Nhờ đó đến một giai đoạn phát triển nhất định đã xuất hiện những dấu hiệu quy ước chung để giao tiếp, trong đó có những dấu hiệu âm thanh, từ những tín hiệu này dần dần tạo thành từ ngữ
Trang 11/27
Mục lục
1 1 Mở Đầu
2 1.1 Lí do chọn đề tài
3 1.2 Mục đích nghiên cứu
4 1.3 Đối tượng nghiên cứu
5 1.4 Phương pháp nghiên cứu
6 2 Nội dung
7 2.1 Cơ sở lí luận
8 2.2 Thực trạng của vấn đề
9 2.2.1 Thuận lợi
10 2.2.2 Khó khăn
11 2.2.3 Khảo sát chất lượng đầu năm (tháng 9) với tổng số là: 20
trẻ
12 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vắn đề
13 2.3.1 Biện pháp1: Nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
14 2.3.2 Biện pháp 2: phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các
trò chơi
15 2.3.3 Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ thông qua việc phối
hợp với phụ huynh
16 2.3.4 Biện pháp 4: Giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở
mọi lúc mọi nơi
17 2.3.5 Biện pháp 5: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các
giờ hoạt động học
17 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
18 3 Kết luận, kiến nghị
19 3.1 Kết luận
20 3.2 Kiến nghị
Trang 22/27
1 Mở Đầu 1.1 Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ là hiện tượng lịch sử - xã hội nảy sinh trong hoạt động thực
tiễn của con người Trong quá trình cùng nhau lao động, loài người có nhu cầu trao đổi ý nghĩ, dự định, nguyện vọng, tâm tư tình cảm Nhờ đó đến một giai đoạn phát triển nhất định đã xuất hiện những dấu hiệu quy ước chung để giao tiếp, trong đó có những dấu hiệu âm thanh, từ những tín hiệu này dần dần tạo thành từ ngữ và một hệ thống quy tắc ngữ pháp.[1]
Ngôn ngữ là phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp xã hội, ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách, ngôn ngữ có vai trò là một phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ và lời nói của người lớn trẻ làm quen với các sự vật hiện tượng
có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất,công dụng của sự vật cùng với từ tương ứng với nó Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ nhận biết ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng mà trẻ tiếp xúc trong cuộc sống hang ngày
Ngôn ngữ là giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ Như vậy vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng
Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau nhưng kinh nghiệm tâm sự với nhau nỗi niềm thầm kín Chính vì thế mà ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục phát tiển toàn diện cho trẻ Thông qua ngôn ngữ, trẻ có thể nhận thức về thế giới xung quanh một cách sâu rộng, rõ ràng, chính xác Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực sáng tạo trong mọi hoạt động Vì vậy việc phát triển toàn diện cho trẻ không thể tách rời với việc phát triển ngôn ngữ
Trang 33/27
Nhờ có ngôn ngữ mà thông qua các câu chuyện trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn Mà cũng nhờ có ngôn ngữ trẻ đã thể hiện được đầy đủ những nhu cầu, nguyện vọng và tình cảm của mình cũng nhờ có ngôn ngữ mà các nhà giáo dục, bậc phụ huynh
có điều kiện hiểu con mình hơn, để uốn nắn, giáo dục và xây dựng cho trẻ những chuẩn mực đạo đức trong sáng chuẩn mực nhất.[2]
Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ trở thành con người phát triển toàn diện Sự phát triển chậm trễ về mặt ngôn ngữ có ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ
Chính vì vậy mà phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một việc làm cần thiết Đối với trẻ nhà trẻ phát triển ngôn ngữ chính là phát trienr các khả năng nghe
hiểu, nói của trẻ.vì thế nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24- 36 tháng ở trường Mầm non Thiết Ống huyện
Bá Thước” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương
trình giáo dục mầm non hiện nay
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra những biện pháp phù hợp để phát triển ngôn ngữ mạch lạc, cung cấp nhiều vốn từ cho trẻ 24-36 tháng tại trường Mầm Non Thiết Ống, giúp trẻ bạo dạn tự tin trong giao tiếp và trẻ lĩnh hội được các kiến thức ở lớp học sau này của trẻ
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Tìm ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24- 36 tháng
ở trường Mầm non Thiết Ống
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV hướng dẫn về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Trang 44/27
- Phương pháp thống kê sử lý số liệu
- Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát sự hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm dạy và học: Tích luỹ các giờ dạy trên lớp, dự giờ tham khảo các tiết dạy mẫu
- Phương pháp thực nghiệm: Lựa chọn lớp thực nghiệm dạy và lớp đối chứng áp dụng dạy thử nghiệm trên lớp
- Phương pháp phân tích: So sánh chất lượng giờ dạy, lực học, mức độ độ hứng thú của học sinh và sự phát triển ngôn ngữ của học sinh khi chưa áp dụng sáng kiến với khi áp dụng sáng kiến
2 Nội dung 2.1 Cơ sở lí luận
Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó.”[3]
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đối với trẻ nhỏ, đó
là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội mà mọi người đều phải thực hiện theo những quy định chung đó
Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh… của các sự vật hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày
Trang 55/27
Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh,dùng trong giao tiếp tự nhiên hàng ngày; trong đó người nói người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể thay phiên nhau trong vai nói và vai nghe Ngôn ngữ viết là thứ ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản
và được tiếp nhận bằng thị giác
Nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ bao gồm nội dung nghe, nói,
và làm quen với sách Đối với trẻ từ 24 -36 tháng tuổi là trẻ nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói, trẻ được nghe các bài đồng dao, ca dao, hò vè, câu đố, bài hát và hiểu được nội dung câu truyện ngắn Trẻ phải các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiêp, thể hiện nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng 1-2 câu đơn giản và câu dài, trẻ đọc được bài thơ ngắn
có 3-4 tiếng, kể lại đoạn truyện được nghe nhiều lần, trẻ biết sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn Khi làm quen với sách trẻ chú ý lắng nghe người lớn đọc sách, xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi[4]
2.2 Thực trạng của vấn đề
Trường mầm non Thiết Ống đạt chuẩn quốc gia mức độ I Nhà trường có một đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ nhiệt tình, ham học hỏi và luôn cầu thị tiến bộ Ban giám hiệu luôn quan tâm chỉ đạo về chuyên môn rất sát sao, do vậy giáo viên nắm vững về chuyên môn, tổ chức các hoạt động có hiệu quả
Bản thân đã vào ngành được 23 năm Hiện tại, tôi được phân công chủ nhiệm nhóm 24-36 tháng tuổi với tổng số là: 20 cháu Trong quá trình tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ tôi gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:
2.2.1 Thuận lợi:
Phòng nhóm đảm bảo diện tích khá rộng rãi, thoáng mát Trẻ được phân chia theo đúng độ tuổi Đa số trẻ đi học rất đều
Trang 66/27
Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú
về màu sắc và hình ảnh, hấp dẫn thu hút trẻ
Nhà trường thương xuyên lên kế hoạch và tổ chức các giờ mẫu để giáo viên trong trường dự giờ trao đổi rút kinh nghiệm một số hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức
Bản thân luôn nhiệt tình ham học hỏi, thường xuyên làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ cho việc cung cấp và phát triển ngôn ngữ cho trẻ
2.2.2 Khó khăn:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu
- Đa số trẻ chưa học qua chương trình 18-24 tháng nên khả năng nhận thức còn hạn chế các cháu bắt đầu đi học nên còn nhút nhát, khóc nhiều, chưa mạnh dạn hát và biểu diễn trước nhiều người nên việc giúp trẻ tự tin và mạnh dạn hơn cần có biện pháp và có thời gian
- Chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ diễn ra thường xuyên, liên tục, để bám sát vào các hoạt động trên thì giáo viên có ít thời gian làm đồ dùng, đồ chơi
tự tạo
- Khả năng phát âm của trẻ còn chưa rõ ràng, cơ quan phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu
- Phụ huynh đa phần làm nông nghiệp nên chưa giành nhiều thời gian quan tâm nhiều đến việc học của con nên sự phối kết hợp trong vấn đề giáo dục còn hạn chế
- Đồ dùng phục vụ cho từng tiết dạy còn chưa đủ nên chưa thu hút được
sự chú ý của trẻ chưa đủ để đáp ứng được sự đổi mới của môn học
-Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa nhớ hết trật tự của các âm khi sắp xếp thành câu vì thế trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói, còn nhiều
trẻ phát âm chưa chính xác, nói ngọng dấu ngã - dấu sắc, dấu hỏi - dấu nặng
Trang 77/27
- Lớp học tương đối đông và liên tục nhận cháu mới nên việc rèn nề nếp rất vất vả, trẻ còn khóc nhiều chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt của lớp nên còn bỡ ngỡ Mỗi trẻ lại có những sở thích và cá tính khác nhau
- Do sự cưng chiều của gia đình đôi khi còn dùng những lời nói nhịu để nịnh trẻ khiến cho trẻ bắt chiếc theo
2.2.3 Khảo sát chất lượng đầu năm (tháng 9) với tổng số là: 20 trẻ
Trước khi áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động âm nhạc cho trẻ tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ và được kết quả như sau:
Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ
và phát âm
2/20 10 5/20 25 9/20 45 4/20 20
Khả năng nói đúng ngữ pháp 2/20 10 7/20 35 9/20 45 4/20 20 Khả năng giao tiếp 3/20 15 8/20 40 7/20 35 2/20 10
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giáo dục khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và phát âm chuẩn, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, giáo dục văn hoá giao tiếp lời nói Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển thẩm mỹ, tình cảm, đạo đức Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ mà trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn Chính vì vậy mà trong quá trình dạy trẻ tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua một số hoạt động sau:
2.3.1 Biện pháp 1: Nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ:
Trang 88/27
Ở lứa tuổi 24-36 tháng vốn từ của trẻ đang phát triển, khả năng phát âm của trẻ chưa cao, trẻ chỉ thuộc những bài thơ ngắn lời, câu từ dễ Khả năng chú
ý, ghi nhớ chưa cao, trẻ chỉ có thể tập trung tối đa 15 đến 20 phút, trẻ thường dễ chịu ảnh hưởng tác động từ bên ngoài, (ngồi không ngay ngắn trong khi học, mất trật tự, không kiềm chế các hoạt động cá nhân) Trong khi đó việc trẻ tập trung, ghi nhớ có chủ đích và hứng thú trong giờ hoạt động chung là rất quan trọng Chính vì vậy mà giáo viên cần hiểu tâm sinh lý của trẻ
* Đặc điểm phát âm: Đa số trẻ đã phát âm được các âm khác nhau Trẻ đã phát âm được các âm của lời nói nhưng vẫn còn ê a Trẻ hay phát âm sai ở những từ khó, những từ có 2/3 âm tiết,
* Đăc điểm vốn từ :
Ở lứa tuổi này vốn từ của trẻ còn rất ít mà danh từ và động từ ở trẻ chiếm
ưu thế Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ đồ vật trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, những từ chỉ khái niệm tương đối như hôm qua, hôm nay trẻ đã biết sử dụng những từ lễ phép như cháu chào ông,…cháu xin lỗi, cháu cảm ơn Ngoài ra một số trẻ đã biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như màu xanh, màu đỏ, màu vàng
* Sắp xếp cấu trúc lời nói Có một số trẻ biết cách diễn đạt nội dung sự liên kết các câu nói lại với nhau tạo thành chuỗi lời nói nhằm diễn tả chọn vẹn một ý để giúp người nghe hiểu được Đối với lứa tuổi này yêu cầu trẻ kể lại một câu chuyện hay tả lại một sự kiện hiện tượng xẩy ra thì còn gặp khó khăn phải tập dần dần
* Diễn đạt nội dung nói: ở lứa tuổi này khi diễn đạt trẻ còn ê, a, ậm ừ, có khi còn chưa diễn đạt được ý muốn của mình bằng những câu đơn giản, còn rụt
rè chưa mạnh dạn trong giao tiếp
* Đặc điểm ngữ pháp: trẻ lứa tuổi này đã nói được một số câu đơn giản, biết thể hiện nhu cầu mong muốn và hiểu biết của mình ví dụ cô ơi con muốn uống sữa…
Trang 99/27
Khi đã nắm bắt được tâm lý của lứa tuổi để cô tổ chức giáo dục trẻ thì cái hiệu quả của sự chú ý của trẻ sẽ tập trung và đạt hiệu quả cao hơn
2.3.2 Biện pháp 2: phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các trò chơi
Đối với trẻ nhà trẻ, được phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi là một biện pháp tốt nhất Trò chơi đã trở thành phương tiện để cung cấp, tích luỹ được nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó trẻ biết sử dụng “số vốn từ ”đó một cách thành thạo
Từ trò chơi,trẻ khám phá ra những hiện tượng rồi liên hệ đến từ Trong trò chơi trẻ liên hệ thường xuyên với trò chơi đồ vật, màu sắc, cấu tạo, công dụng của vật thể để được tiếp nhận được ghi nhớ
Qua trò chơi trẻ sẽ được giao tiếp mạnh dạn hơn, ngôn ngữ cũng lưu loát hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng lên Và tôi nhận thấy rằng khi trẻ chơi trò chơi xong sẽ gây sự hứng thú lôi cuốn trẻ vào các hoạt động khác Như vậy trẻ
sẽ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và thoải mái
Bản thân tôi đã tìm tòi, tham khảo, đọc những tài liệu sách và tôi thấy rằng trò chơi này thực sự có hiệu quả làm tăng thêm vốn từ cho trẻ, từ đó ngôn ngữ của trẻ ngày càng phong phú
*Trò chơi 1: “Con gì kêu như thế?”
Mục đích của trò chơi này là tôi muốn trẻ luyện tai nghe với các âm thanh khác nhau nhận biết tiếng kêu của một số con vật quen thuộc được một số đồ dùng quen thuộc từ đó ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển:
Chuẩn bị:
+ Máy chiếu
+ Các slide tranh các con vật chó, mèo, vịt…
+ Hiệu ứng tiếng kêu của các con vật chó, mèo, vịt…
Tiến hành:
Trang 1010/27
Tôi cho trẻ ngồi chiếu xung quanh cô Cô mở hiệu ứng tiếng kêu của các con vật như “meo meo” và hỏi trẻ: Con gì kêu đấy? “gâu gâu” và hỏi trẻ: Con gì sủa đấy? “Cạc cạc” và hỏi trẻ: Con gì kêu đấy?
Cô lần lượt đưa tranh các con vât cho trẻ xem và hỏi trẻ:
+ Con mèo kêu như thế nào?
+ Con chó sủa ra sao?
+ Con vịt kêu như thế nào?
Sau khi hỏi trẻ xong tôi vận dụng trò chơi này để rèn sự nhanh nhẹn và tư duy của trẻ Tôi yêu cầu trẻ làm theo yêu cầu của cô khi cô nói tên con vật trẻ làm tiếng kêu và ngược lại cô làm tiếng kêu của các con vật trẻ nói tên các con vật đó
+ Trò chơi 2: “Con muỗi ”
Mục đích của trò chơi này là tôi muốn trẻ đọc theo cô và biết thực hiện
theo lời nói của cô
Cách chơi:
- Cô đứng phía trước trẻ, cô cho trẻ đọc và làm động tác theo cô
- Cô cho trẻ đọc từng lời một có kèm theo động tác:
+ Có con muỗi vo ve, vo ve (trẻ giơ ngón tay trỏ ra trước mặt vẫy qua vẫy
lại theo nhịp đọc)
+ Đốt cái tay, đốt cái chân, rồi bay đi xa (lấy ngón tay trỏ vào cánh tay
đối diện, chỉ xuống đùi rồi dang 2 tay sang ngang)
+ Úi chà! úi chà! Dang tay ra đánh cái bép, con muỗi xẹp Rửa tay (nhún
vai 2 lần, dang 2 tay sang ngang, vỗ tay một cái rồi chỉ vào chóp mũi Sau đó xoa 2 tay vào nhau vờ rửa tay)