1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh phát triển thương mại gia thịnh phát

44 6 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty TNHH Phát Triển Thương Mại Gia Thịnh Phát
Tác giả Cao Thanh Vân
Người hướng dẫn Ngô Thị Quyên
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 5,39 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Các thông tin chung về công ty (8)
  • 1.2. Quá trình hình thành và phát triển (8)
    • 1.2.1. Quá trình hình thành của công ty (8)
    • 1.2.2. Định hướng phát triển của công ty (9)
  • 1.3. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty (9)
    • 1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty (9)
    • 1.3.2. Chức năng của từng bộ phận (10)
  • 1.4. Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của công ty (11)
  • PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI GIA THỊNH PHÁT (12)
    • 2.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của Công Ty TNHH Phát Triển Thương Mại Gia Thịnh Phát (12)
      • 2.1.1. Phân tích tình hình tài sản (12)
        • 2.1.1.1. Tài sản ngắn hạn (13)
        • 2.1.1.2. Tài sản dài hạn (14)
      • 2.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn (16)
        • 2.1.2.1. Nợ phải trả (16)
        • 2.1.2.2. Vốn chủ sở hữu (17)
    • 2.2. Phân tích kết quả kinh doanh của Công Ty TNHH Phát Triển Thương Mại Gia Thịnh Phát (19)
    • 2.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công Ty TNHH Phát Triển Thương Mại Gia Thịnh Phát (24)
      • 2.3.1. Chỉ tiêu tài chính phản ánh khả năng thanh toán (24)
      • 2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý tài sản (27)
      • 2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý nợ (33)
      • 2.3.4. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời (35)
  • PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI GIA THỊNH PHÁT (38)
    • 3.1.1. Những kết quả đạt được (38)
    • 3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân (39)
    • 3.2. Những đề xuất nhằm nâng cao tình hình tài chính của công ty (41)
      • 3.2.1. Giải pháp cải thiện công tác quản lý và chi phí cho doanh nghiệp (41)
      • 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay (41)
      • 3.2.3. Giải pháp cải thiện hiệu quả sử dụng tài sản lưu động (42)

Nội dung

Để có thể khôi phục doanh thu và lợi nhuận như những năm trước thì một doanh nghiệp cần phải nắm rõ tình hình tài chính của mình thông qua việc phân tích tình hình tài chính của công ty

Các thông tin chung về công ty

Tên công ty: Công Ty TNHH Phát Triển Thương Mại Gia Thịnh Phát Địa chỉ: Số 54 phố Phương Liệt, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam

Người đại diện trước pháp luật: Lưu Thị Hảo

Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH Một Thành Viên

Lĩnh vực kinh doanh: Bán buôn tổng hợp

Quá trình hình thành và phát triển

Quá trình hình thành của công ty

Công Ty TNHH Phát Triển Thương Mại Gia Thịnh Phát được thành lập ngày 30 tháng 11 năm 2017 theo giấy phép đăng kí kinh doanh số 0988629589 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 1 tháng 12 năm 2017 Vốn điều lệ của Công Ty TNHH Phát Triển Thương Mại Gia Thịnh Phát theo chứng nhận đăng ký kinh doanh là 900.000.000 đồng Ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn tổng hợp các loại thực phẩm đồ uống, bán lẻ các loại hàng hóa đồ dùng trong các cửa hàng chuyên doanh, đại lý môi giới, vận tải hàng hóa, dịch vụ cơ sở lưu trú, nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động,

… Chính những hoạt động kinh doanh với nhiều hình thức của công ty đã đem đến nhiều lợi nhuận và doanh thu trong tình trạng Covid 19 diễn ra hiện nay.

Công Ty TNHH Phát Triển Thương Mại Gia Thịnh Phát xuất phát điểm là một công ty nhỏ, mặt bằng và cơ sở vật chất được đánh giá là yếu kém Tuy nhiên, công ty lại được xây dựng bởi đội ngũ cán bộ công nhân viên chức chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm Các nhân viên và chuyên viên trong công ty được đào tạo chính quy ở trong nước và nước ngoài, được học tập và trau dồi kinh nghiệm ở môi trường làm việc năng động và hiện đại Trong quá trình làm việc tại công ty, đội ngũ nhân viên được nâng cao trình độ, tác phong làm việc chuyên nghiệp, ứng phó kịp thời các tình huống gây bất lợi cho công ty, đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng và đối tác, đồng thời tuân thủ các quy định chặt chẽ của pháp luật về hoạt động kinh doanh và chuẩn mực đạo đức trong nghề nghiệp.

Sau 2 năm hoạt động, công ty đã có một chiến lược định hướng phát triển lâu dài, kèm theo đó là khắc phục được sự yếu kém của cơ sở vật chất Công ty đã đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo bộ mặt khang trang cho công ty Các công nghệ chế tạo và làm ra thành phẩm cũng được cải tiến để phù hợp với thời đại ngày nay.

Định hướng phát triển của công ty

Từ khi hình thành công ty đến thời điểm hiện tại, công ty đều định hướng với tiêu chí là chất lượng sản phẩm tốt, giá thành phù hợp với mức thu nhập của khách hàng, tư vấn chuyên nghiệp, lấy sự hài lòng của khách hàng làm động lực phát triển kinh doanh và lấy uy tín để đảm bảo xây dựng hình tượng công ty Với 4 năm kinh nghiệp hoạt động kinh doanh trên thị trường, công ty đã dần khẳng định được chỗ đứng trên thương trường kinh doanh và vị thế của mình trong nền kinh tế Công ty tập trung nhân lực và trí tuệ để đẩy lùi khó khăn trong tình hình Covid 19 hiện này, nắm bắt cơ hội, đổi mới chiến lược, sử dụng tối đa các nguồn vốn, đầu tư các trang thiết bị tân tiến phục vụ sản xuất kinh doanh,xây dựng công ty trở thành doanh nghiệp phát triển mạnh toàn diện trong lĩnh vực bán buôn tổng hợp, tiếp tục xây dựng thương hiệu cá nhân và tạo sự tin tưởng cho các đối tác trong kinh doanh Để đáp lại sự tin tưởng của khách hàng dành cho mình suốt thời gian qua, công ty luôn cố gắng nỗ lực đem tới cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất với giá thành hợp lý phù hợp với mỗi đối tượng khách hàng, góp phần xây dựng nền kinh tế tăng trưởng trong thời kì tới.

Bộ máy tổ chức quản lý của công ty

Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công Ty TNHH Phát Triển Thương Mại Gia Thịnh Phát

(Nguồn: Phòng kế hoạch tài chính)

Phòng kế hoach tài chính

Phòng kế toán Phòng kinh doanh Kho vận

Chức năng của từng bộ phận

- Giám đốc: là người có quyền hành cao nhất, đại diện cho công ty theo pháp luật, điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty Giám đốc có nhiệm vụ tổ chức, điều hành, quyết định các chính sách, kế hoạch hoạt động kinh doanh của công ty, điều chỉnh các phương hướng theo đúng quyền hạn, chức năng được phân bổ Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời, Giám đốc có nghĩa vụ quyết định phân chia lợi nhuận, phân phối lợi nhuận vào các quỹ của doanh nghiệp, quyết toán các vấn đề thu chi của doanh nghiệp, thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản ngân sách hàng năm.

- Phó Giám đốc: là cánh tay phải đắc lực của Giám đốc, giúp Giám đốc điều hành và quản lý công ty một cách hiệu quả nhất, là người được Giám đốc ủy quyền về một số lĩnh vực cụ thể Phó Giám đốc là người được Giám đốc trực tiếp giao việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ được giao Phó Giám đốc là người chịu trách nhiệm về việc phân công, thiết lập mục tiêu, chính sách cho từng bộ phận, phối hợp chỉ đạo các phòng ban để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp Từ đó báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình chung của từng bộ phận.

- Phòng kế hoạch tài chính: có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong việc thực hiện công tác lập kế hoạch, quản lý tài chính của công ty Tổ chức thực hiện và đề xuất các quy chế, quy định quản lý các nguồn tài chính Tổ chức bộ máy và mạng lưới trong doanh nghiệp, công tác quản trị nhân sự, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động có liên quan đến hành chính nhân sự và các chính sách đối với đội ngũ nhân viên Không những thế, Phòng kế hoạch tài chính còn chịu trách nhiệm trong việc quản lý, lưu trữ hồ sơ, sơ yếu lý lịch của nhân viên toàn công ty Đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan đến tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và nghỉ hưu đối với nhân viên và các lãnh đạo Ngoài ra, Phòng kế hoạch tài chính còn phải theo dõi và kiểm soát về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Phòng kế toán: là phòng tham mưu chuyên phụ trách Tài chính – Kế toán – Tín dụng của doanh nghiệp Phòng kế toán có nhiệm vụ ghi chép và theo dõi đầy đủ hoạt động kinh doanh đã và đang diễn ra của doanh nghiệp; kiểm soát các hoạt động trong công ty theo quy định của doanh nghiệp; giải quyết các chứng từ cho các loại tài sản, công nợ của doanh nghiệp; giao dịch với ngân hàng, tính toán, trích nộp đầy đủ các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước Định kì lập các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính; thực hiện và theo dõi các khoản tiền lương, bảo hiểm của người lao động; quyết toán các chi phí có liên quan đến doanh nghiệp.

- Phòng kinh doanh: có chức năng đưa ra ý kiến, đề xuất cho Giám đốc về các vấn đề liên quan đến hoạt động phân phối các sản phẩm, dịch vụ của công ty ra thị trường sao cho hiệu quả nhất Triển khai xây dựng và phát triển về mạng lưới khách hàng tiềm năng, củng cố mối quan hệ tốt với những khách hàng thân thiết hiện tại cũng như lập kế hoạch tiếp cận phát triển khách hàng mới tiềm năng từ đó lập chính xác báo cáo theo quy định của công ty Phòng kinh doanh nghiên cứu tình hình môi trường để từ đó lập kế hoạch và chiến lược phù hợp với loại hình doanh nghiệp đang theo đuổi, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và nâng cao sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp Lên kế hoạch và thực hiện các hợp đồng cũng như báo cáo giá thành với khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ đồng thời tư vấn và lôi kéo các nhà đầu tư Đào tạo đội ngũ chuyên viên tư vấn với trình độ chuyên môn cao nhằm chăm sóc khách hàng đạt hiệu quả.

- Kho vận: là phòng chịu trách nhiệm quản lý kho hàng, kiểm kê xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như bảo đảm chất lượng và số lượng hàng hóa theo hợp đồng với khách hàng, kiểm tra các chứng từ liên quan đến hàng hóa kết hợp cùng với bộ phận kế toán Thường xuyên kiểm kê và tra soát về tình trạng hàng hóa có trong kho và luôn sẵn sàng có hàng nếu có yêu cầu Kho vận là nơi giao dịch hàng hóa, vận chuyển các loại hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng và đưa thông tin về hàng hóa tồn tại trong kho để phòng kế toán có thể xác nhận.

Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của công ty

- Công ty có các lĩnh vực kinh doanh chính như sau:

+ Đại lý, môi giới, đấu giá

+ Bán lẻ thực phẩm, đồ uống, đồ dùng trong các cửa hàng chuyên doanh

+ Vận tải hàng hóa đường bộ

+ Dịch vụ lưu trú ngắn ngày, cơ sở lưu trú khác

+ Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI GIA THỊNH PHÁT

Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của Công Ty TNHH Phát Triển Thương Mại Gia Thịnh Phát

2.1.1 Phân tích tình hình tài sản

Bảng 2.1: Tình hình tài sản

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch

I Tiền và các khoản tương đương tiền

II Đầu tư tài chính ngắn hạn

III Các khoản phải thu ngắn hạn

1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng

2 Trả trước cho người bán ngắn hạn

V Tài sản ngắn hạn khác 4.725.150 8.265.300 (3.540.150) (42,83%)

1 Thuế GTGT được khấu trừ

I Các khoản phải thu dài hạn

II Tài sản cố định 450.201.786 602.081.606 (151.879.820

- Giá trị hao mòn lũy kế (135.060.535) (180.624.481) (45.563.946) 25,22%

III Bất động sản đầu tư

IV Xây dựng cơ bản dở dang

V Đầu tư tài chính dài hạn

VI Tài sản dài hạn khác 32.176.698 37.580.472 (5.403.774) (14,38%) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 2.175.130.211 1.724.928.42

Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền và các khoản tương đương tiền của năm

2021 là 1.549.194.105 đồng, chênh lệch so với năm 2020 là 621.835.578 đồng, tương đương với 67,05% so với năm 2020 Khoản mục này tăng mạnh do công ty đã nhập mua thêm nhiều hàng hóa đầu vào để phục vụ nhu cầu khách hàng và dùng để dự trữ kho do dịch Covid 19 Ngoài ra, công ty còn gia tăng tích trữ tiền mặt so với năm 2020 để giảm thiểu rủi ro trong việc thanh toán các khoản nợ khi đến hạn Điều này cho thấy tiền và các khoản tương đương về tiền chiếm tỷ trọng khá cao trên tổng tài sản Tiền là tài sản có khả năng sinh lời cao, công ty dự trữ nhiều sẽ giảm khả năng sinh lời, không tạo được nhiều cơ hội cho công ty đầu tư vào các dự án khác.

Các khoản phải thu ngắn hạn:

- Phải thu ngắn hạn của khách hàng: năm 2021 là 70.425.342 đồng, tăng 2.679.342 đồng, tương đương với 3,95% so với năm 2020 Do việc mở rộng quy mô sản xuất, lấn sân sang các ngành nghề bán buôn khác mà công ty đã sản xuất, bán ra và cung ứng các sản phẩm dịch vụ nhiều hơn Chính ví vậy, lượng phải thu ngắn hạn của khách hàng năm

2021 tăng lên một cách tương đối so với năm 2020.

- Trả trước cho người bán ngắn hạn: năm 2021 là 50.625.341 đồng, tăng 2.398.821 đồng, tương đương với 4,97% so với năm 2020 Do năm 2021, việc bán buôn đã được vực dậy sau khi dịch Covid giảm xuống đáng kể, công ty đã đặt hàng với số lượng lớn nhằm thực hiện hợp đồng và cung cấp hàng hóa cho khách hàng Do đó, công ty đã được hưởng chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại giúp công ty đạt được lợi ích trên thị trường với mức giá hợp lý.

Qua hai khoản mục trên cho thấy công ty có các khoản phải thu ngắn hạn của năm 2021 là 121.050.683 đồng, tăng 5.078.163 đồng, tương đương với 4,38% so với năm 2020

Hàng tồn kho: năm 2021 là 17.781.789 đồng, giảm 15.888.211 đồng, tương đương với

47,19% so với năm 2020 Dịch bệnh Covid 19 năm 2021 đã giảm đáng kể nên lượng khách hàng mua hàng tăng mạnh vì vậy hàng hóa trong kho bị sụt giảm đáng kể Tuy công ty đã nhập một số lượng lớn hàng hóa để tránh việc không có hàng dự trữ và để phục vụ cho khách hàng nhưng do tắc biên trong thời điểm hiện tại nên số hàng hóa vẫn chưa thể về đến kho Trong năm 2021, lượng khách hàng ngày một tăng cùng với thời gian vận chuyển hàng về kho dài nên lượng hàng hóa còn tồn trong kho ngày một giảm Lượng hàng tồn kho trong năm 2021 giảm đáng kể cho thấy doanh nghiệp đang vận hành không tốt và đang không có hàng hóa phục vụ cho khách hàng.

Tài sản ngắn hạn khác: năm 2021 là 4.725.150 đồng, giảm 3.540.150 đồng, tương đương với 42,83% so với năm 2020 Tài sản ngắn hạn khác của công ty chỉ bao gồm khoản mục thuế GTGT được khấu trừ Hàng tồn kho của công ty năm 2021 giảm đáng kể so với năm 2020 bởi công ty không nhập được hàng hóa do tắc biên là nguyên nhân chính cùng với dịch bệnh Covid 19 nên không đủ điều kiện được khấu trừ thuế nên khoản mục này cũng giảm tương đối.

Nhận xét về khoản mục tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2021 là

1.692.751.727 đồng, chênh lệch so với năm 2020 là 607.485.380 đồng (khoảng 60% giá trị tài sản) Tài sản ngắn hạn năm 2021 của công ty tăng so với năm 2020 chủ yếu là do công ty tăng khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền Theo tình hình chung của công ty, do diễn biến phức tạp của dịch Covid 19 nên công ty đã tích trữ tiền mặt nhằm chủ động trong các hoạt động chi trả trong tương lai nên tỷ trọng ở khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền khá cao (khoảng 67,05%) Ngoài ra, công ty cũng đặt mua hàng hóa qua các nhà cung cấp nên các khoản phải trả trước người bán tăng trong năm 2021 tuy nhiên lượng hàng hóa mà công ty đặt chưa vận chuyển đến để lưu kho do lưu thông hàng hóa bị ngưng trệ nên nên khoản mục hàng tồn kho giảm đáng kể so với năm 2020. 2.1.1.2 Tài sản dài hạn

- Nguyên giá: Nguyên giá tài sản năm 2021 là 585.262.321 đồng, giảm 197.443.766 đồng, tương đương với 25,22% so với năm 2020 Điều này cho biết do công ty không đầu tư mới hay nâng cấp sửa chữa tài sản cố định nên nguyên giá của tài sản giảm dần rồi đưa vào chi phí khấu hao.

- Giá trị hao mòn lũy kế: trong năm 2021, công ty trích khấu hao với các tài sản cố định đang trong trạng thái đưa vào sử dụng là 135.060.535 đồng, giảm 45.563.946 đồng so với năm 2020, chênh lệch 25,22% so với năm 2020

Tài sản dài hạn khác: trong năm 2021, tài sản dài hạn khác là 32.176.698 đồng, giảm

5.403.774 đồng, tương đương với 14,38% so với năm 2020

Nhận xét về khoản mục tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn năm 2021 giảm đáng kể so với năm 2020, cụ thể năm 2021 là 482.378.484 đồng, giảm 157.283.594 đồng, tương đương với 24,59% so với năm 2020 Tài sản dài hạn giảm do công ty không có hoạt động đầu tư tài chính hay xây dựng nào trong năm nên khoản mục tài sản cố định giảm nhiều hơn so với năm trước Do tình hình dịch bệnh nên công ty không có dự án đầu tư mới hay nâng cấp các tài sản cố định nên dẫn tới việc giảm giá trị tài sản cố định kéo theo sự giảm sút đáng kể của tài sản dài hạn trong năm 2021

Nhận xét chung về tình hình tài sản của Công Ty TNHH Phát Triển Thương Mại Gia Thịnh Phát: Qua bảng biểu trên, tình hình tài sản của công ty năm 2021 là

2.175.130.211 đồng, tăng 450.201.786 đồng, tương đương với 26,1% so với năm 2020.Điều này cho thấy chiến lược kinh doanh của công ty đang đi đúng hướng, có khả năng phát triển tiềm lực lên cao trong tương lai Tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản trong năm không cao, đồng nghĩa với việc công ty không đầu tư thêm tài sản cố định mới, nâng cấp hoặc sửa chữa tài sản cố định trong vài năm trở lại đây Với việc không làm tăng tài sản dài hạn cho thấy công ty đang đầu tư nhiều hơn vào tài sản ngắn hạn, đặc biệt là khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, giúp công ty nâng cao tính thanh khoản của tài sản trong tương lai và hạn chế được rủi ro trong thanh toán Không những thế, điều này còn giúp công ty chủ động trong các hoạt động trả nợ và khả năng tự chủ tài chính cao Tuy nhiên, ở khoản mục hàng tồn kho của công ty trong năm 2021 giảm đáng kể.Điều này cho biết công ty đang gặp rủi ro về hàng hóa trong kho Với con số đã được phân tích chứng tỏ hàng trong kho còn ít, nguy cơ không có hàng hóa để giao cho khách hàng cao khiến doanh nghiệp có thể mất hợp đồng với khách hàng hoặc sự tín nhiệm trong lòng khách hàng giảm, từ đó có khả năng ảnh hưởng tới công ty, đặc biệt là doanh thu và lợi nhuận trong tương lai.

2.1.2 Phân tích tình hình nguồn vốn

Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch

1 Phải trả người bán ngắn hạn

2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn

1 Vốn góp của chủ sở hữu

2 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

- Phải trả người bán ngắn hạn: khoản phải trả người bán ngắn hạn năm 2021 là489.620.320 đồng, tăng 168.398.766 đồng, tương đương với 52,42% so với năm 2020.Khoản mục này tăng mạnh do trong năm 2021 công ty đã nhập mua hàng hóa từ các nhà cung cấp với số lượng lớn nhằm phục vụ nhu cầu đặt hàng và tiêu dùng của khách hàng cũng như lưu trữ hàng hóa trong kho phòng một số trường hợp trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid 19 Do công ty mua hàng với số lượng lớn nên người bán hay nhà cung cấp đã đồng ý cho công ty được trả chậm một số khoản nợ hoặc trả định kì số tiền hàng mà công ty đã mua trên hợp đồng đã kí kết nên các khoản phải trả người bán ngắn hạn cũng tăng lên một cách tương đối.

- Người mua trả tiền trước ngắn hạn: năm 2020, khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn là 103.706.700 đồng; sang năm 2021, khoản mục này tăng 118.794.133 đồng khiến cho năm 2021 số tiền người mua trả tiền trước ngắn hạn lên đến 222.501.433 đồng, chênh lệch 114,55% so với cùng kỳ năm trước Tỷ trọng của khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng cao kỉ lục trong những năm gần đây Nguyên nhân là do công ty đã cung ứng hàng hóa với số lượng lớn cho rất nhiều khách hàng và kí kết các hợp đồng dịch vụ như vận tải hàng hóa bằng đường bộ, dịch vụ lưu trú ngắn ngày hay nhà hàng và các dịch vụ ăn uống theo hợp đồng thường xuyên với khách hàng, … Do sự biến động của dịch bệnh Covid 19 nên công ty đã yêu cầu khách hàng phải thanh toán trước cho công ty một phần giá trị ứng với hàng hóa dịch vụ được ký kết trong hợp đồng (từ 10% đến 15% tổng giá trị thanh toán) nên ở khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng mạnh.

Nhận xét về khoản mục nợ phải trả: Năm 2020, khoản mục nợ phải trả của công ty là

424.928.254 đồng, đến năm 2021 khoản mục này tăng lên 287.193.499 đồng, nên cuối kỳ kế toán năm 2021 con số này lên đến 712.121.753 đồng, tương đương với 67,59% trên tổng giá trị nguồn vốn Trong giai đoạn năm 2020-2021, công ty không phát sinh các khoản nợ dài hạn do công ty muốn chủ động trong nguồn vốn tự có, từ đó tự chủ về tài chính cũng như giảm được một phần chi phí tài chính trong công ty Vì không phát sinh khoản mục nợ dài hạn nên công ty đã giảm bớt được sự phụ thuộc của vốn vay bên ngoài công ty Khoản nợ phải trả của công ty năm 2021 tăng mạnh hơn so với năm 2020 là do nợ ngắn hạn tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là sự gia tăng ở khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn (tăng 114,55% so với năm 2020)

Vốn góp của chủ sở hữu: vốn đầu tư của chủ sở hữu là 900.000.000 đồng trong suốt quá trình hoạt động của công ty từ khi thành lập cho đến thời điểm hiện tại Ở khoản mục vốn góp chủ sở hữu, số liệu không có sự biến đổi nào trong suốt 4 năm hoạt động kinh doanh của công ty.

Phân tích kết quả kinh doanh của Công Ty TNHH Phát Triển Thương Mại Gia Thịnh Phát

Bảng 2.3: Báo cáo kết quả kinh doanh

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2 Các khoản giảm trừ doanh thu

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

6 Doanh thu hoạt động tài chính

8 Chi phí quản lý kinh doanh 458.868.000 331.438.875 127.429.125 38,45%

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: trong năm 2020, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là 1.628.101.680 đồng; năm 2021 là 2.552.658.360 đồng, tăng 924.556.680 đồng, tương đương với 56,79% so với năm 2020 Bước sang năm 2021, với việc gia tăng quy mô sản xuất kinh doanh cùng với việc kí kết được nhiều hợp đồng kinh tế và cung ứng được số lượng lớn hàng hóa dịch vụ cho khách hàng mà mức doanh thu bán hàng của doanh nghiệp tăng lên đáng kể Trong năm 2021, công ty đã có bước chuyển biến mạnh mẽ đó chính là công ty thực hiện mở rộng thị trường sang một lĩnh vực mới. Ngoài lĩnh vực bán buôn tổng hợp mà doanh nghiệp kinh doanh, công ty đã lấn sân sang các lĩnh vực bán lẻ như các đồ dùng trong gia đình, các loại thực phẩm chuyên phục vụ trong các cửa hàng chuyên doanh Ngoài ra, công ty còn mở rộng dịch vụ lưu trú ngắn ngày, cung cấp dịch vụ ăn uống, hội họp, đám cưới, … Từ đó, số lượng hàng hóa và các hợp đồng được doanh nghiệp kí kết và tiếp nhận ngày một tăng lên nên doanh thu bán hàng của công ty tăng mạnh Trong tình hình nền kinh tế đang đối mặt với làn sóng dịch bệnh Covid 19 ngày càng nguy hiểm với các ca biến thể mới, doanh nghiệp đạt được mức tăng trưởng ở khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một bước tiến lớn trong nền kinh tế Đây là một dấu hiệu tích cực đối với doanh nghiệp khi đang trong thời điểm nhạy cảm trên thị trường bán buôn hàng hóa dịch vụ.

Các khoản giảm trừ doanh thu: Trong giai đoạn 2020-2021, doanh nghiệp không phát sinh bất cứ khoản giảm trừ doanh thu nào Doanh nghiệp dã hoàn thành và thực hiện một cách nghiêm túc các hợp đồng kí kết và cung ứng dịch vụ hàng hóa cho khách hàng, các sản phẩm hàng hóa và chất lượng dịch vụ được công ty đáp ứng tốt, đúng theo yêu cầu của khách hàng với mức giá phù hợp với từng đối tượng Chính vì vậy, công ty không có những khoản phát sinh như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại, điều này chứng minh được mức độ uy tín cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện hợp đồng đối với khách hàng.

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: doanh thu thuần năm 2021 là

2.552.658.360 đồng, tăng 924.556.680 đồng, tương đương với 56,79% so với năm 2020. Doanh thu thuần là doanh thu còn lại sau khi lấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu Trong giai đoạn 2020-2021, do công ty không có các khoản giảm trừ doanh thu nào nên doanh thu thuần của doanh nghiệp bằng với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Điều đó cho thấy, hàng hóa và chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp tốt, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, đúng với yêu cầu của khách hàng và hợp đồng đã kí kết nên không bị chiết khấu hay khách hàng trả lại, từ đó không bị giảm trừ doanh thu.

Giá vốn hàng bán: trong năm 2020, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp là 1.185.514.497 đồng, năm 2021 là 1.527.365.739 đồng, tăng 341.851.242 đồng, chênh lệch 28,84% so với cùng kỳ kế toán năm trước Giá vốn hàng bán là giá trị vốn của hàng bán đã tiêu thụ trong một thời gian cụ thể, là chi phí trực tiếp phát sinh từ việc sản xuất hàng hóa bán ra của doanh nghiệp Trong tình hình dịch bệnh Covid 19 năm 2021, nền kinh tế đang có nguy cơ giảm sút mạnh, do đó chi phí nhập mua hàng hóa cũng như chi phí cung ứng dịch vụ ra thị trường tăng cao Thêm vào đó, trong năm 2021, do mở rộng quy mô thị trường sang các lĩnh vực khác nên lượng khách hàng của công ty cũng tăng mạnh so với năm

2020 nên doanh nghiệp đã nhập mua hàng hóa nhiều hơn để phục vụ yêu cầu khách hàng và dự trữ hàng tồn kho Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển có thể xảy ra tình trạng tắc biên cũng như giá xăng đang tăng trong những năm trở lại đây nên giá phí tăng cao. Chính những điều trên đã làm cho giá vốn hàng bán của doanh nghiệp tăng cao hơn so với cùng kì năm trước.

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: năm 2020 là 442.587.183 đồng, tăng

582.705.438 đồng, tức trong năm 2021 lợi nhuận gộp của doanh nghiệp là 1.025.292.621 đồng, chênh lệch 131,66% so với năm 2020 Lợi nhuận gộp là giá trị chênh lệch từ số tiền mà doanh nghiệp thu về sau khi trừ đi các chi phí bán hàng (hay còn có thể hiểu là phần chênh lệch của doanh thu thuần và giá vốn hàng bán) Do doanh thu thuần năm 2021 tăng nên kéo theo lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng theo Không những thế, năm 2021, lợi nhuận gộp tăng lên khá cao so với năm 2020 cho thấy doanh thu thuần tăng cao hơn một cách tương đối so với giá vốn hàng bán, chênh lệch 27,95%

Doanh thu hoạt động tài chính: trong năm 2020 doanh thu của doanh nghiệp là

18.485.067 đồng, giảm 10.782.489 đồng, tức vào năm 2021 doanh thu của công ty là 7.702.578 đồng, tương đương với 58,33% so với năm 2020 Doanh thu hoạt động tài chính là giá trị lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kì kế toán, và lợi ích kinh tế này thu được từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp như các khoản lãi do ngân hàng trả cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp để tiền trong tài khoản ngân hàng, các khoản tiền lãi hay chiết khấu thanh toán khi mua hàng ở công ty, … Khoản mục này giảm do trong năm 2021, công ty tuy nhập mua số lượng lớn hàng hóa từ nhà cung cấp nhưng công ty lại không thanh toán trước tiền hàng cho người bán Do đó, công ty đã sử dụng hình thức trả chậm để thanh toán tiền hàng cho người bán nên không được hưởng chiết khấu thanh toán cho số hàng hóa mà doanh nghiệp nhập mua Điều này kéo theo doanh thu hoạt động tài chính năm 2021 giảm đi so với với năm 2020 Ngoài ra, công ty chỉ tích trữ tiền mặt mà không có các khoản tiền lớn dự trữ trong tài khoản ngân hàng nên cũng không thu được khoản lãi nào trong chính sách chi trả lãi của ngân hàng.

Chi phí quản lý kinh doanh: năm 2021 là 458.868.000 đồng, tăng 127.429.125 đồng, tương đương với 38,45% so với năm 2020 Chi phí quản lý kinh doanh phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ và hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung toàn bộ doanh nghiệp, ví dụ như: chi phí tiền lương, chi phí bảo hiểm, … Trong năm 2021, doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực mới nên chi phí cho bộ phận quản lý và tuyển nhân sự cũng tăng thêm để vận hành quản lý mục kinh doanh mới có trong doanh nghiệp Bên cạnh đó, do lợi nhuận của công ty tăng cao hơn so với cùng kì kế toán năm trước nên công ty đã không cắt giảm biên chế hay giảm tiền lương mà còn tăng thêm khoản lương thưởng cho cán bộ công nhân viên mặc dù đang trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19 Với những điều trên đã khiến cho số liệu ở khoản mục chi phí quản lý kinh doanh tăng lên, tạo ra sự chênh lệch so với năm 2020

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: năm 2020 là 129.633.375 đồng, tăng

444.493.824 đồng, tức năm 2021 là 574.127.199 đồng, tương đương với 342,89% so với năm 2020 Lợi nhuận thuần của doanh nghiệp năm 2021 tăng trưởng mạnh cho thấy doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có những chính sách hợp lý và hoạch định chiến lược kinh doanh tốt, mang lại được lợi ích kinh tế Mặc dù doanh thu từ hoạt động tài chính giảm so với năm trước nhưng chỉ tiêu doanh thu thuần tăng trưởng mạnh nên bù đắp được phần giảm có trong doanh thu hoạt động tài chính, từ đó tạo ra lợi nhuận lớn hơn trong năm 2021.

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: năm 2020, lợi nhuận kế toán trước thuế là

129.633.375 đồng; năm 2021 là 574.127.199 đồng, tăng 444.493.824 đồng và chênh lệch 342,89% so với cùng kì toán năm trước Và có thể thấy, giai đoạn năm 2020-2021, doanh nghiệp không phát sinh thêm lợi nhuận nào từ các khoản mục thu nhập khác hay chi phí khác nên chỉ tiêu lợi nhuận kế toán trước thuế bằng với chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.

Chi phí thuế TNDN: năm 2020 là 25.926.675 đồng, tăng 88.898.765 đồng, tức năm 2021 chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của doanh nghiệp là 114.825.440 đồng, tương đương với 342,89% so với năm 2020 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm Chi phí thuế TNDN trong năm 2021 tăng cao do tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty năm 2021 cũng tăng mạnh so với năm 2020.

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: năm 2021, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là 459.301.759 đồng, tăng 355.595.059 đồng, chênh lệch 342,89% so với năm

2020 Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận cuối cùng mà doanh nghiệp có được, bằng lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp Nguyên nhân của sự tăng trưởng này phần lớn là do doanh thu bán hàng và cung cấp hàng hóa tăng mạnh hơn so với năm trước, tuy công ty có phát sinh giá vốn hàng bán tăng trong năm 2021 nhưng lại không phát sinh chi phí tài chính nên mức gia tăng lợi nhuận của công ty không bị ảnh hưởng.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp vẫn tăng cao so với cùng kì năm trước (342,89%) cho thấy doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh đúng đắn trong việc điều hành công ty, chính sách quản lý cũng như mở rộng thị trường có hiệu quả.

KẾT LUẬN: Nhìn chung, trong giai đoạn năm 2020-2021, doanh nghiệp đã có những bước tiến cải thiện đáng kể, đem đến sự chuyển biến tích cực trong kinh doanh bán buôn tổng hợp Trong năm 2021, doanh nghiệp đã có những chiến lược kinh doanh cụ thể, phù hợp với diễn biến trong nền kinh tế, hoạch định chính sách tốt từ đó phát triển hoạt động kinh doanh làm gia tăng doanh thu và lợi nhuận trong doanh nghiệp Không những thế, công ty còn có một bước đi mới khi gia nhập thêm lĩnh vực mới trên thị trường, đó là nguyên nhân chính làm cho doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng mạnh trong năm

2021 Đi kèm với sự gia tăng của doanh thu và lợi nhuận là sự gia tăng tương đối ở khoản mục giá vốn hàng bán Tuy sự gia tăng ở giá vốn hàng bán không ảnh hưởng lớn đến doanh thu cũng như lợi nhuận nhưng nếu giá vốn tiếp tục tăng mạnh thì có thể không duy trì được đà tăng trưởng, kéo theo sự sụt giảm lợi nhuận của công ty Ngoài ra, chi phí quản lý kinh doanh năm 2021 tăng thấp hơn so với mức tăng của doanh thu thuần trong năm 2021, điều này cho thấy sự gia tăng của chi phí quản lý không có gì đáng lo ngại mà còn mang lại được hiệu quả cao trong quá trình sản suất kinh doanh của công ty Bên cạnh đó, công ty cần chú trọng đến khoản mục doanh thu hoạt động tài chính vì trong năm

Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công Ty TNHH Phát Triển Thương Mại Gia Thịnh Phát

2.3.1 Chỉ tiêu tài chính phản ánh khả năng thanh toán

Phân tích khả năng thanh toán là việc xem xét khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty Phân tích khả năng thanh toán nhằm đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp để giúp nhận diện rủi ro tài chính mà doanh nghiệp phải đối mặt Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao, chứng tỏ doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, đảm bảo khả năng chi trả tốt các khoản nợ Còn nếu khả năng thanh toán thấp, điều đó cho thấy doanh nghiệp gặp vấn đề về tài chính và có nhiều rủi ro dẫn dến mất khả năng thanh toán trong tương lai.

Bảng 2.4: Nhóm chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán

Chỉ tiêu Công thức tính Năm

Khả năng thanh toán ngắn hạn

Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán tức thời

2,17 2,18 (0,01) (Nguồn: Tính toán từ số liệu báo cáo tài chính của công ty)

Khả năng thanh toán ngắn hạn: phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn là việc xem xét tài sản ngắn hạn có đủ thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn không Khả năng thanh toán ngắn hạn là một công cụ giúp doanh nghiệp đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty Ý nghĩa của tỷ số này là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn hay nói cách khác là một đồng nợ ngắn hạn thì công ty huy động được bao nhiêu đồng từ tài sản ngắn hạn để trả nợ.

Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2020 là 2,55 lần ngụ ý rằng một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 2,55 đồng tài sản ngắn hạn Năm 2021 có chỉ số thanh toán ngắn hạn là 2,38 thể hiện rằng một đồng nợ ngắn hạn thì công ty huy động được 2,38 đồng từ tài sản ngắn hạn để trả nợ Khả năng thanh toán ngắn hạn của năm 2021 giảm so với năm

2020, tương đương với 0,17 lần Khả năng thanh toán ngắn hạn của năm 2021 giảm so với năm 2020 do chỉ tiêu tổng tài sản ngắn hạn trong năm 2021 tăng 60%, mức tăng này thấp hơn so với chỉ tiêu tổng nợ ngắn hạn năm 2021 là 67,59% Tuy nhiên, chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2021 vẫn lớn hơn 1 phản ánh mức độ thanh toán của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao Điều này cho thấy doanh nghiệp đang dự trữ một lượng tài sản ngắn hạn nhất định cho việc trả các khoản nợ trong tương lai.

Khả năng thanh toán nhanh: chỉ tiêu này phản ánh khả năng chi trả nợ ngắn hạn bằng các tài sản có tính thanh khoản cao trong tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp hay phản ánh việc công ty có thể thanh toán được các khoản nợ bằng tài sản ngắn hạn có thể chuyển thành tiền một cách nhanh nhất Ý nghĩa của tỷ số này là một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng tài sản có tính thanh khoản cao đảm bảo.

Năm 2020, khả năng thanh toán nhanh của công ty là 2,47 lần với ý nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn thì có 2,47 đồng tài sản có tính thanh khoản cao đảm bảo Trong năm 2021, chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh là 2,35 lần cho biết một đồng nợ ngắn hạn thì có 2,35 đồng tài sản có tính thanh khoản cao đảm bảo Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp trong năm 2021 giảm 0,12 lần so với năm 2020 Trong năm 2021, lượng hàng tồn kho của công ty giảm tương đối nhiều với chênh lệch là 47,19% so với năm 2020 Tuy nhiên bù lại là khoản phải thu ngắn hạn (4,38%) và khoản tiền và các khoản tương đương tiền (67,05%) tăng mạnh nên không ảnh hưởng nhiều đến sự gia tăng của tài sản ngắn hạn Vì vậy, tỷ trọng của tài sản ngắn hạn có mức tăng nhỏ hơn tỷ trọng của nợ ngắn hạn là 67,59% Có thể thấy tỷ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp lớn hơn 1 nên cho thấy doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng các tài sản có tính thanh khoản của mình và doanh nghiệp có khả năng trả nợ ngắn hạn mà không phụ thuộc vào hàng tồn kho.

Khả năng thanh toán tức thời: Tỷ số khả năng thanh toán tức thời chỉ xem xét tiền và các khoản tương đương tiền so với khoản nợ ngắn hạn hay nói cách khác, tỷ số này mô tả khả năng đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn bằng khoản tiền sẵn có và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp Doanh nghiệp thường sử dụng tỷ số này để biết được khả năng thanh toán tức thời trong trường hợp khủng hoảng Ý nghĩa của khả năng thanh toán tức thời cho biết công ty có thể sử dụng bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền để chi trả cho một đồng nợ ngắn hạn.

Năm 2020, khả năng thanh toán tức thời của công ty là 2,18 lần; điều này có nghĩa là công ty có thể sử dụng 2,18 đồng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn Đối với năm 2021, chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời của công ty là 2,17 lần cho biết công ty có thể sử dụng 2,17 đồng tiền và các khoản tương đương tiền để chi trả cho một đồng nợ ngắn hạn Với tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, trong năm 2021, công ty đã dự trữ một lượng lớn tiền mặt nên chỉ số này chênh lệch 67,05% so với năm 2020 Có thể thấy chỉ số tiền và các khoản tương đương tiền vẫn thấp hơn so với chỉ số tổng nợ ngắn hạn là 67,59% (chênh lệch 0,54%) Điều này cho thấy tỷ trọng khả năng thanh toán tức thời của công ty giảm xuống 0,01 lần so với khả năng thanh toán tức thời trong năm 2020 Tuy nhiên chỉ số năm 2021 chỉ giảm với con số nhỏ và không chênh lệch quá nhiều; thêm vào đó khả năng thanh toán tức thời năm 2021 vẫn lớn hơn 1 nên điều này chứng tỏ công ty không gặp bất cứ vấn đề gì về thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và công ty có đủ khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn này bằng tiền và các khoản tương đương tiền khi đến hạn thanh toán.

KẾT LUẬN: Sau khi phân tích các chỉ số khả năng thanh toán của Công Ty TNHH Phát

Triển Thương Mại Gia Thịnh Phát, có thể thấy được hệ số thanh toán của công ty đang ở mức an toàn (tất cả các hệ số khả năng thanh toán đều lớn hơn 1) Điều này cho thấy năng lực tài chính của doanh nghiệp đủ để đáp ứng được các yêu cầu trả nợ ngắn hạn khi đến hạn thanh toán và đủ khả năng để chi trả tất cả các khoản nợ ngắn hạn bằng nguồn tiền sẵn có trong doanh nghiệp

2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý tài sản

Bảng 2.5: Nhóm chỉ tiêu thể hiện khả năng quản lý tài sản

Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn

Thời gian luân chuyển kho

Thời gian luân chuyển tiền

Thời gian thu nợ + thời gian luân chuyển kho – thời gian trả nợ

(Nguồn: Tính toán từ số liệu báo cáo tài chính của công ty)

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: đây là chỉ số để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp Ý nghĩa của chỉ số này cho biết một đồng vốn đầu tư cho tài sản thì doanh nghiệp sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay nói cách khác là mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp trong một kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần

Năm 2020, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty là 0,94% với ý nghĩa là một đồng vốn đầu tư cho tài sản thì doanh nghiệp sẽ tạo ra được 0,94 đồng doanh thu thuần Giai đoạn năm 2020-2021, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty tăng 0,23% nên trong năm 2021, chỉ tiêu này là 1,17%; điều đó có nghĩa là mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp trong một kỳ sẽ tạo ra 1,17 đồng doanh thu thuần Trong năm 2021, doanh thu thuần của công ty tăng 56,79%; tốc độ tăng của doanh thu thuần cao hơn so với mức tăng của tổng tài sản là 26,1% cho nên hiệu suất sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2021 tăng cao hơn so với năm 2020 (0,23%) Điều này cho thấy doanh thu của công ty tăng trưởng phù hợp với giá trị tài sản mà doanh nghiệp bỏ ra và kế hoạch sử dụng tài sản của công ty hợp lý, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn: hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đánh giá trình độ sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với chi phỉ bỏ ra là thấp nhất Ý nghĩa của chỉ số này là một đồng giá trị của tài sản ngắn hạn khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Năm 2020, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty là 1,50% cho biết cứ một đồng giá trị của tài sản ngắn hạn khi tham gia vào hoạt động kinh doanh thì đem lại cho doanh nghiệp 1,50 đồng doanh thu thuần Năm 2021, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty là 1,51%; chỉ số này tăng lên tương đương với 0,01%; thể hiện rằng một đồng giá trị của tài sản ngắn hạn khi tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì đem lại cho doanh nghiệp 1,51 đồng doanh thu thuần Tuy có sự gia tăng trong chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn nhưng lại tăng với lượng nhỏ, chỉ 0,01% Nguyên nhân chính là do trong năm 2021, công ty có lượng doanh thu thuần tăng trong năm 2021 là 56,79%; tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần vẫn thấp hơn so với tài sản ngắn hạn là 60% Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn năm 2021 vẫn chưa có dấu hiệu giảm so với năm 2020 nhưng doanh nghiệp cần lưu ý đến chỉ tiêu này cho năm sau, tránh việc năm 2022 chỉ tiêu này sẽ giảm hơn so với cùng kì kế toán năm 2021.

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn: chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn đo lường hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn trong doanh nghiệp để đạt doanh thu cao trong doanh nghiệp Ý nghĩa của chỉ tiêu này là một đồng giá trị của tài sản dài hạn khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay nói cách khác là một đơn vị giá trị tài sản dài hạn trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần.

Năm 2020, hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp là 2,55% với ý nghĩa là một đồng giá trị của tài sản dài hạn khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì đem lại cho doanh nghiệp 2,55 đồng doanh thu thuần Năm 2021, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của công ty là 5,29% thể hiện rằng cứ một đồng tài sản dài hạn trong kỳ tạo ra 2,55 đồng doanh thu thuần Giai đoạn 2020-2021, nguyên nhân là do trong năm

NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI GIA THỊNH PHÁT

Những kết quả đạt được

Tính tới thời điểm hiện tại, Công Ty TNHH Phát Triển Thương Mại Gia Thịnh Phát đã hoạt động được hơn bốn năm tính từ năm 2017 cho đến nay Trong suốt quá trình từ khi thành lập đến khi đưa công ty vào quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đã có những bước đi đột phá trong việc nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho công ty; cũng như khai thác thêm các lĩnh vực mới trên thị trường để đem lại hiệu quả cao tương xứng với giá trị và công sức mà doanh nghiệp đã bỏ ra Giai đoạn 2017-2020, doanh nghiệp vẫn tiếp tục có những chiến lược và chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực truyền thống mà doanh nghiệp đang theo đuổi, đó chính là bán buôn tổng hợp Bên cạnh đó, do dịch bệnh Covid 19 đang ảnh hưởng trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng mà lĩnh vực bán buôn tổng hợp trên thị trường có tình trạng đi xuống đáng kể so với những năm trước Nhận thấy được điều này, công ty Gia Thịnh Phát đã có một bước chuyển mình đầy táo bạo, đó chính là gia nhập thêm lĩnh vực mới trên thị trường như đại lý, môi giới, đấu giá, vận tải hàng hóa bằng đường bộ, dịch vụ lưu trú ngắn ngày, nhà hàng, cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng, … Chính việc lấn sân sang các lĩnh vực mới đã tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó gia tăng số lượng khách hàng cũng như các hợp đồng với đối tác làm ăn, độ uy tín của doanh nghiệp cũng từ đó mà tăng theo Số lượng hàng bán ra và cung cấp dịch vụ trong nền kinh tế của doanh nghiệp tăng trưởng mạnh trong giai đọa 2020-2021 mặc cho sự biến động nền kinh tế do dịch bệnh Covid 19; doanh nghiệp đã có mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đáng kể Để có được những thành tựu như ngày hôm nay, Ban Giám Đốc của công ty đã có những chính sách và chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thị trường từ đo thu về lợi nhuận cao cho doanh nghiệp Thêm vào đó, công ty còn có đội ngũ nhân viên xuất sắc, chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn cao trong việc nghiên cứu thị trường và đưa ra kế hoạch triển khai các dự án nhằm nâng cao doanh thu Điều này đã giúp cho doanh nghiệp có được lợi nhuận cao hơn năm trước và hạn chế được rủi ro ở mức thấp nhất Ngoài ra, công ty cũng tạo được danh tiếng và thương hiệu tốt nên được nhà cung cấp tin tưởng, từ đó gia hạn về thời gian thanh toán nợ để công ty có thể sử dụng số vốn đó đi đầu tư dự án hoặc nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh, nhà xưởng, … Do trong giai đoạn 2020-

2021, công ty làm ăn có lãi và đạt hiệu quả cao trong khoản mục doanh thu và lợi nhuận nên khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty ở mức tương đối tốt, từ đó nâng cao mức độ uy tín của doanh nghiệp đối với đối tác trên thị trường, góp phần làm gia tăng vốn chủ hữu liên tục qua các năm.

Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được trong giai đoạn 2020-2021, doanh nghiệp vẫn có những mặt hạn chế cần được khắc phục để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được cải thiện hơn nữa cũng như nâng cao được vị thế công ty trên thương trường trong nền kinh tế từ đó đạt được doanh thu và lợi nhuận như mong muốn

Khoản phải thu khách hàng trong năm 2021 có mức tăng trưởng cao hơn so với năm

2020 Mặc dù doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính trong việc thanh toán các khoản nợ khi đến ngày đáo hạn nhưng việc cho khách hàng chiếm dụng một phần vốn thì cần nên lưu ý bởi phần vốn đó có thể tạo ra thêm lợi nhuận, công ty có thể sử dụng số vốn đó để đi đầu tư mở rộng quy mô thị trường từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu hàng tồn kho trong năm 2021 giảm xuống một cách tương đối so với năm 2020, minh chứng cho việc công ty bán được nhiều hàng hóa hơn so với năm trước Tuy nhiên, nếu lượng hàng tồn kho tiếp tục giảm cho thấy doanh nghiệp năng lực quản lý hàng tồn kho chưa tốt, có thể dẫn tới tình trạng thiếu hàng hóa để cung ứng cho khách hàng Bên cạnh đó, công ty còn đang dự trữ một lượng lớn tiền và các khoản tương đương tiền, dẫn đến việc công ty không đáp ứng được nhu cầu trong đầu tư kinh doanh trên thị trường, công ty đang từ bỏ các cơ hội lớn trong việc tăng trưởng doanh thu lợi nhuận cũng như độ nhận diện thương hiệu trên thị trường Điều này cho thấy khả năng quản lý tài chính của công ty chưa tốt khi để khoản mục tài sản phân bố không đều làm ảnh hưởng đến khả năng đầu tư của công ty; đồng thời làm giảm khả năng luân chuyển hàng hóa và vốn của doanh nghiệp Kế đến là công ty cần lưu ý về việc chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp và các chiến lược kinh doanh trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính sao cho phù hợp với khả năng thanh toán nợ của công ty tránh việc gây mất lòng tin đối với đối tác trong việc không hoàn trả được nợ khi đến hạn Khả năng quản lý tài sản của công ty vẫn còn có một số chỉ tiêu không được ổn định cụ thể là hệ số thu nợ của công ty lớn có thể phản ánh chính sách bán hàng quá chặt chẽ, nếu để lâu có thể gây ảnh hưởng tới doanh số b) Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan: Do công ty thanh toán tiền hàng theo phương thức trả chậm nên không được hưởng chiết khấu thanh toán từ người bán và không gửi tiết kiệm bên ngân hàng nên không nhận được bất cứ khoản lãi nào từ phía ngân hàng dẫn đến doanh thu từ hoạt động tài chính giảm Bên cạnh đó, công ty mở rộng thêm quy mô sản xuất sang lĩnh mực mới trên thị trường nên cần thêm đội ngũ nhân viên để điều hành và quản lý chuỗi sản xuất cung ứng dịch vụ mới này Chính vì vậy, công ty đã tuyển thêm nhân sự cùng với việc không cắt giảm lương nhân viên nên chi phí quản lý doanh nghiệp tăng Thời gian doanh nghiệp chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp lâu hơn so với năm trước là do doanh nghiệp đã tạo được tín nhiệm đối với người bán

Nguyên nhân khách quan: Những năm gần đây tình hình dịch bệnh Covid 19 trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng biến động bất thường khiến cho nền kinh tế nước nhà đình trệ, dẫn đến nhiều doanh nghiệp lao đảo trong việc tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận qua các năm Và Công Ty TNHH Phát Triển Thương Mại Gia Thịnh Phát cũng phải có những chiến lược cụ thể để điều hành công ty qua tình hình thị trường biến động giai đoạn 2020-2021 Doanh nghiệp dự trữ một lượng lớn tiền mặt để đảm bảo chi trả các khoản nợ đối với nhà cung cấp khi đến hạn thanh toán, tránh rủi ro trong việc không trả được nợ gây mất lòng tin với đối tác Bên cạnh đó, mặc dù công ty đã nhập thêm một lượng hàng tồn kho để phục vụ cho nhu cầu sản xuất để kịp cung ứng hàng hóa cho khách hàng cũng như dự trữ một lượng hàng hóa nhất định đề phòng trường hợp nhu cầu tiêu dùng khách hàng tăng cao trong thời gian tới Thêm vào đó, giá xăng tăng cao cùng với việc vận chuyển hàng hóa đang trong quá trình ngưng trệ dẫn đến các loại chi phí vận chuyển, chi phí mua hàng hóa, chi phí cung ứng dịch vụ ra thị trường cũng tăng theo Nền kinh tế thị trường đang có nhiều biến động nên thị trường chứng khoán cũng biến động tăng giảm thất thường Giá cổ phiếu lúc tăng lúc giảm nên doanh nghiệp khó xác định cho việc đầu tư kinh doanh Công ty đã lựa chọn giải pháp an toàn để không bị lỗ nếu đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường Ngoài ra lãi suất trên thị trường có tốc độ tăng trưởng khá nhanh dẫn đến việc doanh nghiệp không huy động vốn bằng hình thức đi vay để tránh việc không trả được các khoản nợ khi đến hạn.

Những đề xuất nhằm nâng cao tình hình tài chính của công ty

3.2.1 Giải pháp cải thiện công tác quản lý và chi phí cho doanh nghiệp

Có thể thấy giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn hơn so với năm trước thêm với việc chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng cao khiến cho lợi nhuận và doanh thu của công ty mặc dù tăng cao hơn so với năm trước nhưng vẫn chưa đạt được kì vọng theo như kế hoạch của doanh nghiệp Để có thể cải thiện tình trạng này, công ty nên thường xuyên thực hiện kiểm tra định kì các loại chi phí có liên quan đến sản xuất hàng hóa, đánh giá lại các tài sản có trong doanh nghiệp như hàng hóa, máy móc thiết bị phân xưởng, … Sau đó, vào cuối kì kế toán thì đối chiếu số liệu kiểm tra thực tế với số liệu ghi trên sổ kế toán để từ đó có thể khắc phục và điều chỉnh các chỉ số tương ứng, lập các kế hoạch và phương án cụ thể để xử lý các trường hợp chênh lệch số liệu Ngoài ra, doanh nghiệp nên nghiên cứu thị trường để có thể tìm đến các nhà cung cấp khác với mức giá ưu đãi hoặc có nhiều chương trình giảm giá nếu mua hàng với số lượng lớn, có những chính sách chiết khấu thành toán và chiết khấu thương mại hợp lý; từ đó có thể giảm tối đa các chi phí phát sinh, chi phí giá vốn hàng bán của doanh nghiệp để tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty 3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay

Việc doanh nghiệp không đi vay nợ bên ngoài không hẳn là tốt bởi nguồn vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp có hạn, không thể sử dụng toàn bộ vốn chủ sở hữu để đi đầu tư kinh doanh Doanh nghiệp không đi vay ở thị trường bên ngoài hay ngân hàng mà tận dụng việc chiếm dụng vốn từ người bán với mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh nên trong giai đoạn 2020-2021, khoản mục chi phí lãi vay của doanh nghiệp bằng 0 Vì vậy, để gia tăng lợi nhuận, doanh nghiệp cần gia tăng doanh thu nên đi vay ở thị trường bên ngoài để đầu tư thêm vào tài sản cố định hoặc mở rộng quy mô sản xuất phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp Công ty có thể vay ngân hàng để đầu tư vào hoạt động sản xuất bởi chính sách cho vay của ngân hàng không quá chặt chẽ Doanh nghiệp có thể vay ngân hàng với thời gian 3 tháng hoặc 6 tháng để được áp dụng lãi suất và kì hạn trả nợ dài hơn Nếu doanh nghiệp đi vay ở thị trường bên ngoài thì sẽ giảm được việc chiếm dụng vốn từ người bán quá lâu, từ đó không mất lòng tin đối với nhà cung cấp, tạo được uy tín trên thương trường

Ngoài ra, do tình hình dịch bệnh Covid 19 kéo dài nên Nhà nước đang có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước Doanh nghiệp có thể tìm kiếm các khoản vay hỗ trợ về lãi suất để phát triển hiệu quả kinh tế trong thời điểm nhạy cảm này, từ đó gia tăng lợi nhuận và phát triển nền kinh tế Các chính sách cho vay từ Nhà nước có lãi suất thấp hơn so với các ngân hàng thương mại Thêm vào đó, Nhà nước cũng có những chính sách ưu tiên hỗ trợ dành riêng cho doanh nghiệp đi vay vốn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Đây là một nguồn tiền mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đem lại hiệu quả cao với chi phí thấp Không những thế, khoản vay từ Nhà nước có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí lãi vay so với việc đi vay ở ngân hàng thương mại

3.2.3 Giải pháp cải thiện hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

Hàng tồn kho năm 2021 của doanh nghiệp giảm khá nhiều so với năm 2020 Đây là một nguyên nhân dẫn đến việc chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng giảm. Công ty nên chú ý đến việc tăng giảm của hàng tồn ko trong doanh nghiệp để xây dựng phương án tốt nhất trong việc điều chỉnh hàng tồn kho Nếu việc hàng tồn kho tiếp tục giảm dẫn tới việc thiếu hụt hàng hóa cung ứng cho khách hàng từ đó làm giảm lượng khách hàng vốn có và doanh thu cũng theo đó mà giảm Tuy rằng doanh nghiệp đã mua số lượng lớn hàng tồn kho nhưng hàng hóa chưa được thông quan nên vẫn còn ứ đọng ở kho luân chuyển Doanh nghiệp có thể chọn giải pháp khác như đổi nhà cung cấp, chọn lọc người bán gần với kho vận hoặc tìm kiếm nguồn cung uy tín nhằm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mẫu mã với số lượng và giá thành hợp lý Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên thường xuyên kiểm kê lại số lượng hàng hóa có trong kho để nhanh chóng có phương án xử lý thích hợp trong trường hợp hàng dự trữ khan hiếm Ngoài ra, công ty cũng cần phải quản lý một cách chặt chẽ các khoản nợ ngắn hạn để có kế hoạch thanh toán nợ đúng hạn, tránh làm mất uy tín với đối tác làm ăn.

KẾT LUẬN: Qua những đề xuất giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty, có thể thấy việc đánh giá tình hình tài chính này giúp Công Ty TNHH Phát TriểnThương Mại Gia Thịnh Phát nhìn nhận được điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp để nâng cao các kết quả của doanh nghiệp và khắc phục những hạn chế từ đó làm tăng doanh thu và loại nhuận cho doanh nghiệp Qua việc phân tích trên sẽ giúp công ty có những chính sách phù hợp với thời điểm hiện tại từ đó phát triển khả năng thương mại và nắm bắt thị trường.

Trong thời gian thực tập tại Công Ty TNHH Phát Triển Thương Mại Gia Thịnh Phát, em đã được học hỏi nhiều kiến thức, được tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp, công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao Ngoài ra em còn được tìm hiểu về tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2020-2021 Qua đó, em đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp để biết được điểm mạnh điểm yếu, từ đó có những chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý doah nghiệp Sau khi phân tích quá trình hoạt động kinh doanh của Công Ty TNHH Phát Triển Thương Mại Gia Thịnh Phát, em thấy được công ty đag dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường, tạo được uy tín của mình đối với người mua cũng như người bán Qua đó, doanh nghiệp dần đạt được nhiều thành tựu trong nền kinh tế, có được nhiều thành quả trong những năm gần đây Tuy nhiên, việc phân tích tình hình tài chính của công ty cũng chỉ ra được những mặt hạn chế của doanh nghiệp, từ đó công ty cần khắc phục và cải thiện những nhược điểm này.

Quá trình thực tập tại Công Ty TNHH Phát Triển Thương Mại Gia Thịnh Phát em có ấn tượng rất tốt với công ty và các anh chị trong đội ngũ nhân viên; chính vì bậy em mong bài phân tích tình hình tài chính này sẽ đóng góp được một phần hiểu biết của bản thân để công ty có thể biết được điểm hạn chế của mình và khắc phục những thiếu sót từ đó giúp cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn trong việc tăng trưởng lợi nhuận Tuy nhiên, để có được một bài phân tích tình hình tài chính hoàn hảo thì cần có những kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn Do đó, những kết quả phân tích mà em có được chỉ dựa vào những số liệu của doanh nghiệp và kiến thức của em vẫn còn những thiếu sót;những giải pháp nhằm cải thiện công ty em đưa ra chưa thực sự hiệu quả và tối đa nên em

Ngày đăng: 03/05/2024, 12:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty - báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh phát triển thương mại gia thịnh phát
1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty (Trang 9)
Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn - báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh phát triển thương mại gia thịnh phát
Bảng 2.2 Tình hình nguồn vốn (Trang 16)
Bảng 2.3: Báo cáo kết quả kinh doanh - báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh phát triển thương mại gia thịnh phát
Bảng 2.3 Báo cáo kết quả kinh doanh (Trang 20)
Bảng 2.4: Nhóm chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán - báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh phát triển thương mại gia thịnh phát
Bảng 2.4 Nhóm chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán (Trang 25)
Bảng 2.5: Nhóm chỉ tiêu thể hiện khả năng quản lý tài sản - báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh phát triển thương mại gia thịnh phát
Bảng 2.5 Nhóm chỉ tiêu thể hiện khả năng quản lý tài sản (Trang 27)
Bảng 2.6: Nhóm chỉ tiêu thể hiện khả năng quản lý nợ - báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh phát triển thương mại gia thịnh phát
Bảng 2.6 Nhóm chỉ tiêu thể hiện khả năng quản lý nợ (Trang 33)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w