1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh ming shin việt nam

53 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích Tình hình Tài chính tại Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam
Tác giả Ngô Tuấn Sơn
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Bảo Oanh
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 1,54 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MING SHIN VIỆT NAM (8)
    • 1.1. Giới thiệu khái quát Công ty TNHH Ming Shin (9)
    • 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Ming Shin Việt (9)
    • 1.3. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty TNHH Ming Shin (10)
      • 1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty (10)
      • 1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban (10)
    • 1.4. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam (13)
  • PHẦN 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MING (15)
    • 2.1. Kết quả kinh doanh của công ty TNHH Ming Shin Việt Nam năm 2021- (15)
    • 2.2. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam (21)
      • 2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản – nguồn vốn (21)
      • 2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản nguồn vốn (28)
    • 2.3. Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam thông (30)
      • 2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất hoạt động (30)
      • 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán (34)
      • 2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ (36)
      • 2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời (37)
      • 2.3.5. Phân tích tình hình tài chính thông qua phân tích Dupont (40)
  • PHẦN 3. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MING SHIN VIỆT NAM (8)
    • 3.1. Nhận xét về tình hình tài chính của Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam (42)
      • 3.1.1. Những kết quả đạt được (42)
      • 3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân (0)
    • 3.2. Định hướng phát triển của Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam (44)
    • 3.3. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Ming Shin Việt Nam (45)

Nội dung

Trongquá trình thực tập nhận thức được vai trò của việc phân tích tình hình tài chính giúpcho doanh nghiệp có những hướng đi đúng đắn và những bước phát triển vững mạnh; vì vậy em đã chọ

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MING SHIN VIỆT NAM

Giới thiệu khái quát Công ty TNHH Ming Shin

 Tên Công ty: CÔNG TY TNHH MING SHIN VIỆT NAM.

 Tên quốc tế: MING SHIN (VIET NAM) COMPANY LIMITED.

 Tên viết tắt: MING SHIN.

 Địa chỉ: Đường D1, Khu công nghiệp Yên Mỹ II, Thị Trấn Yên Mỹ, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

 Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH.

 Thể loại: Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa.

 Người đại diện pháp luật: Ông Yu Gong He.

Sứ mệnh: Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu và mang lại sự hài lòng tối đa Luôn nỗ lực hết mình để phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tầm nhìn: Hướng tới trở thành nhà cung cấp hàng đầu tại Việt Nam, được khách hàng tin tưởng và lựa chọn Ming Shin mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm thân thiện với môi trường, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Giá trị cốt lõi: Chất lượng – Tiện ích – Đổi mới.

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Ming Shin Việt

Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam được thành lập vào ngày 05/05/2014, chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì Ming Shin Việt Nam là doanh nghiệp trực thuộc của Công ty TNHH Doanh nghiệp Ming Shin (Hồng Kông), có trụ sở chính đặt tại Đường D1, Khu công nghiệp Yên Mỹ II, Thị Trấn Yên Mỹ, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

Bắt đầu đi vào hoạt động, công ty chủ yếu tập trung vào lĩnh vực cung cấp các sản phẩm từ giấy như: giấy gợn sóng, giấy bìa và hộp đựng bằng giấy và bìa Đối tác của Ming Sin trong giai đoạn này chủ yếu là những khách hàng doanh nghiệp có vốn đầu tư đến từ Trung Quốc tại Việt Nam cũng như một số doanh nghiệp tại Trung Quốc.Trải qua quá trình phát triển, với sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám đốc, Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam đã từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường sản xuất bao bì và các sản phẩm từ giấy tại Việt Nam, hợp tác với những khách hàng lớn như Fujifilm, Nissei, foxconn…

Sau hơn 8 năm hoạt động, công ty vẫn giữ vững được sự ổn định, mở rộng thị trường, ngày càng hoàn thiện hơn về dịch vụ cung cấp, đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng Chính vì thế, công ty ngày càng phát triển,tạo được sự uy tín đối với khách hàng.

Bộ máy tổ chức quản lý của công ty TNHH Ming Shin

1.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Ming Shin được bố trí theo mô hình quản lý trực tuyến – chức năng Đây là một mô hình khá phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay, bởi nó thể hiện được nhiều ưu điểm so với các mô hình khác Cụ thể, cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Ming Shin được thể hiện như sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam

(Nguồn: Phòng Hành chính tổ chức) 1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốc công ty hiện nay là ông Yu Gong He, là người đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo và quản lý chiến lược của doanh nghiệp Ông không chỉ phải xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh, mà còn định rõ mục tiêu và hướng phát triển dài hạn cho công ty Qua việc quản lý hoạt động hàng ngày, giám đốc đảm bảo rằng mọi hoạt động diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả Bên cạnh đó giám đốc còn là người đưa ra những quyết định về sản xuất, kinh doanh, tài chính và các khía cạnh khác của công ty.

Phòng Hành chính tổ chức

Giám đốc có các chức năng và nhiệm vụ sau đây:

 Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty;

 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty.

 Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

 Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;

 Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quản lý nội bộ của công ty;

 Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lãi lỗ trong kinh doanh;

 Quyết định lương, phụ cấp (nếu có đối với người lao động trong công ty).

Phó giám đốc: Ông Lou Cheng Yan hiện nay là phó giám đốc Phó giám đốc sẽ có chức năng giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc Phó giám đốc là người giúp giám đốc về từng mặt công tác do giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những quyết định của mình Phó giám đốc được quyền thay giám đốc giải quyết những công việc theo giấy uỷ quyền của giám đốc và phải báo cáo lại những công việc đã giải quyết với giám đốc, phân tích tài chính, xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty và từng dự án, quản lý việc mua hàng, xuất nhập kho cung cấp và thu hồi vật tư Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.

Phòng Tài chính kế toán

Phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan đến quản lý tài chính đồng thời xây dựng các kế hoạch để phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty Lập báo cáo tài chính vào cuối mỗi kỳ hạch toán.

Kiểm tra các hoạt động thu chi, thực hiện nộp ngân sách nhà nước, bảo đảm và có trách nhiệm với cấp trên về tình hình tài chính công ty, theo dõi sổ sách chứng từ Kiểm kê tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty để đưa ra giải pháp kịp thời, chính xác Lưu trữ và bảo quản số sách kế toán, bảo mật về số liệu kế toán.

Phòng hành chính tổ chức:

Là phòng có chức năng làm nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong công tác tổ chức bộ máy, tổ chức quản lý sản xuất, quản lý đội ngũ nhân viên trong Công ty

Huy động sắp xếp lao động, thực hiện công tác bảo hộ lao động, kỹ thuật, an toàn sản xuất, công tác bảo vệ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công tác hành chính quản trị

Lập và quản lý chặt chẽ hồ sơ lý lịch công nhân viên trong Công ty đồng thời lưu trữ hồ sơ tài liệu, công văn đi và đến.

Chịu trách nhiệm về kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch đầu tư phát triển mở rộng sản xuất Chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động tiếp thị, giới thiệu, quảng bá cho các sản phẩm công ty đang cung cấp.

Tham mưu về công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, công tác tiếp thị, hồ sơ hợp đồng kinh tế và thanh lý hợp đồng kinh tế, thanh quyết toán với khách hàng.

Lập kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện Thiết lập, giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhà phân phối Tìm kiếm mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh Giải đáp các yêu cầu, khiếu nại của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của công ty Tặng quà, vật lưu niệm, viết thư cảm ơn cho khách hàng Đưa ra các chính sách ưu đãi, khuyến mại cho những khách hàng lâu năm.

