DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTAI = Artificial Intelligence hay Trí tuệ nhân tạo ML = Machine Learning hay Học máy VPN = Virtual Private Network hay Mạng riêng ảo CP = Cổ phần VPI = Vietnam Pet
NHẬP ĐỀ
Một số vấn đề cần làm rõ
Công nghệ số và lưu lượng dữ liệu quy mô lớn làm thay đổi cơ bản cách thức con người sống và làm việc, tương tác với nhau, tham gia và nền kinh tế và tiếp xúc với chính phủ Chuyển đổi số đang diễn ra ở tất cả mọi mặt kinh tế và xã hội, là nhân tố hứa hẹn thúc đẩy đổi mới và sáng tạo Vậy nên bài nghiên cứu của nhóm sẽ tập trung làm rõ các vấn đề: cơ sở lý thuyết của chuyển đổi số, sức ảnh hưởng của chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay cũng như ứng đổi số đã, đang và sẽ đang làm được gì cho các doanh nghiệp ở
Việt Nam, cuối cùng là tổng kết lại vai trò của chuyển đổi số và đưa ra biện pháp thúc đẩy số hóa một cách hiệu quả.
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Khái niệm chuyển đổi số
Cho đến nay vẫn chưa có cách hiểu thống nhất về Chuyển đổi số (Digital trans-formation) o Gartner, Inc cho rằng Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới o Theo Microsoft, Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới o Theo FPT, Chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud) v.v nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.
Bản chất của chuyển đổi số
Chuyển đổi số (Digital transformation) hiểu chung là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân và tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất trên môi trường số với các công nghệ số Các mô hình và quá trình kinh doanh số sẽ tái cấu trúc nền kinh tế Chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi ở cấp độ hệ thống nhằm thay đổi hành vi trên quy mô lớn Bản chất của Chuyển đổi số là sáng tạo.
Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt, liên tục, kịp thời Qua đó,hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.Như vậy, Chuyển đổi số trong doanh nghiệp có thể hiểu chung là sự thay đổi mô hình kinh doanh, thay đổi phương thức tổ chức, quản trị, điều hành doanh nghiệp.
Tóm lại, Chuyển đổi số là chuyển đổi mô hình kinh doanh, quản lý truyền thống sang mô hình kinh doanh, tổ chức, quản trị dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT) và mạng internet.
Vai trò của chuyển đổi số trong tổ chức
Chuyển đổi số đóng một vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường lớn như Gartner, IDC đều chỉ ra rằng Chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh…
Những lợi ích của Chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn.
Chuyển đổi số còn góp phần gia tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất và hiệu quả của nhân viên Vấn đề lưu trữ dữ liệu cũng đang là một vấn đề rất đáng quan tâm vào thời điểm hiện tại Lưu trữ dữ liệu, tài liệu có thể giải quyết bằng lưu trữ đám mây, tiết kiệm được thời gian và thất thoát tài liệu.
Nhìn chung, bằng việc ứng dụng Chuyển đổi số , doanh nghiệp có thể tự động hóa các tác vụ và quy trình trước đây thực hiện thủ công và tốn thời gian.Điều này tác động rất tích cực đến quá trình hoàn thiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Một số xu hướng công nghệ trong chuyển đổi số hiện đại
1.4.1 Nền tảng mã thấp (Low-code)
(Low-code) là một phương pháp phát triển phần mềm yêu cầu ít hoặc không cần viết mã (code) để xây dựng
Hình 1: Low-code các ứng dụng và quy trình Thay vì phải sử dụng ngôn ngữ lập trình phức tạp thì mô hình Low-code cho phép người dùng có thể sử dụng các giao diện trực quan với các logic ở mức bình thường để phát triển ứng dụng và những người dùng phi kỹ thuật khác thiết kế và tạo các giải pháp tùy chỉnh mà không cần viết mã.
