Khái niệm về toàn cầu hóa Toàn cầu hóa có thể hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng
Trang 1TIỂU LUẬN MÔN CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI – TOÀN CẦU
HÓA
ĐỀ TÀI: “NHU CẦU TIẾP NHẬN THÔNG TIN VỀ COVID-19 TRÊN BÁO CHÍ CỦA NGƯỜI DÂN” (Khảo sát tại phường Quán Toan, quận
Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng)
Trang 2I Tổng quan các vấn đề toàn cầu hóa
1 Khái niệm về toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa có thể hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về
số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới cũng như sự hội nhập kinh tế và chính trị ở cấp độ toàn cầu Theo đó, toàn cầu hóa làm lu mở các đường biên giới quốc gia, làm thu hẹp khoảng không gian trên các khía cạnh đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của thế giới
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng lên giữa các quốc gia, các tổ chức hay cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế… trên quy mô toàn cầu Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hóa như được dùng để chỉ các hoạt động của thương mai nói chung và tự do hóa thương mại hay “tự do thương mại” nói riêng
Toàn cầu hóa là sự lan truyền của các sản phẩm, công nghệ, thông tin, việc làm xuyên biên giới và văn hóa quốc gia Về mặt kinh tế, hiện tượng này
mô tả sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia trên toàn cầu được thúc đẩy thông qua thương mại tự do.Về mặt tích cực, toàn cầu hóa có thể nâng cao mức sống ở các nước nghèo và kém phát triển bằng cách tạo ra cơ hội việc làm, hiện đại hóa và cải thiện khả năng tiếp cận hàng hóa và dịch vụ Mặt khác, nó có thể lấy đi cơ hội việc làm ở các nước phát triển có mức lương cao hơn khi việc sản xuất hàng hóa di chuyển qua các nước khác
* Ưu điểm của toàn cầu hóa
Những người ủng hộ tin rằng toàn cầu hóa cho phép các nước đang phát triển bắt kịp các quốc gia công nghiệp thông qua việc tăng cường sản xuất, đa dạng hóa, mở rộng kinh tế và cải thiện mức sống
Trang 3Hoạt động thuê ngoài của các công ty mang lại việc làm và công nghệ cho các nước đang phát triển Các sáng kiến thương mại làm tăng giao dịch xuyên biên giới bằng cách loại bỏ các ràng buộc liên quan đến nguồn cung và buôn bán Toàn cầu hóa đã nâng cao công bằng xã hội trên phạm vi quốc tế,
và những người ủng hộ tin rằng toàn cầu hóa đã thu hút sự chú ý vào quyền con người trên toàn thế giới
* Nhược điểm của toàn cầu hóa
Suy thoái kinh tế ở một quốc gia có thể tạo ra hiệu ứng domino cho các đối tác thương mại Ví dụ, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ năm
2008 đã tác động nghiêm trọng đến Bồ Đào Nha, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha
Những người phản đối toàn cầu hóa cho rằng nó đã tạo ra sự tập trung
của cải và quyền lực vào tay các tập đoàn lớn, có thể hủy diệt các đối thủ nhỏ hơn trên toàn cầu Toàn cầu hóa cũng đã tăng sự đồng nhất hóa Qui mô và sức ảnh hưởng của Mỹ khiến cho việc trao đổi văn hóa giữa các quốc gia chủ yếu chỉ mang tính một chiều
2 Vai trò của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kết nối xuyên quốc gia về các vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị:
- Phát huy tối đa thế mạnh của các quốc gia khi liên kết với những quốc gia khác trên thế giới
- Mở rộng thị trường cạnh tranh thương mại và dịch vụ
- Giải quyết vấn đề việc làm giữa các quốc gia
- Đời sống nhân dân được cải thiện tốt hơn
- Xây dựng cộng đồng văn hóa theo hướng tích cực mỗi ngày
Trang 4- Tiết kiệm tài nguyên môi trường, sử dụng đúng lúc, đúng thời điểm và khai thác triệt để các nguồn tài nguyên lãng phí
