Đề án đã đạt được kết quả sau: Công tác quản lý thu thuế TNDN tại Cục thuế Hà Nam đã và đang ngày càng hoàn thiện tại khâu lập dự toán và khâu kiểm tra, kiểm soát, từ đó đảm bảo thu đúng
Nhiệm vụ nghiên cứu ¿ + ++2+2++++E+E+E£EexexzErErrvrrrrrrrrrrree 3 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .-222222222222222222272222222222222 e 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu -2-©-2+2222+2EE22EE2221227212271.222 2E crer 3
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đề án gồm:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- Đánh giá thực trạng quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2020 - 2023 Qua đó rút ra được kết luận về kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2025 tầm nhìn 2030
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vào các nội dung chủ yếu của công tác quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh, bao gồm: quản lý công tác kê khai, kế toán thuế, công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, và công tác thanh tra, kiểm tra thuế
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Hà Nam
- Phạm vi về thời gian: Thực trạng quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tại tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2020-2023, từ đó đề xuất
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Đề khảo sát và đánh giá đề tài: “Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam”, đề án thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn Sau:
- Thu thập từ các quy định của các cơ quan nhà nước gồm: các văn bản luật, nghị định, thông tư hướng dẫn về công tác quản lý thuế TNDN của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và các quy định của tỉnh Hà Nam về công tác quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- Các báo cáo của Cục Thuế tỉnh Hà Nam về quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh; báo cáo tình hình kết quả thu ngân sách nhà nước; Báo cáo kết quả thu thuế; Báo cáo tình hình nợ thuế; Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra và các báo cáo khác có liên quan
- Thông qua các đề tài, luận văn thạc sĩ, công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại thư viện Trường Đại học Thương Mại
4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp thống kê mô tả
Dựa trên những số liệu, dữ liệu thống kê mô tả sự biến động cũng như những thay đổi về số liệu thu thuế thu nhập doanh nghiệp Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bản tỉnh Hà Nam
- Phương pháp tông hợp phân tích
Phương pháp này được sử dụng đề hệ thống hóa cơ sở dữ liệu về chính sách thuế TNDN và nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam từ đó làm cơ sở khoa học cho việc phân tích đánh giá thực trạng quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam Qua đó cũng chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, những hạn chế và tồn tại trong công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm đề xuất những giải pháp khả quan đề giải quyết tồn đọng, khắc phục hạn chế.
Quy trình và phương pháp thực hiện đề án 2¿2222222222z22222zz+- 4
Ý nghĩa thực tiễn 6 Kết cấu Đề án ©-2- 2222221222112711221122711221112111211211121121 1e 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LY THU THUE THU NHAP
- Đề án đề xuất một số giải pháp về công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam Các giải pháp tập trung vào giải quyết những vấn đề quan trọng của thuế thu nhập doanh nghiệp và giải quyết những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế của thuế thu nhập doanh nghiệp Trong đó, một số giải pháp được luận giải thấu đáo, có cơ sở lý luận và thực tiễn, là các đề xuất mới có giá trị thực tiễn. Đề án tốt nghiệp ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, có kết cầu bao gồm 3 chương:
Chương I Cơ sở luận lý luận về quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp Chương 2 Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Chương 3 Một số giải pháp và kiến nghị về công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
CHƯƠNG 1 CO SO LY LUAN VE QUAN LY THU THUE
THU NHAP DOANH NGHIEP 1.1 Khái quát về thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp
Lịch sử phát triển của loài người từ khi sự phân chia giai cấp đã xuất hiện Nhà nước, có chức năng quản lý mọi hoạt động trong nền kinh tế Để các bộ máy cấu thành nên nhà vận hành một cách trơn tru thì phải cung cấp cho nó nhân lực, tiền, của Nhưng chỉ phí này bộ máy Nhà nước đều phải tìm cách khai thác mọi nguồn thu đưới nhiều hình thức như vay, mượn, khai thác tài nguyên Song hình thức tập trung nguồn thu Thuế, phí, lệ phí thông qua quyền lực chính trị của mình là phô biến và chủ yếu Mới đầu là đóng góp bằng hiện vật, người nào làm ra thứ gì thì đóng góp bằng thứ đó, khi đất nước ngày càng phát triển thì hình thức đóng góp bằng tiền là chủ yếu Vì những khoản đóng góp này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người nộp, nên có nhiều người không tự giác đóng Thuế, Nhà nước phải dùng quyền lực chính trị của mình để bắt buộc mọi công dân trong phạm vi đóng Thuế phải nộp thuế cho Nhà nước Để hiểu rõ hơn về Thuế TNDN, cần tìm hiểu rõ về thu nhập: Thu nhập là những khoản thu hoặc của cải dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật của tổ chức, cá nhân nhận được từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền sở hữu sử dụng tài sản, vốn hoặc các thu nhập từ hoạt động khác Từ đó có thể nhận thấy thu nhập của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một chu kỳ nhất định thường là một năm
Trên cơ sở luận điểm biện chứng cho sự tồn tại của thuế TNDN thì có thể đồng nhất quan niệm về thuế TNDN là “Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp trong kỳ tính thuế”
Theo Vũ Xuân Dũng (2021) định nghĩa: “Thuế TNDN là loại thuế đánh vào thu nhập của các tổ chức sản xuất, kinh doanh và được tính trên thu nhập chịu thuế trong một thời kỳ nhất định”.
