BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY MỸ LỆ TNHH NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH GV
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
KHOA KINH TẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI CÔNG TY MỸ LỆ TNHH
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
GVHD: ThS Từ Hữu Công SVTH : Thòng Nhật Quang MSSV : 20030118
Bình Dương, năm 2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài nghiên cứu khoa học này trước tiên em xin chân thành gửi lời biết ơn đến Thầy ThS Từ Hữu Công đã hướng dẫn chúng em trong khoảng thời gian nghiên cứu Em tin rằng qua bài nghiên cứu này sẽ là hành trang kiến thức giúp ích r ất nhiều cho chúng em trên con đường học thuật sau này
Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô Trường Đại học Bình Dương đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh tế đã tạo điều kiện cho chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này
Kính chúc thầy, cô có thật nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống
Em xin trân trọng và biết ơn!
Bình Dương, ngày … tháng ….năm 2024
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Trang 3DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1 Số lượng nhân sự năm 2021-2023 Công ty Mỹ Lệ TNHH 15
Bảng 2 Thống kê lao động trong từng độ tuổi 16
Bảng 3 Phẩn bổ nhân sự theo phòng ban Công ty Mỹ Lệ TNHH năm
2023
19
Bảng 4 Dự báo nhân sự từ năm 2023 đến năm 2025 20
Bảng 5 Bảng phân tích công việc của từng phòng ban và hiệu suất đem
lại
22
Bảng 6 Chi phí đào tạo (2021 - 2023) 26
Bảng 7 Thống kê nguồn tuyển dụng các vị trí làm việc mới tại 27
Bảng 8 Số liệu đào tạo nguồn nhân lực 29
Bảng 9 Đánh giá hiệu suất công việc ở mỗi phòng ban 32
Bảng 10 Bảng lương của nhân viên thời vụ 34
Bảng 11 Bảng lương của hợp đồng lao động 35
Bảng 12 Dự báo kế hoạch tuyển dụng nhân sự 37
Bảng 13 Bảng đề xuất giải pháp điều chỉnh nhân sự phòng ban trực
thuộc
40
Bảng 14 Bảng kết quả đề xuất tuyển dụng nhân sự 45
Bảng 15 Dự báo số liệu đào tạo nguồn nhân lực sau khi hoàn thiện công
tác
46
Bảng 16 Dựa vào những đề xuất thay đổi ta có bảng phân tích công việc
của từng phòng ban và hiệu suất đem lại
48
Bảng 17 Bảng lương dự kiến của nhân viên thời vụ sau khi thay đổi 50
Bảng 18 Bảng lương dự kiến của hợp đồng lao động sau khi chỉnh sữa 50
Trang 4MỤC LỤC
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5
1 TỔNG QUAN MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined 1.1 Tổng quan về nguồn nhân lực lao động 3
1.2 Luật lao động về quản lý lao động trong khu công nghiệp 6
1.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty sản xuất Error! Bookmark not defined 1.3.1 Chức năng của các phòng ban trong công ty sản xuất Error! Bookmark not defined 1.3.2 Phương thức kinh doanh của doanh nghiệp Error! Bookmark not defined 1.4 Tổng quan về nguồn nhân lực của công ty Error! Bookmark not defined 2 PHÂ N TÍCH THỰC TRẠNG QUẢ N TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY M Ỹ LỆ TNHHError! Bookmark not defined 2.1 Hoạch định nguồn nhân lực 11
2.2 Phân tích công việc 21
2.3 Công tác tuyển dụng 23
2.4 Thực h iện chức năng đào tạo nguồn phát triển nguồn lực 27
2.5 Thực h iện chức năng duy trì nguồn nhân lực 31
2.6 Đánh giá chung của công tác quản trị nguồn nhân lực tại 35
3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ 36
3.1 Mục tiêu và quan điể m xây dựng giả i pháp 36
3.2 Giả i pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguôn nhân lực tại 40
3.2.1 Hoàn thiện công tác hoạch định nguồn nhân lực 40
3.2.2 Hoàn thiện công tác phân tích công việc 42
3.2.3 Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự 44
3.2.4 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn lực 46
3.2.5 Hoàn thiện đánh giá kết quả thực hiện công việc 47
3.2.6 Hoàn thiện công tác đãi ngộ lao động 50
KẾT LUẬN 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Yếu tố con người là một trong những yếu tố quan trọng nhất của công ty Do
đó, lĩnh vực quản trị nhân sự đóng vai trò rất quan trọng và là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việc phát triển nhân lực là công việc đòi hỏi cần có tầm nhìn chiến lược tổng thể và dài hạn, cần xây dựng định hướng cụ thể từ đó đánh giá thời cơ, thách thức, khó khăn, hạn chế có thể gặp phải Việt nam đang trong quá trình đi lên Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Muốn đảm bảo quá trình phát triển thì các doanh nghiệp phải xây dựng một bộ máy nhân sự thật tốt để đáp ứng với sự phát triển hiện tại
