BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN HUỲNH THỊ THU OANH TRÍ THỨC BÌNH ĐỊNH TRONG PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH... Dưới góc độ giáo trình có công trình “Cơ c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
HUỲNH THỊ THU OANH
TRÍ THỨC BÌNH ĐỊNH TRONG PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Huỳnh Thị Thu Oanh, học viên cao học lớp 25A, ngành đào tạo
Lịch sử Việt Nam Tôi cam đoan đề án Thạc sĩ “Trí thức Bình Định trong phong trào yêu nước chống Pháp ở tỉnh Bình Định (1885 – 1930)” là công
trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ giảng viên hướng dẫn là TS Trương Thị Dương
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây Những
số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong mục tài liệu tham khảo hoặc chú thích ngay bên dưới các bảng biểu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên
Học viên
Huỳnh Thị Thu Oanh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề án này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy/Cô Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Quy Nhơn đã tạo cơ hội cho tôi được học tập, rèn luyện và tích lũy kiến thức, kỹ năng để thực hiện đề án
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Giảng viên hướng dẫn TS Trương Thị Dương đã tận tình chỉ dẫn, theo dõi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
đề án
Ngoài ra tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Quy Nhơn đã hỗ trợ tôi về tài liệu và thủ tục hành chính trong quá trình nghiên cứu
Do bản thân còn thiếu kinh nghiệm và thời gian có hạn nên nội dung đề
án khó tránh những thiếu sót Tôi rất mong nhận sự góp ý, chỉ dạy thêm từ quý Thầy/Cô và các nhà khoa học
Cuối cùng, tôi xin chúc quý Thầy/Cô thật nhiều sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong công việc
Trân trọng!
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 8
5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 8
6 Đóng góp của đề án 9
7 Kết cấu của đề án 9
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TỈNH BÌNH ĐỊNH VÀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở BÌNH ĐỊNH 10
1.1 Khái quát về trí thức Bình Định 11
1.2 Phong trào yêu nước chống Pháp ở Bình Định 15
Tiểu kết chương 1 23
CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÍ THỨC BÌNH ĐỊNH TRONG PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH (1885 - 1930) 24
2.1 Hoạt động của trí thức Bình Định trong phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 24
2.2 Hoạt động của trí thức Bình Định trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản từ đầu thế kỷ XX đến 1918 28
2.2.1 Trí thức của Bình Định hưởng ứng phong trào Duy tân 28
2.2.2 Trí thức Bình Định dẫn đầu phong trào chống thuế ở Bình Định 34
2.3 Hoạt động của trí thức Bình Định trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân tộc dân chủ từ 1919 đến 1930 41
Tiểu kết chương 2 52
Trang 5CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐÓNG GÓP CỦA TRÍ THỨC BÌNH ĐỊNH
TRONG PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP (1885 - 1930) 53
3.1 Đặc điểm của trí thức Bình Định trong phong trào yêu nước chống Pháp (1885 - 1930) 53
3.2 Đóng góp của trí thức Bình Định trong phong trào yêu nước chống Pháp (1885 - 1930) 57
3.2.1 Trí thức Bình Định lãnh đạo và tham gia phong trào Cần vương cuối thế kỷ XIX 57
3.2.2 Trí thức của Bình Định hưởng ứng, tiếp thu tư tưởng mới, tham gia phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản những năm đầu thế kỷ XX 61
3.2.3 Trí thức Bình Định tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê nin, vận động thành lập các chi bộ Cộng sản ở Bình Định 63
Tiểu kết chương 3 66
KẾT LUẬN 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bình Định là một tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ, nơi được mệnh danh là mảnh đất “trời văn, đất võ” đã khai sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt từng làm rạng danh cho quê hương Bình Định và dân tộc Việt Nam như Mai Xuân Thưởng, Đào Doãn Địch, Nguyễn Trọng Trì, Bùi Điền, Nguyễn Thế Triết, Tăng Bạt Hổ, Hồ Sĩ Tạo, Nguyễn Trân,…
Dưới thời Pháp thuộc, để chống sự áp bức của bọn cường hào và thực dân Pháp mọi tầng lớp nhân dân Bình Định hăng hái đứng lên đấu tranh vô cùng anh dũng Trong đó, đội ngũ trí thức là bộ phận có hiểu biết và uy tín trong
xã hội đã mang tài năng, lòng yêu nước, thương dân lãnh đạo và tham gia các phong trào yêu nước Điển hình như phong trào Cần vương cuối thế kỷ XIX, phong trào Duy tân và phong trào chống thuế đầu thế kỷ XX, và phong trào theo con đường cách mạng vô sản do Nguyễn Ái Quốc truyền vào những năm
20 của thế kỷ XX Sự cống hiến của trí thức Bình Định đã tô thắm thêm truyền thống yêu nước của nhân dân vùng đất võ, đồng thời góp phần vào phong trào chung của khu vực và cả nước Bởi vậy từ trước đến nay tên tuổi của nhiều trí thức đã được đề cập ít nhiều ở công trình sách, báo, tạp chí và luận án Tiến sĩ
Tuy nhiên những công trình đã công bố chưa có một công trình nào mang tính hệ thống, toàn diện về hoạt động và vai trò của trí thức Bình Định
Xuất phát từ thực tiễn đó, cộng với nguồn tài liệu đã thu thập được cũng như đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục 2018, Lịch sử lớp 11
có chuyên đề “Danh nhân Việt Nam trong lịch sử” Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt động giáo dục địa phương có đề cập đến Chủ đề 1: Danh nhân văn hóa, lịch sử ở tỉnh Bình Định; Chủ đề này nói về tiểu sử, đánh giá vai trò công lao của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu ở Bình Định
Trang 7từ năm 1885 - 1930 Tuy nhiên tư liệu lịch sử về các nhân vật thời kì này còn hạn chế
Mặt khác, bản thân là giáo viên dạy lịch sử, tôi muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về hoạt động của các trí thức, đồng thời có những đánh giá, nhận xét để làm nổi bật hơn vai trò của họ Do đó việc nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân trong việc giảng dạy lịch sử và góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, lòng tự hào đối với quê hương đất nước, dân tộc
Vì thế để làm rõ được hoạt động và vai trò của trí thức Bình Định từ năm
1885 đến 1930 Bản thân tôi quyết định chọn đề tài “Trí thức Bình Định trong phong trào yêu nước chống Pháp ở tỉnh Bình Định (1885 - 1930)” làm luận
văn Thạc sĩ
Công trình nghiên cứu thành công sẽ bổ sung vào nguồn tư liệu lịch sử địa phương và phục vụ công tác giảng dạy ở trường phổ thông và Đại học
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Những công trình sách, luận án, luận văn liên quan đến đề tài
Cuốn “Trung Kỳ dân biến thỉ mạt ký” do Phan Châu Trinh viết vào năm
1911 nguyên tác bằng Hán Văn, gửi lên toàn quyền Đông Dương khiếu nại về cường quyền bắt giam các thân sĩ và đồng bào Việt Nam bị bắt oan trong vụ kháng thuế năm 1908, (năm 1973 Nguyễn Quang Thắng đã chú dịch và giới thiệu tác phẩm này ra tiếng Việt) Tuy nhiên tác phẩm này nặng về việc thân oan hơn là chép lịch sử nên khó tránh khỏi yếu tố chủ quan, thiên vị, hơn nữa lúc phong trào nổ ra thì Cụ Phan đang ở Hà Nội, rồi bị bắt đày đi Côn Lôn nên những điều Cụ viết chủ yếu nghe kể lại
Năm 1987, tác giả Vũ Khiêu với tác phẩm “Trí thức Việt Nam qua các chặng
đường lịch sử” và tác phẩm “Trí thức Việt Nam thời xưa” cho biết mỗi thời kỳ
lịch sử giữa các thế hệ trí thức tuy điều kiện hình thành khác nhau song phẩm
Trang 8chất đạo đức, tư duy và hành động của trí thức Việt Nam luôn gắn liền tới sự thịnh suy của đất nước
Tác giả Nguyễn Quang Thắng với “Khoa cử và giáo dục Việt Nam”, Nxb VHTT năm 1993 có đề cập đến khoa cử và Trường thi dưới triều Nguyễn một cách khái quát Nguồn gốc khoa cử Việt Nam và hệ thống giáo dục thời xưa,
đó là điều kiện để hình thành đội ngũ trí thức nói chung Hay tác phẩm “Phong
trào duy tân các khuôn mặt tiêu biểu” giới thiệu những điều kiện tác động đến
sự chuyển biến tư tưởng của đội ngũ trí thức Nho học tiến bộ Việt Nam đầu thế
kỷ XX gắn liền với tên tuổi của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp,…những trí thức có tác động khá lớn đến trí thức Bình Định
Cuốn “Giáo dục Việt Nam thời Cận đại” của tác giả Phan Trọng Báu,
NXB Khoa Học Xã Hội 1994 phản ánh sự hình thành và phát triển của nền giáo dục Việt Nam thời cận đại, do người Pháp tổ chức trên đất nước ta Do đó ở nước ta diễn ra cuộc đấu tranh trên lĩnh vực giáo dục giữa một bên là dòng giáo dục yêu nước và cách mạng, do những nhà yêu nước sáng lập, đối lập với nền giáo dục của người Pháp Qua hệ thống giáo dục Pháp - Việt thì ngoài trí thức Nho học ở Việt Nam đã xuất hiện thêm trí thức tân học
Tác giả Vũ Thanh Sơn (2013), “Nhân vật lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ
XIX - đầu thế kỷ XX”, Nxb Quân đội nhân dân, trong quyển 9 đã dành viết về
các nhân vật lịch sử tham gia phong trào Cần vương ở Nam Trung kỳ trong đó điển hình có Mai Xuân Thưởng, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thế Triết,…dưới sự dẫn dắt của các nhân vật này, các phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta diễn ra quyết liệt với tinh thần xả thân gây cho Pháp những thất bại không nhỏ
Nghiên cứu xuyên suốt và có cái nhìn tổng thể về trí thức Việt Nam có
“Trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc” của GS.TS Nguyễn Văn
Trang 9Khánh, xuất bản năm 2016 Qua công trình tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau về trí thức, sự hình thành phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam và những đóng góp của trí thức trên nhiều lĩnh vực Tuy nhiên với phạm vi rộng, nên chưa nghiên cứu về trí thức Bình Định giai đoạn 1885 - 1930
Viết về tỉnh Bình Định có tác giả Quách Tấn với công trình “Nước non
Bình Định”, Nxb Thanh niên năm 1999, phản ánh những nét sinh động về vùng
đất và con người vùng đất võ Bình Định, trong đó tác giả dành một phần khiêm tốn khi nói về Trường thi Bình Định, nơi đào tạo trí thức
Tác phẩm “Địa chí Bình Định” (2006) - nhà xuất bản Đà Nẵng, hệ thống
kiến thức toàn diện về địa lý, môi trường, tài nguyên, lịch sử, chính trị, kinh tế văn hóa xã hội cũng như về những di tích lịch sử văn hóa cách mạng, những danh lam thắng cảnh, đặc biệt là những gương mặt anh hùng và nhân vật văn hóa đã từng làm rạng rỡ cho quê hương… Song tác phẩm vẫn chưa nêu lên một cách cụ thể về hoạt động của các nhân vật lịch sử Mặc dù vậy, đây là tác phẩm
có giá trị, có tính chân thực cao nên chúng tôi lấy đó làm tài liệu tham khảo
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện An Nhơn 1930 - 1975”: Bình Định, 2009
khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội, con người và truyền thống An Nhơn Qua công trình cho biết An Nhơn có nhiều trí thức tham gia vào phong trào yêu nước, và nơi đây chính là địa điểm trung tâm của phong trào yêu nước đầu thế
kỉ XX
Dưới góc độ giáo trình có công trình “Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam
thời thuộc địa (1858 - 1945)” của tác giả Nguyễn Văn Khánh xuất bản năm
2000, đề cập đến chính sách cai trị của thực dân Pháp, trong đó giáo dục của thực dân Pháp sự ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi thay phần và tư duy của trí thức Việt Nam và những điều kiện xã hội mới để nảy sinh những phong trào yêu nước theo hướng đi mới
Trang 10Năm 2008, tác phẩm “Phong trào kháng thuế ở miền Trung qua các châu
bản triều Duy Tân” của tác giả Nguyễn Thế Anh được xuất bản, phản ánh
phong trào chống thuế ở Nam Trung kỳ có sự tham gia của nhiều nhân vật từng
đỗ tú tài, cử nhân ở trường thi Bình Định, trong đó trí thức Bình Định đã tích cực tham gia vào các phong trào yêu nước và bị Pháp bắt Công trình này nói khá rõ về nguyên nhân các trí thức bị Pháp bắt
Năm 2016, tác giả Trương Thị Dương với công trình “Phong trào Duy
tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX 1903 - 1908”, Nxb Lý luận chính trị, có đề cập
đến Trường thi Bình Định là nơi mà các lãnh tụ của phong trào Duy tân như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp trên đường vào Nam năm
1905 đã trà trộn vào Trường thi thức tỉnh tinh thần yêu nước của các sĩ tử, vận động các sĩ tử Bình Định cải cách duy tân
TS Phan Văn Cảnh, với công trình “Phong trào Cần Vương Bình
Định”, Nxb ĐH Sư phạm, 2005, đã nhắc nhiều đến tên tuổi của trí thức Bình
Định trong phong trào Cần vương Tuy nhiên còn hoạt động của trí thức Bình Định ở các phong trào khác không thuộc phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu ở góc độ Luận án Tiến sĩ Lịch sử có công trình: “Phong
trào yêu nước chống Pháp ở Bình Định từ cuối thế kỉ XIX đến tháng Tám năm 1945” của TS Nguyễn Thị Thanh Hương (2007)…tập trung vào diễn biến của
các phong trào chống Pháp của các tầng lớp nhân dân Bình Định Vì tính khái quát và rộng nên công trình chưa đề cập cụ thể đến đội ngũ trí thức Bình Định giai đoạn 1885 - 1930
Công trình “Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng ở
các tỉnh cực Nam Trung Bộ (1885 - 1930) của Thạc sĩ Trần Thị Huyền Trang
dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Chu Đình Lộc – Trường Đại học Sư phạm Huế năm 2017 Đề tài tập trung làm rõ quá trình chuyển biến của phong trào yêu
Trang 11nước và cách mạng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ từ năm (1885 - 1930), phân tích những đặc điểm, tính chất riêng của phong trào qua từng giai đoạn, làm rõ quá trình chuyển biến từ phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến chuyển sang phong trào yêu nước theo tư tưởng dân chủ tư sản và cuối cùng là phong trào yêu nước theo con đường cách mạng vô sản, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Luận văn Thạc sĩ “Nho sĩ Bình Định từ năm 1885 đến năm 1914” của
Trà Minh Huân, Đại học Quy Nhơn năm 2019 đã chỉ ra được hoạt động của nhiều Nho sĩ được tuyển lựa từ Trường thi Bình Định có đóng góp nhiều cho phong trào chống Pháp những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX như phong trào Cần vương, phong trào chống thuế ở Trung kỳ
2.2 Những công trình báo, tạp chí và hội thảo có liên quan đến đề tài
Từ sau năm 1975 đã có nhiều bài viết liên quan về phong trào yêu nước chống Pháp Những bài viết này ít nhiều đề cập đến trí thức và trí thức Bình Định ở khía cạnh nào đó
Ở thể loại các bài tạp chí có nhiều bài viết liên quan đến trí thức như:
Phạm Xuân Nam (1982), Vài nét về trí thức và quá trình cách mạng giải phóng
dân tộc, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử
số 1, trang 50-55 Nguyễn Văn Khánh (1985), Thanh niên trí thức và phong
trào Cộng sản ở Việt Nam trước năm 1930, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 4,
tr 67-75
Hồ Song (1999), “Vụ dân biến Miền Trung ở Việt Nam đầu năm 1908”,
Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 2-1999
Hoàng Ngọc Vĩnh, Trần Văn Thành (2011), Nghệ thuật vận động trí thức
của Hồ Chí Minh, tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 68 cũng đề cập ít nhiều
đến vai trò của trí thức đối với phong trào giải phóng dân tộc Nguyễn Thị
Trang 12Thanh Thủy có bài: Đặc điểm của trí thức Tây học ở Việt Nam đầu thế kỷ XX,
đăng trên tạp chí ĐH KHXH & NV, KHXH & NV 28-2012
Gần đây nhất có bài viết của nhà nghiên cứu Võ Nguyên Phong, “Anh hùng Mai Xuân Thưởng (1859 - 1887) với phong trào Cần vương Nam Trung Kỳ”, đăng trên Tạp chí Xưa và Nay, số 549, 2023, tr.13-20 Qua nhiều tư liệu quý tác giả đã khẳng định thêm về sự hi sinh và đóng góp của ông đối với phong trào Cần vương, nhất là làm rõ hơn những quan điểm còn bàn cãi trong thời gian cuối đời của Mai Xuân Thưởng
Mới nhất trong tháng 5-2024 tại trung tâm khoa học tỉnh Bình Định đã diễn ra Hội thảo lớn về anh hùng Mai Xuân Thưởng với phong trào Cần vương cuối thế kỷ XIX Tuy trọng tâm nghiên cứu về Mai Xuân Thưởng nhưng các nhà khoa học, cách nhà nghiên cứu nhắc nhiều đến tên tuổi của những trí thức dưới trướng lãnh đạo của ông
