1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN Môn học Kinh tế học tài chính phân tích báo cáo tài chính của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex)

47 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích báo cáo tài chính của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex)
Tác giả Hồ Đức Tuấn, Phạm Trung Hiếu, Huỳnh Gia Tuệ, Nguyễn Khoa Châu Giang
Người hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trường học Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế học tài chính
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNDưới đây là bài báo cáo nhóm cuối kỳ môn Kinh Tế Tài Chính của nhóm 5, phân tích báocáo tài chính của Tập đoàn Dệt may Việt Nam Vinatex, đồng thời kết hợp so sánh với 3 doanhng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬNMôn học: Kinh tế học tài chính

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Mã lớp học phần : 24C1ECO50113902 Nhóm : 5

Lớp : IV0001 Khóa : 49

TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2024

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Mức độ thực hiện (%)

E PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠTĐỘNG KINH DOANH

D PHÂN TÍCH KHẢ NĂNGTHANH TOÁN (2 chỉ số sau)

100%

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Dưới đây là bài báo cáo nhóm cuối kỳ môn Kinh Tế Tài Chính của nhóm 5, phân tích báocáo tài chính của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), đồng thời kết hợp so sánh với 3 doanhnghiệp khác cùng ngành để đánh giá tình hình hoạt động và khả năng phát triển tương lai củadoanh nghiệp này Để hoàn thành được bài báo cáo, không chỉ có công sức và sự đóng góp củacác thành viên trong nhóm mà còn là sự tận tâm, nhiệt tình trong việc truyền đạt các kiến thức về

bộ môn này của giảng viên hướng dẫn – Cô Nguyễn Thị Tuyết Nhung Chúng em xin gửi lờicảm ơn chân thành đến cô vì những kiến thức cô truyền tải về kinh tế và báo cáo tài chính sẽgiúp ích cho chúng em rất nhiều trong công việc tương lai Bên cạnh đó, nhóm chúng em cũngmuốn gửi lời cảm ơn tới Đại học Kinh Tế TP.HCM vì đã tạo điều kiện và môi trường học tập tốt

để chúng em có cơ hội tiếp cận với bộ môn Kinh Tế Tài Chính này

Trong quá trình tìm hiểu và làm bài, nhóm chúng em cũng không tránh khỏi còn nhiềuthiếu sót Vì vậy, chúng em rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của cô để bài báo cáotrở nên hoàn thiện hơn

Chúng em xin trân trọng cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC DANH SÁCH THÀNH VIÊN 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 7

I SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY9

A Thông tin cơ bản 9

B Hoạt động kinh doanh 10

1 Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) 16

2 So sánh hiệu quả sử dụng vốn của Vinatex và 3 doanh nghiệp cùng ngành vào năm

2022 và 2023 19

C TÌNH HÌNH CÔNG NỢ 19

E PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 34

F CHỈ SỐ GIÁ THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY 39

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Chênh lệch trong Tổng nguồn vốn của VGT giai đoạn 2020 – 2033

Bảng 1.2: Nợ phải trả của VGT giai đoạn 2020 – 2023

Bảng 1.3: Vốn chủ sở hữu của VGT, TCM, STK và MSH giai đoạn 2020 – 2023

Bảng 1.4: So sánh mức độ tăng trưởng Vốn chủ sở hữu của từng công ty giai đoạn 2021 – 2023 Bảng 1.5: Các chỉ tiêu về tài sản giai đoạn 2020 - 2023 của Vinatex

Bảng 1.6: Các chỉ số về tài sản vào năm 2022, 2023 của STK, TCM và MSH

Bảng 1.7: Tình hình công nợ phải thu

Bảng 1.8: Tình hình công nợ phải trả

Bảng 1.9: Số vòng quay khoản phải thu của VGT năm 2022 và 2023

Bảng 1.10: Số vòng quay khoản phải trả của VGT năm 2022 và 2023

Bảng 1.11: Các khoản phải thu của VGT năm 2022 và 2023

Bảng 1.12: Các khoản phải trả của VGT năm 2022 và 2023

Bảng 1.13: Hệ số khả năng thanh toán tức thời của VGT từ 2020 – 2023

Bảng 1.14: Chênh lệch giữa hệ số khả năng thanh toán tức thời của VGT cuối năm 2023 và cuối

năm 2020

Bảng 1.15: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của VGT từ 2020 – 2023

Bảng 1.16: Chênh lệch giữa hệ số khả năng thanh toán lãi vay của VGT cuối năm 2023 và cuối

năm 2020

Bảng 1.17: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của VGT từ 2020 – 2023

