Trong những năm qua, chính quyền địa phương tỉnh Bắc Giang đã thực hiện một cách đồng bộ nhiều giải pháp tài chính cụ thể để phát triển DNVVN trên địa bàn, từ đó tạo ra động lực thúc đẩy
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Trang 2Công trình được hoàn thành tại Học viện Tài chính
Người hướng dẫn khoa học:
1 TS Nguyễn Đình Hoàn
2 TS Lương Thu Thủy
Phản biện 1: ………
Phản biện 2: ………
Phản biện 3: ………
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Tài chính
Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2024
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Tài chính
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài Luận án
DNVVN chiếm phần lớn trong số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường với những đóng góp quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, đa phần trong nhóm này là những doanh nghiệp mỏng về vốn, hạn chế về quản trị,…Trong bối cảnh hiện nay, người dân và doanh nghiệp, nhất là DNVVN đều đang rất khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, do nền kinh tế trong
và ngoài nước đều gặp khó khăn cho nên mức độ rủi ro cao hơn khi doanh nghiệp khó chứng minh được hiệu quả kinh doanh Trong khi đó,
tổ chức tín dụng khó có điều kiện hạ chuẩn cho vay Điều này dẫn đến các tổ chức tín dụng muốn cho vay mà không tìm được khách hàng đủ điều kiện vay
Với diện tích tự nhiên 3.895 km², dân số trên 1,8 triệu người, Bắc Giang có 09 đơn vị hành chính cấp huyện và 01 thành phố Bắc Giang
có vị trí địa lý trung tâm, kết nối với các thành phố lớn như Hà Nội và
Hồ Chí Minh Dựa trên những tiềm lực sẵn có như trên cùng với quyết tâm chính trị của CQĐP, Bắc Giang đang phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước Trong những năm qua, chính quyền địa phương tỉnh Bắc Giang đã thực hiện một cách đồng bộ nhiều giải pháp tài chính cụ thể để phát triển DNVVN trên địa bàn, từ
đó tạo ra động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Tuy nhiên, các giải pháp này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém dẫn tới DNVVN trên địa bàn tỉnh chưa thể phát triển một cách mạnh
mẽ, toàn diện Xuất phát từ lý do kể trên, NCS lựa chọn chủ đề “Giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu của luận án
2 Tổng quan các nghiên cứu
2.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
2.1.1 Các nghiên cứu về doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài: Ayyagari và cộng sự (2003) với
nghiên cứu “Small and medium enterprises across the globe: a new database” (DNVVN trên toàn cầu: cơ sở dữ liệu mới) Beck và cộng sự (2005) đã có bài nghiên cứu “SMEs, growth and poverty: cross-country evidence” (DNVVN, tăng trưởng và đói nghèo: căn cứ từ dữ liệu liên quốc gia) Nghiên cứu của Ardic, Mylenko và Saltane (2011) với tựa đề
“Small and Medium Enterprises: A Cross-Country Analysis with a New Data Set” (DNVVN: Phân tích xuyên quốc gia với bộ dữ liệu mới) Nghiên cứu của Berisha and Pula (2015) với tựa đề “Defining Small and Medium Enterprises: a critical review” (Định nghĩa doanh nghiệp
Trang 4nhỏ và vừa: một đánh giá quan trọng) đã tổng hợp khá chi tiết, cụ thể các phương thức xác định DNVVN Casalino, Ivanov và Nenov (2014) với nghiên cứu “Innovation's governance and investments for enhancing competitiveness of manufacturing SMEs” (Quản trị và đầu tư đổi mới
để nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNVVN trong lĩnh vực sản xuất)
2.1.1.2 Các nghiên cứu trong nước: Phạm Thị Vân Anh (2012) với
luận án Tiến sĩ chủ đề “Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa” Nguyễn Thế Bính (2013), “Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài học cho Việt Nam” Nguyễn Trường Sơn (2014) có cuốn sách chuyên khảo
“Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay” Phạm Thu Hương (2017), “Năng lực cạnh tranh của DNVVN nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Nguyễn Văn Thích (2018) với nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công trong kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh” xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thành công trong kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố
Hồ Chí Minh Diệp Tố Uyên và cộng sự (2021) có nghiên cứu “Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ”
2.1.2 Các nghiên cứu về giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.1.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài: Nghiên cứu của Baurer (2005) với
tựa đề “Tax administrations and small and medium enterprises in developing countries” (Quản lý thuế và DNVVN ở các nước đang phát triển) là một trong những công trình có đóng góp quan trọng liên quan đến chính sách thuế cho DNVVN ở các nước đang phát triển Uchikawa (2009) có bài nghiên cứu “Small and Medium Enterprises in Japan: Surviving the Long-Term Recession” (DNVVN ở Nhật Bản: Sống sót sau suy thoái kinh tế dài hạn) Nghiên cứu của Beca và Nişulescu-Ashrafzadeh (2014) mang tựa đề “The effect of the fiscal policy on the SME sector in Romania during the economic crisis” (Tác động của chính sách tài khóa đối với khu vực DNVVN ở Romania trong cuộc khủng hoảng kinh tế) Theo một nghiên cứu của OECD (2021) có tựa đề
“Understanding Firm Growth: Helping SMEs Scale Up” (Tìm hiểu sự tăng trưởng của doanh nghiệp: Giúp các DNVVN mở rộng quy mô) Adžić và cộng sự (2023) “The Impact of Tax Policy, System, and Administration on Small and Medium-Sized Enterprises in the Republic
Trang 5of Serbia: A Statistical Analysis of the Situation” (Tác động của chính sách thuế, hệ thống và quản lý đến DNVVN)
2.1.2.2 Các nghiên cứu trong nước: Hà Quý Sáng (2010) thực hiện
luận án với đề tài “Các giải pháp tài chính - kế toán để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” Lê Quang Mạnh (2011) với nghiên cứu
“Phát huy vai trò của Nhà nước trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” Phùng Thanh Loan (2019) với đề tài luận án “Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNVVN ở Việt Nam” Ngô Thị Phương Thảo (2021) với nghiên cứu “Huy động vốn để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội” Nguyễn Thị Lý (2023) với nghiên cứu “Tiếp cận đất đai đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa - Những vấn đề đặt ra trong hoàn thiện chính sách đất đai” đã chỉ ra những khó khăn của các DNVVN ở Việt Nam khi tiếp cận đất đai cho sản xuất, kinh doanh
2.2 Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
2.2.1 Những vấn đề đã được nghiên cứu: Thứ nhất, lý luận chung về
DNVVN cùng với những đặc điểm, vai trò của loại hình doanh nghiệp này với quốc gia, địa phương đã được làm sáng tỏ trong nhiều nghiên cứu Thứ hai, nội hàm của vấn đền phát triển DNVVN cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của DNVVN cũng đã được chỉ ra trong nhiều nghiên cứu Thứ ba, những giải pháp tài chính từ phía chính phủ để hỗ trợ DNVVN cũng đã được xây dựng và phát triển trong nhiều nghiên cứu Thứ tư, thực trạng của DNVVN tại Việt Nam về trình độ công nghệ, trình độ lao động, năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính,… theo thời gian cũng như những khó khăn của các doanh nghiệp Thứ năm, một số đặc điểm cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương cũng đã được thể hiện rõ
2.2.2 Những vấn đề chưa được nghiên cứu: Một là, Nghiên cứu liên
quan đến các giải pháp tài chính tại địa phương để thúc đẩy phát triển
DNVVN còn chưa được thực hiện nhiều Hai là, Một số nghiên cứu về
giải pháp tài chính phát triển DNVVN lại chỉ tập trung vào các chính sách về thuế hoặc vốn hay đất đai, thiếu nghiên cứu toàn diện về sự kết
