Các hội nghị này là nơi họp mặt chính thức của các Bêntham gia UNFCCC Hội nghị các bên, COP để đánh giá quá trình đương đầuvới biến đổi khí hậu, và bắt đầu vào giữa thập niên 90, đàm phá
Trang 1TIỂU LUẬN MÔN CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI
CHUYÊN ĐỀ: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUPhân tích tổng quan những kết quả đạt được và chưa đạt được của các
Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu
Trang 2I Đặt vấn đề
Biến đổi khí hậu đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu của toàn nhânloại Biến đổi khí hậu đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xãhội và môi trường toàn cầu Trong những năm qua, nhiều nơi trên thế giới đãphải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm như bão lớn, lũ lụt, nắng nóng dữ dội, hạnhán và khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại về tính mạng con người và vật chất.Những nguyên nhân của biến đổi khí hậu qua các nghiên cứu gần đây chothấy chính là các hoạt động của con người tác động lên hệ thống khí hậu làmcho khí hậu biến đổi
Theo bảng chỉ số về mức độ bị tổn thương do biến đổi khí hậu(Maplecroft công bố hàng năm từ năm 2008), Việt Nam đứng thứ 26, tức làtrong nhóm có nguy cơ cực cao do tác động của biến đổi khí hậu Môi trườngtoàn cầu đang bị đe dọa nghiêm trọng, nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất
đã tăng 0,5OC từ năm 1885 đến năm 1940 do tăng lượng khí CO2 từ 0,027%lên 0,035%, theo các nghiên cứu khoa học, “Thủ phạm” làm tăng nhiệt trênTrái Đất gây ra hiện tượng băng tan và làm nóng các đại dương chính là khínhà kính tồn tại lâu dài trong khí quyển Từ năm 1990, lượng khí nhà kính đãlàm gia tăng 41% tổng bức xạ, nhân tố gây ra quá trình nóng lên toàn cầu.Trong đó, khí carbon dioxide (CO2) chiếm 82% lượng bức xạ gia tăng trongthập niên vừa qua Tình trạng thải khí CO2 đã đạt đến những kỷ lục vào năm
2017 và 2018 Riêng trong năm 2017, nồng độ CO2 trong khí quyển đã lênmức trung bình toàn cầu 405,5 phần triệu (ppm), cao hơn gần 50% so với giaiđoạn trước khi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, và đang tiếp tục tăng caohơn nữa Sự gia tăng đột biến nồng độ khí CO2 khiến Trái Đất không thể hấpthu được hết lượng khí thải độc hại này cũng như các khí gây hiệu ứng nhàkính khác đang dư thừa trong bầu khí quyển, làm nhiệt độ Trái Đất tăng lên,dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu
Trang 3Thực tế cho thấy, các hoạt động sinh sống và sản xuất không kiểm soátcủa con người hiện nay là nguồn phát thải chính các khí gây hiệu ứng nhàkính Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu con người tiếp tục khai thác và sửdụng nhiên liệu hóa thạch để phục vụ các lĩnh vực như giao thông, nănglượng và công nghiệp, với tốc độ hiện tại thì đến năm 2250, nồng độ CO2trong không khí sẽ tăng lên mức cao chưa từng thấy trong 200 triệu năm qua
kể từ kỷ Trias - thời kỳ nóng nhất trong lịch sử Trái Đất với hai cực địa cầukhông hề có băng tuyết
Trong những năm gần đây, con người đã chứng kiến các đợt nắng nóngđỉnh điểm đến gần 50 độ C ở Australia, Ấn Độ hay lên tới 41 độ C ở những
xứ lạnh như châu Âu, Canada và Mỹ làm nhiều người tử vong Từ năm 2014đến nay, rất nhiều nơi đã ghi nhận những kỷ lục về nhiệt độ, không chỉ trongkhu vực Mà còn cả trên thế giới về mức nhiệt Nhiều chuyên gia dự báo rằngđến năm 2070, dân số thế giới có thể sẽ phải sống trong môi trường có nhiều
độ cao như ở Sa mạc Sahara( nơi có nền nhiệt cao nhất thế giới)
Sự nóng lên toàn cầu cũng kéo theo rủi ro ngày càng gia tăng liên quanđến khí hậu đối với sức khỏe, sinh kế, an ninh lương thực, cấp nước, an ninhcon người và tăng trưởng kinh tế Không chỉ đối mặt với các đợt nắng nóngđỉnh điểm gây thiệt hại về người, thế giới cũng xảy ra các vụ cháy rừng gâythiệt hại nặng nề, hay những trận siêu bão có sức tàn phá lớn biến mọi thứ trởthành hoang tàn ở Philippines, Indonesia hoặc những đợt cháy rừng khủngkhiếp tàn phá Mỹ, Hy Lạp, Thụy Điển, Italy , và cả những đợt núi lửa phuntrào, động đất, sóng thần ở nhiều nước châu Á