Bảng 1.18: Chênh lệch giữa hệ số khả năng thanh toán lãi vay của VGT cuối năm 2023 và cuối

năm 2020

Bảng 1.19: Hệ số khả năng thanh toán nhanh của VGT từ 2020 – 2023

Bảng 1.20: Chênh lệch giữa hệ số khả năng thanh toán nhanh của VGT cuối năm 2023 và cuối

năm 2020

Bảng 1.21: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của VGT từ 2020 – 2023

Bảng 1.22: Chênh lệch giữa hệ số khả năng thanh toán tổng quát của VGT cuối năm 2023 và

cuối năm 2020

Bảng 1.23: Các chỉ số thị trường của các công ty năm 2023

Bảng 1.24: Khả năng thanh toán và khả năng sinh lời của VGT giai đoạn 2022 và 2023

Bảng 1.25: Khả năng tự chủ tài chính của VGT giai đoạn 2022 và 2023

Trang 6

Đồ thị 1.6: Tỷ số tiền mặt của VGT, MSH, STK và TCM giai đoạn 2020 - 2023

Đồ thị 1.7: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của VGT, MSH, STK và TCM giai đoạn 2020 – 2023

Đồ thị 1.8: Số vòng quay hàng tồn kho của VGT, MSH, STK và TCM giai đoạn 2020 - 2023

Đồ thị 1.9: Số ngày vòng quay hàng tồn kho của VGT, MSH, STK và TCM giai đoạn 2020

-2023

Đồ thị 1.10: Số vòng quay khoản phải thu của VGT, MSH, STK và TCM giai đoạn 2020 – 2023

Đồ thị 1.11: Số ngày vòng quay khoản phải thu của VGT, MSH, STK và TCM giai đoạn 2020

-2023

Đồ thị 1.12: Số vòng quay tổng tài sản của VGT, MSH, STK và TCM giai đoạn 2020 - 2023

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Hiệp định Đối tác Toàn diện

và Tiến bộ xuyên Thái Bình

Dương

cổ phiếu

Liên minh châu Âu-Việt

Nam

tổng quát

May Sông Hồng

Trang 8

13 P/E Price to Earning ratio Chỉ số giá thị trường trên thu

nhập

trị sổ sách

-Thương mại Thành Công

Mã chứng khoán của CTCPDệt may - Đầu tư - Thươngmại Thành Công

chưa niêm yết

Nam

Mã chứng khoán của Tậpđoàn Dệt May Việt Nam

26 Vinatex Vietnam National Textile & Garment Group Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Trang 9

I SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY

A Thông tin cơ bản

- Tên tiếng Việt: Tập đoàn Dệt May Việt Nam

- Tên tiếng Anh: Vietnam National Textile & Garment Group

- Tên viết tắt: VINATEX

- Người đại diện theo pháp luật: Ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc

- Logo:

- Vốn điều lệ: 5,000,000,000,000

- Trụ sở chính: 25 Bà Triệu, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Trụ sở giao dịch: 41A Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Trang 10

Năm 2010: Thủ tướng Chính phủ ban hành QĐ số 974/QĐ-TTg ngày 25/06/2010 về việcchuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) thành CT TNHH MTV do Nhànước làm chủ sở hữu.

Năm 2014: Tập đoàn Dệt May Việt Nam cổ phần hóa thành công theo QĐ 320/QĐ-TTGcủa Thủ tướng Chính phủ với vốn điều lệ ban đầu 5,000 tỷ đồng

Ngày 03/01/2017: Giao dịch đầu tiên trên sàn UPCoM với giá tham chiếu 13,500đ/cp.Quá trình hình thành và phát triển của Vinatex gắn liền với lịch sử hình thành và pháttriển ngành Dệt may Việt Nam Vinatex luôn giữ vị trí nòng cốt, đóng góp đáng kể vào sự pháttriển của ngành

B Hoạt động kinh doanh

Là đơn vị kinh doanh chủ đạo trong ngành Dệt may Việt Nam, sản phẩm dịch vụ củaVinatex bao gồm nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ trong chuỗi cung ứng đầy đủ của hoạt động sảnxuất kinh doanh và phân phối sản phẩm dệt may bao gồm: Nhóm sản phẩm sợi; Nhóm sản phẩmdệt thoi; Nhóm sản phẩm dệt kim; Nhóm sản phẩm may; Nhóm nghiên cứu và phát triển

Với Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) là công ty mẹ, bên cạnh các sản phẩm, dịch

vụ, Vinatex còn thực hiện việc nghiên cứu công nghệ, thiết kế và đào tạo nguồn nhân lực chongành dệt may thông qua hệ thống 7 đơn vị nghiên cứu đào tạo; Vinatex có gần 120 công ty con,công ty liên kết là các công ty cổ phần