hợp nhiều công cụ tài chính nhà nước cho phát triển DNVVN Ba là,
thiếu vắng những nghiên cứu định lượng để đo lường sự tác động của
giải pháp tài chính đến sự phát triển của DNVVN tại một địa phương
Bốn là, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về các giải pháp tài chính giúp
phát triển DNVVN tại Bắc Giang
2.3 Những vấn đề được lựa chọn nghiên cứu trong đề tài luận án, câu hỏi nghiên cứu và khung phân tích
Trang 62.3.1 Những vấn đề được lựa chọn nghiên cứu: Thứ nhất, nghiên
cứu, hệ thống hóa lại cơ sở lý luận về các giải pháp tài chính phát triển DNVVN cho một địa phương thuộc một quốc gia, trong đó tập trung vào các giải pháp về thuế, về chi NSNN, về tín dụng và tài chính đất
đai Thứ hai, tìm hiểu, xây dựng mô hình kinh tế lượng đánh giá tác
động của các giải pháp tài chính đã lựa chọn đối với phát triển DNVVN
ở một địa phương cụ thể Thứ ba, lựa chọn trường hợp tại tỉnh Bắc
Giang để ứng dụng cơ sở lý thuyết đã xây dựng nhằm phân tích thực trạng thi hành các giải pháp tài chính phát triển DNVVN ở địa phương,
từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện những nội dung này
2.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
- DNVVN là gì? Tiêu chí đánh giá phát triển DNVVN là gì?
- Giải pháp tài chính phát triển DNVVN là gì? Nội dung các giải pháp
là gì? Cơ chế tác động của các giải pháp là gì?
- Các yếu tố ảnh hưởng tới giải pháp tài chính phát triển DNVVN?
- Thực trạng giải pháp tài chính phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2022 như thế nào? Những tồn tại trong các giải pháp đó là gì?
- Cần phải làm gì để hoàn thiện các giải pháp tài chính phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian tới?
2.3.3 Khung phân tích của luận án
Trang 73.Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích giải pháp tài chính phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, luận án sẽ xây dựng các quan điểm, định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các giải pháp tài chính phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn, có tính khả thi cao
Nhiệm vụ nghiên cứu: Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu ở trên, luận
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới giải pháp tài chính phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Nghiên cứu cơ hội cùng thách thức cũng như định hướng phát triển DNVVN và quan điểm hoàn thiện giải pháp tài chính phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Từ đó đề xuất hoàn thiện giải pháp tài chính phát triển DNVVN Bắc Giang đến năm
2030
Trang 84 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải pháp tài chính phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các giải pháp về thuế (thuế GTGT, TNDN), chi NSNN, tín dụng và tài chính đất đai nhằm phát triển DNVVN với chủ thể xây dựng và thực thi các giải pháp là chính quyền cấp trung ương và địa phương
- Về không gian: Luận án nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Về thời gian: thực trạng trong giai đoạn 2018 - 2022; quan điểm, định hướng, giải pháp và kiến nghị nghiên cứu áp dụng đến năm 2030
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương luận cho các nội dung nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Kết hợp với đó là phương pháp thống kê để thu thập, phân tích, tổng hợp, đánh giá các lý luận cơ bản về chính sách tài chính phát triển DNVVN nói chung và các DNVVN của tỉnh Bắc Giang nói riêng, thông qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu đã công bố Phương pháp thống kê để thu thập và tổng hợp lại các tài liệu thứ cấp… Từ đó chỉ rõ những kế thừa cũng như khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu
6 Những đóng góp mới của luận án
6.1 Về mặt lý luận: Thứ nhất, làm rõ nội hàm DNVVN trên cả tiêu chí