Trong những năm gần đây, do sự đầu tư mạnh về chính sách thúc đẩy phát triển nền kinh tế, cũng như sự bùng nổ của nguồn vốn đ ầu tư vào các nhà máy, xí nghiệp từ nước ngoài Do đó Công ty Mỹ Lệ TNHH đã có những bước phát triển nhanh chóng và vượt bậc trong lĩnh vực kinh doanh
Tuy nhiên Công ty Mỹ Lệ TNHH đang đứng trước những thách thức lớn không chỉ là do dịch bệnh Covid 19 mà còn về sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt của thị trường tài chính, đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều… Và ngay c ả việc thu hút nguồn nhân lực của nước ngoài cũng đang ngày càng khốc liệt hơn Điều đó
đã đặt ra vấn đề lớn cho Công ty Mỹ Lệ TNHH là phải hoàn thiện bộ máy quản lý nhân sự đi vào một hệ thống trật tự để có thể tiếp tục phát triển bền vững
Trong bối c ảnh chung về thực trạng nguồ n nhân lực của đất nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới, thì vấn đề cấp bách được đặt cho Công ty Mỹ
Lệ TNHH là làm tốt công tác quản lý nhân sự, sử dụng nguồn lực có hiệu quả, nhằm
ổn định và phát triển nguồn lực lao động cả về chất lượng mục tiêu đề ra Dựa trên ý nghĩa cấp thiết ấy cần phân tích đánh giá hiện trạng công tác quản trị nguồn nhân lực cần thiết hướng tới quản lý hiệu quả nguồn nhân lực Đó là lý do mà em chọn đề tài
“Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực của Công ty Mỹ Lệ TNHH” làm khóa luận ngành quản kinh doanh của mình nhằm góp phần thiết thực cho công tác quản trị nguồn nhân sự tại công ty
Trang 62 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung:
Nghiên cứu thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Mỹ Lệ TNHH Kết quả nghiên c ứu sẽ cho biết mức độ hài lòng và gắn bó lâu dài c ủa nhân viên với Công ty Mỹ Lệ TNHH
Mục tiêu cụ thể:
Cơ sở lý luận chung về quản trị nhân lực: Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Mỹ Lệ TNHH nhằm làm rõ những tồn tại trong công tác này và cần thiết phải thay đổi nó
Đề xuất giải pháp chủ yếu và cơ bản nhất để hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Mỹ Lệ TNHH
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi của đề tài
Đối tượng nghiên cứu:
Là công tác quản trị nguôn nhân lực ở Công ty Mỹ Lệ TNHH
Phạm vi nghiên cứu:
Là các hoạt động c ủa nguồn nhân lực tại hàng Công ty Mỹ Lệ TNHH thời gian thời gian qua cho đến hiện tại (năm 2024) và từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực
Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ 18/3/2024 đến 31/5/2024
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Thông qua việc thảo luận và trao đổi với những người có kinh nghiệm công tác lâu năm trong ngành và ban lãnh đ ạo công ty nhằm đánh giá sơ bộ và đi tới tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức
Thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia thu thập dữ liệu nhằm lượng hóa mối quan hệ, sử dụng công cụ thống kê, phân tích, so sánh, phân tích tổng hợp để sử lý dữ liệu thu thập, và đây cũng là cơ sở để kết luận và nghiên cứu
Khóa luận tốt nghiệp của tôi sử dụng các số liệu sơ cấp thông qua hình thức phỏng vấn các nhân viên của Công ty Mỹ Lệ TNHH Từ phân tích thực trạng làm cơ
sở đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Mỹ Lệ TNHH Các dữ liệu còn được thu thập từ mạng Internet và các công trình đã công bố
Trang 75 Kết cấu của đề tài
Chương I Cơ sở lý luận về quản lý nguồn nhân lực
Chương II Thực trạng những hoạt động quản trị nguồn nhân lực Công ty Mỹ
Lệ TNHH
Chương III Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nhân sự tại Công ty Mỹ Lệ TNHH
Trang 8CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC 1.1 Tổng quan về nguồn nhân lực lao động
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên quý IV năm 2021 là 50,7 triệu người, tăng khoảng 1,7 triệu người so với quý trước và giảm 1,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước So với quý trước, lực lượng lao động ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị đều tăng khoảng 0,8 triệu người và lực lượng lao động nữ tăng nhiều hơn so với lực lượng lao động nam (0,9 triệu người so với 0,8 triệu người) So với cùng kỳ năm trước, lực lượng lao động giảm mạnh ở khu vực nông thôn (giảm gần 2,2 triệu người)
và giảm chủ yếu ở nam giới (giảm khoảng 0,8 triệu người)
Biểu đồ 1: Lực lượng lao động các quý năm 2020-2021
Trang 9động sớm hơn và rời bỏ thị trường muộn hơn khá nhiều so với khu vực thành thị; đây
