1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thẩm Định nội dung lồng ghép bình Đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

76 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thẩm Định Nội Dung Lồng Ghép Bình Đẳng Giới Trong Xây Dựng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
Tác giả Vũ Thị Hồng Hạnh
Người hướng dẫn ThS. Lê Thị Hồng Hạnh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Xây dựng Văn bản pháp luật
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 875,93 KB

Nội dung

Tuy nhiên, việc thực hiện hoạt động thẩm định nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế, trong đó phải kể đến những tồn tại trong

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Chuyên ngành: Xây dựng Văn bản pháp luật

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

HÀ NỘI – 2023

Trang 3

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết luận, số liệu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực, đảm bảo độ tin cậy./

Xác nhận của

Giảng viên hướng dẫn

Tác giả khóa luận tốt nghiệp

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS Lê Thị Hồng Hạnh, Giảng viên Bộ môn Xây dựng văn bản pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng và tận tình chỉ dạy trong quá trình tôi thực hiện khóa luận

Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô, anh chị, bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã luôn giúp đỡ và động viên để tôi có đầy đủ điều kiện và động lực để hoàn thành khóa luận này

Hà Nội, 02 tháng 04 năm 2023

Tác giả khóa luận tốt nghiệp Hạnh

Vũ Thị Hồng Hạnh

Trang 6

MỤC LỤC

TRANG BÌA PHỤ i

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT iv

MỤC LỤC v

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 3

4.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5

7 Bố cục 6

CHƯƠNG 1 7

KHÁI QUÁT VỀ THẨM ĐỊNH NỘI DUNG LỒNG GHÉP BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 7

1.1.Khái niệm thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 7

1.1.1 Một số khái niệm công cụ 7

1.1.2 Định nghĩa thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 17

1.1.3 Đặc điểm của thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 17

1.2 Sự cần thiết của thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 19

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 21

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25

CHƯƠNG 2 25

THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH NỘI DUNG LỒNG GHÉP BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 25

2.1 Thực trạng pháp luật về thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 25

Trang 7

vi

2.1.1.Quy định pháp luật hiện hành về thẩm định nội dung lồng ghép bình

đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 25

2.1.2 Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 32

2.2 Thực tiễn thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 36

2.2.1 Kết quả đạt được về thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 36

2.2.2 Hạn chế về thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 40

2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế 42

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 44

CHƯƠNG 3 45

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẨM ĐỊNH NỘI DUNG LỒNG GHÉP BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 45

3.1 Giải pháp về pháp lý 45

3.2 Giải pháp về tổ chức thực hiện 47

3.3 Giải pháp về nguồn lực 49

3.4 Giải pháp khác 52

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 56

KẾT LUẬN 57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Văn bản pháp luật 59

Một số văn bản khác 59

Các Điều ước quốc tế 60

Sách, giáo trình, tạp chí 60

Công trình nghiên cứu 62

Webside 62

PHỤ LỤC 63

Trang 8

M Ở ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Bình đẳng giới là một yếu tố quan trọng đóng góp vào quá trình thực hiện

mục tiêu vì sự phát triển bền vững của xã hội, là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia Chúng ta thấy trong các nghị quyết của Đảng luôn phấn đấu vì mục tiêu “Công bằng - Dân chủ - Văn minh”,

ý nghĩa của 3 từ trên cũng đã hàm chứa vai trò của bình đẳng giới là mục tiêu

mà Đảng, Chính phủ Việt Nam muốn thúc đẩy Để đạt được bình đẳng giới thực

chất, một trong những biện pháp chiến lược được các quốc gia áp dụng là lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng hệ thống VBQPPL

Ở Việt Nam, vấn đề lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL

đã và đang ngày càng được quan tâm, kể từ khi Luật Bình đẳng giới được thông qua năm 2006 đã chính thức thừa nhận nguyên tắc bảo đảm bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL Sự ra đời của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 với nhiều quy định củng cố cơ sở pháp lý đã đánh dấu bước tiến mới trong hoạt động lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPPL.Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL đóng vai trò quan trọng và cần thiết để xây dựng một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm bình đẳng cho cả nam và nữ giới

Trong quy trình soạn thảo VBQPPL có nội dung lồng ghép bình đẳng giới thì hoạt động thẩm định đóng vai trò quan trọng mang tính “ phòng ngừa’, đã đem lại chất lượng và khả năng áp dụng trên thực tế nhằm khắc phục những hạn

chế, bất cập trong việc xây dựng và ban hành văn bản trước khi trình cơ quan quan có thẩm quyền ban hành Tuy nhiên, việc thực hiện hoạt động thẩm định

nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế, trong đó phải kể đến những tồn tại trong hệ thống quy định của pháp luật cho việc thực hiện hoạt động thẩm định nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL hay những hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động thẩm định,… Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL, cùng với mong muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật” làm đề tài cho khóa luận tốt

nghiệp của mình

Trang 9

2.Tình hình nghiên cứu đề tài

Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động thẩm định, vấn đề bình đẳng giới và lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam có khá ít công trình nghiên cứu nào đi sâu vào hoạt động thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL

Một số công trình nghiên cứu có đề cập đến hoạt động thẩm định nội dung

lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL như:

“ Những điểm mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm

2015 và phương hướng triển khai thực hiện” , Kỷ yếu khoa học, Trường Đại

học Luật Hà Nội (2016), có nghiên cứu về nguyên tắc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật và hướng triển khai thực hiện và

những điểm mới về hoạt động thẩm định chính sách, dự thảo VBQPPL trong

Luật ban hành VBQPPL năm 2015

Lê Thị Hồng Hạnh “ Lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng luật, pháp

l ệnh”, luận văn thạc sĩ trường Đại học Luật Hà Nội (2017), trình bày về một số

vấn đề lý luận của lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng luật, pháp lệnh Nêu

ra và phân tích các quy định pháp luật của hoạt động thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL

“ Hoạt động thẩm định của Bộ Tư Pháp trong quy trình xây dựng văn bản quy ph ạm pháp luật hiện nay”,đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Trường

Đại học Luật Hà Nội (2019) đã trình bày một số vấn đề lí luận về thẩm định trong quy trình xây dựng VBQPPL, đưa ra một số các quy định, thực trạng, giải pháp của hoạt động thẩm định nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về

luật ở Việt Nam hiện nay

“Tài liệu hướng dẫn Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong công tác xây

d ựng văn bản quy phạm pháp luật và phổ biến , giáo dục pháp luật” Đây là sản

phẩm của dự án Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (EU JULE) được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu, với đóng góp tài chính từ UNICEF và UNDP

Trang 10

Chương trình do hai cơ quan này của Liên Hợp quốc thực hiện, với sự phối hợp

của Bộ Tư pháp và các cơ quan của Việt Nam Đây là tài liệu hữu ích để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện hiệu quả việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL, từ đó góp phần vào việc nâng cao nhận thức xã hội về bình đẳng giới

Bên cạnh các công trình nghiên cứu được công bố trong nước, một số tài

liệu nghiên cứu của các tổ chức quốc tế và các học giả nước ngoài về vấn đề

lồng ghép bình đẳng giới, chẳng hạn như The Second Sex ( đã dịch tiếng Việt mang tên Giới thứ hai) của Simone da Bouvoir, 1949; Kamla Bhasin, 1993, Understanding Gender và What is Patriachy; Nghiên cứu sự đa dạng của những chủ nghĩa nữ quyền và những đóng góp vào bình đẳng giới của Judith Lorber,

2013; sách Rising Tisde: Gender Equality and Cutrural Change Around the

World của tác giả Ronald Inglehart, Pippa Norris, McGuire, nhà xuất bản Cambridge University Press năm 1996 Những tài liệu này có giá trị tham khảo

rất thực tế với Việt Nam trong quá trình lồng ghép bình đẳng giới

Một số bài viết nghiên cứu về vấn đề lồng ghép bình đẳng giới trong xây

dựng văn bản quy phạm pháp luật được đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Nguyễn Văn Huệ (2007), “ Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 10/2007; Đỗ Văn Quân (2009) “Lồng ghép giới- qua một số tài liệu nghiên cứu tại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và Giới số 04/2019; Võ Thị Như Hoa (2016), “

Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ngành tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 05/2016… Các bài viết này đều mới chỉ đề cập đến lồng ghép bình đẳng giới là một nguyên tắc trong xây dựng pháp luật mà chưa đi sâu tìm hiểu, phân tích các nội dung, khía cạnh của vấn đề lồng ghép bình đẳng giới

Có thể thấy, các công trình nghiên cứu về thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL còn rất hạn chế, do là lĩnh vực còn mới

mẻ, từ trước tới nay chưa được đầu tư nghiên cứu, phân tích

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

- Các khái niệm có liên quan tới thẩm định nội lồng ghép bình đẳng giới

trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;

- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;

Trang 11

- Các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;

