1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn Đề quản trị nước Ở khu tưới Đức hòa, tỉnh long an

217 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề quản trị nước ở khu tưới Đức Hòa, tỉnh Long An
Tác giả Nguyễn Minh Nguyệt
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Văn Chính, PGS. TS. Tessier Olivier
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Nhân học
Thể loại Luận án Tiến sĩ Nhân học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 217
Dung lượng 6,94 MB

Nội dung

Vấn Đề quản trị nước Ở khu tưới Đức hòa, tỉnh long an Vấn Đề quản trị nước Ở khu tưới Đức hòa, tỉnh long an Vấn Đề quản trị nước Ở khu tưới Đức hòa, tỉnh long an

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

_

NGUYỄN MINH NGUYỆT

VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ NƯỚC

Ở KHU TƯỚI ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS TS Nguyễn Văn Chính

2 PGS TS Tessier Olivier

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Những quan điểm mà luận án kế thừa của những tác giả đi trước đều được trích dẫn nguồn chính xác, cụ thể

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2022

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Minh Nguyệt

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi đã trải qua một hành trình kì lạ, đầy kinh ngạc, đầy háo hức và tràn ngập lòng biết

ơn khi thực hiện và viết luận án “Vấn đề quản trị nước ở khu tưới Đức Hòa, tỉnh Long An”

Tôi chỉ biết dùng những từ ngữ dung dị nhưng chứa đầy tình cảm chân thành để cảm ơn mọi người Trước tiên, tôi xin cảm ơn sâu sắc PGS TS Tessier Olivier, Trưởng đại diện của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh, người thầy đã hướng dẫn tôi từ những ngày đầu chập chững trên con đường nghiên cứu Bên cạnh thầy, tôi còn có những bạn chân tình cùng tham gia vào dự án, những người đã chỉ cho tôi từ cách buộc hành lý trên yên xe sao cho chắc để có thể yên tâm đi hàng trăm cây số trên đường, làm sao tránh được rắn rết khi đi bộ giữa các cánh rừng cao su bạt ngàn của vùng miền Đông đất đỏ cho đến những chia sẻ về tri thức khoa học quý báu cho một người tập

sự nghiên cứu như tôi

Và một cảm xúc vô cùng chân thành, ấm áp nữa, tôi xin dành cho các thầy cô ở khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đặc biệt là thầy Chủ nhiệm khoa Nguyễn Văn Sửu, người đầu tiên động viên tôi triển khai luận án với câu nói

mà chắc thầy đã quên, còn tôi thì nhớ mãi: "Em đã có cơ hội mà ngồi nhà đọc sách 10 năm cũng không bằng, nên cố gắng làm luận án đi"

Cùng với PGS.TS Tessier Olivier, người thầy thứ hai đã dành không biết bao nhiêu tâm sức để giúp tôi thực hiện nghiên cứu này là PGS TS Nguyễn Văn Chính, Chủ nhiệm

Bộ môn Nhân học Phát triển, Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội Có những lúc bế tắc và chán nản, thầy đã luôn động viên tôi cố gắng vượt qua Thực sự, mọi từ ngữ cũng không diễn đạt hết lòng biết ơn của tôi dành cho thầy

Ngoài ra, tôi cũng dành sự biết ơn vô hạn tới những người dân chất phác, mộc mạc, chí tình tại địa bàn nơi tôi đi nghiên cứu và những người đồng nghiệp ở cơ quan, đã hỗ trợ tôi cả về công việc và tinh thần, để tôi hoàn thành luận án này Và tất nhiên bên cạnh tất cả những sự giúp đỡ quý báu nói trên thì gia đình luôn là hậu phương thầm lặng mà vững chắc để tôi có thể yên tâm dành toàn bộ thời gian và tâm trí cho công việc khó nhọc này