- Có nhiều ngành nghề mới
II Mô tả vấn đề
Quá trình toàn cầu hóa mang nhiều đặc điểm nổi bật chưa từng xuất hiện trong lịch sử nhân loại và gắn liền với các thành tựu về khoa học kỹ thuật Có thể kể tới năm đặc điểm nổi bật sau đây của quá trình toàn cầu hóa
Thứ nhất, quá trình toàn cầu hóa liên quan tới sự xuất hiện và nhân
rộng của một loạt các mạng lưới liên kết ở cấp độ toàn cầu, thách thức các đường biên giới địa lý, văn hóa, kinh tế, chính trị truyền thống Ví dụ, sự xuất hiện của các kênh truyền hình tin tức vệ tinh dựa trên sự kết hợp của công nghệ báo chí và các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã khiến cho thông tin được truyền tải trên phạm vi toàn cầu, vượt qua mọi khoảng cách địa lý với tốc độ gần như tức thì Qua đó một sự kiện ở một quốc gia cụ thể có thể gây nên những tác động mạnh mẽ tới tình hình kinh tế – chính trị – xã hội của hàng trăm quốc gia trên khắp hành tinh Việc di chuyển giữa các địa điểm trên toàn cầu cũng trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn Ví dụ trong năm 2000 mỗi ngày trung bình có khoảng 3 triệu người di du lịch quốc tế và năm 2003 WTO ước tính rằng nền du lịch toàn cầu tạo nên doanh thu khoảng 693 tỉ USD Chính vì vậy người ta ngày càng nói nhiều tới khái niệm “ngôi làng toàn cầu”, hay “nền kinh tế toàn cầu”, nơi mà các đường biên giới quốc gia đã dần bị lu mờ
Thứ hai, các tiến bộ về thông tin liên lạc, giao thông vận tải và công
nghệ sản xuất đã khiến cho dòng vốn đầu tư, hàng hóa, công nghệ và lực lượng lao động di chuyển dễ dàng hơn trên khắp thế giới Các thị trường tài chính hiện đại cùng các giao dịch điện tử diễn ra suốt ngày đêm Các trung tâm thương mại mọc lên khắp thế giới, cung cấp hàng hóa đến từ nhiều quốc gia khác nhau Đi cùng với đó là vai trò ngày càng gia tăng của các công ty đa
Trang 5quốc gia và các tổ chức quốc tế cũng như các tổ chức phi chính phủ Tuy nhiên mặt trái của các tiến bộ khoa học công nghệ là việc chính các tiến bộ này cũng đã góp phần hình thành và tạo điều kiện hoạt động cho các tổ chức tội phạm và khủng bố, như các nhóm tin tặc quốc tế hay tổ chức khủng bố khét tiếng al- Qaeda
Thứ ba, thông qua quá trình toàn cầu hóa, mức độ phụ thuộc lẫn nhau
giữa các quốc gia cũng như người dân trên thế giới ngày càng gia tăng Sự phụ thuộc lẫn nhau không chỉ diễn ra trên phương diện kinh tế – thương mại,
mà còn xuất hiện ở những vấn đề khác như tình trạng ấm lên toàn cầu của trái đất, hay các làn sóng tội phạm và chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia… Những vấn đề này đòi hỏi các quốc gia cần phải thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn bởi lẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa, không một quốc gia nào có thể tránh được những tác động này, và càng không thể một mình giải quyết được những vấn đề đó
Thứ tư, dường như toàn cầu hóa đang làm giảm dần các khác biệt về
mặt văn hóa Những bộ phim Hollywood giúp phổ biến các giá trị văn hóa đại chúng của Mỹ ra khắp thế giới Thói quen tiêu dùng và sinh hoạt của người dân ở các quốc gia cũng dần bị biến đổi theo hướng đồng nhất Tương tự, thông qua âm nhạc và điện ảnh, người dân thế giới ngày càng biết tới nhiều hơn các giá trị văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quá… của các quốc gia như Hàn Quốc hay Trung Quốc Một mặt quá trình toàn cầu hóa về văn hóa này tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau lớn hơn giữa người dân thuộc nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa khác nhau Mặt khác, trong một số trường hợp nó cũng tạo nên những phản ứng tiêu cực, như sự va chạm giữa các giá trị văn hóa đối lập, hay sự phản kháng đối với những giá trị văn hóa phương Tây, đặc biệt là ở các quốc gia Hồi giáo Tương tự, toàn cầu hóa cũng đe dọa làm lu mờ bản sắc văn hóa của các quốc gia, vốn là những giá trị cần được duy trì nhằm bảo vệ
sự đa dạng của nền văn hóa thế giới
Trang 6Cuối cùng, quá trình toàn cầu hóa khiến cho vai trò của các quốc gia
với tư cách là các chủ thể chính của quan hệ quốc tế cũng trở nên bị suy giảm Thực tế, toàn cầu hóa đã làm xói mòn chủ quyền của các quốc gia, vốn là nền tảng cho sự tồn tại của chúng Điều này thể hiện rõ nhất trên lĩnh vực kinh tế Ngày nay các quyết định kinh tế của các quốc gia không thể được đóng khung trong phạm vi biên giới lãnh thổ của quốc gia đó hay chỉ dựa vào nước điều kiện của quốc gia sở tại Ngược lại, mọi quyết định kinh tế của mỗi chính phủ đều chịu sự điều chỉnh của những lực lượng trên thị trường toàn cầu, vốn nằm ngoài khả năng kiểm soát của các nhà nước Mọi nỗ lực đi ngược lại sự điều chỉnh của những lực lượng này đều có thể dẫn tới nhiều hậu quả khác nhau, như sự dịch chuyển của vốn đầu tư ra nước ngoài, các rủi ro về thương mại hay tỉ giá hối đoái
Từ những đặc điểm trên, có thể thấy rằng toàn cầu hóa là một hiện tượng có ý nghĩa cách mạng trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại Quá trình này dẫn tới những biến đổi mạnh mẽ trong cấu trúc kinh tế – chính trị của quan hệ quốc tế, song song với những thay đổi về đời sống văn hóa- xã hội của người dân trên khắp toàn cầu Tuy nhiên, đây không phải là một hiện tượng đơn nhất, bất biến mà là một quá trình phức tạp, đa phương diện, đa chiều hướng và luôn vận động, biến đổi
Mặc dù vậy, toàn cầu hóa không phải là hiện tượng hoàn toàn mới mẻ Nhiều người cho rằng toàn cầu hóa đã manh nha xuất hiện từ thưở bình minh của nền văn minh phương Tây Có người gắn liền sự ra đời của toàn cầu hóa với làn sóng thực dân hóa đầu tiên của các cường quốc Châu Âu thế kỷ 15-16, hay sự xuất hiện của các công ty như Đông Ấn Hà Lan với những tuyến đường giao thương nối liền từ Âu sang Á Cũng có người cho rằng toàn cầu hóa xuất hiện khi bức điện tín đầu tiên được truyền xuyên Đại Tây Dương lần đầu tiên vào giữa thế kỷ 19
Trang 7Mặc dù toàn cầu hóa có thể đã xuất hiện từ lâu, nhưng chỉ trong những thập kỷ qua toàn cầu hóa mới thực sự tạo nên sự khác biệt lớn trong nền kinh
tế – chính trị toàn cầu khi diễn ra ở một tốc độ và cường độ chưa từng có tiền
lệ Sự tăng tốc và mở rộng mạnh mẽ của toàn cầu hóa trong những thập kỷ qua gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin liên lạc, thể hiện tiêu biểu nhất ở vai trò của internet Ngoài ra, chủ nghĩa tư bản tự do ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình cũng đóng vai trò quan trọng khi các quốc gia chấp nhận hội nhập sâu hơn vào hệ thống kinh tế toàn cầu thông qua các hiệp định thương mại tự do Đặc biệt, kể
từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, quá trình toàn cầu hóa càng có thêm điều kiện để tăng tốc khi thế giới không còn bị chia cắt thành những khối kinh
tế – chính trị đối lập
* Biểu hiện toàn cầu hóa ở Việt Nam
Toàn cầu hóa trở thành xu thế từ những năm 80 của thế kỷ XX, kết nối nền kinh tế các quốc gia, dân tộc lại với nhau Để đất nước phát triển thì xu thế toàn cầu hóa là tất yếu Toàn cầu hóa vừa là thời cơ cũng vừa là thách thức đối với Việt Nam
Ở Việt Nam, toàn cầu hóa được biểu hiện thông qua:
- Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế Việt Nam ra nhập WTO năm 2006 và sau gần 15 năm Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt trội, kinh tế chuyển mình mạnh mẽ
- Khi gia nhập WTO, Việt Nam là một nước có thu nhập thấp, năm
2016 khi tham gia AEC và các FTA mới, Việt Nam đã gia nhập nhóm nước thu nhập trung bình (thấp), là một trong 32 nước có kim ngạch xuất khẩu trên
100 tỷ USD, trong đó có một số mặt hàng đứng hàng đầu thế giới, là nước thu hút FDI ổn định nhất trong ASEAN
Trang 8- Tính đến nay, nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đã chọn Việt Nam làm “điểm đến”, như: Microsoft, Samsung, LG, Canon,, Toyota, Honda…
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia Việt Nam đã thu hút sự đầu tư của rất nhiều các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia như trong ngành công nghiệp khai thác dầu khí sẽ có Shell (Anh – Hà Lan), Mobil Oil (Mỹ), Total (Pháp),…; trong lĩnh vực bưu chính có Nokia (Phần Lan), Samsung (Hàn Quốc),…;
- Ngoài ra còn các lĩnh vực điện tử, may mặc, công nghệ ô tô,… đem lại nhiều công việc cho người lao động
- Việt Nam đầu tư ra nước ngoài tăng mạnh Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã liên tục rót vốn đầu tư ra nước ngoài với hơn 30 quốc gia và hàng tỷ USD
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng Các ngân hàng trong nước kết nối với nhau và kết nối với ngân hàng nước ngoài thông qua mạng viễn thông điện tử Bên cạnh các ngân hàng trong nước, Việt Nam cũng có rất nhiều những ngân hàng nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam như: HSBC; ANZ Việt Nam (ANZ Bank); Standard Chartered; Shinhan Vietnam; Citibank Vietnam,…
* Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong toàn cầu hóa.
Toàn cầu hóa tạo nên lợi thế về sự tự do thương mại, hàng rào thuế quan được gỡ bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa được lưu thông rộng rãi hơn Trong qua trình toàn cầu hóa, Việt Nam có thể nhanh chóng tiếp cận các công nghệ hiện đại, áp dụng vào cuộc sống
Ngoài ra, toàn cầu hóa cũng tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh, giúp Việt Nam có thể thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế,…
Trang 9Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi Việt Nam phải tự chủ trong nên kinh tế khi thị trường rộng mở, hàng hóa nước ngoài cũng sẽ xâm nhập nhiều hơn vào nước ta Khi có sự giao thương mạnh mẽ giữa các quốc gia thì
sự xâm nhập văn hóa cũng sẽ có, đồng nghĩa với việc phải giữ gìn bản sắc dân tộc như thế nào để không bị hòa tan
Như vậy, toàn cầu hóa là xu thế chung của toàn thế giới, Việt Nam cũng chịu tác động cả tích cực lẫn tiêu cực
Chúng ta cần tận dụng ưu thế toàn cầu hóa đem lại và vượt qua thách thức do nó đặt ra
III Phân tích ảnh hưởng của vấn đề
Toàn cầu hoá hiện đang là vấn đề thời sự đối với mọi quốc gia, dân tộc
Để dễ hình dung về tiến trình này, xin trích dẫn ra đây hai nhận xét: một của Franscoi Houtart, nhà xã hội học người Bỉ, nói về toàn cầu hoá kinh tế, và một nửa của Edgar Morin, nhà triết học người Pháp, nói về toàn cầu hoá văn hoá
- Toàn cầu hoá về kinh tế: Dụng cụ chi tiết dành cho môn hockey trên băng nghĩ ra ở Thuỵ Điển được cấp vốn ở Canada, được lắp ráp ở Cleveland ( Hoa Kỳ ) và Đan Mạch, rồi được phân phối ở Bắc Mỹ và châu Âu Nó được cấu tạo từ những hợp kim mà cấu trúc phân tử là thành quả của những nghiên cứu được thực hiện ở Bang Delaware Hoa Kỳ và được trao bằng sáng chế ở
đó, nhưng chúng lại được sản xuất ở Nhật Bản Chiến dịch quảng cáo được thai nghén ý tưởng tại Anh, phim được quay tại Canada, lồng tiếng ở Anh và dàn dựng ở New Jersey (Hoa Kỳ) Vậy, cái nào trong những thứ trên là sản phẩm của Hoa Kỳ? Sản phẩm nào không phải? Phải quyết định như thế nào đây?