Hay nói cách khác, nền tảng Low-code là một cách thức phát triển ứng dụng trực quan cho phép các nhà phát triển từ chuyên nghiệp đến không chuyên có thể cộng tác và nhanh chóng xây dựng, triển khai các ứng dụng Nó cung cấp giao diện người dùng đồ họa và các công cụ kéo và thả cho phép các nhà phân tích kinh doanh.
Việc sử dụng các nền tảng phát triển mã thấp đã tăng lên trong những năm gần đây do những lợi ích mà chúng mang lại về thời gian, chi phí, khả năng mở rộng và giảm thiểu rủi ro Những lợi ích này đã làm phát sinh các trường hợp sử dụng mới như: Tạo mẫu nhanh, triển khai nhanh chóng và phát triển sản phẩm mới.
Theo dự báo của Công ty Tư vấn và Nghiên cứu công nghệ Gartner (Mỹ), đến năm 2024, phát triển ứng dụng dạng Low-code sẽ chiếm tỉ trọng hơn 65% đối với các hoạt động phát triển ứng dụng Giá trị thị trường nền tảng Low-code toàn cầu ước đạt 12,85 tỷ USD vào năm 2020 và được kỳ vọng sẽ đạt 65,15 tỷ USD vào năm 2027 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 22,7% trong giai đoạn từ 2020- 2027.
1.4.2 Kiến trúc đám mây đa tầng đám mây iện toán đám mây là mô hình dịch vụ cho phép người dùng truy cập tài nguyên điện toán dùng chung (mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) thông qua kết nối mạng một cách dễ dàng, mọi lúc mọi nơi, theo yêu cầu. Đ Hình 2: Đa tầng đám mây
Một trong những chủ đề Chuyển đổi số được thảo luận nhiều nhất là di chuyển dữ liệu từ tại chỗ lên đám mây Các tổ chức, doanh nghiệp đang ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các công nghệ đám mây, đặc biệt là khi cần cắt giảm chi phí, cải thiện khả năng tiếp cận và thuê ngoài công việc bảo trì định kỳ.
Nhiều doanh nghiệp sẽ chuyển sang đám mây khi công nghệ phát triển và tốc độ Internet tăng lên, đặc biệt là ở các quốc gia mà trước đây họ có tốc độ phát triển chậm, để tận dụng tất cả những lợi thế mà chúng mang lại.
Theo dự báo của Gartner, chi tiêu của người dùng trên toàn thế giới cho các dịch vụ đám mây công cộng sẽ tăng 20,7% và đạt 591,8 tỷ USD trong năm
2023, tăng từ 490,3 tỷ USD vào năm 2022.
1.4.3 Trí tuệ nhân tạo và học máy
AI và ML là những công nghệ được thảo luận nhiều nhất trong tất cả các chủ đề Chuyển đổi số
Các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy để thiết kế và thực hiện quá trình
Chuyển đổi số , tập trung vào việc đạt được lợi thế cạnh tranh với khách hàng hiện nay và trong tương lai Những công nghệ này hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các chiến lược chuyển đổi dữ liệu hoàn chỉnh
Hình 3: Trí tuệ nhân tạo và học máy dựa trên thông tin thị trường theo thời gian thực thay vì các phương pháp tiếp cận từng phần của các hệ thống rời rạc.ML sẽ phân tích và so sánh các mẫu trong dữ liệu lớn để cung cấp thông tin chi tiết về hành vi của khách hàng và các sự kiện khác Công nghệ này cũng đưa ra đề xuất về cách cải thiện các quy trình của công ty và các tương tác với khách hàng Trong khi đó, công nghệ AI bắt chước trí tuệ con người trong việc nhận biết và phản ứng với các hành vi và sự kiện AI sử dụng các thuật toán để xây dựng hoặc thay đổi chương trình nhằm tận dụng thông tin chi tiết của ML Sử dụng AI và ML để lập kế hoạch và tiến hành chuyển đổi số cho phép các tổ chức, doanh nghiệp dẫn trước đối thủ AI và Chuyển đổi số dựa trên công nghệ ML cho phép thu thập và phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về khách hàng, đồng thời tăng tốc độ giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới Chuyển đổi dữ liệu đã trở thành một quá trình liên tục phát triển, mang đến những hiểu biết sâu sắc và giải pháp cho sự thay đổi liên tục của khách hàng và thị trường, nhờ vào AI và ML.
Ngày càng có nhiều phần mềm được các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng kết hợp 2 công nghệ này để giúp họ phát triển trí thông minh cần thiết để giải phóng nhân viên khỏi các hoạt động tẻ nhạt và hỗ trợ quản lý cấp cao đưa ra những đánh giá sáng suốt.
1.4.4 Tìm kiếm thông minh ìm kiếm thông minh là quá trình định vị thông tin nhanh chóng khi cần thiết, bất kể nó được lưu giữ ở đâu Để cung cấp cho người dùng kết quả tìm kiếm được cá nhân hóa và chính xác hơn, tìm kiếm thông minh sử dụng các công nghệ AI như học máy, thị giác máy tính, tìm kiếm ngữ nghĩa và xử lý ngôn ngữ tự nhiên Nó phá vỡ các rào cản dữ liệu kinh doanh đơn lẻ, không hợp nhất (data silos) trong các doanh nghiệp, cho phép trích xuất thông tin từ bất kỳ nguồn dữ liệu tiềm năng nào.
Tìm kiếm thông minh có thể mang lại kết quả thông minh hơn, nhanh hơn và cung cấp một điểm truy cập duy nhất vào các nguồn nội dung của doanh nghiệp, cho phép dữ liệu được nâng cao, tìm kiếm và phân tích ở cả định dạng có cấu trúc và không có cấu trúc.
1.4.5 Tự động hóa quy trình
Hình 4: Công cụ tìm kiếm thông minh động hóa quy trình là việc áp dụng công nghệ vào mô hình hoạt động để thực hiện các nhiệm vụ hoặc quy trình định kỳ trong một tổ chức nhằm thay thế các quy trình thủ công Nó được thực hiện để giảm thiểu chi phí, tăng hiệu quả và hợp lý hóa các quy trình Bằng cách số hóa và chuẩn hóa quy trình kinh doanh, có thể lược bỏ các tác vụ lặp đi lặp lại.
Mục đích của tự động hóa quy trình là loại bỏ các quy trình làm việc lặp đi lặp lại để nâng cao hiệu quả và năng suất Tự động hóa quy trình không tập trung vào một bộ phận hoặc quy trình, mà là xem xét tổ chức ở mức độ tổng thể để xem quy trình nào có thể được cải thiện thông qua tự động hóa.
PHÂN TÍCH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG THỰC TIỄN
Thực tiễn chuyển đổi số ở một số doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
2.1.1 Viện Dầu khí Việt Nam đã thành lập Bộ phận Chuyển đổi số , khuyến khích và trên thực tế đã tài trợ các dự án nghiên cứu quy mô nhỏ về ứng dụng AI và
ML vào nghiên cứu thăm dò và khai thác dầu khí Một trong những bước đi ban đầu của VPI là hợp tác với các đối tác để thành lập các doanh nghiệp dạng spins-off như Smart Geophysical Solutions thông qua Công ty CP Tập đoàn Thế giới Kỹ thuật (TWG) để đón đầu công việc khảo sát địa vật lý nông ven bờ phục vụ việc phát triển điện gió ngoài khơi trong tương lai như một phần của quá trình thích ứng với sự chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ
VPI Điều quan trọng đối với VPI là không nhầm lẫn Chuyển đổi số với công nghệ tin học và phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho nhân lực, hạ tầng cơ sở
Chuyển đổi số Đặc biệt trước mắt, PVN/VPI phải tập trung khai thác hiệu quả dữ liệu lớn tại Trung tâm Lưu trữ Dầu khí (PAC) Mặt khác, VPI phải phát triển khả năng R&D để có năng lực nghiên cứu và uy tín được thừa nhận trong khu vực và trên thế giới Dịch chuyển năng lượng và Chuyển đổi số là thách thức lớn song cũng là cơ hội cho VPI bứt phá ở giai đoạn này
2.1.2 Power MBA ower MBA là chương trình cấp chứng chỉ kinh doanh trực tuyến được phát triển bởi lãnh đạo của các doanh nghiệp như Shazam, Waze và Airbnb Power MBA ra đời vào năm 2017 với sứ mệnh
“Mở ra khả năng tiếp cận kiến thức, công cụ và nguồn cảm hứng quan trọng cho tất cả những người muốn học, dù họ ở bất cứ đâu trên thế giới”.
The Power MBA là ví dụ về Chuyển đổi số nổi bật trong lĩnh vực giáo dục. Chương trình Power MBA có nhiều điểm khác biệt với chương trình MBA truyền thống gồm (i)Các bài học video được ghi lại và phân phối bằng công nghệ hiện đại, thời lượng bài giảng ngắn; (ii)Học viên có thể đăng ký trực tuyến và học tại nhà; (iii) Chi phí khóa học không quá lớn; (iv)Giảng viên là lãnh đạo của các doanh nghiệp, tập đoàn chứ không phải các giáo sư trong trường học.
Mô hình Chuyển đổi số trên dựa trên công nghệ và lấy khách hàng làm trung tâm của Power MBA thể hiện nhiều ưu việt và nhanh chóng “gặt hái” thành công Theo thống kê của Business Because, chương
Hình 8: Các học phần của The Power MBA – mô hình chuyển đổi số trong ngành giáo dục lấy khách hàng làm trung tâm trình hiện nay có 35.000 học viên, cựu học viên và mỗi tháng có khoảng 3.000 học viên mới đăng ký tham gia Đó là một thành công vượt trội của doanh nghiệp này.
2.1.3 NIKE ike là một thương hiệu đồ thể thao được thành lập vào năm
1964 Trải qua nhiều thập kỷ tồn tại và phát triển, Nike đã trở thành một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ chuyên thiết kế, phát triển và phân phối sản phẩm thể thao quy mô toàn cầu
N Là một doanh nghiệp có bề dày lịch sử nên mô hình kinh doanh của Nike về cơ bản cũng có phần truyền thống và khó thay đổi Nike đã phải trả giá vì mô hình kinh doanh chậm chạp và có phần lỗi thời Cụ thể vào đầu năm 2017, giá cổ phiếu của Nike tụt xuống khoảng 52 USD và doanh thu chỉ đạt 33,5 tỷ USD
Các lãnh đạo của Nike nhanh chóng nhận thấy điều này và đưa ra những quyết định kịp thời Từng bước trong nỗ lực đổi Chuyển đổi số đã giúp Nike vực dậy và sau 2 năm kể từ khi bắt đầu những bước chuyển mình đầu tiên, đến năm 2019 giá cổ phiếu của Nike đã tăng lên 88 USD Chuyển đổi số ở Nike diễn ra như sau:
Kinh doanh trực tuyến, kết nối online, thương mại điện tử: Nike xây dựng hệ sinh thái mua sắm trực tuyến cho phép khách hàng thuận tiện mua sắm mà không cần trực tiếp tới cửa hàng Đồng thời, dữ liệu về khách hàng cũng được ghi nhận chi tiết và phân tích để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Ứng dụng SNKRS: Khách hàng có thể tìm hiểu về các mẫu giày sắp được phát hành, tìm kiếm và mua các mẫu mã mình ưng ý ngay trên ứng dụng Khả năng lưu trữ thông tin giao dịch giúp khách hàng thực hiện thanh toán nhanh chóng Nike cũng sử dụng SNKRS như một công cụ marketing để đẩy mạnh việc bán hàng. Ứng dụng Nike Fit: Ứng dụng này giải quyết bài toán lớn nhất của mô hình kinh doanh trực tuyến – nhu cầu thử sản phẩm Được trang bị công nghệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality) kết hợp với AI và ML ứng dụng đề xuất mẫu giày phù hợp và cho phép khách hàng trải nghiệm thử giày online.