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2022 Nghiên cứu sinh

Nguyễn Minh Nguyệt

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7

1 Lý do chọn đề tài 7

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 10

3 Câu hỏi nghiên cứu 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 12

6 Bố cục của luận án 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

1.1 Tình hình nghiên cứu 15

1.1.1 Tiếp cận quản trị nước từ tri thức dân gian 15

1.1.2 Tiếp cận quản trị nước từ quan điểm lịch sử 23

1.1.3 Tiếp cận quản trị nước từ quan điểm chính trị - xã hội 26

1.1.4 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 35

1.2 Cơ sở lý luận 36

1.2.1 Khái niệm công cụ sử dụng trong luận án 37

1.2.2 Lý thuyết hệ thống (system theory) 40

1.2.3 Lý thuyết quản trị khoa học (governance theory) 42

1.2.4 Quản trị nước thích ứng (adaptive water governance) và khung phân tích 44

1.2.5 Chính trị hằng ngày và quản trị nước 49

1.3 Phương pháp nghiên cứu 52

1.3.1 Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu 52

1.3.2 Phương pháp điền dã dân tộc học 54

Tiểu kết chương 1 56

CHƯƠNG 2 KHU TƯỚI ĐỨC HÒA TRONG BỐI CẢNH THỦY LỢI CỦA LONG AN 57

2.1 Giới thiệu chung về Long An 57

2.1.1 Long An từ góc nhìn địa – lịch sử 57

Trang 6

2.1.2 Long An, miền đất khát giữa đầm lầy 59

2.2 Quá trình phát triển thủy lợi ở Long An 63

2.2.1 Hệ thống thủy lợi ở Long An dưới thời Nguyễn 64

2.2.2 Hệ thống thủy lợi ở Long An dưới thời thực dân 65

2.2.3 Hệ thống thủy lợi ở Long An từ sau năm 1975 đến nay 66

2.2.4 Những vấn đề đặt ra cho thủy lợi Long An trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay 67

2.3 Khu tưới Đức Hòa trong khuôn khổ Dự án thủy lợi Phước Hòa 73

2.3.1 Dự án Thủy lợi Phước Hòa 73

2.3.2 Khu tưới Đức Hòa 76

2.3.3 Những tác nhân chính liên quan đến quản trị tưới ở Đức Hòa 83

Tiểu kết chương 2 86

CHƯƠNG 3 QUẢN TRỊ TƯỚI CÓ SỰ THAM GIA VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN Ở KHU TƯỚI ĐỨC HÒA 89

3.1 Mô hình quản trị tưới có sự tham gia 89

3.1.1 Đề xuất mô hình quản trị tưới từ các đối tác của dự án 89

3.1.2 Quan điểm của Việt Nam 90

3.2 Quá trình triển khai mô hình quản trị tưới có sự tham gia (PIM) ở khu tưới Đức Hòa 94

3.2.1 Triển khai PIM ở Dự án Phước Hòa 94

3.2.2 Triển khai PIM ở khu tưới Đức Hòa 105

3.3 Các thách thức đối với mô hình quản trị tưới có sự tham gia tại khu tưới Đức Hòa 111

Tiểu kết chương 3 119

CHƯƠNG 4 TỔ HỢP TÁC DÙNG NƯỚC VÀ KÊNH NỘI ĐỒNG 122

4.1 Tổ hợp tác dùng nước 122

4.1.1 Cơ sở của việc thành lập các tổ hợp tác dùng nước 122

4.1.2 Quá trình triển khai tổ hợp tác dùng nước 124

4.1.3 Những vấn đề đặt ra đối với việc thành lập tổ hợp tác dùng nước 132

4.2 Kênh nội đồng 134

Trang 7

4.2.1 Cơ sở của việc nông dân tự xây kênh nội đồng 134

4.2.2 Quá trình triển khai việc xây kênh nội đồng 136

4.2.3 Những vấn đề đặt ra đối với việc huy động nông dân tự xây kênh nội đồng 138 4.3 Những ngụ ý thực tiễn cho chính sách quản trị nước hiệu quả 164

Tiểu kết chương 4 166

KẾT LUẬN 169

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 176

TÀI LIỆU THAM KHẢO 177

Tiếng Việt 177

Tiếng Anh 183

Tiếng Pháp 187

PHỤ LỤC 188

Phụ lục 1 Bảng thống kê các cuộc phỏng vấn sâu liên quan đến chủ đề nghiên cứu mà tác giả đã thực hiện từ tháng 9/2016 đến tháng 11/2019 189

Phụ lục 2 Tài liệu ảnh 192

Phụ lục 3 Thông tư hướng dẫn việc thành lập, củng cố và phát triển tổ chức hợp tác dùng nước 199

Phụ lục 4 Một số bài báo về khu tưới Đức Hòa 204

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng Phát triển châu Á

AFD Cơ quan Phát triển Pháp

CMEI Trung tâm Quản lý Khai thác Công trình Thủy lợi Đức Hòa

CPIM Trung tâm Tư vấn Quản lý Thủy nông có Sự tham gia

EFEO Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp

GDP Tổng sản phẩm nội địa

IMC Công ty Quản lý Khai thác Công trình Thủy lợi

IMT Chuyển giao Quản lý Thủy lợi

JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

NGOs Các Tổ chức phi Chính phủ

ODA Vốn Hợp tác Phát triển Chính thức

OSDP Chương trình Phát triển Xã hội và Nội đồng

PIM Quản lý tưới có sự tham gia

PPMB Ban Quản lý dự án trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn PST Kênh cấp 1-2-3

TU Đơn vị tưới cấp 3

UBND Ủy ban Nhân dân

WB Ngân hàng Thế giới

WRAP Dự án Hỗ trợ Thủy lợi Việt Nam

WUA Hội người dùng nước

WUG Tổ người dùng nước

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 2 1 Bản đồ tỉnh Long An (https://bandovietnam.com.vn/ban-do-tinh-long-an) 58 Hình 2 2 Bản đồ quy hoạch dự án thủy lợi Phước Hòa (Tessier và cộng sự, 2016) 75 Hình 2 3 Bản đồ hành chính huyện Đức Hòa năm 2012 (Ngô Thị Yến Nhi, 2012) 77 Hình 2 4 Bản đồ quy hoạch các khu công nghiệp huyện Đức Hòa đến năm 2020 79 Hình 2 5 Điểm chia kênh chính thành kênh N2, N3 trên địa bàn xã Tân Mỹ 80 Hình 2 6 Sơ đồ các cấp quản lý khu tưới Đức Hòa (Tessier và cộng sự, 2016) 83 Hình 3 1 Phần màu vàng: thiết kế ban đầu năm 2003 của các khu tưới thuộc dự án Phước Hòa (Tessier và cộng sự, 2016) 97 Hình 3.2 Phần màu vàng: thực tế triển khai năm 2017 các khu tưới thuộc dự án Phước Hòa (Tessier và cộng sự, 2016) 98 Hình 3 3 Quá trình triển khai Chương trình OSDP (Tessier và cộng sự, 2016) 100 Hình 3 4 Nông dân xã Tân Mỹ ngấm ngầm lấy nước theo cách của mình bằng ống xi-phông (Phim tài liệu về dự án Phước Hòa do EFEO sản xuất tháng 4/2018) 116 Hình 4 1 Sơ đồ phân bố các tổ hợp tác dùng nước ở khu tưới Đức Hòa (CPIM, 2018) 126 Hình 4 2 Mô hình quản trị nước ở khu tưới Đức Hòa (Tessier và cộng sự, 2016) 132 Hình 4 3 Dưa leo được trồng ở khu tưới Đức Hòa (Ảnh tác giả chụp tại ấp Tân Hội, xã Đức Lập Thượng, khu tưới Đức Hòa vào tháng 11/2019) 138 Hình 4 4 Bản thiết kế kênh nội đồng CH01 (CPIM, 2018) 146 Hình 4 5 Một buổi họp của một tổ hợp tác dùng nước tại khu tưới Đức Hòa (Ảnh tác giả chụp tại nhà văn hóa ấp Lập Điền, xã Tân Mỹ, khu tưới Đức Hòa vào tháng 10/2018) 148 Hình 4 6 Kênh nội đồng bằng đất do nông dân tự đào để dẫn nước từ kênh VC1 tại khu tưới Đức Hòa (Ảnh tác giả chụp tại ấp Bến Long, xã Tân Mỹ, khu tưới Đức Hòa vào tháng 10/2018) 162