DN, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là người chịu thuế Tính chất trực thu được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế
- Thứ hai, Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của DN hoặc các nhà đầu tư Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ phí các DN, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN
- Thứ ba, Thuế TNDN là thuế khấu trừ trước Thuế TNCN Thu nhập mà các cá nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như: lợi tức cổ phan, lãi tiền gửi ngân hàng, lợi nhuận do góp vốn liên doanh, liên kết là phần thu nhập được chia sau khi nộp thuế TNDN
- Thứ tu, Thué TNDN thường ấn chứa các chính sách khuyến khích, ưu đãi của nhà nước Các chính sách khuyến khích, ưu đãi thuế vì các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hoặc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội thường được lồng ghép, thiết kế trong quy định pháp luật về thuế TNDN
1.1.3 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
Kinh tế thị trường luôn đặt ra và giải quyết 3 vấn đề cơ bản của nền kinh tế (sản xuất cái gì, sản xuất như thế nảo, sản xuất cho ai), là một phát triển vĩ đại của nhân loại Cơ chế thị trường thông qua những quy luật của nó đã tạo động lực thúc đây nền kinh tế phát triển, làm cho năng suất lao động tăng cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tiêu dùng và tích lũy Tuy nhiên bên cạnh đó cơ chế thị trường còn nhiều khuyết tật như: phân hóa giàu nghèo, giảm hiệu quả chung của nền kinh tế Để phát huy mặt tích cực, hạn chế tiêu cực của nền kinh tế thị trường Thuế nói chung và Thuế TNDN nói riêng có những vai trò sau:
- Thứ nhất, Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN Ở nhiều nước phát triển, Thuế trực thu chiếm khoảng trên 60%, Thuế gián thu chiếm khoảng 40% tổng các khoản thu về Thuế Tỷ lệ này ngày càng có xu hướng thay đổi theo chiều tăng Thuế trực thu, giảm Thuế gián thu, ở Việt Nam cũng như một số nước khác tỷ lệ Thuế trực thu còn thấp, nhưng tỷ lệ này có xu hướng tăng lên Bên cạnh đó, tỷ trọng thuế TNDN trong tổng số thu NSNN hàng năm (trừ dầu thô) chiếm khoảng 20%
- Thứ hai, Thuê thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trên cơ sở pháp luật
- Thứ 3, Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đây sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toản diện của nhà nước
- Thứ 4, Thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước trong việc thực hiện chức năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định
1.1.4 Nội dung cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tô chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
Khái quát về quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Hoàng Văn Hoan (2006): “Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định”
Theo Nguyễn Thanh Hội (2005): “Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách liên tục, có tô chức, liên kết các thành viên trong tô chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất”
Từ việc tổng hợp, phân tích các khái niệm, có thể khái quát Quản lý thuế TNDN là hoạt động tô chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế giúp đảm bảo người nộp thuế chấp hành đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Ngân sách Nhà nước theo dúng quy định của pháp luật
Như vậy, Quản lý thuế TNDN là hoạt động tổ chức điều hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm bảo NNT, chính là các doanh nghiệp, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế TNDN vào NSNN theo đúng quy định của pháp luật
Một cách cụ thể hơn, Quản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh là các hoạt động quản lý được thực hiện bởi chủ thể quản lý là cơ quan thuế cấp tỉnh Đối tượng chịu sự quản lý là các doanh nghiệp có các hoạt động kinh tế thuộc điện điều chỉnh của Luật Quản lý thuế và các Luật thuế trong phạm vi quản lý của Cục thuế tỉnh Theo thuế cấp tỉnh sẽ tiến hành lập dự toán, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và kiểm tra, giám sát đối với công tác thu, nộp thuế TNDN của các doanh nghiệp trên địa bàn thông qua các chi cục thuế cấp huyện, thị xã