Xây dựng và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ thống và chương trình hoạt động của máy móc, thiết bị trong các nhà máy sản xuất Bộ phận này trực tiếp điều hành những việc liên quan đến kỹ thuật, công nghệ và máy móc của nhà máy nhằm đảm bảo các hoạt động có liên quan đến kỹ thuật công nghệ diễn ra thuận lợi, hiệu quả Đồng thời, nhanh chóng sửa chữa, khắc phục các lỗi có liên quan đến công nghệ, máy móc, tiến hành bảo dưỡng theo quy định, đảm bảo hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ làm việc suôn sẻ, không để xảy ra tình trạng gián đoạn gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh

Phòng sản xuất phối hợp với các bộ phận khác để lập kế hoạch sản xuất bao bì dựa trên đơn đặt hàng của khách hàng, yêu cầu về số lượng và thời gian giao hàng. Nhiệm vụ của phòng sản xuất là điều phối việc sản xuất bao bì từ quá trình gia công nguyên liệu đến gia công thành phẩm, đảm bảo dòng sản xuất hoạt động mạch lạc và không gặp trở ngại.

Thực hiện kiểm tra chất lượng liên tục trong quá trình sản xuất bao bì để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã được đề ra Bên cạnh đó, phòng sản xuất còn có nhiệm vụ nghiên cứu và áp dụng các phương pháp và công nghệ mới nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất, từ việc tăng cường hiệu suất đến giảm thiểu lãng phí.

 Bộ phận kho thuộc Phòng Sản xuất thường có những nhiệm vụ cụ thể nhằm đảm bảo quản lý và vận hành kho hàng một cách hiệu quả, từ việc quản lý nguyên liệu đến sản phẩm thành phẩm Bộ phận kho có những nhiệm vụ sau đây: Quản lý hàng tồn kho, xử lý đơn hàng, đảm bảo an toàn và bảo quản hàng hóa, thực hiện kiểm kê hàng tồn kho, hỗ trợ quá trình sản xuất

Lĩnh vực kinh doanh của Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam

Công ty bao gồm các ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất các sản phẩm từ giấy, sản xuất các sản phẩm bao bì đa dạng, từ các loại bao bì giấy, hộp carton, đến các sản phẩm như hộp màu, khay nhựa, nhãn và nhiều sản phẩm khác.

Các sản phẩm chính của Công ty:

 Các sản phẩm tem nhãn (LABEL PRODUCTS): Đây là các sản phẩm là tem nhãn dán trực tiếp lên sản phẩm hoặc tem nhãn được in trên các bề mặt khác nhau để định danh sản phẩm, cung cấp thông tin về thành phần, hướng dẫn sử dụng, thông tin về thương hiệu Các tem nhãn này thường được các công ty trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất, đóng gói và bán lẻ đặt hàng.

 Sản phẩm khay nhựa (PLASTIC TRAY PRODUCTS): Đây là các sản phẩm được làm từ nhựa, có hình dạng của các khay để đựng và bảo quản sản phẩm. Các khay nhựa có thể được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm thực phẩm, y tế, điện tử Sản phẩm khay nhựa của Ming Shin được thiết kế để chịu được các điều kiện bảo quản khác nhau và dễ dàng vận chuyển.

 Sản phẩm hộp màu (COLOR BOX PRODUCTS): Đây là các sản phẩm hộp được làm từ chất liệu carton hoặc giấy, được in ấn và trang trí với các màu sắc khác nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng hấp dẫn và chuyên nghiệp Các hộp màu thường được sử dụng trong việc đóng gói và bảo quản sản phẩm, cũng như để tạo điểm nhấn trực quan trên kệ hàng trong các cửa hàng bán lẻ.

 Sản phẩm hộp carton (CARTON BOX PRODUCTS): Đây là các sản phẩm hộp được làm từ chất liệu carton, thường là carton cứng hoặc carton mỏng, được sử dụng để đóng gói và vận chuyển hàng hóa Các hộp carton thường được sử dụng trong ngành công nghiệp vận chuyển, logistics và bán lẻ.

 Sản phẩm bìa giấy (PAPERBOARD PRODUCTS): Đây là các sản phẩm được làm từ chất liệu bìa giấy, trong đó chủ yếu là bìa bồi hoặc bìa cứng, được sử dụng để tạo ra sản phẩm bìa cứng gợn sóng Sản phẩm bìa giấy này thường được sử dụng trong đóng gói.

 Sản phẩm bao bì chất xơ giấy (PULP MOLD PRODUCTS): Đây là các sản phẩm bao bì được làm từ chất xơ giấy tự nhiên và có lượng các bon thấp giúp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Sản phầm này được tạo thành thông qua quá trình ép và đùn và thường được sử dụng để đóng gói và bảo vệ sản phẩm.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MING

Kết quả kinh doanh của công ty TNHH Ming Shin Việt Nam năm 2021-

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp và phản ánh chi tiết hoạt động kinh doanh chính cùng với các hoạt động khác.

Báo cáo kết quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong quản lý doanh nghiệp, cung cấp thông tin chi tiết về hiệu suất tài chính, lợi nhuận, và chiến lược kinh doanh.

Thông qua số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh để đánh giá xu hướng phát triển của công ty qua các kỳ khác nhau Sau đây là báo cáo kết quả kinh doanh năm 2021-2022 của công ty:

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2021 - 2022

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 715.645.345.626 688.425.642.316 27.219.703.310 3,95

2.Các khoản giảm trừ doanh thu 1.690.533.272 1.068.852.860 621.680.412 58,16

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 713.954.812.354 687.356.789.456 26.598.022.898 3,87

6 Doanh thu hoạt động tài chính 946.123.546 1.654.523.456 708.399.910 -42,82

7 Chi phí tài chính 1.735.412.351 1.435.123.543 300.288.808 20,92 Trong đó: Chi phí lãi vay 1.431.561.531 1.142.356.489 289.205.042 25,32

9 Chi phí quản lý doanh 8.465.123.521 7.945.215.321 519.908.200 6,54

14 Tổng lợi nhuận trước thuế 58.579.129.908 48.217.213.988 10.361.915.920 21,49

15 Chi phí thuế thu nhập hiện hành 7.736.869.486 6.190.409.958 1.546.459.528 24,98

16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại - -

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 50.842.260.422 42.026.804.300 8.815.456.392 20,98

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của Công ty năm 2021 - 2022)

Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh có thể thấy trong 2 năm 2020 - 2021 tình hình kinh doanh của công ty có nhiều biến động Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh trong năm 2021 có nhiều tín hiệu lạc quan, cải thiện và tốt hơn so với năm 2020 do trong năm khả năng bán hàng cũng như kinh doanh của công ty hiệu quả bên cạnh đó là sự điều hành hợp lý của ban giám đốc công ty cũng như sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên trong công ty Cụ thể như sau:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2022, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là 715.645.345.626 đồng, tăng 27.219.703.310 đồng tương ứng tăng 3,95% so với năm 2021 Qua những con số trên có thể thấy mức tăng của doanh thu là không quá nhiều những cũng đã cho thấy được dấu hiệu tích cực hơn trong quá trình từng bước phục hồi sau đại dịch, các đơn hàng từ các đối tác của công ty cũng đã dần ổn định hơn giúp cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng nhẹ trong năm 2022 Dịch bệnh đã khiến con người học cách thích nghi và công cuộc chuyển đổi số công nghệ 4.0 trở thành một phần thiết yếu hơn bao giờ hết trong đời sống của không chỉ Việt Nam mà toàn bộ các nước trên thế giới, điều này đã mở ra cơ hội phát triển bùng nổ cho các sàn thương mại điện tử cũng như kinh doanh online và điều này cũng giúp Ming Shin hưởng lợi khi doanh số của sản phẩm hộp carton và sản phẩm bìa giấy tăng lên đáng kể bởi nhu cầu đóng gói hàng hóa tăng mạnh Cùng với đó chất lượng sản phẩm được cải thiện là một trong những yếu tố gây dựng niềm tin cho khách hàng góp phần gia tăng số lượng hợp đồng với công ty Tuy nhiên với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, công ty vẫn cần thu hút nhiều khách hàng hơn bằng những chính sách ưu đãi cho khách hàng, cung cấp nhiều dịch vụ phong phú, đa dạng hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để mang lại uy tín cho khách hàng làm tăng lượng khách hàng thân thiết của công ty, từ đó duy trì đà tăng trưởng doanh thu cho công ty.

Các khoản giảm trừ doanh thu: Các khoản giảm trừ doanh thu của công ty trong hai năm 2021, 2022 lần lượt là 1.068.852.860 đồng và 1.690.533.272 đồng Có thể nhận thấy các khoản giảm trừ so với tổng doanh thu thì khá nhỏ chỉ chiếm ở mức lần lượt là 0,16% và 0,24% Nguyên nhân do công ty luôn đặt yếu tố chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm hoàn thiện và đạt chất lượng cao và đúng theo yêu cầu của khách hàng Ngoài ra, các sản phẩm khác được công ty cung cấp có tỷ lệ sản phẩm bị lỗi, hỏng là khá thấp vì thế khoản giảm trừ doanh thu có thể đến từ quá trình vận chuyển một số sản phẩm có thể lỗi hỏng nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là công ty đưa ra chính sách chiết khấu thương mại cho những khách hàng đặt mua với số lượng sản phẩm lớn.

Doanh thu thuần: Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ trong năm Doanh thu thuần phản ánh đúng kết quả, chất lượng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và đưa ra cái cái nhìn tổng quan về quá trình tăng trưởng qua các thời kỳ Doanh thu thuần của công ty năm 2022 là 713.954.812.354 đồng, tăng 26.598.022.898 đồng tương ứng tăng 3,87% so với năm 2021.

Giá vốn hàng bán: Doanh thu bán hàng tăng kéo theo chi phí giá vốn cũng tăng.

Giá vốn hàng bán của công ty năm 2022 là 627.461.138.624 đồng, tăng 14.260.731.797 đồng so với năm 2021, tương ứng tăng 2,33%% Nguyên nhân làm cho giá vốn hàng bán tăng là do doanh thu tăng trong năm 2022, công ty ký kết được nhiều hợp đồng và khối lượng đơn hàng gia tăng Trong năm 2022, công ty đẩy mạnh phát triển sản phẩm, tiêu thụ hàng hóa cùng với việc nhu cầu sử dụng các sản phẩm thùng các tông, bao bì đóng gói sản phẩm tăng cao nên bán được nhiều hàng hơn, doanh thu tăng so với năm 2021 So sánh với mức tăng của doanh thu thì tốc độ tăng của giá vốn thấp hơn so với doanh thu chứng tỏ việc quản lý chi phí giá vốn của công ty tương đối tốt Giá vốn không tăng quá nhiều trong năm 2022 là bởi công ty đã nâng cao công nghệ sản xuất sản phẩm, điều này giúp cho tỷ lệ sản phẩm bị lỗi, hỏng được giảm đáng kể từ đó giúp cho chi phí nguyên vật liệu được giảm bớt Trong những năm tới công ty cần phát huy năng lực, tìm thêm các nhà cung cấp uy tín cũng như tiếp tục phát triển nâng cao công nghệ sản xuất nhằm tiếp tục giảm giá vốn để tiết kiệm chi phí và làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là tổng lợi nhuận mà công ty kiếm được sau khi trừ đi mọi chi phí liên quan đến sản xuất và bán sản phẩm hoặc các chi phí liên quan đến sản xuất và bán sản phẩm hoặc các chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của công ty Năm 2022, lợi nhuận gộp của công ty là 86.493.673.730 đồng, tăng 12.337.219.101 đồng tương ứng tăng 16,64% so với năm 2021 Hoạt động bán hàng của công ty năm 2022 cho nhiều kết quả tốt, doanh thu thuần tăng, công tác quản lý giá vốn hiệu quả với mức tăng nên lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cao Trong thời gian tới, công ty nên tiếp tục phát huy đà tăng trưởng doanh thu cũng như nâng cấp, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất và cân đối đến giá vốn nhằm nâng cao được lợi nhuận cho doanh nghiệp

Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm các khoản chiết khấu thanh toán công ty được hưởng từ nhà cung cấp và lãi tiền gửi ngân hàng Năm 2022, doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty là 946.123.546 đồng, giảm 708.399.910 đồng so với năm 2021, tương ứng giảm 42,82% Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty năm 2022 đạt hiệu quả không cao khi đã giảm khá mạnh so với năm trước Tuy nhiên khoản mục doanh thu này rất nhỏ so với doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp hàng hóa, không tác động nhiều đến kết quả kinh doanh chung của công ty cho thấy công ty tập trung cho các hoạt động kinh doanh chính của mình mà không đầu tư nhiều cho các hoạt động tài chính.

Chi phí tài chính: Chi phí tài chính phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ, bao gồm các khoản chi phí thanh toán, các khoản chiết khấu thanh toán công ty cho khách hàng hưởng, chi phí lãi vay, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay Năm 2022 chi phí tài chính của công ty là 1.735.412.351 đồng, tăng300.288.808 đồng tương ứng tăng 20,92% so với năm 2021 Nguyên nhân do trong năm 2022 công ty đã tăng vay nợ ngắn hạn thay bằng việc sử dụng lợi nhuận chưa phân phối, cùng với đó thì trong năm 2022 mức lãi suất cho vay cũng tăng đáng kể so với 2021 dẫn tới chi phí lãi vay tăng mạnh Trong đó, chi phí lãi vay năm 2022 là1.431.561.531 đồng, tăng 289.205.042 đồng tương ứng tăng 25,32% so với năm 2021.Trong năm 2022 các hoạt động kinh doanh của công ty được tiến hành nhiều hơn,công ty mua bán hàng hóa nhiều hơn nên việc thanh toán qua ngân hàng cũng tăng, do vậy các chi phí phát sinh cho việc thanh toán tăng Bên cạnh đó, để nhằm giữ được khách hàng trung thành, tạo được mối quan hệ tốt với những khách hàng mới công ty cho khách hàng hưởng chiết khấu cao hơn khi thanh toán sớm dẫn tới chi phí tài chính không thay đổi nhiều.

Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng là các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ Trong năm 2022, chi phí bán hàng của công ty là 18.215.632.156 đồng tăng 369.416.835 đồng tương ứng tăng 2,07% cho thấy sự biến động không quá lớn ở khoản mục này so với năm 2021.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp các khoản trích theo tiền lương phải trả cho cán bộ nhân viên làm việc ở các phòng ban trong doanh nghiệp, chi phí văn phòng phẩm, vật liêu, công cụ dùng cho công tác quản lý phục vụ và sửa chữa dùng chung cho toàn doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2022 của công ty là 8.465.123.521 đồng, tăng 519.908.200 đồng tương ứng tăng 6,54% so với năm 2021 Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2022 tăng không quá nhiều so với năm 2021 cho thấy doanh nghiệp đã thực hiện tốt trong việc tổ chức quản lý doanh nghiệp.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Là khoản thu nhập thu được từ hoạt động kinh doanh chính của một doanh nghiệp trừ đi các chi phí liên quan đến hoạt động đó như chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận hoạt động cho thấy khả năng của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính mà không tính đến các khoản thu nhập và chi phí khác như thu nhập từ đầu tư hoặc chi phí tài chính Năm 2022, lợi nhuận thuần từ kinh doanh của công ty là 57.592.067.717 đồng, tăng 10.150.072.306 đồng tương ứng tăng 21,39% so với năm

2021 Điều này cho thấy tình hình bán hàng của công ty có sự ổn định và tăng trưởng mạnh dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng có sự gia tăng Trong tương lai để đảm bảo mức tăng trưởng, công ty vẫn cần có các biện pháp thúc đẩy bán hàng tìm kiếm khách hàng để gia tăng doanh thu.

Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam

2.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản – nguồn vốn

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính doanh nghiệp tổng hợp phản ánh tổng quát được toàn bộ tài sản hiện có cũng như nguồn vốn để hình thành các tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán có thể đưa ra những nhận định sơ bộ ban đầu về thực trạng tài chính và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp Qua đó các nhà quản trị nắm được mức độ độc lập về mặt tài chính về an ninh tài chính cùng những khó khăn thách thức mà doanh nghiệp đang phải đương đầu Các chỉ tiêu cơ bản trong bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam bao gồm:

Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán (ngày 31/12/2022)

I Tiền và các khoản tương đương tiền 17.986.532.138 13.576.834.184 5.820.788.882 47,85

II Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0

III Các khoản phải thu ngắn hạn 64.614.962.676 54.432.028.196 10.182.934.480 18,71

1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 39.586.431.587 35.424.896.412 4.161.535.175 11,75

2 Trả trước cho người bán ngắn hạn 10.521.685.468 8.458.642.163 2.063.043.305 24,39

3 Phải thu ngắn hạn khác 14.506.845.621 10.548.489.621 3.958.356.000 37,53

V Tài sản ngắn hạn khác 10.091.192.650 10.995.055.140 (903.862.490) (8,22)

II Tài sản cố định 99.362.772.114 101.004.806.654 (1.642.034.540) (1,63)

1 Tài sản cố định hữu hình 71.468.456.466 74.547.961.489 (3.079.505.023) (4,13)

3 Giá trị hao mòn lũy kế (19.380.266.995) (19.620.489.862) 240.222.867 1,22

4 Tài sản cố định vô hình 27.894.315.648 26.456.845.165 1.437.470.483 5,43

III Bất động sản đầu tư 0 0 0 0

IV Tài sản dở dang dài hạn 28.498.745.618 12.486.878.946 16.011.866.672 128,23

V Đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0 0

VI Tài sản dài hạn khác 7.198.456.462 9.456.846.211 (2.258.389.749) (23,88)

1 Phải trả người bán ngắn hạn 68.456.125.843 51.644.894.561 16.811.231.282 32,55

2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 24.561.235.489 21.204.823.740 3.356.411.749 15,83

3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 8.754.621.562 4.612.486.546 4.142.135.016 89,80

4 Phải trả người lao động 11.654.897.546 11.879.456.123 (224.558.577) (1,89)

5 Chi phí phải trả ngắn hạn 3.548.453.126 1.648.945.612 1.8999.507.514 115,20

7 Quỹ khen thưởng phúc lợi 1.234.564.896 987.645.231 246.919.665 25

B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 149.413.116.076 144.280.618.650 5.132.497.426 3,56

1 Vốn góp của chủ sở hữu 84.731.494.516 84.731.494.516 0 0

2 Quỹ đầu tư phát triển 21.546.879.456 18.546.123.546 3.000.755.910 16,18

3 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 35.489.126.468 31.546.875.468 3.942.251.000 12,50

II Nguồn kinh phí và các quỹ khác 7.645.615.636 9.456.125.120 (1.810.509.484) (19,15) TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 287.622.845.809 244.204.482.808 43.418.363.001 17,78

Tổng tài sản của công ty năm 2022 tăng so với năm 2021, cụ thể năm 2022 tổng tài sản của công ty là 287.622.845.809 đồng, tăng 43.418.363.001 đồng tương ứng tăng 17,18% so với năm 2021 Sự biến động của các khoản mục cụ thể như sau:

Tài sản ngắn hạn của công ty đã tăng mạnh từ 119.568.515.508 đồng năm 2021 lên 148.908.345.927 đồng năm 2022 tăng 29.339.830.419 đồng tương ứng tăng 24,54% so với năm 2021 Nguyên nhân của sự giảm này đến từ các yếu tố cấu thành dưới đây:

Tiền và các khoản tương đương tiền: Bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.

Năm 2022 là 17.986.532.138 đồng, tăng 5.820.788.882 đồng so với năm 2021 tương ứng tăng 47,85% Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền biến động khá nhiều so với năm 2021 do những tháng cuối năm 2022 tình hình kinh tế thế giới chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực vì vậy công ty chủ động tăng dự trữ tiền so với 2021 phục vụ cho các hoạt động thanh toán, các khoản tiền này có thể giúp công ty có khả năng thanh toán cao trước các khoản cần thanh toán và các khoản vay trong năm, giảm bớt rủi ro trong các hoạt động chi trả Điều này đã khiến lượng tiền mặt dự trữ của công ty tăng lên Cụ thể, mức dự trữ tiền của công ty chiếm 12,08% tổng tài sản ngắn hạn vào năm 2022 và chiếm 10,17% tổng tài sản ngắn hạn năm 2021.

Các khoản phải thu ngắn hạn: Năm 2022 các khoản phải thu ngắn hạn của công ty là 64.614.962.676 đồng, tăng 10.182.934.480 đồng tương ứng tăng 18,71% so với năm 2021 Trong đó:

Phải thu ngắn hạn của khách hàng: năm 2022 khoản mục phải thu ngắn hạn của khách hàng là 39.586.431.587 đồng, tăng 4.161.535.175 đồng tương ứng tăng11,75% so với năm 2021 Phải thu khách hàng của công ty tăng lên là một biểu hiện tích cực, đồng nghĩa với sự mở rộng và phát triển trong kinh doanh, sở dĩ khoản phải thu khách hàng tăng mạnh là do công ty bán được nhiều hàng hóa, doanh thu tăng cũng kéo theo phải thu khách hàng tăng Bên cạnh đó do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành, công ty cũng đã sử dụng chính sách tín dụng nới lỏng theo hình thức bán hàng trả chậm cho khách hàng để mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng doanh thu, điều này cũng góp phần làm gia tăng các khoản phải thu khách hàng Tuy nhiên với mức tăng lớn là 11,75%, đồng thời các khoản phải thu khách hàng cũng chiếm43,39% trong TSNH thì có thể thấy chính sách tín dụng nới lỏng là con dao hai lưỡi đối với công ty Việc phải thu khách hàng của công ty tăng lên đồng thời mang theo những rủi ro cần được đánh giá và quản lý một cách cẩn thận Một trong những rủi ro quan trọng là khía cạnh tài chính Mặc dù tăng cường khách hàng có thể tăng doanh số bán hàng, nhưng nó cũng đi kèm với áp lực tài chính để duy trì và mở rộng quy mô kinh doanh Công ty cần đảm bảo rằng họ có hệ thống tài chính vững mạnh để quản lý các khoản phải thu một cách hiệu quả và tránh rủi ro về nợ.

Trả trước cho người bán ngắn hạn: năm 2022 công ty trả trước cho người bán

10.521.685.468 đồng, tăng 2.063.043.305 đồng tương ứng tăng 24,39% so với năm

2021 Trong năm 2022 công ty nhận thấy nhau cầu hàng hóa dịch vụ sẽ có sự biến động gia tăng mạnh mẽ nên công ty đã tăng lượng đặt hàng trước đối với một số nguyên vật liệu chính để đáp ứng nhu cầu sản xuất như giấy, polyethylen và nhôm; việc trả trước cho người bán nguyên vật liệu giúp đảm bảo rằng công ty có đủ nguyên vật liệu để sản xuất mà không gặp trục trặc do thiếu hụt hàng hóa hoặc việc giao hàng chậm trễ từ phía nhà cung cấp Bên cạnh đó, với việc số lượng đơn hàng gia tăng trong khi công suất hoạt động của nhà máy không đủ khả năng thực hiện cam kết với khách hàng, công ty đã sử dụng dịch vụ gia công in ấn ở một số sản phẩm nhãn dán và hộp màu, việc sử dụng dịch vụ gia công in ấn giúp công ty giải quyết vấn đề về khả năng sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu đơn hàng gia tằn đồng thời cung cấp sản phẩm chất lượng cao và đảm bảo sự linh hoạt trong quá trình sản xuất Vì vậy khoản mục trả trước cho người bán có sự tăng mạnh.

Phải thu ngắn hạn khác: năm 2021 khoản phải thu ngắn hạn khác của công ty là

14.506.845.621 đồng, tăng 3.958.356.000 đồng tương ứng tăng 37,53% so với năm

2021 Các khoản thu khác của công ty bao gồm các khoản phải thu về bồi thường vật chất đã được xử lý bắt bồi thường Những khoản phải thu này chủ yếu đến từ việc nhận bồi thường từ bảo hiểm đối với các vấn đề kỹ thuật và hỏng hóc máy móc trong quá trình sử dụng và bồi thường từ những nhà cung cấp gây hỏng hóc cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Hàng tồn kho: năm 2022 hàng tồn kho của công ty là 56.215.658.463 đồng, tăng

8.560.763.328 đồng tương ứng tăng 17,96% so với năm 2021 Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là các thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán Nhận thấy có nhiều dấu hiệu gia tăng về giá của các loại hàng hóa này nên đã nhập thêm nguyên vật liệu để sản xuất gia tăng lượng hàng dự trữ, tránh sự tăng giá đột ngột ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Việc tăng dự trữ hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng sẽ làm tăng các khoản chi phí dự trữ, chi phí bảo quản và chi phí quản lý hàng tồn kho…

Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn khác của công ty năm 2022 là 10.091.192.650 đồng, giảm 903.862.490 đồng tương ứng giảm 8,22% so với năm

2021 Tài sản ngắn hạn khác của công ty là các khoản thuế GTGT được khấu trừ.

Nguyên nhân của sự gia tăng này là do lượng hàng công ty đã nhập về nhiều hơn so với năm 2021 nên thuế GTGT được khấu trừ tăng.

Một phần không thể thiếu của một công ty là TSDH, tỷ trọng TSDH trên tổng tài sản của công ty năm 2022 là 48,23% và năm 2021 là 51,04%.

Tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình bao gồm nhà xưởng, văn phòng, máy móc thiết bị, thiết bị truyền dẫn và thiết bị dụng cụ quản lý Năm 2022, tài sản cố định hữu hình giảm 3.079.505.023 đồng, tương ứng 4,13% Nguyên nhân là do trong năm 2022 công ty đã thanh lý một vài tài sản cố định Việc thanh lý các tài sản cố định giúp công ty có thêm nguồn thu nhập khác để đầu tư vào tài sản cố định mới.

Nguyên giá TSCĐ: năm 2022 nguyên giá tài sản cố định của công ty là

90.848.723.461 đồng, có sự giảm nhẹ so với năm 2021 là 3.319.727.890 đồng, tương đương giảm 3,53% Trong năm công ty thanh lý TSCĐ nên khoản mục nguyên giá TSCĐ giảm nhẹ.

Giá trị hao mòn lũy kế : Trong năm 2022 công ty tiếp tục trích khấu hao với các tài sản cố định đang sử dụng một khoản là 19.380.266.995, giảm 1,22% so với năm

2021 Do một số TSCĐ của công ty được trích khấu hao đều hàng năm 2021 được thanh lý nên khấu hao lũy kế năm 2022 có sự giảm nhẹ.

Nguồn vốn thể hiện quy mô và cơ cấu các nguồn vốn được đầu tư và huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Thông qua đó có thể đánh giá một cách khái quát mức độ tự chủ về tài chính và khả năng rủi ro tài chính của doanh nghiệp Nguồn vốn của công ty Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam cũng có sự thay đổi tương ứng với tổng tài sản khi trong năm 2021 là 244.204.482.808 đồng đến năm 2022 tăng đến 287.622.845.809 đồng, tăng 43.418.363.001 đồng tương đương tăng 17,78% so với năm 2021 Cụ thể như sau:

Nợ ngắn hạn: Nợ phải trả của công ty chỉ bao gồm nợ ngắn hạn Nợ phải trả của công ty năm 2022 là 130.564.114.097 đồng, tăng 30.640.249.939 đồng so với năm

Vay và nợ ngắn hạn: chỉ tiêu này năm 2022 là 12.354.215.635 đồng, tăng

4.408.603.290 đồng, tương ứng tăng 55,48% Nguyên nhân là do trong năm 2022,công ty cần vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện những hợp đồng đặt hàng với đối tác lớn nhưng những các khoản phải thu ngắn hạn của công ty cũng đã tăng tới 18% dẫn đến vấn đề về dòng tiền nên đã vay thêm 1 khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng BIDV, do vậy vay ngắn hạn của công ty tăng so với năm 2021 Mức tăng này khá lớn so với năm 2021 vì vậy công ty cần quản lý chặt chẽ nguồn vốn này để tránh gặp phải những rủi ro tài chính.

Phải trả người bán ngắn hạn: Năm 2022, phải trả người bán là 68.456.125.843 đồng, tăng 16.811.231.282 đồng tương ứng tăng 32,55% so với năm 2021 Trong năm

2021 công ty nhập thêm nguyên vật liệu để sản xuất; với uy tín của mình cùng với lịch sử tín dụng tốt công ty đã đạt được thỏa thuận với các nhà cung cấp chính nguyên vật liệu về việc nâng hạn mức tín dụng cho phép công ty thanh toán chậm nhiều hơn, vì thế khoản phải trả người bán tăng Việc các khoản phải trả cho người bán tăng cho thấy công ty tận dụng tốt lợi thế đòn bẩy tài chính để đáp ứng nhu cầu vốn mở rộng quy mô kinh doanh của công ty Tuy nhiên, việc tăng khoản phải trả cho người bán trong năm 2022 so với năm 2021 cũng đồng nghĩa với việc công ty phải đối mặt với các thách thức tài chính Điều này đặt ra yêu cầu về việc quản lý tài chính một cách cẩn thận, đảm bảo rằng các quyết định về vay mượn và chi tiêu được đưa ra một cách có hiệu quả nhất để tối đa hóa lợi ích cho công ty và đảm bảo sự ổn định tài chính trong dài hạn.

Người mua trả tiền trước ngắn hạn: Năm 2022 khoản mục người mua trả tiền trước là 24.561.235.489 đồng, tăng 3.356.411.749 đồng tương ứng tăng 15,83% so với năm 2021 Trong năm 2022 số hợp đồng đặt hàng sản phẩm bao bì và tem nhãn có sự tăng đáng kể Khoản mục này có sự gia tăng là do chính sách giảm giá hấp dẫn của công ty đối với những khách hàng trả tiền trước và có đơn hàng lớn cũng như trong một số đơn hàng có giá trị cao, công ty cũng đã yêu cầu người mua trả tiền trước như một điều kiện để tiến hành giao dịch.

Quỹ khen thưởng phúc lợi: Quỹ khen thưởng phúc lợi là quỹ dùng để chi thưởng cho ban lãnh đạo, nhân viên của công ty Năm 2022, quỹ khen thưởng phúc lợi là 1.234.564.896 đồng, tăng 246.919.665 đồng tương ứng tăng 25% so với năm 2021.

NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MING SHIN VIỆT NAM

Nhận xét về tình hình tài chính của Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam

3.1.1 Những kết quả đạt được

Qua việc đánh giá các chỉ số tài chính, Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam thể hiện một nền tảng vững chắc với sức khỏe tài chính ngày càng được cải thiện trong năm 2022 Những chỉ số này không chỉ phản ánh khả năng thanh khoản và hiệu suất hoạt động tích cực, mà còn đặt ra những nền tảng vững chắc cho sự bền vững của doanh nghiệp trong tương lai Qua phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam hai năm 2021 – 2022 có thể thấy một số thành tựu đáng ghi nhận như sau:

Công ty hiện đang tỏ ra rất tích cực trong việc thúc đẩy doanh thu, một trong những ưu điểm lớn nhất có thể nhìn thấy thông qua các con số tài chính Tăng trưởng doanh thu của công ty là một yếu tố quan trọng, đặc biệt nếu nó phản ánh sự thành công trong chiến lược tiếp cận thị trường hoặc sự mở rộng hiệu quả vào các lĩnh vực kinh doanh mới.

Công ty cũng cho thấy khả năng đầu tư hiệu quả thông qua các dấu hiệu tích cực trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, nghiên cứu phát triển và mở rộng Điều này có thể là một yếu tố quan trọng đối với sự tăng trưởng bền vững của công ty.

Khả năng thanh toán và quản lý nợ của công ty cũng được đánh giá cao, minh bạch trong cấu trúc tài chính và khả năng duy trì tình hình tài chính ổn định ngay cả trong bối cảnh thị trường biến động Sự ổn định này tạo nền tảng cho sự tự tin của công ty và tạo niềm tin từ phía cổ đông và đối tác kinh doanh Các tỷ số nợ (năm 2021 là 0,41 lần, năm 2022 là 0,45 lần), tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (năm 2021 là 0,69 lần, năm 2022 là 0,87 lần) ở mức an toàn, luôn được đảm bảo

Chính sách dự trữ tiền mặt của công ty hợp lý, dự trữ quá không quá nhiều tiền mặt Công ty áp dụng tốt các mô hình quản trị tiền mặt hợp lý khiến cho hoạt động kinh doanh của công ty hiệu quả Cụ thể trong hai năm 2021, 2022 khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của công ty lần lượt là 10,17% và 12,08% trong tài sản ngắn hạn Việc không dự trữ quá nhiều tiền mặt giúp công ty có thêm cơ hội đầu tư sinh lời vào các khoản mục đầu tư khác.

Thời gian quay vòng hàng tồn kho của công ty hai năm 2021 và 2022 ở mức tương đối ngắn (năm 2021 và 2022 lần lượt là 12,87 ngày và 11,16 ngày) cho thấy hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại công ty là khá tốt, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho nhanh giúp cho tốc độ luân chuyển vốn cao.

Khả năng sinh lời trong năm 2022 của công ty có xu hướng tăng nhẹ so với năm

2021, các chỉ số này của công ty ở mức khá cao Do quản trị chi phí tốt dẫn đến khả năng sinh lời của công ty khá cao Qua phân tích và tính toán, có thể nhận thấy công ty thực sự đã tạo ra lợi nhuận cao từ chính doanh thu thuần, nguồn tài sản hay nguồn vốn chủ sở hữu Các chỉ số ROS (năm 2021 là 6,11%, năm 2022 là 7,12%), ROA (năm

2021 là 17,21%, năm 2022 là 17,6/%), ROE (năm 2021 là 29,13%, năm 2022 là 34,03%) của công ty đã tăng nhẹ qua hai năm Ban lãnh đạo công ty cần tiếp tục phát triển những chính sách hiện tại đối với hiệu quả sử dụng tài sản, sử dụng nguồn vốn của công ty để tạo ra lợi nhuận Tuy nhiên cũng cần cần tiếp tục tính toán kỹ lưỡng các khoản chi phí hoạt động để nâng cao, cải thiện hơn nữa lợi nhuận và khả năng sinh lời trong giai đoạn tới.

3.1.2 Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm và những kết quả mà công ty đã đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm cần khắc phục để hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả hơn như:

Khả năng thanh toán tốt chưa tốt (năm 2022 khả năng thanh toán ngắn hạn là 1,14lần, giảm 0,06 lần so với năm 2021; khả năng thanh toán nhanh là 0,71 lần, giảm 0,01 lần so với năm 2021; khả năng thanh toán tức thời là 0,14 lần, tăng 0,02 lần so với năm 2021) có thể thấy những chỉ tiêu này còn khá thấp, điều này ảnh hưởng đến việc tạo dựng niềm tin của công ty với các đối tác và nhà cung cấp, ảnh hưởng đến nền tảng phát triển vững chắc cho công ty

Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tổng tài sản (năm 2021 là 2,81 lần, năm 2022 là 2,48 lần), hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn (năm 2021 là 5,75 lần, năm 2022 là4,79 lần), hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn (năm 2021 là 5,51 lần, năm 2022 là 5,15 lần) của công ty đang ở mức thấp và có xu hướng giảm cho thấy công tác sử dụng tài sản vào việc tạo ra doanh thu thuần của công ty mang lại hiệu quả không cao, giá trị doanh thu thuần mang lại khá thấp so với tài sản đã bỏ ra Do đó, công ty cần xây dựng những kế hoạch sử dụng tài sản có hiệu quả để mang lại lợi nhuận cao hơn.Khoản phải thu khách hàng tuy tăng mạnh (năm 2022 tăng 18,71%) và chiếm tỷ trọng cao trong TSNH với 43,39% dẫn đến việc công ty luôn bị chiếm dụng vốn khá lớn, đây là điều không tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty Việc khách hàng chiếm dụng vốn lớn cũng làm cho những khoản nợ xấu của công ty có xu hướng gia tăng, có thể gây ra những khoản nợ khó đòi, tạo ra những rủi ro lớn trong việc quản lý các khoản nợ.

3.1.3 Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế

Khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh giảm, đồng thời với việc khả năng thanh toán tức thời có sự gia tăng đã phản ánh sự khó khăn trong hệ thống quản lý tài chính của công ty Điều này là do việc quản lý công nợ khách hàng và chi phí ngắn hạn không hiệu quả, dẫn đến việc trì hoãn thanh toán và áp lực tài chính Công ty có thể sẽ phải đối mặt với các thách thức như nhu cầu thanh toán đột ngột từ các bên liên quan hoặc áp lực tài chính từ các khoản nợ đến hạn Việc không thể đáp ứng đúng thời hạn thanh toán có thể dẫn đến mất niềm tin từ phía các đối tác và nhà cung cấp, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của công ty và có thể làm giảm nền tảng phát triển vững chắc cho tương lai.

Sự sụt giảm trong hiệu suất sử dụng tổng tài sản, tài sản ngắn hạn và dài hạn, cho thấy rằng công ty không thể tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có để tạo ra giá trị kinh doanh Điều này là do công ty đang thiếu kế hoạch đầu tư dài hạn và chiến lược quản lý tài sản không hiệu quả Công ty cần xem xét cách tối ưu hóa cơ cấu tài sản, tăng cường hiệu suất sử dụng thông qua việc đánh giá lại chiến lược đầu tư và phát triển kế hoạch dài hạn thích hợp để đảm bảo tài sản được sử dụng một cách hiệu quả và mang lại giá trị kinh doanh cao nhất.

Sự tăng mạnh trong khoản phải thu khách hàng, cùng với tỷ trọng cao của nó trong tài sản ngắn hạn, có thể tạo ra áp lực lớn đối với tài chính của công ty Đây là dấu hiệu của việc công ty đang gặp vấn đề trong quản lý công nợ và chính sách thu nợ. Việc chiếm dụng vốn lớn từ khách hàng không chỉ ảnh hưởng đến tính thanh khoản của công ty mà còn tạo ra rủi ro về các khoản nợ xấu và khó đòi lại Điều này có thể dẫn đến việc không thể quản lý hiệu quả các khoản nợ, gây ra chi phí thu nợ cao và tăng rủi ro tài chính cho công ty Để giải quyết vấn đề này, công ty cần thiết lập chính sách quản lý tài chính cẩn thận và cải thiện quy trình thu nợ để giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa quản lý nguồn vốn.

Định hướng phát triển của Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam

Để đảm bảo sự bền vững và hiệu quả, công ty đang chú trọng vào việc nâng cao chất lượng của sản phẩm, nhấn mạnh vào tính thân thiện với môi trường Đồng thời, việc đổi mới công nghệ và tích hợp Công nghệ 4.0 giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí, và tăng cường hiệu suất Mục tiêu hoạt động của công ty là không ngừng phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động, đem lại niềm tin và lợi ích tốt nhất cho khách hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho công ty và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh, bền vững.

Mở rộng dòng sản phẩm và dịch vụ là một hướng phát triển quan trọng của công ty, phản ánh sự đa dạng và linh hoạt để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng Đồng thời, việc tích hợp thương mại điện tử và tiếp thị số giúp mở rộng khả năng tiếp cận và cung cấp trải nghiệm mua sắm tốt hơn trong thời đại số hóa ngày nay. Nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật thông qua các lớp đào tạo chuyên môn Thực hiện tốt công tác tiết kiệm chi phí, giảm chi phí đầu vào nhằm ổn định giá thành sản phẩm, nhằm tăng nguồn lợi nhuận và nâng cao thu nhập cho nhân viên trong Công ty.

Việc đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân sự được đẩy mạnh, nhằm nâng cao kỹ năng, sáng tạo và sự hiểu biết về xu hướng mới trong ngành Nhân sự có kỹ năng và kiến thức sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững và thành công của doanh nghiệp Nâng cao thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì hiệu quả quản lý hệ thống chất lượng, nâng cao thu nhập của người lao động trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiếp tục thực hiện cơ chế quản lý mới.

Nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, phát triển công ty ngày càng lớn mạnh, bền vững Chắc chắn trong năm 2024, khách hàng sẽ luôn được phục vụ tốt hơn, trải nghiệm tốt hơn và ngày càng hài lòng với các sản phẩm của công ty.

Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Ming Shin Việt Nam

3.3.1 Tăng cường quản trị chi phí

Dựa vào đánh giá tình hình tài chính, có thể thấy rằng công ty đang gặp thách thức trong việc chuyển đổi doanh thu lớn thành lợi nhuận ròng đáng kể, chủ yếu do chi phí quản lý kinh doanh đang đứng ở mức cao Để tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng cường lợi nhuận, việc quản lý chặt chẽ các khoản chi phí liên quan đến quản lý là điểm chính cần tập trung Trong chiến lược này, công ty cần xem xét và cắt giảm các chi phí không cần thiết, những chi phí nên được chi trả chỉ khi cần thiết tối đa hóa nguồn lực và giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Ngoài ra, việc tạo ra ý thức tiết kiệm chi phí điện nước cho nhân viên văn phòng là một bước quan trọng để giảm chi phí chung và hướng công ty đến sự bền vững Mục tiêu cuối cùng là cân nhắc giữa việc tiết kiệm chi phí và duy trì chất lượng hoạt động Việc này sẽ không chỉ giúp công ty tăng cường lợi nhuận mà còn xây dựng sự uy tín và sự tin tưởng từ phía đối tác kinh doanh Điều này là quan trọng trong việc định hình chiến lược tài chính và quản lý chi phí của công ty để đảm bảo sự bền vững và phát triển trong tương lai.

3.3.2 Tăng cường quản lý các khoản phải thu

Bằng cách thực hiện chính sách trả chậm và chiết khấu, công ty có thể mở rộng sự hấp dẫn đối với khách hàng mới Tuy nhiên, đánh giá từ tình hình tài chính của công ty, ta nhận thấy rằng các khoản phải thu chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản ngắn hạn (45,52% vào năm 2021 và 43,39% vào năm 2022), đồng nghĩa với việc quản lý khoản phải thu chưa đạt hiệu suất tốt Sự tăng cao của tỷ trọng này có thể mang theo rủi ro tài chính khi khách hàng không có khả năng thanh toán nhanh chóng, cũng như gây tăng chi phí quản lý nợ và chi phí thu hồi nợ Hơn nữa, việc giữ các khoản nợ lâu dài có thể ảnh hưởng đến khả năng sử dụng vốn của công ty cho các hoạt động đầu tư khác Công ty cần cân nhắc giữa việc thu hút khách hàng thông qua chính sách trả chậm và chiết khấu và việc quản lý tốt hơn khoản phải thu để tránh rủi ro tài chính và tối đa hóa cơ hội đầu tư hiệu quả. Để giảm tình trạng chiếm dụng vốn từ khách hàng và các đối tác, công ty cần điều chỉnh lại chính sách và áp dụng biện pháp phân loại nhóm khách hàng Có thể chia nhóm khách hàng của công ty thành 5 nhóm sau:

Nhóm 1: Khách hàng ổn định:

Là nhóm khách hàng có lịch sử thanh toán đều đặn, ổn định về tài chính và có mối quan hệ lâu dài với công ty Công ty có thể cung cấp điều kiện thanh toán linh hoạt và chiết khấu để duy trì mối quan hệ tích cực và khuyến khích sự trung thành. Nhóm 2: Khách hàng rủi ro thấp:

Là nhóm khách hàng mới, dù họ có thông tin tài chính và lịch sử thanh toán tốt, tuy nhiên, chưa có quan hệ đối tác lâu dài, công ty nên thực hiện một quy trình kiểm tra tín dụng cẩn thận trước khi cung cấp nợ Điều này bao gồm việc xác minh độ tin cậy của thông tin tài chính, đánh giá rủi ro và khả năng thanh toán trong tương lai. Đồng thời, việc giữ liên lạc chặt chẽ với khách hàng mới là quan trọng để đảm bảo sự hiểu biết và duy trì mối quan hệ tích cực, từ đó đảm bảo thanh toán đúng hẹn và xây dựng sự tin tưởng lâu dài.

Nhóm 3: Khách hàng cần đánh giá kỹ:

Một số đối tác trong danh sách có lịch sử thanh toán không đều, tuy nhiên, họ được đánh giá là có tiềm năng phát triển và đóng góp quan trọng cho doanh nghiệp Để giảm thiểu rủi ro tài chính, công ty đang thực hiện một quá trình đánh giá tín dụng chặt chẽ đối với những đối tác này Ngoài ra, việc xem xét và thiết lập điều kiện thanh toán cũng được ưu tiên để tối ưu hóa khả năng thanh toán và đồng thời bảo vệ tài chính của công ty trước những thách thức có thể phát sinh.

Nhóm 4: Khách hàng khó thanh toán:

Những đối tác trong nhóm này có lịch sử thanh toán không ổn định, điều này tăng rủi ro về khả năng không thanh toán đúng hẹn Để đối mặt với thách thức này, công ty cần triển khai các biện pháp quản lý tín dụng cứng rắn Đồng thời, công ty cũng thực hiện việc hạn chế mức nợ đối với những đối tác này và xem xét các phương án linh hoạt để đảm bảo thanh toán khi gặp khó khăn Điều này nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro tài chính và bảo vệ lợi ích của công ty trong quá trình giao dịch với những đối tác có khả năng thanh toán không đồng đều.

Công ty đang trải qua một giai đoạn quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và tăng cường hiệu suất tài chính Để nâng cao mức sinh lời trong sản xuất kinh doanh hiện tại, công ty cần tập trung vào việc gia tăng hiệu quả sản xuất thông qua việc đầu tư vào công nghệ tiên tiến, tối ưu hóa quy trình làm việc Điều này cần được đồng hành bởi sự hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân sự để đảm bảo mỗi thành viên đều có cơ hội phát triển và đóng góp tích cực với công ty. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của môi trường kinh doanh đầy thách thức, công ty cần tập trung vào việc phát triển một chương trình đào tạo toàn diện cho đội ngũ nhân viên Điều này bao gồm việc thiết kế các khoá đào tạo chuyên sâu nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn và sự hiểu biết về ngành nghề của nhân viên Không chỉ tập trung vào việc chú trọng vào kỹ năng chuyên môn, mà còn cần thiết lập các chương trình đào tạo về nhận thức về tổ chức, giá trị cốt lõi, và cam kết đạo đức trong công việc Điều này sẽ giúp xây dựng một đội ngũ nhân viên không chỉ lành nghề mà còn có lòng trung thành và cam kết với sứ mệnh và giá trị của công ty.

Tiếp tục tăng cường hoạt động quản lý vốn, theo dõi các khoản phải thu, các khoản đến hạn hoặc quá hạn để kịp thời có những biện pháp thích hợp, tránh tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn Công ty cần chú trọng đến chiến lược để huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả, hợp lý Bên cạnh đó công ty cũng cần cân nhắc nâng tỷ lệ dự trữ tiền mặt để gia tăng khả năng thanh toán của công ty, tránh những rủi ro trong thanh toán và duy trì uy tín của công ty.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho Công ty cần thiết lập chính sách quảng bá và mở rộng thị trường cẩn thận,kèm theo các chiến lược khuyến mại để giữ chân khách hàng Điều này sẽ đóng góp đáng kể vào việc cải thiện lợi nhuận và định vị thị trường của công ty.

Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam, được tiếp xúc với công việc chuyên môn và tìm hiểu thực tế tình hình tài chính của công ty, em đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp Từ đó thấy được những ưu điểm cũng như những yếu điểm mà công ty cần phải khắc phục.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam không ngừng nâng cao chất lượng, ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường cũng như tạo được niềm tin đối với khách hàng Công ty đang từng bước hoàn thiện và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất

Trong thời gian thực tập tại Công ty cùng với sự tìm hiểu thực tế và kiến thức đã được học, dưới sự giúp đỡ tận tình của cô Phạm Thị Bảo Oanh và các anh chị trong phòng kinh doanh, phòng kế toán của Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam Em đã đi sâu phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam, từ đó bày tỏ những ý kiến của mình nhằm nâng cao tình hình tài chính, với hy vọng phần nào giúp công ty khắc phục nhưng tồn tại và có những định hướng phát triển bề vững trong tương lai.

Do thời gian có hạn cùng với kiến thức chưa được hoàn thiện nên bản báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô để Báo cáo thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 1 năm 2024

Sinh viên Ngô Tuấn Sơn

1 TS Đỗ Trường Sơn, Phân tích Tài chính doanh nghiệp - Slide Bài giảng, Trường ĐH Thăng Long.

2 TS Đỗ Trường Sơn, Quản trị rủi ro tài chính - Slide Bài giảng, Trường ĐH Thăng Long.

3 Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê.

4 Nguyễn Năng Phúc (2013), Giáo trình phân tích Báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân

5 GS.TS Ngô Thế Chi & PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ (2005), Giáo trình Phân tích

Tài chính Doanh nghiệp, NXB Tài chính, Học viện Tài chính, Hà Nội

6 Nguyễn Hải Sản (1996), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

7 TS Ngô Thị Quyên, Slide bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp 1, Trường Đại học Thăng Long

8 Báo cáo Tài chính Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam năm 2021-2022.

PHỤ LỤCPhụ lục 1: Bảng cân đối kế toán Công ty TNHH MING SHIN năm 2021 – 2022

Phụ lục 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Ming Shin năm 2021 – 2022

Ngày đăng: 21/10/2024, 12:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh ming shin việt nam
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam (Trang 10)
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2021 - 2022 - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh ming shin việt nam
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2021 - 2022 (Trang 15)
Hình kinh doanh của công ty có nhiều biến động. Nhìn chung tình hình sản xuất kinh - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh ming shin việt nam
Hình kinh doanh của công ty có nhiều biến động. Nhìn chung tình hình sản xuất kinh (Trang 16)
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán (ngày 31/12/2022) - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh ming shin việt nam
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán (ngày 31/12/2022) (Trang 22)
Bảng 2.4. Phân tích các chỉ tiêu hoạt động của Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh ming shin việt nam
Bảng 2.4. Phân tích các chỉ tiêu hoạt động của Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam (Trang 30)
Bảng 2.5. Khả năng thanh toán của Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh ming shin việt nam
Bảng 2.5. Khả năng thanh toán của Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam (Trang 34)
Bảng 2.6. Khả năng quản lý nợ của Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh ming shin việt nam
Bảng 2.6. Khả năng quản lý nợ của Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam (Trang 36)
Bảng 2.7. Khả năng sinh lời của Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh ming shin việt nam
Bảng 2.7. Khả năng sinh lời của Công ty TNHH Ming Shin Việt Nam (Trang 37)
Bảng 2.8. Phân tích Dupont với ROA - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh ming shin việt nam
Bảng 2.8. Phân tích Dupont với ROA (Trang 40)
w