1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Skkn Ứng dụng một số thí nghiệm trong hoạt Động khám phá giúp trẻ mẫu giáo lớn thực sự hứng thú

18 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng một số thí nghiệm trong hoạt động khám phá giúp trẻ mẫu giáo lớn thực sự hứng thú
Tác giả Nguyễn Thị Hà
Trường học Trường Mầm non Hoa Sen
Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2022 - 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 777,11 KB

Nội dung

Năm học 2022 - 2023 tôi được phân công giảng dạy lớp mẫu giáo lớn tôi nhận thấy các hoạt động tìm hiểu khám phá vô cùng quan trọng với học sinh mẫu giáo lớn, vì lúc này vốn ngôn ngữ của

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1-2

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Thời gian nghiên cứu: 1

3 Đối tượng nghiên cứu 1

4 Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng: 1

5 Mục đích nghiên cứu: 2

PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2-14 1 Cơ sở lý luận: 2

2 Cơ sở thực tiễn: 3

a Thực trạng chung về ứng dụng một số thì nghiệm đơn giản trong hoạt động khám phá cho trẻ 5-6 tuổi 4

b Kết quả khảo sát đầu năm: 4

3 Các biện pháp thực hiện: 5

a Biện pháp 1: Xác định một số quy tắc trong lựa chọn thí nghiệm cho trẻ mầm non 5

b Biện pháp 2: Khảo sát khả năng khám phá khoa học của trẻ 6

c Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện một số thí nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học 6 - 7 d Biện pháp 4: Ứng dụng một số thí nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học theo từng tháng 8 - 12 e Biện pháp 5: Đưa công nghệ thông tin vào ứng dụng thí nghiệm giúp trẻ khám phá hoa học 12

f Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh để cùng giúp trẻ thực hành thí nghiệm khám phá khoa học đạt kết quả cao 12 - 13 4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI : 13

a Kết quả với trẻ: 13

b Kết quả với phụ huynh: 14

c Kết quả với giáo viên: 14

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14 - 15 1 Kết luận: 14

2 Khuyến nghị: 15

Trang 2

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Lứa tuổi Mầm non là lứa tuổi trẻ có đặc tính tò mò, rất ham hiểu biết, thích khám phá thế giới xung quanh để thỏa mãn bản thân Môi trường xung quanh trẻ có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, khiến trẻ quan tâm, mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ, từ môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim muông ) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau …), vì thế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá, tìm hiểu về chúng Tìm hiểu khám phá đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp… nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn Đối với khám phá khoa học thì qua những thí nghiệm nhỏ trẻ sẽ được tự mình thực hiện và cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng chính là cơ sở khoa học sau này của trẻ

Năm học 2022 - 2023 tôi được phân công giảng dạy lớp mẫu giáo lớn tôi nhận thấy các hoạt động tìm hiểu khám phá vô cùng quan trọng với học sinh mẫu giáo lớn, vì lúc này vốn ngôn ngữ của trẻ đã phát triển khá tốt, nếu trong hoạt động tìm hiểu khám phá trẻ hứng thú và được hoạt động tích cực, trẻ sẽ được rèn luyện rất nhiều kỹ năng, như tư duy độc lập, lôgic, sự tự tin, mạnh dạn, sự năng động, linh hoạt, biết dung từ ngữ chính xác……và rất nhiều những lợi ích khác

Chính vì vậy mà tôi luôn trăn trở “ Ứng dụng một số thí nghiệm trong hoạt

động khám phá giúp trẻ mẫu giáo lớn thực sự hứng thú”

2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:

- Đề tài này được tiến hành trong năm học: 2022 -2023

- Từ 10/9 – 1/10/2022 lựa chọn đề tài

- Từ 1/10 - 15/12/2022 chọn các biện pháp áp dụng vào thực tế

- Từ 15/12- 20/02/2023 thực hiện đề tài, hoàn thành và nộp sáng kiến

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG:

Trẻ em lứa tuổi Mẫu Giáo 5 – 6 tuổi

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG:

- Phương pháp đàm thoại, phương pháp quan sát, phương pháp thực hành, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích tổng hợp thông tin

