Toàn cầu hóa của lúc thình cat như lúc suy đã và đang tác động sâu sắc đến các nước, các khu vực khác nhau trên thế giới ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, x
Trang 1BÁO CÁO CÁ NHÂN MÔN: CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI
Đề tài: TOÀN CẦU HÓA
Trang 2PHẦN I: LÝ THUYẾT
1 Tổng quan vấn đề - khái niệm toàn cầu hóa
Thập niên 80 của thế kỷ trước, toàn cầu hóa xuất hiện như một xu thế tất yếu của lịch sử Nó được khơi nguồn ở các nước tư bản phương Tây và là sản phẩm của học thuyết chủ nghĩa tự do mới, do Anh và Mỹ khởi xướng Chủ nghĩa tự do mới xem nhẹ vai trò quản lý của nhà nước trong kinh tế thị trường, nó chủ trương tự do hóa, tư nhân hóa và phi điều tiết hóa triệt để nền kinh tế Cuộc cách mạng công nghệ thông tin là cơ hội cho các cường quốc
thực hiện chiến lược “thống trị toàn cầu”, hiện thực hóa học thuyết của chủ
nghĩa tự do mới Từ đó khái niệm toàn cầu hóa được nhắc đến và trở thành xu thế vận động tất yếu của lịch sử
Toàn cầu hóa của lúc thình cat như lúc suy đã và đang tác động sâu sắc đến các nước, các khu vực khác nhau trên thế giới ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường Toàn cầu hóa, một mặt được quyết định bởi yếu tố vật chất là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện tại, mặt khác khoa học công nghệ lại là phương tiện cho một lực lượng xã hội có uy thế thực hiện mục đích của mình Cho nên tiến trình toàn cầu hóa luôn chứa đựng những cơ hội và thách thức đối với các quốc gia Và tại Việt Nam cũng không phải ngoại lệ Đây cũng là đáp số chung duy nhất cho sự tồn tại và phồn vinh của tất cả các quốc gia, dân tộc là phải gia nhập vào tiến trình toàn cầu hóa, mà yếu tố trước tiên là tham gia vào mạng lưới quan hệ các quốc gia trong khu vực và cả trên thế giới
Hiện nay, toàn cầu hóa tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen phức tạp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Quá trình vận động của đời sống xã hội xoay quanh sự phát triển của con người Vậy có thể hiểu
rõ và cụ thể hơn về khái niệm “Toàn cầu hóa” thì chúng ta cần tìm hiểu
những nội dung tiếp theo:
Trang 3Khái niệm “Toàn cầu hóa”:
- “Toàn cầu hóa” xuất hiện trên thế giới từ những năm 1960 (ở Việt
Nam sau 1986), nó đã trở thành một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành khoa học xã hội đương đại và đồng thời là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất
- Toàn cầu hóa có thể hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về
số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới cũng như sự hội nhập kinh tế và chính trị ở cấp độ toàn cầu
- Theo đó, toàn cầu hóa làm lu mờ các đường biên giới quốc gia, thu hẹp các khoảng không gian trên các khía cạnh đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của thế giới
- Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội
và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế,
… trên quy mô toàn cầu
- Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hóa hầu như được dùng để
chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay “tự
do thương mại” nói riêng.
- Toàn cầu hóa được đề cập nhiều trong lĩnh vực kinh tế vì đây là quá trình làm gia tăng mối quan hệ, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia
Nó thường được xem như là sự tự do hóa các hoạt động kinh tế và thương mại quốc tế với sự điều hành của chính phủ từng quốc gia và các tổ chức quốc tế
- Một đặc điểm nổi bật của hiện tượng này là sự dịch chuyển (hay còn gọi là dòng chảy) của bốn yếu tố: hàng hóa – dịch vụ, di – nhập cư, khoa học
Trang 4kỹ thuật và tiền tệ (ở dạng đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI) trong giai đoạn
tự do thương mại (cho dù không phải là tự do hoàn toàn)
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội
và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế trên quy mô toàn cầu Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa Xét về bản chất, toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
Qua phần nội dung này, có thể khẳng định toàn cầu hóa là một vấn đề lớn của xã hội Tác động nhiều đến các mặt của xã hội nên cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn đặc biệt là với chuyên ngành xã hội học Để tìm hiểu những tác động, ảnh hưởng hay thực trạng của toàn cầu hóa với các lĩnh vực
xã hội, con người, các nhóm xã hội cụ thể
2 Mô tả vấn đề - đặc trưng đặc điểm
Với tính chất của quá trình toàn cầu hóa, có 5 đặc điểm cơ bản của quá trình này, bao gồm:
1) Thứ nhất, quá trình toàn cầu hóa liên quan tới sự xuất hiện và nhân rộng của một loạt các mạng lưới liên kết ở cấp độ toàn cầu, thách thức các đường biên giới địa lý, văn hó a, kinh tế, chính trị truyền thống.