- Thực tiễn thực hiện hoạt động thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng

giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay

4.M ục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là nghiên cứu một cách có hệ thống

một số vấn đề lý luận về thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây

dựng VBQPPL; trên cơ sở quan điểm về lý luận, Luận văn phân tích được thực

trạng pháp luật và thực tiễn tiến hành hoạt động thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL Thông qua việc đánh giá những ưu, nhược điểm của thực trạng, Luận văn đề xuất được những phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật đồng thời kiến nghị một số giải pháp đảm bảo

thực hiện và thực hiện có hiệu quả hoạt động thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL

- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng

giới trong xây dựng VBQPPL; định nghĩa, nội dung thẩm định,…; chỉ ra sự cần thiết phải thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này;

- Đánh giá mức độ cụ thể hóa của thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL trong các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành; đánh giá thực tiễn thực hiện hoạt động thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL;

- Đề xuất các phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm thực hiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 12

Trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, luận văn dự kiến sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để phân tích các tài liệu thu thập được trên cơ sở đó có những đánh giá khoa học về

những ưu điểm, hạn chế của các vấn đề nghiên cứu Phương pháp này được sử dụng trong cả 3 Chương của Luận văn

- Phương pháp thống kê: Bằng phương pháp này, tác giả thu thập được các số liệu thống kê cần thiết phục vụ cho việc đưa ra các luận chứng khoa học cho việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL Phương pháp này được sử dụng trong Chương 2 của Luận văn khi nghiên cứu thực tiễn thực hiện thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL

- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các

số liệu, tri thức có được từ việc phân tích tài liệu, chuyên gia,…nhằm đưa ra

những luận giải, nhận xét của tác giả về vấn đề nghiên cứu Phương pháp này được sử dụng trong Chương 2 của Luận văn khi tác giả đưa ra những đánh giá

về thực trạng thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng

VBQPPL

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh các

vấn đề nghiên cứu trong nước tại từng thời điểm về thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL Từ đó, rút ra bài học và lựa chọn

những yếu tố hợp lý, phù hợp để áp dụng trong đề xuất giải pháp bảo đảm thực

hiện và nâng cao hiệu quả thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Với trọng tâm nghiên cứu về thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL, Luận văn mong muốn có ý nghĩa trong việc là

một tài liệu tham khảo góp phần cung cấp cơ sở lý luận cho hoạt động thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL Đồng thời với

những kết quả nghiên cứu thu được sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động

thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL trong thực tiễn Tuy nhiên, với tính chất là một Luận văn tốt nghiệp và vốn hiểu biết

của tác giả còn hạn chế Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót về kiến thức thực tiễn và những hạn chế nhất định Hy vọng rằng Luận văn sẽ thực sự có

Trang 13

ý nghĩa trong khoa học pháp lý, là một tài liệu tham khảo có giá trị cho các cơ quan, tổ chức và người học về vấn đề thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng

giới trong xây dựng VBQPPL

Trang 14

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THẨM ĐỊNH NỘI DUNG LỒNG GHÉP BÌNH ĐẲNG

1.1.Khái niệm thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL

hiện nay không hẳn là một vấn đề mới, nhưng nó đã được quan tâm hơn trong

những năm gần đây, khi xã hội nhận thức rõ hơn về sự cần thiết của việc giải quyết bất bình đẳng giới và thúc đẩy bình đẳng giới Trong bối cảnh đó, với số lượng còn hạn chế những công trình nghiên cứu trực tiếp đề cập đến khái niệm

thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL, cần thiết phải xây dựng và chuẩn hóa một số khái niệm công cụ nhằm làm rõ một cách chi tiết về khái niệm này

1.1.1 Một số khái niệm công cụ

a, Khái niệm Thẩm định

Để xây dựng và ban hành các VBQPPL, các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đều phải tuân theo trình tự các bước từ lập chương trình, soạn thảo, lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo văn bản, thẩm tra, thẩm định văn

bản, cho đến thông qua, ký công bố VBQPPL (trừ trường hợp khẩn cấp hoặc cần phải bổ sung ngay cho phù hợp với văn bản thì VBQPPL có thể được ban hành theo thủ tục rút gọn) Giai đoạn nào trong quá trình xây dựng và ban hành các VBQPPL đều có vai trò quan trọng, không thể bỏ qua cũng như tiến hành một cách qua loa, có hình thức Hoạt động thẩm định cũng chính là một hoạt động quan trọng trong quá trình xây dựng và ban hành VBQPPL

Thẩm định văn bản trong Tiếng Anh (Determine value of the written text )

có nghĩa là “ việc kiểm tra, đánh giá một cách toàn diện một vấn đề theo một khuôn mẫu, quy trình nhằm đưa ra một kết luận được chủ thể ban hành văn bản thừa nhận” Theo Đại từ điển tiếng Việt năm 1998: “Thẩm định là xem xét để xác định về chất lượng” Lepetit Larousse- Từ điển bách khoa toàn thư của Pháp năm 1993 giải thích: “Contrôle (thẩm định) là việc kiểm tra, điều tra một cách

kỹ lưỡng tính đúng đắn và giá trị của một văn bản” Gutachten (thẩm định), theo

từ điển Luật học của Đức do Gerhard Koebler chủ biên ( Nhà xuất bản Muechen, xuất bản lần thứ 6 năm 1994) là sự đánh giá của nhà chuyên môn đối

với các dữ kiện để từ đó đưa ra kết luận Theo từ điển Luật học do Viện khoa học pháp lý Bộ tư pháp biên soạn thì: “Thẩm định có nghĩa là việc xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về một vấn đề nào

Trang 15

đó Hoạt động này do tổ chức hoặc cá nhân có chuyên môn nghiệp vụ thực

hiện…”1

Thẩm định trước hết là hoạt động được các chủ thể có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, đánh giá nhằm kiểm tra, đánh giá dự thảo văn bản theo những tiêu chí nhất định Tính đúng đắn của văn bản có thể được nhìn nhận dưới góc

độ khác nhau, tùy thuộc vào loại, tính chất của văn bản.Mặc dù đã hết hiệu lực nhưng Quyết định số 05/2007/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng Chính

phủ ban hành Quy chế thẩm định dự án , dự thảo VBQPPL đã đưa ra định nghĩa một cách rõ nét nhất về bản chất cũng như đặc trưng của hoạt động thẩm định

VBQPPL, đó là: “thẩm định” là hoạt động “ xem xét đánh giá về nội dung, hình

th ức của dự án, dự thảo, nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống

nh ất, đồng bộ của dự án, dự thảo trong hệ thống pháp luật”

Hoạt động thẩm định trong quy trình xây dựng VBQPPL là một khâu không thể thiếu được của quy trình soạn thảo và ban hành VBQPPL do cơ quan

có thẩm quyền tiến hành nhằm nhận xét, đánh giá về đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản, về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộ của

đề nghị cũng như dự án, dự thảo VBQPPL trong hệ thống pháp luật hiện hành

Thẩm định văn bản cũng đưa ra những nhận xét về chất lượng của đề nghị và dự thảo văn bản thông qua việc đánh giá về nội dung và các vấn đề có liên quan khác Đồng thời cơ quan tiến hành thẩm định cũng đưa ra những ý kiến và đề xuất biện pháp giải quyết đối với những vấn đề còn có những ý kiến khác nhau

giữa các cơ quan có liên quan trong quá trình xây dựng đề nghị VBQPPL và

soạn thảo dự án, dự thảo văn bản để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định

Từ đó, có thể đưa ra một định nghĩa về hoạt động thẩm định trong quy trình xây dựng và ban hành VBQPPL như sau:

“ Thẩm định trong xây dựng VBQPPL là hoạt động nghiên cứu, xem xét, đánh giá về nội dung và hình thức, kỹ thuật soạn thảo, tính khả thi đối với các

đề nghị xây dựng VBQPPL và dự án, dự thảo VBQPPL theo nội dung, trình tự,

th ủ tục do Luật định nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộ của VBQPPL trong hệ thống pháp luật và những yêu cầu khác về chất lượng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật”

b, Khái niệm giới

1Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Luật Hà Nội ( 2019) , Hoạt động thẩm định

c ủa Bộ tư pháp trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, Chủ nhiệm đề tài:

NCS.Ngô Linh Ngọc, Thư ký: ThS Ngô Tuyết Mai, tr 11-12

Trang 16

Thuật ngữ “giới” theo Tiếng Anh là “gender” là một thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực xã hội học, thuật ngữ này mới du nhập vào Việt Nam khoảng 20 năm trở lại đây và được thể hiện theo nhiều cách khác nhau Dưới góc độ xã hội học, “khái niệm giới không chỉ đề cập đến nam và nữ

mà cả mối quan hệ giữa nam và nữ Trong mối quan hệ ấy có sự phân biệt về vai trò, trách nhiệm, hành vi, hoặc sự mong đợi mà xã hội đã quy định cho mỗi giới