Trang 11

la, do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Cơ quan Phát triển Cộng hòa Pháp (AFD) hỗ trợ tài chính.1 Hai khu tưới mới sử dụng nguồn nước của Dự án Thủy lợi Phước Hòa đã được hình thành ở huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) và huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh) Trong khuôn khổ của dự án, Cơ quan Phát triển Pháp đã phối hợp với Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO) tại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện một chương trình nghiên cứu về thực trạng quản lý nguồn nước ở các địa phương được hưởng lợi từ dự án, tập trung vào mối quan hệ giữa những chủ thể có liên quan tới việc quản lý nguồn nước ở hai khu tưới Đức Hòa và Tân Biên Phải nói rằng tôi đã cực kỳ may mắn khi được tham gia vào nhóm nghiên cứu này Trong suốt quá trình thực hiện chương trình nghiên cứu (2016-2019), tôi không chỉ học được phương pháp nghiên cứu điền dã dân tộc học mà còn có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào đời sống của các nhóm cư dân địa phương trên địa bàn dự án, hiểu rõ hơn tầm quan trọng của các dự án thủy lợi đối với quá trình phát triển nói chung và phát triển bền vững nông nghiệp nói riêng Những chuyến điền dã này đã giúp tôi thu thập được các dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu của cá nhân tôi sau này cũng như bổ

Trang 12

khuyết cho chương trình chung của toàn nhóm Bên cạnh đó, được sự dìu dắt của PGS Tessier Olivier, chủ nhiệm chương trình nghiên cứu, và được sự khuyến khích của các thành viên trong nhóm, tôi quyết định đi sâu tìm hiểu vấn đề quản trị nước của dự án thủy lợi Phước Hòa và chọn đây là chủ đề để thực hiện luận án tiến sĩ Nhân học Cơ sở của quyết định này được thôi thúc không chỉ bởi những động cơ thuần túy học thuật mà cả những ngụ ý cho giải pháp thực tiễn, thứ khiến tôi luôn canh cánh trong quá trình tham gia nghiên cứu thực địa ở dự án Phước Hòa

Càng đi sâu tìm hiểu về dự án thủy lợi Phước Hòa, tôi càng hiểu thêm tầm quan trọng của thủy lợi đối với đảm bảo an ninh lương thực, đối với sự phát triển của đất nước nói chung, và sự cần thiết phải nghiên cứu để tìm kiếm giải pháp quản trị hiệu quả nguồn nước cho phát triển nói riêng Tính đến nay, khoảng 80% đất canh tác tại Việt Nam mà đa phần trong số đó là diện tích trồng lúa đã được trang bị

cơ sở hạ tầng thủy lợi Các hệ thống tưới tiêu đã góp phần đáng kể cho sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp, đặc biệt là tăng sản lượng lương thực Tuy nhiên trong thực tế, chỉ có khoảng 50% diện tích canh tác trong các hệ thống thủy lợi được cấp nước một cách tương đối đầy đủ Từ góc độ nhân học văn hóa – xã hội, ngoài một số hạn chế do thiết kế hệ thống thì quy trình vận hành, vấn đề quản trị nước của các công ty thủy nông (Irrigation Management Company - IMC) và của người dùng nước còn nhiều bất cập cần được nghiên cứu Việc xã hội hóa công tác vận hành hệ thống tưới tiêu và sự tham gia của người nông dân vào quá trình xây dựng, vận hành, bảo trì công trình thủy lợi và những xung đột nảy sinh trong quá trình này hầu như chưa được nghiên cứu để đổi mới mô hình quản trị nước Điều này khiến cho các hệ thống thuỷ lợi hoạt động không hiệu quả và có hiệu suất đầu

tư thực tế thấp Trong bối cảnh ấy, nghiên cứu vấn đề quản trị nước ở dự án thủy lợi Phước Hòa, cụ thể là ở khu tưới mới được hình thành tại huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) có một ý nghĩa quan trọng, góp phần vào quá trình đổi mới quản trị nước nói chung và quản trị nước ở các khu tưới của các dự án thủy lợi trong cả nước nói riêng Đây là vấn đề mà tôi đặc biệt quan tâm khi làm luận án này Tôi muốn lưu ý rằng ở khu tưới Đức Hòa (Long An), dù mới được hoàn thành, nhưng vấn đề quản trị hiệu quả nguồn nước thủy lợi ở đây cũng đang đặt ra nhiều thách thức Ở vào vị