Những tài liệu trên có khá nhiều nội dung đề cập đến trí thức, ở từng nội dung hoặc vai trò, tuy nhiên nghiên cứu về trí thức Bình Định vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục làm rõ
Song nhìn chung các công trình nghiên cứu đã đề cập ở trên là nguồn tài liệu tham khảo quý báu để tôi kế thừa và định hướng cho hướng nghiên cứu
đề tài của mình
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trí thức tỉnh Bình Định trong phong trào yêu nước chống Pháp ở tỉnh
Bình Định
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: tập trung nghiên cứu hoạt động của trí thức người Bình
Trang 134 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu luận văn này nhằm trình bày một cách có hệ thống các hoạt động của trí thức người Bình Định trong phong trào yêu nước ở tỉnh Bình Định
Làm rõ được đặc điểm, đóng góp của trí thức của Bình Định trong phong trào chống Pháp ở tỉnh Bình Định từ khi bắt đầu phong trào Cần vương cho đến khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và một số chi bộ Đảng đầu tiên ở Bình Định năm 1930 gắn liền với tiến trình chung của lịch sử Việt Nam
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tập hợp nguồn tài liệu nghiên cứu về trí thức và trí thức người Bình Định Phân tích một số điều kiện lịch sử nói chung, Bình Định nói riêng giai đoạn 1885 -1930 tác động đến hoạt động yêu nước của trí thức Bình Định
Làm sáng tỏ những hoạt động của trí thức Bình Định trong phong trào yêu nước chống Pháp giai đoạn 1885 - 1930
5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tài liệu nghiên cứu
Đề tài hoàn thành trên cơ sở các nguồn tài liệu khác nhau:
- Tài liệu sách, luận án, luận văn đã công bố nghiên cứu về trí thức Việt
Nam và trí thức của tỉnh Bình Định với phong trào yêu nước Đây là nguồn tài liệu
chính hết sức quan trọng vì đã được thẩm định và mang tính pháp lý
Trang 14- Các công trình, báo, tạp chí, bài Hội thảo đã công bố có nghiên cứu
về trí thức Việt Nam nói chung và trí thức tỉnh Bình Định nói riêng
Tài liệu lưu trữ tiếng Pháp đánh giá về phong trào yêu nước và trí thức
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về lịch sử
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng để thực hiện đề tài là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và sự kết hợp giữa hai phương pháp Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác có liên quan, như thống
kê, phân tích, so sánh, đối chiếu các nguồn tài liệu
Bổ sung nguồn tư liệu vào việc tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử địa phương
và giảng dạy lịch sử địa phương ở các cấp học, nhất là chuyên đề 3 “Danh nhân trong lịch sử Việt Nam” chương trình Lịch sử lớp 11
Trang 15Chương 2: Hoạt động của trí thức Bình Định trong phong trào yêu nước
chống Pháp ở tỉnh Bình Định (1885 - 1930) (28 trang)
Chương 3: Đặc điểm và đóng góp của trí thức Bình Định trong phong
trào yêu nước chống Pháp (1885 - 1930) (14 trang)
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TỈNH BÌNH
ĐỊNH VÀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở
BÌNH ĐỊNH
Trang 161.1 Khái quát về trí thức Bình Định
Đến nửa sau thế kỷ XIX, nền giáo dục Nho học sau một thời gian dài hoạt động tồn tại đã để lại đội ngũ trí thức đông đảo Cũng như trí thức nói chung, trí thức của Bình Định giai đoạn này chủ yếu là đội ngũ trí thức Nho học, xuất thân từ các làng quê, gần gũi với dân chúng, được đào tạo cơ bản từ nền giáo dục Nho học nên phần lớn mang nặng tư tưởng “trung quân ái quốc”, khi đất nước lâm nguy, họ là người đầu tiên đứng lên bênh vực người dân lao động, lãnh đạo và tham gia các phong trào yêu nước chống Pháp
Ngoài ra, trí thức Bình Định còn là một bộ phận của trí thức Việt Nam,
đã ra sức hoạt động và đóng góp cho địa phương và cả khu vực Với truyền thống yêu nước, thương dân họ đã dẫn dắt nhân dân đứng lên đấu tranh, đưa phong trào Bình Định vào phong trào chung của khu vực và cả nước Trí thức Bình Định cũng luôn là lực lượng đi tiên phong và dẫn dắt phong trào của các tầng lớp nhân dân khác trước khi giai cấp công nhân đứng lên vũ đài chính trị Điển hình như phong trào Cần vương cuối thế kỷ XIX, phong trào Duy tân và phong trào chống thuế đầu thế kỷ XX và phong trào theo con đường cách mạng
vô sản do Nguyễn Ái Quốc truyền vào những năm 20 của thế kỷ XX
Riêng Bình Định, dưới thời Tự Đức, Trường thi Bình Định ra đời 1851
là một trong 7 trường thi của cả nước, được dựng tại phủ An Nhơn (thị xã An Nhơn - Bình Định hiện nay) nhằm tuyển lựa nhân tài từ các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, đào tạo ra nhiều trí thức tài năng như Lê Trung Đình, Mai Xuân Thưởng, Nguyễn Trọng Trì, Hồ Sĩ Tạo, Lê Truân,…
Bên cạnh đó cả nước lúc bấy giờ có 4 Trường thi Hương võ trong đó có Bình Định và Thừa Thiên, Hà Nội, Thanh Hóa Địa điểm thiết lập Trường thi
Võ chỉ cách trường thi Văn ba thôn về phía tây (nay là thôn An Thành xã Nhơn
Lộc - thị xã An Nhơn) Trong sách Đại Nam thực lục có ghi: “Năm đó (1884)
ân khoa thi Hương Võ đã chuẩn cho hai trường Thừa Thiên và Bình Định thi
Trang 17tháng 7, trường Thanh Hóa…” [84, tr.14]
Để có người dự các kỳ thi Hương võ, nhà Nguyễn tổ chức các trường luyện tập võ nghệ để tập hợp các võ cử, võ sinh của tỉnh Bình Định và các tỉnh lân cận Tại trường này, nhiều võ sinh, võ cử ở các tỉnh từ Quảng Ngãi vào Bình Thuận được tuyển chọn về đây luyện tập võ thuật để dự các kỳ thi Việc tập luyện
cho các võ sinh, võ cử được triều đình rất quan tâm Đại Nam thực lục đã ghi lại
như sau: “Chuẩn cho Bình Định và Hà Tĩnh đẩy mạnh thi Võ cử và Võ sinh (hơn
600 tên) phân chia nuôi dưỡng luyện tập…” [63, tr.14-15]
Với điều kiện đó Trường thi Bình Định không chỉ tuyển lựa được nhiều bậc đại khoa cống hiến cho đất nước mà còn vun đắp nên truyền thống hiếu học của người dân Bình Định mọi thế hệ, là niềm tự hào của nhân dân Bình Định Trong 23 khoa thi đã cung cấp cho đất nước 355 cử nhân khoa học, riêng Bình Định có 186 người Đó chính là điều kiện để Bình Định có đội ngũ trí thức đông đảo sẵn sàng cho phong trào yêu nước chống Pháp
Những lớp võ sĩ chân chính từ Đinh Văn Nhưng, Đặng Văn Long, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng… ở thời Tây Sơn, cho tới Võ Hóa, Bùi Điền, Tăng Bạt Hổ…trong phong trào Cần vương hiến dâng tài nghệ và tuổi thanh xuân cho đất nước Đặc biệt hơn cả Bình Định là trung tâm nổi tiếng về võ thuật, nơi sản sinh dòng võ Tây Sơn Luyện võ trở thành phong trào quần chúng rộng rãi cha truyền con nối Ca dao Việt Nam có câu:
“Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định cầm roi, đi quyền”
Nhờ có trường thi Bình Định nên đội ngũ trí thức Nho học khá đông, họ sẵn sàng trở thành người quy tụ nhân dân đứng lên chống Pháp điển hình như Mai Xuân Thưởng, Lê Chuân, Tăng Bạt Hổ, Hồ Sĩ Tạo,…
Bình Định còn là quê hương của các danh nhân Trần Đức Hòa, Trần
Trang 18Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Đăng Lâm, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Ngô Mây, Tăng Bạt Hổ, Diệp Trường Phát , và các văn thi nhân Nguyễn Diêu, Đào Tấn, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan, Quách Tấn, Nguyễn Thành Long, Phạm Hổ, Phạm Văn Ký, nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên
Với những đặc điểm trên, nhân dân Bình Định trong đó có đội ngũ trí thức đã phát huy thế mạnh truyền thống của quê hương mình đứng lên chống lại bất kỳ thế lực ngoại xâm nào, tô thắm thêm truyền thống của người dân đất võ
Thời Pháp thuộc trí thức Việt Nam được đào tạo qua hai nguồn, một là
từ nền giáo dục Nho học, hai là học trong nhà trường Pháp - Việt do Pháp tổ chức ở Việt Nam hoặc đi du học Mục đích của nền giáo dục Pháp là nhằm đào tạo ra một đội ngũ trí thức tay sai Sự xuất hiện của nền kinh tế, văn hóa, giáo dục mới đã tác động đến sự chuyển biến tư duy của trí thức Nho học và sự xuất hiện của đội ngũ trí thức mới
Đầu thế kỷ XX, ngoài trí thức Nho học thuần túy, xuất hiện đội ngũ trí thức Nho học tiến bộ, họ hướng nhận thức của mình sang nền văn minh phương Tây, tiếp thu tư tưởng Dân chủ tư sản thông qua tân thư, tân văn, và sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa của Pháp qua nhiều lăng kính khác nhau Với họ,
đi học, đi thi để làm quan không còn sức hấp dẫn hoặc nếu có đi thi để ra làm quan cũng chỉ là mong cải cách chốn quan trường, để có “danh” giúp dân, ở Bình Định đội ngũ này tuy chưa đông nhưng điển hình có Tăng Bạt Hổ đã đưa phong trào yêu nước theo hướng mới
Để phục vụ cho bộ máy chính quyền thực dân dưới thời Pháp thuộc ở Trung kỳ có 3 trường Quốc học gồm Quốc học Huế, Vinh và trường Quốc học Quy Nhơn (1921 - 1945), nơi thu hút sĩ tử, võ sinh, học sinh cả khu vực Nam Trung kỳ Số người Bình Định có bằng tú tài, đại học, viên chức rất ít Tầng lớp tiểu tư sản đa số là trí thức, học sinh có tình cảm dân tộc sâu đậm, nhạy cảm
Trang 19với thời cuộc, rất hăng hái cách mạng, nên giữ vai trò quan trọng đối với các phong trào yêu nước
Trường Quốc học Quy Nhơn ra đời năm 1921 tuy muộn so với Quốc học Huế những cũng là môi trường để xuất hiện thêm thành phần trí thức mới - trí thức tân học
Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ, các chương trình dạy theo ý đồ của thực dân Pháp, nhưng trường Quốc học Quy Nhơn đã sản sinh ra nhiều người tài giỏi, những chiến sĩ cách mạng phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, dựng xây đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Không thể ghi hết những thế hệ học trò được học dưới ngôi trường này đã bay cao, bay xa trên nhiều lĩnh vực cuộc sống Đó là các liệt sĩ Lê Văn Bảo, người
Bí thư Chi bộ học sinh đầu tiên của trường Collège de Quy Nhơn; ông Võ Xán; Anh hùng lực lượng vũ trang, liệt sĩ Ngô Lê Tân; nhà thơ-liệt sĩ Trần Quang Long (giáo viên) ; Nguyễn Minh Vĩ, Võ Đông Giang, Thái Phụng Nê, các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan, Nguyễn Xuân Sanh, Giang Nam, Nguyễn Viết Lãm, Võ Hồng, Nguyễn Thành Long; nhà nghiên cứu nghệ thuật sân khấu Mịch Quang, Phạm Hổ, nhà báo Lê Bá Thuyên ; các Giáo sư-Tiến sĩ như Lê Văn Thiêm, Nguyễn Thương, Phan Trường Thị Không phải ngẫu nhiên mà từ năm 1921, đất Quy Nhơn được chọn để tạo dựng ra trường Quốc học Dưới thời phong kiến, Bình Định đã có trường Thi Hương với bao lớp sĩ tử lều chõng về đây Lập ra trường Quốc học Quy Nhơn thực dân Pháp có ý đồ riêng, nhưng thầy trò Việt Nam đã biết phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc để hành động Ngày nay, phát huy truyền thống, trường Quốc học Quy Nhơn tiếp tục phát triển để cho ra lò những thế hệ học trò có chất lượng kiến thức, đạo đức tốt, để sau này phục vụ cho sự nghiệp bảo
vệ và xây dựng quê hương đất nước
Tuy nhiên trường Quốc học năm 1921 mới thành lập nên đội ngũ trí thức
Trang 20tân học ra đời muộn so với nơi khác nên trí thức Nho học của Bình Định vẫn nổi trội hơn cả nên cũng là điều kiện tạo nên màu sắc riêng của phong trào yêu nước tại quê hương Song đội ngũ trí thức Bình Định dù là thành phần nào cũng dựa trên nền tảng yêu nước, thương dân và truyền thống quê hương đã hi sinh hết mình đứng lên đấu tranh chống Pháp rất kiên cường
1.2 Phong trào yêu nước chống Pháp ở Bình Định
Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, ở vị trí 130 3’ đến 1402’ vĩ Bắc, 108036’ đến 109022’ kinh Đông Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Biển Đông Bình Định diện tích tự nhiên 6.025 km2 Tỉnh Bình Định hiện nay có 11 huyện và thành phố Địa hình Bình Định phân bố thành ba vùng rõ rệt: Đồng bằng ven biển, trung du và miền núi
Đồng bằng Bình Định có diện tích hơn 75000 ha, với những cánh đồng lớn ở hạ lưu sông Lại Giang, sông Côn thuộc An Lão, Vĩnh Thạnh, Hoài Nhơn, Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước Rừng núi trung du và miền núi là dạng địa hình phổ biến, có địa thế hiểm trở, nối liền với rừng núi Gia Lai ở phía Tây, Ba Tơ
- Quảng Ngãi ở phía Bắc và Phú Yên ở phía Nam Hình thành vùng căn cứ địa liên hoàn giữa các tỉnh, là nơi đứng chân của các lực lượng vũ trang trong cuộc kháng chiến
Hạ tầng giao thông Bình Định khá thuận lợi, có quốc lộ 1A được xây dựng dưới thời Pháp thuộc, chạy dọc theo chiều dài của tỉnh từ đèo Bình Đê đến đèo Cù Mông dài 118 km Đường số 19 bắt đầu từ Quy Nhơn lên An Khê, Plây-
ku, nối thẳng sang vùng Nam Lào và Đông Bắc Cam-Pu-Chia Đường số 19 không chỉ là con đường vận tải huyết mạch nuôi sống tập đoàn phòng ngự Bắc Tây Nguyên của địch mà còn là con đường cơ động chiến lược quan trọng nhất
ở miền Trung Đông Dương Bình Định còn có hệ thống đường giao thông tỉnh
Trang 21lộ, rất thuận lợi cho lưu thông các vùng trong tỉnh
Bờ biển Bình Định dài 134 km, chạy từ cửa biển Tam Quan đến chân đèo Cù Mông, có nhiều cửa biển lớn, nhỏ như Tam Quan, An Dũ, Hà Rê, Đề Gi… trong đó cửa biển quan trọng nhất là Thị Nại (cảng Quy Nhơn) Trong lịch sử, cảng Quy Nhơn là cửa biển quan trọng nhất của tỉnh Từ khi có đường
19 nối Quy Nhơn với Tây Nguyên, thì cảng Quy Nhơn có ý nghĩa chiến lược,
là đầu cầu để triển khai binh lực và tiếp tế khi quân địch tấn công vào Bình Định và Tây Nguyên Bình Định là một trong những tỉnh có dân số đông ở miền Trung
Năm 1885, Bình Định là một tỉnh lớn ở Trung Kỳ, nhiều vùng đất của Gia Lai, Kon Tum còn thuộc về Bình Định Năm 1890, thực dân Pháp sát nhập thêm Phú Yên vào Bình Định thành tỉnh Bình Phú, tỉnh lỵ là Quy Nhơn Nhưng đến năm 1899, Phú Yên tách khỏi Bình Phú, Bình Định lại trở thành tỉnh độc lập
Năm 1907, toàn quyền Đông Dương lại ra Nghị định bãi bỏ tỉnh Plâycu Một nửa đất đai của tỉnh này cho sát nhập trở lại vào tỉnh Bình Định Năm
1913, thực dân Pháp lại sát nhập Phú Yên vào tỉnh Bình Định thành tỉnh Bình Phú Năm 1921, thực dân Pháp tách tỉnh Phú Yên ra, lập lại tỉnh Bình Định và kéo dài cho đến năm 1945
Bình Định là một trong những vùng đất có dấu tích con người tụ cư, tồn tại sinh sống từ lâu đời của khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam, là nơi sinh cơ lập nghiệp chủ yếu của 4 dân tộc anh em: Chăm, Bana, H’rê (người bản địa) và người Kinh Cư dân bản địa sống tự do, chân chất, kiên cường chống
đế quốc, phong kiến
Hơn 500 năm thường xuyên đấu tranh chống các thế lực thống trị phản động, chống ngoại xâm, chống thiên tai, cải tạo thiên nhiên xây dựng vùng đất
Trang 22mới, ở con người Bình Định đã hình thành được những truyền thống quý báu, những đức tính cao đẹp vừa đặc trưng chung của truyền thống con người Việt Nam, vừa có sắc thái riêng của con người Bình Định với tinh thần thượng võ Chính vì vậy, truyền thống đấu tranh của nhân dân Bình Định cũng đã sớm được hình thành
Trải qua các triều đại, nhân dân Bình Định đã không ngừng đấu tranh, khai hoang lập ấp, lập làng, mở mang bờ cõi Dưới chế độ cai trị hà khắc của các triều đại cùng với sự chuyên chính độc quyền, tô thuế nặng nề ngày càng
đè lên cuộc sống đói khổ của người dân Thêm vào đó là thiên tai, mất mùa, đói kém, vua quan ăn chơi xa hoa, ruộng đất bỏ hoang nhiều, không quan tâm đến đời sống của người dân, nhân dân đói khổ, dân chúng phiêu tán Điều này đã gây nên sự căm phẫn trong người dân, họ đã nổi dậy đấu tranh từ rất sớm, điển hình là cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn (1771) dưới sự lãnh đạo của ba anh
em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ,…
Đến thời cận đại, khi thực dân Pháp đổ bộ vào cửa biển Đà Nẵng nổ súng tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam nhân dân Bình Định đã sát cánh cùng triều đình và nhân dân các tỉnh tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp Họ đã tiến hành nhiều hoạt động như đào đắp công sự, xây dựng hệ thống
bố phòng, sơn phòng ở nhiều nơi quyết tâm kháng chiến
Năm 1885, khi vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân kháng chiến chống Pháp thì nhân dân Bình Định sớm hưởng ứng mạnh mẽ phong trào Cần vương, tập hợp, lãnh đạo nhân dân kháng Pháp Trong phong trào Cần vương chống Pháp, Bình Định như một trung tâm của khu vực Nam Trung kỳ dưới sự lãnh đạo của Mai Xuân Thưởng
Sau khi hoàn thành việc xâm lược Việt Nam, thực dân pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa Ở Bình Định, ngót 30 năm (1887 - 1925), hơn 40 công ty, hãng buôn tư bản cũng như con đỉa hút máu bám chặt vào các động mạch
Trang 23chính của cơ thể kinh tế địa phương Đến năm 1929, theo tài liệu của thực dân Pháp, bọn côlông Pháp chiếm hơn 5361 ha (chỉ tính đất canh tác), tức là hơn 4,26% diện tích trồng trọt của địa phương Như vậy, bình quân một người Pháp dân sự (năm 1930) chiếm hơn 23 ha gấp 160 lần một người dân địa phương
Kỹ thuật canh tác các đồn điền Pháp không hơn gì nông dân Thuế ruộng của chủ đồn điền rất thấp Trong giai đoạn 1931 - 1932 diện tích canh tác của dân Bình Định chỉ hơn 19 lần, nhưng tiền thuế phải nộp gấp 245 lần Khi gặp thiên tai, chủ đồn điền được nhà nước “trợ cấp”
Công nghiệp của Pháp ở Bình Định gần như rất hiếm, chúng lập hãng dệt Delignon năm 1902 nhằm khống chế nghề dệt lụa, cũng nhằm để cạnh tranh với hàng tơ lụa của Trung Quốc, Nhật Bản Xưởng hột vịt FIARD (1896) xuất sang Pháp cạnh tranh với bột trứng của Xyrie Công ty SICA (1904) và SADCA (1914), độc quyền nấu và bán rượu cho dân các tỉnh từ Quảng Ngãi vào Phú Yên, Tây Nguyên Trong các xí nghiệp, tư bản Pháp kết hợp lối bóc lột tư bản với bóc lột phong kiến để thu lợi nhuận cao [65, tr.25-28]
Đến năm 1936, ngoài đường số 1 đã rải nhựa Pháp làm thêm đường số
19, các đường hàng tỉnh (5,6) và liên tỉnh (6), hoàn thành đoạn đường sắt Đà Nẵng - Quy Nhơn - Nha Trang (tháng 10/1936) Cảng Quy Nhơn sau lần nâng cấp 1935, tàu 3000 tấn có thể cập bến Công ty STACA có xưởng sửa chữa tại Quy Nhơn thao túng việc chuyên chở hàng hóa và hành khách đoạn đường bộ
Đà Nẵng - Nha Trang Hãng vận tải đường thủy độc quyền chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu cảng Quy Nhơn
Thuế thân từ 10.228 đồng (1898) tăng lên 30.800 đồng (1931) Một suất đinh từ 10 xu tăng lên 3 đồng 20 (tương đương 1 tạ thóc) Thuế ruộng đất từ 27.369 đồng (1898) tăng lên 364000 đồng (1931) Năm 1931, riêng thuế nộp cho ngân sách Trung Kỳ và Đông Dương của Bình Định tới 876.000 đồng
Trang 24(tương đương 27.000 tấn theo giá lúa đầu 1932), tức chiếm 30% sản lượng thóc bình quân hàng năm của địa phương Năm 1933, dân Bình Định phải tiêu thụ 1.200 kg thuốc phiện, bằng tiền 10.000 tấn thóc Nếu tính các loại thuế khóa những khoản phụ thu của các nha lại và cường hào Thì gánh nặng thuế khóa
của người dân Bình Định đến quằn lưng
Công cuộc khai hóa của thực dân Pháp tại Bình Định chẳng những phá hoại sự phát triển tự nhiên của nền kinh tế địa phương mà còn kìm hãm nền kinh tế đó trong tình trạng què quặt và lạc hậu, hoàn toàn bị trói chặt vào cỗ xe của nền kinh tế mẫu quốc
Chính sách thuộc địa của Pháp gây tác động lớn đối với Bình Định, cơ cấu xã hội có sự biến động sâu sắc Các giai cấp cũ bị phân hóa và có xuất hiện giai cấp, tầng lớp mới Giai cấp địa chủ Bình Định cấu kết với Pháp để thống trị địa chủ và bóc lột nhân dân Riêng địa chủ nhỏ, nhất là con em họ có tinh thần dân tộc
Giai cấp nông dân là lực lượng xã hội đông đảo nhất của Bình Định trước năm 1945 chiếm trên dưới 95% dân số địa phương Họ là đối tượng của chính sách bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến Cụ thể, từ năm 1898, mỗi mẫu ruộng hàng năm phải chịu thuế một đồng Đông Dương (1$), sau tăng lên một đồng rưỡi (1$,50) Đầu năm 1908, chính quyền thực dân ra nghị định tăng
5% thuế điền, bốn tháng sau chúng lại tăng thêm 30%: “Năm 1925, nhân dịp
(tứ tuần đại khánh) của Vua Khải Định, chính quyền thực dân phong kiến bắt nông dân và các tầng lớp nhân dân Trung Kỳ phải đóng thêm 30% thuế đinh Tuy nói là thuế bất thường, nhưng từ đây trở đi năm nào dân cũng phải đóng thành lệ” [88, tr.22]
Ngoài thuế đinh và thuế điền chính ngạch, người nông dân còn phải đóng hàng chục thứ thuế ngoại phụ và thuế bất thường Bởi lẽ, tổng có phụ thu
Trang 25của tổng, huyện có phụ thu của huyện, tỉnh có phụ thu của tỉnh, để tiêu xài
riêng: “vì quan Pháp hay Nam coi làm xâu thường nhân đó mà thâm lạm của
công, ép giá thuê thợ, hoặc bán bớt dân công, nên cầu cống đường sá làm chẳng ra trò gì Công sứ không phải là không biết, nhưng tự mình không thẳng thắn được trước, nên cùng che lấp cho nhau (sẽ thấy rõ trong mục kiến trúc nơi khác) Thời gian làm xâu dài đến nửa năm hoặc bốn năm tháng, dân khổ lâu ngày” [69, tr.9]
Bị đẩy đến mức đường cùng, nông dân phải bỏ nhà đi làm thuê ở các hầm mỏ, các đồn điền cao su hay ra đô thị kiếm việc làm
Nông dân Bình Định mang trong mình khí phách Tây Sơn vốn có mối hận thù dân tộc và giai cấp rất sâu đậm với đế quốc và phong kiến Họ là lực lượng chủ yếu trong phong trào chống Pháp, là lực lượng chống cự bóc lột của giai cấp địa chủ Trong hoàn cảnh như thế, quần chúng nông dân Việt Nam,
theo nhận xét của nữ ký giả tiến bộ người Pháp Ăng đrê Violix: “Chỉ còn có
chết hoặc vùng dậy mà thôi” [88, tr.26]
Trước cuộc sống nô lệ lại có sự hướng dẫn chỉ đường của đội ngũ trí thức, nông dân Bình Định là nổi dậy chống Pháp vô cùng sôi nổi, nhất là trong phong trào Cần vương cuối thế kỷ XIX dưới sự lãnh đạo của văn thân, sĩ phu
Như nhà sử học Trần Huy Liệu khẳng định: “Sĩ phu là những người không có
đặc quyền, đặc lợi ở triều đình, cũng không có tư điền sản lớn ở thôn quê nhưng
họ có uy tín lớn và ảnh hưởng rộng rãi với nhân dân địa phương Bên cạnh những danh vọng đã có sẵn từ trước, họ là đại biểu cho ý thức của một bộ phận phong kiến chống Pháp, trung vua, yêu nước và thủ cựu Phản ánh từ một nền kinh tế tự cấp, tự túc, họ mang nặng tính chất bài ngoại” [48, tr.58]
Tiếp đến là phong trào chống sưu thuế năm 1908 mang màu sắc riêng rất quyết liệt có sự tham gia của Tiến sĩ Hồ Sĩ Tạo
Trang 26Từ đợt khai thác lần thứ nhất (1897 - 1914) của Pháp lực lượng công nhân Bình Định xuất hiện gồm những người làm trong các ngành dệt, chế biến thực phẩm, giao thông vận tải, xây dựng, cơ khí, sửa chữa,… Mà phần đông công nhân là thợ dệt và chế biến thực phẩm Trong đợt khai thác lần hai, thêm một số xí nghiệp mới Xita, Cadastre, Nhà Đèn, Dépốt Diêu Trì và Quy Nhơn, gara Trần Sanh Thại, Đội ngũ công nhân tăng, chủ yếu là lớp thợ kỹ thuật của trường kỹ nghệ thực hành Huế Chưa tính số lao động hãng buôn ở Quy Nhơn, 5 xưởng dệt thủ công người Hoa ở An Thái, lực lượng công nhân xí nghiệp Bình Định gần 700 người
Công nhân Bình Định xuất thân từ nông dân, thợ thủ công bị bần cùng hóa trong quá trình khai thác của Pháp Số lượng chiếm tỉ lệ nhỏ (1%), trình độ văn hóa và kỹ thuật thấp, nhưng công nhân Bình Định khá tập trung, tính chất
vô sản hiện đại ngày càng tăng Đại bộ phận công nhân tập trung tại các xí nghiệp từ 700 đến 2000 người
Như cả nước, công nhân Bình Định chịu ba tầng áp bức, bóc lột Gắn
bó với nông dân, sinh trưởng tại một vùng đất có truyền thống yêu nước kiên cường, công nhân Bình Định là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiến
bộ, triệt để cách mạng của địa phương
Dưới ách thống trị của Đế quốc, phong kiến công nhân Bình Định đã đứng dậy đấu tranh điển hình như phong trào của Công nhân đường sắt
Tư sản Bình Định rất ít, phần lớn là loại nhỏ, bị Tư sản người Hoa chèn
ép Phần đông làm các nghề dịch vụ, một số kinh doanh công nghiệp (xà phòng, dệt ) Các lò nấu dầu dừa, chế biến sắn, khai thác hải sản, của người Việt, Trần Sanh Thại vừa có gara ô tô, vừa có xưởng xà phòng, bị hãng STACA chèn
ép, phải bán gara Lê Phát An có xưởng dệt và nhuộm ở Tân An (Nhơn Hòa,
An Nhơn), có ô tô chở hàng cũng bị Delignon thôn tính Tư sản Bình Định có
Trang 27khuynh hướng dân tộc, dân chủ Bị lệ thuộc về kinh tế với đế quốc, dính líu với phong kiến, làm giàu bằng bóc lột công nhân, nên tinh thần dân tộc dân chủ của
họ cũng bị giới hạn, mặc dù vậy họ vẫn hòa mình vào phong trào yêu nước nói chung của tư sản Việt Nam như chống lại tư sản Hoa Kiều và chống độc quyền xuất nhập khẩu cảng Sài Gòn,
Tiểu tư sản Bình Định gồm tiểu thương, tiểu chủ, giáo viên, học sinh, trí thức, văn nghệ sĩ, bị đế quốc, tư sản, phong kiến bóc lột và khống chế, nên đời sống của họ bấp bênh Công chức nhỏ với đồng lương chết đói, lại bị coi khinh Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, kỳ thi Hương cuối cùng trên cả nước cũng chấm dứt, là đứt đoạn một điều kiện ra đời thêm đội ngũ trí thức Nho học Tuy nhiên trên cả nước và Bình Định cũng xuất hiện những điều kiện mới, tạo ra những tiền đề mới cho phong trào yêu nước chống Pháp Trong giai đoạn này đông đảo trí thức Bình Định hăng hái tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc Trong phong trào Cần vương nổi bật có đóng góp của Mai Xuân Thưởng, Nguyễn Trọng Trì,…Riêng với Mai Xuân Thưởng, đã được các nhà khoa học và cả phía chính quyền thực dân đánh giá cao vị trí, vai trò của ông
Khi Pháp áp bức nổi lên có phong trào đấu tranh của học sinh trường Quốc học Huế chống lại hành động nhục mạ học sinh người bản xứ Phong trào
tỏ chức lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh, rải truyền đơn chống chính quyền bán sách vở đắt đỏ cho học sinh
Bên cạnh sự nghiệp quan trường, lãnh đạo, tham gia phong trào yêu nước các trí thức Bình Định còn có nhiều đóng góp đối với lịch sử dân tộc trên các phương diện văn hóa Nhiều tác phẩm hịch kêu gọi chống Pháp, thơ văn tỏ
rõ khí tiết của người yêu nước,…
Như vậy, sự cấu kết giữa đế quốc Pháp và giai cấp địa chủ làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt đó là lý do phong trào yêu nước từ khi có phong
Trang 28trào Cần vương đến trước khi thành lập Đảng diễn ra nhiều loại hình đấu tranh Trong đó trước khi giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị thì lực lượng trí thức đóng vai trò quan trọng
Tiểu kết chương 1
Như vậy, Bình Định là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng của đất nước Nơi đây là vùng đất hội ngộ lâu đời của nhiều đồng bào anh em với sự giao thoa của nhiều nền văn hoá Tại Bình Định có trường thi Bình Định đào tạo trí thức theo chương trình Nho học và Trường Quốc học Huế được Pháp thành lập đã cho ra đời đội ngũ trí thức người Bình Định khá đông đảo
Năm 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng xâm lược Đà Nẵng và trong quá trình bành trướng của thực dân Pháp ở Việt Nam đã trở thành thuộc địa của Pháp, nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Bình Định nói riêng đã trải qua
sự đàn áp thống trị bóc lột của thực dân Pháp làm cho nền kinh tế và xã hội trên đất nước Việt Nam có sự chuyển biến, mâu thuẫn giữa thực dân và địa chủ và các tầng lớp nhân dân ngày càng sâu sắc, dẫn đến nhiều phong trào đấu tranh
Với truyền thống đoàn kết và tinh thần thượng võ trí thức của Bình Định
đã cùng nhân dân lãnh đạo tham gia các loại hình phong trà đấu tranh chống Pháp, hòa mình vào phong trào đấu tranh chung của cả dân tộc Trước khi có Đảng lãnh đạo, đội ngũ trí thức Bình Định là lực lượng quan trọng, có uy tín có khả năng tập hợp nhân dân đứng lên chống thực dân và tay sai, đóng góp không nhỏ vào phong trào yêu nước ở Bình Định nói riêng và cả nước nói chung
Trang 29CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÍ THỨC BÌNH ĐỊNH TRONG PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH
Trang 30chống Pháp Tiêu biểu cho phong trào này là Đào Doãn Địch, Mai Xuân Thưởng, Đào Phan Duân,…
Người đầu tiên nhận chiếu của vua Hàm Nghi là Đào Doãn Địch, ngay sau
đó Đào Doãn Địch tập hợp được khoảng 600 người Để đáp ứng cho cuộc khởi nghĩa căn cứ chống Pháp được chú ý xây dựng, Đào Doãn Địch lập căn cứ ở thôn Tùng Giản (nay thuộc xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Tăng Doãn Văn (Tăng Bạt Hổ) liên lạc với Bùi Điền là thống trấn trong vùng, lập căn
cứ chống Pháp ở núi Chóp Chài huyện Phù Mỹ để chi viện cho nhau
Sau khi đã có những chuẩn bị cơ bản lực lượng trí thức Bình Định đã có những trận đánh lớn, tấn công quân Pháp, được đông đảo người dân hưởng ứng, đến cuối tháng 8 năm 1885, phần lớn các vùng đất của tỉnh Bình Định đều thuộc quyền kiểm soát của nghĩa quân Cần vương Tháng 9 năm 1885, nguyên Tổng đốc Đào Doãn Địch lâm bệnh, ông giao quyền lãnh đạo phong trào Cần vương
ở Bình Định lại cho Tán tương quân vụ Mai Xuân Thưởng
Tăng Bạt Hổ cùng với Phạm Toàn chiêu mộ binh lính, rèn đúc vũ khí xây dựng chiến khu chống Pháp tại vùng núi Kim Sơn (huyện Hoài Ân), quê hương ông, là một vùng rừng núi có địa thế hiểm trở
Cả ba anh em Nguyễn Bá Huân, Nguyễn Trọng Trì, Nguyễn Quý Luân cùng đến Bình Khê ứng nghĩa Ba anh em ông và Nguyễn Duy Cung được Mai chủ tướng đặc biệt kính trọng, thường giữ ở bên để cùng nhau bàn định kế sách
và dự các trận đánh lớn ở Cẩm Văn, Thủ Thiện, Phú Phong
Tú tài Nguyễn Thế Triết tham gia nhiều trận đánh lớn như trận ngày 1 tháng 9 năm 1885 nghĩa quân thắng lớn, riêng đạo Bình Nhơn, An Khê của ông giết được 50 tên giặc Sau khi Mai Xuân Thưởng bị bắt, riêng tán tương quân
vụ Nguyễn Thế Triết cùng phó tướng Đặng Xuân Thiều vẫn duy trì được đạo quân An Nhơn, An Khê, rút lên Tây Nguyên, xây dựng căn cứ ở làng Con Rang
Trang 31Con Rang là vùng đồng bào dân tộc Xơ Đăng và Ba Na ở vùng núi cao tỉnh Bình Định - giáp ranh với Kon Tum, đây là hậu cứ của Mai Xuân Thưởng Ông
đã thành lập áo chàm trang bị bằng súng kíp, súng săn, tên nỏ tấm thuốc độc Nhiều chiến binh người Thượng được phiên chế trong các đạo quân Sơn Hùng, Sơn Dũng đã về các huyện miền núi xuôi đánh Pháp Giặc Pháp và quân Nam triều nhìn thấy đội quân áo chàm là kinh hoàng, đội ngũ rối loạn bỏ chạy Nay đồng bào cùng tán tương Nguyễn Thế Triết, đánh giặc trang bị vũ khí, tiếp tế quân lương cho đạo quân miền xuôi lên Nghĩa quân Con Rang đã đánh bại nhiều tán quân của Pháp từ xa
Không dừng ở phạm vi trên địa bàn trong tỉnh, các văn thân sĩ phu còn chia nhau ra mở rộng phong trào ra những tỉnh phía Nam, hình thành nên quy
mô rộng lớn Lê Công Chánh được Mai Xuân Thưởng phong làm Tổng đốc vào Nam phát động kháng chiến chống Pháp Ông đã tới tỉnh An Giang cùng các ông Nguyễn Xuân Phùng, Nguyễn Bá Trọng, Lê Bá Địch lập căn cứ kháng chiến ở Thất Sơn tỉnh An Giang tiến hành khởi nghĩa vào Tại đây, Lê Công Chánh được sĩ phu Nam Kỳ bầu làm “Nam Kỳ Chánh hội” và đứng ra thảo mật lệnh kêu gọi nhân dân Nam Kỳ nổi dậy
Cuộc vận động chống Pháp ở Nam Kỳ được triển khai nhanh chóng và lan rộng ra các tỉnh Gia Định, Tân An, Mỹ Tho…Lê Công Chánh còn liên lạc với Đào Công Bửu tiến hành cuộc khởi nghĩa ở Bến Tre và một số tỉnh miền tây Nam Kỳ trong những năm 1885 - 1886 và 1893 Tại các cuộc vận động này,
Lê Công Chánh đã lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi để quy tụ nhân dân vào công cuộc chống Pháp
Đầu năm 1886 đã bị quân Pháp đàn áp nên thất bại, Lê Công Chánh cùng các thủ lĩnh khác bị bắt đày đi Côn Đảo Phú Quốc Song lực lượng kháng chiến
ở Bình Định vẫn phát triển
Trang 32Tháng 12-1885, Bùi Điền phối hợp với nghĩa quân Quảng Ngãi đánh chiếm đồn Lão Thuộc1 bắt sống Đề Đốc sơn phòng Đinh Hội; đầu tháng 2-
1886, đánh chiến huyện đường Mộ Đức (Quảng Ngãi) và đồn Vạn Lý (Đức Phổ, Quảng Ngãi) do quân sơn phòng của tên bán nước Nguyễn Thân đóng giữ,
hỗ trợ cho nghĩa quân Nguyễn Bá Loan của Cần vương Quảng Ngãi tấn công tỉnh thành Quảng Ngãi; tháng 8-1886, lại tấn công quân sơn phòng của Nguyễn Thân đóng tại núi Mỹ Trang (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) Bùi Điền tiến chiếm thành Bình Định rồi truyền hịch kêu gọi sĩ phu và dân chúng trong tỉnh
và các tỉnh lân cận (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận) cùng nhau hợp lực đánh giặc, phò vua
Nguyễn Trọng Trì vào Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,…đầu tháng 9-1885 Nguyễn Trọng Trì đã cùng 2000 nghĩa quân tiến thẳng vào Ninh Thuận Lúc này Bùi Đản, đỗ cử nhân cùng với khoa thi của Nguyễn Trọng Trì người làng Thái Bình huyện Tuy Viễn - tỉnh Bình Định
Thực dân Pháp và triều đình Nguyễn cử tay sai Nguyễn Thân và Trần Bá Lộc đem quân đàn áp phong trào chống Pháp ở Bình Định
Sau khi cầu cứu triều đình đẩy lùi phong trào Cần vương, bọn tay sai Nguyễn Thân rơi vào tình thế bị động phải khẩn thiết cầu xin viên Khâm sứ Pháp ở Huế mượn 200 súng tây, 10.000 viên đạn thuốc để bảo vệ sơn phòng, đồng thời phải rút quân ra khỏi Bắc Bình Định về cố thủ Quảng Ngãi
Theo báo cáo của Nguyễn Thân, chỉ riêng lực lượng Cần vương ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định đã tiến đánh Nguyễn Thân 12 trận
Đầu năm 1886 Tăng Bạt Hổ cử hai tướng là Bùi Điền và Đỗ Duyệt đem quân giao chiến với Nguyễn Thân nhưng bị thất bại Ông tiếp tục chiêu mộ thêm binh sĩ, củng cố thêm các đồn lũy để chống lại quân của Nguyễn Thân,
1 tức Lỗ Thục, nay thuộc thôn An Đỗ, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn
Trang 33nhưng trước thế mạnh của địch, hầu hết các chiến lũy của nghĩa quân đều bị phá vỡ Tới tháng 2 năm 1887, trong một trận đánh quyết tử của nghĩa quân ở Phú Phong, Bùi Điền bị bắt
Sự tập hợp được đông đảo lực lượng văn thân, sĩ phu trong và ngoài tỉnh cũng chứng minh cho tinh thần yêu nước của văn thân sĩ phu Bình Định và các tỉnh lân cận sẵn sàng hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi một cách nhanh nhất Tinh thần đó càng rõ hơn khi chiếm được thành và phản công qua các trận đánh đẫm máu, kiên cường để chống lại quân Pháp và tay sai Nguyễn Thân, Trần Bá Lộc
2.2 Hoạt động của trí thức Bình Định trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản từ đầu thế kỷ XX đến 1918
2.2.1 Trí thức của Bình Định hưởng ứng phong trào Duy tân
Sau khi phong trào Cần vương ở Bình Định và trên cả nước bị thực dân Pháp đàn áp, trí thức Bình Định không khỏi trăn trở, lo lắng Trong lúc bế tắc
đó, ba vị đại khoa của tỉnh Quảng Nam gồm Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp trên đường vào Nam vận động duy tân dừng chân tại Trường thi Bình Định, sẵn lúc Bình Định mở kỳ thi, ba nhà chí sĩ muốn dùng
đề thi của quan trường làm tiếng chuông cảnh tỉnh giới sĩ tử Đánh thức họ dậy,
lo việc cứu nước, không nên đắm mãi trong giấc mộng khoa cử lỗi thời Sự kiện lịch sử này khá đặc biệt, không những hâm nóng bầu nhiệt huyết của các sĩ tử
ở Bình Định mà còn là “một tiếng sét đánh vang lừng cả nước”
Cụ thể, hôm thi, sĩ tử đông đến sáu bảy trăm người Viên Đốc học Bình Định là Hồ Trung Lượng, người huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đỗ Tiến sĩ
1892, vì nhà có tang nên không thể chủ trì cuộc thi, quan đầu tỉnh phải thay thế Nhân cơ hội ấy, ba chí sĩ giả dạng sĩ tử chen vào trường thi, chia nhau hành động Tiến sĩ Trần Quý Cáp làm đề phú, Phó bảng Phan Châu Trinh làm đề thơ,
Trang 34Tiến sĩ Huỳnh Thúc Kháng lo việc xem xét tình hình Bài làm lấy một tên chung
là Đào Mộng Giác, với ý nghĩa là đã tỉnh mộng Quan trường ra đề phú là
“Lương Ngọc danh sơn”, lấy vần “Cầu lương ngọc tất danh sơn” (tìm ngọc quý
ở nơi núi đẹp có tiếng); và đề bài thơ là “Chí thành thông thánh” (lòng chí
thành, thấu suốt đạo thánh), diễn ra thất ngôn bát cú Đường luật Các ông đã nạp quyển như những thí sinh khác, nhưng văn không khai triển đầu bài, chỉ nhắm vào ý hướng khơi dậy lòng yêu nước, khuyên sĩ tử nên bỏ lối học cử nghiệp và mộng làm quan Xong việc, cả ba ông vội lên đường, rời khỏi Bình Định Sự kiện này phản ánh, dưới chế độ thuộc địa, khoa cử Nho học đã không còn là con đường phù hợp với sĩ tử và cũng không thể phát huy con đường học hành, thi cử, ra làm quan như trước đây
Sau sự kiện này nhiều trí thức Bình Định đã giác ngộ tích cực hưởng ứng loại hình giải phóng dân tộc theo con đường cải cách duy tân như Tăng Bạt Hổ, Đào Phan Duân, Hồ Sĩ Tạo,…
Sự ảnh hưởng tư tưởng mới Dân chủ tư sản của trí thức Bình Định tuy không biểu hiện rõ nét ra như những phong trào Duy tân ở khu vực khác song
qua sự kiện này trí thức Bình Định cũng được giác ngộ rằng “không nên ham
mê khoa cử” khi đất nước ta đã là thuộc địa, chính quyền phong kiến đã mất
hết thực quyền, nếu có làm quan cũng bị chèn ép hoặc làm nô lệ cho thực dân Pháp Đó chính là lý do một số trí thức Bình Định điển hình là Tăng Bạt Hổ 2
đã đi theo con đường cải cách, duy tân, ủng hộ cho cải cách giáo dục, cải cách văn hóa
Họ phát động nhân dân cắt tóc ngắn, phong trào được quần chúng tích cực tham gia, những người cắt tóc ngắn được coi như có lòng yêu nước, chí tiến thủ Khi phong trào đang lên, ở các vùng thôn quê thường có những thanh
2 Tăng Bạt Hổ hay còn gọi là Tăng Doãn Văn làng An Thường, xã Ân Thạnh (huyện Hoài Ân).
Trang 35niên sắm một cái kéo, một cái lược đi vào những nhà người quen mỗi trưa để vận động cắt tóc ngắn Họ còn làm cả thơ cổ động cho việc cắt tóc ngắn gọi là
“Bài ca cổ động hớt tóc” lan truyền đi khắp nơi
Đào Phan Duân khi đang làm quan tuần phủ Khánh Hòa, bị xúc phạm ông đã ném chiếc ghế trước mặt Công sứ Pháp, bỏ luôn chiếc ghế Tuần phủ trở
về nhà Đào Phan Duân3 nhiều lần tiếp xúc với Nguyễn Thượng Hiền, Phan Châu Trinh, đồng tình và hưởng ứng phong trào cải cách Chính ông mời hầu
hết các nhân sĩ trí thức trong vùng bàn việc thành hội buôn Phước An, “Phước
An thương hội” Do quan niệm xã hội khi đó coi thường việc buôn bán, cho nên
để thành lập được Hội, ông phải thuyết phục đội ngũ trí thức rằng mục đích của thương hội chỉ mong gióng lên một tiếng chuông về ý thức tự cường, còn hiệu quả kinh tế là thứ yếu vì rất khó Kết quả mọi việc đã được thông qua, dự tính
Cử nhân Lê Doãn Sằn - hội trưởng.Tú tài Trần Trọng Giải - hội phó Hương sư Mạc Như Tòng - thư ký kiêm kế toán Cụ Biểu Xuyên làm cố vấn tối cao và tú tài Lâm Thúc Mậu làm kiểm soát viên Mục đích lớn là có tiền để lựa chọn thanh niên ưu tú của Bình Định ra nước ngoài học tập, tuy nhiên sự việc không thành do tài chính
Tăng Bạt Hổ vốn là một trong những người lãnh đạo phong trào Cần vương dưới trướng của Mai Xuân Thưởng Sau khi phong trào Cần vương Bình Định thất bại (6-1887), để tránh sự truy lùng của giặc, Tăng Bạt Hổ đã vượt biên giới Lào sang Xiêm, Trung Quốc, Nga, Nhật Cuối năm 1887, ông sang Trung Quốc hoạt động và dự định tiếp cận Lương Khải Siêu, Lưu Vĩnh Phúc, mong tìm ra phương cách cứu dân cứu nước; nhưng lúc này tình cảnh của Trung Quốc còn bi đát hơn Việt Nam, cùng một lúc bị tám nước đế quốc xâu xé, Lưu Vĩnh Phúc cũng đã mất
3 Cụ Đào Phan Duân hiệu là Biểu Xuyên, sinh năm Giáp Tý (1864) làng Biểu Chánh, huyện Tuy Phước, đậu
cử nhân khoa Giáp Ngọ (1894), tại trường thi Bình Định, thi Hội khoa Ất Mùi (1895), đậu Phó bảng (lúc 31 tuổi)
Trang 36Ông quyết định theo nghề hàng hải, làm thủy thủ cho tàu buôn, vì thế có điều kiện quan sát văn minh của các nước và tìm thêm đồng chí Nhờ nghề thủy thủ, ông thường qua lại Hoành Tân, Trường Kì và sau đó ít năm, ông thông thạo tiếng Nhật và được sung vào Hải quân Nhật Bản
Ở Băng Cốc, ông đã vận động đồng bào Việt kiều vào các tổ chức yêu nước để hỗ trợ cho phong trào đấu tranh của các sĩ phu trong nước Sớm thức thời ông còn sang Nhật, sau đó về nước vận động học sinh đi du học đóng góp cho phong trào Đông Du
Tác giả Đặng Bằng Đoàncho biết, khi ở Xiêm, Tăng Bạt Hổ thường qua lại các miền Băng Cốc, Xa Quân Lúc đó ông gặp các chiến sĩ Nghệ An như Nguyễn Đức Hậu cùng bàn việc nước Hai ông rất tương đắc nhau, mưu liên lạc cùng Việt kiều tại Xiêm để mưu tính việc khôi phục đất nước Nhưng cơ hội chưa đến không thể làm gì được, ông chỉ trốn tránh qua thời mà thôi Tăng Bạt Hổ rời khỏi đất Xiêm năm 1898
Nhờ có các tổ chức của Tăng Bạt Hổ mà sau này các nhà cách mạng Việt Nam sang Thái Lan đều được kiều bào của ta nhiệt thành giúp đỡ, hợp tác rất chân thành, và góp công sức của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc trong những thập niên tiếp theo
Ở Nhật, Tăng Bạt Hổ được các chính sách như Khuyển Dưỡng Nghị (Inukai Tsuyoshi), Đại Ôi Trọng Tín (Okuma Shigenobu) khuyên ông nên nghĩ đến việc tự cường, trước hết phải lo đào tạo nhân tài, phát động một phong trào Đông Du, đưa thanh niên sang Nhật cầu học Nhận thấy những lời khuyên đó phù hợp với lý tưởng, Tăng Bạt Hổ về nước hoạt động quyết tâm giải phóng dân tộc Cuối năm 1904 ông từ Bắc vào Nam gặp Phan Bội Châu và tiểu la Nguyễn Thành ở nhà Tiểu la, đây là cuộc gặp kỳ thú trong lịch sử của những
trí thức đầu thế kỷ XX, khi bàn về việc sang Nhật cầu viện ông nói: “Hiện nay
Trang 37Nhật Bản nổi dậy, châu Á đã thay bộ mặt, ta có thể đi xem thế nào Nếu các ông dùng tôi, xin các ông cứ sai phái, tôi sẽ vui lòng” [62, tr.36] được Nguyễn
Thành giới thiệu ông hội họp với Sào Nam và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, đầu năm sau đưa Sào Nam và Đặng Tử Kính qua Nhật để cầu ngoại viện, tổ chức phong trào Đông Du
Cuối tháng 7-1905, sau khi thăm Nhật Bản, Phan Bội Châu bước đầu đặt
được cơ sở cho phong trào Đông Du và biên soạn xong cuốn “Việt Nam vong
quốc sử”, được Lương Khải Siêu in giúp làm tài liệu tuyên truyền cách mạng
Sau đó Phan Bội Châu lại cùng với Đặng Tử Kính tìm đường về nước để mang
Kỳ Ngoại hầu Cường Để xuất dương, và lựa chọn một số thanh niên ưu tú đi học ở Nhật Tăng Bạt Hổ lưu lại ở Yokahama chuẩn bị “cơ sở vật chất” để kịp thời đón một số thanh niên từ Việt Nam sang Nhật du học Ông bàn với Phan Bội Châu đến một nhà buôn người Quảng Đông ở đây mua chịu gạo và củi Còn ông xuống tàu thuỷ làm công kiếm tiền nuôi anh em Sau đó ông quay về Quảng Đông vay tạm Lưu Vĩnh Phúc một món tiền để gửi gấp qua Nhật cho Phan Bội Châu Ông phải qua lại vài ba lần để tiếp tế cho anh em ở Yokahama lúc này đang chuẩn bị học Nhật ngữ, chờ ngày Phan Bội Châu thu xếp cho họ vào học ở các trường văn hoá và chuyên môn ở Tokyo
Mùa đông năm đó 1905, chờ mãi kinh phí ở nước nhà mà chưa thấy gửi sang Nhật Bản, cuối cùng Tăng Bạt Hổ và Đặng Tử Kính phải rời Yokahama,
mang theo hàng ngàn tờ “Khuyến quốc dân tư trợ du học văn” về nước để vận
động kinh tài ở hai miền Bắc kỳ và Trung kỳ
Về nước, Tăng Bạt Hổ khẩn trương liên hệ với các cơ sở để thông báo tình hình của du học sinh Việt Nam đang ở Nhật Bản, đồng thời tuyên truyền, vận động quyên góp kinh phí cho phong trào Đông Du Dưới chiếc áo thầy thuốc ông đi khắp nơi liên lạc tìm người cùng chí hướng Ông hoạt động tích cực ở các tỉnh miền Bắc, lo thu xếp cho Kỳ Ngoại hầu Cường Để xuất dương
Trang 38trót lọt, có lần gặp Nguyễn Quyền ở Lạng Sơn, thường xuyên liên lạc với Nguyễn Thượng Hiền ở nhà cụ Đốc Trạch tại Nam Định, khuếch trương ảnh hưởng của Duy Tân Hội, cùng Nguyễn Thượng Hiền tổ chức, tuyển chọn các thanh niên ưu tú qua Nhật Bản học
Nghe tiếng cụ Lương Văn Can có nghĩa khí, được nghĩa hội văn thân ở Bắc tín nhiệm, ông tìm lại thăm tại nhà ở số 4 phố Hàng Đào, Hà Nội để bàn
về tình hình trong nước và kế hoạch lâu dài Tại đây ông kể lại những lời khuyên của Khuyển Dưỡng Nghị và nhờ cụ Lương giới thiệu các thanh niên ưu tú sang Nhật du học Sau cuộc nói chuyện này, Lương Ngọc Quyến và Lương Nghị Khanh trở thành hai sinh viên Đông Du đầu tiên
Về nước lần này Tăng Bạt Hổ trở về quê hương thăm lại làng An Thường Tại đây, mật thám Pháp kiểm soát rất chặt chẽ nên việc liên lạc với các sĩ phu trong tỉnh rất khó khăn, do đó, phong trào Đông Du ở Bình Định không được phát triển
Ý định phát động phong trào ở tỉnh Bình Định- quê hương mình chưa kịp thực hiện thì năm 1906 trên đường từ Nam ra Huế Tăng Bạt Hổ lâm bệnh nặng rồi mất trên một chiếc thuyền trên sông Hương do người đồng chí của ông
là Võ Bá Hạp thuê để ông tiện trốn tránh bọn mật thám Pháp và chữa bệnh, giữa lúc phong trào Đông Du đang diễn ra sôi nổi Sự ra đi của Tăng Bạt Hổ là một tổn thất rất nặng nề của phong trào Đông Du, Đặng Đoàn Bằng 1 thành
viên của phong trào Đông Du đã viết bài “Điếu Tăng Bạt Hổ”, còn Phan Bội
Châu năm 1907 mới hay tin đã ghi lại những lời trân trọng về Tăng Bạt Hổ như
sau: “Ông về nước mới hơn một năm, vận động thiệt rất có công hiệu Khoảng
năm ngọ (1906 - 1907), chúng tôi ở ngoài, tất cả lữ phí, học phí và các chi phí hoạt động khác thảy đều duy trì được, thực nhờ công đức của nghĩa nhân, chí
sĩ Trung, Bắc hai kỳ, mà người kéo mũi dắt dây ở trung gian thiệt nhờ ông lắm”
[11, tr.82]
Trang 392.2.2 Trí thức Bình Định dẫn đầu phong trào chống thuế ở Bình Định
Năm 1905, Phan Châu Trinh cùng chí sĩ Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng thực hiện cuộc vận động ngay trong giới nho sĩ ở trường thi Bình Định Nhờ đó rất đông trí thức Bình Định tham gia phong trào Duy tân, “Cử nhân Nguyễn Trọng Trì, Lê Chuân, Nguyễn Huân, các tú tài Hoàng Tăng Huy, Đỗ Phát, Bùi Trọng Hướng, Lê Cương, Nguyễn Phát, Nguyễn Đại Hưng, Võ Văn Du, Bùi Phiên Dư, Đặng Thành Tích và nhân sĩ Nguyễn Duy Viên
Ngoài ra, tham gia phong trào còn có các quan lại triều đình như Ngự sử hồi Hưu Đinh Văn Hoàng, Chưởng Ấn Lê Phổ, các hậu bổ Trần Tiên, chánh tổng Nguyễn Hàm, Dương Tuấn, huấn đạo Lê Tư Văn, Đốc Tiềm, Ấm Sinh,…
và bá hộ Huỳnh Lý, Phan Trường Vinh , Nguyễn Trọng Trì từ quan về quê liên kết với những người tâm huyết bàn việc nước Họ hăng hái đi khắp địa phương, tới tận thôn xã, bí mật vận động nhân dân tham gia phong trào, bài trừ
tệ đoan xã hội, tiến hành cải lương hương thôn, giành chủ quyền dân tộc Trung tuần tháng 4-1908 một cuộc biểu tình đầu tiên diễn ra tại huyện lỵ Bồng Sơn mà không gặp phản ứng nào của nhà cầm quyền địa phương nên họ
đã kéo thẳng vào thành Bình Định, kết hợp với các đoàn thuộc các phủ huyện Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, An Nhơn đi đến đâu cũng được đồng bào sở tại đón tiếp nồng hậu, đãi cơm nước và sẵn sàng tham gia Ngay sau đó một đoàn biểu tình khoảng 500 người do Phan Long Bằng (làng Nam Huân, tỉnh Quảng Ngãi) vào Bình Định phối hợp với nhiều người dân nơi đây như: Châu Văn Long, Phạm Văn Doãn, và vận động những người khác là Phạm Văn Quyền, Nguyễn Vui, Nguyễn Sáng, Phân Ôn, Phạm Quế, Võ Tần và Dương Quýnh tổ chức nhân dân biểu tình chống thuế, bao vây công đường, đánh trả bọn lính tập
Ngày 13-4-1908, dân chúng phủ Hoài Nhơn biểu tình, bắt viên tri phủ rồi
Trang 40dẫn đi Ngày 14-4-1908, dân huyện Phù Mỹ nổi dậy, vây lấy huyện lỵ, bắt bọn nha lại, tổng lý cắt tóc, rồi cùng dân đi biểu tình Hưởng ứng phong trào, nhiều lý trưởng đã đem nộp ấn triện cho dân như lý trưởng Phan Vinh (người thôn
An Hậu, phủ Hoài Nhơn), ông còn tích cực huy động những gia đình có sức người, sức của trong làng tham gia vào đoàn biểu tình như Thái Đương, Nguyễn Xung, và Hồ Trạch lên tỉnh đấu tranh đòi giảm sưu thuế, nhiều tri huyện, tri phủ hoảng sợ kéo nhau về lánh nạn ở tỉnh
Người nào tham gia thì được họ cúp tóc, cúp tóc xong người đó được nhìn nhận là người của phong trào (phân biệt với người chưa theo), và mỗi gia đình phải sắm một cái kéo để cắt tóc cho người trong gia đình, sau đó được mang giỏ cơm, bầu nước đi cùng đám đông Trong lúc tuyên truyền, các diễn giả thường dùng hai tiếng “Đồng bào” để gọi quần chúng cho thêm thân mật, phát giấy có đóng dấu “Đồng bào ký” cho mọi người Chẳng bao lâu, hầu hết các Tổng, Lý hai hạt Hoài Ân, Hoài Nhơn đều mang khuôn dấu tới nộp cho “Đồng bào” và nhận lệnh của “Đồng bào” Như vậy, khi được tuyên truyền nông dân Bình Định nhanh chóng giác ngộ và hưởng ứng hết sức đông đảo, mà theo cụ Huỳnh Thúc Kháng cho là “Bồng bột hơn các nơi khác
Thực tế cho thấy lãnh đạo phong trào chống thuế ở tỉnh Bình Định là các
sĩ phu yêu nước tiến bộ, cùng với đó là các danh sắc (hương lý, cử nhân, tú tài,
ấm sinh, học sinh…) Họ là những người tiên phong tiếp thu tư tưởng mới và truyền bá lại cho quần chúng Nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong các cuộc đấu tranh, vì họ là tầng lớp chịu áp bức, bóc lột nặng nề nhất, họ đấu tranh quyết liệt và trực diện với kẻ thù Tuy nhiên, ngoài nông dân là lực lượng cốt yếu thì phong trào còn lôi kéo được những tầng lớp khác như các danh sắc, sĩ phu tiến bộ, thị dân…Phong trào đấu tranh đã có tiếng vang lớn, làm tê liệt hệ thống cai trị ở địa phương và làm chấn động chính giới Pháp
Để tạo thêm uy tín và thanh thế, những người lãnh đạo phong trào đã