Tại những khu vực được bao phủ bởi những tảng băng vĩnh cửu cỡ lớnnhư Greenland, Bắc cực cũng ghi nhận sự thu hẹp diện tích băng Năm 2018,lần đầu tiên khối băng dày vĩnh cửu tại miền Bắc Greenland bắt đầu rạn nứt
Dự báo đến năm 2100, những trận siêu bão như Sandy ở Mỹ sẽ lặp lại với tầnsuất thường xuyên hơn, có thể tới 17 lần/năm Theo dữ liệu từ trạm không
Trang 4gian NASA và các thí nghiệm về sự biến đổi khí hậu trung bình khu vựcGreenland và Bắc cực Trong giai đoạn từ 1993-2016 Greenland mất khoảng
286 tỷ tấn băng mỗi năm Trong khi đó, tại Bắc Cực là 127 tỷ tấn cùng thời
kỳ Đặc biệt theo số liệu mới nhất năm 2020 Khu vực làng mạc được ngườisống gần với cực bắc nhất ghi nhận nhiệt độ lên đến 380C vào tháng 6 Trongkhi đó, nhiệt độ mọi năm tại đây chỉ vào khoảng 18-200C Một kỷ lục cực kỳđáng báo động
Vì vậy, con người cần phải có những hành động khẩn trương và phùhợp để ngăn chặn những biến đổi đó nếu không muốn phải gánh chịu nhữnghậu quả nghiêm trọng hơn Ứng phó với biến đổi khí hậu đang trở thành mộtvấn đề cấp bách, đòi hỏi sự tham gia và hợp tác hành động của tất cả các quốcgia trên thế giới
Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu là một hội nghị thườngniên tổ chức trong khuôn khổ Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổiKhí hậu (UNFCCC) Các hội nghị này là nơi họp mặt chính thức của các Bêntham gia UNFCCC (Hội nghị các bên, COP) để đánh giá quá trình đương đầuvới biến đổi khí hậu, và bắt đầu vào giữa thập niên 90, đàm phán Nghị địnhthư Kyoto để xây dựng những nghĩa vụ ràng buộc về pháp lý để các nước đãphát triển giảm lượng phát thải khí nhà kính của quốc gia mình Kể từ năm
2011, các cuộc họp đã được sử dụng để đàm phán Thỏa thuận chung Parisnhư là một phần của hoạt động Durban platform cho đến khi hoàn thành vàonăm 2015, và sau đó một con đường chung hướng tới các hành động chốnglại biến đổi khí hậu đã được tạo ra
Các Hội nghị COP là xem xét việc thực hiện Công ước khung của LiênHợp Quốc về Biến đổi khí hậu Công ước này ra đời năm 1992 và có hiệu lựcvào năm 1994 Công ước khung không ràng buộc giới hạn phát thải khí nhàkính cho các quốc gia đơn lẻ và không bao gồm cơ chế thực thi
II Nội dung
Trang 51 Bối cảnh
Biến đổi khí hậu đang gây nên những thiên tai, thảm họa chưa từng cótiền lệ trên khắp thế giới từ những trận cháy rừng kinh hoàng ở Nam Mỹ chođến những trận lụt “nghìn năm có một” ở Trung Quốc và các nước Châu Âu.Trên thực tế, thế giới đã nóng lên 1,1°C và tiến nhanh đến giới hạn báo động
đỏ Đánh giá vừa qua của Liên hợp quốc dự đoán mức tăng nhiệt độ sẽ vượtmốc 1,5°C trong hai thập kỷ tới Đây là Hội nghị quốc tế có quy mô lớn, quantrọng hàng đầu về biến đổi khí hậu, được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâmtrong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, tácđộng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi các quốc gia cầnhành động mạnh mẽ để có thể đạt được mục tiêu đề ra trong Thỏa thuận Paris.Hội nghị với những cam kết cụ thể, mạnh mẽ hơn nữa về hỗ trợ các nướcđang phát triển thực hiện Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu, nhất là tiếpcận các nguồn tài chính và chuyển giao công nghệ Các quốc gia cần nâng caonăng lực thích ứng của cộng đồng, tăng cường khả năng chống chịu của tất cảcác ngành và lĩnh vực trước các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu Thíchứng với biến đổi khí hậu cần gắn liền với phát triển bền vững, bình đẳng giới,xóa đói nghèo; cần tăng cường hỗ trợ quốc tế dành cho các nước đang pháttriển về tài chính và công nghệ phục vụ cho thích ứng với biến đổi khí hậu;thúc đẩy quan hệ đối tác nhiều bên, khuyến khích, thu hút sự tham gia của cácdoanh nghiệp, các nhà khoa học, cộng đồng dân cư và các tổ chức phi chínhphủ vào các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu Vì vậy, con người cầnphải có những hành động khẩn trương và phù hợp để ngăn chặn những biếnđổi đó nếu không muốn phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng hơn.Ứng phó với biến đổi khí hậu đang trở thành một vấn đề cấp bách, đòi hỏi sựtham gia và hợp tác hành động của tất cả các quốc gia trên thế giới