Trang 13

trí tiếp giáp với siêu đô thị thành phố Hồ Chí Minh, Đức Hòa là khu vực có tốc độ hiện đại hóa và đô thị hóa mạnh mẽ Ở đây, quỹ đất và nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp bị cạnh tranh gay gắt với nhu cầu cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt Bên cạnh đó, người dân cũng chưa quen với việc sử dụng nguồn nước tưới từ hệ thống kênh mương thủy lợi Điều này càng đặt ra tính cấp thiết phải nghiên cứu công tác quản trị hiệu quả nguồn nước ở khu tưới này

Thứ ba, cần phải chỉ ra rằng Nhân học phát triển nói chung và nghiên cứu dân tộc học - nhân học trong lĩnh vực thủy lợi và quản trị nước ở Việt Nam còn chưa được quan tâm nhiều Từ trước đến nay, mối quan tâm học thuật của Nhân học chủ yếu tập trung vào tri thức dân gian về nước, yếu tố nước trong đời sống văn hóa

và cộng đồng làng xã (Mai Văn Hai, Bùi Xuân Đính, 1997) Lịch sử phát triển và vai trò của của thủy lợi trong lịch sử cũng giành được sự quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu (Đỗ Đức Hùng, 1997; Tessier, 2008, 2013) Trong khi đó, các nhà nghiên cứu thủy lợi và môi trường lại thường rất ít quan tâm đến tiếp cận lịch sử và nhân học trong các quy hoạch và đề xuất giải pháp quản trị nước Lý do của tình trạng này có lẽ xuất phát từ một thực tế là Nhân học phát triển chỉ mới được quan tâm gần đây ở Việt Nam và chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể nào lên các chương trình phát triển (Pannier, 2020) Như một thực hành chuyên nghiệp, các nhà Nhân học về phát triển luôn quan tâm nghiên cứu quá trình phát triển nói chung, những

dự án phát triển cụ thể nói riêng, tác động đến văn hóa và xã hội ở những địa bàn và trên những quy mô khác nhau như thế nào Do đó, có thể coi Nhân học phát triển là một lĩnh vực nghiên cứu sử dụng các khái niệm và lý thuyết cốt lõi của Nhân học để tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của quá trình phát triển Luận án của tôi tập trung nghiên cứu thực trạng quản trị nước ở một dự án thủy lợi cụ thể, hành vi dùng nước của các bên tham gia trong dự án và phản hồi của họ về chính sách quản trị nước để

từ đó đề xuất hướng cải thiện và đổi mới quản trị nước ở địa phương Với cách tiếp cận như vậy, phạm vi nghiên cứu của luận án nằm trong phạm trù của Nhân học phát triển nói chung Ở Việt Nam có rất nhiều nhà Nhân học tham gia vào các dự án phát triển với tư cách là cố vấn khoa học về môi trường và tác động xã hội của các

dự án, nhưng Nhân học phát triển chưa được định hình như một chuyên ngành đào

Trang 14

tạo Ở Khoa Nhân học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

đã có một số giáo trình về Nhân học phát triển được giới thiệu, ví dụ như cuốn sách của Olivier de Sardan Jean-Pierre (2009) đã được dịch và đưa vào nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên, tuy nhiên thì đây cũng vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu rất mới mẻ và đầy thử thách Nghiên cứu làm luận án này có thể được xem như một thử nghiệm về Nhân học phát triển để từ đây góp phần mở rộng địa hạt nghiên cứu còn

ít được quan tâm trong Nhân học Việt Nam

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Như đã trình bày ở trên, đề tài nghiên cứu làm luận án của tôi tập trung vào

“Vấn đề quản trị nước ở khu tưới Đức Hòa, tỉnh Long An” Trong nghiên cứu này,

trên cơ sở phân tích các mô hình quản trị nước hiện hành, tôi sẽ tập trung thảo luận

sự khác biệt trong quan điểm của các chủ thể quản trị nước ở Dự án Thủy lợi Phước Hòa, sự hình thành mô hình quản trị nước hiện thời, và quá trình tương tác giữa các bên có liên quan đến chính sách quản trị nước cũng như phản hồi của những người thực hành quản trị nước và người sử dụng nước ở khu tưới Đức Hòa Mục đích của việc xem xét mô hình quản trị, quá trình thảo luận và tương tác giữa các bên liên quan là để tìm kiếm câu trả lời cho chính sách quản trị bền vững và hiệu quả nguồn nước thủy lợi nói trên

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án của tôi tập trung vào ba nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

a) Tìm hiểu tri thức quản trị thủy lợi ở Việt Nam nói chung, sự khác biệt trong quan điểm quản trị nước của các bên liên quan đến dự án thủy lợi Phước Hòa,

và quá trình thương thảo để đi đến nhận thức chung về mô hình quản trị nước ở dự

án thủy lợi này

b) Nghiên cứu quá trình triển khai mô hình quản trị nước ở khu tưới Đức Hòa, quan hệ giữa Nhà nước với cách thức tổ chức mô hình quản trị nước các cấp, các tổ đội dùng nước, và tương tác giữa các chủ thể nói trên trong quá trình vận hành mô hình quản trị nước

Trang 15

c) Trên cơ sở tìm hiểu tương tác giữa các tác nhân trong dự án, Nhà nước và người dân, thể chế chính thức và không chính thức, sự phản hồi của các hộ dùng nước, của chính quyền địa phương tại nơi có dự án, nghiên cứu phân tích những vấn

đề đang đặt ra đối với mô hình quản trị hiện hành và từ đây, tìm kiếm những ngụ ý cho giải pháp thực tiễn nhằm quản trị có hiệu quả nguồn nước ở các khu tưới của dự

án thủy lợi

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được những nhiệm vụ nói trên, luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Cơ quan thực hiện dự án, các nhà cung cấp vốn quốc tế và người sử dụng nước có quan điểm như thế nào về mô hình quản trị nước ở khu tưới? Quá trình triển khai mô hình này trên thực tế gặp phải những thách thức nào? Bối cảnh kinh

tế, văn hóa và chính trị tại địa phương có tác động như thế nào đến quá trình triển khai mô hình quản trị nước tại khu tưới?

- Tương tác giữa các bên trong quá trình xây dựng, vận hành và khai thác khu tưới và những phản hồi của họ đối với mô hình quản trị nước tại khu tưới là như thế nào? Động cơ và bản chất của những phản hồi này là gì, các cách thức và mức độ phản đối hay đồng thuận của người dùng nước đã diễn ra như thế nào?

- Những phản hồi từ cơ sở có tác động như thế nào đối với sự thay đổi trong phương thức quản trị nước ở khu tưới Đức Hòa và các cơ quan có trách nhiệm đối với khu tưới đã có động thái tiếp thu, xử lý như thế nào? Những bài học nào có thể rút ra từ thực tiễn của khu tưới Đức Hòa để quản trị có hiệu quả hơn nguồn nước thủy lợi nói riêng và nguồn nước nói chung ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu này tập trung vào công tác quản trị nước từ khi bắt đầu xây dựng công trình thủy lợi, công tác vận hành và đảm bảo sự bền vững và hiệu quả của công trình Các tác nhân tại địa phương có liên quan đến việc quản trị nước trong khu tưới như đội triển khai mô hình quản lý tưới của dự án; cơ quan nhà nước các cấp xã, ấp; cơ quan quản lý tưới tại địa phương; và đặc biệt là các hộ sử dụng nước

Trang 16

của dự án Ngoài ra, các tác nhân khác có liên quan đến việc quản trị nguồn nước thủy lợi tại khu tưới như chính quyền trung ương, chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện cũng được quan tâm tìm hiểu và phân tích

4.1 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu bao quát cả một quá trình từ khi bắt đầu khởi công xây dựng khu tưới cho đến khi đi vào vận hành (2010-2019) trong đó giai đoạn dự án đi vào vận hành từ 2016 trở đi được nghiên cứu sâu hơn với các cuộc khảo sát thực địa

và sự quan sát tác động của dự án từ khi nước tưới chính thức về trên toàn hệ thống Giai đoạn có nước này giúp nhận diện đầy đủ hơn những phản hồi của cộng đồng địa phương đối với việc vận hành hệ thống kênh và việc sử dụng nguồn nước thủy lợi trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống hằng ngày

Về mặt không gian, nghiên cứu bao quát cả 11 xã thuộc địa bàn khu tưới nhưng tập trung sâu hơn vào xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An Đây là xã giữ vai trò quan trọng đối với sự vận hành của toàn bộ hệ thống kênh chính Từ Tân

Mỹ, kênh chính dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng về khu tưới Đức Hòa được chia ra thành hai kênh cấp 1 và lại tiếp tục được chia thành hệ thống kênh nhỏ hơn (kênh cấp 2 và cấp 3) để dẫn nước vào toàn bộ khu tưới Điểm đáng lưu ý nữa là xã Tân Mỹ đang trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa rất mạnh mẽ do tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh Bối cảnh kinh tế - xã hội này được cho là có ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như mối quan tâm dành cho hệ thống kênh thủy lợi của người nông dân Tuy nhiên, Đức Hòa (Long An) cùng với Tân Biên (Tây Ninh) là hai khu tưới cùng được hình thành từ dự án thủy lợi Phước Hòa nên phân tích thực trạng quản trị nước ở Đức Hòa sẽ được đặt trong tổng thể chung của dự án để cái nhìn so sánh và hiểu rõ hơn những yếu tố đặc thù

đã tác động đến những vấn đề nghiên cứu đặt ra như thế nào

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Về mặt khoa học, đã có những nghiên cứu về quản trị nguồn nước thủy lợi từ góc độ các giải pháp khoa học công nghệ, các mô hình thực nghiệm, và các phân tích lý thuyết trong mối liên hệ với hệ thống kinh tế, chính trị, môi trường và xã hội địa phương Dưới góc độ nhân học – lịch sử, đã có những nghiên cứu về tri thức

Trang 17

dân gian và luật tục trong khai thác và bảo vệ nguồn nước, cũng như vai trò và quá trình hình thành các hệ thống thủy lợi Các nghiên cứu này cho thấy quản trị nước không chỉ là vấn đề mang tính kỹ thuật đơn thuần, là các mô hình nhà nước áp đặt

từ trên xuống mà còn là vấn đề thích nghi với văn hóa, lối sống, tư duy về sản xuất nông nghiệp, về sử dụng nguồn nước của từng cộng đồng dân cư và mối quan hệ với hệ thống chính trị và bối cảnh xã hội cụ thể Tuy nhiên, các nghiên cứu về quản trị nước từ quan điểm nhân học, tập trung vào các cộng đồng cư dân, các tổ chức xã hội và hợp tác dùng nước ở cấp cơ sở còn ít được quan tâm Nghiên cứu này trên cơ

sở vận dụng quan điểm nhân học phát triển và phương pháp điền dã dân tộc học để tham gia vào quá trình tương tác của các chủ thể sử dụng nước, xem xét và phân tích mối quan hệ hai chiều giữa Nhà nước (đơn vị cung cấp dịch vụ thủy lợi) và người dân (đối tượng hưởng lợi từ dự án thủy lợi), được chờ đợi sẽ mang lại những đóng góp mới đối với Nhân học phát triển, cụ thể hơn là những gợi ý về lý thuyết và

phương pháp tiếp cận quản trị nguồn nước ở các dự án thủy lợi tương tự

Về mặt thực tiễn, trên cơ sở phân tích mô hình quản trị nước của khu tưới

Đức Hòa, những vấn đề đặt ra từ quá trình vận hành, sự tương tác, mâu thuẫn và xung đột giữa các bên tham gia vào dự án thủy lợi có một ý nghĩa quan trọng Một mặt, nó giúp hiểu rõ hơn quá trình thương thảo để đi đến một mô hình quản trị thích hợp, mặt khác, giúp nâng cao nhận thức của các bên tham gia và quá trình thích ứng với mô hình quản trị hiệu quả trên cơ sở sử dụng tri thức sẵn có và tri thức mới một cách hài hòa Đối với khu tưới Đức Hòa, việc tìm hiểu, nhận diện và phân tích những tương tác giữa các bên liên quan trong quá trình xây dựng, vận hành và nâng cao giá trị của hệ thống thủy lợi sẽ cung cấp những nhận thức mới cho ban quản lý khu tưới và giúp các cấp chính quyền tại địa bàn tỉnh Long An tiếp nhận những phản hồi từ thực tế, tháo gỡ và giải quyết những thách thức của công tác quản trị thủy lợi, từ đó tạo điều kiện cho khu tưới vận hành đúng như kì vọng mà dự án đã đặt ra, đồng thời rút tỉa những bài học vận dụng cho các dự án thủy lợi khác ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước nói chung

6 Bố cục của luận án

Trên cơ sở mục tiêu và vấn đề nghiên cứu đặt ra cũng như những phát hiện

Trang 18

chính từ các cuộc điền dã dân tộc học tại địa bàn, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án này bao gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Khu tưới Đức Hòa trong bối cảnh thủy lợi của Long An

Chương 3: Quản trị tưới có sự tham gia và quá trình thực hiện ở khu tưới Đức Hòa

Chương 4: Tổ hợp tác dùng nước và kênh nội đồng

Nội dung chính của các chương như sau:

Chương 1 phân tích tình hình nghiên cứu, nguồn tài liệu và xác định hướng nghiên cứu chính của luận án, làm rõ cơ sở lý luận, khung phân tích và phương pháp nghiên cứu

Chương 2 tập trung làm rõ những đặc điểm kinh tế xã hội và môi trường của địa bàn nghiên cứu, đặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và khu tưới Đức Hòa nói riêng Chương này đặt cơ sở cho các phân tích về mô hình quản trị và tương tác giữa cơ quan có trách nhiệm và các hộ dùng nước trong bối cảnh môi trường nhân văn và tự nhiên ở các chương sau

Chương 3 tìm hiểu quá trình xây dựng hệ thống kênh tưới, các cuộc thương thảo và những khác biệt trong quan điểm và thực hành quản trị nước ở Khu tưới Đức Hòa với trọng tâm là vấn đề quản trị nước tưới có sự tham gia

Chương 4 tìm hiểu việc hình thành tổ hợp tác dùng nước như một sự đổi mới trong quản trị nước cùng những phản hồi từ những người tham gia vào quá trình này và quá trình xây dựng hệ thống kênh nội đồng đưa nước tưới đến các hộ dùng nước Các kết quả phân tích trong Chương này cũng gợi lên những kiến nghị, ngụ ý cho chính sách quản trị nước ở khu tưới Đức Hòa nói riêng và quản trị nước thủy lợi ở Việt Nam nói chung

Trang 19

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong Chương này, tôi sẽ giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu về quản trị nguồn nước nói chung và quản trị nguồn nước thủy lợi nói riêng cũng như điểm mạnh, điểm hạn chế của các nghiên cứu đó Khảo cứu các tài liệu là cơ sở nền tảng

để giúp tôi lựa chọn lý thuyết và phương pháp nghiên cứu cho luận án của mình, góp phần lấp đầy những khoảng trống mà các nghiên cứu trên để lại

1.1 Tình hình nghiên cứu

Quản trị nước là một lĩnh vực nghiên cứu rộng và phức tạp Các nguồn nước như nước ngầm, nước mặt ở sông suối, ao hồ và nước từ các công trình thủy lợi mà con người tích trữ và điều tiết để phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất và cải tạo môi trường đòi hỏi phải được xử lý bằng các mô hình quản trị phù hợp với điều kiện tự nhiên, chính trị và xã hội địa phương Luận án này không có tham vọng nghiên cứu cách thức quản trị tất cả các nguồn nước nói trên Thay vào đó, nghiên cứu của tôi tập trung vào vấn đề quản trị nguồn nước thủy lợi với trường hợp nghiên cứu sâu ở khu tưới Đức Hòa, tỉnh Long An

Có thể nói sự phát triển của thủy lợi và quản trị nước là đề tài đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm Nhìn lại lịch sử nghiên cứu của vấn

đề, phần khảo cứu này thay vì liệt kê các tài liệu, sẽ phân tích các cách tiếp cận đã

có để từ đó xác định hướng nghiên cứu chính của luận án Có thể nhận thấy có ba hướng tiếp cận phổ biến là: (1) Tiếp cận quản trị nước từ tri thức dân gian, (2) Tiếp cận quản trị nước từ quan điểm lịch sử, (3) Tiếp cận quản trị nước từ quan điểm chính trị - xã hội Để tập trung phân tích các nghiên cứu đã có về quản trị nước thủy lợi, trong phần tổng quan này tôi sẽ tập trung vào những hướng tiếp cận nổi bật về quản trị nước ở trong và ngoài nước, trên cơ sở đó xác định những vấn đề có thể học hỏi, phát triển và bổ khuyết trong nghiên cứu của mình

1.1.1 Tiếp cận quản trị nước từ tri thức dân gian

Tri thức dân gian là một khái niệm tương đối rộng, thường được gọi bằng

những tên khác nhau như “tri thức bản địa” (indigenous knowledge), “tri thức địa phương” (local knowledge), “tri thức truyền thống” (traditional knowledge) hoặc

Trang 20

“tri thức kỹ thuật bản địa” (indigenous technical knowledge), v.v Các thuật ngữ

này dù ít nhiều có những hàm ý khác nhau nhưng nhìn chung được hiểu là loại hình tri thức được tích lũy và trao truyền giữa các thế hệ trong một cộng đồng hay vùng miền nhất định, trên cơ sở quan sát các điều kiện cụ thể của địa phương, và học hỏi

từ quá trình tương tác giữa con người với hệ sinh thái tự nhiên để phục vụ cho cuộc mưu sinh trong không gian sinh tồn của mình Dưới góc độ tiếp cận tri thức địa phương và tập tục dân gian gắn với quản trị nước, các nhà nghiên cứu có xu hướng tập trung vào ba khía cạnh: 1) kinh nghiệm trị thủy; 2) tri thức và quy định của luật tục địa phương về bảo vệ nguồn nước; và 3) các nghi lễ, huyền thoại dân gian để đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa nước và đời sống con người

Nghiên cứu của Flanagan & Laituri (2004) về quản trị nước trong cộng đồng thổ dân châu Mỹ góp phần chỉ ra rằng quan điểm văn hóa mở ra một hướng quan trọng để xem xét các vấn đề quản lý Hiểu và xác định các thực hành văn hóa có thể

là bước đầu tiên và quan trọng trong việc hợp tác quản lý tài nguyên giữa các nhóm văn hóa khác nhau để ngăn ngừa xung đột và giải quyết khiếu nại kéo dài Tại Việt Nam, một quốc gia nông nghiệp được tạo dựng trên cơ sở của nền văn minh lúa nước thì nước tưới và tri thức địa phương trong quản trị nước tưới là yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu Hệ thống tri thức này có thể thay đổi để thích ứng vào thời gian và không gian nên “trong nhiều trường hợp lại tỏ ra phù hợp hơn so với các tri thức khoa học” (Sillitoe, 1998, dẫn theo Lâm Bá Nam, 2010:7) Khi tiếp cận tri thức địa phương trong quản trị nước, Cầm Trọng (1978) quan tâm đến tri thức kiến tạo các công trình thủy lợi và cách con người khai thác nó phục vụ sản xuất và cuộc sống Theo ông, địa bàn cư trú của người Thái ở Tây Bắc là nơi tập trung các con suối lớn, sông suối ở đây có độ cao từ 100 đến 600m nên vào mùa mưa, dòng chảy rất dữ dội Để thích nghi với điều kiện tự nhiên này, người Thái tránh dựng nhà ở các miệng khe, miệng vực Dựa trên kinh nghiệm đó, bản mường Thái vẫn bám rất chắc trên những dải đất kề sông, kề suối: "Có nước thì có cá Có ruộng thì có lúa Vào ở đó mới sống được suốt đời" Trong hoạt động trị thủy, người Thái vốn nổi tiếng với hệ thống thủy lợi mương, phai, lái, lín và cọn nước Trong các khâu kỹ thuật liên hoàn, biện pháp thuỷ lợi luôn được người Thái đặt lên hàng đầu với ý

Trang 21

thức, vai trò và tầm quan trọng: “có nước mới nên ruộng, có ruộng mới nên lúa” (mi nặm chắng pên na, mi na chắng pên kháu) Đề cập đến kinh nghiệm dùng nước của

người Hà Nhì ở Lai Châu và Lào Cai, tác giả Đặng Thị Oanh (2008) đã chỉ ra cách

mà người Hà Nhì có thể trở thành những những người trồng lúa nước giàu kinh nghiệm dù sinh sống trên những vùng núi cao Họ chọn những mảnh đồi có nguồn nước mạch hoặc gần nguồn nước mạch để có thể dẫn nước tới ruộng bằng cách đào rãnh từ trên cao xuống thấp, từ bên này sang bên kia, từ ruộng trên xuống ruộng dưới và hệ thống rãnh nước này cũng có thể là hệ thống rãnh thoát khi cần tiêu úng Phía trên những thửa ruộng bậc thang này còn có giao thông hào để phòng trừ hiện tượng mưa lớn tràn từ đỉnh đồi xuống làm gãy lúa, trôi màu trên ruộng Cộng đồng người Mường, người Dao và người Hmông ở các tỉnh miền núi phía Bắc cũng thường xây dựng hệ thống cấp nước chung bằng các cọn nước (guồng nước) làm bằng tre nứa và hệ thống nước tự chảy Người Dao ở xã Ngọc Hội, Tuyên Quang chủ yếu lấy nước từ hệ thống nước tự chảy từ cao xuống thấp Vì thế, khi phát rừng

