1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 25 – 36 tháng

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 25 - 36 tháng
Tác giả Giáo viên
Trường học Trường Mầm non Cẩm Tú
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 418 KB

Nội dung

Ngôn ngữ được sử dụng như một phương tiện tư duy hay còn được hiểu ngôn ngữ là “cái vỏ” của tư duy, là phương thức biểu đạt, nhờ có ngôn ngữ con người có thể trao đổi cho nhau nh

Trang 1

MỤC LỤC

1 Mở đầu

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN

2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 * Biện pháp 1: Giáo dục ngôn ngữ thông qua tạo môi

trường giáo dục trong lớp:

2.3.2 * Biện pháp 2: Giáo dục ngôn ngữ thông qua hoạt

động học:

2.3.3 * Biện pháp 3: Giáo dục ngôn ngữ thông qua các

hoạt động khác trong ngày

2.3.4 * Biện pháp 4: Thông qua một số trò chơi phát triển

ngôn ngữ:

2.3.5 Biện pháp 5: Phối hợp giữa gia đình và nhà trường

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

3 Kết luận, kiến nghị

Trang 2

1 Mở đầu:

1.1 Lý do chọn đề tài:

Như chúng ta đã biết ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người Ngôn ngữ được sử dụng như một phương tiện tư duy hay còn được hiểu ngôn ngữ là “cái vỏ” của tư duy, là phương thức biểu đạt, nhờ có ngôn ngữ con người có thể trao đổi cho nhau những kinh nghiệm, bày tỏ với nhau những nguyện vọng và ý muốn và cùng nhau thực hiện những dự định của tương lai

Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, đứa trẻ đã được tiếp xúc với ngôn ngữ qua những lời trò chuyện, những câu hát ru của mẹ, ngôn ngữ của trẻ phát triển rất mạnh mẽ tạo ra những điều kiện, cơ hội để trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử của nền văn hóa Nó giúp trẻ tích lũy kiến thức, phát triển tư duy giúp trẻ giao tiếp được với những người xung quanh, là phương tiện giúp trẻ điều chỉnh lĩnh hội những giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực

Ngày nay trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với trẻ mầm non đặc biệt là trẻ nhà trẻ từ trước đây và cho đến bây giờ, là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách không thể thiếu trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ ở tất cả các trường mầm non Nó chiếm vai trò quan trọng là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh

Ở nhóm trẻ 25 - 36 tháng đây là giai đoạn trẻ đang phát triển mạnh về ngôn ngữ, bộ phận phát âm của trẻ cũng đang trên đà hoàn thiện Tuy nhiên trẻ thường có biểu hiện nói chưa đủ câu, nói ngọng, nói lắp, nói ngược, các cháu chưa biết trả lời câu hỏi rõ ràng khi cô giáo, người lớn hỏi trẻ Nguyên nhân một phần do bộ phận phát âm của trẻ đang hoàn thiện, một phần do người lớn hướng dẫn trẻ chưa đúng cách.Vì vậy là một giáo viên chủ nhiệm nhóm 25 - 36 tháng tuổi, tôi luôn có những suy nghĩ và trăn trở làm sao để dạy các cháu phát âm đúng, chính xác tiếng việt, nói rõ câu trong giao tiếp Xuất phát từ thực tế đó nên

Trang 3

tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 25 - 36 tháng” nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất 1.2: Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 25 - 36 tháng” là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch

nhằm hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có logic có trình tự chính xác Để trẻ giao tiếp mạnh dạn tự tin trước mọi người, ngôn ngữ mạch lạc giúp người nghe hiểu vì vậy giáo viên cần làm phong phú vốn từ cho trẻ Tuy độ tuổi trẻ còn nhỏ nhưng

đa số trẻ rất hiếu động thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh Trẻ hay có nhiều thắc mắc trước những đồ vật, hiện tượng mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy Trẻ luôn đặt ra rất nhiều câu hỏi như: Ai đây?, cái gì đấy?, con gì?, màu gì?…

Để giúp trẻ giải đáp được những thắc mắc hàng ngày, người lớn cần trả lời những câu hỏi của trẻ rõ ràng, ngắn gọn đồng thời cần cung cấp cho trẻ thêm về những hiểu biết về thế giới xung quanh bằng ngôn ngữ giao tiếp mạch lạc Chính vì vậy mà mỗi giáo viên như chúng tôi chăm sóc giáo dục trẻ mà còn chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu Bởi ngôn ngữ là phương tiện để trẻ tiếp thu kiến thức về thế giới xung quanh được

dễ dàng và hiệu quả nhất

1.3: Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu tổng hợp một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ đặc biệt là nghiên cứu trẻ 25 - 36 tháng tuổi