Những quy định, mong đợi xã hội này phù hợp với các đặc điểm văn hóa, chính

trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo; vì thế nó luôn biến đổi theo các giai đoạn lịch sử

và có sự khác biệt giữa cộng đồng, xã hội”

Hoặc “Khái niệm giới (gender) chỉ mối quan hệ xã hội và tương quan địa

vị xã hội của nam và nữ trong bối cảnh xã hội cụ thể”

Dưới góc độ pháp lý, giới là khái niệm chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam

và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội

Khái niệm giới có phạm vi rất rộng, liên quan đến mọi mặt của đời sống trong bối cảnh xã hội cụ thể Khái niệm giới đề cập đến những mong đợi, kỳ vọng khác nhau của xã hội về hành vi ứng xử, tính cách của nam hay nữ, các quy định của xã hội vai trò, trách nhiệm của nữ và nam đối với gia đình và xã

hội, mối quan hệ quyền lực giữa nữ và nam đối với gia đình và xã hội, mối quan

hệ quyền lực giữa nữ và nam trong bối cảnh xã hội cụ thể của các nền văn hóa khác nhau Những kỳ vọng và mong đợi đó của xã hội tạo nên chuẩn mực, khuôn mẫu hành vi xử sự tương ứng, phù hợp đối với nam và nữ thông qua việc giáo dục, học hỏi.2

Từ cách hiểu trên đây, có thể thấy giới có những đặc điểm sau:

Th ứ nhất, giới có tính đa dạng theo vùng miền, quốc gia, nhóm người…

Các đặc điểm giới được thể hiện đa dạng khác nhau qua suy nghĩ, tình cảm, hành vi ứng xử… của mỗi cá nhân, mỗi nhóm

Th ứ hai, giới luôn thay đổi và vận động không ngừng theo thời gian và

không gian Điều kiện kinh tế-xã hội nào thì quy định sự khác biệt về giới trong

xã hội đó, khi điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo, đạo đức cũng như thể chế xã hội bao gồm pháp luật đường lối chủ trương chính sách thay đổi theo không gian cũng như thời gian thì quan hệ giới được hình thành khác nhau Ví dụ, trước đây các nước phương Tây chỉ có nam giới mới

2Giáo trình Kỹ năng thẩm định, thẩm tra trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật , Trường Đại

học Luật Hà Nội, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2022, tr 149-150

Trang 17

tham gia công việc xã hội và làm công tác quản lý, còn phụ nữ ở nhà nội trợ Ngày nay, nam giới và phụ nữ đều tham gia công tác xã hội và san sẻ công việc gia đình, làm nội trợ và chăm sóc con cái

Th ứ ba, giới không mang tính di truyền, bẩm sinh mà chịu ảnh hưởng bởi

điều kiện sống, kinh tế-xã hội trong bối cảnh cụ thể Giới được hình thành từ các quan điểm xã hội chứ không tự nhiên sinh ra Giới là sản phẩm của xã hội và hình thành trong môi trường xã hội

c, Khái niệm bình đẳng giới

Có nhiều cách hiểu khác nhau về bình đẳng giới.Theo quan niệm Xã hội

học, bình đẳng giới là sự đối xử ngang quyền hai giới giữa nam và nữ cũng như các tầng lớp phụ nữ trong xã hội, có xét đến đặc điểm riêng của nữ giới, được điều chỉnh của các chính sách đối với phụ nữ một cách hợp lý Hay nói cách khác, bình đẳng giới là sự thừa nhận sự coi trọng ngang nhau đối với những đặc điểm giới tính và sự thiết lập các cơ hội ngang nhau đối với nữ và nam trong xã

hội.3

Theo Ngân hàng thế giới, “Bình đẳng giới theo nghĩa bình đẳng về luật

pháp, cơ hội-bao gồm sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn nhân lực, vốn và các nguồn lực sản xuất khác, bình đẳng trong thù lao công việc và trong tiếng nói”.Cách tiếp cận này không định nghĩa bình đẳng giới theo sự bình đẳng về

thành quả.4

Bên cạnh đó, quan điểm của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (NCFAW) cho rằng bình đẳng giới là: “sự thừa nhận và coi trọng như

nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới.Nam giới và

ph ụ nữ đều có vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau Phụ nữ và nam giới cùng: Có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong

mu ốn của mình; có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng từ các ngu ồn lực của xã hội và quá trình phát triển; được tự do và chất lượng cuộc

s ống bình đẳng; được hưởng thành quả bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã

h ội”.5

Luật Bình đẳng giới chỉ rõ rằng: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí,

3 Nguy ễn Thị Kim Thảo, Hoàng Thị Kiều Diễm, Nguyễn Hồng Nhung( 2022),Đề tài sinh viên nghiên

cứu khoa học, Trường Đại học luật Hà Nội, “ Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động- Góc nhìn của sinh viên”, tr 14

4Giáo trình Kỹ năng thẩm định, thẩm tra trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật , Trường Đại

học Luật Hà Nội, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2022, tr 152.

5 Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (NCFAW), Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong hoạch định chính sách và thực thi chính sách, Hà Nội, 2008, tr 6

Trang 18

vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho s ự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó” 6 Vì vậy, bình đẳng giới cần được hiểu là sự đối xử ngang quyền giữa hai giới nam và nữ có xét đến những đặc điểm giống nhau và khác nhau của mỗi giới, và được điều chỉnh bởi các chính sách đối với từng giới một cách hợp lý

Bình đẳng giới là mục tiêu và thước đo tiến độ phát triển của một xã hội

Sự bình đẳng giới được thể hiện ở nhiều phương điện, cụ thể như nữ và nam có điều kiện khác nhau để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; nữ và nam có cơ hội ngang nhau để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực của xã hội trong quá trình phát triển, nữ và nam có quyền lợi ngang nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Bình đẳng giới được thể hiện dưới các cấp độ khác nhau như bình đẳng về quyền; Bình đẳng về điều kiện, cơ hội tiếp cận các nguồn lực xã hội; Bình đẳng

về việc khai thác các nguồn lực xã hội, bình đẳng trong việc tham gia xây dựng quyết định, chính sách phát triển; Bình đẳng trong thụ hưởng các lợi ích và kết

quả của sự phát triển, kiểm soát quá trình phát triển xã hội.7

Bình đẳng giới thể hiện vị trí của nam và nữ ngang nhau trong các mối quan hệ xã hội, do đó bình đẳng giới có đặc điểm như sau:

Th ứ nhất, tính ngang quyền: để đạt được bình đẳng giới phụ nữ cần được

tạo điều kiện và cơ hội ngang bằng nam giới trong các lĩnh vực của đời sống xã

hội Cần có quy định như nhau (bình đẳng) chung cho phụ nữ và nam giới về

thụ hưởng các quyền và các nghĩa vụ Đây là các quy định bình đẳng mang tính tối thiểu không thể thiếu để bảo đảm về mặt pháp lý quyền bình đẳng nam nữ (công dân nam và nữ đều có quyền bầu cử, ứng cử, có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, có quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn )

Th ứ hai, tính ưu đãi: do đặc điểm sinh học và truyền thống của phụ nữ

khác so với nam để đạt được bình đẳng giới cần có sự đổi xử ưu đãi, khuyến khích đặc biệt và hợp lý đổi với phụ nữ Ví dụ, phụ nữ đảm nhận chức năng sinh

đẻ và nuôi con nhỏ Vì vậy pháp luật lao động quy định khi lao động là phụ nữ nghỉ thai sản họ vẫn được hưởng nguyên lương đồng thời được hưởng trợ cấp thai sản

6 Kho ản 3 Điều 5 Luật bình đẳng giới năm 2006

7Ủy ban về các vấn đề xã hội (2009), Quốc hội, Giới và lồng ghép giới trong hoạt động của Quốc hội,

Nxb, Chính trị quốc gia

Trang 19

Thứ ba, tính linh hoạt: sự đối xử ưu đãi với phụ nữ cần được điều chỉnh

linh hoạt trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, không mang tính bất biến Ví dụ,

do đặc điểm sinh học của phụ nữ phải mang thai nên phụ nữ thường có thể chất

yếu hơn và sức chịu đựng kém hơn so với nam giới Vì vậy pháp luật cả nước đều có quy định cấm tuyển dụng nữ lao động trong các ngành nghề lĩnh vực nguy hiểm nặng nhọc Tuy nhiên khi khoa học kỹ thuật phát triển điều kiện lao động được cải thiện, cần có sự điều chỉnh cho phù hợp nhằm loại bỏ những quy định cấm này đối với các ngành nghề, lĩnh vực đã được cải thiện điều kiện lao động để có thêm cơ hội việc làm cho nữ