Về ngành nghề kinh doanh, Vinatex hoạt động đa lĩnh vực từ xuất nhập khẩu, sản xuất –kinh doanh hàng dệt may đến hoạt động thương mại dịch vụ; có hệ thống phân phối kinh doanhbán buôn, bán lẻ; hoạt động đầu tư tài chính; đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp,

đô thị, bất động sản và các lĩnh vực hỗ trợ ngành sản xuất chính dệt may…

C Định hướng phát triển

Vinatex với tầm nhìn – sứ mệnh là “Xây dựng giá trị và sự hài lòng cho khách hàng bằngcách thiết lập Tập đoàn Dệt may Việt Nam trở thành nhà sản xuất hàng dệt may hàng đầu thếgiới, có khả năng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ trọn gói trên toàn chuỗi cung ứng, thờitrang, chất lượng cao và thân thiện với môi trường” Đồng thời, “đạt hiệu quả sản xuất cao nhờliên tục cải thiện chất lượng quản lý và chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ, chăm lođời sống cho người lao động và có trách nhiệm với xã hội”

Trang 11

Trong giai đoạn 2022-2025, Vinatex đã xác định mục tiêu chiến lược “Trở thành mộtđiểm đến cung cấp giải pháp trọn gói về dệt may thời trang cho khách hàng doanh nghiệp Từngbước vươn lên thang bậc cao hơn của chuỗi giá trị về thiết kế và thương hiệu” Với định vị sảnphẩm về cơ bản vẫn đảm bảo mức độ cạnh tranh về giá, tuy nhiên có sự tiến dần đến các mụctiêu khác biệt hoá và phục vụ thị trường ngách.

Để thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030,Tập đoàn xác định, việc quan trọng nhất trong ngắn hạn vẫn là làm tốt công tác phòng chốngdịch bệnh, ổn định lao động để phát triển sản xuất Bên cạnh đó, cần phải có kế hoạch tạo liênkết chuỗi sản xuất dệt may, tăng cường xuất khẩu và đầu tư vào các dự án nhà máy Sợi, Dệtnhuộm chất lượng cao; Tập trung chuyển đổi số, hoàn thiện quy trình quản trị; Định hướng pháttriển về thị trường và khách hàng theo từng nhóm ngành (Sợi, May, Dệt nhuộm); Đầu tư vàocông nghệ; Đào tạo nguồn nhân lực; Tăng cường quản trị rủi ro và lập kế hoạch để tận dụng cóhiệu quả các nguồn lực tài chính của Tập đoàn

II TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ

Kinh tế thế giới từ năm 2019 đến nay đã trải qua những biến động mạnh mẽ chưa từng

có, chủ yếu do tác động của đại dịch COVID-19 Tăng trưởng toàn cầu năm 2019 đã chậm lạiđáng kể (2,9% theo IMF), chịu ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và Brexit Tuynhiên, từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 đã gây ra cuộc suy thoái sâu nhất kể từ Thế chiếnthứ hai, với mức giảm GDP toàn cầu ước tính -3,1% (theo World Bank)

Vào năm 2021, nhờ các chương trình kích thích kinh tế quy mô lớn và quá trình tiêmchủng vaccine, nền kinh tế thế giới đã có sự phục hồi mạnh mẽ, đạt mức tăng trưởng 5,9% (theoWorld Bank) Tuy nhiên, sự phục hồi này không đồng đều giữa các quốc gia và khu vực, phụthuộc vào mức độ kiểm soát dịch bệnh, quy mô các gói kích thích và cấu trúc kinh tế của từngnước Đến năm 2022, lạm phát toàn cầu tăng cao do nhiều yếu tố, bao gồm việc mở cửa trở lạinền kinh tế sau đại dịch, các vấn đề về chuỗi cung ứng, và cuộc xung đột Nga - Ukraine Cục Dựtrữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác đã phải tăng lãi suất để kiềm chế lạmphát, gây ra lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu Và ngay năm sau đó thôi, nền kinh tế thế giớitiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm lạm phát cao, tăng trưởng chậm lại, và sự bất ổn

Trang 12

địa chính trị Các dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã được điều chỉnh giảm so với các nămtrước Tuy nhiên, một số khu vực như châu Á đang cho thấy những dấu hiệu phục hồi tích cực.