Hình 8: Ứng dụng SNKRS - dấu ấn trong hành trình chuyển đổi số của Nike gân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (hay TPBank) là đại diện tiêu biểu của Việt Nam khi nhắc đến ví dụ về Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng TPBank được thành lập vào năm 2008 hoạt động chính trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính Tuổi đời tương đối trẻ và là ngân hàng thương mại tư nhân nên TPBank cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là các tác động tiêu cực từ khủng hoảng đại dịch.
Nhận thấy Chuyển đổi số là lời giải phù hợp nhất, TPBank đã theo đuổi chiến lược Chuyển đổi số từ rất sớm với việc đầu tư bài bản cho công nghệ Sản phẩm, dịch vụ của TPBank hiện nay sử dụng AI và các công nghệ hiện đại khác như: máy học (Machine Learning), học sâu (Deep Learning) hay nhận dạng ký tự quang học (OCR)
Các thách thức và rào cản trong chuyển đổi sổ ở Việt Nam
Việt Nam hiện nay đang đứng trước những cơ hội rất lớn để bứt phá trong cuộc đua công nghệ để cạnh tranh với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới bao gồm:
NÂNG CAO NỘI TẠI DOANH NGHIỆP: Đã có sự gia tăng trong nhận thức của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đối với tầm quan trọng của
Chuyển đổi số ; đa dạng trong các kênh bán hàng, tiếp thị; khả năng kết nối thông tin và áp dụng công nghệ đã được nâng cao,…
HỖ TRỢ TỪ YẾU TỐ BÊN NGOÀI: Các chương trình và chiến lược
Chuyển đổi số của Chính phủ hỗ trợ tạo nên môi trường Chuyển đổi số cho các tổ chức Thêm vào đó là hành vi tiêu dùng của người Việt đang chuyển biến tích cực và sự phục hồi của các chuỗi cung ứng trên toàn cầu hậu Covid-19,…
Bên cạnh đó, các tổ chức hiện nay cũng đang đối mặt với một số thiếu sót, làm ngăn cản việc Chuyển đổi số toàn diện tại Việt Nam Bao gồm một số điểm như sau:
Các yếu tố như năng lực quản trị nội bộ, cơ cấu tổ chức thiếu sự chuẩn hoá dẫn đến thiếu đồng bộ khi triển khai Chuyển đổi số ;
Mức độ hiểu biết về phân tích dữ liệu, quản lý rủi ro & an ninh mạng còn ở mức thấp;
Nguồn nhân lực và các tài nguyên khác để phục vụ việc Chuyển đổi số còn thiếu hụt và ít khả năng liên kết.
2.2.3 Các thách thức và rào cản
Trong quá trình thực hiện khảo sát với các doanh nghiệp Việt Nam ở các quy mô và lĩnh vực ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế, FPT Digital nhận thấy một số thách thức chuyển đổi số doanh nghiệp Việt Nam bao gồm:
Bảng 1: Một số khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam trong chuyển đổi số
Nguồn nhân lực triển khai Chuyển đổi số của các doanh nghiệp hiện nay là chưa cao và chưa đáp ứng được sự đổi mới liên tục của công nghệ
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp chưa được cung cấp đủ thông tin để đưa ra một lộ trình xuyên suốt, dài hơi và phù hợp với doanh nghiệp.
Chuyển đổi số dẫn đến sự thay đổi hoàn toàn về vai trò, phòng ban hoặc thậm chí tái cơ cấu lại tổ chức, văn hoá doanh nghiệp theo một hướng mới.
Chi phí cho Chuyển đổi số tổng thể sẽ cao hơn các chi phí khác nói chung và lợi ích của Chuyển đổi số cũng chưa thể đo được trong ngắn hạn.