là đặc điểm điển hình của thị trường lao động với cơ cấu lao động tham gia ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ quý IV năm 2021 là 26,1%, không thay đổi so với quý trước và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Trong tổng số 24,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên không tham gia thị trường lao động (ngoài lực lượng lao động) của quý IV năm 2021, có 13,2 triệu người trong độ tuổi lao động, tập trung nhiều nhất ở nhóm 15-19 tuổi (gần 5,5 triệu người)
Theo Kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2021, cả nước có gần 6,0 triệu đơn
vị điều tra, tăng 444,7 nghìn đơn vị, tương đương tăng 8,0% so với năm 2016; số lao động trong các đơn vị điều tra là gần 26,0 triệu người, tăng 752,8 nghìn người, tương đương tăng 3,0% Bình quân mỗi năm giai đoạn 2016-2020 tăng 1,9% về số đơn vị và tăng 0,7% về số lao động (Giai đoạn 2006-2011 tăng 4,9% và tăng 7,7%; giai đoạn 2011-2016 tăng 1,5% và tăng 3,6%)
Số doanh nghiệp, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng duy trì mức tăng nhưng các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ có dấu hiệu chững lại trong 5 năm qua
Tính đến thời điểm 31/12/2020, cả nước có gần 683,6 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh với số lao động là 14,7 triệu người, tăng 35,3% về số doanh nghiệp và tăng 4,7% về số lao động so với năm 2016 Giai đoạn 2016-2020, bình quân mỗi năm số doanh nghiệp tăng 7,9% (Bình quân giai đoạn 2011-2016 tăng 8,7%); số lao động tăng 1,2%, thấp hơn mức tăng 5,1% của giai đoạn 2011-2016 Cũng tại thời điểm trên, cả nước có 15,3 nghìn hợp tác xã với số lao động là 169,6 nghìn người, tăng 17,5% về số hợp tác xã và giảm 15,6% về lao động so với năm 2016
Số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể (Cơ sở SXKD cá thể) năm 2020 gần 5,2 triệu
cơ sở với số lao động 8,5 triệu người, tăng 5,7% về số đơn vị và tăng 3,0% về số lao động so với năm 2016
Số đơn vị sự nghiệp là 52,5 nghìn đơn vị với 2,4 triệu lao động, giảm 28,6% về
số đơn vị (giảm 21 nghìn đơn vị) và giảm 6,1% về số lao động (giảm 154,8 nghìn người) so với năm 2016
Trang 10Số đơn vị hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ gần 6,5 nghìn đơn vị với số lao động 37,9 nghìn người, giảm 2,7% về số đơn vị và tăng 2,5% về số lao động so với năm
2016
Số cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng hơn 46,8 nghìn cơ sở với 167,2 nghìn chức sắc, nhà
tu hành làm việc thường xuyên tại các cơ sở, tăng 9,6% về số cơ sở và tăng 19,2% về
số người làm trong các cơ sở này so với năm 2016
Quy mô lao động bình quân một đơn vị điều tra năm 2020 biến động không đều
so với năm 2016, trong đó giảm mạnh ở khối doanh nghiệp
Lao động bình quân trong các đơn vị điều tra giảm nhẹ từ 4,5 người năm 2016 xuống 4,3 người năm 2020 Trong đó: Doanh nghiệp giảm từ 27,2 người xuống 21,5 người; hợp tác xã giảm từ 15,1 xuống 11,1 người; cơ sở SXKD cá thể giảm nhẹ từ 1,7 người xuống 1,6 người Các đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ và tôn giáo, tín ngưỡng lại có biến động tăng so với năm 2016, cụ thể: Đơn vị sự nghiệp năm
2020 tăng 11 người so với năm 2016; tổ chức phi Chính phủ tăng 5,9 người; đơn vị hiệp hội tăng 0,2 người
Xét theo khu vực kinh tế, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất về số lượng đơn
vị và lao động
Trong tổng số đơn vị điều tra, khu vực dịch vụ có gần 4,9 triệu đơn vị, chiếm 81,8% (năm 2016 là 80,8%); khu vực công nghiệp – xây dựng là 1,1 triệu đơn vị, chiếm 18,0% (năm 2016 là 19,0%); khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 14,8 nghìn đơn vị, chiếm 0,2% (tương đương với năm 2016) Về số lao động, khu vực dịch
vụ có hơn 14,2 triệu người, chiếm 53,8%, tăng 4,9% so với năm 2016; khu vực công nghiệp – xây dựng là 11,4 triệu người, chiếm 44,8%, tăng 0,8%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 349,7 nghìn người, chiếm 1,4%, giảm 0,6%
Các đơn vị điều tra tập trung nhiều nhất tại vùng Đồng bằng sông Hồng; Đông Nam Bộ tiếp tục dẫn đầu là vùng thu hút nhiều doanh nghiệp nhất cả nước
Vùng Đồng bằng sông Hồng có số lượng đơn vị điều tra lớn nhất cả nước với 1,6 triệu đơn vị, chiếm 25,9% tổng số đơn vị điều tra c ủa cả nước; đứng thứ hai là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 1,3 triệu đơn vị, chiếm 21,9%; Đông Nam Bộ