1.4: Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 25 - 36 tháng bao gồm: Nhóm phương pháp trực quan; nhóm phương pháp dùng lời; nhóm phương pháp thực hành; phương pháp trò chuyện; phương pháp giảng giải

Trang 4

Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác để bổ sung cho quá trình nghiên cứu của đề tài

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người, ngôn ngữ giúp trẻ bày tỏ ý kiến, đặt câu hỏi, phân loại và phát triển cách

tư duy và tạo nên cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai

Trong cuộc sống của mỗi chúng ta ai cũng phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người xung quanh và ngôn ngữ chính là phương tiện cho việc dạy và học Đối với trẻ mầm non thì qua giao tiếp bằng ngôn ngữ trẻ tiếp thu được nhiều kinh nghiệm sống làm phong phú thêm sự hiểu biết của trẻ cụ thể như trẻ nhà trẻ ngôn ngữ của trẻ còn rất hạn chế trẻ vì độ tuổi này trẻ đang tập nói, có những trẻ mới nói được câu 2 - 3 từ, có trẻ nói được câu 4 - 6 từ và còn có trẻ nói chưa trọn vẹn câu, trẻ chưa diễn đạt được ý muốn của mình bằng những câu đơn giản …chính vì vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ là việc làm cần thiết

Đối với trẻ nhà trẻ phát triển ngôn ngữ chính là việc phát triển những khả năng nghe, hiểu, nói của trẻ Để phát triển những khả năng này thì việc dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện, tập nói, trò chuyện, giao tiếp với trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trẻ trong ngày chính là việc làm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất

Trong xu thế hiện nay phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện của con người nói chung và trẻ em lứa tuổi mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò hết sức quan trọng nó là món ăn tinh thần không thể thiếu được Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp nhất là đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu những cảm xúc với những người xung quanh và hình thành những cảm xúc tích cực Ngôn ngữ còn là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành

Trang 5

một thành viên có ích cho xã hội Nhờ có những lời dạy bảo của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội loài người

Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ em mầm non tìm hiểu khám phá, nhận thức về thế giới xung quanh, thông qua những cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quen với các sự vật, hiện tượng gần gũi với trẻ Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh… của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống gần gũi hàng ngày

Đặc biệt đối với trẻ nhà trẻ: 25 - 36 tháng cần dạy trẻ nghe hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ (âm, từ, câu, lời nói) là giáo viên mầm non có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp trẻ phát âm đúng bởi vì ngay từ lúc còn nhỏ khi học nói trẻ đã cần phải nhớ được phải nói như thế nào Việc ghi nhớ này diễn ra một cách tự phát trong quá trình bắt chước lời nói của ông bà, bố mẹ, cô giáo… kết quả là ngôn ngữ của trẻ được hình thành Do đó nhiệm vụ của người giáo viên là tổ chức xây dựng môi trường ngôn ngữ, tổ chức các hoạt động để trẻ được nghe, được bắt chước và được nói một các chuẩn mực nhất

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Thuận lợi:

Trường mầm Cẩm Tú được quy hoạch theo đúng quy định điều lệ trường mầm non, các lớp đảm bảo an toàn, sạch đẹp, có ánh sáng đủ và hợp lý, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, Nằm ở trung tâm khu dân cư cách xa các sông hồ lớn, sân trường bằng phẳng, rộng rãi có nhiều cây xanh và bóng mát, không bị lầy lội, ứ đọng nước khi trời mưa

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt

Trong năm học .tôi được phân công phụ trách dạy và chăm sóc các cháu độ tuổi 25 - 36 tháng, lớp tôi có 12 cháu được phân chia theo đúng độ tuổi Trẻ đi học đều và các cháu ăn ở bán trú 100% tại trường

Trang 6

Trường chúng tôi đang thực hiện chương trình giáo dục mầm non đa số các cháu rất hứng thú tham gia các hoạt động

Lớp có diện tích rộng rãi, thoáng mát, có đủ đồ dùng dồ chơi phục vụ cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ phong phú, đa dạng về màu sắc, hình ảnh thu hút trẻ tích cực hoạt động