Mọi thông tin liên quan đến kinh tế, thị trường tài chính, đến giá cả hàng hóa,… đều được cập nhật thường xuyên trên mạng Các giao dịch mua
Trang 10bán đầu tư với bất cứ ai, ở bất cứ nước nào giờ đây đều có thể tiến hành trực tiếp qua mạng mà không cần phải thông qua những công ty hay người môi giới như trước nữa Sự tiết kiệm về thời gian trở thành sự tăng lên thêm về lợi nhuận
- Toàn cầu hoá về văn hoá: Mỗi cá nhân giờ đây cũng thu nhận hay đồng hoá vật chất và thông tin từ khắp nơi trên thế giới Ví như trường hợp một người đàn ông châu Âu chẳng hạn, anh ta mỗi sáng vừa ngủ dậy đã mở máy thu thanh Nhật Bản nghe tin tức các biến cố xảy ra khắp thế giới: thời sự
về núi lửa phun dung nham, động đất, đảo chính, hội nghị quốc tế, được chuyển đến căn phòng giữa lúc anh ta nhấm nháp từng hớp trà từ Sri Lanka,
Ấn Độ hay Trung Hoa, cũng có thể anh ta uống cà phê môka từ Ethiopia hay
cà phê Aribica từ Mỹ Latinh Anh ta có thể ở nhà cũng thường thức được nhạc giao hưởng
Quá trình toàn cầu hóa lan rộng đã làm “Thương mại hóa” các quan hệ
xã hội vốn trước đây chỉ sự trên cơ sở cộng đồng, việc trao đổi đổi dựa trên quan hệ tình cảm và tính tượng trưng thiêng liêng Đồng thời, những thành tựu riêng mà từng dân tộc đã đạt được như văn học, nghệ thuật, triết học, khoa học - thông qua các phương tiện kỹ thuật hiện đại – lại đang vượt ra khỏi khuôn khổ dân tộc và các biên giới quốc gia để trở thành tài sản chung nhân loại Theo xu hướng ấy, toàn cầu hoá là đồng nghĩa với sự thủ tiêu tính
đa dạng và xoá mờ sự khác biệt của các nền văn hoá Nghĩa là thế giới đang đứng trước nguy cơ của một nền văn hoá “đồng phục” Nguy cơ “đồng phục” hoá về văn hoá cũng giống như nguy cơ cạn kiệt các nguồn gen quí hiếm Trong lĩnh vực môi trường và sinh học, sự cạn kiệt các nguồn gen sẽ làm mất
đi tính đa dạng sinh học, mất đi sự cân bằng sinh thái Cũng tương tự, sự đồng nhất hoá các hệ thống giá trị và chuẩn mực, biểu tượng và ngôn ngữ, vv sẽ làm suy yếu khả năng sáng tạo - nhân tố hết sức quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của mỗi nền văn hoá Về điều này, các nhà văn hoá học đã cảnh báo,