* Các tiêu chí đánh giá quản lý thuế TNDN
- Bộ chỉ số tiêu chí áp dụng quản lý rủi ro trong lựa chọn NNT có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT
- Bộ chỉ số tiêu chí áp dụng quản lý rủi ro lựa chọn hồ sơ khai thuế TNDN có dấu hiệu rủi ro đề kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế
- Bộ chỉ số tiêu chí áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ
1.2.2 Mục tiêu của quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Mục tiêu quản lý thuế TNDN chỉ là một bộ phận và có phần hẹp hơn so với mục tiêu chung của công tác quản lý thuế nhưng cũng nằm trong những mục tiêu chung mà công tác quản lý thuế phải thực hiện
Quản lý thuế TNDN nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản sau:
- Một là, Tăng cường tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho ngân sách nhà nước trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu; thuế TNDN có số thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thuế nộp vào NSNN Vì vậy, làm tốt công tác quản lý thuế TNDN sẽ có tác dụng lớn trong việc tập trung huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN
- Hai la, Tăng cường công tác kiểm soát, tái phân phối thu nhập và điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội
- Ba là, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi để các DN chấp hành tốt nghĩa vụ thuế Trong cơ chế thị trường, Nhà nước thông qua công cụ luật pháp đề thực hiện sự tác động vào nền kinh tế ở tầm vĩ mô Ý thức chấp hành luật pháp của người nộp thuế sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tác động của Nhà nước đến nền kinh tế
Như vậy, quản lý thuế TNDN sẽ góp phần đảm bảo tính hiệu quả, rõ ràng và linh hoạt hạn chế thất thu NSNN Thông qua đó, vừa thực hiện động viên nguồn lực, vừa góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí
1.2.3 Nguyên tắc của quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
~ Một là, tuân thủ pháp luật Nguyên tắc này chỉ phối hoạt động của các bên trong quan hệ quản lý thuế bao gồm cả cơ quan nhà nước và người nộp thuế Nội dung của nguyên tắc này là quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý, quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế đều do pháp luật quy định
- Hai là, đảm bảo tính hiệu quả Giống như mọi hoạt động quản lý khác, hoạt động quản lý thuế phải tuân thủ nguyên tắc hiệu quả Các hoạt động quản lý thuế dược thực hiện, các phương pháp quản lý thuế được lựa chọn phải đảm bảo số thu vào ngân sách nhà nước là lớn nhất theo đúng luật thuế Đồng thời, chi phí quản lý thuế thấp nhất
- Ba là, công khai, minh bạch Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng của quản lý thuế Nguyên tắc công khai đòi hỏi mọi quy định về quản lý thuế, bao gồm hệ thống chính sách thuế và các quy trình, thủ tục thu nộp thuế phải công bố rộng rãi, công khai cho người nộp thuế và tất cả các tô chức, cá nhân có liên quan được biết
- Bốn là, tuân thủ và phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế cho mỗi nước Đồng thời, quá trình hội nhập cũng đòi hỏi mỗi quốc gia cần có những thay đổi quy định về quản lý, cũng như các chuân mực quản lý phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế
1.2.4 Nội dung quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.4.1 Lập dự toán thu thuế TNDN
Lập dự toán thu thuế là khâu đầu tiên của chu trình ngân sách nhằm xây dựng khả năng huy động nguồn thu của địa phương Trên cơ sở xây dựng dự toán thu hàng năm, cơ quan thuế thực hiện quản lý thu các khoản thuế theo dự toán, đảm bảo đạt và vượt dự toán
Công tác lập dự toán thu thuế bao gồm các bước sau:
PHAN TiICH VA DANH GIA THUC TRANG QUAN LY
Giới thiệu chung về Cục Thuế tỉnh Hà Nam và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam 2G S3 E18 1E 518 31 51 1E 111 51195110111 ngưng rườn 23
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Cục Thuế tỉnh Hà Nam
- Tên Đơn vị: Cục Thuế tỉnh Hà Nam
- Ngày thành lập: 01/01/1997 (Quyết định số 1135-TC/QĐ/TCCB ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
- Tổng số cán bộ công chức: 341 người