Khó khăn về nguồn tài chính doanh nghiệp
Khó khăn về thay đổi văn hoá tổ chức
Khó khăn về năng lực triển khai
Khó khăn về các giải pháp Chuyển đổi số
Ch i p hí đầ u t ư c hu yể n đ ổi số
Th ói qu en ki nh do an h
Th iếu ca m kế t t ừ l ãn h đ ạo
Th iếu ca m kế t t ừ n gư ời la o đ ộn g
Th iếu nh ân lự c n ội bộ
Th iếu cơ sở hạ tầ ng
Th iếu th ôn g t in và cô ng ng hệ số
Th iếu lộ tr ìn h c hu yể n đ ổi số rõ rà ng
Sự rò rỉ th ôn g t in bả o m ật
Thách thức khi chuyển đổi số Doanh nghiệp tại Việt Nam
Doanh nghiệp nhỏ & rất nhỏ Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp lớn
Bảng 2: Thách thức khi chuyển đổi số Doanh nghiệp tại Việt Nam
Mức độ sẵn sàng đầu tư cho chuyển đổi số của các doanh nghiệp tại Việt Nam
2.3.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản
N Ông, Lâm Nghiệp Và Thuỷ Sản là ngành mà các doanh nghiệp có MĐSS
Chuyển đổi số tương đối tốt Thứ nhất, tác động của thay đổi khí hậu, nhu cầu lương thực gia tăng do gia tăng dân số và xu hướng tiêu dùng thay đổi chú trọng vào các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tốt cho sức khỏe là những động lực vô cùng mạnh mẽ khiến các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đẩy nhanh quá trình CĐS, thậm chí kể cả trước đại dịch COVID 19 Các doanh nghiệp tham gia tự đánh giá đạt mức giữa “3 - phát triển” và “4- nâng cao” về định hướng chiến lược CĐS.
Thứ hai, DN trong ngành này thường có nhiều bên tham gia trong chuỗi cung ứng Việc áp dụng các công nghệ mới (tự động hóa, IoT ) đi kèm với mô hình kinh doanh mới (sàn thương mại điện tử, mô hình kinh doanh dựa trên đầu ra sản xuất ) sẽ thúc đẩy hiệu quả chuỗi cung ứng và tăng cường truyền thông đến với người tiêu dùng cuối cùng Chính vì vậy, MĐSS về trải nghiệm khách hàng & bán hàng đa kênh; chuỗi cung ứng là khá tốt ở mức 3.2 và 2.9 Việc áp dụng phần mềm trong quản trị vận hành cũng tương đối phổ biến với 75% số doanh nghiệp được khảo sát nói rằng họ có đang sử dụng các phần mềm trong các nghiệp vụ tài chính, kế toán,
Hình 10: Nông lâm, lâm nghiệp và thủy sản
Yếu tố con người cũng là ưu thế của các DN trong lĩnh vực này khi kết quả khảo sát cho thấy năng lực nhân sự trong việc thực hiện Chuyển đổi số , mức độ linh hoạt của doanh nghiệp đạt mức tương đối “3- phát triển” Điểm hạn chế duy nhất chính là nhận thức về rủi ro khi thực hiện Chuyển đổi số và mức độáp dụng phân tích dữliệu và các công cụ khác đểđánh giácác rủi ro trong doanh nghiệp bao gồm cả rủi ro về an ninh mạng chưa thực sự cao Và đây cũng là hạn chế chung của tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là DNVVN ở các ngành nghề tại Việt Nam.
2.3.2 Bán buôn và bán lẻ ÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ là công đoạn cuối cùng của hoạt động phân phối hàng hóa Các hoạt động sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác cũng được phân loại vào ngành này Đây là các hoạt động mang lại nhiều giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị từ tiền gia công/chế biến, cho đến hậu gia công/chế biến (dịch vụ, thương hiệu ) Tương tự các ngành trên, MĐSS của các doanh nghiệp ngành này ở các khía cạnh Định hướng chiến lược, Con người tổ chức và Nghiệp vụ tương đối tốt ( đều ở mức trên 3 điểm) Và cũng không ngạc nhiên khi khía cạnh Trải nghiệm khách hàng đạt mức phát triển (3.1) bởi thực tế Covid 19 đã buộc nhiều đơn vị doanh nghiệp phải tích hợp công nghệ để mở rộng kênh bán hàng (omnichannel), truyền thông, marketing online và thanh toán trực tuyến.
Nhiều doanh nghiệp cũng đã áp dụng hệ thống CNTT và phân tích dữ liệu để đo lường kết quả hoạt động tiếp thị, bán hàng và chăm sóc khách hàng Tuy vậy,Chuỗi cung ứng, Hệ thống CNTT và Quản trị rủi ro và An ninh mạng là những khía cạnh có điểm số khiêm tốn trong tổng số 7 khía cạnh (2.6; 2.6 và 2.3).Nhiều doanh nghiệp cũng đã áp dụng hệ thống CNTT và phân tích dữ liệu để đo lường kết quả hoạt động tiếp thị, bán hàng và chăm sóc khách hàng Tuy vậy,Chuỗi cung ứng, Hệ thống CNTT và Quản trị rủi ro và An ninh mạng là những khía cạnh có điểm số khiêm tốn trong tổng số 7 khía cạnh (2.6; 2.6 và 2.3) Các bên tham gia trong thị trường bán lẻ Việt Nam trước giờ có sự liên kết chưa tốt, và việc này vẫn là một thách thức lớn trong việc Chuyển đổi số Ngoài ra, bán buôn bán lẻ cũng là một trong những lĩnh vực dễ bị chịu rủi ro an ninh mạng nhất
Tuy vậy, đối tượng chủ yếu vẫn là các công ty có danh tiếng nơi chứa nhiều thông tin tài chính và cá nhân của người tiêu dùng Trong khi đó, DNVVN sẽ ít khi là đối tượng bị tấn công, có lẽ vì vậy mà hầu hết các doanh nghiệp chưa trang bị kiến thức cũng như công cụ để đánh giá rủi ro khi thực hiện Chuyển đổi số
2.3.3 Công nghiệp chế biến và chế tạo gành Công nghiệp chế biến và chế tạo là ngành bị ảnh hưởng tương đối mạnh mẽ so với nhiều ngành khác do ảnh hưởng của đứt gãy chuỗi cung ứng và giãn cách xã hội kéo dài trong Covid-19 Các lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành này nói chung nhận thức rõ ràng được ý nghĩa và tầm quan trọng của CĐS trong việc phát triển bền vững của doanh nghiệp Vì thế, MĐSS về Định hướng chiến lược của hai ngành này đều khá tốt ở mức “3- phát triển”
Hình 11: Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
Bên cạnh đó, do đặc thù của ngành là có đầu tư vào cơ sở hạ tầng, máy móc và trang thiết bị khá lớn, nên doanh nghiệp càng nhỏ gọn (chủ yếu DNVVN) thì càng có khả năng chuyển đổi nhanh chóng và có ít ràng buộc so với các doanh nghiệp lớn phụ thuộc vào hệ thống cơ sở vật chất lâu năm và tốn kém Vì vậy, do tỉ lệ doanh nghiệp tham gia khảo sát chiếm phần lớn là DNVVN nên MĐSS ở Con người và tổ chức của ngành này tương đối tốt là 3.1, thể hiện mức độ linh hoạt của doanh nghiệp để phản hồi lại những thay đổi trong môi trường kinh doanh.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, khía cạnh mang tính thách thức nhất trong quá trình Chuyển đổi số với các doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo là Quản trị rủi ro và an ninh mạng và Hệ thống
CNTT và quản trị dữ liệu (đặc biệt là khả năng tích hợp của hệ thống
CNTT với các hệ thống khác) với MĐSS lần lượt là 2.9 và 2.7
Trên thực tế, các DNVVN thường hướng tới phục vụ thị trường ngách nên việc áp dụng giải pháp, công nghệ số mang tính chất từng phần, chưa
Hình 12: Công nghiệp chế biến, chế tạo như PLM, CRM, ERP, SCADA và MES… nhưng hoạt động không liên kết với nhau Chìa khóa cho điều này là một nền tảng chung để trao đổi dữ liệu chủ (master data), để hướng tới một doanh nghiệp tích hợp.