1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận ĐLQP&AN - Thực trạng và giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường tại thành phố Hà Nội hiện nay

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng và giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường tại thành phố Hà Nội hiện nay
Chuyên ngành Đường Lối Quốc Phòng Và An Ninh
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 38,54 KB

Nội dung

và các chương trình, chính sách phù hợp nhằm cải tạo môi trường sống chodân cư tại địa bàn, cũng như kịp thời ngăn chặn những hành vi xâm phạmnghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hư

Trang 1

TIỂU LUẬN HP2 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

Thực trạng và giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường tại thành phố

Hà Nội hiện nay

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đã và đang từng bước phát triển thành nước hiện đại công nghiệp hóa Cuộc sống đang diễn ra ngày càng phức tạp, kéo theo đó làcon người luôn phải đối mặt với những vấn đề mang tính chất toàn cầu để bắtkịp nhịp sống thế giới Hàng loạt các khu công nghiệp, nhà ở được hình thànhtrong thành phố Người dân tập trung ở khu đô thị, khu công nghiệp để sinhsống Trong giai đoạn đó, môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa bởi sự

hóa-ô nhiêm trầm trọng và chưa ai nhận rõ điều này Vấn đề rắc rối nhất, mangtính sống còn nhất đó chính là vấn đề ô nhiễm môi trường Đây là vấn đề cấpbách không chỉ riêng một quốc gia nào mà nó có sức ảnh hưởng trên toàn thếgiới Vấn đề này càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp sự phát triển kinh tế - xãhội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ tương lai Bởi lẽ chúng tađang chung sống trong một hành tinh có sự sống duy nhất trong hệ mặt trời,nhưng chính con người đã hủy hoại nó, gây ra ô nhiễm Giải quyết vấn đề ônhiễm môi trường trong thời kì đẩy mạnh Công nghiệp hóa- hiện đại hóakhông chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó

là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội Vì thế việc điềutra sự ô nhiễm được đề ra là bức thiết để hiểu rõ mức độ ô nhiễm của môitrường đề đề ra giải pháp hợp lí, giúp nước ta phát triển vững mạnh và có mộtmôi trường sống tốt cho người dân

Ô nhiễm môi trường không phải là vấn đề mới đối với Hà Nội Chấtlượng không khí luôn ở dưới mức tiêu chuẩn trong nhiều năm Vấn đề vớichất lượng không khí chủ yếu là do tắc nghẽn giao thông, lối sống của ngườidân và sự phát triển công nghiệp Ngược thời gian khoảng bốn chục năm vềtrước môi trường Hà Nội còn rất trong lành: không rác thải bừa bãi, ít tiếng

ồn, nước sạch, không khí trong lành Từ khi Thủ đô phát triển công nghiệp(CN), tình hình đã đổi khác Các cấp lãnh đạo cần có một sự quản lý chặc chẽ

Trang 3

và các chương trình, chính sách phù hợp nhằm cải tạo môi trường sống chodân cư tại địa bàn, cũng như kịp thời ngăn chặn những hành vi xâm phạmnghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống củangười dân thành phố và làm mất mỹ quan đô thị.

Là một người công dân đang sinh sống và học tập tại thủ đô Hà Nội,nhận thấy đây là một vấn đề vô cùng cấp thiết, với hy vọng kêu gọi mọi người

cùng chung tay bảo vệ môi trường Vì vậy đề tài: “Thực trạng và giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường tại thành phố Hà Nội hiện nay” đã được em

lựa chọn để nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Bài tiểu luận sẽ cung cấp một cái nhìn đầy đủ về vấn đề ô nhiễm môitrường với tư cách là một vấn đề cấp thiết Đưa ra một nguồn thông tin tổnghợp, đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, từ đó góp phần tác động vào

ý thức của mọi người Cuối cùng, đưa ra giải pháp nào hiệu quả cho vấn đềkhắc phục cho tình trạng ô nhiễm môi trường tại thành phố Hà Nội hiện nay

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Ô nhiễm môi trường tại địa bàn thành phố Hà Nội

4 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập tài liệu qua Internet, qua sách báo, thực trạng hiện tại của

môi trường bằng quan sát

- Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu, đánh giá, sosánh

Trang 4

NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.Khái niệm về môi trường

Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệmật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế,

xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên

Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cầnthiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên,không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội

Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉbao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộcsống con người Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầygiáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườntrường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc,làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫnđược công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp,nghị định, thông tư, quy định

Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở

để sống và phát triển

Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, baogồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trongcuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viênnhân tạo

1.2.Khái niệm ô nhiễm môi trường

Trang 5

Ô nhiễm môi trường là khái niệm được nhiều ngành khoa học địnhnghĩa

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm,đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổigây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác Ô nhiễm môi trườngchủ yếu do hoạt động của con người gây ra

Ô nhiễm môi trường là sự có mặt của các chất lạ, độc hại gây nênnhững biến đổi nghiêm trọng về chất lượng của các yếu tố của môi trườngnhư đất, nước, không khí…vượt qua ngưỡng chịu đựng tự nhiên của sinh thể(dẫn đến biến dạng hoặc chết hàng loạt) và con người (ốm đau, bệnh tật,suygiảm sức khoẻ, thậm chí cả chết người)

Ngưỡng chịu đựng tự nhiên của các loài sinh vật khác nhau khônggiống nhau Đối với con người, ngưỡng chịu đựng được xác định bằng nhữngtiêu chuẩn môi trường – là những quy định về chuẩn mực, giới hạn cho phépđối với các yếu tố của môi trường như đất, nước, không khí… làm căn cứ đểquản lí môi trường, nhằm đảm bảo sức sống của sinh thể, bảo vệ sức khoẻ, sựsống và khả năng lao động của con người

Có thể thấy điểm chung nhất giữa các định nghĩa nêu trên về ô nhiễmmôi trường là chúng đều đề cập sự biến đổi của các thành phần môi trườngtheo chiều hướng xấu, gây bất lợi cho con người và sinh vật

1.3.Phân loại ô nhiễm môi trường

1.3.1 Ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả do các hoạt động của con người làmthay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần

xã sống trong đất Ô nhiễm đất là sự biến đổi thành phần chất lượng của lớpđất ngoài cùng của thạch quyển, dưới tác động tổng hợp nước, không khí đã

Trang 6

bị ô nhiễm, rác thải độc hại, các sinh vật và vi sinh vật theo chiều hướng tiêucực đối với sự sống của sinh vật và con người.

Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vậtcạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và vănhóa của con người Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụngtài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cungcấp lương thực thực phẩm cho con người Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số

và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diệntích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái,diện tích đất bình quân đầu người giảm Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tếsuy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng

1.3.2 Ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm nước là dạng ô nhiễm nguy hiểm nhất, bởi vì toàn bộ sự sốngtrên trái đất gắn liền với nước Ô nhiễm nước là sự biến đổi của chất lượngnước bởi các chất lạ, độc hại đến nước, gây nguy hiểm đến sự sống của cácsinh vật, đến sự sống và sinh hoạt của con người, tác động tiêu cực đến sảnxuất nông nghiệp , công nghiệp, ngư nghiệp và các hoạt động thương mại,nghỉ ngơi, giải trí…Nếu xét theo các tác nhân gây ô nhiễm thì ô nhiễm nước

có các loại như ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễmsinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lí… Xét về tốc độ lan truyền và quy

mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất

Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vựcnước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín Do lượng muối khoáng

và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vậttrong nước không thể đồng hóa được Kết quả làm cho hàm lượng oxy trongnước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoáithủy vực Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cốtràn dầu

Trang 7

Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại hóa chất, chất thải từ các nhàmáy, xí nghiệp thải ra sông, ra biển, Đại dương mà chưa qua xử lý; các loạiphân bón hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm vào nguồnnước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cưven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân,sinh vật trong khu vực Các loại chất độc hại đó lại bị đưa ra biển và lànguyên nhân xảy ra hiện tượng "thủy triều đỏ", gây ô nhiễm nặng nề và làmchết các sinh vật sống ở môi trường nước Trong những năm gần đây, có hiệntượng gọi là sa mạc hóa biển do ô nhiễm mà ra Chúng ta cần khắc phục điềunày thật nhanh chóng để bảo vệ hệ sinh thái biển.

1.3.3 Ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ độc hại trong khíquyển, làm biến đổi thành phần và chất lượng của không khí theo chiềuhướng xấu đối với sự sống Ô nhiễm không khí cũng có hai nguồn: nguồn gốc

tự nhiên (do núi lửa, cháy rừng, gió bụi, các quá trình phân huỷ các chất hữu

cơ trong tự nhiên,v.v ) và nguồn gốc nhân tạo do các hoạt động sản xuất vàtiêu dùng của con người gây nên

Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thếgiới chứ không phải riêng của một quốc gia nào Môi trường khí quyển đang

có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật Ônhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên Hàng năm con người khai thác và sửdụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt Đồng thời cũng thải vào môi trườngmột khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải

từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lênnhanh chóng

Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù",gây nhiều bệnh cho con người Nó còn tạo ra các cơn mưa acid làm huỷ diệtcác khu rừng và các cánh đồng Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào

Trang 8

không khí các loại khí độc như: CO2 đã gây hiệu ứng nhà kính Theo nghiêncứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là cacbonic (CO2), nó đónggóp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, mêtan (CH4) là 13%, nitơ 5%, CFC

là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%

Nếu không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trongvòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes)

Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau Điềunày sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng Nhiệt độtrung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60°C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽtăng 0,30 °C Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm quanhiệt độ Trái Đất tăng 0,40 °C

Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầngôzôn CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn Sau khi chịu tác động củakhí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồithủng

1.3.4 Sa mạc hoá

Sa mạc hoá là một trong những biểu hiện nguy hiểm nhất của sự suythoái và ô nhiễm đất Hiện tượng sa mạc hoá diễn ra đặc biệt mạnh ở các vùngthường xuyên bị khô hạn Hiện nay trên thế giới có tới 3,6 tỉ ha đất đang chịuảnh hưởng của sự suy thoái đất

1.3.5 Các loại ô nhiễm khác

Ô nhiễm phóng xạ là do các hoạt động của con người như khai thác, xử

lý vật liệu phóng xạ, xử lý và lưu trữ chất thải phóng xạ gây ra Làm giatăng mức độ bức xạ tự nhiên, ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể (gây nhứcđầu, chóng mặt, buồn nôn thậm chí là ung thư da, ung thư xương )

Ô nhiễm tiếng ồn bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn côngnghiệp

Trang 9

Ô nhiễm điện từ trường là do các loại sóng hay bức xạ từ trường nhưsóng điện thoại, truyền hình tồn tại với mật độ lớn Các loại bức xạ này gâyảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, gây tác động đến việc phát triển cáckhối u, ung thư trong não.

Ô nhiễm ánh sáng là do hiện nay con người đã sử dụng các thiết bịchiếu sáng một cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởngtới quá trình phát triển của động thực vật

Trang 10

Chương II: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH

PHỐ HÀ NỘI 2.1 Ô nhiễm nguồn nước

Hà Nội có lượng nước thải sinh hoạt rất lớn và rất ô nhiễm Tổng lượngnước thải hàng ngày của thành phố Hà Nội vào khoảng 320.000m3 trong đó

có tới 1/3 là nước thải CN Môi trường nước tiếp nhận lượng nước này là các

hồ, kênh, mương và sông Hầu hết các cơ sở CN đều xả trực tiếp nước thảivào các sông thoát nước chính là Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét và các mương,

hồ của thành phố Đã có nhiều tài liệu cho thấy, nước thải CN của Hà Nội cóchứa các chất lơ lửng, các hợp chất chứa P, N, chỉ số BOD5 (nhu cầu ôxy sinhhóa các chất hữu cơ), COD (nhu cầu ôxy hóa học chất hữu cơ), kim loại nặngđều rất cao Hầu hết các sông hồ của Hà Nội đều bị ô nhiễm cả về cơ học, hóahọc và sinh hoạt, có sự phân hủy yếm khí tạo ra khí độc như H2S, NH4 Hàmlượng NO2, NO3 đều cao, BOD5 quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP) tới 3 lần.Thậm chí, hàm lượng coliform của một số hồ gần khu vực dân cư vượt TCCPtới 100-200 lần, vào mùa khô vượt tới… 700 lần 100% nước thải sinh hoạt

và nước thải sản xuất tại khu vực nông thôn, ở các làng nghề và gần 100%nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý đang xả thẳng ra sông, hồ, ao,mương

Diện tích cây xanh/đầu người ở Hà Nội và một số thành phố trên thế giới

4,610,026,040,0

100,0217,4565,2869,5

Trang 11

6

7

Nam Kinh (Trung Quốc)

Quế Lâm (Trung Quốc)

Hàng Châu (Trung Quốc)

22,011,07,3

473,9239,1158,7

Trang 12

Đa số các khu, cụm, điểm sản xuất công nghiệp (SXCN) chưa có hoặc

có các trạm xử lý nước thải tập trung nhưng hoạt động không hiệu quả hoặckhông hoạt động

Kết quả phân tích các mẫu nước trong thời gian qua đều vượt quáTCCP, nhiều nơi cao từ 20 đến 30 lần3 Nguy hại hơn, mức ô nhiễm đangtăng dần theo thời gian, xã Yên Sở trong năm 2002 kết quả đo đạc cho thấyhàm lượng amoni là 37,2 mg/l năm 2003 đã tăng lên 45,2 mg/l, phường BáchKhoa mức nhiễm từ 9,4 mg/l, nay tăng lên 14,7 mg/l Có nơi chưa từng bịnhiễm amoni song nay cũng đã vượt TCCP như Long Biên, Tây Mỗ, ĐôngNgạc… Hiện bản đồ nguồn nước nhiễm bẩn đã lan rộng ở phạm vi toàn thànhphố

Tầng nước ngầm dưới (cách mặt đất từ 45 m đến 60m) là nguồn cungcấp cho các nhà máy cũng bị nhiễm bẩn Hiện các nhà máy nước Hạ Đình,Tương Mai, Pháp Vân, Linh Đàm đã bị nhiễm amoni và có hàm lượng sắtcao, 1,2-19,5 mg/l Nước từ các nhà máy đang đứng trước nguy cơ nhiễm bẩnbởi vẫn chưa có hạng mục xử lý amoni

Theo Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), mức ô nhiễm asen trong nguồnnước ở Hà Nội đã lên tới 40 lần so với TCCP Ô nhiễm amôni (NH4+) cũngvượt mức cho phép 20-30 lần

Chất bẩn trong nước thải cao, nguồn nước sạch có biểu hiện suy thoái6.Theo thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 290 giếng khoan của cơ quan, xínghiệp và khoảng 100.000 lỗ khoan nhỏ của hộ dân khai thác thường xuyên.Gần 70% mẫu nước tầng trên và gần 50% mẫu nước tầng dưới ở Hà Nội cónồng độ asen cao hơn mức cho phép hàng chục lần

2.2 Ô nhiễm không khí

Chất lượng không khí ở các đô thị lớn nói chung và Hà Nội nói riêng,đang bị ô nhiễm trầm trọng, tác động hàng ngày đến sức khoẻ cộng đồng

Ngày đăng: 24/10/2024, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w