III TỔNG QUAN VỀ NGÀNH

Ngành Dệt may là một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng nhất trên toàn cầu, đónggóp lớn vào việc tạo ra việc làm và thu nhập cho hàng triệu người Trên thế giới, ngành này hiệnchiếm khoảng 2-3% GDP toàn cầu và dự báo sẽ đạt giá trị khoảng 1.300 tỷ USD vào năm 2025 Các nước sản xuất lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh và Việt Nam đóng vai trò then chốttrong chuỗi cung ứng toàn cầu

Tại Việt Nam, ngành Dệt may đã trở thành một trong những lĩnh vực chủ lực, chiếmkhoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo ra khoảng 2,5 triệu việc làm Việt Nam được xem

là một trong những điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài trong ngành này nhờ vào chi phí laođộng cạnh tranh và sự cải thiện về hạ tầng Các hiệp định thương mại tự do (FTA) như CPTPP

và EVFTA đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam, giúp tăngcường xuất khẩu và mở rộng thị trường Khi Dệt may phát triển, tất nhiên nền nông nghiệp pháttriển với các ngành trồng bông, đay hay nuôi tằm,… Sau đó, nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhữngngành sản xuất nguyên phụ liệu Chưa dừng lại ở đó, nếu Dệt may phát triển bền vững, nhữngnền công nghiệp như sản xuất máy móc, thiết kế phần mềm công nghệ cũng sẽ đi lên Nhữngngành dịch vụ như vận chuyển, marketing cũng có cơ hội lớn để phát triển Từ đó, nền kinh tếtập trung vào nông nghiệp của Việt Nam sẽ từ từ chuyển đổi thành công nghiệp – dịch vụ

Tuy nhiên, ngành Dệt may Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức, như áp lực từcác quy định môi trường ngày càng nghiêm ngặt, biến đổi khí hậu, và nhu cầu ngày càng cao vềsản phẩm bền vững Để thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển đổi sang quy trình sảnxuất thân thiện với môi trường và áp dụng công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và chấtlượng sản phẩm Về lĩnh vực chuyển đổi số, theo ông Phí Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội tin họcthành phố Hồ Chí Minh, hiện có rất nhiều nền tảng và giải pháp của các doanh nghiệp công nghệViệt phù hợp với các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ, thay vì phải sử dụng công nghệ rất đắttiền của nước ngoài Các giải pháp của các doanh nghiệp công nghệ Việt có thể đo được nănglượng tiêu thụ của từng động cơ, tính được giá thành trên từng dây chuyền Theo đó, doanh

Trang 13

nghiệp hoàn toàn có thể điều độ được sản xuất phù hợp, vừa tiết kiệm năng lượng, vừa có giáthành tốt nhất.

IV PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY

A PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

1 Tổng Nguồn vốn

Bảng 1.1: Chênh lệch trong Tổng nguồn vốn của VGT giai đoạn 2020 - 2033

Tổng nguồn vốn của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT) trong giai đoạn 2020 đến 2023cho thấy sự biến động rõ rệt, phản ánh những thách thức và cơ hội mà tập đoàn đã phải đối mặt.Năm 2020, tổng nguồn vốn đạt khoảng 18.02 nghìn tỷ đồng Sang năm 2021, con số này tăng lên20.35 nghìn tỷ đồng, ghi nhận sự phục hồi tích cực sau tác động ban đầu của đại dịch COVID-

19, với mức tăng 2.33 nghìn tỷ đồng (tương đương 12.92%) Tuy nhiên, trong giai đoạn

2021-2022, tổng nguồn vốn giảm nhẹ xuống 20.03 nghìn tỷ đồng, giảm 312 tỷ đồng (khoảng -1.54%),

do chi phí nguyên liệu tăng cao và cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ quốc tế Những yếu tố nàybao gồm sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may giảmmạnh trong thời điểm cao điểm của dịch Mặc dù nhu cầu phục hồi mạnh mẽ khi các nền kinh tế

mở cửa trở lại, nhưng điều này lại tạo áp lực lên nguồn cung, kéo theo giá nguyên liệu thô nhưbông và sợi tăng cao, khiến chi phí sản xuất gia tăng Đến năm 2023, tổng nguồn vốn giảmxuống còn 19.08 nghìn tỷ đồng, với sự suy giảm 957 tỷ đồng (khoảng -4.78%), phản ánh nhữngthách thức trong việc duy trì sản xuất và doanh thu trong bối cảnh biến động toàn cầu Các yếu tốnhư thời tiết khắc nghiệt, giá năng lượng tăng cao, và tình hình địa chính trị bất ổn cũng đã ảnhhưởng đến chi phí sản xuất Cạnh tranh từ các nước sản xuất khác như Bangladesh và Ấn Độ đãgia tăng, gây áp lực lên thị phần và giá cả Bên cạnh đó, biến động tỷ giá hối đoái và các chínhsách thuế mới đã làm giảm khả năng cạnh tranh của VGT Những yếu tố này đã góp phần vào

Trang 14

việc ghi nhận chênh lệch âm trong nguồn vốn và doanh thu của tập đoàn, đòi hỏi VGT phải điềuchỉnh chiến lược để khôi phục tăng trưởng bền vững trong tương lai.

2 Nợ phải trả

Bảng 1.2: Nợ phải trả của VGT giai đoạn 2020 - 2023

Nhìn chung, trong giai đoạn 2020 đến 2023, cơ cầu nợ phải trả của Tập đoàn Dệt mayViệt Nam (VGT) đã ghi nhận những biến động đáng chú ý Nợ ngắn hạn tăng từ khoảng 5.67nghìn tỷ đồng năm 2020 lên 6.99 nghìn tỷ đồng năm 2021, với mức tăng 1.31 nghìn tỷ đồng(tương đương 23.16%), phản ánh nhu cầu tài chính cấp bách trong bối cảnh phục hồi sau đạidịch Tuy nhiên, nợ ngắn hạn chỉ tăng nhẹ thêm 89.94 tỷ đồng (1.29%) trong năm 2022 và sau đógiảm 184.45 tỷ đồng (-2.61%) vào năm 2023, cho thấy VGT đã chủ động trong việc quản lý nợngắn hạn, nhằm tránh gánh nặng tài chính Ngược lại, nợ dài hạn lại giảm mạnh từ 4.28 nghìn tỷđồng năm 2020 xuống còn 3.04 nghìn tỷ đồng năm 2023, với sự suy giảm tổng cộng 1.24 nghìn

tỷ đồng (-28.93%) Điều này có thể cho thấy sự chuyển hướng chiến lược của VGT trong việcgiảm phụ thuộc vào nợ dài hạn để cải thiện khả năng thanh khoản Công ty đã nỗ lực trong việcđiều chỉnh cơ cấu tài chính, giảm nợ dài hạn và tăng cường quản lý nợ ngắn hạn Điều này khôngchỉ giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng tài chính mà còn nâng cao niềm tin từ các nhà đầu

tư, thể hiện qua việc duy trì dòng tiền ổn định trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành Dệtmay Việc Tập đoàn Dệt may Việt Nam áp dụng các biện pháp tối ưu hóa chi phí và nâng caohiệu suất sản xuất cũng là yếu tố quan trọng giúp thu hút nguồn vốn đầu tư, từ đó khôi phục vàphát triển bền vững trong những năm tới

Trang 15

3 So sánh vốn chủ sở hữu của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam với các công ty cùng ngành giai đoạn 2020-2023

Bảng 1.3: Vốn chủ sở hữu của VGT, TCM, STK và MSH giai đoạn 2020 – 2023

Cơ cấu huy động vốn của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT) thể hiện qua vốn chủ sởhữu lớn nhất trong ngành, dao động từ 8,068 nghìn tỷ đồng vào năm 2020 và đạt đỉnh vào năm

2022 với 9,430 nghìn tỷ đồng trước khi giảm nhẹ vào năm 2023 (9,141 nghìn tỷ đồng) Điều nàyphản ánh quy mô thị phần lớn của VGT, là tập đoàn đầu ngành, có khả năng huy động vốn mạnh

và có sự hỗ trợ từ các đơn vị thành viên, đóng góp lớn vào chuỗi cung ứng dệt may cả nước Sovới VGT, Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) có vốn chủ sởhữu thấp hơn nhiều, nhưng tăng trưởng đáng kể qua các năm, từ 1,639 nghìn tỷ đồng năm 2020lên 2,010 nghìn tỷ đồng năm 2023 TCM cũng có thị phần lớn trong xuất khẩu dệt may với mức

độ tăng trưởng ổn định, đặc biệt vào năm 2022 với mức tăng 15,82% Bên cạnh đó Công ty Cổphần Sợi Thế Kỷ (STK) có vốn chủ sở hữu nhỏ hơn hẳn so với VGT và TCM, chỉ đạt 1,629nghìn tỷ đồng vào năm 2023, nhưng tốc độ tăng trưởng lại vượt trội, đặc biệt là trong giai đoạn2021-2022 với mức tăng 22,41% STK tập trung vào mảng sản xuất sợi tái chế, một phân khúcngách nhưng đang có tiềm năng tăng trưởng cao, đặc biệt trong xu hướng phát triển bền vững

Và cuối cùng so với VGT thì Công ty Cổ phần May Sông Hồng (MSH) có vốn chủ sở hữukhoảng 1,809 nghìn tỷ đồng vào năm 2023, tăng 25,45% từ 2020 Tuy có quy mô nhỏ hơn VGTnhưng MSH lại có hiệu suất kinh doanh tốt và thị phần trong lĩnh vực may mặc xuất khẩu, đặcbiệt là sản phẩm gia công cho các thương hiệu lớn

Trang 16

Bảng 1.4: So sánh mức độ tăng trưởng Vốn chủ sở hữu của từng công ty giai đoạn 2021 –

2023

VGT (Tập đoàn Dệt may Việt Nam) có tình hình tài chính ổn định nhưng tăng trưởngchậm hơn so với các công ty khác Từ 2020 đến 2023, vốn chủ sở hữu của VGT tăng 14,43%vào năm 2021 và 2,13% vào năm 2022, trước khi giảm 3,06% vào năm 2023 Trong khi đó, cáccông ty như TCM và STK có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn: TCM tăng 15,82% vào năm 2022 vàSTK tăng mạnh 22,41% cùng năm, cho thấy sự phát triển tích cực của các công ty nhỏ hơn

Điểm tốt của VGT là quy mô vốn lớn, giúp duy trì vị thế dẫn đầu ngành Tuy nhiên, điểmchưa tốt là tăng trưởng vốn chủ sở hữu chậm và giảm sút vào năm 2023, có thể phản ánh khókhăn trong việc mở rộng thị phần hoặc tối ưu hóa vốn Các công ty như STK và TCM với tốc độtăng trưởng nhanh hơn cho thấy họ đang có sức bật tốt hơn trong việc gia tăng giá trị tài sản

Trang 17

B PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN

1 Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex)

1 1 Phân tích khái quát

Bảng 1.5: Các chỉ tiêu về tài sản giai đoạn 2020 - 2023 của Vinatex

1.1.1 Biến động

Vào năm 2020, tổng tài sản của Vinatex ghi nhận 18.019 tỷ VNĐ, với tài sản ngắn hạn là7.301 tỷ VNĐ và tài sản dài hạn là 10.717 tỷ VNĐ Sang đến năm 2021, mặc dù thị trường dệtmay thế giới vẫn chưa ổn định do chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, tổng tài sản củaVinatex vẫn ghi nhận sự gia tăng đáng kể với gần 2.326 tỷ VNĐ so với năm 2020; trong đó, tàisản ngắn hạn tăng 2.244 tỷ VNĐ và tài sản dài hạn tăng 82 tỷ VNĐ Điều này cho thấy khả năngphục hồi mạnh mẽ và sự ổn định trong hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện những dấu hiệu tíchcực trong tiềm lực phát triển của Vinatex

Đến năm 2022, tổng tài sản của doanh nghiệp có xu hướng sụt giảm 312 tỷ VNĐ so vớinăm 2021 Nguyên nhân chủ yếu là do giá trị tài sản dài hạn giảm mạnh hơn 321 tỷ VNĐ; trongkhi tài hạn ngắn hạn tăng hơn 9 tỷ VNĐ Điều này cho thấy dòng tiền đang trở nên không ổnđịnh, tiềm ẩn sự bất ổn định trong điều hành tài chính của Vinatex Vinatex tiếp tục ghi nhận sựsụt giảm gần 957 tỷ VNĐ vào năm 2023, với tài sản dài hạn tiếp tục giảm xuống 413 tỷ VNĐ so

Trang 18

với năm 2022 và tài sản ngắn hạn cũng giảm gần 544 tỷ VNĐ với sự sụt giảm chủ yếu đến từhàng tồn kho và đầu tư tài chính ngắn hạn.

1.1.2 Cơ cấu tài sản

Khi xem xét tổng tài sản của Vinatex trong giai đoạn 2020-2023, tài sản ngắn hạn chiếm

tỷ trọng lần lượt là 40.52%, 46.92%, 47.70% và 47.24% Trong khi đó, tài sản dài hạn chiếm lầnlượt là 59.48%, 53.08%, 52.30% và 52.76% Điều này cho thấy, chính sách đầu tư của Vinatexchủ yếu thiên về đầu tư tài sản ngắn hạn, khi có sự gia tăng trong tỷ trọng tài sản ngắn hạn và sựsụt giảm trong tỷ trọng tài sản dài hạn qua các năm 2020-2022 (vào năm 2023 tỷ trọng tài sảnngắn hạn và dài hạn thay đổi không đáng kể) Định hướng đầu tư này cho thấy doanh nghiệpđang muốn duy trì sự linh hoạt để nhanh chóng điều chỉnh theo những thay đổi trong thị trườnghoặc nhu cầu tiêu dùng Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Vinatex có thể đang ưu tiên giữtiền mặt và các khoản đầu tư dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, giúp đảm bảo khả năng thanhkhoản trong ngắn hạn, dễ dàng thích ứng với những rủi ro trong quá trình hoạt động

1. 2 Phân tích chi tiết

1.2.1 Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn của Vinatex trong giai đoạn 2020-2022 có xu hướng tăng Cụ thể vàonăm 2020 là 7.301 tỷ VNĐ với tỷ trọng 40.52%, năm 2021 giá trị 9.546 tỷ VNĐ với tỷ trọng46.92% và năm 2022 giá trị 9.555 tỷ VNĐ tỷ trọng là 47.70% Ngược lại với năm 2023, ghi nhận

sự giảm xuống trong tài sản ngắn hạn với 9.011 tỷ VNĐ và tỷ trọng là 47.24% Sở dĩ có sự giảmnhư trên là do sự biến động của các chỉ tiêu trong tài sản ngắn hạn

Tiền và các khoản tương đương tiền tăng dần qua các năm Cụ thể vào năm 2023 ghinhận gần 668 tỷ tiền mặt; tăng nhiều hơn so với các năm 2022, 2021 và 2020 lần lượt là 52 tỷVNĐ, 31 tỷ VNĐ và 198 tỷ VNĐ Điều này, thể hiện doanh nghiệp đang có dòng tiền mạnh mẽ,tính thanh khoản cao, sẵn sàng trước những biến cố có thể xảy ra Tuy giá trị của tiền và tươngđương tiền tăng, tuy nhiên tỷ trọng tăng tương đối thấp làm cho tổng tài sản vào năm 2023 vẫngiảm

Năm 2020, đầu tư tài chính ngắn hạn ghi nhận 1.519 tỷ VNĐ và tăng mạnh vào năm

2021 với 2.251 tỷ VNĐ Điều này cho thấy Vinatex đang tìm kiếm cơ hội sinh lời từ các khoản

Trang 19

do đại dịch Sang đến năm 2022 thì chỉ số này giảm xuống còn 2.214 tỷ VNĐ và tiếp tục giảmxuống 2.186 tỷ VNĐ vào năm 2023.

Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2021 có giá trị là 3.087 tỷ VNĐ; tăng hơn 427 tỷ VNĐ

so với năm 2020 Tới năm 2022 giá trị của các khoản phải thu ngắn hạn lại giảm xuống 2.331 tỷVNĐ với tỷ trọng 11,64% và lại tiếp tục tăng lên tới 2.777 tỷ VNĐ vào năm 2023

Hàng tồn kho của công ty có tỷ trọng tăng lớn nhất trong tổng tài sản Năm 2020, giá trịhàng tồn kho là 2.444 tỷ VNĐ, tỷ trọng 13.56% thì đến năm 2021, giá trị hàng tồn kho tăng lêntới 3.352 tỷ VNĐ với tỷ trọng 16.48% và đạt tới 4.137 tỷ VNĐ vào năm 2022 Chủ yếu là do sựgia tăng của Nguyên vật liệu, phản ánh chiến lược tích trữ nhằm ứng phó với những rủi ro trongchuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19 gây ra Đến năm 2023, khi thị trường đã dần ổn định thìgiá trị này giảm xuống còn 3.116 tỷ VNĐ

1.2.2 Tài sản dài hạn

Vào năm 2021, tài sản dài hạn của Vinatex ghi nhận 10.799 tỷ VNĐ, tăng hơn 82 tỷVNĐ so với năm 2020 Sự tăng này chủ yếu đến từ tài sản cố định, khi Vinatex khánh thành vàđưa vào sử dụng hai nhà máy Sợi bất chấp tình hình khó khăn bởi dịch bệnh, với mục tiêu giaiđoạn 2022-2025 là hình thành năng lực cung ứng đủ lớn cho ngành hàng dệt kim Những dự ánnày đã phát huy hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn thị trường sợi khởi sắc năm 2021

Qua tới năm 2022 và 2023, ghi nhận tài sản dài hạn của Vinatex giảm dần qua các năm.Trong đó giá trị tài sản cố định hữu hình giảm xuống còn 6.254 tỷ VNĐ vào năm 2022 và 5.871

tỷ VNĐ vào năm 2023 Chủ yếu do thanh lý, khấu hao và chi phí đầu tư không đáng kể khi hoạtđộng sản xuất tại các nhà máy đang ở trong giai đoạn ổn định, không có đầu tư lớn Mặc dù có

sự sụt giảm, nhưng tài sản dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng khá cao so với tài sản ngắn hạn trong tổngtài sản, chủ yếu là đến từ sự gia tăng của các khoản Đầu tư tài chính dài hạn với 3.098 tỷ VNĐ;tăng hơn 165 tỷ VNĐ so với năm 2022 do đầu tư vào các Công ty liên kết

Trang 20

2 So sánh hiệu quả sử dụng vốn của Vinatex và 3 doanh nghiệp cùng ngành (CTCP Sợi Thế Kỷ (STK); CTCP Đầu tư – Thương mại – Thành công (TCM); CTCP May Sông Hồng (MSH)) vào năm 2022 và 2023

Bảng 1.6: Các chỉ số về tài sản vào năm 2022, 2023 của STK, TCM và MSH

Đáng giá tổng tài sản thì Vinatex là lớn nhất khi so sánh với cả 3 doanh nghiệp còn lại,với 19.076 tỷ VNĐ vào năm 2023; gấp 6.4 lần so với STK, 5.8 lần với TCM và 5.5 lần so vớiMSH; cho thấy vị thế dẫn đầu của tập đoàn trong thị trường dệt may Việt Nam

Đối với tài sản ngắn hạn, ta nhận thấy xu hướng đầu tư vào tài sản ngắn hạn của Vinatextăng dần qua các năm TCM và MSH cũng có chiến lược tương tự khi tỷ trọng tài sản ngắn hạncủa 2 công ty này tăng từ năm 2022 với tỷ trọng lần lượt là 62.32% và 71.09% lên 64.97% và73.92% vào năm 2023 Ngược lại, STK lại có sự sụt giảm về tỷ trọng trong tài sản ngắn hạn từ56.47% năm 2022 xuống 46.94% vào năm 2023

Đối với tài sản dài hạn, STK có sự tăng mạnh tới hơn 652 tỷ VNĐ so với năm 2022, chothấy chiến lược đầu tư thiên về dài hạn của doanh nghiệp Trong khi đó Vinatex, TCM và MSHđều cùng có sự sụt giảm trong tài sản dài hạn Điều này thể hiện sự thu hẹp trong quy mô, khảnăng sản xuất của và sự cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp này vào năm 2023

C TÌNH HÌNH CÔNG NỢ

Tình hình công nợ của một doanh nghiệp phản ánh khả năng tài chính và sức khỏe củadoanh nghiệp thể hiện qua việc thu hồi các khoản phải thu và phải trả Phân tích quy mô và thờigian của tình hình công nợ giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định chiến lược về quản lý dòngtiền, tối ưu hóa các khoản phải thu và phải trả Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể duy trì mối quan hệtốt với khách hàng và nhà cung cấp, đồng thời đảm bảo khả năng thanh khoản, giúp phát triển

Trang 21

Thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoànDệt may Việt Nam, nhóm chúng tôi đã phân tích ra được tình hình công nợ của công ty qua cácnăm bằng các chỉ tiêu sau:

Các khoản phải thu

Bảng 1.7: Tình hình công nợ phải thu

Bảng phân tích cho ta thấy năm 2023 tổng các khoản phải thu của VINATEX tăng 312,8

tỷ đồng so với năm 2022, đạt 2.824,5 tỷ đồng Sự gia tăng này chủ yếu đến từ các khoản phải thungắn hạn, đặc biệt là khoản phải thu từ khách hàng, tăng 363,5 tỷ đồng Mặt khác, các khoảnphải thu dài hạn giảm hơn 50,5 tỷ đồng, chủ yếu do giảm các khoản trả trước cho người bán dàihạn và phải thu về cho vay dài hạn Đồng thời, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã tăng dự phòngphải thu ngắn hạn khó đòi thêm 14,3 tỷ đồng, phản ánh sự thận trọng hơn trong việc đánh giá rủi

ro thu hồi nợ Điều này cho thấy VINATEX đang chú trọng đến việc quản lý các khoản phải thu

Trang 22

ngắn hạn, nhưng cần tiếp tục kiểm soát để duy trì khả năng thanh khoản và giảm thiểu rủi ro tíndụng.

Các khoản phải trả

Trang 23

Bảng 1.8: Tình hình công nợ phải trả

Bảng phân tích cho thấy các khoản phải trả trong hai năm qua cho thấy doanh nghiệp đãđạt được một số tiến bộ đáng kể Tổng số tiền phải trả đã giảm từ 10.607.251.192.418 đồng trongnăm 2022 xuống còn 9.934.356.815.699 đồng trong năm 2023, giảm khoảng 6,7% Điều này chothấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp đã được cải thiện Nợ ngắn hạn năm 2023 giảmxuống còn 6.894.000.064.917 VND, so với 7.085.240.114.896 VND năm 2022, trong đó cáckhoản phải trả người lao động và chi phí ngắn hạn có mức giảm đáng kể Tuy nhiên, cần lưu ýrằng khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn lại tăng đáng kể, từ 4.232.687.030.334 đồng lên3.901.104.879.367 đồng Điều này cho thấy doanh nghiệp vẫn phụ thuộc đáng kể vào nguồn vốnvay để hoạt động Để đảm bảo ổn định tài chính lâu dài, doanh nghiệp cần có kế hoạch trả nợ rõràng, đa dạng hóa nguồn vốn và quản lý chặt chẽ chi phí

Số vòng quay khoản phải thu của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT) trong hai năm 2022 và 2023, cùng với sự chênh lệch tuyệt đối và tương đối:

Ngày đăng: 26/10/2024, 06:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w