Giá trị của tư tưởng chính trị phương Tây thời cận đại trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay...5 3.1.. Xây dựng nhà nước là xu thế phát triển tất yế
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Những giá trị cơ bản của tư tưởng chính trị phương Tây.
Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay.
Lớp học phần:
Giáo viên giảng dạy:
Họ và tên:
Mã số sinh viên:
Lớp:
Hà Nội - 2021
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
Chương 1 Cơ sở hình thành 2
1.1 Tư tưởng chính trị 2
1.2 Cơ sở hình thành 2
Chương 2 Những giá trị cơ bản của tư tưởng chính trị phương Tây 3
2.1 Một số những quan điểm tiêu biểu 3
2.2 Giá trị và hạn chế cơ bản của tư tưởng pháp quyền phương Tây cận đại.4 Chương 3 Giá trị của tư tưởng chính trị phương Tây thời cận đại trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 5
3.1 Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 5
3.2 Thực trạng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay 5
3.3 Vận dụng tư tưởng pháp quyền phương Tây cận đại nhằm hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 7
KẾT LUẬN 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong dòng chảy xuyên suốt của lịch sử tư tưởng nhân loại, thời kỳ ở phương Tây nổi lên tư tưởng của các đại diện tiêu biểu như: Montesquieu, J Rousseau Các ông được đánh giá là những con người khơi nguồn tri thức cho phong trào Khai sáng Những giá trị và ảnh hưởng sâu rộng của tư tưởng chính trị thời kỳ này đã thôi thúc nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều thế hệ trên thế giới khai thác và tìm cách luận giải để vận dụng trong quá trình tạo lập nhà nước hợp lý, có hiệu quả Nó đã trở thành cơ sở nền tảng trong nghiên cứu lý luận để xây dựng nhà nước hiện đại
Tuy nhiên, là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, luôn không ngừng biến đổi, cho nên những tri thức, sự hiểu biết về chính trị, nhà nước vẫn chưa bao giờ được xem
là đầy đủ, hoàn bị Việc tạo lập một nhà nước thật sự hợp lý, có hiệu quả vẫn luôn là
sự tìm tòi, thể nghiệm của các lực lượng cầm quyền và cũng là đòi hỏi, mong muốn của các cộng đồng dân cư ở mỗi quốc gia trong thế giới đương đại Xây dựng nhà nước là xu thế phát triển tất yếu của thời đại, thể hiện qua sự đảm bảo cho nhà nước được tổ chức và hoạt động phù hợp với những tư tưởng chính trị tiến bộ của nhân loại,
đó là công bằng, dân chủ, tự do và quyền con người
Ở Việt Nam, yêu cầu xây dựng nhà nước về tư tưởng chính trị được Đảng ta chính thức đưa vào Văn kiện Đại hội VII Đây chính là quyết tâm chính trị của Đảng trong việc tiến hành đẩy mạnh công tác cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, đánh dấu một bước phát triển mới của sự nghiệp xây dựng nhà nước kiểu mới – một nhà nước của dân, do dân và vì dân Đại hội X và Đại hội XI của Đảng đã chủ trương tiếp tục hoàn thiện trên cơ sở xây dựng
cơ chế vận hành nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nâng cao năng lực quản lý và điều hành của nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Những giá trị cơ bản của tư tưởng chính
trị phương Tây Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay.” làm đối tượng nghiên cứu
của bài tiểu luận môn Chính trị học của mình
Trang 4NỘI DUNG Chương 1 Cơ sở hình thành 1.1 Tư tưởng chính trị.
Tư tưởng.
Theo Từ điển triết học, tư tưởng là “một hình thái phản ánh thế giới xung
quanh con người, tổng hợp các quan niêm, khái niệm thành 1 thể duy nhất” 1 Theo
Đại từ điển Tiếng Việt, tư tưởng là những “quan điểm và ý nghĩ chung của con người
đối với thế giới tự nhiên và xã hội” 2 Nhìn chung, tư tưởng là suy nghĩ, là quan điểm
và ý nghĩ chung của con người đối với thế giới tự nhiên và xã hội
Chính trị.