2 Tổng quan các kết quả đạt được và chưa đạt được ở hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu.
Trang 6Hội nghị thượng đỉnh COP1-1995
Hội nghị các bên UNFCCC đầu tiên diễn ra từ 28 tháng 3 đến 7 tháng 4năm 1995 tại Berlin, Đức Hội nghị thảo luận về những mối lo ngại về sựtương xứng trong khả năng đạt được các cam kết dưới Body for Scientific andTechnological Advice (SBSTA) và Subsidiary Body for Implementation(SBI) của các quốc gia COP 1 đồng thuận về “Các hành động Được thực thiCùng nhau” (Activities Implemented Jointly), những biện pháp chung tay đầutiên trong hành động chống lại biến đổi khí hậu quốc tế Với sự tham gia của
117 quốc gia, 1000 đại biểu có 117 bên đã kí kết UNFCCC và 53 nước quansát viên Bên cạnh những kết quả kí kết thì vẫn còn sự hạn chế từ các quốc giađang phát triển phản đối cơ chế “cùng nhau thực hiện”
COP 2 diễn ra vào tháng 7 năm 1996 tại Geneva, Thụy Sĩ
Bản tuyên ngôn bộ trưởng của nó được ghi lại (nhưng không đượcthông qua) vào 18 tháng 7 năm 1996, và phản ánh lời tuyên bố của Mỹ đượcđưa ra bởi Timothy Wirth, cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại hội nghị,
có nội dung là: Chấp nhận những phát hiện về mặt khoa học về biến đổi khíhậu được đưa ra bởi Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) trongbản đánh giá thứ hai của tổ chức này (1995); Rejected uniform “harmonizedpolicies” in favor of flexibility; Kêu gọi “các mục tiêu trung hạn ràng buộc vềmặt pháp lý Với kết quả đạt được là Hoa Kỳ lần đầu tiên đồng ý tham giamột thỏa ước có tính rằng buộc pháp lý Nhưng bên cạnh đó COP 2 chỉ tạobước đệm cho COP 3 được diễn ra
COP 3, Nghị định thư Kyoto về Biến đổi khí hậu
COP 3 diễn ra tháng 12 năm 1997 tại Kyoto, Nhật Bản Sau các cuộcthương thảo quyết liệt, nó đã thông qua Nghị định thư Kyoto, thứ vạch ra cácnghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính cho các quốc gia, cùng với thứ được gọi
là các cơ chế Kyoto như mua bán phát thải, cơ chế phát triển sạch và việcthực thi cùng nhau Các quốc gia công nghiệp hóa nhất và một số nền kinh tế
Trang 7trung Âu đang trong thời kì quá độ chấp thuận việc giảm ràng buộc về mặtpháp lý lượng phát thải khí nhà kính với mức giảm trung bình 6 tới 8% dướimức năm 1990 từ trong khoảng thời gian 2008-2012, được gọi là giai đoạnngân sách phát thải đầu tiên Mỹ được yêu cầu giảm lượng phát thải trungbình 7% thấp hơn mức năm 1990; tuy nhiên Quốc hội không phê chuẩn hiệpước này sau khi Clinton ký nó Chính phủ Bush chính thức không chấp thuậnnghị định thư vào năm 2001.
Với mục tiêu được đặt ra nhằm "Cân bằng lại lượng khí thải trong môitrường ở mức độ có thể ngăn chặn những tác động nguy hiểm cho sự tồn tại
và phát triển của con người vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường".Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, nhiệt độ toàn cầu sẽ giatăng từ 1,4°C (2,5°F) đến 5,8°C (10,4°F) từ năm 1990 đến 2100 Các bên ủng
hộ cho cũng nhấn mạnh rằng Nghị định thư Kyõto phải là bước đầu tiên vìcác điều kiện để thỏa mãn Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khíhậu sẽ được liên tục cân nhắc sửa đổi cho phù hợp nhất để hoàn thành mụctiêu cân bằng khí thải ở mức độ thích hợp cho sự phát triển của con người.Những kết quả mà COP3 đã đạt được có 60 quốc gia đã ký Nghị định thưKyoto, có 192 bên tham gia vào Nghị định thư Kyoto và có 36 quốc gia đãđăng ký giảm phát thải Dù những con số chưa thực sự lớn nhưng cũng đã làmột khởi đầu cho những thành công của các Hội nghị tiếp sau Bên cạnhnhững kết quả nhất định đã đạt được thì COP 3 cũng còn một số hạn chế như
Mỹ không chấp nhận thỏa thuận và ký kết hiệp định, và Trung Quốc có lượngphát thải khí nhà kính tăng đáng kể
COP 4, Buenos Aires, Argentina
COP 4 diễn ra vào tháng 11 năm 1998 tại Buenos Aires với 5000 đạibiểu tham gia Những vấn đề còn tồn đọng chưa giải quyết được trong Nghịđịnh thư được kì vọng sẽ được hoàn tất tại cuộc họp này Tuy nhiên, sự phứctạp và khó khăn của việc đạt được thỏa thuận về những vấn đề này đã cho
Trang 8thấy không thể thực hiện được, và thay vào đó các bên thông qua một “Kếhoạch Hành động” kéo dài 2 năm nhằm gia tăng các nỗ lực và vạch ra các cơchế để thi hành Nghị định thư Kyoto, sẽ được hoàn thiện vào năm 2000.Trong suốt COP4, Argentina và Kazakhstan bày tỏ sự cam kết của mình trongviệc thực hiện nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính, là hai quốc gia đầu tiênlàm việc đó Kết quả các bên đã đạt được sự hiểu biết chung là cần có một cơchế Có được sự hỗ trợ từ Qũy Môi trường Những hạn chế ở COP 4 đó là cácvấn đề chính được đưa ra bàn luận những nhận về những ý kiến trái chiều,bên cạnh đó COP 4 cũng không đưa ra được những hướng dẫn rõ ràng phảiđạt được.
COP 5 diễn ra từ 25 tháng 10 đến 5 tháng 11 năm 1999, tại Bonn, Đức
Nó chủ yếu là một cuộc họp thông thường, và không đạt được một thỏathuận nào quan trọng Nội dung chính của Hội nghị lần này có tên là “Kếhoạch Hành động Buenos Aires” (BAPA) Kết quả dật được là nhất trí đẩynhanh các nỗ lực để biến Nghị định Kyoto trở thành hiện thực
COP 6 diễn ra từ 13-25 tháng 11 năm 2000, tại The Hague, Hà Lan
Các cuộc thảo luận tiến triển nhanh chóng thành một cuộc đàm pháncấp độ cao về những vấn đề chính trị quan trọng, bao gồm cuộc tranh cãi quantrọng về lời đề nghị của Mỹ; và những khó khăn trong việc giải quyết việcbằng cách nào các nước đang phát triển có thể đạt được sự trợ giúp về tàichính để giải quyết các hậu quả bất lợi của biến đổi khí hậu và thực hiện đượccác nghĩa vụ để lên kế hoạch cho các phương pháp và có thể là giảm đượclượng phát thải khí nhà kính Trong những giờ cuối cùng của COP 6, bất chấpmột số sự thỏa hiệp được đồng ý giữa Mỹ và một số nước EU, nhất là Anh,các quốc gia EU xét về tổng thể, dẫn đầu bởi Đan Mạch và Đức, đã phủ nhận
vị thế thỏa hiệp, và các buổi đối thoại tại The Hague sụp đổ Jan Pronk, Chủtịch của COP 6, tạm đình chỉ COP 6 mà không có sự thỏa thuận nào, với hyvọng là các cuộc đàm phán sau đó sẽ được phục hồi Sau đó đã có thông báo
Trang 9là các cuộc họp COP 6 sẽ được tiếp tục tại Bonn, Đức, ở nửa cuối tháng 7.Cuộc họp được lên kế hoạch tiếp theo của các bên thuộc UNFCCC, COP 7,
đã được định tại Marrakech, Morocco, vào tháng 10-11 năm 2001
COP 6 lần thứ 2 được diễn ra theo dự định từ 16 - 27/07/2001 tại Boon, Đức
Với sự tham gia của 4600 đại biểu, trong đó có 181 Chính phủ Nộidung của Hội nghị lần này là thỏa thuận chính trị đạt được các khía cạnh quantrọng của các cuộc đàm phán quốc tế : Quyết định 5/CP6 Hạn chế rõ nhất củaCOP 6 đó là những bất đồng rõ rệt nhất trong số các quốc gia tham gia liênquan đến xung đột lợi ích giữa các nước đang phát triển và phát triển so vớiviệc thành lập một quỹ đối phó với sự nóng lên toàn cầu
COP 7 diễn ra tại Marrakech, Morocco, vào tháng 10-11 năm 2001
Một số nội dung COP 7 bao gồm có: Các quy tắc hoạt động về mua bánkhí thải quốc tế, tiếp đó là về một chế độ tuân thủ và nội dung cuối cùng là vềcác thủ tục kế toán cho các cơ chế linh hoạt Kết quả mà COP 7 đã đạt được
đó là mang lại cơ hội để đạt được tiến bộ đáng kể trong việc tạo điều kiện chocác hành động hiểu quả trong chống biến đổi khí hậu Hạn chế trong Hội nghị
là Phái đoàn Hoa Kỳ vẫn duy trì vai trò quan sát viên, từ chối tham gia vàocuộc đàm phán
COP 8, tại New Delhi, Ấn Độ, diễn ra từ 23 tháng 10 tới 1 tháng 11 năm 2002
Tại New Delhi COP 8 thông qua Tuyên bố Bộ trưởng Delhi thứ đã kêugọi nỗ lực của các nước đã phát triển hãy chuyển giao công nghệ và giảmthiểu tác động của biến đổi khí hậu lên các nước đang phát triển Nó cũngđồng thời chấp thuận chương trình làm việc New Delhi tại Điều 6 của Côngước khung COP8 được đánh dấu bởi sự lưỡng lự của Nga, tuyên bố rằngquốc gia này cần thêm thời gian để suy nghĩ Nghị định thư Kyoto có thể có
Trang 10hiệu lực ngay khi nó được thông qua bởi 55 quốc gia, bao gồm các quốc giachịu trách nhiệm 55% lượng phát thải khí nhà kính năm 1990 của các nước đãphát triển Với việc Mỹ (36.1% lượng cacbon dioxit của các nước đã pháttriển) và Úc từ chối thông qua, sự chấp thuận của Nga (17% tổng phát thảitoàn cầu năm 1990) là cần thiết để có thể đạt được tiêu chí thông qua và vì thếNga có thể làm trì hoãn cả quá trình.
COP 9 diễn ra vào ngày 1-12 tháng 12 năm 2003 tại Milan, Ý
Các bên đồng ý sử dụng Quỹ Thích ứng được xây dựng tại COP7 vàonăm 2001 chủ yếu trong việc hỗ trợ các quốc gia đang phát triển thích ứng tốthơn với biến đổi khí hậu Quỹ cũng được sử dụng cho việc xây dựng năng lựcthông qua việc chuyển giao công nghệ Tại COP9, các bên cũng đồng thờiđồng ý xem xét bản báo cáo quốc gia đầu tiên được nộp lên bởi 110 quốc gia.Với sự tham gia của hơn 5000 đại biểu từ 166 Chính phủ, 312 tổ chức vầ 191hãng truyền thông Nội dung chính của Hội nghị lần này là kêu gọi các quốcgia giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu Sau đó xác định các phương
án để giảm phát thải khí nhà kính; Định nghĩa và phương thức hóa trồng rừng
và tái trồng rừng, hướng dẫn thực hành sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụngđất và lâm nghiệp (LULUCF) Cuối cùng Hội nghị thành lập Qũy Biến đổikhí hậu Đặc biệt (SCCF) và Qũy các nước kém phát triển nhất (LDC) COP 9vẫn còn tồn đọng một số hạn chế như các quốc gia phát triển vẫn hạn chế việcchuyển giao công nghệ giảm thiểu biến đổi khí hậu và hỗ trợ tài chính cho cácnước đang phát triển
COP 10 diễn ra từ ngày 6 tới ngày 17 tháng 12 năm 2004
COP10 thảo luận về tiến trình đã diễn ra kể từ Hội nghị đầu tiên củaCác bên 10 năm trước và các thách thức trong tương lai, đặc biệt nhấn mạnhtới việc làm giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu Để vận động cácquốc gia đang phát triển thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu, Kế hoạchHành động Buenos Aires được thông qua Các bên cũng đồng thời bắt đầu
Trang 11bàn luận về cơ chế hậu - Kyoto, về việc làm cách nào để phân chia nghĩa vụgiảm phát thải sau năm 2012, khi mà giai đoạn cam kết đầu tiên kết thúc.
COP 11 (hay COP 11/CMP 1) diễn ra từ 28 tháng 11 tới 9 tháng 12 năm 2005, tại Montreal, Quebec, Canada
Nó là cuộc Họp các Bên (CMP 1) đầu tiên đối với Nghị định thư Kyoto
kể từ cuộc gặp ban đầu tại Kyoto năm 1997 Nó là một trong những hội nghịliên chính phủ lớn nhất về biến đổi khí hậu từng diễn ra Sự kiện này đánhdấu việc Nghị định thư Kyoto bắt đầu có hiệu lực Đăng cai với hơn 10.000đại biểu, nó là một trong những sự kiện quốc tế lớn nhất của Canada và là sựkiện lớn nhất quy tụ tại Montreal kể từ Expo 67 Kế hoạch Hành độngMontreal là một thỏa thuận trong việc “gia hạn hiệu lực của Nghị định thưKyoto qua năm 2012 (năm Nghị định thư hết hiệu lưc) và đàm phán về nhữngcắt giảm sâu hơn trong việc phát thải khí nhà kính” Tuy vậy, chính trong thờigian 8 năm chuẩn bị thực hiện Nghị định thư Kyoto, các quốc gia đang pháttriển vốn không có trách nhiệm giảm phát thải như Trung Quốc, Ấn Độ lạiphát thải ghê gớm Điều đó khiến các quốc gia nhận thấy, việc gia hạn Nghịđịnh thư Kyoto sau năm 2012 là cần thiết để ràng buộc trách nhiệm giảm phátthải mạnh mẽ hơn nữa Bộ trưởng Bộ môi trường Canada thời điểm đó làStéphane Dion đã nói rằng thỏa thuận này đã đem đến “một tấm bản đồ chotương lai” Hội nghị đã đưa ra cách hỗ trợ các đối tượng thích ứng với biếnđổi khí hậu Hạn chế lần này là không có sự tham gia của Hoa Kỳ trong Nghịđịnh thư Kyoto, và phản đối trong cuộc thảo luận về một vài vấn đề
COP 12/CMP 2 diên ra từ 6-17 tháng 11 năm 2006 tại Nairobi, Kenya
Tại cuộc họp, phóng viên BBC Richard Black đã đặt ra cụm từ “dukhách khí hậu” (climate tourists) để miêu tả những đại biểu tham dự “để nhìnthấy châu Phi, chụp ảnh thiên nhiên hoang dã, người nghèo, trẻ em và phụ nữchâu Phi đang chết dần” Black cũng ghi nhận rằng vì một số đại biểu lo ngại
về chi phí kinh tế và những mất mát tiềm tàng của sự cạnh tranh, chủ yếu các
Trang 12cuộc thảo luận đều tránh nhắc tới việc giảm phát thải Black kết luận rằng đó
là một sự mất kết nối giữa tiến trình chính trị và tính cấp thiết khoa học Bấtchấp những chỉ trích như thế, đã có những bước tiến nhất định tại COP12, baogồm lĩnh vực hỗ trợ các quốc gia đang phát triển và cơ chế phát triển sạch.Các bên đã thông qua một kế hoạch 5 năm để hỗ trợ việc thích ứng biến đổikhí hậu bởi các quốc gia đang phát triển, và đồng ý về trình tự và phươngthức của Quỹ Thích ứng Các bên cũng đồng thời đồng ý cải thiện dự án cho
COP 14/CMP 4 diễn ra từ 1-12 tháng 12 năm 2008 tại Poznan, Ba Lan
Các đại biểu đồng ý về các nguyên tắc trong việc cấp vốn cho một quỹ
để giúp các quốc gia nghèo nhất đương đầu với hậu quả của biến đổi khí hậu
và họ đồng ý về một cơ chế để hợp nhất việc bảo vệ rừng thành những nỗ lựccủa cộng đồng quốc tế để chống lại biến đổi khí hậu Những đám phán về một
kế thừa của Nghị định thư Kyoto là tiêu điểm chính của hội nghị