (2) Ý định khởi nghiệp; sau khi có ý định khởi nghiệp cá nhân sẽ (3) Thành lập doanh nghiệp; tiến hành tổ chức, (4) Quản lý hoạt động kinh doanh; đồng thời, (5) Phát triển hoạt động kinh doanh và cuối cùng (6) Chấm dứt hoạt động kinh doanh, quá trình này được hệ thống hóa bằng mô hình dưới đây
Khởi sự kinh doanh: thực hiện các bước khởi sự
Hình 2.1 Chu kỳ khởi nghiệp theo định nghĩa của GEM
“Nguồn: GEM (2014), dẫn từ Kelly & cộng sự (2012)”
Chu kỳ khởi nghiệp bắt đầu bằng việc hình thành một doanh nhân tiềm năng, GEM (2014) đã diễn giải chu kỳ này với quan điểm đó là những người thấy được các cơ hội kinh doanh ở nơi họ sinh sống, để bắt đầu một hoạt động kinh doanh và một yếu tố khác cũng tạo nên niềm tin cho những doanh nhân tiềm năng này là việc họ không lo sợ việc thất bại khi theo đuổi các cơ hội kinh doanh, chính những yếu tố này sẽ giúp những doanh nhân tiềm năng có ý định khởi nghiệp
Theo GEM, để bắt đầu thành lập một hoạt động kinh doanh mới, nó có thể xuất phát từ ý tưởng khởi nghiệp, sau đó sẽ biến ý định khởi nghiệp thành những hành động cụ thể, thời gian dưới 03 tháng là chứng minh cho giai đoạn đầu tư đầu tiên, đầu tư tiền bạc hay công sức lao động cho việc khởi nghiệp để biến các ý tưởng thành hiện thực và đi đến hoạt động kinh doanh và dưới 3,5 năm là mốt thời gian đánh dấu cho sự kết thúc một chu kỳ kinh doanh và đánh dấu cho sự sự ra đời chính thức của một giai đoạn kinh doanh mới, (GEM, 2014)
Nếu sau 3,5 năm mà doanh nhân vẫn tiếp tục là chủ và quản lý hoạt động kinh doanh đó thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh này đã ổn định Trong trường hợp hoạt động kinh doanh bị chấm dứt, cá nhân người chủ/quản lý hoạt động này cũng đã có được nhiều kinh nghiệm để có thể bắt đầu lại một hoạt động kinh doanh mới hoặc mang kinh nghiệm này để đóng góp cho các hoạt động kinh doanh khác (GEM,
Doanh nghiệp khởi nghiệp thành công thường có các đặc điểm như sau:
Chiến lược kinh doanh: Để đảm bảo rằng doanh nghiệp hiểu rõ và tiếp cận đúng các nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường, việc xây dựng một chiến lược kinh doanh đúng hướng là không thể thiếu Ngoài ra, yếu tố kinh doanh đúng hướng, nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng đặt ra một thách thức không kém, và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc này.
Có tư duy đổi mới và sáng tạo: Doanh nghiệp cần phải có tư duy đổi mới, sáng tạo thì mới có khả năng đưa doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển bền vững với việc tạo ra nhiều sản phẩm mới, dịch vụ khác biệt, mô hình đặc trưng, phương thức kinh doanh phù hợp và để có tư duy đổi mới, sáng tạo thì đòi hỏi nhà khởi nghiệp phải có ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp có tính khả thi cao, có thể triển khai và vận hành được một cách trơn chu
Có nguồn nhân lực chất lượng cao: Để có nhiều ý tưởng đổi mới, sáng tạo phù hợp với định hướng, tầm nhìn …nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường thì bắt buộc phải sở hữu một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có năng lực làm việc hiệu quả
Khả năng áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại: Sự đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng chính là việc doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng các sản phẩm/dịch vụ, luôn cải tiến không ngừng trong nội tại của doanh nghiệp, nâng cao hình ảnh, thương hiệu, nhằm tìm kiếm cơ hội xuất khẩu
- Khái niệm “khởi nghiệp sáng tạo” và “doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo”
"Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là một công ty hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề mà giải pháp không phải là hiển nhiên và dĩ nhiên không có gì đảm bảo thành công cả” đó là theo quan điểm của Neil Blumenthal, người đồng sáng lập và đồng CEO của Warby Parker
Theo khoản 2 điều 3 Nghị định 94/2020/NĐ-CP quy định:
“Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh”
- Các yếu tố thuộc năng lực khởi nghiệp
Giao tiếp: Giao tiếp là hành động truyền tải ý đồ, ý tứ giữa người với người, hay nói cách khác giữa một chủ thể (có thể là một cá thể hay một nhóm) này tới một chủ thể khác thông qua việc sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng và các quy tắc giao tiếp mà cả hai bên cùng hiểu Các kênh giao tiếp có thể là thị giác, thính giác, xúc giác/chạm Giao tiếp của con người độc đáo ở việc sử dụng ngôn ngữ trừu tượng một cách rộng rãi Sự phát triển của văn minh liên quan mật thiết với sự tiến bộ về viễn thông hay giao tiếp từ xa
Nhận thức: Nhận thức là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các quy trình như là tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lý luận, tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn
Tổ chức và lãnh đạo: Tổ chức là các hoạt động cần thiết để xác định cơ cấu, bộ máy của hệ thống, xác định những công việc phù hợp với từng nhóm, từng bộ phận và giao phó các bộ phận cho các nhà quản trị hay người chỉ huy với chức năng nhiệm vụ và quyền hạn nhất định để thực hiện nhiệm vụ được giao Việc tổ chức này gọi là tổ chức bộ máy Hoạt động tổ chức còn là việc bố trí sắp xếp việc thực hiện các công việc trong một cơ cấu tổ chức như: Doanh nghiệp sản xuất (gọi là tổ chức sản xuất) bộ máy chính phủ, Dự án (gọi là tổ chức thực hiện dự án, trường hợp đặc thù là trong dự án xây dựng gọi là tổ chức xây dựng (tổ chức thi công là một phần của nó) và tổ chức thi công (tức tổ chức thực hiện xây dựng trên công trường)
Lãnh đạo: Là nghệ thuật gây ảnh hưởng, truyền cảm hứng và thúc đẩy một tổ chức, đội ngũ hành động để thực hiện kế hoạch chiến lược, đạt được mục tiêu chung của tổ chức Trong doanh nghiệp, lãnh đạo là tập hợp các hành vi được sử dụng để thống nhất phương hướng, chiến lược cho từng cấp bậc nhân viên, thực hiện các kế hoạch và liên tục đổi mới, mang lại giá trị cho tổ chức
Nhà khởi nghiệp và năng lực của nhà khởi nghiệp
Nhà khởi nghiệp (Entrepreneur) là người có ý tưởng kinh doanh riêng, có xu hướng trở thành người lãnh đạo, người kiến tạo hoặc đồng kiến tạo ra những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới Nhà khởi nghiệp không chỉ là người chấp nhận rủi ro mà còn là người có tầm nhìn và óc sáng tạo Để trở thành một nhà khởi nghiệp thành công phải tra qua một quá trình học tập, rèn luyện nhằm giúp bản thân phát triển, vì vậy, nhà khởi nghiệp cần có một số yếu tố như: Kỹ năng hoạch định chiến lược, năng lực quản lý và lãnh đạo, tài chính, sự kiên trì, kiến thức nền tảng, chuyên môn, kỹ năng nghiên cứu thị trường, kỹ năng quản lý tài chính, kỹ năng ủy quyền, kỹ năng giao tiếp
2.2.2 Năng lực nhà khởi nghiệp
Năng lực là sự kết hợp của các đặc điểm và tính cách tâm lý cá nhân, phù hợp với các yêu cầu cụ thể của một hoạt động để đảm bảo hiệu suất cao Năng lực được hình thành dựa trên tư chất tự nhiên của cá nhân và trải qua quá trình công tác, rèn luyện đều đặn, từ đó không ngừng hoàn thiện và phát triển
Theo một số quan điểm nghiên cứu ở Hoa Kỳ, năng lực được định nghĩa là một bộ sưu tập các đặc trưng cơ bản, kỹ năng, kiến thức và động lực của cá nhân, giúp họ thực hiện các hành động có hiệu quả và đạt được kết quả xuất sắc trong công việc (Boyatzis, 1982) Ngược lại, quan điểm nghiên cứu của người Anh nhấn mạnh vào khái niệm "khả năng và kỹ năng," coi chúng như một mô tả toàn diện về những gì một con người cần thực hiện trong một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể Góc nhìn này hỗ trợ trong việc phát triển các khung nhìn về khả năng nghề nghiệp của người lao động
2.2.3 Các cách tiếp cận về năng lực khởi nghiệp
2.2.3.1 Cách tiếp cận dựa trên phẩm chất cá nhân
Trước hết, cần nhấn mạnh đến khía cạnh năng lực dựa trên các đặc điểm cá nhân (Korunka, Frank, Lueger, & Mugler, 2003) Với quan điểm tiếp cận này, các yếu tố đặc trưng về tính chất cá nhân được xem xét cẩn thận, liên quan đặc biệt đến động lực của cá nhân, nhằm phân biệt rõ ràng giữa những đặc trưng của người sáng lập doanh nghiệp và nhà quản trị doanh nghiệp Điểm khác biệt của những người chủ doanh nghiệp là họ xem các rủi ro là hoạt động diễn ra song hành với hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy, họ linh động trong hành động, mang tính cá nhân nhằm tạo ra những cái mới (Ibrahim & Goodwin, 1986), bên cạnh, theo Cunningham và Lischeron cho rằng, các tốt chất dẫn đến sự thành công của người chủ doanh nghiệp đó là tính quyết đoán, tinh thần hướng ngoại, bản than dễ gần, luôn có đầu óc phán đoán và có một tư duy phân tích sắc bén
Theo Aldrich & Wiedenmayer (1993) đã chỉ ra rằng, những thành công của bản thân, các điểm quan trọng và khả năng chấp nhận rủi ro có mối quan hệ tương quan rất yếu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và chính những giới hạn của cách tiếp cận này đã hướng các nhà NC phát triển một cách tiếp cận khác, đó là cách tiếp cận theo năng lực của NKN
2.2.3.2 Cách tiếp cận dựa trên năng lực khởi nghiệp
Sự quan tâm đối với năng lực khởi nghiệp xuất phát từ mối liên quan giữa năng lực và quá trình hình thành, tồn tại, cũng như sự phát triển của doanh nghiệp (Bird, 1995 và Baun, 1994) Một số nghiên cứu đã tìm cách tách biệt năng lực bẩm sinh và năng lực họ tập (tích lũy được thông qua quá trình học tập và kinh nghiệm) (Muzychenko và Saee, 2004) Cách tiếp cận này, phân tích các yếu tố (nội tại) năng lực bẩm sinh bao gồm các phẩm chất cá nhân, động lực, tưởng tượng, và vai trò xã hội Còn năng lực tích lỹ (ngoại lực) chính là quá trình học tập Các nghiên cứu chỉ ra rằng, các yếu tố nội tại của năng lực gần như không thay đổi, trong khi các yếu tố bên ngoài có thể thay đổi thông qua chương trình đào tạo, trải nghiệm làm việc, và có thể hiểu năng lực khởi nghiệp như là những đặc điểm cơ bản như kiến thức cụ thể, đặc điểm cá nhân, nhận thức về bản thân, vai trò xã hội, và kỹ năng, đều giúp người sáng lập doanh nghiệp xây dựng, duy trì và phát triển doanh nghiệp của họ Để đo lường các năng lực ngoại sinh, một số nhà nghiên cứu gắng mô hình hóa các thang đo về năng lực KN Boyatzis (1982) đã đề xuất mô hình năng lực tích hợp và đây được xem là một nền tảng đầu tiên để phát triển các mô hình đo lường năng lực về sau Theo mô hình này có bốn nhóm năng lực được đề xuất: (i) Năng lực thấu hiểu những gì cần được thực hiện: Bao gồm nhận thức tính hợp lý, có tầm nhìn, có bí quyết và chuyên môn; (ii) Năng lực tạo ảnh hưởng và giành được sự ủng hộ của người khác: Năng lực truyền thông, kỹ năng tương tác cá nhân, tác động đến người khác, thực hiện tổ chức, động viên, dẫn dắt; (iii) Năng lực tạo ra kết quả:
Tự động viên, khởi xướng, kiên định; (iv) Năng lực giả quyết các áp lực: Động lực thành tựu cá nhân, đo lường rủi ro, tự kiểm soát, linh hoạt, và giảm thiểu căng thẳng
Một nghiên cứu của Batram đã đưa ra 8 khía cạnh đo lường năng lực của nhà khởi nghiệp: (1) lãnh đạo và ra quyết định; (2) hỗ trợ và hợp tác; (3) tương tác cá nhân; (4) phân tích và diễn đạt; (5) sáng tạo và khái niệm hóa; (6) tổ chức và điều hành; (7) điều chỉnh và thích ứng; và (8) thực hiện
Một số nhà nghiên cứu cố gắng liên kết năng lực của các nhà khởi nghiệp với chu kỳ sống của doanh nghiệp quy mô nhỏ (Snell and Law, 1994; Thompson và các cộng sự, 1997; Winterton, 2002; Peterson, 2000; Martin và Staines, 1994) Các kết quả nghiên cứu của họ giúp cho chúng ta nhận dạng được 9 khía cạnh đo lường năng lực của nhà khởi nghiệp: (1) năng lực định hướng chiến lược là phát triển tầm nhìn và các chiến lược, hoạch định, thiết lập các mục tiêu, đưa ra các ý tưởng chiến lược; (2) cam kết là thể hiện động lực mạnh mẽ trong cạnh tranh, theo đuổi các ý tưởng đầy rủi ro, khả năng tạo ra ảnh hưởng, và toàn tâm toàn ý cho sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp; (3) nhận thức là khả năng nhận thức và kỹ năng ra quyết định, lượng hóa rủi ro, tư duy phân tích, sáng tạo, và có khả năng ứng phó với rủi ro; (4) nhận dạng cơ hội kinh doanh là nhận dạng và nắm bắt cơ hội kinh doanh, nhận dạng nhu cầu người tiêu dùng; (5) giao tiếp và xây dựng quan hệ là năng lực tương tác cá nhân và truyền thông, khả năng tạo ảnh hưởng lên người khác và giành được sự ủng hộ; (6) tổ chức và lãnh đạo là khả năng định hướng, lãnh đạo, động viên, hoạch định lịch trình, ngân sách, và các chương trình phát triển; (7) tự quản trị bản thân là khả năng tự động viên, hiểu được thế mạnh của mình, tự tin, thúc đẩy bởi thành tựu nội tại, quản trị thời gian, có trách nhiệm, và quyết đoán; (8) học tập la liên tục cấp nhật thông tin, tư duy mở trước thông tin mới, và học tập không ngừng;
(9) chuyên môn là có được những kỹ năng chuyên môn, thông hiểu hoạt động kinh doanh trong ngành
Mô hình tổng hợp 9 khía cạnh thể hiện năng lực của nhà khởi nghiệp đã được rất nhiều tác giả sử dụng trong nhiều nghiên cứu do nó bao quát không những các năng lực ngoại sinh và năng lực nội sinh gắn liền với đặc trưng cá nhân của nhà quản trị Chính vì vậy, 9 khía cạnh đo lường năng lực của nhà khởi nghiệp sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này
2.2.4 Mối quan hệ giữa năng lực khởi nghiệp và hoạt động khởi nghiệp doanh nghiệp thành công
Mối quan hệ giữa năng lực khởi nghiệp và kết quả, cũng như sự tăng trưởng của chúng, đều có mối liên kết chặt chẽ và cuối cùng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế của quốc gia (Covin và Slevin, 1997; Low và MacMillan,
1998) Nghiên cứu của Colombo và Grilli (2005), Baun và đồng nghiệp (2001), đã chỉ ra mối quan hệ giữa năng lực khởi nghiệp và quá trình ra đời, tồn tại, và phát triển của một dự án kinh doanh Chandler và Jansen (1992) cũng đưa ra quan điểm rằng việc phát triển kỹ năng khởi nghiệp sẽ tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp
Man và các cộng sự (2002) chỉ ra 6 năng lực cốt lõi khởi nghiệp: Cơ hội kinh doanh (Opportunity), giao tiếp và quan hệ (Relationship), nhận thức/khái niệm (Conceptual), tổ chức và lãnh đạo (Organizing), năng lực hoạch định chiến lược (Strategic) và cam kết (Commitment) kinh doanh và 2 nhân tố hỗ trợ là năng lực học tập và năng lực sức mạnh cá nhân.
Lược khảo các nghiên cứu liên quan
Lý thuyết sự kiện khởi sự kinh doanh của Shapero và Sokol, 1982
Shapero và Sokol (1982) đề xuất rằng sự khởi sự kinh doanh (KSKD) xuất phát từ những biến động trong cuộc sống cá nhân và tâm lý của người đó đối với hành vi khởi sự kinh doanh, sự quyết định này sẽ ảnh hưởng đến quá trình thành lập doanh nghiệp và điều chỉnh lại bằng việc đưa ra ba yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp, đó là: (1) Mong muốn khởi nghiệp; (2) cảm nhận về tính khả thi; và
(3) khuynh hướng hành động (đề cập đến xu hướng hành động của một cá nhân đối với quyết định của họ bằng cách thực hiện các hành động thích hợp) Ý định là một yếu tố dự báo trước và có ý nghĩa về hành vi khởi nghiệp của một người
Về cơ bản, mô hình không có sự thay đổi nhiều so với mô hình cũ, xu hướng hành động được thay thế cho biến thay đổi trong cuộc sống ở mô hình của Shapero và Sokol (1982)
Hình 2.2 Mô hình sự kiện KSKD
Theo mô hình này, thất nghiệp, mất việc, bất mãn công việc hiện tại Là những yếu tố thúc đẩy hoặc cung cấp hỗ trợ tài chính Là yếu tố dẫn đến quyết định về ý định khởi sự kinh doanh, khi cá nhân nhận thức cơ hội có vẻ khả thi và mong muốn tận dụng cơ hội đó Ứng dụng lý thuyết nền hành vi có kế hoạch của Ajzen, (1991, – theory of planned behavior)
Lý thuyết hành vi có kế hoạch, hay còn gọi là lý thuyết hành vi hoạch định, là một mô hình lý thuyết thể hiện mối liên quan giữa niềm tin và hành vi của người tham gia, với niềm tin được phân loại thành ba loại chính: niềm tin về hành vi, niềm tin theo chuẩn mực chung, và niềm tin về sự tự chủ Được đề xuất bởi Icek Ajzen
Thiếu thỏa mãn công việc
Có nguồn tài trợ tài chính
Có khách hàng Được đề nghị hợp tác bởi bạn bè,
Nhân tố đẩy tiêu cực
Nhân tố kéo tích cực
Cảm nhận về tính khả thi
Cảm nhận về mong muốn
Sự kiện khởi sự vào năm 1991, mục tiêu của lý thuyết là cải thiện khả năng dự đoán của Lý thuyết về hành động hợp lý bằng cách tích hợp thêm yếu tố kiểm soát hành vi vào mô hình, giúp nó trở nên hiệu quả hơn trong việc dự đoán và giải thích hành vi cá nhân Ý định khởi nghiệp đã được chứng minh là một biến dự đoán đáng tin cậy về hành vi KSKD Lý thuyết hành vi kế hoạch nhấn mạnh rằng ý định tham gia vào hành vi thực sự chịu ảnh hưởng của ba yếu tố động lực nội tại:
(1) Thái độ hướng đến hành vi (Perceived Attitude): Đây là sự đánh giá tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân đối với hành vi, được thể hiện thông qua mức độ đánh giá của họ
(2) Chuẩn chủ quan (Social Norm): Đây là sự tham khảo ý kiến từ gia đình, bạn bè, những người có tầm ảnh hưởng đối với hành vi cá nhân thực hiện
(3) Nhận thức về kiểm soát hành vi (Perceived Behavior Control): Đây là nhận thức của cá nhân về khả năng dễ dàng thực hiện hành vi KSKD Đây là khái niệm tương đồng với khái niệm về năng lực cá nhân của Bandura (1997) và khái niệm về cảm nhận tính khả thi trong mô hình SEE của Shapero và Sokol, vì cả hai đều liên quan đến khả năng của cá nhân trong việc thực hiện hành vi KSKD.Lý thuyết hành vi có kế hoạch hay lý thuyết hành vi hoạch định là một lý thuyết thể hiện mối quan hệ giữa niềm tin và hành vi của một người nào đó, trong đó niềm tin được chia làm ba loại: niềm tin về hành vi, niềm tin theo chuẩn mực chung và niềm tin về sự tự chủ
Hình 2.3 Lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB
Thái độ với hành vi
Nhận thức kiểm soát HV
Hình 2.4 Mô hình tiềm năng KSKD
Krueger và Bazeal (1994) đã đưa ra quan điểm rằng nếu một cá nhân có mong muốn thực hiện Kế hoạch Sáng tạo và đồng thời cảm nhận được tính khả thi của việc thực hiện Kế hoạch Sáng tạo, thì họ sẽ phát triển tiềm năng để thực hiện Kế hoạch Sáng tạo Nếu có sự thay đổi từ môi trường, như những yếu tố đẩy hoặc kéo trong mô hình của Shapero, tiềm năng Kế hoạch Sáng tạo sẽ được kích thích, giúp cá nhân có ý định thực hiện Kế hoạch Sáng tạo
Mô hình dự định Shapero – Kruger (2000)
Shapero - Kruger (2000) đã điều chỉnh từ mô hình của Shapero và Sokol, và Krueger cùng đồng nghiệp (2000) đã đề xuất ba yếu tố ảnh hưởng đến dự định của cá nhân trong việc thực hiện Kế hoạch Sáng tạo Đó là khát vọng thực hiện
Kế hoạch Sáng tạo, nhận định về tính khả thi và hành động Mô hình này cơ bản không có nhiều thay đổi so với mô hình trước đó, với xu hướng hành động thay thế cho biến thay đổi trong cuộc sống của mô hình Shapero Xu hướng hành động được xem là sự cam kết của cá nhân, họ sẽ thực hiện theo quyết định mà họ đã đưa ra
Cảm nhận về mong muốn
Cảm nhận về sự tự tin KSKD
Sự tín nhiệm Tiềm năng Dự định
Các sự kiện thúc đẩy
Cảm nhận về mong muốn KSKD
Cảm nhận về tính khả thi
Dự định khởi sự Hành Vi
Hình 2.5 Lý Thuyết về hành vi có kế hoạch của Shapero - Krueger
“Nguồn: Krueger và công sự, 2000”
Các mô hình lý thuyết về dự định Kế hoạch Sáng tạo (KSKD) đã chứng minh sự tương đồng, khi mà dự định KSKD trong các mô hình này đều được giải thích thông qua khả năng cá nhân và thái độ Sự tương đồng này hiển nhiên qua việc cảm nhận về tự tin trong KSKD ở mô hình Self-Efficacy and Expectancy (SEE) rất gần với cảm nhận về khả năng kiểm soát hành vi ở mô hình Theory of Planned Behavior (TBP), cả hai xuất phát từ cảm nhận của cá nhân về năng lực bản thân Cụ thể, cảm nhận về mong muốn KSKD được hiểu là sự kết hợp giữa thái độ cá nhân với hành vi Kế hoạch Sáng tạo và ý kiến của người xung quanh về sự ủng hộ hoặc phản đối KSKD Tất cả các mô hình đều làm nổi bật rằng để có tiềm năng Kế hoạch Sáng tạo, cá nhân phải thể hiện thái độ tích cực và sự tự tin trong KSKD
Tóm lại, trong ba trường phái lý thuyết trên, các nghiên cứu về KSKD đã phát triển và kiểm định những phương pháp tiếp cận thực tế, trở thành những mô hình có khả năng giải thích đáng tin cậy cao hơn so với các hướng tiếp cận dựa trên đặc điểm tính cách cá nhân hay đặc điểm nhân khẩu học Hiện nay, nghiên cứu về dự định KSKD được rộng rãi áp dụng trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi KSKD, đặc biệt trong việc khảo sát hành vi KSKD của sinh viên đại học, nhóm người thường chưa có khả năng thực hiện KSKD ngay sau khi tốt nghiệp
Nghiên cứu của Lê quang Hiếu (2022)
Tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả khởi nghiệp được tác giả đề cập đến tập trung theo 2 nhóm yếu tố gồm: Năng lực NKN và môi trường khởi nghiệp
Thực trạng hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam và TP Hồ Chí Minh
2.4.1 Giới thiệu đôi nét về TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, tài chính, ngân hàng trọng điểm phía Nam và hàng đầu cả nước, với diện tích chiếm 0,6% và dân số chiếm 6,6
% so với cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất nước, Thành phố Hồ Chí Minh có nền kinh tế năng động nhất, đi đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng theo hàng năm, có mức đóng góp GDP lớn nhất trong cả nước với tỷ trọng GDP của Thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước
Ngoài các điều kiện về cơ sở hạ tầng nêu trên, thành phố Hồ Chí Minh còn có những lợi thế khác như: nguồn lao động dồi dào, có chất lượng về tri thức, chất xám, cơ sở vật chất, dịch vụ phát triển và thị trường tiêu thụ rộng lớn, … Hơn thế nữa, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là nơi có nhiều lợi thế trên nhiều mặt so với các vùng khác của Việt Nam như cơ sở hạ tầng, vị trí đầu mối giao thương Quốc tế sẽ là nền tảng, cơ sở, có vai trò hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau giữa các tỉnh và Thành phố và là cầu nối giao thương kinh tế giữa các tỉnh thành trong khu vực phía Nam với Khu vực và Thế giới
Ngày 30/12/2022 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 31-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Về mục tiêu và tầm nhìn, Nghị quyết nêu rõ: Mục tiêu đến năm
2030, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, có nguồn nhân lực chất lượng cao; là thành phố dịch vụ-công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học-công nghệ của cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á Tầm nhìn đến năm 2045, Thành phố
Hồ Chí Minh phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á; là điểm đến hấp dẫn toàn cầu; kinh tế, văn hóa phát triển đặc sắc, người dân có chất lượng cuộc sống cao; là hạt nhân của vùng Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ, cực tăng trưởng của cả nước; nơi thu hút các định chế tài chính và tập đoàn kinh tế quốc tế
2.4.1 Thực trạng tình hình khởi nghiệp tại Việt Nam và TP Hồ Chí Minh
Ngày 18 tháng 05 năm 2016, Thủ Tướng chính phủ ban hành quyết định số 844/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc Gia đến năm 2025” (gọi tắt là đề án 844), với mục tiêu chung là tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới Đây là cơ sở nền tảng, tiền đề để các Bộ ngành và các tỉnh/thành phố xây dựng đề án hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp
Riêng tại TP HCM, ngày 15 tháng 8 năm 2016, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 4181/QĐ-UBND về Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Thành phố đã có nhiều hoạt động triển khai có hiệu quả hoạt động hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đồng thời cũng là địa phương sớm ban hành nhiều chính sách đột phá nhằm hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như: Quyết định số 5342/QĐ-UBND ngày 11 tháng
10 năm 2016 về Quy chế phối hợp hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Quyết định số 3907/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2016 về Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Quyết định số 1339/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2017 về hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quyết định số 2953/QĐUBND ngày 07 tháng 6 năm 2016 về Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-
2020, Quyết định số 2954/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2016 về Chương trình thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 4937/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2015 về Kế hoạch hoạt động khoa học, công nghệ và đối mới sáng tạo ở cơ sở Mục tiêu chính của các chương trình thông thường là tập trung vào hỗ trợ tài chính, công nghệ, đào tạo, xúc tiến thương mại…
Kết quả đạt được sau khi triển khai chính sách trong giai đoạn 2016 – 2020: Tổng số doanh nghiệp được hỗ trợ nâng cao năng lực trung bình mỗi năm đạt khoảng 650 đến 700 doanh nghiệp, tính đến hết chương trình đã có gần 3.000 doanh nghiệp được hỗ trợ các nội dung này (thông qua hình thức tư vấn cho doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng, cải tiến và đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh và hỗ trợ để doanh nghiệp nghiên cứu phát triển sản phẩm, công nghệ mới )
Mỗi năm Thành phố đã phối hợp với các cơ sở ươm tạo và trường Đại học tổ chức gần 10 cuộc thi về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các cuộc thi này đã thu hút hơn 1.000 dự án đăng ký tham gia, trung bình sẽ có khoảng gần 200 dự án được lựa chọn từ các dự án này để đưa vào các chương trình ươm tạo tại các cơ sở ươm tạo Trong giai đoạn vừa qua, Thành phố đã phối hợp với các cơ sở ươm, trường Đại học thực hiện ươm tạo và phát triển sản phẩm, công nghệ cho hơn 950 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Các dự án sau khi được hỗ trợ ươm tạo và tăng tốc tại các cơ sở ươm tạo sẽ được tiếp cận với các nhà đầu tư tư nhân và quỹ đầu tư mạo hiểm Giai đoạn vừa qua đã có gần 100 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thu hút được vốn đầu tư đế phát triển dự án
Nhìn chung sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã biểu hiện sự tích cực của chính quyền nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, khởi nghiệp sáng tạo Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa tương xứng với vị trí, vai trò và tiềm năng của Thành phố; chất lượng tăng trưởng và năng lực của các thành phần hệ sinh thái chưa cao; nghiên cứu và thị trường, chưa có nhiều doanh nghiệp hình thành từ việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ; cơ sở vật chất phục vụ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa đa dạng; chất lượng các dịch vụ cung cấp cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo còn ở mức cơ bản, chưa đạt yêu cầu so với thực tế vận động phát triển không ngừng của xã hội; các chính sách về đầu tư vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo còn đang dần được hoàn thiện; chưa khai thác tối đa hiệu quả hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, cá nhân và nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp nhiều thông qua chương trình hỗ trợ, tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp giải thể cũng không kém Theo thống kê của sách trắng, Bộ KHĐT, tại TP.HCM giai đoạn từ năm
2016 – 2020, số lượng thành lập và ngưng hoạt động/giải thể cụ thể như sau:
Doanh nghiệp mới thành lập 44.120 41.130 43.230 44.757 39.427
DN ngừng hoạt động/chờ giải thể 3.798 3.982 4.168 5.146 5.319
Tỷ lệ giữa DN ngừng hoạt 8,6 9,6 9,6 11,49 13,49 động/chờ giải thể trên DN mới thành lập (%)
“Nguồn: Tác giả tổng hợp”
Số doanh nghiệp TP.HCM tăng nhanh qua các năm trong giai đoạn 2016 –
2019, tuy nhiên tăng chậm lại vào năm 2020 do ảnh hưởng bởi đại dịch bệnh Covid-
Theo thống kê của sách trắng, Bộ KHĐT, riêng tại TP.HCM năm 2022, số lượng thành lập và ngưng hoạt động/giải thể cụ cả nước Việt Nam có 148.533 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 27,1% so với năm 2021, cũng trong năm 2022, cả nước có 18.609 doanh nghiệp giải thể, tăng 11,2% so với năm 2021; số lượng doanh nghiệp giải thể bằng 12,5% so với số lượng doanh nghiệp thành lập mới
Riêng tại TP.HCM số lượng doanh nghiệp thành lập mới cũng như giải thể cụ thể như sau:
Doanh nghiệp mới thành lập 32.344 45.425
DN ngừng hoạt động/chờ giải thể 4.033 4.804
Tỷ lệ giữa DN ngừng hoạt động/chờ giải thể trên DN mới thành lập (%)
Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất
2.5.1 Các nhân tố tác động và giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên tổng quan các nghiên cứu trước kết hợp nghiên cứu thực trạng hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP.HCM Tác giả đưa ra giả thuyết các yếu tố góp phần vào sự thành công doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP.HCM như sau:
Giao tiếp là quá trình truyền đạt thông tin, ý kiến và ý nghĩa giữa các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức khác nhau, nó là cách chúng ta trao đổi và tương tác với nhau để chia sẻ thông tin, hiểu và được hiểu, xây dựng mối quan hệ và đạt được mục tiêu chung
Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong tổ chức và doanh nghiệp: Giao tiếp hiệu quả nâng cao năng suất và động lực của nhân viên, là động lực thúc đẩy mọi người chia sẻ và mở rộng kiến thức….giúp nhau làm việc hiệu quả
Do đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết nghiên cứu:
+ Giả thuyết H 1 : Giao tiếp có tác động tích cực đến thành công doanh nghiệp khởi nghiệp
Nhận thức được hiểu như là một hoạt động hoặc quá trình tiếp thu thông tin, thông qua việc tích lũy kinh nghiệm, suy nghĩ, và sử dụng giác quan Quá trình này bao gồm nhiều yếu tố như tri thức, trí nhớ, sự chú ý, ước lượng, tính toán, ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày
Dưới sự tác động của nhận thức đòi hỏi các nhà khởi nghiệp nhất thiết phải kiên trì trong suốt quá trình khởi nghiệp và thực tế đã chứng minh rằng, nhà khởi nghiệp thành công là những người có ý chí quyết tâm cao hơn những người bình thường để vượt qua những rào cản, bên cạnh, cũng phải có sự đam mê lĩnh vực mà mình theo đuổi và biết cách vượt qua những thất bại để đứng lên trong một thời gian ngắn
Do đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết nghiên cứu:
+ Giả thuyết H 2 : Nhận thức có tác động cùng chiều với thành công doanh nghiệp khởi nghiệp
- Tổ chức và lãnh đạo
Khởi nghiệp không phải là nhiệm vụ cá nhân, mà để thành công, chúng ta cần một đội ngũ cùng đam mê và nhiệt huyết, đồng thời, đằng sau sự thành công của một DN khởi nghiệp cũng luôn có dấu ấn của một nhà lãnh đạo giỏi, có tâm và có tầm nhìn để tổ chức, định hướng và quản lý tốt DN nhằm đi đến mục tiêu đã xác định
Trong những năm gần đây, các học giả đã không ngừng công nhận phong cách lãnh đạo lấy con người làm trung tâm của những người quản lý khởi nghiệp (KN) (Newman và đồng nghiệp, 2018) Phong cách lãnh đạo không chỉ là bộ các hành vi mà còn là cách tiếp cận mà nhà lãnh đạo sử dụng để hướng dẫn, chỉ đạo và tạo ảnh hưởng đối với một nhóm người, với mục tiêu hướng đến thành công của doanh nghiệp Do đó, việc áp dụng một phong cách lãnh đạo phù hợp được xem là chìa khóa để thúc đẩy sự phát triển của tổ chức Phong cách này cung cấp môi trường thuận lợi để các thành viên không ngừng hoàn thiện về tư duy, kỹ năng, trình độ, phẩm chất, và năng lực Ngược lại, khi nhà lãnh đạo hành động với một phong cách không phù hợp, tổ chức có thể bị hạn chế trong quá trình phát triển Các thành viên trong tổ chức có thể thiếu sự gắn kết và tôn trọng lẫn nhau, từ đó giảm bớt tinh thần hợp tác và hỗ trợ công việc chung, gây ra hiệu suất công việc giảm sút
Do đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết nghiên cứu:
+ Giả thuyết H 3 : Tổ chức và lãnh đạo có tác động tích cực đến thành công doanh nghiệp khởi nghiệp
Cơ hội kinh doanh, được hiểu đơn giản là nắm bắt cơ hội nào đó xuất hiện trên thị trường để bắt đầu hoạt động kinh doanh, mua bán, tìm ra những nhu cầu chưa được đáp ứng, từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp Đối với mọi lĩnh vực, luôn tồn tại những cơ hội và thách thức, vì vậy trong bối cảnh hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, thương mại điện tử, kỹ thuật số và công nghệ sinh học…, nhiều cơ hội kinh doanh đã và đang xuất hiện, vì vậy đòi hỏi nhà khởi nghiệp không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, năng lực sáng tạo để nắm bắt và hành động kịp thời các cơ hội kinh doanh
Do đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết nghiên cứu:
+ Giả thuyết H 4 : Cơ hội kinh doanh có tác động cùng chiều với thành công doanh nghiệp khởi nghiệp
Chiến lược là tầm nhìn chiến lược về toàn bộ khung của một doanh nghiệp bao gồm quan điểm, mục tiêu và giải pháp, cũng như các chính sách được thiết kế để tận dụng hiệu quả nhất các nguồn lực, ưu thế và cơ hội của một doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong một khoảng thời gian nhất định Chiến lược kinh doanh đại diện cho toàn bộ các phương hướng và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong một tương lai xa hơn, thường là trong khoảng thời gian dài Nó được tích hợp một cách toàn diện vào tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, với mục tiêu chính là đảm bảo sự tồn tại, phát triển bền vững của doanh nghiệp
Do đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết nghiên cứu:
+ Giả thuyết H 5 : Định hướng chiến lược có tác động tích cực đến thành công doanh nghiệp khởi nghiệp
Sự cam kết là cụm từ phản ánh tính chất ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm theo đúng những nội dung đã thống nhất giữa các bên tham gia và quyền lợi của hai bên được thống nhất Do đó, để đạt được những lợi ích xứng đáng, mỗi đối tác cần chấp nhận trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, và có thể xem xét ba cấp độ khác nhau của cam kết trong doanh nghiệp Cụ thể, cấp độ tổ chức đặt ra nhiệm vụ, giá trị cốt lõi, và chiến lược tổng thể của công ty; cấp độ quản lý liên quan đến vai trò của lãnh đạo và quản lý trong tổ chức; còn cấp độ nhân viên liên quan đến các nhân viên và nhóm làm việc trực tiếp tương tác với khách hàng
Nhà khởi nghiệp cần biểu thị rõ sự cam kết kinh doanh của bản thân họ và doanh nghiệp khởi nghiệp cần thực hiện để nâng cao quyền lợi cho doanh nghiệp và người lao động
Do đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết nghiên cứu:
+ Giả thuyết H 6 : Cam kết khởi nghiệp có tác động tích cực đến thành công doanh nghiệp khởi nghiệp
2.5.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Mô hình nghiên cứu của đề tài dựa vào sự kết hợp mô hình lý thuyết của Man cùng các cộng sự (2002) và mô hình của Main (2001), đồng thời cũng dựa vào tham khảo các nghiên cứu có liên quan và thực tiễn DN khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu với 6 nhân tố: Giao tiếp và quan hệ (Relationship), Nhận thức/khái niệm (Conceptual); Tổ chức và lãnh đạo (Organizing); Cơ hội kinh doanh (Opportunity); Năng lực hoạch định chiến lược (Strategic) và cam kết (Commitment) kinh doanh tác động đến thành công khởi nghiệp doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
Qua các nghiên cứu trên và xuất phát từ thực tiễn hoạt động doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP HCM, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức được thể hiện bởi hình 2.6 cụ thể như sau:
Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Trong chương 2, nghiên cứu đã trình bày cơ sở lý thuyết về khởi nghiệp, khởi nghiệp thành công, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nhà khởi nghiệp và năng lực của nhà khởi nghiệp, các cách tiếp cận về năng lực khởi nghiệp, mối quan hệ giữa năng lực khởi nghiệp và khởi nghiệp doanh nghiệp, phần tổng quan nghiên cứu, bao gồm: tổng quan lý thuyết nền và tổng quan các nghiên cứu liên quan cũng được trình bày trong chương này
Qua tập hợp lý thuyết, các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố và phân tích thực trạng doanh nghiệp khởi nghiệp TP Hồ Chí Minh, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất với 6 nhân tố: Giao tiếp và quan hệ (gọn lại là giao tiếp); Nhận thức/khái niệm (nhận thức); Tổ chức và lãnh đạo; Cơ hội kinh doanh (cơ hội); Năng lực hoạch định chiến lược (hoạch định chiếm lược) và Cam kết tác động đến thành công khởi nghiệp doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
Thành công doanh nghiệp khởi nghiệp
Cơ hội Định hướng chiến Cam kết khởi
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
“Nguồn: Tác giả đề xuất”
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm tìm các biến giả định khám phá, xây dựng các biến trong đó dữ liệu thu thập Từ các biến giả
Cơ sở lý thuyết và mô hình NC
- Phân tích nhân tố EFA
(Thảo luận chuyên gia) Điều chỉnh
Viết đề tài nghiên cứu
Kiểm định mô hình định ban đầu ở dạng định tính thông qua kỹ thuật thảo luận và diễn dịch, nhằm để khám phá các biến tác động đến sự khởi nghiệp thành công doanh nghiệp Qua đó hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp với đặc thù doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh, xây dựng các thang đo đưa vào mô hình nghiên cứu và thiết lập bảng câu hỏi Cụ thể, nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực khởi nghiệp, quản trị nguồn nhân lực và sử dụng kết quả của bước nghiên cứu này là xây dựng một phiếu khảo sát gồm những câu hỏi phỏng vấn chính thức dùng cho nghiên cứu định lượng
Kết quả sau khi áp dụng phân tích định tính được mô hình hoá thành các biến số của hàm số, 6 biến của mô hình nghiên cứu về thành công doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh được thống nhất và nghiên cứu định lượng được thực hiện cho nghiên cứu tiếp theo
3.1.2 Nghiên cứu định lượng Áp dụng phương pháp định lượng xử lý kết quả khảo sát được thu thập qua số liệu sơ cấp, từ đó chỉnh sửa phiếu khảo sát cho phù hợp thực tiễn khảo sát doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh Dữ liệu thu thập dữ được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0
Bước 1: Mã hóa dữ liệu
Bước 2: Thống kê mô tả
Bước 3: Kiểm định độ tin cậy của các thang đo
Bước 4: Phân tích yếu tố khám phá
Bước 5: Khẳng định mô hình hoặc điều chỉnh mô hình
Bước 6: Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Bước 7: Hồi quy đa biến
Bước 8: Kiểm định các giả thuyết.
Phương pháp thu thập số liệu
Bên cạnh việc thu thập thông tin sơ cấp qua bảng câu hỏi, dữ liệu thứ cấp từ nguồn của Cục thống kê TP Hồ Chí Minh, VCCI, cũng được đưa vào phân tích mô tả, ngoài ra, các nghiên cứu và bài báo khoa học về thành công DN khởi nghiệp được đề tài tham khảo và sử dụng cho nghiên cứu này
Nghiên cứu sử dụng phương pháp kết hợp đa dạng, bao gồm kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua chỉ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến Do đó, cỡ mẫu cần được lựa chọn sao cho phù hợp với các phương pháp này, và ít nhất là 50 quan sát, tốt nhất là 100 quan sát, với tỷ lệ biến số quan sát là 5:1 Nghĩa là, mỗi biến đo lường cần ít nhất 5 quan sát để đảm bảo độ tin cậy (Hair và đồng nghiệp, 1998) Ví dụ, trong một mô hình nghiên cứu có tổng cộng 35 biến, cỡ mẫu tối thiểu được đề xuất là 175 quan sát Theo Tabachnick và Fidell (2007), để đảm bảo kết quả tốt khi phân tích hồi quy, cỡ mẫu cần đáp ứng công thức n ≥ 50 + 8p, trong đó n là cỡ mẫu tối thiểu cần thiết và p là số lượng biến độc lập trong mô hình Nghiên cứu đã khảo sát 260 doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh Qua quá trình sàng lọc phiếu khảo sát có
14 phiếu không đủ thông tin nên nghiên cứu loại các phiếu khảo sát này và sử dụng
246 phiếu khảo sát hợp lệ Đối tượng khảo sát có thời gian hoạt động từ 3 năm đến 5 năm chiếm tỷ lệ 49.19%, tiếp theo lần lượt là doanh nghiệp khởi nghiệp được dưới 3 năm (15%) và trên 5 năm (35.81%) Quy mô doanh nghiệp chủ yếu thuộc dạng nhỏ và siêu nhỏ, ngành nghề khảo sát đa dạng (chọn mẫu ngẫu nhiên: dịch vụ/sản xuất/chế tạo), tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo là chiếm phần lớn
Xây dựng thang đo : Dựa trên việc tổng hợp thông tin từ các nghiên cứu liên quan, nghiên cứu này vận dụng thang đo Likert với 5 mức độ để đo lường các biến quan sát, trong đó mức độ 1 được hiểu là "Hòa toàn không quan trọng," và mức độ 5 biểu thị "Rất quan trọng."
Rất không quan trọng Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng
Với thang đo Lirket 5 mức độ thì ý nghĩa của từng giá trị trung bình của thang đo được thể hiện như sau:
Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5-1)/5 = 0,8
Bảng 3.1 Giá trị trung bình của thang đo
Giá trị trung bình Ý nghĩa
“Nguồn: Tác giả tổng hợp” Bảng 3.2 Thang đo các thành phần trong mô hình nghiên cứu
Khái niệm Tên biến quan sát Mã hóa Nguồn tham khảo
Giao tiếp có hiệu quả với người khác
Winterton, 2002; Peterson, 2000; Ajzen, 1991; Mitton 1989; Martin và Staines, 1994; Main 2001; Man và các cộng sự, 2002; Nguyễn Văn Đức, 2017; Lê quang Hiếu, 2022; Nguyễn Thị Đức Nguyên và Cao Nguyễn Linh Tú,
Nhìn nhận các vấn đề theo cách tiếp cận mới
Hội nhập kinh tế toàn cầu hóa chính là cơ hội kinh doanh
Chấp nhận những rủi ro liên quan đến KD ở một mức độ vừa phải
Liên tục cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực KD
(CON) Đàm phán có hiệu quả với người khác
CON1 Peterson, 2000; Man và các cộng sự, 2002; Shapero và Sokol, 1982; Martin và Staines, 1994; Ajzen,
Tạo dựng mối QH lâu dài dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau
CON2 Duy trì một mạng lưới các mối quan CON3
Khái niệm Tên biến quan sát Mã hóa Nguồn tham khảo hệ CV với từng cá nhân 1991; Main 2001; Đặng Thị Anh Đào, 2018; Nguyễn Văn Đức, 2017; Nguyễn Hoàng Quy, 2017
Thực hiện sự tương tác cá nhân có hiệu quả
Tổ chức và lãnh đạo
Lên kế hoạch điều hành doanh nghiệp
Peterson, 2000; Martin và Staines, 1994; Ajzen, 1991; Main 2001; Shapero và Sokol, 1982; Đặng Thị Anh Đào, 2018; Lê quang Hiếu, 2022; Nguyễn Thị Đức Nguyên và Cao Nguyễn Linh Tú, 2019
Lên kế hoạch sử dụng các nguồn lực khác nhau cho DN
Sử dụng đúng người đúng việc ORG3 Hiểu được sự tác động của các xu hướng KD trong ngành đến DN
Giám sát hoạt động của nhân viên ORG5 Làm cho DN vận hành một cách trơn tru, không gián đoạn
Có kiến thức nền tảng tốt trong lĩnh vực kinh doanh
Cảm nhận về những cản trở đối với nhu cầu của KH
Mitton, 1989; Winterton, 2002; Peterson, 2000; Martin và Staines, 1994; Main 2001; Chandler và Jansen, 1992; Nguyễn Văn Đức, 2017; Lê quang Hiếu,
Sàng lọc môi trường để tìm kiếm cơ hội kinh doanh
Nhận dạng những hàng hóa và dịch vụ mà KH mong muốn
Tích cực tìm kiếm những SP/dịch vụ có lợi ích thiết thực cho KH
Cam kết với mục tiêu kinh doanh dài hạn
Winterton, 2002; Peterson, 2000; Martin và Staines, Man và các cộng sự, 2002; 1994; Main 2001; Đặng Thị Anh Đào, 2018; Lê quang Hiếu, 2022;
Cam kết tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng
Toàn tâm toàn ý cho hoạt động của doanh nghiệp
Kiên định với các mục tiêu kinh doanh đã đặt ra
Khái niệm Tên biến quan sát Mã hóa Nguồn tham khảo
Nguyễn Thị Đức Nguyên và Cao Nguyễn Linh Tú,
Xây dựng phương án phòng chống rủi ro
STRA1 Mitton, 1989; Snell and Law, Ajzen, 1991; 1994; Winterton, 2002; Peterson, 2000; Man và các cộng sự, 2002; Martin và Staines, 1994; Main 2001; Chandler và Jansen, 1992; Nguyễn Văn Đức, 2017; Nguyễn Hoàng Quy,
Liên kết các CV ngắn hạn với định hướng dài hạn của DN
Sắp xếp thứ tự ưu tiên các CV để đạt được các MT dài hạn
Xác định được các cơ hội kinh doanh trong dài hạn
So sánh giữa lợi nhuận và chi phí dài hạn trong đầu tư
Kế hoạch giám sát thực hiện mục tiêu chiến lược
Thành công DN khởi nghiệp
(KN) Đạt được lợi nhuận mong muốn KN1 Ahmad và Seet, 2009;
Peterson, 2000; Mitton 1989; Shapero và Sokol, 1982; Nguyễn Hoàng Quy, 2017; Lê quang Hiếu, 2022; Nguyễn Thị Đức Nguyên và Cao Nguyễn Linh Tú,
2019 Đạt được thị phần mong muốn KN2 Phát triển được nhiều thị trường như mong muốn
Phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ theo mục tiêu kỳ vọng
KN4 Đạt được mức tăng trưởng mong muốn
Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
Mục tiêu 1 và Mục tiêu 2, tác giả sử dụng một loạt các phương pháp phân tích bao gồm thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến Những phương pháp này được áp dụng để xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với doanh nghiệp khởi nghiệp Thành công tại TP Hồ Chí Minh Đối với mục tiêu 3, dựa vào mục tiêu 1 và 2 để có cơ sở, căn cứ khoa học đề xuất giải pháp thúc đẩy thành công doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
Diễn giải các phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả tổng hợp thông tin cơ bản của dữ liệu, nhằm hỗ trợ quá trình thực nghiệm và phân tích số liệu thống kê đó Nó là một công cụ phổ biến trong xử lý dữ liệu, cung cấp thông tin chi tiết và tóm tắt về dữ liệu, giúp tiếp cận quá trình thống kê dữ liệu một cách khoa học, nhanh chóng, và hiệu quả Kết quả của thống kê mô tả thường bao gồm giá trị tổng, trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, tần suất xuất hiện của các giá trị trong toàn bộ dữ liệu hoặc trong tập mẫu Những thông tin này giúp độc giả có cái nhìn tổng quan về tập mẫu mà tác giả đang nghiên cứu
Phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha (hệ số tin cậy thang đo) Độ tin cậy Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá khả năng của các biến quan sát trong một nhóm nhân tố và xác định mức độ đóng góp của từng biến vào việc đo lường khái niệm của nhân tố đó Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), mức độ tin cậy của thang đo được xem xét dựa trên hệ số Cronbach’s Alpha, với giá trị từ 0.8 đến gần 1 được coi là thang đo tốt, trong khi giá trị từ 0.6 đến gần 0.8 là có thể sử dụng được Trong nghiên cứu này, để đảm bảo độ tin cậy, chỉ những nhân tố có giá trị Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 sẽ được giữ lại
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) là một kỹ thuật thống kê giúp giảm số lượng biến quan sát tương tác lẫn nhau thành các nhân tố ít hơn, nhưng vẫn bao gồm hầu hết thông tin từ tập biến gốc Trước khi áp dụng EFA, cần kiểm tra hệ số KMO để đảm bảo phù hợp của phân tích, với giá trị KMO từ 0.5 trở lên là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp Kiểm định Bartlett được sử dụng để kiểm tra tương quan giữa các biến quan sát, và nếu giá trị sig Bartlett’s Test < 0.05, đồng nghĩa với việc các biến quan sát có tương quan đủ để thực hiện phân tích nhân tố
Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) đo lường mối quan hệ giữa biến quan sát và nhân tố, với giá trị từ 0.3 trở lên được xem xét là chất lượng tốt Trong phân tích nhân tố, mục tiêu là giữ lại những biến quan sát có hệ số tải nhân tố cao
Phân tích tương quan Pearson là phương pháp đo lường mức độ tương quan giữa các biến định lượng Hệ số tương quan Pearson (r) nằm trong khoảng từ +1 đến -1, với giá trị sig < 0.05 cho thấy mối quan hệ là có ý nghĩa thống kê Trong phân tích tương quan Pearson, không có sự phân biệt giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để phân tích các nhân tố tác động đến thành công doanh nghiệp khởi nghiệp, mục đích của việc phân tích hồi quy là dự đoán mức độ của các biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập theo (Hoàng Trọng và Mộng Ngọc 2008)
Mô hình hồi quy tuyến tính được thể hiện như sau:
+ Biến phụ thuộc Y: Thành công doanh nghiệp khởi nghiệp
+ Các biến độc lập X gồm:
X1: Giao tiếp X2: Nhận thức X3: Tổ chức và lãnh đạo
X4: Cơ hội X5: Định hướng chiến lược X6: Cam kết β0: Hệ số tự do β1, β2, β3, β4, β5, β6 là các hệ số hồi quy
Bước đầu tiên, sẽ xem xét các mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc (Y) và từng biến độc lập (X), cũng như giữa các biến độc lập với nhau, hệ số tương quan (β) giữa biến độc lập với biến phụ thuộc càng lớn cho thấy mức độ tác động càng nhiều và để đánh giá độ phù hợp của mô hình, nghiên cứu sử dụng các công cụ như: tính hệ số xác định R 2 điều chỉnh để xác định tỉ lệ biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập trong mô hình hồi quy, kiểm định F trong phân tích phương sai là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình tuyến tính tổng thể Nếu giả thuyết H0 của kiểm định F bị bác bỏ thì có thể kết luận mô hình hồi quy tuyến tính đa biến phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được, tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét sự vi phạm đa cộng tuyến của mô hình bằng cách tính độ chấp nhận của biến (Tolerances) và hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF) đến cuối cùng kiểm định hiện tượng tự tương quan dựa vào hệ số Durbin – Watson; nếu 1 < d < 3, không có tự tương quan; nếu 0 < d < 1, có tự tương quan dương; nếu 3 < d < 4, có tự tương quan âm
Kiểm định T-Test được dùng để kiểm định có hay không sự khác biệt của giá trị trung bình của một biến đơn với một giá trị cụ thể, với giả thuyết ban đầu cho rằng giá trị trung bình cần kiểm nghiệm thì bằng với một con số cụ thể nào đó và đây là phương pháp đơn giản nhất trong thống kê toán học nhằm mục đích kiểm định so sánh giá trị trung bình của một biến riêng biệt theo một nhóm có khác biệt hay không đối với giá trị trung bình của biến đó theo một nhóm khác
Phương pháp kiểm định phương sai một yếu tố Anova
Phương pháp kiểm định one-way Anova hay còn được gọi là kiểm định Anova một yếu tố là phương pháp đưa ra so sánh 2 phương sai để đánh giá tác động của 1 biến độc lập duy nhất được phân loại trên một biến phụ thuộc vào định lượng duy nhất trong một tổng thể, kiểm định phương sai một yếu tố Anova là kiểm định mở rộng của kiểm định T (kiểm định biến định lượng và biến định tính) dùng để kiểm định sự khác biệt về trị trung bình của biến phân loại có 3 nhóm trở lên và đây là kỹ thuật dùng để kiểm định giả thuyết các tổng thể nhóm (tổng thể bộ phận) có trị trung bình bằng nhau
Trong chương 3, nêu lý do vận dụng phương pháp nghiên cứu nền và mô tả các giai đoạn nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và phương thức nghiên với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn thông qua phiếu khảo sát Dữ liệu thu thập sẽ được xử lý thông qua phần mềm SPSS 20.0 Sau quá trình xử lý mã hóa và làm trơn dữ liệu, đưa vào chạy phân tích chính thức, bao gồm đánh giá độ tin cậy và giá trị của các thang đo, phân tích nhân tố, và phân tích hồi quy đa biến.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Kết quả nghiên cứu
4.1.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Kích cỡ mẫu thu thập theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, tiến hành khảo sát 260 doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh, nghiên cứu thu về 246 phiếu khảo sát hợp lệ chiếm tỷ lệ gần 94,62% so với tổng số phiếu khảo sát, việc xử lý mã hóa dữ liệu, nhập liệu và chạy phần mềm xử lý (SPSS – 20.0) kết quả như sau:
4.1.2 Mô tả mẫu nghiên cứu
Bảng 4.1 Thông tin mẫu nghiên cứu
Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
Trung cấp và cao đẳng 46 18.70 Đại học 137 55.69
4 Năm doanh nghiệp thành lập
“Nguồn: Tác giả tổng hợp từ 246 phiếu khảo sát” Theo bảng 4.3, từ kích thước mẫu nghiên cứu cho thấy số lượng nhà khởi nghiệp là nam chiếm nhiều hơn với 112 người (tỷ lệ 72.76%), số nữ là 67 người chiếm tỷ lệ 27.24% Điều này cũng phù hợp với đặc thù về phong tục tập quán và nếp sống gia đình của Việt Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng
Về độ tuổi: Trong tổng số 246 nhà khởi nghiệp phỏng vấn, nhóm tuổi từ 18 đến 30 tuổi có 105 người chiếm đa số (42.68%), nhóm tuổi từ 31 tuổi đến 40 là 72 người (chiếm 29.27%), nhóm tuổi từ 41 đến 5 có 36 người chiếm 14.63% và nhóm trên 50 tuổi có 33 người chiếm tỷ lệ thấp nhất (13.41%) Điều này cho thấy độ tuổi của đội ngũ nhà khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh là trẻ, đó là thuận lợi to lớn góp phần thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp
Về trình độ học vấn, nhà khởi nghiệp có trình độ đại học là 137 người chiếm 55.69% và trên đại học chiếm 20.73% với 51 người Nhóm nhà khởi nghiệp có trình độ trung cấp và cao đẳng là 46 người chiếm 18.70% Đội ngũ nhà khởi nghiệp tại
TP Hồ Chí Minh có trình độ học vấn cao, từ đó năng lực sáng tạo và năng lực quản lý lãnh đạo nhanh chóng được phát huy khi thực hiện khởi nghiệp doanh nghiệp
Kết luận: Mẫu khảo sát có tính đại diện cho tổng thể tương đối cao và đủ lớn để phân tích thống kê.
Đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ thông báo về mức độ liên kết giữa các đo lường, nhưng không cung cấp thông tin về việc loại bỏ biến quan sát nào và giữ lại biến quan sát nào Trong trường hợp này, tính toán hệ số tương quan giữa biến tổng có thể giúp xác định biến nào không đóng góp nhiều cho việc mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Cronbach (1951) đã đề xuất hệ số tin cậy cho thang đo, nhưng nó chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo (bao gồm ít nhất ba biến quan sát) Không thể tính hệ số tin cậy cho từng biến quan sát Nunnally và Burnstein (1994) đề xuất rằng hệ số Cronbach Alpha phải đạt từ 0.6 trở lên để đảm bảo độ tin cậy Bên cạnh hệ số Cronbach alpha, người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (iterm - total correlation) Các biến có tương quan biến tổng < 0.3 sẽ được loại bỏ
Theo Chu Nguyễn Mộng Ngọc và Hoàng Trọng (2008), hệ số Cronbach Alpha cũng cần đạt từ 0.6 trở lên để thang đo được chấp nhận Hệ số Cronbach này chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo (bao gồm ít nhất bốn biến quan sát)
Vì vậy, tác giả đã sử dụng hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên và hệ số tương quan biến tổng từ 0.3 trở lên để đảm bảo độ tin cậy cho quá trình phân tích nhân tố khám phá, với số lượng câu hỏi gấp 5 lần số lượng các mục hỏi trong thang đo
4.2.1 Kiểm định thang đo nhân tố “giao tiếp”
Thang đo “giao tiếp” gồm 5 biến quan sát (REL1, REL2, REL3, REL4 và, REL5) có hệ số Cronbach's Alpha là 0.841 > 0.60, nếu các hệ số tương quan đều lớn hơn 0.30 đạt yêu cầu, khi đó cả 05 biến đều sẽ đượcchon và phân tích nhân tố EFA
Bảng 4.2 Kết quả phân tích thang đo giao tiếp
“Nguồn: Kết quả khảo sát”
4.2.2 Kiểm định thang đo nhân tố “nhận thức”
Hệ số Cronbach’s alpha là 0.894 đạt yêu cầu; và hệ số các hệ số tương quan biến tổng đều đạt giá trị lớn hơn 0.30, do đó cả 04 biến độc lập đều sẽ được đưa vào phân tích nhân tố EFA
Bảng 4.3 Kết quả phân tích thang đo nhận thức
Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo giao tiếp = 0.841
Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Nhận thức = 0.833
“Nguồn: Kết quả khảo sát”
4.2.3 Kiểm định thang đo nhân tố “tổ chức và lãnh đạo”
Thang đo “tổ chức và lãnh đạo” gồm 7 biến quan sát (ORG1, ORG2, ORG3, ORG4, ORG5, ORG6 và ORG7) có hệ số Cronbach's Alpha là 0.888 > 0.60 đạt yêu cầu và hệ số tương quan biến tổng của 7 biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (Phụ lục 2), chấp nhận tất cả các biến đo lường phân tích nhân tố khám phá ở bước tiếp theo
Bảng 4.4 Kết quả phân tích thang đo tổ chức và lãnh đạo
“Nguồn: Kết quả khảo sát”
4.2.4 Kiểm định thang đo nhân tố “cơ hội”
Thang đo “cơ hội” gồm 4 biến (OPP1, OPP2, OPP3 và OPP4) có hệ số Cronbach's Alpha là 0.894 > 0.60 chấp nhận và hệ số tương quan biến tổng của các biến OPP1, OPP2, OPP3 và OPP4 đều lớn hơn 0.3 đạt yêu cầu (Phụ lục 2), do đó chấp nhận các biến đo lường của nhân tố này phân tích nhân tố khám phá ở bước tiếp theo
Bảng 4.5 Kết quả phân tích thang đo cơ hội
Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Tổ chức và lãnh đạo = 0.888
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Cơ hội = 0.894
“Nguồn: Kết quả khảo sát”
4.2.5 Kiểm định thang đo nhân tố “định hướng chiến lược”
Thang đo “định hướng chiến lược” gồm 4 biến quan sát (STRA1, STRA2, STRA3, STRA4, STRA5 và STRA6) có hệ số Cronbach's Alpha là 0.868 > 0.60 đạt, hệ số các hệ số tương quan biến tổng > 0.30 chọn, do đó cả 06 biến sẽ được đưa vào phân tích nhân tố EFA
Bảng 4.6 Kết quả phân tích thang đo định hướng chiến lược
“Nguồn: Kết quả khảo sát”
4.2.6 Kiểm định thang đo nhân tố “cam kết khởi nghiệp”
Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố cam kết khởi nghiệp là 0.839 đạt kỳ vọng đồng thời hệ số các hệ số tương quan của các biến tổng > 0.3 đạt kỳ vọng, do đó 04 biến sẽ được đưa vào phân tích nhân tố EFA
Bảng 4.7 Kết quả phân tích thang đo cam kết khởi nghiệp
“Nguồn: Kết quả khảo sát”
4.2.7 Kiểm định thang đo “thành công doanh nghiệp khởi nghiệp ”
Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo thành công doanh nghiệp khởi nghiệp
Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Định hướng chiến lược = 0.868
Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Cam kết khởi nghiệp = 0.839
COM4 10.87 4.468 743 765 là 0.896 đạt yêu cầu; đồng thời hệ số các hệ số tương quan biến tổng đều > 0.30, do đó 05 biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố EFA
Bảng 4.8 Kết quả phân tích thang đo thành công doanh nghiệp khởi nghiệp
“Nguồn: Kết quả khảo sát”
Tóm lại, kết quả kiểm định Cronbach’s alpha cho phép mô hình giữ cả 6 thang đo với 35 biến (30 biến độc lập và 05 biến phụ thuộc).
Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.3.1 Phân tích khám phá cho các biến độc lập
Sau kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo có 30 biến thuộc 6 nhóm nhân tố tác động đến thành công doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh được giữ lại để tiến hành phân tích nhân tố khám phá
Bảng dưới đây cho ta thấy: Kết quả kiểm định Bartlett với sig = 0.000 và chỉ số KMO = 0.759 (0.5 < KMO = 0.759 1 thỏa điều kiện và đồng thời hệ số tải của các biến > 0.5 đạt kỳ vọng nghiên cứu Phân tích chấp nhận 6 nhân tố có phương sai là 81.977% (> 50%) đạt yêu cầu (Phụ lục 2)
Bảng 4.9 Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập
Ký hiệu biến Nhân tố
Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Thành công DN khởi nghiệp = 0.896
Hệ số Kaiser - Meyer - Olkin (KMO) 0.810
“Nguồn: Kết quả khảo sát” Kết quả bảng trên ta có, ma trận nhân tố sau khi xoay có 29 biến phù hợp và hệ số tải > 0.5 thỏa yêu cầu của kỳ vọng Qua đó có 6 nhân tố với các biến đặc trưng của từng nhân tố được sắp xếp và nhóm lại, tác giả tiến hành đặt tên nhân tố như sau:
Nhân tố thứ nhất: Gồm 5 biến quan sát (REL1, REL2, REL3, REL4 và REL5) Đây là nhóm biến thuộc về giao tiếp, ký hiệu REL
Nhân tố thứ hai: Gồm 4 biến quan sát (CON1, CON2, CON3 và CON4) Đây là nhóm biến thuộc về nhận thức, ký hiệu CON
Nhân tố thứ ba: Gồm 6 biến quan sát (ORG1, ORG2, ORG3, ORG4, ORG6 và ORG7) Đây là nhóm biến thuộc về tổ chức và lãnh đạo, ký hiệu ORG
Nhân tố thứ tư: Gồm 4 biến quan sát (OPP1, OPP2, OPP3 và OPP4) Đây là nhóm biến thuộc về Cơ hội, ký hiệu OPP
Nhân tố thứ năm: Gồm 6 biến quan sát (STRA1, STRA2, STRA3, STRA4, STRA5 và STRA6) Đây là nhóm biến thuộc định hướng chiến lược, ký hiệu STRA
Nhân tố thứ sáu: Gồm 4 biến quan sát: (COM1, COM2, COM3 và COM4) Đây là nhóm biến thuộc về cam kết khởi nghiệp, ký hiệu COM
4.3.2 Phân tích khám phá thang đo thành công doanh nghiệp khởi nghiệp
Thực hiện phân tích nhân tố thành công doanh nghiệp khởi nghiệp với 5 biến quan sát Kết quả phân tích như bảng dưới đây:
Bảng 4.10 Kiểm định KMO và Bartlett's
“Nguồn: Kết quả khảo sát” Kết quả phân tích như bảng 4.12 cho ta thấy rằng:
- Giá trị KMO là 0.655 (0.5 < KMO = 0.655 < 1) thoả điều kiện
- Mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett là 0.000 (Sig.< 0.05), đạt kỳ vọng nghiên cứu, số liệu phù hợp để phân tích nhân tố
- Hệ số tải của các biến > 0.5 đạt ý nghĩa kỳ vọng Nhân tố này giữ nguyên và được nhóm lại đặt tên là thành công doanh nghiệp khởi nghiệp, ký hiệu TCKN.
Mô hình hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố
Thang đo các nhân tố tác động đến thành công doanh nghiệp khởi nghiệp tại
TP Hồ Chí Minh còn lại 29 biến quan sát, thang đo thành công doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh gồm 6 quan sát được sử dụng giữ nguyên, điều chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết như sau:
Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh
Các giả thuyết nghiên cứu:
- Giả thuyết H1: Nhân tố giao tiếp tác động thuận chiều với thành công doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
- Giả thuyết H2: Nhân tố nhận thức tác động thuận chiều với thành công doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
- Giả thuyết H3: Nhân tố tổ chức và lãnh đạo tác động dương với thành công doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
- Giả thuyết H4: Nhân tố cơ hội tác động cùng chiều với thành công doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
- Giả thuyết H5: Nhân tố định hướng chiến lược tác động thuận chiều với thành công doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
- Giả thuyết H6: Nhân tố cam kết khởi nghiệp tác động thuận chiều với thành công doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
Thành công doanh nghiệp khởi nghiệp
Tổ chức và lãnh đạo
Cơ hội Định hướng chiến lược
Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến
4.5.1 Xác định các biến độc lập và biến phụ thuộc
Có 6 nhân tố tác động đến thành công doanh nghiệp khởi nghiệp được đưa vào phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính đa biến Mô hình hồi qui được xác định là:
TCKN = β0 + β1*REL + β2*CON + β3*ORG + β4*OPP + β5*STRA + β6*COM Trong đó:
TCKN - Biến phụ thuộc: Thành công doanh nghiệp khởi nghiệp
Các biến độc lập (Xi): Giao tiếp (REL), nhận thức (CON), tổ chức và lãnh đạo (ORG), cơ hội (OPP), định hướng chiến lược (STRA) và cam kết khởi nghiệp (COM) βk: Hệ số hồi qui (k = 0…6)
Ma trận tương quan giữa các biến Bảng 4.11 Kết quả hồi quy đa biến
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa
Thống kê đa cộng tuyến
B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF
Giá trị kiểm định Durbin- Watson 2.054 a Dependent Variable: TCKN
“Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS của tác giả”
Từ bảng trên ta thấy, R² hiệu chỉnh (Adjusted R-Square) là 0.475, tức là khả năng giải thích mức độ biến thiên thành công doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh bởi các biến độc lập đạt 47.5% Điều đó cho thấy độ tin cậy của MH là trung bình Đồng thời, biến STRA có hệ số Sig là 0.089 > 0.05 không có ý nghĩa thống kê
Từ bảng 4.12 dưới đây, nhận thấy, giá trị Sig = 0.000 < 0.05 nên bác bỏ giải thuyết Ho Kết quả này có ý nghĩa, các biến độc lập tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc Kết quả này phản ánh các biến độc lập tác động mạnh đến biến phụ thuộc hay nói cách khác chúng có mối quan hệ tuyến tính giữa các nhân tố tác động giữa biến độc lập với biến thành công doanh nghiệp khởi nghiệp
Mô hình Tổng bình phương Df Trung bình bình phương F Sig
“Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS của tác giả”
Từ kết quả trên, cho thấy kết quả khảo sát có giá trị thống kê F (37.907) có mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05 nên mô hình hoàn toàn phù hợp
4.5.2 Phân tích sự tương quan
Bảng 4.13 Ma trận tương quan giữa các biến
REL OPP COM ORG CON STRA TCKN
Pearson 524 ** 1 354 ** 330 ** 389 ** 024 508 ** Sig (2-tailed) 000 000 000 000 000 000 COM Tương quan
** Tương quan có ý nghĩa ở mức 0.01 (2 đuôi) b Số mẫu khảo sát là N = 246
“Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS của tác giả”
Qua kết quả phân tích ở bảng 4.15 ta thấy, 6 biến độc lập có ý nghĩa giá trị ở mức 5%, như vậy, 6 biến đều có tương quan với biến phụ thuộc “thành công doanh nghiệp khởi nghiệp” Do đó các biến độc lập này có tý nghĩa để giải thích cho biến thành công doanh nghiệp khởi nghiệp và 6 nhân tố đều tác động đến thành công DN khởi nghiệp với ý nghĩa hệ số tương quan dao động từ 0.007 đến 0.543
4.5.3 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, ta sử dụng nhân tố phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) Nếu giá trị VIF vượt quá 10, đây là dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến Dựa vào dữ liệu từ bảng kết quả hồi quy (Bảng 4.12), ta quan sát rằng giá trị của nhân tố phóng đại phương sai VIF trong mô hình hồi quy đều nhỏ hơn 10, cho thấy không có dấu hiệu nào của hiện tượng đa cộng tuyến
4.5.4 Hàm hồi qui tuyến tính đa biến
Với kết quả phân tích hồi qui ở bảng 4.11, các giá trị Sig Tương ứng với các biến ORG và REL đều có hệ số Sig là 0.000, OPP và COM lần lượt có hệ số Sig là 0.001 và 0.007 tất cả đều nhỏ hơn 0.05, còn biến STRA có hệ số Sig là 0.089 > 0.05 và không có ý nghĩa thống kê nên bị loại Vì vậy, mô hình còn 5 biến REL, CON,
ORG, OPP và COM có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 95% (Sig ≤ 0.05)
Hàm hồi quy đa biến thể hiện những nhân tố tác động đến thành công doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh có dạng:
TCKN = 0.249*REL + 0.132*CON + 0.261*ORG + 0.190*OPP + 0.147*COM
TCKN: Biến phụ thuộc: Thành công DN khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh Các biến độc lập: Giao tiếp (REL), nhận thức (CON), tổ chức và lãnh đạo (ORG), cơ hội (OPP) và cam kết khởi nghiệp (COM),
+ Nhân tố tác động mạnh nhất là tổ chức và lãnh đạo với hệ số hồi quy là β 0.261 và có mối quan hệ cùng chiều với thành công doanh nghiệp khởi nghiệp tại
+ Nhân tố có mức độ tác động mạnh thứ hai là giao tiếp với β = 0.249 và có mối quan hệ cùng chiều với thành công doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
+ Nhân tố tác động thứ ba là cơ hội kinh doanh với mức độ tác động là β 0.190 và có mối quan hệ cùng chiều với thành công doanh nghiệp khởi nghiệp tại
+ Nhân tố tác động mạnh tiếp theo là cam kết khởi nghiệp với hệ số hồi quy là β = 0.147 và có mối quan hệ cùng chiều với thành công doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
+ Biến nhân tố có mức độ tác động yếu nhất là nhận thức có là β = 0.132 và có mối quan hệ đồng biến với thành công DN khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh.
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Căn cứ vào kết quả của bảng 4.11 và phương trình hồi quy tuyến tính cho thấy, trong tổng số 6 nhân tố được đề xuất từ mô hình nghiên cứu ban đầu thì có 5 nhân tố tác động cùng chiều (tác động dương) đến thành công doanh nghiệp khởi nghiệp tại
TP Hồ Chí Minh, đó là: Giao tiếp (REL), nhận thức (CON), tổ chức và lãnh đạo (ORG), cơ hội (OPP) và cam kết khởi nghiệp (COM), hệ số Beta chuẩn hóa mang ý nghĩa mức độ tác động của biến độc lập đối với biến phụ thuộc, nghĩa là hệ số càng cao thì mức độ tác động càng nhiều và ngược lại, theo phân tích thì nhân tố “tổ chức và lãnh đạo” có hệ số Beta chuẩn hóa cao nhất nên đây là nhân tố có tác động mạnh nhất Mức độ tác động của các nhân tố còn lại theo thứ tự giảm dần: Giao tiếp, cơ hội, cam kết khởi nghiệp và nhận thức, nhân tố “hoạch định chiến lược” không có tác động đến thành công doanh nghiệp khởi nghiệp
Nhân tố tổ chức và lãnh đạo: Là nhân tố tác động mạnh nhất đến thành công doanh nghiệp khởi nghiệp với hệ số beta = 0.261 và có mối quan hệ cùng chiều với thành công doanh nghiệp khởi nghiệp Điều này có nghĩa là, nhà khởi nghiệp có năng lực và tố chất tổ chức và lãnh đạo doanh nghiệp khởi nghiệp tốt thì sẽ thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp thành công Điều này cũng cho thấy nhà khởi nghiệp có nền tảng kiến thức tốt trong lĩnh vực kinh doanh, thực hiện tốt việc lập kế hoạch sử dụng các nguồn lực khác nhau cho DN và hiểu được sự tác động của các xu hướng
KD trong ngành đến DN sẽ góp phần quan trọng trong việc hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp khởi nghiệp
Kết quả nghiên cứu của đề tài phù hợp với kết quả nghiên cứu của Winterton, 2002; Peterson, 2000; Martin và Staines, 1994; Ajzen, 1991; Main 2001; Shapero và Sokol, 1982; Đặng Thị Anh Đào, 2018; Lê quang Hiếu, 2022; Nguyễn Thị Đức Nguyên và Cao Nguyễn Linh Tú, 2019
Nhân tố giao tiếp: Là nhân tố tác động mạnh thứ hai đến thành công doanh nghiệp khởi nghiệp với hệ số beta = 0,249 và có mối quan hệ cùng chiều với thành công doanh nghiệp khởi nghiệp Ý nghĩa này cho thấy vị trí và tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp là vấn đề rất quan trọng trong lĩnh vực gầy dựng doanh nghiệp Đây là vấn đề cần lưu ý trong quá trình khởi nghiệp Kết quả nghiên cứu trên phù hợp với những nghiên cứu trước đây của các tác giả: Snell and Law, 1994; Winterton, 2002; Peterson, 2000; Ajzen, 1991; Mitton 1989; Martin và Staines, 1994; Main 2001; Man và các cộng sự, 2002; Nguyễn Văn Đức, 2017; Lê quang Hiếu, 2022; Nguyễn Thị Đức Nguyên và Cao Nguyễn Linh Tú, 2019
Nhân tố cơ hội kinh doanh: Là nhân tố tác động tiếp theo đến thành công doanh nghiệp khởi nghiệp với hệ số beta = 0,190 và có mối quan hệ cùng chiều với thành công doanh nghiệp khởi nghiệp Kết quả này một lần nữa khẳng định khi nhà khởi nghiệp phân tích, đánh giá môi trường chính xác để tìm kiếm cơ hội kinh doanh và chủ động tìm kiếm những sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng thì doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ có nhiều cơ hội thành công Kết quả nghiên cứu này phù hợp với những nghiên cứu trước đây của Snell and Law, 1994; Mitton, 1989; Winterton, 2002; Peterson, 2000; Martin và Staines, 1994; Main 2001; Chandler và Jansen, 1992; Nguyễn Văn Đức, 2017; Lê quang Hiếu, 2022
Nhân tố cam kết khởi nghiệp: Là nhân tố tác động tiếp theo đến thành công doanh nghiệp khởi nghiệp với hệ số beta = 0,147 và có mối quan hệ cùng chiều với thành công DN khởi nghiệp Những giá trị quyền lợi trong việc thực hiện cam kết với mục tiêu kinh doanh dài hạn cũng như cam kết tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và nâng cao niềm tin giúp cán bộ, nhân viên an tâm và gắn bó với doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu trên phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Mitton, 1989; Winterton, 2002; Peterson, 2000; Martin và Staines, Man và các cộng sự, 2002; 1994; Main 2001; Đặng Thị Anh Đào, 2018; Lê quang Hiếu, 2022; Nguyễn Thị Đức Nguyên và Cao Nguyễn Linh Tú, 2019
Nhân tố nhận thức: Là nhân tố tác động thấp nhất đến thành công doanh nghiệp khởi nghiệp với hệ số beta = 0,132 và có mối quan hệ cùng chiều với thành công doanh nghiệp khởi nghiệp Kết quả nghiên cứu trên phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Peterson, 2000; Man và các cộng sự, 2002; Shapero và Sokol, 1982; Martin và Staines, 1994; Ajzen, 1991; Main 2001; Đặng Thị Anh Đào, 2018; Nguyễn Văn Đức, 2017; Nguyễn Hoàng Quy, 2017
Nhân tố định hướng chiến lược: Theo kết quả phân tích thống kê ở trên thì nhân tố này có mức độ tác động đến thành công doanh nghiệp khởi nghiệp là thấp Như vậy, kết quả nghiên cứu này khá tương đồng với các nghiên cứu về lĩnh vực khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp trước đây về mối quan hệ tương quan giữa năng lực nhà khởi nghiệp với kết quả hoạt động và sự tăng trưởng, thành công của đơn vị kinh doanh Những yếu tố thể hiện năng lực nhà khởi nghiệp được đề cập đến trong các mô hình nghiên cứu, trong đó có 3 yếu tố nhận được sự đồng thuận cao: Đó là khát vọng thực hiện kế hoạch sáng tạo (thái độ), nhận định về tính khả thi và hành động (Shapero – Kruger, 2000); Shapero và Sokol, 1982), Krueger và Bazeal,
1994) Ngoài 3 yếu tố trên, các yếu tố tác động đến thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp bao gồm: Năng lực tổ chức và lãnh đạo (Winterton, 2002; Peterson, 2000; Martin và Staines, 1994; Ajzen, 1991; Main 2001; Shapero và Sokol, 1982); Năng lực giao tiếp (Snell and Law, 1994; Winterton, 2002; Peterson, 2000; Ajzen, 1991; Mitton 1989; Martin và Staines, 1994; Main 2001; Man và các cộng sự, 2002); Năng lực tận dụng cơ hội kinh doanh (Snell and Law, 1994; Mitton, 1989; Winterton, 2002; Peterson, 2000; Martin và Staines, 1994; Main 2001; Chandler và Jansen, 1992); Năng lực cam kết khởi nghiệp (Mitton, 1989; Winterton, 2002; Peterson, 2000; Martin và Staines, Man và các cộng sự, 2002; 1994; Main 2001); Năng lực nhận thức (Peterson, 2000; Man và các cộng sự, 2002; Shapero và Sokol, 1982; Martin và Staines, 1994; Ajzen, 1991; Main 2001); Các mô hình nghiên cứu của các nhóm tác giả cho thấy sự đa dạng của yếu tố năng lực của nhà khởi nghiệp có ý nghĩa quan trọng tác động đến sự thành công của doanh nghiệp là rất lớn Đối với các nghiên cứu trong nước như: “Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa”,
Lê Quang Hiếu, (2022); “Kinh nghiệm khởi nghiệp thành công tại Việt Nam: Nghiên cứu tình huống tại công ty dịch vụ A và công ty sản xuất B”, Nguyễn Thị Đức Nguyên và Cao Nguyễn Linh Tú, (2019)) Thì nghiên cứu này có kết quả khá tương đồng về ý nghĩa các biến về việc khẳng định năng lực nhà khởi nghiệp có tác động cùng chiều và mạnh nhất đối với sự thành công hay kết quả hoạt động khởi nghiệp
Tuy nhiên, điểm mới của nghiên cứu này là vận dụng việc kiểm định các biến tương đồng này nhằm tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp thành công chứ không dừng lại ở việc tìm các nhân tố tác động hay kiểm định nhân tố tác động qua các khảo sát thuần tuý Đặc biệt, nghiên cứu này phát hiện một biến ít chịu tác động như các nghiên cứu đi trước đó là biến H5: Nhân tố định hướng chiến lược tác động thuận chiều với thành công doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh Điều này cũng còn là một nghi vấn cần phải điều tra nghiên cứu thêm đối với các công trình nghiên cứu sau này tiếp theo nhằm làm sáng tỏ hơn vấn đề này ở Tp.HCM nói riêng và ở Việt Nam nói chung
Trong chương này, tác giả đã trình bày được kết quả nghiên cứu về kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định mô hình nghiên cứu lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu Thông qua các bước tính toán, kết quả cho thấy có 5 nhân tố tác động đến thành công doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh, đó là: Giao tiếp, nhận thức, tổ chức và lãnh đạo, cơ hội kinh doanh và cam kết khởi nghiệp, trong đó, nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất là tổ chức và lãnh đạo, tiếp theo lần lượt là nhân tố giao tiếp, cơ hội kinh doanh, cam kết khởi nghiệp và nhân tố tác động yếu nhất là nhận thức và đây sẽ là cơ sở khoa học để trên cơ sở đó giúp cho chương 5 đưa ra một số hàm ý quản trị, đề xuất các giải pháp thúc đẩy thành công doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh hơn nữa