Th ứ tư, tính phân loại: bình đẳng giới không chỉ được xem xét vị thế của

phụ nữ và nam giới trong xã hội mà còn được xem xét giữa các tầng lớp phụ nữ thuộc các thành phần xã hội khác nhau trong các vùng lãnh thổ khác nhau trong

phạm vi quốc gia và trên thế giới Ví dụ, quy định tăng độ tuổi nghỉ hưu đối với phụ nữ, thì mặt bằng chung này có thể có lợi cho nữ lao động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học giảng dạy nhưng lại bất lợi đối với phụ nữ ở khu vực lao động nặng nhọc, phụ nữ nông thôn và phụ nữ khu vực kinh tế phi tiền tệ (nội

trợ) Như vậy, quy định trên chỉ đem lại mặt bằng ưu tiên hạn hẹp, dẫn đến làm giãn khoảng cách đối xử tạo ra sự phân biệt đối xử trong giới nữ nói chung.8

Như vậy, bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động có những đặc điểm về tính ngang quyền, tính ưu đãi, tính phân loại, tính linh hoạt.Những đặc điểm này

sẽ được thể hiện trong các quy định cụ thể của pháp luật cũng như chính sách cụ

thể của nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể

d, L ồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Theo Khoản 7 Điều 5 Luật Bình đẳng giới “Lồng ghép vấn đề bình đẳng

gi ới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm thực hiện

m ục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới

c ủa văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ

xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh”

Nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy

phạm pháp luật, gồm:

1 Xác định nội dung liên quan đến vấn đề bình đẳng giới hoặc vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới

8 Nguyễn Thị Kim Thảo, Hoàng Thị Kiều Diễm, Nguyễn Hồng Nhung (2022),Đề tài sinh viên nghiên

cứu khoa học, Trường Đại học luật Hà Nội,, “ Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động- Góc nhìn của sinh viên”, tr 16

Trang 20

2 Quy định các biện pháp cần thiết để thực hiện bình đẳng giới hoặc để

giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới; dự báo tác động

của các quy định đó đối với nam và nữ sau khi được ban hành

3 Xác định nguồn nhân lực, tài chính cần thiết để triển khai các biện pháp

thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới 9

V ấn đề giới bao gồm sự bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới,

khoảng cách giới trong một lĩnh vực, một quan hệ xã hội cụ thể Phân tích giới

là một bộ phận của phân tích chính sách, là việc thu thập, xử lý thông tin, dữ liệu

về thực trạng mối tương quan giữa nam và nữ liên quan đến nhu cầu, cơ hội, điều kiện, năng lực tiếp cậ các nguồn lực và thụ hưởng các kết quả, lợi ích từ

việc sử dụng,khai thác các nguồn lực trong lĩnh vực cụ thể, từ đó, xác định được

vấn đề giới trong lĩnh vực đó cũng như dự báo được tác động của các chính sách, giải pháp chính sách đối với mỗi giới nhằm đạt được bình đẳng giới ở các

cấp độ khác nhau.10

M ục tiêu lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy

ph ạm pháp luật là nhằm xây dựng các chính sách và văn bản quy phạm pháp

luật đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp phù hợp với đặc thù của mỗi giới, tạo cơ hội, điều kiện phát triển bình đẳng cho nam, nữ trong lĩnh vực quan hệ xã hội thuộc phạm vi dự kiến điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật

Năm 1997, Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa lồng ghép giới là “… quá trình đánh giá những tác động đối với phụ nữ và nam giới của bất kỳ hành động nào đã được lên kế hoạch, bao gồm pháp luật, các chính sách hoặc các chương trình trong tất cả các lĩnh vực và mọi cấp độ

L ồng ghép giới là một chiến lược nhằm làm cho các mối quan tâm và kinh nghi ệm của phụ nữ cũng như của nam giới là bộ phận không thể tách rời trong thi ết kế, thực hiện, theo dõi và đánh giá các chính sách và chương trình ở tất cả các khía cạnh chính trị, kinh tế và xã hội, như vậy phụ nữ và nam giới hưởng lợi như nhau và bất bình đẳng không thể tồn tại lâu dài Mục tiêu cuối cùng là đạt

được bình đẳng giới”

Hiện lồng ghép bình đẳng giới là một chiến lược được chấp nhận trên toàn

cầu để thúc đẩy bình đẳng giới Lồng ghép bình đẳng giới bản thân nó không

9 Điều 8 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2009

10Lê Thị Hồng Hạnh (2017) , Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng luật,pháp lệnh, Luận

văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 18

Trang 21

phải là một mục tiêu mà là một chiến lược, một cách tiếp cận, một cách thức để đạt được mục tiêu bình đẳng giới Lồng ghép bình đẳng giới đòi hỏi đảm bảo

rằng các triển vọng và quan tâm về giới đối với mục tiêu bình đẳng giới là trung tâm của tất cả các hoạt động như phát triển chính sách, nghiên cứu, vận động ủng hộ, đối thoại, pháp luật, phân bổ nguồn lực và lập kế hoạch, thực hiện và theo dõi các chương trình, dự án Như vậy, có thể thấy lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là một trong những hoạt động nói trên của lồng ghép giới và có thể vận dụng các bước quan trọng của lồng ghép giới vào quá trình thực hiện.11 Theo các quy định pháp luật hiện hành, để lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật, Ban soạn thảo phải tiến hành hai nhóm công việc :

-Xác định vấn đề giới; các biện pháp giải quyết trong lĩnh vực văn bản quy

phạm pháp luật điều chỉnh; dự báo tác động của các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành đối với nữ và nam; xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết các vấn đề giới trong phạm vi văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh

-Thiết kế quy định bình đẳng giới trong dự thảo văn bản quy phạm pháp

luật; lập báo cáo thực hiện việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo các nội dung quy định và phụ lục thông tin, số liệu về giới có liên quan đến dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Khoản 2 Điều 21 Luật Bình đẳng giới

Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định vấn đề giới được coi là công việc khó khăn, nhiều lúng túng với hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật Một số

dự thảo có xác định được vấn đề giới, nhưng không thể hiện được quy định bảo đảm giải quyết vấn đề giới đã xác định Cách thiết kế các quy định bảo đảm bình đẳng giới chưa được quan tâm đúng mức, một số văn bản quy phạm pháp luật xác định “có vấn đề giới” thường nghiêng về việc quan tâm đến phụ nữ, nên trong dự thảo đã dùng cụm từ “nam, nữ; nam/nữ” hoặc có quy định cho nữ được coi là đã lồng ghép vấn đề bình đẳng giới Đồng thời, thiết kế quy định theo hướng mọi khía cạnh, mọi vấn đề trong lĩnh vực pháp luật điều chỉnh đều tác động như nhau đến nam, nữ nên quy định như nhau.Cách làm này đã dẫn đến không ít hệ lụy, thực tế là bỏ qua hoặc không giải quyết được bất bình đẳng giới

hiện tại mà còn tạo ra bất bình đẳng giới mới Nguyên nhân của tình trạng này là

11 Tập I, Tài liệu tập huấn về thực hiện Luật bình đẳng giới, tr 23

Trang 22

hướng dẫn xác định vấn đề giới còn chung chung, chưa tính đến đặc thù của các lĩnh vực pháp luật khác nhau; tách biệt việc phân tích, đánh giá các khía cạnh về

giới trong quá trình tổng kết thi hành pháp luật; phân tích giới chưa đầy đủ để

nhận diện đúng tình hình tham gia, đóng góp, hưởng lợi của phụ nữ và nam

giới

Để lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật, đòi

hỏi thành viên Ban soạn thảo và Tổ biên tập phải nắm rõ phương thức lồng ghép

gi ới (gồm: bình đẳng; quan tâm đến những tác động của phong tục, tập quán như

là những nguyên nhân sâu xa và cơ bản của tình trạng phân biệt đối xử; có các

hoạt động mang tính chất khác biệt cho riêng nữ hoặc nam để đạt được bình

đẳng giới trên thực tế và phù hợp với thiên chức người mẹ, người cha); công cụ

l ồng ghép giới (gồm: phân tích giới,số liệu, thông tin tách biệt theo giới tính,

ngân sách giới, chỉ số giới); điều kiện lồng ghép giới (gồm: hiểu đúng về giới,

giới tính và bình đẳng giới; nắm vững mục tiêu bình đẳng giới; các nguyên tắc

cơ bản về bình đẳng giới và bình đẳng giới trong một số lĩnh vực; vận động thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi bảo đảm bình đẳng giới; có kỹ năng bảo đảm bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật).12

Lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPLL vừa là nguyên tắc, vừa

là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới thực chất trên mọi lĩnh vực

của đời sống xã hội

e, Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Pháp luật là công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và đời sống cộng đồng, là sản phẩm của sự phát triển xã hội vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý xã hội cần thiết, mà còn rất quan trọng và hiệu quả 13

Pháp luật được hình thành thông qua hoạt động xây dựng pháp luật và một

số con đường khác được Nhà nước công nhận như án lệ hình thành thông qua

hoạt động xét, xử phong tục tập quán Hiểu một cách khái quát nhất theo PSG TS.Nguyễn Minh Đoan14 thì, “xây dựng pháp luật là hoạt động ban hành sửa

đổi bổ sung hoặc bãi bỏ các quy định của pháp luật (tức là các quy phạm pháp

12 Hà Thị Thanh Vân, Tạp chí khoa học học viện phụ nữ Việt Nam số 2 năm 2018, “Một số đề xuất về

vi ệc thực hiện trách nhiệm bảo đảm bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật”, tr 40

13 PGS.TS.Nguyễn Minh Đoan, Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, năm 2008, tr 5

14 PSG TS Nguyễn Minh Đoàn ,Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2011, tr 8, 9,

13

Trang 23

luật) cho phù hợp với nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội”

Còn ở góc độ chính trị thì “xây dựng pháp luật là hoạt động nhằm thể hiện ý chí

của nhà nước thành pháp luật" Ở khía cạnh khoa học và kỹ thuật pháp lý thì

.Về mặt bản chất “xây dựng pháp luật là hoạt động nhằm tạo ra các quy phạm

pháp luật chứa đựng trong các VBQPPL” Qua đó có thể thấy, xây dựng pháp

luật hay còn gọi là xây dựng VBQPPL chính là một trong những hình thức quan

trọng nhằm thực hiện chức năng nhà nước ở mỗi quốc gia, nhằm xây dựng một

hệ thống pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh và hội nhập kinh tế quốc

tế

Từ nội dung đó, hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mang

một số đặc điểm cơ bản sau:

Th ứ nhất, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động do các cơ

quan có thẩm quyền và cá nhân được trao quyền thực hiện Dựa vào vị trí, chức năng nhiệm vụ và quyển hạn của mình để cơ quan, cá nhân có thẩm quyền tự mình hoặc phối hợp với các chủ thể khác theo quy định để ban hành ra các VBQPPL.Việc ban hành VBQPPL được trao cho Quốc hội, với tư cách là cơ quan có quyền lập pháp

Th ứ hai, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động được tiến

hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định Xuất phát từ bản chất của hoạt động xây dựng pháp luật là một hiện tượng xã hội, một hoạt động chính

trị - xã hội, đồng thời là hoạt động kỹ thuật phức tạp, mang tính tổ chức, bao

gồm nhiều hoạt động nghiệp vụ nối tiếp nhau theo những trình tự nhất định mà giai đoạn này là tiền để, cơ sở cho giai đoạn tiếp theo để cho ra đời một VBQPPL

Trên cơ sở những nhận thức chung kể trên, có thể đưa ra định nghĩa về xây

dựng VBQPPL đó là "Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động của

các chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định để tiến hành một trật tự bao gồm các hoạt động kể tiếp nhau liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm thể chế hóa chủ trương đường lối của Đảng, chuyển hóa ý chí của Nhà nước thành những quy định pháp luật dựa trên những nguyên tắc nhất định và được thể hiện dưới hình

th ức pháp lý là văn bản quy phạm pháp luật."

Như vậy, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là toàn bộ các bước được

thực hiện từ giai đoạn lập đề nghị xây dựng đến soạn thảo và thông qua theo trình tự, thủ tục bắt buộc để cho ra đời một văn bản quy phạm pháp luật có tên

gọi nhất định

Trang 24

1.1.2 Định nghĩa thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới được thực hiện trong toàn bộ quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, từ khâu đề xuất, đánh giá tác động đối với từng nhóm đối tượng khác nhau, lập đề nghị về chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, soạn thảo đến thẩm định văn bản quy phạm pháp luật

Từ những khái niệm kể trên, có thể hiểu thẩm định nội dung lồng ghép

bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL là hoạt động nghiên cứu, xem xét, đánh giá về nội dung và hình thức, kỹ thuật soạn thảo, tính khả thi đối với các đề nghị xây dựng VBQPPL có nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới và dự án, dự

th ảo VBQPPL có nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới theo nội dung, trình

t ự, thủ tục do Luật định nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ

c ủa VBQPPL trong hệ thống pháp luật và những yêu cầu khác về chất lượng văn bản quy phạm pháp luật có nội dung lồng ghép bình đẳng giới theo quy định của pháp luật

Thẩm định thực hiện đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo các nội dung:

- Xác định vấn đề giới trong dự án, dự thảo và giải quyết vấn đề giới trong

dự thảo văn bản;

- Việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong dự án, dự

thảo (dự thảo có nội dung nào quy định trực tiếp hoặc gián tiếp về vấn đề bình đẳng giới không? Nếu có thì những quy định đó đã bảo đảm sự phù hợp với các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới hay chưa? );

- Tính khả thi của việc giải quyết vấn đề về bình đẳng giới được điều

chỉnh trong dự án, dự thảo;

- Việc tuân thủ quy trình, thủ tục lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong

dự án, dự thảo văn bản nhằm loại bỏ giải pháp gây bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới;

1.1.3 Đặc điểm của thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây

d ựng văn bản quy phạm pháp luật

Thẩm định VBQPPL là một giai đoạn quan trọng của quy trình ban hành VBQPPL với mục đích đảm bảo cho hoạt động ban hành VBQPPL được tiến hành hợp hiến, hợp pháp, đảm bảo về chất lượng theo quy định của pháp luật

Hoạt động thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật có những đặc điểm sau:

Trang 25

Thứ nhất, thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng

văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động được thực hiện bởi một số chủ thể nhất định theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL Theo đó, các cơ quan được

Luật giao thực hiện thẩm định gồm: Bộ tư pháp, cơ quan ngang bộ; Sở Tư pháp các tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương và Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện Đối với việc thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây

dựng VBQPPL cơ quan thẩm định văn bản phải: bảo đảm sự tham gia của đại

diện cơ quan cơ quan lao động, thương binh và xã hội, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hoặc Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ, các chuyên gia, nhà khoa học về giới trong việc thực hiện thẩm định dự án, dự thảo văn bản Đối với các lĩnh vực liên quan tới gia đình thì mời đại diện của cơ quan văn hóa, thể thao và du lịch; Thực

hiện việc đánh giá lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong việc xây dựng dự án,

dự thảo văn bản; Phối hợp với cơ quan lao động, thương binh và xã hội để đánh giá việc lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Th ứ hai, thẩm định là thủ tục bắt buộc và không thể thiếu trong quy trình

xây dựng, ban hành VBQPPL đối với các đề nghị xây dựng VBQPPL, dự án, dự

thảo văn bản do Chính phủ, UBND trình hoặc ban hành theo thẩm quyền; dự

thảo VBQPPL của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang

bộ Đối với đề nghị xây dựng VBQPPL, thẩm định là khâu cuối cùng trước khi trình Chính phủ, UBND cấp tỉnh xem xét, thông qua đề nghị.Đối với dự án, dự thảo VBQPPL, thẩm định là khâu cuối cùng trước khi cơ quan nhà nước, người

có thẩm quyền chính thức xem xét, ban hành văn bản hoặc xem xét để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản Với tư cách là khâu cuối cùng trước khi

đề nghị xây dựng VBQPPL hoặc dự thảo được xem xét, hoạt động này hướng

tới đảm bảo chất lượng tốt nhất cho đề nghị và dự thảo VBQPPL.15

Th ứ ba, về nội dung thẩm định, bên cạnh việc đánh giá quá trình lồng

ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản của cơ quan chủ trì soạn

thảo, cũng cần thiết quy đi ̣nh chính sách về giới trong dự thảo văn bản; Sự phù

hợp của quy đi ̣nh chính sách về giới với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của quy đi ̣nh

chính sách về bình đẳng giới với hệ thống pháp luật và tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

15 Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Luật Hà Nội ( 2019) , Hoạt động thẩm định

c ủa Bộ tư pháp trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, Chủ nhiệm đề tài:

NCS.Ngô Linh Ngọc, Thư ký: ThS Ngô Tuyết Mai, tr 91-92

Trang 26

Tính hợp lý, tính khả thi của các biện pháp giải quyết vấn đề bình đẳng giới, bao

gồm sự phù hợp giữa quy định với yêu cầu thực tế, trình độ phát triển của xã hội

và điều kiện bảo đảm để thực hiện; Việc bảo đảm các nguyên tắc về bình đẳng

giới trong dự án, dự thảo văn bản; Việc tuân thủ quy trình, thủ tục lồng ghép vấn

đề bình đẳng giới trong xây dựng dự án, dự thảo văn bản của cơ quan chủ trì soạn thảo

Th ứ tư, kết quả hoạt động nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây

dựng VBQPPL được thể hiện dưới dạng văn bản (báo cáo hoặc công văn) của cơ quan chỉ trì thẩm định Cơ quan lập đề nghị hoặc soạn thảo sẽ có trách nhiệm

giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để hoàn thiện nội dung đề nghị cũng như dự thảo VBQPPL để trình lên cấp trên Báo cáo thẩm định là một trong những tài

liệu bắt buộc trong hồ sơ đề nghị xây dựng VBQPPL, dự án, dự thảo VBQPPL

1.2 S ự cần thiết của thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Hoạt động thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền là một giai đoạn mang tính cần thiết cao, đóng vai trò quan trọng trong tổng thể quy trình xây dựng và ban hành VBQPPL có nội dung lồng ghép bình đẳng giới Đây là khâu cuối cùng trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chính thức xem xét, phê duyệt và ban hành VBQPPL Nếu kết quả thẩm định không đánh giá chính xác nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong đề nghị xây dựng VBQPPL và dự án,

dự thảo VBQPPL, hoặc không tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, không

thực hiện hoạt động một cách chuyên nghiệp và có hiệu quả, thì các chủ thể có trách nhiệm soạn thảo, ban hành sẽ phải tốn nhiều công sức để khắc phục các mâu thuẫn, xung đột quy định trong hệ thống pháp luật hiện hành, nhất là khi VBQPPL đã được ban hành trên thực tiễn thì hậu quả để lại của VBQPPL sẽ không thể khắc phục được hết Ngược lại, kết quả thẩm định nếu chính xác, có

thể góp phần đánh giá những ưu điểm, thiếu sót của các đề nghị xây dựng và dự

án, dự thảo VBQPPL có nội dung lồng ghép bình đẳng giới, từ đó kiến nghị nâng cao chất lượng của các đối tượng

Hoạt động thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong quy trình xây dựng VBQPPL là nền tảng để đánh giá chất lượng đề nghị xây dựng và dự

án, dự thảo VBQPPL có nội dung lồng ghép bình đẳng giới, đảm bảo tính khả thi của văn bản khi được thi hành trên thực tiễn Những đánh giá, nhận xét trung thực từ phía các chủ thể có thẩm quyền thẩm định sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền tiếp cận được dự thảo một cách sâu sắc, chân thực và tập trung nhất, từ đó

có cái nhìn rõ ràng để đánh giá, xem xét thông qua dự thảo VBQPPL có nội dung lồng ghép bình đẳng giới hay không

Trang 27

Hoạt động thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng VBQPPL:

Nhằm đảm bảo tính hợp Hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất khả thi

của việc lồng ghép nội dung bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm

pháp luật.Với vị trí, vai trò là hoạt động rà soát, đánh giá nhằm đảm bảo về chất

lượng cho đề nghị xây dựng VBQPPL và dự án dự thảo VBQPPL, hoạt động

thẩm định do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện sẽ kiểm tra một cách toàn

diện nhằm đảm bảo việc lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL sẽ đạt chất lượng một cách tốt nhất theo yêu cầu của Nhà nước và quy định của pháp luật Hoạt động thẩm định là một biện pháp phòng ngừa những dấu hiệu sai trái của đề nghị và dự án dự thảo VBQPPL, nhằm đảm bảo tính hợp Hiến,

hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của đề nghị xây dựng VBQPPL và

dự án, dự thảo VBQPPL

Nhằm duy trì trật tự quản lý nhà nước, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích

hợp pháp của cá nhân, tổ chức.Thông qua hoạt động thẩm định, các cơ quan có thẩm quyền sẽ kịp thời phát hiện, chỉ ra những sai sót, tồn tại trong những nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL có thể xâm phạm đến

trật tự quản lý nhà nước, làm giảm đi hiệu quả của quản lý nhà nước, ảnh hưởng tới sức mạnh quản lý Nhà nước đối với người dân, đồng thời còn ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức có liên quan… từ đó các cơ quan đề xuất/soạn thảo có thể xử lý, khắc phục những sai sót Điều này sẽ góp

phần tạo dựng lòng tin của người dân đối với Nhà nước, duy trì và nâng cao hiệu

quả quản lý của Nhà nước

Góp phần tạo dựng môi trường pháp lý minh bạch, ổn định, lành mạnh,

hạn chế các rủi ro có thể xảy ra từ các chính sách và quy định trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực bình đẳng giới nói riêng Vì vậy, tạo dựng một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định và lành mạnh là một trong những yêu cầu quan

trọng, hướng tới đẩy mạnh phát triển kinh tế và kinh doanh Việc thực hiện có hiệu quả hoạt động thẩm định sẽ loại bỏ được các mâu thuẫn chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn để hướng tới góp phần đảm bảo môi trường pháp lý minh bạch và ổn định

Đảm bảo tuân thủ đúng quy trình xây dựng đề nghị và dự án, dự thảo VBQPPL.Trong quy trình xây dựng và ban hành các VBQPPL trong từng lĩnh vực nói chung và lĩnh vực lồng ghép bình đẳng giới nói riêng sẽ phải tuân thủ đầy đủ trật tự các khâu, các bước theo quy định của pháp luật mà không được

Trang 28

phép bỏ qua hay làm tắt bước nào Hoạt động thẩm định ở cả giai đoạn đề nghị

và xây dựng dự án, dự thảo VBQPPL đều nhằm đảm bảo các chủ thể có thẩm quyền ban hành VBQPPL sẽ tuân thủ đúng quy trình xây dựng, hướng tới đảm

bảo chất lượng các VBQPPL sau khi ban hành

Hoạt động thẩm định nội dung bình đẳng giới trong quy trình xây dựng VBQPPL giúp cung cấp các thông tin toàn diện, đánh giá, phân tích đến một

hoặc nhiều vấn đề có tính chất phức tạp mà vẫn còn ý kiến bất đồng giữa các cơ quan soạn thảo với nhau Đồng thời, hoạt động này còn giảm bớt sự hao tốn thời gian và vật chất lãng phí không cần thiết cho việc soạn thảo văn bản pháp luật

có nội dung lồng ghép bình đẳng giới và hướng dẫn thi hành các văn bản khi được thông qua và có hiệu lực Với một quy trình thẩm định thực sự khoa học,

chặt chẽ, kết quả xây dựng văn bản QPPL có nội dung lồng ghép bình đẳng giới

của các cơ quan có thẩm quyền sẽ được hoàn thiện và nâng cao hơn rất nhiều

Như vậy, hoạt động thẩm định có vai trò rất quan trọng việc xây dựng VBQPPL có nội dung lồng ghép bình đẳng giới Việc thực hiện hiệu quả hoạt động thẩm định sẽ góp phần xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam hoàn thiện,

vững mạnh hơn trong tương lai

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng

gi ới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

a, Yếu tố về chính trị

Ở Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là điều kiện tiên quyết để bảo đảm nhà nước Việt Nam là nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân Đảng đã xác định trong đường lối thực hiện mục tiêu bình đẳng giới thì

chắc chắn việc lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL cũng sẽ được

cụ thể hóa trong pháp luật Đường lối chính trị đóng vai trò tiên quyết để từ đó

vấn đề đảm bảo bình đẳng giới được cụ thể hóa trong các đạo luật Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới được coi là phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu bình đẳng giới Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng pháp luật, chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được coi là việc làm rất quan trọng, tạo tiền đề pháp lý để thực thi bình đẳng

giới trong thực tế

b, Các quy định pháp luật về thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng

gi ới trong xây dựng VBQPPL

Trong những năm qua, công tác thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL đã từng bước đi vào nề nếp và đạt được những

Trang 29

thành tựu đáng ghi nhận Để đạt được điều đó không thể không kể đến vai trò quan trọng của hệ thống các VBQPPL hiện hành Việc triển khai thực hiện Luật Ban hành VBQPPL năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2020 và Nghị định số 34/ NĐ- CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành VBQPPL đã tạo sự chuyển biến về chất trong hoạt động xây dựng VBQPPL ở nước ta Nhờ đó, Bộ Tư pháp đã thực hiện tốt được vai trò của mình trong công tác kiểm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL Cụ thể, hệ thống các quy định liên quan đến việc thẩm định nội lồng ghép bình đẳng

giới trong xây dựng VBQPPL bao gồm:

- Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 (có hiệu lực ngày 01/7/2016) sửa đổi bổ sung năm 2020;

- Nghị định 34/2016/ NĐ- CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính Phủ được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một

số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

- Thông tư số 17/2014/TT-BTP của Bộ Tư pháp: Quy định về lồng ghép

vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;

- Nghị định 48/2009/NĐ-CP quy định về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới;

- Quyết định số 1048/ QĐ- BTP ngày 08/4/2010 về thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL;

-Quyết định số 06/2006/ QĐ- BTP ngày 24/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành quy chế thẩm định điều ước quốc tế

- Luật bình đẳng giới ban hành ngày 29/11/2006

c, Ngu ồn nhân lực tham gia kiểm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới tro ng xây dựng VBQPPL

Nhiệm vụ thẩm định VBQPPL chủ yếu được giao cho các đơn vị có chức năng xây dựng pháp luật thuộc Bộ.Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế được giao thẩm định, tổ chức thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL về dân sự, kinh tế; Vụ pháp

luật hình sự - hành chính được giao thẩm định, tổ chức thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL về hình sự, hành chính, tổ chức bộ máy nhà nước Vụ pháp luật quốc

tế được giao thẩm định, tổ chức thẩm định dự thảo Điều ước quốc tế, trữ dự thảo Điều ước quốc tế về ODA trong lĩnh vực hợp tác với nước nước ngoài về pháp luật và tư pháp, VBQPPL liên quan đến pháp luật quốc tế Vụ Các vấn đề chung

về xây dựng pháp luật được giao làm đầu mối tổ chức thẩm định dự án, dự thảo

Trang 30

VBQPPL do Bộ Tư pháp soạn thảo, chủ trị soạn thảo để Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và một số đơn vị khác thuộc Bộ 16

Nhiệm vụ thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL chủ yếu được giao cho cơ quan tư pháp, tổ chức pháp chế phối hợp với cơ quan lao động, thương binh và xã hội đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản và đề nghị cơ quan lao động, thương binh và xã hội cho ý kiến bằng văn bản về việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản

Hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định đa phần là đội ngũ trẻ, hầu hết đều có trình độ chuyên môn là cử nhân Luật trở lên, nhiều cán bộ, chuyên viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; một số được đào tạo ở nước ngoài hoặc

có thêm chuyên môn khác ngoài chuyên ngành Luật như: kinh tế, ngoại ngữ, một số đã qua công tác nghiên cứu, giảng dạy về Luật hoặc có thời gian hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng Điều này góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL

Để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo đồng bộ, minh bạch, khả thi khẳng định được sự hiệu quả của cơ chế mà cơ quan có thẩm quyền

muốn xây dựng là nhờ một phần không nhỏ của đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ thẩm định văn bản cùng với việc huy động các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn khác để xây dựng, hình thành đội ngũ

cộng tác viên kiểm tra VBQPPL

d, S ự phối hợp trong việc thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL của các tổ chức, cá nhân

Với những đặc điểm của mình, hoạt động thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong VBQPPL rất cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan,

tổ chức có thẩm quyền Sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng trong quá trình thẩm định được coi là một trong những cơ chế hữu hiệu, thể hiện trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật Thông qua cơ chế phối hợp giữa các cá nhân, tổ chức sẽ thu hút được trí tuệ tập

thể, tăng cường năng lực đánh giá, tổng hợp về tính hợp pháp và hợp lý của VBQPPL, nâng cao chất lượng của VBQPPL Xây dựng và duy trì mối quan hệ

16 Tạ Thị Thu Hiền (2016), Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội , Kiểm soát của Bộ

Tư pháp đối với chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, , tr 36

Trang 31

giữa Bộ Tư pháp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND cấp tỉnh; phối hợp

giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ với nhau; giữa Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp với các cơ quan chuyên môn khác của UBND cùng cấp trong việc tổ chức triển khai

thực hiện các nội dung của hoạt động thẩm định trong xây dựng VBQPPL

Cục Kiểm soát thủ tục hành chính là đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về kiểm soát thủ tục hành chính; quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và

tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính trong phạm vi

cả nước theo quy định của pháp luật Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá, hợp nhất văn

bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; thực hiện

kiểm tra văn bản QPPL thuộc thẩm quyền kiểm tra của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

tổ chức thực hiện rà soát, hệ thống hoá, hợp nhất văn bản QPPL, pháp điển hệ

thống QPPL theo quy định của pháp luật 17

e, Các điều kiện kỹ thuật, vật chất phục vụ hoạt động thẩm định nội dung

l ồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL

Để xây dựng một VBQPPL hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào thể chế, tổ chức bộ máy và sự phối hợp của các tổ chức, cá nhân có liên quan mà còn phụ thuộc vào các điều kiện kỹ thuật, vật chất phục vụ cho hoạt động này, bao gồm: Kinh phi, các phương tiện máy móc phục vụ cho hoạt động kiểm soát và người làm công tác kiểm soát chất lượng VBQPPL

- Về kinh phí: Ngân sách nhà nước trong việc đầu tư cho hoạt động thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL là vô cùng quan trọng, coi đây là hoạt động đầu tư phát triển, là kinh phí đầu vào cho phát triển kinh tế, xã hội Nguồn kinh phí bảo đảm cho các hoạt động thẩm định được hình thành trên cơ sở cơ chế quản lý tài chính hiện hành được quy định trong

Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản chi tiết của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính

- Về các phương tiện máy móc phục vụ hoạt động kiểm soát, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, các điều kiện hỗ trợ như: Công báo, tài liệu tham

khảo, hệ thống cơ sở dữ liệu, máy tính, mạng Internet được trang bị đầy đủ,

17 Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Kiểm soát của Bộ Tư pháp đối với

ch ất lượng văn bản quy phạm pháp luật, Tạ Thị Thu Hiền, Tr 37

Trang 32

đồng bộ Tiến tới hình thành hệ cơ sở dữ liệu VBQPPL để áp dụng thống nhất

- Điều kiện của những người làm công tác thẩm định: Nhận thức rõ vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, Bộ Tư pháp đã tạo điều kiện đãi ngộ tốt đối cùng với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để không

ngừng mở rộng và nâng cao kĩ năng nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ này

Chương 1 của Luận văn đã đi sâu tìm hiểu các khái niệm về thẩm định,

giới, bình đẳng giới, lồng ghép bình đẳng giới, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Những vấn đề cơ bản về định nghĩa, đặc điểm của hoạt động thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp

luật đầu đã được làm sáng tỏ Trên cơ sở đó, luận văn khẳng định sự cần thiết của hoạt động thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL nhằm tạo ra những văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng, khắc phục tình trạng bất bình đẳng giới còn đang tồn tại, bảo đảm bình đẳng giới thwucj chất được diễn ra Chương 1 của Luận văn cũng đã chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL, bao gồm: yếu tố về pháp luật, yếu tố về nguồn nhân lực, yếu tố

về sự phối hợp giữa các cơ quan thực hiện hoạt động lồng ghép bình đẳng giới,

yếu tố về các điều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL Tất cả những nội dung này làm nền tẳng lý luận để giải quyết những vấn đề cụ thể trong Chương 2 và 3 của Luận văn

CHƯƠNG 2

GIỚI TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 2.1 Thực trạng pháp luật về thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

2.1.1.Quy định pháp luật hiện hành về thẩm định nội dung lồng ghép bình đẳng

gi ới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Thẩm định là giai đoạn tiếp theo sau khâu soạn thảo trong quy trình xây dựng VBQPPL Một điểm mới trong Luật Ban hành VBQPPL 2015 sửa đổi bổ sung năm 2020, đó chính là phải thẩm định chính sách trong đề nghị xây dựng một số loại văn bản do Chính phủ trình Đối với đề nghị xây dựng văn bản quy

phạm pháp luật do Chính phủ trình, “Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài

chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức có liên quan thẩm định

đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trước khi trình Chính phủ trong thời hạn 20

Trang 33

ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.” (Điều 39 Luật

Ban hành VBQPPL 2015 sửa đổi bổ sung năm 2020) Nội dung thẩm định được quy định rất rõ tại Khoản 3 Điều 39 như sau:

a)Sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh;

b) Sự phù hợp của nội dung chính sách với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;

c) Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với

hệ thống pháp luật và tính khả thi, tính dự báo của nội dung chính sách, các giải pháp và điều kiện bảo đảm thực hiện chính sách dự kiến trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;

d) Tính tương thích của nội dung chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

đ) Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nếu chính sách liên quan đến thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nếu chính sách liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;

e) Việc tuân thủ trình tự, thủ tục lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh

Nghị định số 34/2016/ NĐ-CP cũng đã quy định chi tiết hơn các vấn đề liên quan tới thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mà trong

đó Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm chính: “ Trường hợp cần thiết, tổ chức họp tư

vấn thẩm định hoặc thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia của đại diện Bộ tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học…” Trong trường hợp cần thiết, Bộ tư pháp có thể tổ chức các hội

thảo, tọa đàm về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội… Quy định này nhằm đảm bảo sự tham gia của các Bộ, ngành chủ chốt đồng thời đảm bảo vấn đề bình đẳng giới nếu có sẽ không bị bỏ sót khi có sự tham gia của Bộ LĐTBXH cùng với các nhà khoa học, chuyên gia về giới Báo cáo thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư Pháp cũng vì thế mà phải thể hiện rất rõ ý kiến của Bộ Tư Pháp về các nội dung được thẩm định, trong đó có nội dung về vấn đề bình đẳng giới Báo cáo thẩm định này là một căn cứ quan trọng để từ đó Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị

Trang 34

xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình (Điều 41 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015)

Báo cáo thẩm định phải được gửi đến bộ, cơ quan ngang bộ đã lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc thẩm định

Cơ quan lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và đồng thời gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đã được chỉnh lý kèm theo báo cáo giải trình, tiếp thu cho Bộ Tư pháp khi trình Chính phủ

Điều 58 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2022

Tư pháp thành lập hội đồng thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức

có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học

2 Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:

a) Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo;

b) D ự thảo văn bản;

b1) Báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự án, dự thảo;

c) Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản,

n ếu trong dự án, dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính;

d) Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;

đ) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý của các bộ, cơ quan ngang bộ;

đ1) Nghị quyết của Chính phủ về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết;

e) Tài liệu khác (nếu có)

Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử

3 Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề sau đây:

a) Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh, chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đã được thông qua;

Trang 35

b) Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; tính tương thích của dự thảo văn bản với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

c) Sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có quy định thủ tục

e) Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo về những vấn đề liên quan đến nội dung dự án, dự thảo

4 Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của cơ quan thẩm định

về nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến về việc dự án, dự thảo đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Chính phủ Trong trường hợp Bộ

Tư pháp kết luận dự án, dự thảo chưa đủ điều kiện trình Chính phủ thì trả lại hồ

sơ cho cơ quan chủ trì soạn thảo để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo

Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định

5 Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo và đồng thời gửi báo cáo giải trình tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến cơ quan thẩm định khi trình Chính phủ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết

Trong những trường hợp nhất định, đối với dự án, dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập hội đồng thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học

Điều 13 Thông tư 17/2014/TT-BTP quy định về lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về trách nhiệm của

cơ quan thẩm định văn bản, theo đó cơ quan thẩm định văn bản phải: Bảo đảm

sự tham gia của đại diện cơ quan cơ quan lao động, thương binh và xã hội, Hội

Trang 36

liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hoặc Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ, các chuyên gia, nhà khoa học về giới trong việc thực hiện thẩm định dự án, dự thảo văn bản Đối với các lĩnh vực liên quan tới gia đình thì mời đại diện của cơ quan văn hóa, thể thao và du lịch; Thực hiện việc đánh giá lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong việc xây dựng dự án, dự thảo văn bản; Phối hợp với cơ quan lao động, thương binh và xã hội để đánh giá việc lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo các nội dung được quy định tại Điều 14 Thông tư này Đề nghị cơ quan lao động, thương binh và xã hội cho ý kiến bằng văn bản

về việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo văn bản

Nội dung thẩm định dự thảo được Luật quy định rõ,trong đó có nội dung:

“ đ) Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản, nếu trong dự

thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới”.Việc lồng ghép

bình đẳng giới là một nội dung được yêu cầu thẩm định để tránh tình trạng bỏ sót vấn đề này, báo cáo thẩm định cũng phải nêu rất rõ về việc có hay không vấn

đề này

Điều 11 Nghị định số 48/2009/ NĐ-CP cũng đã quy định rõ trách nhiệm của cơ quan thẩm định đối với việc đánh giá lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng luật, pháp lệnh:

“1.Thực hiện đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật bình đẳng giới đồng thời với việc thẩm định VBQPPL

2 Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới phối hợp đánh giá lồng vấn đề bình đẳng giới trong VBQPPL.”

Điều 14 của Thông tư số 17/2014/TT-BTP cũng quy định rõ lồng ghép

bình đẳng giới trong thẩm định được thực hiện như thế nào, theo đó: “ Trong

quá trình thẩm định dự thảo văn bản, cơ quan tư pháp, tổ chức pháp chế phối hợp với cơ quan lao động, thương binh và xã hội đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản và đề nghị cơ quan lao động, thương binh và xã hội cho ý kiến bằng văn bản về việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản Việc đánh giá được thực hiện theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật bình đẳng giới và Điều 17 Thông tư này”

Về nội dung thẩm định bên cạnh việc đánh giá quá trình lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản của cơ quan chủ trì soạn thảo theo các nội dung được quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của dự thảo Thông

tư này và các nội dung cụ thể sau: (1) Sự cần thiết quy đi ̣nh chính sách về giới

Trang 37

trong dự thảo văn bản; (2) Sự phù hợp của quy đi ̣nh chính sách về giới với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; (3) Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của quy đi ̣nh chính sách về bình đẳng giới với hệ thống pháp luật và tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; (4) Tính hợp lý, tính khả thi của các biện pháp giải quyết vấn đề bình đẳng giới, bao gồm sự phù hợp giữa quy định với yêu cầu thực tế, trình độ phát triển của xã hội và điều kiện bảo đảm để thực hiện; (5) Việc bảo đảm các nguyên tắc về bình đẳng giới trong dự án, dự thảo văn bản; (6) Việc tuân thủ quy trình, thủ tục lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng dự án, dự thảo văn bản của cơ quan chủ trì soạn thảo 18

Điều 15 Thông tư số 17/2014/TT-BTP quy định về hồ sơ thẩm định, với nguyên tắc không quy định thêm thủ tục hành chính do đó, hồ sơ thẩm định được đối với các dự án, dự thảo văn bản được xác định có nội dung liên quan đến vấn đề bình đẳng giới hoặc bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng văn bản và có ý kiến phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về bình đẳng giới của Hội liên hiệp phụ

nữ Việt Nam (theo quy định tại khoản 5 Điều 29 của Luật Bình đẳng giới); Báo cáo đánh giá (hoặc là một nội dung trong Tờ trình) về việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng dự án, dự thảo văn bản

Về trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo Theo Điều 16 Thông tư số 17/2014/TT-BTP, trường hợp trong quá trình soạn thảo, cơ quan chủ trì soạn thảo xác định không có nội dung quy định về vấn đề bình đẳng giới hoặc bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử giới nhưng trong quá trình thẩm định, cơ quan thẩm định xác định có các nội dung liên quan đến vấn đề này thì đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản, giải trình rõ các nội dung có liên quan trong hồ sơ Trường hợp còn có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan có liên quan về vấn đề bình đẳng giới, cơ quan thẩm định tổ chức họp với đại diện của các cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan lao động, thương binh và xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam hoặc Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ, cơ quan tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan để thảo luận, thống nhất trước khi trình dự án,

dự thảo văn bản Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan thẩm định, cơ quan chủ trì soạn thảo dự án, dự thảo văn bản có trách nhiệm nghiên

18 Bộ Tư pháp, Bản thuyết minh chi tiết về dự thảo Thông tư lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2014

Trang 38

cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định về các nội dung liên quan đến chính sách bình đẳng giới Nội dung tiếp thu, giải trình về vấn đề giới cũng là một trong các nội dung cần tiếp thu giải trình của dự án, dự thảo văn bản và được thể hiện trong Báo cáo tiếp thu, giải trình của dự thảo văn bản

Điều 17 Thông tư số 17/2014/TT-BTP quy định về Báo cáo thẩm định, theo đó quy định rõ thẩm đi ̣nh việc đánh giá lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản là một trong những nội dung cần thẩm định của dự án,

dự thảo văn bản và được thể hiện trong Báo cáo thẩm định (hoặc Công văn thẩm định) của dự án, dự thảo văn bản

Báo cáo thẩm định là một trong những tài liệu bắt buộc trong hồ sơ dự án,

dự thảo VBQPPL Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của cơ quan thẩm định về nội dung thẩm định và ý kiến về việc dự án, dự thảo đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình cơ quan có thẩm quyền Trong trường hợp cơ quan thẩm quyền kết luận dự án, dự thảo chưa đủ điều kiện trình thì trả lạị hồ sơ cho cơ quan chủ trì soạn thảo để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện đề nghị, dự án, dự thảo VBQPPL, đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến cơ quan thẩm định trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Báo cáo thẩm định phải có đầy đủ các nội dung thẩm định theo quy định của pháp luật về xây dựng VBQPPL, trong đó có phần nội dung thẩm định về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới Báo cáo này phải thể hiện được việc thẩm định

đã xem xét, đánh giá việc lồng ghép và kết quả lồng ghép vấn đề bình đẳng giới của cơ quan chủ trì soạn thảo.Trường hợp xác định dự thảo văn bản không quy định nội dung liên quan đến vấn đề bình đẳng giới thì trong báo cáo cần thể hiện

đã xem xét, đánh giá vấn đề này trong quá trình thực hiện việc thẩm định dự thảo văn bản Điều 59 Luật Ban hành VBQPPL 2015, sửa đổi bổ sung năm 2020

đã quy định rất chi tiết, trong đó buộc phải có: “5 Báo cáo về lồng ghép vấn đề

bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới”.Điều này thể hiện nhất quán được nguyên tắc

đảm bảo lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL, với nguyên tắc này các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không thể xem nhẹ việc lồng ghép bình đẳng giới

Ngay sau khi Báo cáo thẩm định được Lãnh đạo cơ quan thẩm định ký thông qua, cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm gửi báo cáo đến cơ quan chủ trì soạn thảo Thời hạn gửi báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan

Ngày đăng: 24/10/2024, 08:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w