Cùng với sự kiện thành lập tỉnh Hà Nam, Cục Thuế tỉnh Hà Nam được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997 Trong bối cảnh một tỉnh mới được chia tách, điều kiện kinh tế - xã hội còn rất nhiều khó khăn, nhất là về cơ sở hạ tầng Văn phòng Cục Thuế tỉnh Hà Nam bước đầu phải đi thuê trụ sở, rất trật trội và khó khăn Các doanh nghiệp trên địa bàn còn ít và quy mô hoạt động còn nhỏ lẻ Trong bối cảnh như vậy, lãnh đạo cùng cấp uỷ Cục Thuế tỉnh Hà Nam đã xây dựng chương trình, kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị cho từng thời gian, từng đơn vị một cách cụ thể; cán bộ, công chức không ngừng phan đấu, vươn lên đồng hành và hội nhập với ngành Thuế cả nước, liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Thuế
Cục Thuế ở tỉnh Hà Nam là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quan ly thu thuế, lệ phí, và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật
Cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật Thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ, quyền han cu thé sau day:
+ Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quản lý thuế và các văn bản quy định của pháp luật khác có liên quan; các quy định, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế do Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế ban hảnh trên địa bản tỉnh, thành phó
+ Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; chủ trì và phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao
+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế; khai thuế; tính thuế, thông báo thuế; nộp thuế; hoàn thuế; khấu trừ thuế; miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; kế toán thuế đối với người nộp thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước
+ Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế
+ Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật
+ Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế
+ Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế;
+ Trực tiếp thanh tra chuyên ngành thuế, kiểm tra thuế, giám sát việc kê khai thuế, hoản thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế và chấp hành chính
25 sách pháp luật về thuế đối với người nộp thuế; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được ủy nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế
+ Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế, lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Ủy ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế
+ Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế
+ Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp; miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật
Thực trạng quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Hà Nam
2.2.1 Thực trạng lập và thực liện dự toán thu thuế TNDN
Công tác lập dự toán thu thuế được thực hiện cùng với lập dự toán thu NSNN hàng năm; căn cứ vào hướng dẫn thực hiện dự toán của Tổng cục thuế, kết quả ước thực hiện của năm, dự báo tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong năm tới Trên cơ sở dự toán được giao của tỉnh, lãnh đạo Cục Thuế cho bộ phân nghiệp vụ dự toán phối hợp với các Phòng xây dựng dự toán để giao thực hiện.
Những năm gần đây, để đảm bảo nhiệm vụ thu ngân sách của nhà nước mà dự toán thu NSNN của tỉnh Hà Nam được giao năm sau luôn cao hơn năm trước Vì vậy yêu cầu phải có sự chặt chẽ và hợp lý trong công tác lập và phân bô dự toán thu thuế của Cục Thuế tỉnh Hà Nam nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN của tỉnh cũng như tính chính xác trong quá trình thực hiện
Dưới đây là tình hình lập và phân bổ dự toán thu thuế của Cục Thuế tỉnh Hà Nam giai đoạn 2020-2023
Bing 2.2: Tinh hình lập và phân bỏ dự toán thu thuế của Cục Thuế tinh Ht Nam giai dogn 2020-2023
Ty trong trong thu thue Ÿ0 sánh
Chênh | Tỷ lỆ | (ênh [ Tỷ lệ ( Chênh ( Tỷ lệ thu 2020 | 2021 | 2022 | 003 204/201 | 2022 | 2023 lech | (%) | Ich | (5) | lặh | )
DN tu 2 165 IĐ (12 F105 06 |0 10 |ỉ 6) |5 ll | 109,09 nh
Tong thu | 7474 | 7589 | 10485) 11126 )X X X |X HỆ | 10184} 2896 0461 [II toan cuc
(Negwén: Cuc Thué tinh Ha Nam)
Theo số liệu từ Bảng 2.2 nhìn chung dự toán thu thuế được giao năm sau cao hơn năm trước Điều này hoàn toàn hợp lý vì nước ta đang là một trong những quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á Do vậy, Cục Thuế tỉnh Hà Nam cần nắm rõ tình hình phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn để đưa ra dự toán phù hợp đồng thời đảm bảo cho nguồn thu ngân sách toàn cục
Cụ thể, Dự toán tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Nam của năm 2020 là 7.474 tỷ đồng và tăng lên 7.589 tỷ đồng và 10.485 tỷ đồng vào năm 2021 va
2022, đến năm 2023 đã tăng lên 11.126 tỷ đồng Đối với thuế TNDN cục thuế dự toán thu năm 2020 là 1.817 tỷ đồng Năm 2021 và 2022 dự toán sẽ tăng lên lần lượt là 2.087 tỷ đồng và 2.726 tỷ đồng Về tỷ trọng trong tổng thu ngân sách trên địa bản tinh Ha Nam thì thuế TNDN vẫn đóng vai trò quan trọng và chiểm tỷ lệ cao và giữ ở mức ổn định Năm 2020 thuế TNDN đóng góp 24,31% trong tổng thu ngân sách, năm 2021, 2022 và năm 2023 lần lượt là 27,5 %, 26% và 16,63% Điều này cho thấy vai trò và tầm quan trọng trong công tác quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Hà Nam cũng như trên cả nước
Trong cơ cấu thu thuế TNDN chúng ta có thê thấy chủ trương Nghị quyết của Đảng Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam qua việc lập dự toán của Cục Thuế tỉnh Hà Nam Đó là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển, đồng thời cô phần hóa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước Cụ thể dự toán thuế thu từ các DN có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1.766 ty đồng năm 2020 tăng lên 2.087 tỷ đồng vào năm 2021 và 2.726 tỷ đồng vào năm 2022
Trong khi đó dự toán thu thuế từ các doanh nghiệp nhà nước giảm từ 33 tỷ đồng năm 2021 xuống 15 tỷ đồng vào năm 2022, đến năm 2023 dự toán thu thuế từ các doanh nghiệp nhà nước là 25 tỷ đồng Qua đây chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của công tác lập và phân bổ dự toán thu thuế nói chung và trên địa bàn tỉnh Hà Nam nói riêng Điều này thê hiện tầm nhìn chiến lược của tỉnh cũng như tuân theo những quyết định, chủ trương mà Đảng Bộ đề ra Đồng thời đảm bảo nguồn thu NSNN trong từng giai đoạn.
2.2.2 Thực trạng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT là một trong những khâu quan trọng trong việc giải quyết thủ tục hành chính Vì việc tuyên truyền hỗ trợ NNT giúp cho NNT nâng cao hiểu biết của mình về chính sách thuế; Đồng thời giúp NNT kịp thời nắm bắt được các chính sách thuế mới khi có sự thay đôi Từ đó, giúp NNT nâng cao được ý thức chấp hành pháp luật thuế tránh được các sai phạm trong việc kê khai thuế, nộp thué ;
Thời gian qua công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh
Hà Nam đã chuyển tải thông tin kịp thời các chính sách mới, giải đáp vướng mắc Các cán bộ thuế làm công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế đã ý thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền hỗ trợ, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc nhằm nâng cao ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế
Tích cực tuyên truyền pháp luật về thuế bằng nhiều hình thức: phát sóng truyền hình, truyền thanh, tuyên truyền thông tin về thuế qua việc cấp phát tờ rơi, đồng thời tập huấn chính sách thuế mới Ngoài các hình thức trên, các Chi cục thuế còn phối hợp với đài phát thanh xã phường để tuyên truyền, dựng các panô, áp phich, băng rôn, khâu hiệu tuyên truyền nhằm động viên mọi người dân tích cực nộp thuế đúng và đủ cho nhà nước
Qua bảng 2.3 cho thấy công tác tuyên truyền về thuế TNDN ở Cục Thuế tỉnh
Hà Nam được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, trong đó hình thức tuyên truyền nhiều nhất là qua loa đài của phường xã, qua đài phát thanh truyền hình của tỉnh, cấp phát tờ rơi và trên các panô, áp phích
Cục Thuế đã tô chức bộ phận trực tại cơ quan thuế để giải đáp các vướng mắc về thuế khi người nộp thuế trực tiếp đến cơ quan thuế hoặc hỏi qua điện thoại và hỏi bằng văn bản Các vướng mắc đều được giải đáp kịp thời, không có trường hợp trễ hạn, đồng thời chất lượng giải đáp cơ bản đáp ứng yêu cầu của người nộp thuế; những trường hợp chưa có trong chính sách đều báo cáo cấp có thâm quyền xử lý kịp thời.