Ví dụ, Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới Việt Nam đã hoạt động tích cực với vai trò ngày càng tăng tại Liên hợp quốc, Cộng đồng các nước có sử dụng
Trang 5tiếng Pháp, ASEAN … Có thể nói ngoại giao đa phương là một điểm sáng trong hoạt động ngoại giao thời đổi mới Một số tổ chức tiêu biểu gồm:
- Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc (LHQ) ngày 20/9/1977
Kể từ đó, quan hệ của Việt Nam với LHQ ngày càng phát triển Ngay sau khi tham gia LHQ, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của các nước thành viên Liên hợp quốc để Đại hội đồng LHQ khóa 32 (1977) thông qua Nghị quyết 32/2 kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế viện trợ, giúp đỡ Việt Nam tái thiết sau chiến tranh Mặt khác, chúng ta cũng tranh thủ được sự giúp đỡ về nguồn vốn, chất xám, kỹ thuật của LHQ phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế–xã hội của đất nước LHQ trở thành một diễn đàn để Việt Nam triển khai các yêu cầu của chính sách đối ngoại Vị thế và vai trò của Việt Nam tại LHQ ngày càng được nâng cao
- Ngày 28/7/1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ
28 (AMM-28) tại Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và có những đóng góp tích cực trong việc duy trì đoàn kết nội khối, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và thành công của ASEAN ngày hôm nay Sau 15 năm tham gia ASEAN, Việt Nam đã khẳng định được vị thế và uy tín của mình; các nước thành viên ASEAN và các nước đối tác bên ngoài đều đánh giá cao sự tham gia tích cực và những đóng góp của Việt Nam trong việc củng cố và phát triển trong Hiệp hội, cũng như quan hệ hợp tác với các nước đối thoại của ASEAN
- Ngày 14/11/1998, các thành viên của APEC đã thông qua việc kết nạp Việt Nam, cùng với Liên bang Nga và Pêru, làm thành viên chính thức của APEC; đánh dấu bước đi quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế của Việt Nam Trong 7 năm qua, APEC đã đóng vai trò quan trọng
Trang 6duy trì quá trình tự do hoá và tạo thuận lợi hoá cho dòng chảy thương mại và đầu tư trong khu vực Thị trường APEC cũng đang tạo nhiều cơ hội hơn cho Việt Nam trong thu hút nguồn vốn FDI và gia tăng khôi lượng thương mại với các đối tác trong APEC APEC cũng chính là điều kiện để Việt Nam khẳng định quá trình hội nhập kinh tế đầy đủ của mình Việt Nam có nhiều đối tác lớn trong APEC như các nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Liên bang Nga Thị trường APEC có tiềm năng rất lớn đối với Việt Nam, chiếm khoảng 80% kim ngạch buôn bán, 75% vốn đầu tư nước ngoài và trên 50% nguồn viện trợ phát triển (ODA)
2) Thứ hai, các tiến bộ về thông tin liên lạc, giao thông vận tải và công nghệ sản xuất đã khiến cho dòng vốn đầu tư, hàng hóa, công nghệ và lực lượng lao động di chuyển dễ dàng hơn trên khắp thế giới.
Cách mạng 4.0 giúp quá trình toàn cầu hóa diễn ra rất nhanh và tác động nhiều đến đời sống xã hội của con người Mạng internet thúc đẩy các giao dịch trên không gian mạng thay cho giao dịch, hợp tác trực tiếp Các loại hình giao thông đường không, đường thủy phát triển, vận chuyển hàng hóa nhanh hơn rất nhiều Công nghệ kỹ thuật được áp dụng vào quá trình sản xuất, tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm
Các trung tâm thương mại phát triển mọc lên khắp nơi, cung cấp hoàng hóa xuyên quốc gia qua các ứng dụng mua bán trở nên phổ biến Tuy nhiên mặt trái của các tiến bộ khoa học công nghệ là việc chính các tiến bộ này cũng đã góp phần hình thành và tạo điều kiện hoạt động cho các tổ chức tội phạm và khủng bố, như các nhóm tin tặc quốc tế hay tổ chức khủng bố khét tiếng al-Qaeda
3) Thứ ba, thông qua quá trình toàn cầu hóa, mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia cũng như người dân trên thế giới ngày càng gia tăng.
Trang 7Sự phụ thuộc lẫn nhau không chỉ diễn ra trên phương diện kinh tế – thương mại, mà còn xuất hiện ở những vấn đề khác như tình trạng ấm lên toàn cầu của trái đất, ô nhiễm môi trường, nghèo đói, dịch bệnh hay các làn sóng tội phạm và chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia… Những vấn đề này đòi hỏi các quốc gia cần phải thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn bởi lẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa, không một quốc gia nào có thể tránh được những tác động này,
và càng không thể một mình giải quyết được những vấn đề đó
Ví dụ, như dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn ra phức tạp với những biến chủng virus mới đang là mối lo hàng đầu của các quốc gia trên thế giới Đòi hỏi các quốc gia phải cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh bảo vệ tính mạng của người dân và sức khỏe của cả nhân loại
4) Thứ tư, dường như toàn cầu hóa đang làm giảm dần các khác biệt
về mặt văn hóa.
Toàn cầu hóa mang đến một nền văn hóa không biên giới khi các ấn phẩm văn hóa như điện ảnh, âm nhạc là những phương tiện lan truyền văn hóa của các quốc gia đến toàn thế giới Ví dụ tiêu biểu đó chính là làn sóng HALIU của Hàn Quốc mang theo nhiều phong cách tranh điểm, ẩm thực, thời trang của các diễn viên, ca sĩ, idol Hàn Quốc đến với giới trẻ toàn thế giới Cụ thể giới trẻ Việt Nam cũng đang là nhóm đối tượng ảnh hưởng bởi làn sóng văn hóa này
Một mặt quá trình toàn cầu hóa về văn hóa này tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau lớn hơn giữa người dân thuộc nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa khác nhau Mặt khác, trong một số trường hợp nó cũng tạo nên những phản ứng tiêu cực, như sự va chạm giữa các giá trị văn hóa đối lập, hay sự phản kháng đối với những giá trị văn hóa phương Tây, đặc biệt là ở các quốc gia Hồi giáo Tương tự, toàn cầu hóa cũng đe dọa làm lu mờ bản sắc văn hóa của các quốc gia, vốn là những giá trị cần được duy trì nhằm bảo vệ sự đa dạng của nền văn hóa thế giới
Trang 85) Thứ năm, quá trình toàn cầu hóa khiến cho vai trò của các quốc gia với tư cách là các chủ thể chính của quan hệ quốc tế cũng trở nên bị suy giảm.
Thực tế, toàn cầu hóa đã làm xói mòn chủ quyền của các quốc gia, vốn
là nền tảng cho sự tồn tại của chúng Điều này thể hiện rõ nhất trên lĩnh vực kinh tế Ngày nay các quyết định kinh tế của các quốc gia không thể được đóng khung trong phạm vi biên giới lãnh thổ của quốc gia đó hay chỉ dựa vào nước điều kiện của quốc gia sở tại
Ngược lại, mọi quyết định kinh tế của mỗi chính phủ đều chịu sự điều chỉnh của những lực lượng trên thị trường toàn cầu, vốn nằm ngoài khả năng kiểm soát của các nhà nước Mọi nỗ lực đi ngược lại sự điều chỉnh của những lực lượng này đều có thể dẫn tới nhiều hậu quả khác nhau, như sự dịch chuyển của vốn đầu tư ra nước ngoài, các rủi ro về thương mại hay tỉ giá hối đoái
3 Phân tích ảnh hưởng của nó với xã hội
Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, của kinh tế và khoa học công nghệ vượt khỏi biên giới quốc gia hình thành nền kinh tế thế giới thu hút ngày càng nhiều các nước tham gia, vừa hợp tác vừa cạnh tranh và đấu tranh với nhau Không thể có một quốc gia nào có thể phát triển bình thường nếu đứng ngoài xu thế toàn cầu hoá
Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu và ngày càng mở rộng Tính tất yếu của toàn cầu hóa trước hết được biểu hiện ở tính tất yếu về kinh tế Toàn cầu hóa kinh tế là khía cạnh quan trọng nhất của toàn cầu hóa; nó tác động sâu sắc đến lĩnh vực chính trị Những thay đổi về chính trị lại tác động về kinh tế và văn hóa
Trang 9Toàn cầu hoá có hai mặt tích cực và tiêu cực, thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức
- Thuận lợi: Tham gia toàn cầu hoá chúng ta sẽ tranh thủ: vốn, công
nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý Đồng thời phát huy lợi thế của ta, thế mạnh của ta
- Khó khăn: Toàn cầu hoá hiện nay do các nước tư bản chi phối – đây
là cuộc chơi không cân sức giữa các nước giàu và các nước nghèo, các nước giàu tìm cách ép các nước nghèo
Bên cạnh những xơ hội, toàn cầu hóa tạo ra cho Việt Nam những thách thức to lớn, như nguy cơ tụt hậu về kinh tế, nạn thất nghiệp và thiếu việc làm,
sự phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội, sự lo ngại về mất bản sắc, sự đồng hóa văn hóa.Vì vậy, Việt Nam phải chủ động tích cực hội nhập quốc tế
Ngoài những cơ hội, toàn cầu hoá tạo ra cho Việt Nam những thách thức to lớn về kinh tế, văn hóa -xã hội:
- Thách thức về thất nghiệp và việc làm: Trong những năm tới, quá
trình hội nhập sẽ đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ cao hơn Nếu như đội ngũ người lao động Việt Nam không được đào tạo và chuẩn bị về mặt công nghệ, quản lí thì tình trạng thất nghiệp không những không giảm mà còn có nguy cơ tăng cao Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo
- Thách thức về văn hóa: Thực ra, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa hiện
nay, sự lo ngại về khả năng đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc là mối lo chung của các nước đang phát triển Cùng với toàn cầu hoá, nhiều học giả đã chỉ ra
xu hướng đồng nhất tất cả các nền văn hoá Tất cả các nước phát triển đang muốn áp đặt các giá trị văn hoá của mình cho toàn thế giới Thông qua quá trình toàn cầu hoá, các nước phát triển phương Tây muốn bắt phần còn lại của thế giới không chỉ khuất phục về kinh tế, chính trị và quân sự, mà còn muốn
Trang 10hạn chế tối đa nét đặc thù của văn hoá phi phương Tây, bởi theo họ, các nền văn hoá này không phù hợp, thậm chí còn xung đột với văn hoá và văn minh phương Tây
- Thách thức về xã hội: những nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu đã và
đang mang lại những thay đổi to lớn trong thói quen lao động và lối sống của con người ở tất cả các quốc gia dân tộc Sự phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội và tội phạm mang tính quốc tế đang là những vấn đề làm đau đầu các quốc gia dân tộc Nói tóm lại, chính toàn cầu hoá đang làm cho những vấn đề toàn cầu của thời đại tác động mạnh mẽ và nhanh chóng đến các quốc gia dân tộc Ngày nay, không một quốc gia dân tộc nào có thể làm ngơ trước sự lan truyền một cách nhanh chóng và rộng rãi của các bệnh dịch COVID-19, như SARS, cúm gà ; của các nạn khủng bố, tội phạm quốc tế
Ngoài ra, toàn cầu hóa còn tác động đến một số khía cạnh khác của đời sống xã hội bao gồm:
- Tác động đến môi trường: Từ cuối thế kỷ XIX áp lực của con người
đã mạnh tới mức làm cho thiên nhiên mất khả năng tự phục hồi Hiểm họa sinh thái toàn cầu tăng lên: các hiện tượng thời tiết bất thường ngày càng nhiều, nhiệt độ trái đất tăng lên, băng ở Nam cực tan chảy nhanh hơn trước kia, ô nhiễm không khí, đặc biệt tại các đô thị, ô nhiễm đất, nguồn nước, thiếu nước sạch, mạch nước ngầm, đất bị thoái hóa, khô hạn, rừng bị suy kiệt, mất
đa dạng sinh học…
- Tác động ngôn ngữ: Chúng ta thấy khuynh hướng rõ ràng hướng tới
đồng nhất hóa việc dùng “tiếng Anh toàn cầu”
- Tác động khía cạnh chính trị: Toàn cầu hóa sẽ làm tăng lên nhiều các
mối quan hệ giữa các công dân trên thế giới và cũng như cơ hội cho từng người Tuy nhiên, nó đặt ra vấn đề là phải tìm ra một giải pháp thay thế cho
hệ thống chính trị và Hiến pháp dựa trên khái niệm nhà nước- quốc gia Mặt khác, toàn cầu hóa đi liền với mở cửa, nối mạng thông tin toàn cầu, tạo điều