1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng nhu cầu Đọc sách của trẻ em – Độc giả tủ sách yêu thương tại nhà văn hóa thôn hòa hải, xã hòa phú, huyện hòa vang, thành phố Đà nẵng

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng nhu cầu Đọc sách của trẻ em – Độc giả tủ sách yêu thương tại nhà văn hóa thôn hòa hải, xã hòa phú, huyện hòa vang, thành phố Đà nẵng
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 253,98 KB

Nội dung

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đọc sách của trẻ em- độc giả ở tủ sách Yêu Thương tại nhà văn hóa thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng...9 4... Vì thế, chúng tôi

Trang 1

MỤC LỤC

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Câu hỏi nghiên cứu 1

4 Tình hình nghiên cứu của đề tài 1

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

6 Phương pháp nghiên cứu 2

7 Ý nghĩa của đề tài 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

1 Giới thiệu về thôn Hòa Hải 3

2 Dự án “Tủ sách yêu thương” 3

3 Nhu cầu đọc và các đặc điểm của nhu cầu đọc 3

3.1 Khái niệm nhu cầu đọc 3

3.2 Đặc điểm của nhu cầu đọc 4

3.2.1 Tính xã hội của nhu cầu đọc 4

3.2.2 Tính bền vững của nhu cầu đọc 4

3.2.3 Tính cơ động của nhu cầu đọc 4

3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đọc 4

3.3.1 Các yếu tố khách quan 4

3.3.1.1 Môi trường sống 4

3.3.1.3 Mức độ và phương thức thỏa mãn nhu cầu 5

3.3.2 Các yếu tố chủ quan 5

3.3.2.1 Trình độ văn hóa 5

3.1.2.2 Nhân cách 5

3.3.3.Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học, THCS ảnh hưởng đến nhu cầu đọc sách 5

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐỌC SÁCH CỦA TRẺ EM – ĐỘC GIẢ TỦ SÁCH YÊU THƯƠNG TẠI NHÀ VĂN HÓA THÔN HÒA HẢI, XÃ HÒA PHÚ, HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 6

1 Phương pháp nghiên cứu 6

2 Quy trình nghiên cứu 6

3 Thực trạng nhu cầu đọc sách của trẻ em- độc giả tủ sách Yêu Thương tại thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng 7

3.1.Nhu cầu đọc sách của trẻ em – độc giả tủ sách Yêu Thương tại thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng 7

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đọc sách của trẻ em- độc giả ở tủ sách Yêu Thương tại nhà văn hóa thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng 9

4 Đánh giá các ảnh hưởng của tủ sách Yêu Thương 11

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỦ SÁCH YÊU THƯƠNG VÀ NHU CẦU ĐỌC SÁCH CỦA TRẺ EM – ĐỘC GIẢ CỦA CÁC TỦ SÁCH YÊU THƯƠNG 12

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nhu cầu đọc là nguồn gốc của hoạt động thư viện, các tủ sách cộng đồng Hoạt động thư viện, tủ sách không thể tồn tại vào phát triển ở những nơi không có nhu cầu đọc

Phát triển nhu cầu đọc cho trẻ em đóng góp phần quan trọng trong việc phát triển văn hóa đọc, mở rộng, nâng cao tầm hiểu biết, góp phần hình thành và phát triển các thói quen, kỹ năng tốt cho trẻ em

“Tủ sách Yêu Thương” là dự án thiện nguyện nhằm mục đích xây dựng các tủ sách tại các thôn, xã ở các vùng ven thành phố Đà Nẵng, góp phần phát triển văn hóa đọc, xây dựng thói quen đọc sách cho các trẻ em Tháng 5.2022, chúng tôi đã tiến hành thực hiện dự án “Tủ sách yêu thương” tại nhà văn hóa thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú, huyện hòa Vang thành phố Đà Nẵng Qua các buổi tổ chức sinh hoạt, giới thiệu về tủ sách, các hoạt động giới thiệu sách, chúng tôi nhận thấy nhu cầu và hứng thú đọc sách của các em chưa cao, tủ sách Yêu thương vẫn chưa được khác một cách hiệu quả Xây dựng tủ sách là bước đầu, đồng hành cùng các em trong thôn trong quá trình xây dựng và phát triển nhu cầu đọc sách, khai thác có hiệu quả các tủ sách là mục tiêu lâu dài mà dự án hướng tới Vì thế, chúng tôi tiến hành đề