Chính trị là một hiện tượng xã hội đặc biệt xuất hiện từ khi xã hội phân chia giai cấp, nhà nước Trong lịch sử, chính trị từng được coi là lĩnh vực hoạt động, là công cụ đặc quyền của tầng lớp trên, thậm chí của một người Tư tưởng dân chủ ra đời
là một bước tiến lịch sử, chính trị trở thành công việc của đông đảo quần chúng nhân dân, mọi người có quyền tham gia vào chính trị, vào công việc nhà nước, Tuy nhiên, mức độ này phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi công dân
Tư tưởng chính trị.
Tư tưởng chính trị là một hình thái ý thức xã hộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội Nó xuất hiện trong lịch sử cùng với sự xuất hiện của nhà nước
cổ đại Tư tưởng chính trị của một thể chế xã hội là hệ thống quan điểm tư tưởng thể hiện lợi ích căn bản của một giai cấp nhất định, nó xác định nội dung và hình thức hoạt động của Nhà nước về mặt đối nội cũng như đối ngoại
1.2 Cơ sở hình thành.
- Cơ sở lý luận
Trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, do những đòi hỏi của lịch sử xuất phát từ khát vọng về tự do, dân chủ, bình đẳng và quyền con người của nhân dân, đã có hai thời kỳ xuất hiện nhiều tư tưởng, quan điểm tích cực và tiến bộ về tư tưởng chính trị
Đó là thời kỳ Hy Lạp, La Mã cổ đại và thời kỳ cận đại ở châu Âu
1 Từ điển Triết học, Nxb Sự Thật, 1960, tr 1033
2 Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh, tr 1757
Trang 5- Cơ sở thực tiễn
Phong trào phục hưng văn hóa đã mở đầu cho một thời đại mới, đó là sự kết thúc đầy ý nghĩa của lịch sử Tây Âu trung đại, mở đầu cuộc hành trình tìm về với những giá trị xưa cũ và cũng đặt cơ sở cho sự vận động tiến lên phía trước Bên cạnh
đó, các khám phá, phát minh khoa học đã làm lung lay nền chuyên chế tinh thần của nhà thờ, mở ra triển vọng khám phá vũ trụ không dựa vào uy quyền mà dựa vào ánh sáng của lý trí khoa học
Chương 2 Những giá trị cơ bản của tư tưởng chính trị phương Tây.
Thời cận đại là thời kỳ triết học khai sáng, những tư tưởng chính trị phát triển rất rực rỡ, phong phú và đa dạng Cụ thể là những giá trị cơ bản của nhà nước pháp quyền phương Tây cận đại.
2.1 Một số những quan điểm tiêu biểu.
Montexkiơ (1689-1755) phê phán kịch liệt chế độ chuyên chế, cho rằng về bản chất chuyên chế đối lập với tự do Nhà thờ là nguồn gốc của mọi tội lỗi Ông đề ra thuyết địa lý cho rằng: Đạo đức cũng như đặc điểm của một dân tộc tùy thuộc vào hoàn cảnh địa lý của nước đó Trước khi có chính trị thì đã tồn tại tự nhiên rồi Quy luật tự nhiên là bình đẳng, hòa bình, tồn tại trong cộng đồng, kêu gọi mọi người từ bỏ bạo lực1 Ông là người đưa ra thuyết tam quyền phân lập một cách có hệ thống và là đối thủ đáng sợ nhất của chế độ chuyên chế phong kiến Đây là tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử chính trị nhân loại
Rútxô (1712-1778) là đại biểu cho tầng lớp dân chủ thị dân, ông phê phán gay gắt quan hệ đẳng cấp phong kiến và chế độ chuyên chế Ông ủng hộ dân chủ tư sản và quyền tự do công dân, quyền bình đẳng của con người, bất chấp nguồn gốc xuất thân Ông nói: Nguyên nhân của bất bình đẳng trong xã hội là do sự xuất hiện chế độ tư hữu
và tán thành chế độ tư hữu nhỏ Nhà nước hình thành trãi qua hai giai đoạn, quyền lực nhà nước làm cho bất công về kinh tế chuyển sang bất công chính trị2 Ông phê phán lối giáo dục đẳng cấp phong kiến cũ, đòi hỏi giáo dục phải đào tạo ra những công dân biết quý trọng lao động Tóm lại, tư tưởng của ông ảnh hưởng rất lớn đến hàng loạt
1 ,2 ĐHQGHN, Đại học KHXH & NV, Khoa Triết học, Giới thiệu kinh điển triết học Mác – Lênin, Nxb Đại học
QGHN, Hà Nội, 2007, Tr.230 – Tr 274
2
Trang 6hình thức hoạt động chính trị dân chủ đã được thể hiện và thực thi trong đời sống chính trị ở phương Tây và nhân loại
Điểm lại sự ra đời và quá trình phát triển tư tưởng nhà nước pháp quyền trong lịch sử, có thể thấy rằng, tư tưởng nhà nước pháp quyền đã có từ thời cổ đại Nhưng với tư cách là một học thuyết thì chỉ ra đời trong điều kiện nhất định, đó là thời kỳ chuẩn bị cho cách mạng tư sản, người ta kế thừa tư tưởng pháp quyền trong lịch sử, hệ thống hóa và phát triển thành học thuyết về tổ chức và quản lý nhà nước nhằm chống lại sự quản lý tùy tiện, chuyên quyền, độc đoán trong nhà nước phong kiến chuyên chế
2.2 Giá trị và hạn chế cơ bản của tư tưởng pháp quyền phương Tây cận đại.
Đến thời kỳ cận đại ở phương Tây, tư tưởng pháp quyền đã phát triển đến đỉnh cao và khái quát thành những lý luận cơ bản về NNPQ, chứa đựng nhiều giá trị tiến bộ mang tính chất “vạch thời đại”1
Thứ nhất, nhà nước pháp quyền khẳng định nguồn gốc của chính quyền nhà
nước là ở nhân dân, mặc dù Đó chính là bản chất dân chủ của nhà nước pháp quyền,
là “Quyền lực của nhân dân” Trong đời sống chính trị quốc tế hiện nay, nguyên tắc đó được khẳng định và tiếp tục phát triển, được ghi nhận trong các Hiến pháp của các nước với các chế độ chính trị khác nhau
Thứ hai, để đảm bảo “Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, nhà nước pháp
quyền đề cao tính hợp hiến, hợp pháp trong tổ chức và hoạt động của nhà nước, rằng
“Nhà nước chỉ được làm những điều pháp luật cho phép”, còn nhân dân “Được làm tất
cả những điều pháp luật không cấm”, pháp luật đảm bảo cho sự phát triển “Tự do tối đa” của nhân dân Tất nhiên, pháp luật trong quan niệm nhà nước pháp quyền là mang tính nhân văn, nhân đạo, là “Pháp luật vì con người” chứ không phải “Con người vì pháp luật”
Hai mặt nói trên, dân chủ và pháp luật trong nhà nước pháp quyền là gắn bó hữu cơ, làm tiền đề tồn tại cho nhau và tạo nên bản chất của nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhân loại
Như vậy, chính trị phương Tây khác với chính trị phương Đông Tư tưởng chính trị phương Đông thường gắn với đạo đức, còn phương Tây gắn với pháp luật và
1 Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị Quốc gia, 2004, Tr.60
Trang 7thường xuất phát từ trạng thái tự nhiên của con người, đề cao quyền lợi của con người.
Về cơ bản, tư tưởng chính trị phương Tây thời cận đại, nếu loại trừ những yếu tố siêu hình, duy tâm thì những tri thức về mô hình nhà nước, vai trò của pháp luật, phẩm cách nhà chính trị… là những tri thức có giá trị lâu dài
Chương 3 Giá trị của tư tưởng chính trị phương Tây thời cận đại trong việc xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
3.1 Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Một là, “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.”1, “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”2
Hai là, “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm
soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp”3
Ba là, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp và pháp luật
Bốn là, nhà nước tôn trọng, bảo đảm quyền con người, nâng cao trách nhiệm
pháp lý của Nhà nước, thi hành dân chủ đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật
Năm là, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam
lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân, sự phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Sáu là, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và đề cao vai trò tối thượng của
pháp luật
Bảy là, tôn trọng và tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế.
3.2 Thực trạng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
*Những thành tựu:
Thứ nhất, nền dân chủ XHCN có bước phát triển đáng kể
1 ,2,3 Điều 2 - Hiến pháp năm 2013
2
3
Trang 8Thứ hai, tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước ngày càng hoàn thiện, phương thức hoạt động nhà nước được đổi mới
Thứ ba, hệ thống pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung và không ngừng được hoàn thiện
Thứ tư, cải cách hành chính được chú trọng, bộ mặt của nền hành chính nhà nước đã bước đầu thay đổi, hướng tới phục vụ nhân dân
Thứ năm, mô hình chính quyền địa phương được củng cố, kiện toàn, chất lượng, hiệu quả hoạt động từng bước được nâng lên
Thứ sáu, công tác đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí được tích cực chỉ đạo, đạt một số kết quả
Thứ bảy, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước đã có bước đổi mới cả về nội dung và về phương thức lãnh đạo, vừa đảm bảo tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy tính chủ động của các cơ quan nhà nước.
*Những hạn chế:
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam vẫn còn bộc lộ hạn chế khó tránh khỏi
Thứ nhất, về phát huy dân chủ
Tình trạng thiếu dân chủ vẫn còn những biểu hiện và diễn biến phức tạp Tình trạng buông lỏng kỷ cương, pháp luật, dân chủ hình thức, cán bộ cửa quyền, hách dịch vẫn còn nhiều
Thứ hai, về hệ thống pháp luật
Hệ thống luật pháp của nước ta vẫn chưa theo kịp với sự phát triển chung của đất nước và thế giới, đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế Pháp luật thường xuyên thay đổi, các văn bản luật có tuổi thọ rất ngắn, thậm chí mới ban hành đã phải tạm hoãn thực hiện hoặc phải sửa đổi, bổ sung Nhiều văn bản pháp luật có tính quy phạm thấp
Thứ ba, về tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước
Tổ chức bộ máy nhà nước còn cồng kềnh, sự phân công phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) còn có những điểm chưa rõ ràng, dẫn tới tính trạng tập trung quan liêu, cục bộ địa phương
Thứ tư, bộ máy nhà nước chưa thật sự được trong sạch, vững mạnh Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được yêu cầu đề ra
Trang 9Năm là, sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước còn tình trạng vừa buông lỏng, vừa bao biện, làm thay.
3.3 Vận dụng tư tưởng pháp quyền phương Tây cận đại nhằm hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Sở dĩ, Đảng và Nhà nước ta đặt vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì:
Trước hết bản thân lý luận về nhà nước pháp quyền có những điểm tiến bộ, hợp
lý trong việc thực hành quyền dân chủ, trong việc tổ chức, hoạt động của Nhà nước và
đó cũng là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới Đồng thời đặc trưng của nó có nhiều điểm phù hợp với bản chất của Nhà nước ta
Thứ hai, xuất phát từ thực trạng tổ chức, hoạt động của nhà nước ta còn nhiều
khiếm khuyết, yếu kém, chưa thực sự là nhà nước tuân thủ pháp luật và thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, như: Bộ máy nhà nước ta chưa thực sự trong sạch, vững mạnh; tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu còn nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn; hiệu lực quản lý điều hành còn chưa nghiêm; kỷ cương xã hội bị buông
lỏng làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta Thứ ba, xuất
phát từ tính tất yếu khách quan của sự phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và mục tiêu cơ bản là xây dựng một chế độ: Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh
Thứ tư, xuất phát từ đặc điểm của thời đại với xu thế toàn cầu hóa Nhu cầu hội
nhập quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách nhà nước, cải cách pháp luật, đảm bảo cho nhà nước không ngừng vững mạnh, có hiệu lực để giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, mở rộng dân chủ, củng cố độc lập, tự chủ và hội nhập vững chắc vào đời sống quốc tế
Tóm lại, trong công cuộc đổi mới của đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân là yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Vì vậy, trong đường lối lãnh đạo của mình, Đảng ta đặc biệt coi trọng việc đề ra đường lối xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước - yếu tố trung tâm của hệ thống chính trị Để thực hiện mục tiêu đó, phải tăng cường hiệu lực của bộ máy nhà nước,
mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây
Trang 10dựng và quản lý nhà nước, đồng thời tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực