1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ Để tìm hiểu về vật liệu bao bì giấy

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về vật liệu bao bì giấy
Tác giả Lê Phúc An, Lê Duy Quang, Phan Quốc Đạt, Từ Huy
Người hướng dẫn Lê Văn Nhất Hoài, Giảng viên
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Bao gói thực phẩm
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 140,53 KB

Nội dung

 Thực phẩm lỏng, nước giải khát nước trái cây, sữa và sản phẩm sữa  Sản phẩm tươi rau củ quả thịt cá  Ngoài ra giấy còn được sử dùng để sản xuất bao bì vận chuyển Ưu và nhược điểm của

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM

□&□ CHỦ ĐỂ: TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU

BAO BÌ GIẤY

Giảng viên hướng dẫn: Lê Văn Nhất Hoài

Môn học: Bao gói thực phẩm

Nhóm: 6

Lớp: DHTP18ATT

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 09 năm 2024

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ:

thành

Lê Phúc An 2267355

1 Tìm nội dung + Tổng hợp 100%

Lê Duy Quang 2273132

1

Phan Quốc Đạt 2266881

1 Tìm nội dung + làm ppt 100%

MỤC LỤC

I GIỚI THIỆU: 3

1 Đặc tính chung của bao bì giấy: 3

2 Các loại sản phẩm sử dụng bao bì giấy: 3

3 Tính chất của giấy: 4

II QUY TRÌNH SẢN XUẤT: 5

1 Nguyên liệu và phối liệu: 5

2 Quy trình sản xuất: 6

3 Quá trình đóng gói: 7

III KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG: 8

IV ỨNG DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT SỮA: 13

1 Quy trình sản xuất sữa: 13

2 Quy trình chiết rót 13

3 Ảnh hưởng của bao bì 13

V KẾT LUẬN 14

VI TÀI LIỆU THAM KHẢO: 14

Trang 3

I GIỚI THIỆU:

1 Đặc tính chung của bao bì giấy:

 Ngày nay giấy chiếm phân nửa tổng số nguyên liệu làm bao bì Nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật công nghệ, giấy được sản xuất với giá thành thấp Hiện nay bao bì giấy được dùng để làm bao bì của nhiều loại thực phẩm như

 Thực phẩm khô: Ngũ cốc, biscuit, bánh mỳ, bánh nướng, trà, cà phê, đường, bột

 Thực phẩm đông lạnh, thực phẩm bảo quản lạnh, kem lạnh

 Thực phẩm lỏng, nước giải khát( nước trái cây, sữa và sản phẩm sữa)

 Sản phẩm tươi rau củ quả thịt cá

 Ngoài ra giấy còn được sử dùng để sản xuất bao bì vận chuyển

Ưu và nhược điểm của bao bì giấy

Ưu điểm:

 Bao bì giấy góp phần vào việc bảo vệ môi trường, dễ dàng phân hủy trong thời gian ngắn

 Vẫn đảm bảo được cấu trúc vững chắc, chịu được tải trọng lớn không bị bung vỡ trong quá trình vận chuyển hay lưu trữ hàng hóa

 Bao bì giấy dễ dàng in ấn thông tin hình ảnh lên bề mặt để truyền tải thông điệp đến người dùng, đồng thời bao bì giấy cũng có thể đáp ứng được yêu cầu của nhiều doanh nghiệp đựng nhiều loại hàng hóa khác nhau

 Giá thành sản xuất bao bì giấy cũng tương đối rẻ nên còn giúp tiết kiệm được chi phí đáng kể cho doanh nghiệp

Nhược điểm:

 Dễ thấm nước, hút ẩm, giấy dễ rách không thể để ở môi trường ẩm hay ngoài trời lâu

 Độ ẩm cho phép của các loại giấy làm bao bì tầm 6-7%

2 Các loại sản phẩm sử dụng bao bì giấy:

 Bao bì giấy nhờ các tính năng ưu việt nên được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực, dùng để bảo quản, lưu trữ sản phẩm, hàng hóa thuộc các ngành như:

 Thực phẩm: đóng gói các loại bánh, kẹo, cafe, nước uống, đậu, hạt

 Ngành xây dựng: chứa các vật liệu xi măng, vôi, bột hồ

 Nông nghiệp: đóng gói hải sản, thức ăn chăn nuôi động vật, phân bón

 Lĩnh vực y tế: ứng dụng trong sản xuất, đóng gói các loại dược phẩm

Trang 4

 Lĩnh vực xuất nhập khẩu: sử dụng bao bì carton để đóng gói sản phẩm, phục vụ quá trình lưu chuyển

 Ngành hóa chất

 Để khai thác tối đa vai trò của bao bì giấy trong quá trình sử dụng, các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng bao bì giấy cần lựa chọn kỹ lưỡng về hình dáng thiết kế, kích cỡ, nội dung thông tin trên bao bì Ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất nên quan tâm đến chất lượng giấy, độ bền dai, chắc chắn để đảm bảo về chất lượng của bao bì giấy thành phẩm

3 Tính chất của giấy:

Tính chất vật lý

+ Trọng lượng nhẹ: Giấy có trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển và lưu trữ, giúp giảm chi phí vận chuyển và năng lượng

+ Khả năng thấm khí: Giấy có độ thấm khí tốt, giúp sản phẩm bên trong

"thở", thích hợp với các sản phẩm như hoa quả, rau củ

+ Khả năng thấm nước kém: Bao bì giấy dễ bị thấm nước và giảm độ bền khi tiếp xúc với môi trường ẩm Điều này làm hạn chế việc sử dụng giấy trong các điều kiện cần chống nước, trừ khi có thêm lớp phủ chống thấm

+ Độ dẻo dai: Giấy có độ dẻo dai kém hơn so với nhựa, nhưng nếu là giấy kraft hoặc giấy nhiều lớp, độ bền và chịu lực có thể tăng đáng kể

Tính chất cơ học

+ Độ bền kéo: Giấy có độ bền kéo thấp so với các vật liệu khác như nhựa hoặc kim loại, dễ bị rách hoặc hỏng dưới lực tác động mạnh + Chịu nén và va đập tốt (với carton sóng): Hộp carton có khả năng chịu lực nén tốt nhờ cấu trúc sóng bên trong Điều này giúp bảo vệ sản phẩm bên trong khỏi va đập trong quá trình vận chuyển

+ Khả năng gấp, xếp dễ dàng: Bao bì giấy có khả năng uốn cong, cắt, và gấp dễ dàng, làm tăng tính linh hoạt trong thiết kế và đóng gói

Tính chất hóa học

+ Không gây ô nhiễm: Bao bì giấy, đặc biệt là giấy tái chế, không chứa các hóa chất độc hại, an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm

+ Phân hủy sinh học: Giấy là một trong những vật liệu có khả năng phân hủy sinh học, không gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường như nhựa

Tính chất thẩm mỹ

+ Dễ in ấn: Bề mặt của giấy dễ in ấn, có thể sử dụng nhiều kỹ thuật in ấn khác nhau để tạo ra bao bì có tính thẩm mỹ cao, phù hợp cho các sản phẩm cần quảng bá thương hiệu

Trang 5

+ Bề mặt mịn hoặc thô tùy thuộc vào loại giấy: Giấy có thể được xử lý

để có bề mặt mịn hoặc thô, tùy thuộc vào yêu cầu của sản phẩm và thị trường mục tiêu

+ Tính chất môi trường

+ Khả năng tái chế cao: Bao bì giấy có khả năng tái chế tốt Việc tái chế giấy giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu rác thải và hạn chế ô nhiễm môi trường

+ Phân hủy nhanh trong tự nhiên: So với bao bì nhựa, bao bì giấy có thời gian phân hủy rất nhanh, chỉ từ vài tháng đến một năm tùy thuộc vào điều kiện môi trường

II QUY TRÌNH SẢN XUẤT:

1 Nguyên liệu và phối liệu:

Nguyên liệu

Bột giấy

Bột giấy từ gỗ: Được sản xuất từ cây gỗ mềm hoặc gỗ cứng qua quá trình

nghiền cơ học hoặc hóa học Bột giấy từ gỗ mềm thường có sợi dài, bền, phù hợp cho bao bì cần độ chắc chắn Gỗ cứng có sợi ngắn, phù hợp cho giấy mịn hơn

Bột giấy tái chế: Được sản xuất từ các loại giấy đã qua sử dụng, tái chế lại

thành bột giấy Bột giấy tái chế giúp giảm chi phí và bảo vệ môi trường, nhưng có độ bền và màu sắc kém hơn so với bột giấy nguyên chất

Bột giấy từ cây phi gỗ: Bột giấy có thể được sản xuất từ các nguồn phi gỗ

như tre, nứa, bã mía, rơm rạ Loại bột này thân thiện với môi trường và có thể mang lại đặc tính khác biệt cho bao bì

Giấy tái chế

 Giấy đã qua sử dụng được tái chế và sử dụng lại trong quá trình sản xuất bao

bì giấy Giấy tái chế có ưu điểm là giảm lượng giấy thải và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nhưng chất lượng có thể thấp hơn so với giấy nguyên chất

Phối liệu

Chất độn

Canxi cacbonat (CaCO3): Thường được thêm vào để cải thiện độ mịn và

độ trắng của giấy, đồng thời giảm chi phí sản xuất Nó giúp tăng cường tính thẩm mỹ của bao bì và tạo bề mặt tốt hơn cho in ấn

Trang 6

Kaolin (đất sét trắng): Là một chất độn giúp tăng độ mịn và cải thiện tính

chất in ấn của giấy Kaolin giúp tạo ra một bề mặt phẳng và mịn, làm cho bao bì giấy trông sắc nét và chuyên nghiệp hơn

Chất liên kết

Tinh bột: Được sử dụng để gia cố sợi giấy và cải thiện độ bền của bao bì

Tinh bột có vai trò như một chất kết dính giữa các sợi giấy, giúp giấy cứng hơn và có khả năng chịu lực tốt hơn

Nhựa tổng hợp: Các loại nhựa như polyvinyl alcohol (PVA) có thể được

thêm vào để tăng khả năng chống thấm nước và cải thiện độ bền của bao bì

Chất phụ gia chống thấm

Paraffin: Paraffin thường được sử dụng để phủ ngoài lớp giấy, giúp bao bì

có khả năng chống thấm nước, bảo vệ sản phẩm bên trong khỏi ẩm ướt

Sáp (wax): Sáp cũng được dùng để tạo ra lớp phủ chống thấm hoặc tăng độ

mượt cho bề mặt bao bì

Chất chống mục nát và chống ẩm

Chất kháng nấm mốc: Để ngăn ngừa việc bao bì bị hư hỏng trong quá trình

bảo quản, các chất chống nấm mốc được thêm vào, đặc biệt là đối với bao bì dùng trong môi trường ẩm ướt

Chất chống ẩm (silica gel): Một số loại bao bì yêu cầu khả năng chống ẩm

cao, và silica gel thường được sử dụng để hấp thụ độ ẩm dư thừa

Chất tăng cường độ bền

Nhựa tổng hợp: Các loại nhựa có thể được pha vào giấy để tăng cường độ

bền kéo và độ bền gấp, giúp bao bì chịu được lực nén và lực kéo mạnh mà không bị rách

Polyethylene (PE): Có thể được dùng để phủ bên ngoài bao bì giấy, giúp

tăng độ bền cơ học và chống thấm

2 Quy trình sản xuất:

Bước 1: Giai đoạn tráng ghép giấy và vải PP dệt

 Giấy ở dạng cuộn và vải PP dạng cuộn được tráng ghép lại với nhau thông qua lớp nhựa PP tráng Từ đó tạo thành màng phức hợp gồm giấy và vải PP, đây chính là sản phẩm bán thành phẩm chính trong quá trình sản xuất bao bì giấy này

Trang 7

Bước 2: Giai đoạn In ấn

 Cuộn bán thành phẩm bao bì giấy được chuyển sang máy in ấn theo công nghệ in flexo hoặc in offset Tại đây sẽ tiến hành in ấn các chi tiết lên bề mặt giấy, dựa trên bản thiết kế theo yêu cầu của khách hàng

Bước 3: Giai đoạn cắt, dán và tạo hình

 Sau bước in ấn sẽ đưa qua bộ phận cắt dán nhằm tạo ra các bao bì đảm bảo chuẩn xác về chất lượng và kích thước

bước 4: Giai đoạn may thành phẩm

 Bán thành phẩm được cắt dán sẽ được may dưới hình thức nẹp đáy, đầu còn lại để trống để khách hàng đóng-mở sản phẩm Ở giai đoạn này, bao bì giấy gần như đã hoàn thiện về hình thức

Bước 5: Giai đoạn kiểm tra và đóng gói

 Sau khi đã hoàn thiện các khâu thì đến giai đoạn kiểm tra chất lượng kỹ càng, đúng yêu cầu chất lượng, tiến hành đóng gói và giao cho khách hàng theo đúng thời hạn

3 Quá trình đóng gói:

Bước 1 Thiết kế bao bì

Nghiên cứu và lên ý tưởng: Đầu tiên, các nhà thiết kế và nhà sản xuất phải

nắm rõ yêu cầu về sản phẩm, mục tiêu tiếp thị và khách hàng Dựa trên những thông tin đó, họ sẽ tạo ra thiết kế bao bì với hình dáng, kích thước, màu sắc và thông tin trên bao bì

Thiết kế kỹ thuật: Sau đó, kỹ sư sẽ tạo bản vẽ kỹ thuật chi tiết của bao bì để

đảm bảo nó có thể được sản xuất hàng loạt

Bước 2 Lựa chọn vật liệu giấy

 Tùy thuộc vào yêu cầu bảo vệ sản phẩm và khả năng in ấn, các loại giấy khác nhau sẽ được lựa chọn như: giấy kraft, giấy carton, giấy couche, giấy bìa cứng

 Các yếu tố như độ dày, khả năng chống nước, chống rách của giấy cũng cần được cân nhắc

Bước 3 Cắt giấy theo khuôn

 Giấy sẽ được cắt theo kích thước và hình dạng thiết kế của bao bì Máy cắt giấy tự động sẽ thực hiện bước này với độ chính xác cao

 Quá trình cắt cũng có thể tạo ra các phần gấp, nếp gấp và đường nối để dễ dàng gấp thành bao bì

Bước 4 In ấn và hoàn thiện

Trang 8

In ấn: Logo, hình ảnh, thông tin sản phẩm, và hướng dẫn sử dụng thường

được in lên bao bì Quá trình in có thể sử dụng các kỹ thuật như in offset, in flexo hoặc in kỹ thuật số

Phủ lớp bảo vệ: Để bảo vệ in ấn và tăng tính thẩm mỹ, bao bì có thể được

phủ một lớp màng bảo vệ như màng bóng hoặc màng mờ

Ép nhũ hoặc dập nổi: Một số bao bì cao cấp có thể áp dụng công nghệ dập

nổi, ép nhũ vàng hoặc bạc để tạo điểm nhấn

Bước 5 Lắp ráp bao bì

 Các tấm giấy đã được in và cắt sẽ được gấp lại và dán các phần lại với nhau

để tạo thành bao bì hoàn chỉnh Quy trình này có thể được thực hiện thủ công hoặc tự động bằng máy móc

Bước 6 Đóng gói sản phẩm

 Sản phẩm sẽ được đặt vào trong bao bì giấy Đối với những sản phẩm yêu cầu độ bảo vệ cao hơn, có thể bổ sung thêm các lớp đệm, màng bọc bên trong bao bì để bảo vệ sản phẩm khỏi va đập

Bước 7 Kiểm tra chất lượng

 Sau khi đóng gói, sản phẩm sẽ được kiểm tra để đảm bảo rằng bao bì không

bị lỗi, như rách, in sai màu, hoặc không đủ chắc chắn

Bước 8 Lưu trữ và vận chuyển

 Sau khi bao bì được đóng gói hoàn chỉnh, nó sẽ được lưu trữ và vận chuyển đến các điểm bán hàng hoặc khách hàng theo yêu cầu

III KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG:

Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5117:1990 (ISO 6590:1983) về Bao gói - Bao đựng bằng giấy

Dán (1)

Dán (1)

Phẳng có đáy sáu cạnh Phẳng có đáy và miệng sáu

cạnh Phẳng có đáy gấp

Có nếp gấp và đáy chữ nhật Có nếp gấp và có đáy và

Trang 9

miệng hình chữ nhật

Có nếp gấp và đáy gập (1) Kết cấu bao có thể khác nhau, gồm đáy và miệng kết hợp cả khâu lẫn dán.

Bao phẳng - Bao sản xuất bằng những ống giấy phẳng.

Bao có nếp gấp - Bao sản xuất bằng những ống giấy có nếp gấp.

Bao khâu - Bao sản xuất bằng cách khâu ngang liên tục tại một đầu hoặc cả hai đầu Bao dán - Bao sản xuất bằng cách dán một đầu hoặc cả hai đầu ống giấy.

Bao mở - Ống giấy chỉ dán kín một đầu.

Bao khâu mở - Ống phẳng khâu ngang liên tục kín một đầu.

Bao dán mở có đáy hình sáu cạnh - Ống phẳng dán kín một đầu bằng cách gấp mép lại rồi dán để tạo thành đáy có sáu cạnh

Bao phẳng dán mở có đáy gấp - Ống phẳng dán kín một đầu bằng cách gấp đáy rồi dán kín lại.

Bao dán mở có nếp gấp và đáy hình chữ nhật - Ống có nếp gấp dán kín một đầu bằng cách gấp mép và dán để tạo thành đáy hình chữ nhật gọi là bao “tự mở”.

Trang 10

Bao dán mở có nếp gấp và đáy đấp - Ống có nếp gấp dán kín một đầu bằng cách gấp các mép rồi dán kín lại (gọi là “bao ép chặt”).

Bao có miệng rót - Ống bịt kín hai đầu nhưng có miệng rót.

Bao khâu có nếp gấp và có miệng rót - Ống giấy có nếp gấp bịt kín hai đầu bằng cách khâu ngang một đường liên tục.

Bao dán phẳng có miệng rót, có đáy và miệng hình sáu cạnh - Ống giấy phẳng, dán kín bằng cách gấp mép để tạo thành đáy và miệng hình sáu cạnh rồi dán kín lại với nhau.

CHÚ THÍCH: Có thể sản xuất các loại bao bằng cách kết hợp cả khâu và dán đầu bao Ví

dụ, bao phẳng khâu và dán, có miệng rót và có đầu bao hình sáu cạnh - Ống giấy phẳng khâu kín một đầu bằng cách khâu ngang liên tục, còn đầu miệng rót được gấp mép để hình thành mặt trên có sáu cạnh rồi dán kín lại.

Trang 11

Bao dán có miệng rót, có nếp gấp, có đáy và miệng hình chữ nhật - Ống giấy có nếp gấp, kín hai đầu bằng cách gấp mép tạo thành đầu bao hình chữ nhật rồi dán kín lại (còn gọi là bao tự mở).

Bao giấy có thể sản xuất bằng các phương pháp khác nhau.

Những kiểu đường khâu cơ bản.

Đường khâu một chỉ móc xích - Kiểu đường khâu dùng một chỉ, trong đó kim khâu qua ống giấy để tạo thành những mũi chỉ khâu và khi đó mỗi mũi chỉ lại được mắc với mũi chỉ trước đó.

Đường khâu khép kín, đường khâu hai chỉ - Kiểu đường khâu dùng hai chỉ, trong đó khi xuyên qua bao giấy, kim khâu tạo thành mũi khâu, mỗi mũi khâu được tiếp nối bằng một mũi chỉ ngang do sợi chỉ thứ hai tạo nên.

Vật liệu

 Giấy làm bao có thể được sản xuất bằng những loại nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bao.

 CHÚ THÍCH: Theo công nghệ hiện đại, chủ yếu hay sử dụng giấy crá để làm bao Tùy thuộc vào chất lượng nguyên liệu như tính dẻo (Điều 4.2.2), ánh sắc (Điều 4.3) và độ bền chống ẩm (Điều 4.4) mà sản xuất các loại giấy làm bao khác nhau.

 Theo tính chất, giấy làm bao được phân ra các loại sau:

+ Giấy làm bao thông thường (phẳng) - Giấy làm bao mà khi sản xuất không

dự tính trước việc xử lý bổ sung để tăng tính dãn dài của giấy.

Trang 12

+ Giấy làm bao kéo dãn - Giấy làm bao đã được thay đổi tính chất làm tăng tính dãn dài của giấy.

+ Giấy làm bao gia cường ít - Giấy làm bao đã được làm chắc thêm trên máy

mà không nhận thấy rõ sự gia cường.

+ Giấy làm bao gia cường có độ kéo dãn thấp (gia cường nhẹ) - Giấy làm bao được gia cường nhẹ thường là trên máy làm giấy.

+ Giấy làm bao gia cường - Giấy làm bao được gia cường ẩm, thường không thực hiện trên máy làm giấy.

 Ánh sắc giấy làm bao

o Tùy thuộc vào độ trắng của chất xelulo và chất màu mà nhận ra thành những ánh sắc của các loại giấy làm bao như sau:

 Không trắng;

 Trắng;

 Mầu.

 Giấy làm bao bền ẩm - Giấy dùng để làm bao được xử lý sao cho hạn chế sự suy giảm độ bền trong trạng thái ẩm.

 Những vật liệu dẻo khác.

 Khi sản xuất bao giấy, ngoài giấy thường dùng để làm bao, người ta còn sử dụng thêm những loại vật liệu dẻo khác.

 Màng mỏng chất dẻo - Chất dẻo dưới dạng màng mỏng hay ống màng mỏng.

 Những loại vật liệu khác: Vật liệu vải hay kim loại dát mỏng hay loại vật liệu tương tự có thể sử dụng để làm các lớp của bao giấy.

 Vật liệu đã xử lý

 Giấy hoặc vật liệu dẻo khác đã được xử lý để làm thay đổi tính chất cho nó có thể đạt được những tính chất nhất định.

 Giấy tráng lớp chống dính - Giấy có tráng một lớp chống dính, ví dụ như silic trên một mặt hoặc trên cả hai mặt của giấy.

 Giấy tẩm - Giấy được tẩm một chất nào đó cho nó thấm vào giấy, ví dụ như sáp.

 Vật liệu tráng lớp - Hai hay nhiều lớp giấy hoặc vật liệu khác có liên kết với nhau bằng một lớp liên tục, ví dụ như chất dẻo.

 Giấy có cốt - Giấy được bổ sung thêm những sợi chỉ hay những lớp vải để tăng độ bền cơ học của giấy.

 Vật liệu phụ

 Khi sản xuất bao giấy, người ta còn sử dụng những loại vật liệu phụ sau:

+ Chỉ khâu - Chỉ đùng để khâu kín những bao giấy Những loại chỉ này có thể làm bằng sợi thiên nhiên hay sợi nhân tạo, hoặc kết hợp.

+ Keo dán - Vật liệu kết dính dùng để dán các loại bao giấy Những loại keo dán đó có thể sản xuất bằng nguyên liệu thiên nhiên hay nhân tạo hoặc kết hợp cả hai Ví dụ hồ tinh bột để dán trên giấy dưới dạng nguội, hoặc hồ dán

PE dưới dạng nóng chảy để tráng dung dịch chảy trên giấy.

Mô tả các phần bao

- Đầu để đóng bao - Đầu mở hoặc có miệng rót,

- Đầu kín - Đầu dán kín hoặc đầu không có miệng rót,

- Mặt tiền - Mặt không có đường nối dọc,

- Mặt sau - Mặt có đường nối dọc,

Ngày đăng: 22/10/2024, 12:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w