5 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

- Nhằm tìm ra những biện pháp sử dụng thí nghiệm, trò chơi hấp dẫn để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất hình thành những kiến thức về khoa học một

Trang 3

cách chính xác và bền vững, khắc phục phần lớn những khó khăn chung đồng thời phát huy cao nhất được tính tích cực của trẻ

- Trẻ có thể học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kĩ năng trong cuộc sống

PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta gọi mái trường là "ngôi nhà thứ hai" của mỗi con người Bởi ở đó chúng ta được tiếp nhận tri thức, được rèn luyện đạo đức, nó còn là nơi gieo mầm ước mơ, biến ước mơ thành hiện thực, cho ta cảm nhận được tình cô và trò, bạn bè khăng khít Bác Hồ kính yêu đã nói:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm trồng người ”

Giáo dục Mầm Non là ngành học mở đầu chiếm một vị trí quan trọng trong

hệ thống giáo dục quốc dân Giáo dục Mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ

sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người Viêc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của mọi người, của xă hội và của cả nhân loại Thấm nhuần lời Bác, công tác giáo dục đào tạo thế hệ mầm non những người chủ tương lai của đất nước đã và đang được các cấp lãnh đạo quan tâm hàng đầu

Để thực hiện tốt mục đích giáo dục mà Bác đã mong đợi cấp học mầm non đã có những bước chuyển lớn nhằm góp phần đặt nền móng đào tạo con người phát triển toàn diện - đủ sức khoẻ, đủ trí tuệ, tài năng thành chủ nhân tương lai của đất nước

Vai trò của trải nghiệm với việc học tập của mỗi cá nhân trẻ Khổng Tử cho rằng: "Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên; những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ; những

gì tôi làm, tôi sẽ hiểu" Tư tưởng này thể hiện tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm Trong rất nhiều quan điểm, triết lý khác nhau về giáo dục trải nghiệm, không thể không nhắc đến quan điểm giáo dục Montessori khẳng định: "Trẻ tự đào luyện mình trong mối quan hệ với môi trường" Có nghĩa là những gì mà trẻ có được phải "thông qua hoàn cảnh sống bên ngoài", thông qua hoạt động tương tác trực tiếp của trẻ với môi trường Vai trò của trẻ trong quá trình trải nghiệm không chỉ là người tham gia mà chính là chủ thể thực hiện các tương tác với đối tượng; thông qua quá trình tương tác này mà kiến tạo những kiến thức mới trở thành kinh nghiệm của bản thân Trẻ sẽ được khai thác hết những gì mà trẻ muốn tìm hiểu, đảm bảo an toàn, đầy đủ đối tượng trải nghiệm

để trẻ có thể chủ động, tích cực tương tác

Trang 4

Vì vậy tôi và giáo viên trong lớp đã nên kế hoạch nghiên cứu “ Ứng dụng một

số thí nghiệm trong hoạt động khám phá giúp trẻ mẫu giáo lớn thực sự hứng thú”

2 CỞ SỞ THỰC TIỄN:

Lứa tuổi mẫu giáo trẻ rất hiếu động, ham muốn học hỏi, tìm hiểu về thế giới tự nhiên và xã hội trẻ học thông qua chơi Động cơ trẻ học không phải là nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học của xã hội loài người mà cái thúc đẩy trẻ học

là sự thoả mãn trí tò mò, là sự thoả mãn nhu cầu được tham gia vào một cuộc chơi, một thú vui nào đó Với chương trình giáo dục mầm non mới cho phép người giáo viên phát huy hết khả năng và sáng tạo của mình trong việc vận dụng những hiểu biết, những tri thức khoa học vào việc giáo dục trẻ Từ những tính chất vật lí, hoá học của những sự vật hiện tượng quen thuộc trong tự nhiên mà chúng ta có thể tiến hành những thí nghiệm nhỏ,những trò chơi khoa học vui Qua đó, trẻ mầm non bắt đầu được tìm hiểu những điều kì thú trong thế giới xung quanh, được tận mắt nhìn thấy những biến hoá của sự vật hiện tượng mà

có lẽ trẻ tưởng chừng chỉ có trong những câu chuyện cổ tích

Tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá thế giới xung quanh từ lâu đã được đưa vào chương trình Giáo dục Mầm non Thực tế giáo viên Mầm non đã rất quan tâm, đã biết cách tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá và đạt được một số hiệu quả nhất định Đó là trẻ đã có những kiến thức, hiểu biết

về một số sự vật, hiện tượng xung quanh như biết tên gọi, đặc điểm, lợi ích của các sự vật, hiện tượng, thông qua đó cũng đã hình thành cho trẻ một số kĩ năng nhằm phát triển toàn diện cho trẻ Thực tiễn đổi mới giáo dục mầm non hiện nay cũng cho thấy, trò chơi, thí nghiệm đơn giản đã dần được sử dụng như một phương pháp, phương tiện hữu hiệu trong quá trình tổ chức cho trẻ khám phá, tìm hiểu môi trường xung quanh Nhưng cũng tồn tại một vấn đề khác, đó là giáo viên thường rất ngại việc tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ, nhiều giáo viên chỉ nghĩ đơn thuần các hoạt động khám phá chỉ tổ chức trong giờ hoạt động chung và rất khó khăn trong việc tìm các hoạt động phù hợp để trẻ tích cực khám phá và lĩnh hội kiến thức Số lượng trò chơi, thí nghiệm chưa nhiều, nội dung nghèo nàn, ít hấp dẫn đối với trẻ, trẻ ít được tổ chức làm thí nghiệm Giáo viên còn lúng túng trong việc thiết kế và sử dụng trò chơi, thí nghiệm linh hoạt, mang tính phát triển, phù hợp với đặc điểm cá nhân trẻ và điều kiện thực tiễn của trường lớp, địa phương Từ đó dẫn tới các kiến thức của trẻ nắm bắt được chưa chắc chắn, trẻ hay quên, hay nhầm lẫn giữa các sự vật, hiện tượng, các kĩ năng của trẻ chưa được rèn luyện dẫn tới hiệu quả giáo dục chưa cao, chưa hình thành được thói quen chủ động cho trẻ Chính vì vậy việc nghiên cứu và đưa :

Trang 5

"Ứng dụng một số thí nghiệm trong hoạt động khám phá cho trẻ 5-6 tuổi "

vào trong các hoạt động của trẻ thật sự cần thiết nó đáp ứng được nhu cầu khám phá của trẻ, kích thích khả năng tư duy tiềm ẩn trong mỗi cá thể trẻ Từ đó kích thích tự trải nghiệm, tự khám phá về thế giới xung quanh qua đó giáo dục trẻ cách sử dụng đồ vật, cảnh báo những nguy hiểm nếu có Thói quen ấy lúc này đây chỉ là sợi tơ nhện nhưng mai này nó sẽ là sơi dây cáp của cuộc đời, sẽ là

“cây đời” để mỗi người sáng tạo, đi tìm chân lí riêng cho mình

a Thực trạng chung về ứng dụng một số thí nghiệm trong hoạt động khám phá cho trẻ 5-6 tuổi.

Năm học 2022 -2023 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn

5 - 6 tuổi với số trẻ là 45 cháu, trong đó có 25 cháu trai và 20 cháu gái Trong tiến trình thực hiện tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi:

- Lớp có 2 giáo viên đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn

- Lớp học rộng rãi thoáng mát, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ

- Nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của bậc học mầm non ngày càng nâng cao

- Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục Quận Đống Đa, các cấp, các ngành đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện, hỗ trợ, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Đồng thời được

sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp và giáo viên cùng lớp đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài

* Khó khăn:

- Trong lớp có trẻ mới lần đầu tiên đến trường, chưa có nề nếp trong các hoạt động Nhận thức của trẻ không đồng đều

- Trẻ ở tuổi mầm non còn nhỏ chưa có kiến thức sâu rộng về các hiện tượng cũng như là sự biến đổi kỳ diệu của các chất trong các thí nghiệm

- Trường chưa có phòng thí nghiệm riêng cho trẻ

- Một số đồ dùng dụng cụ để tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm còn hạn chế

- Phụ huynh chưa quan tâm đến nội dung thí nghiệm cho trẻ

b Kết quả khảo sát đầu năm

Năm học 2022 - 2023 lớp tôi được giao với sĩ số là 45 cháu Căn cứ vào

số trẻ trên lớp tôi tiến hành khảo sát đầu năm với 100% số trẻ và có số liệu cụ

thể (Minh chứng 1: Bảng Khảo sát trước khi thực hiện đề tài)

Từ những kết quả thu được qua khảo sát thực tế tôi thấy đề tài mình đưa

ra là hợp lý, sát với thực tế và cần thiết nên tôi mạnh dạn xây dựng kế hoạch thực hiện, bản thân tôi luôn cố gắng học hỏi nghiên cứu, sưu tầm để tìm ra

Trang 6

những thí nghiệm đơn gian, dễ làm và mang lại hiệu quả cao đối với trẻ đồng thời khơi gợi sự tò mò, thích thú, đam mê khi tham gia thực hiện một số thí nghiệm trong hoạt động khám phá

3 CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

a Biện pháp 1: Xác định một số quy tắc trong lựa chọn thí nghiệm cho trẻ mầm non.

Để có thể thiết kế và sưu tầm được những thí nghiệm có chất lượng, hiệu quả, an toàn với trẻ cần phải xác định rõ quy tắc trong việc lựa chọn thí nghiệm Chính vì vậy tôi đã lựa chọn dựa trên 1 số quy tắc sau:

- Đảm bảo tính mục đích: Trò chơi học tập và thí nghiệm về môi trường xung quanh cần được thiết kế hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non nói chung, mục tiêu trẻ mẫu giáo lớn hoạt động khám phá nói riêng Vì vậy, các yếu tố của trò chơi học tập và các thí nghiệm hoạt động khám phá cần đạt được mục tiêu làm giàu biểu tượng về sự vật, hiện tượng, phát triển kĩ năng nhận thức

và hành động, giáo dục trẻ có thái độ đúng đắn với môi trường xung quanh

- Đảm bảo tính phù hợp: Cần thiết kế trò chơi học tập và thí nghiệm hoạt động khám phá phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo lớn nói chung

và đặc điểm nhận thức của trẻ về hoạt động khám phá nói riêng

- Đảm bảo được tính hấp dẫn: để phát huy được tính tích cực, tự do, tự nguyện tham gia vào thí nghiệm của trẻ

- Đảm bảo tính phổ biến: Có thể sử dụng rộng rãi ở các địa phương, các trường khác nhau, dễ sử dụng, vật liệu, đồ chơi đơn giản, dễ kiếm, dễ làm

- Đảm bảo tính đa dạng:

+ Đa dạng về nội dung để hình thành ở trẻ không chỉ kiến thức, kĩ năng môi trường xung quanh mà còn giáo dục trẻ cả thái độ nhân văn đối với môi trường đồng thời có thể lồng ghép nội dung các lĩnh vực khác vào thí nghiệm một cách nhẹ nhàng như: Đong, đo, đếm, nhận biết chữ số, hát, vận động…

+ Đa dạng về hình thức tổ chức: Cả lớp, theo nhóm, cá nhân

- Tôi cũng đặt ra một số yêu cầu sau đối với việc ứng dụng một số thí nghiệm đơn giản cho hoạt động khám phá cho trẻ mẫu giáo lớn:

+ Phải đảm bảo tạo ra sự thay đổi rõ ràng để giúp trẻ nhận biết

+ Dễ thực hiện, không đòi hỏi các điều kiện đặc biệt, là những hiện tượng thường diễn ra trong cuộc sống xung quanh trẻ

+ Thí nghiệm cần được tiến hành trong khoảng thời gian nhất định, không thiết kế các thí nghiệm có thời gian quá dài vì dễ làm trẻ quên mất những gì xảy

ra ban đầu

Trang 7

+ Đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình làm thí nghiệm (an toàn về

dụng cụ,vật liệu) Có như vậy các kiến thức về môi trường xung quanh và sự

ham thích khám phá sẽ đến với trẻ một cách tự nhiên

b Biện pháp 2: Khảo sát khả năng khám phá khoa học của trẻ

Để giúp cho việc xây dựng các thí nghiệm trong khám phá khoa học đạt hiệu quả, thực sự có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu thích tìm tòi, khám phá, lại phù hợp với khả năng của trẻ lớp mình thì đây là việc làm vô cùng quan trọng Vì nhận thức của từng trẻ trong lớp khác nhau nên khi đưa ra các thí nghiệm để trẻ khám phá khoa học thì những trẻ có nhận thức tốt sẽ hiểu ngay vấn đề còn trẻ có nhận thức hạn chế sẽ hiểu vấn đề chậm hơn Chính vì vậy việc đánh giá, nắm bắt khả năng nhận thức của từng trẻ sẽ giúp giáo viên hiểu rõ hơn

về trẻ, trẻ tiếp thu kiến thức, kỹ năng, thái độ như thế nào về hoạt động khám phá khoa học Rồi từ đó tôi sẽ hệ thống hóa, tìm tòi và sưu tầm các thí nghiệm

để tổ chức khám phá khoa học cho trẻ phù hợp, chú ý tới cảm nhận của trẻ, tới cách trẻ khám phá như thế nào? Bắt đầu từ tháng 9, tôi đã lên kế hoạch khảo sát

trẻ (Qua việc theo dõi các hoạt động trong ngày của trẻ, cùng với việc tổ chức cho trẻ tham gia một số hoạt động trải nghiệm khám phá khoa học để đánh giá trẻ) bao gồm các tiêu chí: Khả năng quan sát, khả năng so sánh, khả năng phân

loại, khả năng giao tiếp, thao tác thực nghiệm, khả năng phán đoán, suy luận Để từ đó lựa chọn, đưa ra những thí nghiệm đơn giản phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ

Ví dụ: Ngay từ đầu năm học tôi cho trẻ làm thí nghiệm “trứng nổi trứng

chìm” để đánh giá khả năng của trẻ Tôi quan sát và ghi chép đầy đủ, cẩn thận, chi tiết về khả năng quan sát, chú ý của trẻ khi nhìn cô thực hiện các bước thí nghiệm và thực tế trẻ làm các bước thí nghiệm trứng nổi trứng chìm ra sao? Về khả năng phán đoán của trẻ khi cô đặt câu hỏi nếu thả quả trứng vào cốc nhiều muối hay ít muối điều gì sẽ sẩy ra…Hay đánh giá về thao tác của trẻ trong việc

sử dụng các đồ dùng dụng cụ thí nghiệm như: Cách đổ nước vào cốc, cách lấy muối, dùng thìa khuấy cho tan muối ra sao?

Như vậy qua quá trình khảo sát đã giúp tôi nắm rõ về khả năng nhận thức của từng trẻ để xây dựng kế hoạch thực hiện một số thí nghiệm sao cho phù hợp

c Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện một số thí nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học

Trong những năm công tác giảng dạy lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi tôi luôn tìm tòi các tài liệu về khám phá khoa học để tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ

những nội dung khám phá khoa học của mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi

Trang 8

Nhằm giúp trẻ mẫu giáo yêu thích và khám phá khoa học một cách hiệu quả nhất Để làm được như vậy tôi cần phải xác định chính xác hơn mục đích, yêu cầu, cách thực hiện từng nội dung khám phá khoa học Để từ đó sưu tầm, các thí nghiệm thiết thực nhất, hiệu quả nhất đối với trẻ Các thí nghiệm mà tôi xây dựng, biên soạn cung cấp cho trẻ những kiến thức khoa học đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, đồng thời nó cũng kích thích tính ham

hiểu biết và tìm tòi của trẻ Từ sự hứng thú của trẻ, kết hợp với các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm, trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thế giới xung quanh.

Từ đó, trẻ nảy sinh tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống…Để phát triển niềm

đam mê khoa học của trẻ, tôi thường khuyến khích trẻ quan sát các sự vật (hiện

tượng) ở xung quanh, để trẻ tự đặt câu hỏi và gợi mở giúp trẻ tìm tòi những câu trả lời Dựa vào đặc điểm và khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và kết quả khảo sát đầu đầu năm Tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu về khám phá khoa học của nhà xuất bản giáo dục và nhà xuất bản Hà Nội Bên cạnh đó, tôi cũng tìm hiểu thêm các thông tin, các tài liệu trên Internet, trong sách báo, đặc biệt là các sách báo của ngành liên quan đến vấn đề đưa các trò chơi thí nghiệm vào trong hoạt động khám phá khoa học rồi trao đổi với các bạn đồng nghiệp

Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, tôi đã có thể nắm được chính xác, đầy

đủ các nội dung, yêu cầu, cách tiến hành các trò chơi thí nghiệm giúp trẻ 5- 6 tuổi khám phá khoa học Và tôi đã thực hiện kế hoạch xây dựng các thí nghiệm

đã sưu tầm được và đưa vào từng tháng như sau:

1 9 - Khám phá về trường,

lớp, bạn bè, trung thu - Hình vẽ biết bơi

2 10 - 20/10, Bé yêu bà và mẹ - Mực tàng hình; Truyền tin

3 11 - Nghề dạy học - Máy lọc nước; Chiếc đũa gãy

4 12 - Cháu yêu chú bộ đội - Hỗn hợp cát xi măng

5 1 - Bé vui đón tết - Pháo hoa trong bình;

- Giấy không bị ướt

6 2 - Động vật - Quả trứng quay; Bóng các con vật

7 3 - Ngày hội của bà và mẹ - Chọc bóng bay mà không vỡ

- Biến đổi màu cho hoa

8 4 - Nước và hiện tượng tự

nhiên

- Lốc xoáy mini; Bong bóng xà phòng

9 5 - Bé chuẩn bị vào lớp 1,

Bác Hồ kính yêu - Bình thông nhau

Trang 9

Với cách lên kế hoạch này tôi đã đưa các thí nghiệm vào dạy trẻ, giúp trẻ được trải nghiệm, khám phá

d Biện pháp 4: Ứng dụng một số thí nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học theo từng tháng.

Việc đưa thí nghiệm vào trong hoạt động khám phá theo từng tháng đã kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ Đã tạo cho trẻ sự thích thú, say mê khi tham gia vào hoạt động khám phá đồng thời giúp trẻ có những món quà đầy ý

nghĩa tặng người thân khi có các sự kiện diễn ra trong tháng và dưới đây là cách

thực hiện các thí nghiệm:

* Tháng 9: - Thí nghiệm 1: Hình vẽ biết bơi

a Mục đích: Giúp trẻ thấy được điều kỳ diệu từ những đồ dùng quen

thuộc

b Chuẩn bị: Bút dạ bảng, nước, ống hút, giấy bạc

c Cách tiến hành: Cô cho trẻ dùng bút viết bảng vẽ hình bất kỳ mà trẻ

thích trên mặt giấy bạc sau đó đổ ít nước giấy bạc, dùng ống hút thổi cho hình

vẽ di chuyển Vì mực bút viết bảng có chứa dầu mà dầu lại nhẹ hơn nước nên hình vẽ bằng bút viết bảng sẽ nổi khi gặp nước

* Tháng 10 : - Thí nghiệm 2: Mực tàng hình

a Mục đích: - Phát triển ở trẻ trí tò mò, ham hiểu biết, yêu thích khoa học.

- Trẻ vui thích với những ứng dụng khoa học trong cuộc sống

b Chuẩn bị: Nửa quả chanh, nước, thìa, bát, tăm bông (nếu không có thì

lấy bông băng quấn vào đầu que tăm), giấy trắng, đèn bàn học, bàn

c Cách tiến hành: Cô cho trẻ vắt chanh vào bát, cho thêm vào đó vài giọt

nước, dùng thìa khuấy đều Khi có được hỗn hợp cho trẻ húng tăm bông vào hỗn

hợp nước chanh và vẽ 1 hình vẽ lên tờ giấy trắng Đợi nước chanh khô (hoặc sấy

khô bằng máy sấy tóc), lúc này hình vẽ sẽ hoàn toàn vô hình Sau đó cho trẻ hơ

tờ giấy trước của bóng đèn bàn học dưới sức nóng của bóng đèn, những hình vẽ ngộ ghĩnh trẻ đã vẽ sẽ hiện ra dưới dạng màu nâu

Với thì nghiệm này tôi hướng dẫn cho trẻ tạo bất ngờ cho những người thân trong gia đình trẻ trong những dịp như: sinh nhật bố mẹ, 20/10, 8/3 với những thông điệp được trẻ thực hiện dưới dạng “mật thư”

- Thí nghiệm 3: Truyền tin

a Mục đích: Trẻ biết được tác dụng của các giác quan thông qua trò chơi

Trẻ biết phối hợp ăn ý với bạn trong nhóm

b Chuẩn bị: 2 quả bóng bay, một số tranh về các giác quan

c Cách chơi: Cho trẻ đầu hàng bật qua ô vòng lên nhìn bức tranh về các

giác quan và về hàng truyền tin bằng cách áp sát quả bóng bay vào tai bạn đứng

Trang 10

thứ hai và cứ như vậy cho tới trẻ cuối cùng Trẻ cuối cùng sẽ đoán tên giác quan trong bức tranh mà cô yêu cầu trẻ truyền tin cho bạn Vì quả bóng bay khi thổi

to lên sẽ có khí ở bên trong nên khi áp tai vào quả bóng bay sẽ nghe được tiếng vang của người nói ở bên vọng sang

* Tháng 11: - Thí nghiệm 4: Làm máy lọc nước mini

a Mục đích : Giúp trẻ hiểu được cơ chế của máy lọc nước

b Chuẩn bị : 2 chai nhựa được cắt bỏ cổ chai và cắt bỏ đáy của chai, cốc

đựng các nguyên vật liệu, bông, sỏi, sỏi nhỏ, cát vàng, chai nước bẩn

c Cách tiến hành : Cô giới thiệu với trẻ các nguyên vật liệu để làm bộ

máy lọc nước mini Cô giới thiệu quy trình lọc nước sau đó cô làm cho trẻ quan sát Cho trẻ so sánh nước trước khi lọc và sau khi lọc có điều gì khác biệt so với lúc đầu? Sau đó cho trẻ về nhóm thực hiện

- Thí nghiệm 5: Chiếc đũa gãy

a Mục đích: Giúp trẻ thấy được điều kì diệu của ánh sáng.

b Chuẩn bị : Chai nước, cốc, đũa.

c Cách tiến hành : Cô cho trẻ đổ gần đầy cốc nước sau đó lấy đũa thả vào

trong cốc nước và quan sát thí nghiệm sẽ thấy chiếc đũa bị gãy Vì ánh sáng đi qua môi trường không khí và qua môi trường nước khác nhau nên ta thấy chiếc đũa trong cốc nước giống như bị gãy

* Tháng 12: - Thí nghiệm 6: Hỗn hợp cát, xi măng

a Mục đích: Trẻ nhận biết được sự khác nhau của các nguyên vật liệu và

sự thay đổi khi trộn các nguyên vật liệu đó lại với nhau Nhận ra sự thay đổi khi

đổ nước vào trộn thành một hỗn hợp chất nhão Biết được các nguyên vật liệu này dùng để xây nhà

b Chuẩn bị: Một ít cát, xi măng đựng trong hộp, xô đựng nước sạch, cốc múc nước, khay đựng, bay nhỏ, xẻng nhỏ, giấy nilông để các nguyên vật liệu…

c Cách tiến hành: Cô cho trẻ quan sát các loại nguyên vật liệu và nêu

nhận xét, cho trẻ trộn nguyên liệu bằng cách cho nước vào rồi dùng bay trộn đều các hỗn hợp đến khi nhuyễn và tạo thành hợp chất nhão Các nguyên liệu cát, xi măng khi trộn vào nước sẽ kết dính lại với nhau để tạo thành hợp chất nhão, có tác dụng gắn kết các viên gạch lại với nhau để tạo thành đồ vật theo ý muốn hay

có thể trang trí thành một bức tranh

* Tháng 1: - Thí nghiệm 7: Giấy không bị ướt

a Mục đích: Trẻ biết được giấy khi được tô sáp màu sẽ không bị ướt.

b Chuẩn bị: Giấy trắng, bút sáp màu, bàn cho trẻ tô.

c Cách tiến hành: Cô cho trẻ tô kín một nửa tờ giấy bằng sáp màu rồi nhỏ

ít nước lên trên mặt giấy vừa tô và nhỏ ít nước lên phần giấy chưa tô rồi quan

Ngày đăng: 23/10/2024, 07:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w