Bản thân tôi cũng đựơc sự giúp đỡ của BGH và các đồng nghiệp tạo điều kiện cho tôi vững vàng trong công tác dạy và chăm sóc trẻ của nhóm, tôi luôn học hỏi và phấn đấu bản thân để nâng cao trình độ chuyên môn của mình

2.2.2 Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi trên bản thân tôi khi thực hiện đề tài này cũng gặp một số khó khăn như:

Ở địa bàn xã tôi các cháu đến độ tuổi này mới bắt đầu đi học nên còn quấy khóc nhiều chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt ở lớp nên còn lạ lẫm, bỡ ngỡ

Ở lớp còn 70 % trẻ phát âm chưa chính xác còn hay nói ngọng, nói lắp ví

dụ như: Có trẻ phát âm chữ “l” thành chữ “n” hoặc còn có trẻ phát âm từ “con” thành “chon” và một số trẻ còn nói lắp như: Dấu ngã, dấu sắc, dấu nặng… đa số trẻ lớp tôi đều vấp phải

Một số phụ huynh chưa thực sự hiểu rõ tầm quan trọng của việc dạy trẻ phát âm đúng ví dụ như: Trẻ nói ngọng phụ huynh không sửa cho trẻ mà còn nói theo trẻ Vì vậy chưa quan tâm dạy trẻ phát âm chính xác nên cũng gây khó khăn trong quá trình dạy trẻ ở lớp

2.2.3 Kết quả thực trạng:

Phân loại khả năng

Đạt

đạt Tốt Khá TB

Trang 7

Số trẻ %

Số Trẻ %

Số Trẻ %

Số trẻ

%

Khả năng nghe hiểu

ngôn ngữ và phát âm

Khả năng nói đúng ngữ

pháp

2 3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Trẻ ở lứa tuổi 25 - 36 tháng còn nhỏ vì thế nên các cháu rất hiếu động.Trẻ thích tìm tòi khám phá mọi thứ xung quanh, trẻ thường hay thắc mắc trước những đồ vật, hiện tượng mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy trẻ và thường đặt ra câu hỏi như: Ai đây?, cái gì đây?, con gì đây? Màu gì?

Để giải đáp được những thắc mắc hàng ngày người lớn cần trả lời những câu hỏi của trẻ rõ ràng, ngắn gọn, đồng thời cần cung cấp cho trẻ thêm những hiểu biết thêm về thế giới xung quanh bằng ngôn ngữ giao tiếp mạch lạc Chính

vì vậy mà mỗi giáo viên chăm sóc và giáo dục trẻ cần chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đó chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu

Ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ là giáo dục cho trẻ khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và phát âm chuẩn, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, giáo dục văn hoá giao tiếp lời nói Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển thẩm mỹ, tình cảm, đạo đức Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ mà trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn Chính vì vậy mà trong quá trình dạy trẻ tôi đã

Trang 8

mạnh dạn áp dụng một số biện pháp dạy trẻ ở lớp tôi phát triển ngôn ngữ thông qua một số biện pháp sau:

2.3.1 Biện pháp 1: Tạo môi trường giáo dục trong nhóm lớp phù hợp, phong phú

Như chúng ta đã biết lứa tuổi mầm non “học bằng chơi, chơi mà học” thông qua chơi để trẻ lĩnh hội được nhiều kiến thức Vì vậy tạo cơ hội cho trẻ được học tập vui chơi trong môi trường thân thiện trẻ sẽ phát triển toàn diện về thể chất,

nhận thức, thẩm mỹ…Bởi vậy xây dựng môi trường trong lớp học rất quan trọng

bởi qua môi trường giáo dục sẽ tạo cho trẻ sự hấp dẫn kích thích trẻ tham gia tìm tòi khám phá của mình

Khi trang trí, tổ chức các hoạt động giáo dục trong lớp bản thân tôi căn cứ vào chủ đề và không gian của lớp học để khai thác các thiết bị đồ dùng có sẵn bổ xung thêm đồ dùng mình tự làm để trẻ phát huy tính tưởng tượng của mình Bản thân tôi luôn tạo cho trẻ cảm nhận được “Đi học là hạnh phúc và mỗi ngày đến trường là một ngày vui” làm cho trẻ thêm yêu trường lớp gắn bó với ngôi nhà chung đó cũng là trách nhiệm của mỗi giáo viên chúng tôi Việc trang trí lớp sao cho tự nhiên biến không gian lớp học trở nên gần gũi thân thiện có ý nghĩa giáo dục cho trẻ là việc làm không phải dễ Vì thế tôi đã trang trí và làm đẹp không gian lớp học của mình để phục vụ học tập của trẻ lớp

Trong lớp tôi không thể thiếu được những góc chơi để các cháu khi đến lớp luôn thích thú và thích được đến lớp, các góc chơi trong lớp được phân chia khu vực chơi giữa các góc động và góc tĩnh để tẻ hứng thú tham gia hoạt động Tôi trang trí tên góc và hình ảnh trang trí đẹp màu sắc và ngộ nghĩnh Ở góc tạo hình

cô giáo gợi ý để trẻ trả lời những câu hỏi như: Bức tranh vẽ gì đây con? Hoặc bông hoa trong bức tranh có màu gì? Còn bên cạnh sẽ là góc “ Xây dựng” Ở góc này các bạn nhỏ sẽ thấy những hình ảnh các chú công nhân đang xây dựng

Cô giáo khi cho các cháu đến góc xây dựng có thể trò chuyện cùng trẻ về chú công nhân đang xây nhà:

Trang 9

- Ai đây các con?

- Chú công nhân đang làm gì?

- Áo chú công nhân mặc màu gì?

- Tay chú công nhân đang cầm gì đây?

Mỗi câu cô hỏi trẻ yêu cầu trẻ trả lời nếu trẻ trả lời còn bị lắp hoặc ngọng

cô sửa sai cách phát âm cho trẻ

Còn ở góc “ Bé đến lớp” cô trang trí những bông hoa có gắn hình ảnh của các bạn trong lớp, mỗi khi đến cô cho trẻ đến lấy ảnh của mình gắn lên bông hoa và trò chuyện về tên các bạn trong lớp để trẻ nhớ tên các bạn của mình

hơn

Hình ảnh góc bé đến lớp

Ở bên ngoài của lớp cũng là một không gian lý tưởng với nhứng ánh nắng

và gió tôi tận dụng làm góc thiên nhiên của lớp nơi mà các bạn mỗi ngày cùng

cô trồng và chăm sóc cây hoa Sau mỗi giờ học tôi và trẻ cùng nhau ra góc

Trang 10

thiên nhiên để tưới cho hoa và cùng trò chuyện các loại cây và hoa:

- Cây hoa gì đây con?

- Hoa nhài có màu gì đây?

- Lá có màu gì?

- Còn đây là cây gì?

- Chúng mình làm gì để bảo vệ hoa?

Sau mỗi lần đặt câu hỏi cho trẻ trả lời tôi đều củng cố lại để trẻ hiểu rõ và

khắc sâu hơn

Ngoài ra việc trang trí lớp học hầu hết trẻ rất yêu thích đến trường vì nó

đem lại cho trẻ nhiều điều bổ ích như được bày tỏ những điều mình mong muốn

được trưng bày những sản phẩm mình làm ra

2.3.2 Biện pháp 2: Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động học:

Ngôn ngữ của trẻ chỉ được hình thành và phát triển qua giao tiếp với con

người và sự vật hiện tượng ở thế giới xung quanh Để làm được điều đó tôi phải

dạy trẻ thông qua các hoạt động khác nhau như qua các giờ học, dạo chơi ngoài

trời và các hoạt động hàng ngày Để rèn luyện và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ,

hướng dẫn cho trẻ biết diễn đạt ý muốn của mình cho người khác hiểu Khi cho

trẻ tiếp xúc với các sự vật hiện tượng thì phải cho trẻ biết gọi tên, đặc điểm đặc

trưng của từng đối tượng Dạy trẻ biết nói cả câu, phát âm đúng các âm chuẩn

tiếng việt

* Hoạt động nhận biết:

Đây là một môn học rất quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và

cung cấp vốn từ cho trẻ, thông qua hoạt động này trẻ được cung cấp vốn từ và

ngôn ngữ một cách trình tự và khoa học nhất

Trẻ ở lứa tuổi 25 - 36 tháng đang bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa

hoàn chỉnh, vì vậy trẻ thường nói không đủ câu, nói ngọng, nói lắp Cho nên

Ngày đăng: 22/10/2024, 22:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN