Bài 7. Lao động và việc làm dia li 12 kntt Bài 7. Lao động và việc làm dia li 12 kntt Bài 7. Lao động và việc làm dia li 12 kntt Bài 7. Lao động và việc làm dia li 12 kntt Bài 7. Lao động và việc làm dia li 12 kntt
Trang 1NHIỆT LIỆT CHÀO ĐÓN CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!
Trang 2 HS chia thành 2 đội chơi, HS kể tên các ngành nghề trong xã hội hiện nay.
Mỗi đội chơi lần lượt kể tên một ngành nghề HS trả lời sau không trùng với các đáp án đã có
Thời gian chờ cho mỗi đội là 3 giây Nếu vượt quá
3 giây mà đội không đưa ra câu trả lời, đội đối phương sẽ giành chiến thắng
TRÒ CHƠI “NHANH NHƯ CHỚP”
Luật chơi
Trang 4LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
BÀI 7:
Trang 5NỘI DUNG BÀI HỌC
Đặc điểm nguồn lao động I.
Sử dụng lao động II.
Vấn đề việc làm và hướng giải quyết
III.
Trang 6ĐẶC ĐIỂM NGUỒN
LAO ĐỘNG
I.
Trang 7THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Trang 8Đặc điểm nguồn lao động
- Mỗi năm, tăng
thêm khoảng 1 triệu
lao động.
Chất lượng lao động
- Cần cù, sáng tạo, nhiều kinh nghiệm.
- Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên, có sự phân hóa theo vùng.
- Năng động, dễ dàng tiếp thu khoa học - công nghệ trong sản xuất.
Phân bố lao động
- Lao động chủ yếu sống ở nông thôn chiếm hơn 63%.
- Đồng bằng sông Hồng có số lượng lao động lớn nhất cả nước (chiếm 22,5%).
Trang 9Tuy nhiên, lao động nước ta còn hạn chế về thể lực, trình độ chuyên môn
và tác phong lao động công nghiệp.
Trang 11Video “Năng suất lao động của Việt Nam kém so với các nước trong khu vực”
Trang 13SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
II.
Trang 14Hoạt động cá nhân, hoàn thành phiếu học tập sau:
Câu 1: Dựa vào bảng 7.1 và thông tin mục II.1 SGK, hãy cho biết cơ cấu lao động theo ngành kinh tế có xu hướng chuyển dịch ra sao?
PHIẾU HỌC TẬP: SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG
Bảng 7.1 Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hằng năm phân theo
ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 2000-2021 (Đơn vị: %)
Năm
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 65,1 48,4 43,6 29,1
Công nghiệp và xây dựng 13,1 20,9 23,0 33,1
Trang 15Câu 2: Dựa vào hình 7.2 và thông tin mục II.2 SGK, hãy cho biết sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế thể hiện điều gì?
Hình 7.2 Cơ cấu lao động có việc làm phân theo thành phần kinh tế của nước ta
năm 2010 và năm 2021 (%)
Kinh tế Nhà nước
Kinh tế ngoài Nhà nước Khu vực có đầu tư nước ngoài
Trang 16Câu 3: Dựa vào bảng 7.2 và thông tin mục II.3 SGK, hãy nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn ở nước ta.
Năm
Khu vực 2000 2010 2015 2021
Bảng 7.2 Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hằng năm
phân theo thành thị và nông thôn của nước ta giai đoạn 2000-2021
(Đơn vị: %)
Trang 182 Theo thành phần kinh tế
Cơ cấu lao động thay đổi theo
xu hướng:
Khu vực Nhà nước: giảm tỉ lệ lao động.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: tăng tỉ lệ lao động.
Khu vực ngoài Nhà nước: chiếm tỉ lệ cao nhất
Trang 193 Theo thành thị và nông thôn
Tỉ lệ lao động có sự chuyển dịch:
Giảm tỉ lệ lao động nông thôn Tăng tỉ lệ lao động thành thị.
Lao động ở nông thôn vẫn còn chiếm tỉ lệ cao.
Trang 20GHI NHỚ
Tỉ lệ lao động trong khu
vực nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản giảm
Tỉ lệ lao động trong khu
vực công nghiệp, xây
dựng, dịch vụ tăng.
Tỉ lệ lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước giảm Tỉ
lệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
Cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn có xu hướng tăng tỉ lệ lao động thành thị
Trang 21VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT
III.
Trang 221 Vấn đề việc làm
Khai thác bảng 7.3, thông tin mục III.1 SGK tr.39, 40 và thực hiện yêu cầu: Phân tích vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay.
Bảng 7.3 Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi
phân theo thành thị, nông thôn của nước ta giai đoạn 2010-2021 (%)
Trang 23Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm khá thấp.
Khu vực thành thị thường có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn khu vực nông thôn
Các công việc đơn giản còn phổ biến
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ tạo ra những thay đổi mang tính đột phá về việc làm
Vấn đề việc làm
Trang 24Video “Việt Nam có tỉ lệ thanh niên thất nghiệp cao trong độ tuổi lao động”
Trang 25GHI NHỚ
Sự phát triển của các ngành kinh tế, đa dạng hóa các loại hình sản xuất và sự
ra đời của nhiều hoạt động dịch vụ mới
đã tạo thêm nhiều việc làm mỗi năm Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm là vấn đề cần được quan tâm trong phát triển kinh tế - xã hội
Trang 262 Hướng giải quyết việc làm
Dựa vào thông tin SGK và hiểu biết của bản thân, hãy trình bày các hướng giải quyết việc làm ở nước ta
Trang 27Giải pháp
Hoàn thiện chính sách, luật pháp về lao động nhằm khuyến khích, hỗ trợ, huy động mọi nguồn lực đầu tư tạo việc làm.
Đẩy mạnh việc đào tạo, dạy nghề nâng cao
chất lượng lao động.
Trang 28Phát triển hệ thống tư vấn, thông tin về thị trường lao động, việc làm.
Xây dựng và thực hiện tốt hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lao động.
Trang 29Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp
Trang 30Ngày hội việc làm giúp sinh viên tiếp cận thông tin việc làm, gặp gỡ, giao lưu trực tiếp với nhà tuyển dụng.
Trang 31Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản
Trang 32Đào tạo, hướng nghiệp, mở rộng cơ hội việc làm trong và ngoài nước cho người lao động
Trang 33Triển khai tốt các quy định về bảo hiểm xã hội
Trang 34Video “Đào tạo nghề để giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn”
Trang 36Câu 2: Người lao động Việt Nam không có phẩm chất nào dưới đây?
A Tỉ lệ lao động có trình độ cao
chiếm tỉ lệ thấp nhưng phần nào đã
đáp ứng tốt hơn yêu cầu cơ bản
của doanh nghiệp và thị trường.
B Cần cù, chịu khó, sáng tạo.
C Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủ công nghiệp.
D Tiếp thu nhanh các thành tựu của khoa học – công nghệ, ứng dụng trong sản xuất
Trang 37Câu 3: Tỉ trọng ngành nào dưới đây có xu hướng tăng?
A Xây dựng
B Nông nghiệp
C Lâm nghiệp
D Thủy sản
Trang 38Câu 4: Sự khác nhau về cơ cấu lao động trong các thành phần
kinh tế là kết quả của:
B Chủ trương phát triển kinh tế
thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa
A Phát triển kinh tế tri thức
nhằm tăng trưởng kinh tế
C Sự thay đổi căn bản và toàn diện trong hầu hết các hoạt động sản xuất
D Việc ứng dụng thành tựu công nghệ tiên tiến, hiện đại
Trang 39Câu 5: Đâu không phải là nguyên nhân khiến cho tỉ lệ lao động
phi nông nghiệp tăng?
D Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt,…dần bị mai một
A Quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa
C Đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế nông thôn
B Xây dựng nông thôn mới
Trang 40Câu 6: Nội dung nào dưới đây không đúng về vấn đề việc làm
ở nước ta?
D Tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn thường cao hơn ở thành thị
A Tình trạng thất nghiệp và
thiếu việc làm là một trở ngại
của nước ta
C Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giữa thành thị và nông thôn có
sự khác nhau
B Các ngành sản xuất ngày
càng đa dạng, tạo nhiều việc
làm mới
Trang 41Câu 7: Nguyên nhân nào sau đây dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu
lao động theo ngành của nước ta?
A Tác động của quá trình
công nghiệp hoá và hiện đại
hoá đất nước
B Chính sách chuyển cư
của Nhà nước được thực
hiện thường xuyên
C Điều kiện sản xuất nông nghiệp ở vùng nông thôn hạn chế
D Trình độ của lao động khu vực nông thôn được nâng lên nhanh chóng
Trang 42Câu 8: Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu lao động theo
thành phần kinh tế ở nước ta là do
C quá trình hội nhập khu vực
và quốc tế
A quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước
D lao động có tính cần cù, sáng tạo, chịu khó
B chất lượng lao động ngày
càng tăng cao
Trang 43Câu 9: Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D
Cho bảng số liệu:
Lực lượng lao động và tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên
so với số dân cả nước, giai đoạn 2005 - 2021
Năm Lực lượng lao động (triệu người) Tỉ lệ lao động trong tổng số dân (%)
Trang 44A Lực lượng lao động tăng 5,7 triệu người từ năm 2005
đến năm 2021
B Lực lượng lao động năm 2015 chiếm tỉ lệ cao nhất
C Tỉ lệ lao động trong tổng số dân năm 2015 chiếm tỉ lệ
phần trăm thấp nhất
D Nhìn chung, lực lượng lao động dồi dào, chiếm trên
80% số dân
Đ Đ S S
Trang 45Luyện tập (SGK - tr.40)
Dựa vào bảng 7.1, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hằng năm phân theo ngành kinh tế của nước ta năm 2000 và năm 2021 Nêu nhận xét.
Trang 4665.1 13.1
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc
hằng năm phân theo ngành kinh tế của nước ta (%)
Trang 47 Cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản giảm mạnh: từ 65,1% (năm 2000) còn 29,1% (năm 2021); giảm 36%.
Nhận xét
Cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng tăng: từ 13,1% (năm 2000) lên 33,1% (năm 2021); tăng 20%.
Cơ cấu lao động trong ngành dịch vụ tăng: từ 21,8% (năm 2000) lên 37,8% (năm 2021); tăng 16%.
Trang 48VẬN DỤNG
Sưu tầm thông tin, tìm hiểu về một số ngành nghề mới
có nhiều cơ hội việc làm ở nước ta.
Trang 49EM ĐÃ HỌC
EM ĐÃ HỌC
Trang 50HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
01 Ghi nhớ kiến thức đã học trong bài
02 Hoàn thành bài tập trong SBT và bài tập phần
Vận dụng
03 Đọc và tìm hiểu trước Bài 8: Đô thị hóa.
Trang 51CẢM ƠN SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE CỦA CÁC EM!