định tính và định lượng; các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của DNVVN gồm cơ sở hạ tầng, đất đai, vốn, nhân lực và khoa học công nghệ Thứ hai, luận giải lý luận về các giải pháp tài chính phát triển DNVVN, đặc biệt tích cụ thể tác động của các giải pháp tài chính này đến các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của DNVVN Thứ
ba, tổng hợp một số kinh nghiệm quý báu về giải pháp tài chính phát triển DNVVN ở một số quốc gia, địa phương, từ đó nêu những bài học phù hợp với Bắc Giang
6.2 Về mặt thực tiễn: Thứ nhất, luận án tổng hợp điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang; phân tích thực trạng các giải pháp tài chính đang được áp dụng ở tỉnh để hỗ trợ phát triển DNVVN địa phương Thứ hai, Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện giải pháp tài chính phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang,
từ đó tìm hiểu ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn tới hạn chế Thứ ba, Đề xuất một bộ giải pháp toàn diện, phù hợp nhất với hiện trạng tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn nghiên cứu nhằm giúp tỉnh hỗ trợ phát triển DNVVN hiệu quả hơn trong thời gian tới
7 Kết cấu của luận án
Trang 9Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận và kinh nghiệm về giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ;
Chương 2: Thực trạng giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
Chương 3: Hoàn thiện giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1 PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Qua nghiên cứu, luận án cho rằng “DNVVN là những cơ sở kinh doanh hoạt động hợp pháp với quy mô vốn hoặc lao động tương ứng với phân loại về loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa của quốc gia DNVVN thường có chủ sở hữu cũng là người quản lý doanh nghiệp,
bộ máy hoạt động đơn giản, phát triển các sản phẩm dựa trên thị hiếu của người tiêu dùng”
1.1.1.2 Đặc trưng của doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNVVN của mỗi quốc gia đều có những đặc trưng cơ bản bao gồm:
- Quy mô vốn và lao động nhỏ, lao động thủ công chiếm tỷ trọng lớn Đây là đặc trưng cơ bản nhất của DNVVN
- Ngành nghề kinh doanh của DNVVN chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực đòi hỏi ít vốn, thời gian chu chuyển vốn nhanh
- Tổ chức bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt, hiệu quả, đặc biệt là các DN siêu nhỏ
- Thị phần của các DNVVN không lớn, khả năng chi phối thị trường không cao Thị trường thường phản ứng ít quyết liệt, thậm chí không có phản ứng trước những thay đổi chiến lược kinh doanh của DNVVN
1.1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ với nền kinh tế
DNVVN góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương; DNVVN thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương; DNVVN góp phần gia tăng quy mô và tốc độ phát triển kinh tế địa phương; DNVVN thu hút, khai thác vốn và các nguồn lực sẵn tại địa phương cho mục tiêu đầu tư phát triển; DNVVN cũng góp phần tăng nguồn thu cho NSĐP
1.1.2.Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.2.1 Quan điểm về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trang 10Qua nghiên cứu, luận án cho rằng: “Phát triển DNVVN là sự tăng lên cả về số lượng, chất lượng của loại hình doanh nghiệp này từ thấp lên cao, thể hiện ở việc mở rộng về số lượng doanh nghiệp, quy mô sản xuất, sự gia tăng mức đóng góp vào NSNN và tăng số việc làm tạo ra cho nền kinh tế địa phương”
1.1.2.2 Tiêu chí đánh giá về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong đó: Yt là số lao động làm việc trong DNVVN năm thứ t Yt-1
là số lao động làm việc trong DNVVN năm thứ t-1
(2) Tính đổi mới, sáng tạo trong hoạt động của các DNVVN;
(3) Tính tuân thủ pháp luật của DNVVN;
(4) Trách nhiệm của DNVVN với môi trường
(5) Xây dựng thương hiệu của DNVVN với hình ảnh của địa phương
1.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Thứ nhất, yếu tố cơ sở hạ tầng: Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
và Hệ thống hạ tầng dịch vụ hỗ trợ
Thứ hai, yếu tố đất đai
Thứ ba, yếu tố về vốn
Thứ tư, yếu tố nguồn nhân lực
Thứ năm, yếu tố khoa học công nghệ
Trang 111.2 GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.2.1 Khái niệm giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quan điểm của NCS về giải pháp tài chính phát triển DNVVN sẽ là
như sau: “Giải pháp tài chính phát triển DNVVN là tổng thể các cách thức, biện pháp mà Nhà nước sử dụng các công cụ tài chính để tác động vào các yếu tố tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho quá trình phát triển của các DNVVN theo mục tiêu đề ra trong một khoảng thời gian nhất định”
1.2.2 Cơ chế tác động của giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Cơ chế tác động của các giải pháp tài chính này đối với sự phát triển của DNVVN có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau nhằm tăng quy mô hoạt động, hỗ trợ tiếp cận vốn, ưu đãi về thuế, trợ cấp, cải thiện chất lượng lao động sẽ giúp các doanh nghiệp này tháo gỡ khó khăn và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Cơ chế tác động của các giải pháp tài chính mà Nhà nước thực thi đến sự phát triển của DNVVN có thể được phân loại theo hai nhóm:
- Cơ chế tác động trực tiếp: Thông qua các giải pháp tài chính của nhà nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của các DNVVN
- Cơ chế tác động gián tiếp: Thông qua tác động vào các yếu tố như
cơ sở hạ tầng, KHCN, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường…
để tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho hoạt động của các DNVVN
1.2.3 Nội dung giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.3.1 Giải pháp thuế hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các chương trình miễn, giảm thuế TNDN cho các DNVVN để hỗ trợ các doanh nghiệp này ổn định sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động Các chương trình hoàn thuế GTGT, giảm thuế GTGT để tạo điều kiện cho DNVVN có thêm nguồn tài chính phát triển Đồng thời, các giải pháp về thuế còn tập trung vào thúc đẩy các doanh nghiệp đầu
tư cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển DNVVN tại địa phương
1.2.3.2 Giải pháp chi ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chi NSNN được tập trung chủ yếu thông qua các khoản chi: Chi xây dựng cơ sở hạ tầng, chi NSNN cho việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chi NSNN cho phát triển khoa học công nghệ, chi hỗ trợ phát triển
Trang 12thị trường, chi NSNN để thành lập, tổ chức Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN; chi NSNN để thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNVVN; chi NSNN để thực hiện các chương trình hỗ trợ DNVVN…
1.2.3.3 Giải pháp tín dụng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tín dụng nhà nước với các DNVVN sẽ giúp nâng cao được trách nhiệm của doanh nghiệp trong sử dụng tín dụng nhà nước bởi phải thực hiện nguyên tắc có vay có trả, hoặc phải thực hiện các điều kiện do Nhà nước quy định Ba hình thức hỗ trợ bao gồm: hỗ trợ về mức vốn cho vay; hỗ trợ về thời hạn vay vốn và hỗ trợ về lãi suất vay vốn
1.2.3.4 Giải pháp tài chính về đất đai hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chính phủ có thể sử dụng một số hình thức hỗ trợ về tài chính đất đai như sau: miễn, giảm tiền thuê đất, thuế đất có thời hạn; miễn, giảm tiền thuê đất, thuế đất cho cả thời hạn thuê và quy định ổn định tiền thuê đất, thuế đất trong một số chu kỳ thuê hoặc suốt vòng đời của dự án
1.2.4 Tiêu chí đánh giá giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tiêu chí đánh giá giải pháp tín dụng: số món cho vay, số tiền giải ngân cho DNVVN từ các ngân hàng hay quỹ đầu tư của địa phương Tiêu chí đánh giá giải pháp tài chính đất đai: số tiền thuê đất được miễn giảm cũng như tiền hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, xây dựng mặt bằng sản xuất, kinh doanh tại địa phương
Trang 13- Giải pháp tài chính tác động đến nguồn nhân lực phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Giải pháp tài chính tác động đến khoa học công nghệ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới giải pháp tài chính phát triển DNVVN
- Yếu tố chủ quan: Tiềm lực kinh tế của quốc gia cũng như của
địa phương; Hệ thống cơ sở pháp lý quản lý hoạt động của các DNVVN; Nhân sự thực thi các giải pháp tài chính hỗ trợ DNVVN
- Yếu tố khách quan: Đặc điểm của DNVVN; Tình hình sản
xuất, kinh doanh của DNVVN; Bối cảnh của nền kinh tế quốc gia và thế giới
1.3 KINH NGHIỆM VỀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH BẮC GIANG
1.3.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia
1.3.1.1 Giải pháp về thuế hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Với thuế TNDN: Giảm thuế suất thuế TNDN cho DNVVN: Tức là các DNVVN sẽ được áp một mức thuế suất thuế TNDN thấp hơn (Hà Lan, Trung Quốc, Lào, Thái Lan); Miễn giảm thuế đối với DNVVN (Lào, Myanmar, Malta); DNVVN được phép trích khấu hao nhanh (Nam Phi, Đức)
Với thuế GTGT: Thụy Điển đã thiết lập kỳ tính thuế giá trị gia tăng hàng năm cho doanh nghiệp nhỏ; một số quốc gia trên thế giới quy định ngưỡng doanh thu kê khai thuế GTGT (Úc, Áo, Pháp, Đức, ); thi hành chương trình thuế GTGT đầu vào đơn giản (Nhật Bản); Giảm thuế suất thuế GTGT (Trung Quốc)
1.3.1.2 Giải pháp về chi ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chi NSNN hỗ trợ hoạt động của DNVVN như chi trợ cấp cho DNVVN ở Singapore, chi mua hàng hóa từ DNVVN ở Mỹ Ở Nhật Bản, chi NSNN hỗ trợ phát triển DNVVN sẽ tập trung vào hai khía cạnh là hỗ trợ năng lực cạnh tranh và hỗ trợ thay đổi cơ cấu doanh nghiệp; Hàn Quốc hỗ trợ 50% chi phí trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí để doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ cho DNVVN
1.3.1.3 Giải pháp về tín dụng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trang 14Chính phủ Trung Quốc thành lập các quỹ hỗ trợ DNVVN Đài Loan khuyến khích NHTM cho DNVVN vay vốn, thành lập quỹ phát triển DNVVN và quỹ BLTD
1.3.1.4 Giải pháp tài chính đất đai hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ở Mỹ, giảm tiền thuê đất, thực hiện chương trình ưu đãi thuế nhà đất cho một số doanh nghiệp cụ thể và xây dựng các khu/cụm DNVVN
1.3.2 Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam
Hai là, hỗ trợ mặt bằng cho sản xuất và nâng cao năng lực quản lý
Ba là, Sử dụng linh hoạt các giải pháp hỗ trợ phát triển DNVVN Bốn là, UBND tỉnh Bắc Giang cần có cơ chế hỗ trợ các DNVVN của tỉnh thông qua chi NSNN bằng các chương trình chi tiêu ưu tiên sử dụng hàng hóa, dịch vụ của các DNVVN địa phương
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về phát triển DNVVN
và giải pháp tài chính phát triển DNVVN: khái niệm, đặc trưng, vai trò của DNVVN với nền kinh tế Đồng thời tác giả cũng tổng hợp và phân tích các yếu tố phát triển DNVVN, các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển DNVVN Ngoài ra, tác giả đã tìm hiểu một số kinh nghiệm sử dụng các giải pháp tài chính cho phát triển DNVVN của một
số quốc gia nước ngoài và địa phương trong nước (Hồ Chí Minh, Hải Phòng), từ đó rút ra những bài học cho tỉnh Bắc Giang
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
2.1.1 Điêù kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Giang
Tỉnh Bắc Giang thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (thuộc Hành lang xuyên Á Nam Ninh - Singapore), tiếp giáp với