tài “ Nghiên cứu nhu cầu đọc sách của trẻ em- độc giả tủ sách yêu thương tại nhà văn hóa thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” Chúng tôi hy vọng những kết quả nghiên cứu không chỉ giúp chúng tôi có

những định hướng rõ ràng hơn trong việc hoàn thiện tủ sách, tổ chức các hoạt động khai thác hiệu quả tủ sách tại thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang mà còn

là tài liệu tham khảo cho các tổ chức, các nhân quan tâm đến việc phát triển nhu cầu đọc sách cho trẻ em, cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án tặng tủ sách cho vùng sâu, vùng xa

2 Mục tiêu nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm các mục đích sau:

- Tìm hiểu nhu cầu và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đọc sách của trẻ em- độc giả của tủ sách yêu thương tại nhà văn hóa thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang

- Đánh giá các lợi ích của tủ sách Yêu Thương đối với nhu cầu đọc của các trẻ

em - độc giả của tủ sách

- Đề xuất bộ giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tủ sách Yêu Thương dành cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng tủ sách cho các trẻ em ở vùng sâu, vùng xa

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Nhu cầu đọc sách của trẻ em - độc giả của tủ sách Yêu Thương tại nhà văn hóa thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang là như thế nào ?

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu đọc sách của trẻ em- độc giả tủ sách yêu thương tại nhà văn hóa thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang?

- Tủ sách Yêu thương và các hoạt động tổ chức đọc sách mang đến những lợi ích nào

- Các giải pháp nào được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tủ sách Yêu Thương và nhu cầu đọc sách cho trẻ em – độc giả các tủ sách Yêu Thương?

Trang 3

4 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về nhu cầu đọc sách của học sinh các cấp và sinh viên Tuy nhiên, theo hiểu biết của chúng tôi, đến bây giờ vẫn chưa có đề tài nào thực hiện về việc tìm hiểu nhu cầu, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đọc sách của trẻ em- độc giả tủ sách yêu thương

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: nhu cầu đọc sách của trẻ em - độc giả của tủ sách yêu thương

Trẻ em ở đây là các học sinh thuộc độ tuổi tiểu học (TH) (6-11 tuổi) và trung học cơ sở (THCS) (12 -15 tuổi )

Phạm vi nghiên cứu: tại tủ sách Yêu Thương thôn Hòa Hải xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp

7 Ý nghĩa của đề tài

Ý nghĩa lý luận: Cung cấp lý luận về nhu cầu đọc

Ý nghĩa thực tiễn:

-Phản ánh thực trạng về nhu cầu đọc sách của trẻ em- độc giả tủ sách yêu thương tại thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang

- Cung cấp tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá nhân quan tâm đến việc phát triển nhu cầu đọc sách cho trẻ em và thực hiện các dự án tặng tủ sách cho trẻ em ở vùng sâu, vùng xa

Bố cục

Ngoài các các Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, đề tài có có ba nội dung chính:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2 : Thực trạng nhu cầu đọc sách của trẻ em- độc giả của tủ sách Yêu Thương tại nhà văn hóa thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tử sách Yêu Thương và nhu cầu đọc sách cho trẻ em- độc giả của các tủ sách Yêu Thương

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Giới thiệu về thôn Hòa Hải

Xã Hòa Phú được thành lập ngày 15 tháng 3 năm 1986, gồm có 10 thôn, trong

đó có 01 thôn là đồng bào dân tộc Cơtu Là một xã miền núi phía tây của huyện Hòa Vang cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 27km, diện tích tự nhiên của toàn xã 9005,1ha dân số toàn xã là: 1156 hộ, 4567 khẩu ( đồng bào cơ tu 102 hộ,

342 khẩu) Hòa Hải là một thôn thuộc xã Hòa Phú

Trước đây, thôn miền núi Hòa Hải (xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang) rất nghèo,

hộ nghèo chiếm 60-70% trong số gần 100 hộ dân Nhưng nay Hòa Hải là điểm sáng

về làm giàu, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao

Đòn bẩy để thôn Hòa Hải vươn lên chính là việc trồng rừng và ươm giống cây lâm nghiệp Hiện nay, Hòa Hải có hơn 200 ha rừng trồng, gần 80% hộ dân trong thôn đều gắn bó với kinh tế rừng, đặc biệt là nghề ươm giống cây tái sinh rừng sau khai thác phát triển mạnh

Học sinh TH và THCS 109 ( TH :66, THCS;43)

Bảng 1: Thông tin về thôn Hòa Hải

Trong thôn có một nhà văn hóa có diện tích và khuôn viên rộng rãi Nhà văn hóa thôn là nơi tổ chức các sinh hoạt cộng đồng, các buổi họp thôn, sinh hoạt của đoàn thanh niên…

2 Dự án “Tủ sách yêu thương”

Dự án “Tủ sách yêu thương” là dự án thiện nguyện nhằm xây dựng các “Tủ sách Yêu Thương”, tổ chức và hỗ trợ các hoạt động đọc sách nhằm giúp cho các

em học sinh ở các vùng xa có điều kiện tiếp cận với các thể loại sách, mở rộng kiến thức, nâng cao văn hóa đọc cho trẻ em

Tháng 5.2022 chúng tôi tiến hành thực hiện hoạt động kêu gọi hỗ trợ “Tủ sách yêu thương” dành cho trẻ em thôn Hòa Hải Đối tượng bạn đọc chúng tôi hướng tới là các trẻ em ở độ tuổi TH và THCS Ngày 9.7.2022 chúng tôi đã trao tặng tủ sách Yêu Thương đặt tại nhà văn hóa thôn cho trẻ em.Trong tủ sách có hơn

100 đầu sách bao gồm sách mới và sách cũ, với các thể loại như: truyện tranh, truyển cổ tích, truyện ngắn, truyện dài, sách tìm hiểu về khoa học tự nhiên, xã hội, sách hướng dẫn kỹ năng sống, sách giáo khoa, sách tham khảo… Sách được chúng tôi huy động qua sự đóng góp của các bạn học sinh, các thầy cô giáo, các nhà hảo tâm và chính bản thân chúng tôi Song song với việc trao tặng tủ sách, cùng với các thành viên trong CLB, các anh chị cựu học sinh, chúng tôi đã tổ chức các buổi sinh hoạt đọc sách Từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 10/2022, chúng tôi đã tổ chức được

8 buổi đọc sách Tháng 11/2022 chúng tôi tổ chức tặng sách, hỗ trợ việc đọc sách tại nhà cho các em

3 Nhu cầu đọc và các đặc điểm của nhu cầu đọc

3.1 Khái niệm nhu cầu đọc

Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý trong cấu trúc tâm lý chung của con người

Là đòi hỏi khách quan của con người đối với một đối tượng nhất định trong những điều kiện nhất định, đảm bảo duy trì cho sự sống và phát triển của con người

Trang 5

Nhu cầu có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người cũng như các hoạt động xã hội nói chung Nó thúc đẩy con người tích cực hoạt động nhằm tạo nên những điều kiện, những phương tiện tương ứng để thỏa mãn những đòi hỏi của mình, là động lực phát triển sản xuất, phát triển xã hội

Nhu cầu đọc là đòi hỏi khách quan của chủ thể (cá nhân nhóm xã hội) đối với việc tiếp nhận và sử dụng tài liệu nhằm duy trì và phát triển các hoạt động sống của con người Nói cách khách nhu cầu đọc là thái độ của chủ thể với việc đọc như một hoạt động sống không thể thiếu được

Nhu cầu đọc bắt nguồn từ yêu cầu tiếp nhận thông tin khi con người tham gia các hoạt động sống khác nhau, nhưng nó chỉ thực sự hình thành với điều kiện chủ thể có khả năng giải mã thông tin được mã hóa trong tài liệu Khi đòi hỏi đối với việc đọc trở nên cấp bách, thường xuyên, nhu cầu đọc xuất hiện

Nhu cầu đọc là nguồn gốc của hoạt động thư viện, các tủ sách công cộng Hoạt động thư viện, tủ sách không thể tồn tại vào phát triển ở những nơi không có nhu cầu đọc

3.2 Đặc điểm của nhu cầu đọc

3.2.1 Tính xã hội của nhu cầu đọc

Nhu cầu đọc mang tính xã hội sâu sắc bởi đó là một loại nhu cầu tinh thần của con người – một thực thể mang tính xã hội cao Tính xã hội của nhu cầu đọc thể hiện ở nội dung và phương thức thỏa mãn nhu cầu đọc chịu ảnh hưởng của các điều kiện văn hóa, kinh tế, xã hội

Nhu cầu đọc bao giờ cũng gắn liền với số lượng và chất lượng tài liệu được lưu hành trong một xã hội cụ thể

3.2.2 Tính bền vững của nhu cầu đọc

Nếu được thỏa mãn đến mức tối đa thì nhu cầu đọc không lắng dịu đi mà càng đòi hỏi gay gắt, sâu sắc hơn, chu kỳ của nhu cầu đọc được rút ngắn lại

Giá trị và sự phù hợp của tác phẩm đối với người đọc sẽ tạo nên hứng thú đọc, làm cho nhu cầu đọc bền vững hơn

3.2.3 Tính cơ động của nhu cầu đọc

Cũng như những nhu cầu tinh thần khác của con người, nhu cầu đọc có khả năng biến đổi khá linh hoạt Nhu cầu đọc được đáp ứng ở mức độ cao sẽ phát triển cao hơn và ngược lại Vì vậy, ở những nơi thiếu thông tin và tài liệu, nhu cầu đọc không cao và không phổ biến

Nội dung và phương thức thảo mãn nhu cầu đọc cũng có thể thay đổi do điều kiện xã hội thay đổi, dư luận xã hội, sự lan truyền tâm lý hoặc bầu không khí chung trong xã hội

3.2 Cơ chế sinh lý của nhu cầu đọc

Là một dạng đặc biệt của nhu cầu tin, nhu cầu đọc cũng bắt nguồn từ phản xạ định hướng của con người

Từ đó có thể xác định con đường hình thành nhu cầu đọc như sau:

+ Lặp đi lặp lại nhiều lần hành động đọc

+ Cung cấp những ấn phẩm thích hợp với đặc điểm người đọc gây hứng thú đọc

Trang 6

3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đọc

3.3.1 Các yếu tố khách quan

3.3.1.1 Môi trường sống

Nhu cầu tin và nhu cầu đọc nằm trong hệ thống nhu cầu chung rất đa dạng và phong phú của mỗi người nói riêng và xã hội nói chung, do đó nó chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của các điều kiện môi trường xã hội Đời sống văn hóa tinh thần phong phú là tiền đề cho nhu cầu tin và nhu cầu đọc phát triển

3.3.1.2 Lứa tuổi

Mỗi giai đoạn lứa tuổi của con người có những đặc điểm tâm lý riêng do hoạt động chủ đạo chi phối Tâm lý học phân chia 4 giai đoạn lứa tuổi tương ứng với những hoạt động chủ đạo có tính chất khác nhau: trước tuổi học; học tập; tham gia lao động sản xuất; nghỉ lao động

Các đặc điểm tâm lý lứa tuổi ảnh hưởng khá rõ rệt tới nội dung và phương thức thỏa mãn nhu cầu đọc Ví dụ: trẻ em thích đọc sách thiếu nhi; thanh niên thích đọc tiểu thuyết tình cảm…

3.3.1.3 Mức độ và phương thức thỏa mãn nhu cầu

Nếu được thỏa mãn bằng phương thức hiện đại, đầy đủ (kèm theo cảm xúc, hứng thú) nhu cầu đọc sẽ không lắng dịu mà càng phát triển ở mức độ cao hơn Nếu không được thỏa mãn đủ trong thời gian dài, nhu cầu sẽ bị thoái hóa

3.3.2 Các yếu tố chủ quan

3.3.2.1 Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tinh thần của con người (nhu cầu hiểu biết và nhu cầu thẩm mỹ phát triển)

Là một nhu cầu tinh thần, nhu cầu tin và nhu cầu đọc cũng bị chi phối bởi trình độ văn hóa của con người

3.1.2.2 Nhân cách

Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân quy định hành vi xã hội của họ

Nhân cách càng phát triển – hoạt động càng phong phú – nhu cầu tin và nhu cầu đọc càng cao, càng nhạy cảm

3.3.3.Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học, THCS ảnh hưởng đến nhu cầu đọc sách

Ở độ tiểu học: chưa hình thành hứng thú đọc rõ ràng, kỹ thuật đọc mới hình thành nên chưa hoàn thiện, thời kỳ này học sinh bắt đầu chuyển từ gia đoạn nghe đọc sang giai đoạn tự mình đọc sách Đây là giai đoạn khó và quan trọng nhất trong viêc hình thành hứng thú và thói quen đọc sách.Ở các năm sau bậc tiểu học, tư duy học sinh đã phát triển khá, có khả năng suy luận và nhận xét

Ở độ tuổi THCS: Đây là giai đoạn phức tạp Nhu cầu hiểu biết và các hoạt động ngoài xã hội của các em đã phát triển mạnh, xuất hiện các hứng thú riêng, tăng hứng thú với các phương tiện nghe nhìn, bắt đầu thích đọc nhứng sách khoa học kỹ thuật phô thông, sách giáo dục kỹ năng sống Tư duy phát triển, trẻ em ở gia đoạn này không chỉ dừng lại đơn thuần ở việc đọc mà còn có khả năng nhận xét, phê bình vì thế sự quan tâm cũng như định hướng hứng thú đọc lành mạnh có vai trò hết sức quan trọng

Trang 7

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG NHU CẦU ĐỌC SÁCH CỦA TRẺ EM – ĐỘC GIẢ TỦ SÁCH YÊU THƯƠNG TẠI NHÀ VĂN HÓA THÔN HÒA HẢI, XÃ HÒA PHÚ, HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện dự án này, chúng tôi thực hiện các phương pháp: phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp quan sát chủ yếu được dùng để tìm hiểu và ghi lại số lượt, thời lượng đọc sách và thể loại sách các em thường đọc ở tủ sách Yêu Thương tại nhà văn hóa thôn Hòa Hải Trong quá trình thực hiện phương pháp quan sát, chúng tôi

sử dụng nhật ký nghiên cứu bằng số liệu và hình ảnh

Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đọc sách của các em tại đây, bên cạnh phương pháp phỏng vấn chúng tôi còn thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Nội dung của bảng hỏi gồm 10 câu hỏi về các vấn đề liên quan đến thói quen, nhu cầu đọc sách của các em, các hoạt động đọc sách yêu thích, các thể loại sách yêu thích và cũng như ảnh hưởng của gia đình và không gian đọc sách đến nhu cầu, hứng thú đọc sách của các em, những lợi ích do tủ sách mang đến cho các em

Phiếu điều tra được phát cho 73 bạn là học sinh TH và THCS đã từng đến đọc tại tủ sách Yêu Thương ở nhà văn hóa thôn Hòa Hải

Phân bố địa lý

Bảng 2: Phân bố địa lý học sinh tham gia khảo sá

Phân bố độ tuổi

Tiểu học 6- 11 tuổi

Bảng 3: Phân bố độ tuổi học sinh tham gia khảo sát

Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp dùng để thống kê, phân tích, tổng hợp lại các kết quả nghiên cứu

2 Quy trình nghiên cứu

Hình 1: Quy trình nghiên cứu

Trang 8

3 Thực trạng nhu cầu đọc sách của trẻ em- độc giả tủ sách Yêu Thương tại thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

3.1.Nhu cầu đọc sách của trẻ em – độc giả tủ sách Yêu Thương tại thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Liên quan đến nhu cầu đọc sách, kết quả nghiên cứu bảng hỏi cho thấy, chỉ có

13, 7 % trẻ em tham gia khảo sát dành thời gian rảnh cho việc đọc sách hàng ngày

Chơi cùng bạn trong xóm 28,8%

Bảng4: Các hoạt động của trẻ em

Thời gian dành cho đọc sách của các em chưa nhiều Tỉ lệ thời gian đọc sách dưới

30 phút mỗi ngày chiếm 69, 9 %

Hình 2: Biểu đồ thời gian dành cho việc đọc

Các loại tài liệu các em thích đọc là truyện tranh (42, 5%), truyện cổ tích (31,3%) Các loại sách này chiểm tỉ lệ cao Điều này hoàn toàn phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lý của các em học sinh ở lứa tuổi này Ở lứa tuổi này, các em đang ở giai đoạn chuyển sang quá trình tự đọc, tự khám phá (học sinh tiểu học) nên những câu chuyện nhiều hình ảnh, màu sắc, ít chữ sẽ thu hút các em hơn Sở thích này vẫn còn được duy trì cho đến những năm về sau Đối với các em ở THCS, truyện tranh vẫn còn là sở thích của các em Tuy nhiên nội dung sẽ không còn là những câu chuyện cổ tích mà là những nội dung phù hợp với mối quan tâm của lứa tuổi Truyện anime, truyện trinh thám Conan…Đặc biệt ghi nhận có sự xuất hiện của các loại sách tìm hiểu về khoa học tự nhiên (16.4%), sách hướng dẫn kỹ năng sống (12, 3%) Ở độ tuổi THCS, nhu cầu hiểu biết và các hoạt động ngoài xã hội của các em

đã phát triển mạnh, xuất hiện các hứng thú riêng, tăng hứng thú với các phương tiện nghe nhìn, bắt đầu thích đọc những sách khoa học kỹ thuật phổ thông, sách giáo dục kỹ năng sống

Hình 3 : Biểu đồ các loại sách trẻ em thường đọc

Trang 9

Liên quan đến các hoạt động đọc sách yêu thích, có đến 55, 9% các em tham gia khảo sát thích đọc sách cùng bạn bè Điều này phản ánh đúng tâm lý lứa tuổi của các em ở bậc THCS Ở bậc này, mối quan hệ bạn bè là chủ đạo và quan trọng nhất Hoạt động vẽ tranh theo sách, kể chuyện theo sách cũng là hoạt động được yêu thích của các em chiếm tỉ lệ lần lượt là 29,4% và 11,8%

Hình 4: Biểu đồ các hoạt động đọc sách yêu thích

Dưới 10 phút

Từ 10-20 phút

Trên 20 phút

Truyện tranh/

truyện

cổ tích

Sách tìm hiểu

về tự nhiên,

xã hội

Sách kỹ năng/

sách tham khảo

Truyện danh nhân

Truyện dài

Tổng cộng 159 54

34% 52,2% 83 13,8% 22 80,5% 128 8,8% 14 3,8% 6 5% 8 1,9% 3

Bảng5: Thống kê số lượt đọc sách, thời lượng đọc sách và thể loại sách

Theo kết quả nghiên cứu 8 buổi tổ chức đọc sách từ tháng 7/2022 đến tháng 10/2022, tổng số lượt đến đọc sách là 159 lượt Ở các buổi đầu, số lượt các em tham gia đông, giao động từ 24 đến 47 em Về thời lượng đọc sách, có 34% các

em đọc sách dưới 10 phút, đọc sách từ 10-20 phút có 52,2% Tỉ lệ các em đọc sách

từ 20 phút trở lên chỉ chiếm 13, 8% Thời lượng đọc sách từ 10-20 phút chiếm tỉ lệ cao ở những buổi chúng tôi tổ chức các hoạt động đọc sách chung, đọc sách có sự hướng dẫn của các bạn trong CLB, các bạn đoàn viên trong thôn hay các buổi có tổ chức làm bánh, chơi trò chơi sau khi đọc sách… (02, 06, 09/7/2022) Ở các buổi tự đọc sách, tỉ lệ đọc sách với thời gian dài trên 20 phút rất ít, thậm chí có những buổi không có bạn nào đọc trên 20 phút Ở độ tuổi này, tâm lý chưa ổn, dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh, các em dễ dàng dừng việc đọc sách nếu như có bạn rủ chơi bóng đá, hoặc đạp xe ở sân nhà văn hóa Về thể loại sách, truyện tranh và truyện cổ tích chiếm 80, 5% Tỉ lệ đọc các loại sách tìm hiểu về tự nhiên, xã hội, sách kỹ năng còn rất thấp, lần lượt là 8,8 %, 3,8% trong khi số lượng các loại sách này lại có khá nhiều trong tủ sách Tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi được biết rằng,

Trang 10

các em có nhu cầu đọc các loại sách này tuy nhiên do có nhiều sách về chủ đề này trong tủ sách là những cuốn sách có nhiều trang, nhiều chữ, ít hình ảnh vì thế chưa thu hút được các em

Tiểu kết: Như vậy nhu cầu đọc sách của các em ở đây chưa nhiều, tính tự

giác trong việc đọc sách chưa cao, hứng thú đọc sách chưa được duy trì lâu dài Các em chỉ đọc sách với thời gian dài khi có sự hướng dẫn, hỗ trợ của người khác Thời lượng đọc sách còn ít Các loại sách đọc chưa đa dạng Loại sách mà các em đọc nhiều là truyện tranh Các loại sách tìm hiểu về khoa học tự nhiên xã hội, sách tham khảo, các loại sách về danh nhân, truyện dài vẫn chưa thực sự thu hút sự quan tâm của các em

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đọc sách của trẻ em- độc giả ở tủ sách Yêu Thương tại nhà văn hóa thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố sau đây đã ảnh hưởng đến nhu cầu đọc của các em:

- Chưa có thói quen đọc sách, chưa hiểu được lợi ích của việc đọc sách, thiếu nguồn tài liệu

Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 13, 7 % trẻ em tham gia khảo sát dành thời gian rảnh cho việc đọc sách Thời gian dành cho đọc sách của các em chưa nhiều

Cũng như trẻ em ở các đô thị, ngày nay với sự phát triển của khoa học, công nghệ, sự hấp dẫn của các thiết bị nghe nhìn đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của em các Theo kết quả khảo sát, có đến 58,6% trẻ em tham gia cho rằng em chưa đọc sách nhiều là do bị tác động, thu hút bởi các thiết bị điện tử (tivi, điện thoại…) Trong thôn Hòa Hải, nhà của các hộ dân tập trung ở hai khu vực: khu vực mặt tiền đường quốc lộ 14 G và các đường nhỏ trong thôn Số trẻ em ít quay lại để tham gia các hoạt động đọc sách tại tủ sách Yêu Thương đa số là các em sống ở khu vực mặt tiền đường quốc lộ 14G do gia đình các em có điều kiện, có các thiết bị điện tử như điện thoại, ti vi, máy tính Qua trao đổi với các em, chúng tôi cũng nhận thấy số lượng các gia đình có ba mẹ mua sách cho con đọc rất ít, nhiều gia đình ngoài sách giáo khoa, trong nhà không có các tài liệu đọc khác Việc không thường xuyên được tiếp xúc với sách cũng là nguyên nhân khiến các em chưa hình thành thói quen đọc sách

Theo kết quả nghiên cứu thì có đến 45, 7% các em tham gia khảo sát cho rằng do chưa hiểu được lợi ích của sách nên các em ít đọc sách Điều này phản ánh đúng với thực tế Trong quá trình tổ chức các hoạt động giới thiệu sách, chúng tôi vẫn thường gặp các câu hỏi “ Tại sao em phải đọc sách ?” đến từ các em học sinh nhất là học sinh tiểu học Ngoài ra, qua trao đổi với các em học sinh chúng tôi nhận thấy, áp lực học tập cũng là một trong những nguyên nhân khiến các em không dành nhiều thời gian cho việc đọc sách Thời gian tổ chức các hoạt động tại thôn là vào các chiều thứ bảy hoặc chủ nhật Một số em không đến được là do phải đi học thêm hoặc làm bài tập ở nhà

- Các buổi sinh hoạt tổ chức đọc sách chưa được duy trì tổ chức thường xuyên, nhà văn hóa không mở cửa thường xuyên

Trong các buổi tổ chức sinh hoạt, chúng tôi đã bổ sung các hình thức hoạt động này

và thu hút sự tham gia của rất nhiều em Tuy nhiên, do điều kiện về nhân lực, phương tiện, chúng tôi không thể duy trì thường xuyên các buổi sinh hoạt hàng

Ngày đăng: 22/10/2024, 06:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w