(ua cdg te ndy, (ục Thu đi tổng hợp đây đủ những vướng mac phat sinh dé lam co st dong gop kien vio cdc dy thio sửa đôi, bo sung chính sách thu khi có chỉ đạo của cập trên
Bing 2.3: Thong kê công tít tuyển truyền hỗ trự và thuế tại Cụt Thuế tỉnh Hà Nam
TT Chi tiéu Donvi| Năm | Năm Năm Năm Ÿ sánh
(ng tít tuyên truyện Chinh : Tỷ lệ / Chênh ( Tỷ lệ | Chénh | Ty le lech | % | Tech | % | Ich | %
1 |Phatthanh truyenhinh | Bở | 9 | 1] 2 7] 8 Pt fay 2 fim) 3 7 as
1 |Baidingbéo,tapchi ' Bừ | l9 IW I3 | 2M | 118 | MO] 9 7 WO F218 TU
3 |Bienquing cio, pano,ép | Bên | 125 | 10 | WF 9 | 4% fe] ® Toy 3 1U phich
4 |Talbibingvinbin ' Lự| I5 IU 5 | ĐW |6 BỊ Ð (19019 TH Đ |Talựinetilp,guđện | Luot | 21.198 | 25695 | 28681 | 29.273 | 497 | ial | 96 | II | ỉ) | 10
6 |Tiphuin, dbithoai voi | Mớ | Hồ | 168 | 187 | 190 | BY Ss) Ð J1 3 | NNT
7 |Tiphuin chocéng chic | Bui] 4] 072) B ] 6 fml 2 uo) 1 fio
(Newén: Cuc Thué tinh Ha Nam)
Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT tại Cục thuế Thuế tỉnh Hà Nam giai đoạn
2020-2023 đã thực hiện các bước công việc từ lập kế hoạch đến tô chức thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ NNT và đã đạt được những kết quả khá tích cực, nhiều hình thức tuyên truyền chính sách thuế được áp dụng Nhìn chung công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế có nhiều đổi mới, tiễn bộ hơn qua các năm Biên tập, cập nhật ngắn gọn những nội dung chính sách thuế mới, các thủ tục hành chính thuế; truyền tải kịp thời qua thư điện tử tới các tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời công khai trên trang Web của ngành
Hằng năm Cục Thuế tình Hà Nam đã tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp và tuyên dương trao giấy khen cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể có thành tích cao trong việc chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách Nhà nước
Mục tiêu và phương hướng quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam
3.1.1 Mục tiêu quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế TNDN cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính theo định hướng chuẩn mực quốc tế; nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ; kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp địch vụ cho DN nộp thuế, nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của DN nộp thuế; tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT và đây mạnh việc kê khai thuế, nộp thuế điện tử từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN Với mục tiêu phấn đấu của toàn ngành thuế như trên, Cục Thuế tỉnh Hà Nam đã đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể đối với công tác quản lý thuế TNDN về mục tiêu, định hướng quản lý, chấp hành pháp luật thuế như sau
- Giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế TNDN (thủ tục kê khai, nộp thuế TNDN) để phấn đấu là một trong những địa phương được xếp hạng có mức độ thuận lợi về thuế đối với đối tượng nộp thuế
- 100% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 100% doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; 98% doanh nghiệp nộp thuế hải lòng với các dịch vụ mà Cục thuế tỉnh Hà Nam cung cấp
- Tỷ lệ hồ sơ khai thuế đã nộp trên tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp là 100%; tỷ lệ tờ khai thuế đúng hạn đạt tối thiêu là 92%; tỷ lệ tờ khai thuế được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế đạt tối thiêu là 98%
3.1.2 Phương hướng quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Cục thuế tỉnh Hà Nam xác định công tác quản lý thu thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng là nhiệm vụ hết sức nặng nề và khó khăn đối với tất cả cán
53 bộ, công chức trong toàn Cục Thuế, bởi số thu từ thuế TNDN luôn chiếm phần trọng yếu trong tổng số thu NSNN toàn tỉnh Chính vì vậy, Cục thuế tỉnh đã xác định “Công tác hoàn thiện quản lý thu thuế TNDN là rất cần thiết nhằm đảo bảo nguồn thu NSNN, tạo tiền đề phát triển kinh tế xã hội địa phương”
Với quan điểm đã nêu, Cục thuế tỉnh đã đề ra một số định hướng trong quản lý thu thuế TNDN đến năm 2025 về mục tiêu, định hướng quản lý, chấp hành pháp luật thuế như sau:
- Đổi mới bộ máy quản lý thu theo hướng tỉnh gọn và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế Xu hướng chung khi chuyển sang hệ thống thuế mới là việc tổ chức bộ máy hỗn hợp vừa theo chức năng, vừa theo đối tượng Ứng đụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào tất cả các khâu trong quá trình quản lý
- Tăng cường quản lý thuế phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới quản lý thuế, đảm bảo thi hành nghiêm các luật thuế, phát huy tối đa công cụ thuế trong ngành quản lý Nhà nước đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội trong những thời kỳ nhất định trên địa bàn tỉnh
- Thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đáp ứng đúng yêu cầu có tính nguyên tắc trong quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng Có thu đúng mới đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật thuế, tạo cơ sở cho NNT tin tưởng vào hệ thống pháp luật
- Tất cả các khâu trong quản lý thuế TNDN từ khâu tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng; xử lý tờ khai, kế toán thuế; thanh tra, kiểm tra; quản lý thu nợ đều thực hiện tin học hóa, ứng dụng CNTT Hình thức phô biến và hiệu quả trong công việc hiện đại hóa các khâu của quy trình quản lý thuế TNDN là: xây dựng cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin về thuế và các thông tin liên quan qua trang Web và các mạng máy tính;
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam
3.2.1 Hoàn thiện công tác lập dự toán thu thuế TNDN
Các bộ phận nhận dự toán thu của Cục Thuế tỉnh Hà Nam cần khai thác triệt dé các nguồn thu qua việc triển khai đồng bộ các biện pháp tô chức quản lý thu trên tat cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thuế TNDN để tăng thu NSNN, phan đấu hoàn thành nhiệm vụ thu những năm tiếp theo Phát động phong trào thi đua, phấn đầu toàn diện trong toàn Cục Thuế tỉnh Hà Nam ngay từ những tháng đầu, quý đầu của năm Đồng thời bám sát tình hình thực hiện thu nộp hàng tháng đề điều hành và điều chỉnh những khoản thu đạt thấp, hoặc có khả năng thu nhưng chưa tiến hành đốc thu Đối với các khoản thuế TNDN được gia hạn nộp thuế cần theo dõi chặt chẽ và đôn đốc kịp thời khi đến hạn
Lập dự toán thu thuế đối với DN cần theo sát quy trình lập dự toán một cách có căn cứ khoa học Quy trình lập dự toán có thê tương đối thống nhất như sau:
- Phân tích quan điểm, chiến lược và chính sách quản lý,thu thuế nhằm, khẳng định những kế hoạch định hướng cho lập dự toán thu thuế Dự toán thu thuế là nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã nêu ra trong chiến lược;
- Phân tích những biến động kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngành kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của DN như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất; sự thay đổi của đạo luật nói chung và chính sách thuế nói riêng;
- Phân tích thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến cấp độ tuân thủ thuế của
Một số kiến nghị -2-©22222222E2292E1227112711211127112211.2111 11 Xe 59
3.3.1 Kiến nghị với Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế
- Đề nghị Bộ Tài chính hợp nhất các thông tư hướng dẫn thi hành luật thuế TNDN trước đây thành một thông tư thống”nhất để NNT, cán bộ thuế”dễ tìm hiểu và thực hiện cho đúng
- Một số quy trình quản lý tạo thêm công việc và dễ dàng tăng thêm biên chế; đề nghị Tổng cục nghiên cứu đề đơn giản, giảm các bước công việc không cần thiết
- Cần thống nhất một số mẫu biểu vào một loại văn bản quy định thống nhất, tránh trường hợp một số hồ sơ lập theo nhiều dạng văn bản
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công chức, nhất là cán bộ làm công tác thanh tra, kêm tra
- Đề nghị nâng cấp hạ tầng truyền thông từ Cục Thuế đến các Cục thuế, từ cơ quan thuế đến Kho bạc, Hải quan; triển khai đồng bộ các ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế cho các Cục Thuế
- Hoàn thiện chính sách lương, thưởng và điều kiện, môi trường làm việc đối với công chức thuế: con người là yếu tổ quyết định sự thành công, tuy nhiên, công chức thuế, trong tình trạng chung, chưa được cải thiện thoả đáng về thu nhập và điều kiện, môi trường làm việc cũng như các cơ hội phát triên nghề nghiệp còn chưa khuyến khích thực sự thu hút nhân tài làm việc cho ngành thuế (bao gồm chính sách tuyên dụng, đề bạt, nâng lương )
3.3.2 Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam
Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh ôn định, có chính sách thu hút đầu tư từ nhiều nguồn để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư, qua đó tạo nguồn thu bền vững và ổn định cho ngân sách huyện
Chỉ đạo các ban, ngành phối hợp, kết hợp cơ quan thuế trong công tác quản - thu thuế nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác thu ngân sách, xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan thuế và các các cơ quan khác: Tài chính, Kho bạc, Hải quan, Ngân hàng, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài nguyên Môi trường, Quản lý thị trường
Chỉ đạo các ban ngành triển khai, đây mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý; xây dựng và ban hành quy chế khai thác cơ sở đữ liệu dùng chung giữa các ban, ngành nhằm phục vụ tốt cho việc cung cấp thông tin về NNT.
Trong công tác triển khai thực hiện luật thuế TNDN đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn cải cách trong công tác quản lý thu thuế và cần hoàn thiện trong thời gian tới cho phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước việc thực hiện luật thuế TNDN còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục giải quyết Những khó khăn, vướng mắc đó vừa ở ngay trong chính bản thân Luật thuế, vừa do công tác quản lý, triển khai thực hiện Luật thuế còn nhiều hạn chế Ngoài ra còn do tác động của các điều kiện khách quan Những khó khăn đó đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu để tìm ra các giải pháp thích hợp nhằm ngày càng hoàn thiện luật thuế, tăng cường hiệu quả cho công tác quản lý thu thuế và tạo điều kiện kinh tế — xã hội thuận lợi để Luật thuế phát huy tốt hơn vai trò, tác dụng của mình Vì vậy, các giải pháp nêu ra trong luận văn hy vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp trên dia ban tỉnh Hà Nam
Từ việc phân tích thực trạng và nguyên nhân của việc quản lý thu thuế
TNDN đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam, học viên nhận thấy sự cần thiết phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý thu thuế TNDN đối với Cục Thuế tỉnh Hà Nam nói riêng và toàn ngành thuế nói chung
Học viên hy vọng rằng các giải pháp được đưa ra trong đề tài này sẽ đóng góp một phần ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu Thuế TNDN đối với các doanh nghiệp trên địa bản tỉnh Hà Nam Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên luận văn chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu về công tác quản lý thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam Đây cũng là một lĩnh vực rất rộng lớn nên cần phải được các cấp, các ngành chung tay thực hiện đề chính sách thuế đưa vảo thực tiễn một cách có hiệu quả cao đáp ứng được nhu cầu thu ngân sách Nhà nước nhưng cũng đảm bảo quyền và lợi ích của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển ôn định, bền vững./.
1 Bộ Tài chính (2014), “Thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN”
2 Bộ Tài chính (2014), “Thông tư số 119/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC, Thông tư số 111/2013/TT-BTC, Thông tư số 219/2013/TT-BTC, Thông tư số 08/2013/TT-BTC, Thông tư số 85/2011/TT-BTC, Thông tư số 39/2014/TT-BTC và Thông tư số 78/2014/TT- BTC để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế”
3 Bộ Tài chính (2015), “Thông tư số 96/2015/TT-BTC sửa đôi, bổ sung một số nhớ điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC, Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bé sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính”
4 Chính phủ (2020), “Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hoá đơn chứng từ"
5 Chính phủ (2020), “Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn”
6 Chính phủ (2021), “Nghị định số 44/2021/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chỉ ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tô chức cho các hoạt động phòng, chống dich Covid-19” 7
Chinh phu (2021), “Nghi dinh số 52/2021/NĐ-CP quy định gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN và tiền thuê đất” § Chính phủ (2021), “Nghị định số 57/2021/NĐ-CP về ưu đãi thuế TNDN đối với dự án sản xuất sản phâm công nghiệp hỗ trợ”
9 Vũ Xuân Dũng (2021), “Giáo trình Thuế - Trường Đại học Thương mại”