là 1,2 triệu đơn vị, chiếm 20,6%; Đồng bằng sông Cửu Long là 1,1 triệu đơn vị, chiếm 17,9%; Trung du và Miền núi phía Bắc là 530,3 nghìn đơn vị, chiếm 8,8%; Tây Nguyên là 285 nghìn đơn vị, chiếm 4,8%
Trang 11Trong tổng số doanh nghiệp của cả nước, Đông Nam Bộ thu hút tới gần 280,7 nghìn doanh nghiệp, chiếm 41,1% tổng số; Đồng bằng sông Hồng là 216,7 nghìn doanh nghiệp, chiếm 31,7%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 89,2 nghìn doanh nghiệp, chiếm 13,1%; thấp nhất là Tây Nguyên với 17,9 nghìn doanh nghiệp, chiếm 2,6%
1.2 Luật lao động về quản lý lao động trong khu công nghi ệp
Căn cứ vào Thông tư Số: 13/2009/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 06 tháng 05 năm 2009
Điều 4 Ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong khu công nghiệp
Ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong khu công nghiệp được hướng dẫn như sau:
1 Nguyên tắc ủy quyền
a) Đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về lao động trong khu công nghiệp
b) Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
c) Căn cứ vào bộ máy biên chế quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp để thống nhất nội dung ủy quyền cho phù hợp
d) Ban quản lý khu công nghiệp phải trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đã được ủy quyền, phải chịu trách nhiệm trước cơ quan ủy quyền và pháp luật
2 Hình thức ủy quyền
Ủy quyền phải được làm bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này; và được lập thành ba (03) bản, mỗi bên giữ một (01) bản, một (01) bản gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
3 Nội dung ủy quyền
Căn cứ tình hình thực tế của từng địa phương và bộ máy của Ban quản lý khu công nghiệp, các bên trao đổi để thống nhất việc ủy quyền tất cả hoặc một số nội dung công việc sau:
a) Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp; nội dung công việc này được thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật sau:
Trang 12- Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
b) Cấp sổ lao động cho người lao động Việt Nam làm việc trong khu công nghiệp; nội dung công việc này được thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Thông tư số 18/LĐTBXH-TT ngày 31/5/1994 của Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội về việc cấp, quản lý và sử dụng sổ lao động
- Thông tư số 10/LĐTBXH-TT ngày 22/5/1996 của Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội hướng dẫn bổ sung việc cấp, quản lý và sử dụng sổ lao động
c) Đăng ký nội quy lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; nội dung công việc này được thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất
- Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất
- Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định số 33/2003/NĐ-CP về kỷ luật lao động
và trách nhiệm vật chất
d) Đăng ký thỏa ước lao động tập thể của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; nội dung công việc này được thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật sau:
Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi
Trang 13tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thỏa ước lao động tập thể
đ) Đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; nội dung công việc này được thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương
- Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước
- Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp
- Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 114/2002/NĐ-
CP về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài và cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam
- Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 5/12/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sửa đổi Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương
e) Đăng ký kế hoạch đưa người lao động đi thực tập ở nước ngoài dưới 90 ngày cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp; nội dung công việc này được thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm
2006
- Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn một điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Trang 14- Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 8/10/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày
01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
f) Nhận báo cáo về tình hình ký kết, sử dụng, chấm dứt hợp đồng lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; nội dung công việc này được thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều về hợp đồng lao động
- Thông tư số 20/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm
- Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động
4 Trách nhiệm của các cơ quan
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, giám sát và kiểm tra các bên thực hiện ủy quyền
b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban quản lý khu công nghiệp ngoài việc thực hiện đúng theo quy định tại khoản 3 Điều này còn có trách nhiệm sau:
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Ban quản lý khu công nghiệp để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong các khu công nghiệp
- Định kỳ sáu (06) tháng, một (01) năm, Ban quản lý khu công nghiệp có báo cáo
về việc thực hiện nhiệm vụ ủy quyền gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Trường hợp khu công nghiệp nằm trên địa bàn nhiều tỉnh thì Ban quản lý khu công nghiệp sao gửi báo cáo cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh để theo dõi, phối hợp
Trang 15- Ban quản lý khu công nghiệp phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện để giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về quyền xảy ra trong các doanh nghiệp nằm trong địa bàn khu công nghiệp
Điều 5 Điều khoản thi hành
1 Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký
Bãi bỏ Quyết định số 1414/1997/QĐ-BLĐTB&XH ngày 17 tháng 11 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ủy quyền một số nhiệm
vụ quản lý lao động cho Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
2 Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện ủy quyền cho Ban Quản lý khu công nghiệp theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này
3 Trường hợp khu công nghiệp nằm trên địa bàn của nhiều tỉnh, thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở của Ban quản lý khu công nghiệp có văn bản
ủy quyền
4 Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để hướng dẫn bổ sung kịp thời
Trang 16CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NHỮNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG TY MỸ LỆ TNHH
2.1 Quá trình hình thành và phát tri ển
Công ty Mỹ Lệ TNHH được hình thành và phát triển từ năm 1995 với xuất phát điểm là một cơ sở thu mua, kinh doanh nông sản xuất khẩu Đến năm 2005 hoạt động dưới pháp nhân Công ty TNHHMỹ Lệ I Vào năm 2010 Công ty được tái cấu trúc, cổ phần hoá và chính thức hoạt động dưới mô hình Công ty Cổ phần với tên gọi Công ty
Mỹ Lệ TNHH
Hamy Corporation với chiến lược và định hướng trở thành một trong những công ty thực phẩm đồ uống dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam Cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng được sản xuất từ hạt điều, cà phê, trà, cacao… tới người tiêu dùng Việt Nam và quốc tế với chất lựơng tốt nhất Công ty đã và đang t ập trung đ ầu tư nghiên cứu, phát triển sản phẩm và xây dựng vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn quốc tế
Các thương hiệu của Mỹ Lệ
Với sự trổi dậy của nền kinh tế Việt Nam, niềm tự hào các sản phẩm Việt Nam vươn ra thế giới Công ty Mỹ Lệ TNHH đã và đang cố gắng xây dựng một hệ sinh thái các sản phẩm theo mô hình 3F (Farm-Food-Family)từ nông trại tới người tiêu dùng Tiên phong nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới, thay đổi thói quen tiêu dùng
Một số sản phầm kinh doanh của Công ty
Trang 17Các sản phẩm của công ty như: cà phê Robusta, hạt điều rang vị quế Việt Nam, hạt điều rang vị ca cao Aztecs, hạt điều rang vị gừng Nhật Bản,…
Trang 18Tầm nhìn
Mỹ Lệ định hướng phát triển thành tập đoàn thực phẩm đồ uống dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam, có thương hiệu ở thị trường quốc tế Có ít nhất một sản phẩm hiện diện trong nhà mỗi gia đình Việt Nam Là sự lựa chọ n hàng đầu trong tâm trí người tiêu dùng khi nhắc đến sản phẩm dinh dưỡng từ hạt điều, cà phê, trà, cacao… Góp một
phần vào sự thịnh vượng của nền kinh tế Việt Nam
Đội ngủ nhân sự
Công ty Mỹ Lệ TNHH tự hào là một công ty luôn luôn đổi mới,hướng tới cung cấp những sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng Cán bộ công nhân viên của Công ty Mỹ Lệ TNHH hàng ngày học hỏi thêm nhiều kiến thức mới để vận dụng vào công việc sản xuất và kinh doanh
Đội ngũ quản lý của công ty là những cá nhân đầy nhiệt huyết, tận tâm với công việc, những con người đầy bản lĩnh, luôn l ắng nghe và chia sẻ cùng người lao động Đôi ngũ người lao động lành nghề, tuân thủ quy trình sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế
2.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty
2.2.1 Sơ đồ cấu tạo bộ máy tổ chức Công ty Mỹ Lệ TNHH
Phòng kinh doanh
Phòg sản xuất
Phòng
kế toán
Phòng
kỹ thuật
Phòng giám sát
Trang 192.2.2 Chức năng của các phòng ban
Giám đốc:
Là người điều hành mọi việc của công ty, chịu trách nhiệm trước những quyết định được đưa ra, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn để đảm bảo công ty hoạt động bình thường
Phó Giám đốc:
Là người giúp Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc
Phòng kế hoạch:
Sắp xếp theo trình tự nhất định để đi đến mục tiêu cuối cùng đã được đề ra Lập
kế ho ạch, thực hiện là một trong những chức năng vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, gắn liền với chương trình hành động sản xuất, kinh doanh trong tương lai Phòng kế hoạch lên kế hoạch Marketing cho công ty
Phòng kinh doanh:
Phòng kinh doanh là nơi đưa ra chiến lược, định hướng con đường phát triển của Công ty đi theo mục tiêu đề ra Xây dựng hình ảnh thương hiệu của công ty và quảng bá sản phẩm theo mục tiêu chiến lược và kế hoạch kinh doanh đề ra Xây dựng
kế hoạch, chương trình nâng cao dịch vụ khách hàng
Phòng sản xuất:
Phân xưởng chế
biến
Phân xưởng đóng gói Kho bảo
quản
Trang 20Chịu trách nhiệm quản lý các phân xưởng, nhân viên về năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm và những vấn đề liên quan đến nhân sự trong sản xuất Nhận đơn đ ặt hàng từ bộ phận kinh doanh, phân tích số liệu, lập kế ho ạch, lịch trình sản xuất Ước tính, thỏa thuận về thời gian, ngân sách s ản xuất Đảm bảo việc sản xuất hàng hóa theo đúng thời gian và khoảng ngân sách đã định Theo dõi, đề xuất phương án điều chỉnh nếu phù hợp Lập báo cáo theo dõi, thống kê sản xuất Tuyển dụng, phân bổ, đánh giá hiệu suất làm việc của công nhân, nhân viên c ấp dưới Lên kế hoạch về nhu cầu, điều phối, luân chuyển trang thiết bị vật tư Quản lý sản xuất, phát hiện, đánh giá, khắc phục các lỗi sản phẩm hàng hóa
Phòng kế toán:
Phòng kế toán có: Kế toán trưởng, kế toán thuế, kế toán công nợ, kế toán ngân hàng, kế toán tài chính Là nơi quản lý, duy trì, kiểm soát hệ thống quản lý tài chính của Công ty, lập kế hoạch tài chính, quản lý, kiểm soát và thực hiện các công việc tài
chính-kế toán, báo cáo tài chính, hỗ trợ các đơn vị khác hoạt động kế toán kiểm toán
Phòng kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm vận hành thiết bị, máy móc, làm việc trên dây chuyền lắp ráp Đồng thời, tập hợp và kiểm tra sản phẩm cũng như tuân thủ tất cả hướng dẫn và tiêu chuẩn an toàn c ủa nhà máy Chịu trách nhiệm bảo trì sửa chữa máy khi máy móc gặp vấn đề
Phòng giám sát:
Chịu trách nhiệm giám sát Camera, giám sát hệ thống, giám sát nhân sự và thực hiện công tác bảo vệ
Phân xưởng chế biến:
Chế biến sản phẩm hạt điều thô, cà phê, trà, thành phẩm và kiểm tra chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn
Phân xưởng đóng gói:
Đóng gói sản phẩm bao bì theo tiêu chuẩn của Công ty
2.2.3 Nhận xét bộ máy tổ chức Công ty Mỹ Lệ TNHH
Bộ máy tổ chức của Công ty Mỹ Lệ TNHH tương đối chặt chẽ và hợp lý, đáp ứng được yêu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế Nhìn vào sơ đồ bố trí các phòng ban ta thấy đứng đầu là Giám Đốc đã căn cứ vào nhiệm vụ chức năng của từng phòng ban để tiến hành bố trí lao động hợp lý Từng phòng đều có trưởng phòng
Trang 21giữ chức vụ cao nhất Mỗi phòng ban làm một công việc khác nhau tùy vào chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng khi có nhiệm vụ chỉ đạo chung xuống từng nhân viên, đồng thời cũng kiểm tra giám sát quá trình làm việc của họ đưa ra để đánh giá chung Về phía các phòng sau khi nhận nhiệm vụ từ trưởng phòng sẽ tiến hành thực hiện công
2.3 Hoạch định nguồn nhân lực
Hoạt động phân tích hiện trạng và đánh giá nguồn lực của do ban lãnh đạo công
ty kết hợp với phòng tổ chức hành chính căn cứ vào chiến lược kinh doanh và đối chiếu lao động hiện tại phù hợp với nhu cầu thực tế
Sơ đồ 5: Quá trình lập kế hoạch tuyển nhân sự của
Kiểm kê các nguồn nhân sự hiện có
Mô phỏng sự tiến triển của nguồn nhân sự
Dự báo nhu cầu nhân lực
Trang 22Quá trình lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự của được tiến hành theo trình tự:
Bước 1: Kiểm kê lại tổng nhân sự hiện có của công ty
Bước 2: Mô phỏng sự tiến triển của nguồn nhân sự
Bước 3: Dự báo nhu cầu nhân lực là dựa trên số liệu năm trước cùng với nhu cầu tuyển dụng của các phòng ban mà dự báo số lượng nhân sự cần tuyển dụng cho năm tiếp theo
Bước 4: So sánh kết quả và dự báo là so sánh số liệu với kết quả thực tế tuyển dụng của công ty
Bước 5: Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự
Bảng 3: Phẩn bổ nhân sự theo phòng ban Công ty Mỹ Lệ TNHH năm 2023
Trang 23Dựa vào bảng trên ta có thể thấy lực lượng lao động phòng s ản xuất chiếm tỷ lệ cao nhất Tổng số công nhân là 231 chiếm tỷ lệ 64.9% số công nhân toàn công ty Lực
lượng lao động này là chủ chốt của công ty quyết định sự thành công của công ty
Biểu đô 2: Tỷ lệ nhân sự theo phòng ban (năm 2023)
Bảng 4: Dự báo nhân sự từ năm 2023 đến năm 2025
(Dvt: Người)
Trang 24Phòng ban
Nhân
sự năm 2021
Dự báo năm 2022
Tỷ lệ tăng (%)
Dự báo năm 2023
Tỷ lệ tăng (%)
Dự báo năm 2024
Tỷ lệ tăng (%)
Dự báo năm 2025
Tỷ lệ tăng (%) Phòng giám
Trang 25Nhân sự dự kiến năm 2022: Tổng số nhân sự dự kiến tăng từ 356 người năm 2022 lên 430 người năm 2023, tương đương với mức tăng 20.8% Các phòng ban chủ chốt như Phòng kế hoạch, Phòng hành chính - nhân sự, và Phòng kinh doanh đều dự báo có tăng trưởng nhân sự trong tương lai
Tỷ lệ tăng nhân s ự: Tỷ lệ tăng (%) nhân s ự dự kiến trong các năm tiếp theo có sự biến đổi Có một số phòng ban như Phòng giám đốc, Phòng kế toán, Phòng giám sát
và Phòng bảo vệ dự báo không có tăng trưởng nhân sự (tỷ lệ tăng bằng 0%) trong suốt giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025
Phòng sản xuất: Phòng sản xuất được chia thành các phân xưởng chế biến, phân xưởng đóng gói và kho bảo quản Cả ba phân xưởng đều dự báo tăng trưởng nhân sự trong các năm tiếp theo, tuy nhiên, mức độ tăng trưởng khác nhau Phân xưởng chế biến dự báo có mức tăng trưởng lớn nhất, từ 141 người năm 2023 lên 200 người năm
2025, tương đương với mức tăng 41.1%
Tổng cộng: Tổng số nhân sự dự kiến tăng từ 356 người năm 2023 lên 579 người năm 2025, tương đương với mức tăng 62.1% Đây là một mức tăng đáng kể, cho thấy
kế hoạch mở rộng và phát triển của công ty trong tương lai
Điểm mạnh khi hoạch định nguồn nhân lực:
Định hình trước được số lượng nhân lực sẽ tuyển vào năm sau, nhận biết được bộ phận nhân sự nào cần điều chỉnh để đáp ứng được chất lượng dịch vụ
Nắm bắt được chính xác con số của từng bộ phận để từ đó ra quyết định điều chỉnh
Điểm yếu khi hoạch định nguồn lực:
Dễ bị rơi vào cái bẫy của biến động thị trường, việc tăng hay giảm số lượng nhân viên thiếu sự chủ động
Việc ho ạch định chỉ là bước chuẩn bị cho công tác tuyển dụng nhân sự nên sẽ có thể có phần sai sót và thiếu chính xác
Thách thức của việc hoạch định nguồn lực:
Biến động thị trường là cái mà các nhà hoạch định nhân lực cần phải nắm và dự báo trước Công tác chuẩn bị phải luôn luôn linh ho ạt trong từng thời điểm và tình huống
Cơ hội của việc hoạch định nguồn lực:
Trang 26Đưa ra kim chỉ nang cũng như các mốc để có thể từng bước đạt được chỉ tiêu đề
ra, tránh việc tăng nhân sự khiến bộ máy thiếu sự đồng nhất và linh hoạt
2.4 Phân tích công vi ệc
Công tác phân tích công việc tại đây đã triển khai được một thời gian nhưng vẫn chưa hoàn thiện ở từng khâu Từ việc thực hiện quá trình phân tích công việc đến ứng dụng rồi từ từ cải thiện và đưa vào khâu quản trị nhân sự để gặt hái kết quả
Bộ phận nhân sự không chỉ có trách nhiệm tìm kiếm phân bổ nguồn lực mà còn phải có trách nhiệm đào tạo, huấn luyện đội ngũ, ít nhất phải đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu được đề ra
Không những thế còn phải liên tục cập nhập những biến động xung quanh để từ
đó đưa ra giải pháp kịp thời nhằm tránh trường hợp phát sinh song bị chệch nhịp khiến nguyên bộ máy hoạt động kém hiệu quả
Bảng 5: Bảng phân tích công việc của từng phòng ban và hiệu suất đem lại
Stt Phòng ban Số lượng Hiệu suất
công việc
Mô tả công việc
1 Kinh doanh 25 80% Tìm kiếm khách hàng, tiếp khách hàng,
đảm bảo doanh thu theo chỉ tiêu được giao
Thu thập thông tin phản hồi của khách hàng
2 Kế hoạch 12 85% Khai thác và nghiên cứu thị trường, lựa
chọn khách hàng để cố vấn trực tiếp cho ban Giám đốc
Theo dõi kế hoạch sản xuất của công
20 80% Xây dựng và giám sát việc thực hiện
các nội quy, quy định đã ban hành c ủa Công ty
Xây dựng kế hoạch và quy trình quản
lý nhân sự Lập kế hoạch phát triển nhân sự trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Tham mưu cho Ban giám đốc về việc quản lý, đào tạo và vận hành bộ máy nhân sự của công ty
Giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự của công ty
4 Kế toán 8 95% Thực hiện những công việc về nghiệp
Trang 27vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng qui định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán
5 Giám sát 10 90% Chịu trách nhiệm giám sát đôn đốc tiến độ, kiểm tra chất lượng sản phẩm
6 Sản xuất 236 90% Triển khai, điều chỉnh kế ho ạch sản
7 Kỹ thuật 18 95% Quản lý điều hành máy móc thiết bị
Sửa chữa máy móc khi gặp vấn đề
Biểu đồ 4: Số lượng nhân sự và hiệu xuất làm việc
Nhận xét dựa vô số liệu ta thấy ở phòng kinh doanh có 25 người với hiệu suất công việc là 80% chứng tỏ việc tìm kiếm khách hàng vẫn đang diễn ra ổn thõa nhưng đội ngũ sale vẫn chưa có năng lực đồng đều Phòng kế hoạch với 12 người thì hiệu xuất làm việc là 85% đây cũng là phòng ban có hiệu xuất hoạt động khá ổn định của Công ty Ở phòng hành chính - nhân sự với 20 người chỉ đạt hiệu suất là 80% nhận ra
là bộ phận đang có vấn đề trong khâu sử lý công việc Ở bộ phận kỹ thuật cao và kế toán hiệu suất cao nhất là 95% vì công ty hầu như có chính sách lối kéo chiêu mộ
Trang 28những người có kinh nghiệm làm việc tốt từ những công ty khác để đưa về Phòng giám sát và sản xuất có hiệu xuất làm vệc như nhau là 90%
Bảng số liệu ta thấy được hiệu suất làm việc của mỗi phòng ban là như thế nào, mức độ công việc ở mỗi phòng ra sao, công việc phòng đó phải làm là những gì, từ đó
ta biết được khối lượng công việc phòng nào nhiều và cần điều chỉnh nhân s ự để có thể đáp ứng tối đa công suất làm việc
Điểm mạnh của việc phân tích công việc:
Đưa chúng ta cái nhìn toàn cảnh về số lượng công việc phải làm ở từng phòng ban Nhìn ra được bộ phân nào yếu kém trong nghiệp vụ hay do số lượng công việc quá nhiều
Điểm yếu của việc phân tích công việc:
Vẫn chưa đi sâu làm rõ được là bộ phận đó lý do hiệu suất làm việc thấp vì chưa
có đi sâu phân tích công việc ở mỗi phòng ban Do đó vẫn chưa nắm được tình hình là phòng ban đó làm việc thiếu hiệu quả hay do số lượng công việc quá tải
Thách thức của việc phân tích công việc:
Là cần làm rõ từng công việc của từng khâu, thời gian hoàn thành một bước trong công việc của khâu đó, thời gian sử lý vấn đề khi xảy ra sự cố
Cơ hội của việc phân tích công việc:
Cho công ty biết được tiềm lực của mình đến đâu, nếu củng cố lại được khối lượng công việc cũng như phân tích ra được hiệu quả công việc của từng người sẽ từng bước hoàn thiện được quy trình làm việc hiệu quả nhất
2.5 Công tác tuyển dụng
Công tác tuyển dụng của Công ty Mỹ Lệ TNHH diễn ra một cách thường xuyên, dựa vào nhu cầu tuyển dụng mà công ty đã xác định ở quá trình hoạch định nhân lực Tuyển dụng nhân sự là công việc đòi hỏi sự quan sát s ắt bén c ủa người lãnh đạo
Để việc tuyển dụng đúng đắn thì phòng nhân sự cần lựa chọn nguồn tuyển dụng cho phù hợp Trên sơ sở đó công ty đã lựa chọn nguồn nhân sự bên trong và bên ngoài
Nguồn tuyển dụng Công ty Mỹ Lệ TNHH:
⁕ Nguồn lao động bên trong: Là nguồn tuyển dụng tồn tại ngay trong chính doanh
nghiệp, thông qua nhân viên tự ứng cử hoặc là thông qua sự đề bạt từ cấp trên Ưu điểm là tìm được những ứng viên đã hiểu rõ về công ty từ quá trình phát triển đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh Đồng thời Công ty cũng sẽ có cơ hội thúc đẩy được sự cố
Trang 29gắng của bản thân các thành viên trong Công ty đối với những vị trí ứng tuyển cao hơn Tuy nhiên khi tuyển dụng theo nguồn này công ty sẽ gặp tình trạng nhân viên trong nội bộ trúng tuyển nhờ hối lộ quản lý cấp cao hoặc do quan hệ mà được tiến cử
⁕ Nguồn bên ngoài: Là toàn bộ nguồn bên ngoài doanh nghiệp Khi tiếp xúc với nguồn nhân lực này, công ty sẽ có cơ hội tiếp xúc được với sự đa dạng về cả chất lượng và số lượng Cực kỳ phù hợp với công ty nào cần tuyển số lượng lớn và đang mong muốn những tư duy mới sáng tạo Tất cả những doanh nghiệp đều muốn tiếp xúc với nguồn nhân lực này bởi có thể tìm kiếm những tài năng mà doanh nghiệp chưa từng có trước đây Tuy nhiên chi phí để chi trả cho các kênh thông báo tuyển dụng cũng cao hơn nhiều so với nguồn bên trong doanh nghiệp
Sơ đồ 6: Tuyển dụng của Công ty Mỹ Lệ TNHH
Nhận xét: Sơ đồ tuyển dụng của Công ty Mỹ Lệ TNHH vẫn còn chưa hoàn thiện
ở các khâu, vẫn chưa chặt chẽ ở các bước tuyển dụng vẫn còn sơ sài, vẫn còn cần thời gian để khắc phục và hoàn thiện hơn
Bảng danh sách nhân sự cần tuyển dụng được phê duyệt
Bộ phận nhân sự đưa ra phương thức tìm kiểm nguồn lực
Đăng bài và tìm kiếm ứng viên
Đăng bài và tìm kiếm ứng viên
Phỏng vấn và chọn lọc ứng viên
Đào tạo
Phân bổ ứng viên vô phòng ban đang cần