để lấy đất làm rẫy, họ thường để lại các cây lớn ở trên đỉnh đồi hoặc đầu nguồn nước để giữ nước Các tộc người ở Tây Nguyên cũng có những luật tục phong phú liên quan đến việc bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn nước Đối với họ, nước là yếu tố quan trọng, gắn bó mật thiết với đời sống Điều đó được thể hiện qua hình tượng hai vị thủ lĩnh “Pơ tao ya” (Thủy Xá – Vua nước) và “Pơ tao pui” (Hỏa Xá – Vua lửa) trong văn hóa tộc người, và tiền tố “Ea” tức là nước xuất hiện phổ biến trong tên các địa danh như EaTam, EaSúp, EaH’leo… (Nguyễn Trường Giang, 2001) Khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả bởi đây là địa bàn sông nước và ngành nghề chủ yếu của người dân bản địa là nông – ngư nghiệp Theo tác giả Phạm Xuân Phú và cộng sự (2017), thông qua việc sống chung với lũ hằng năm, người dân địa phương đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm để dự báo và thích nghi với lũ nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của mình trong cuộc sống và sản xuất nông nghiệp Các kinh nghiệm đã được người dân sử dụng để dự đoán lũ gồm quan sát diễn biến lũ trong các năm trước; quan sát màu nước, hướng gió; quan sát biểu hiện của một số loài thực vật, động vật Ví dụ như mực nước trong các tháng 5 và 6 âm lịch cao thì tháng 7 và 8 âm lịch sẽ có lũ,

Trang 22

cứ 3 năm lũ thấp thì có 1 năm lũ cao Hoặc dựa vào quan sát màu của nước, nếu trong nước có nhiều tảo (trứng nước) hoặc trứng nước xuất hiện sớm (tháng 5, 6 âm lịch) thì sẽ có lũ Bằng những kinh nghiệm này, người dân sẽ chủ động phòng tránh và nhằm giảm thiệt hại do lũ gây ra Họ dựng nhà theo kiểu nhà sàn có trụ nâng, khi có biểu hiện lũ dâng cao thì người dân chủ động nâng sàn nhà lên Đối với sản xuất nông nghiệp, người dân sẽ thay đổi lịch thời vụ, giống canh tác, kỹ thuật bón phân, làm đất cho phù hợp Và trong đánh bắt thủy sản, họ cũng dựa vào mực nước để dự đoán các loài cá sẽ xuất hiện trong các ngày tiếp theo Vì thế, mặc dù bị coi là hiện tượng thiên tai nhưng đối với người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, lũ được xem như là một tặng phẩm, một phương thức canh tác nông nghiệp khác Thay vì trồng lúa, người dân, nhất là người không có đất có thể kiếm sống bằng việc khai thác lượng thủy sản dồi dào do lũ mang đến Trên dải đất khô hạn Nam Trung Bộ, người Chăm đã có những kỹ năng tìm mạch nước ngầm gần như độc nhất vô nhị Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Đông (2019), nếu tháp Chàm được xem là biểu trưng của thượng tầng văn minh Champa thì giếng vuông Chàm là

biểu tượng đặc thù của đời sống bình dân Chăm Qua khảo sát, tác giả phát hiện ra

rằng ở độ sâu nào, kích thước nào thì giếng vẫn luôn có nước, không bao giờ cạn kiệt, dù xưa kia mỗi giếng đều cung cấp nước cho một cộng đồng chừng 30-40 hộ dùng Để thử kiểm chứng nhận xét này, tác giả đã thử dùng hai máy bơm hiệu Koler bơm liên tục mà giếng không hề cạn đến đáy, dù ngay trong mùa khô với mức nước chỉ khoảng 1m Điều đặc biệt là ngay cả ở những giếng sát gần biển cũng đem lại dòng nước ngọt lành Không giống nhiều vùng đất khác, thiên nhiên ở đây vô cùng khắc nghiệt, vào mùa mưa, lũ sông khiến nước bẩn, nước tuy chảy cuồn cuộn mà không thể dùng, còn mùa khô, sông nước cạn và bị nhiễm mặn Do đó người ta phải biết tìm mạch nước tốt và đào giếng lấy nước để sống

Quản trị nguồn nước theo luật tục đã được các cộng đồng bản địa thực hiện

từ nhiều thế kỷ nay bởi nước với tư cách là một nguồn tài nguyên, mang theo văn hóa và bản sắc của các nhóm người trên toàn cầu, nó đã được ghi nhận như một quyền con người, trong đó có việc con người sử dụng nước như thế nào trong cộng đồng của mình (Adjakloe, 2014; Hicks & Pena, 2010) Theo Beckmann và cộng sự

Trang 23

(1997), trong mỗi xã hội hoặc nhóm dân tộc đều tồn tại một bộ quy tắc nhất quán có thể được dán nhãn là luật tục hoặc luật truyền thống Chúng không được ban hành

và áp dụng bởi các thiết chế chính thức, tức các bộ máy thể chế nhà nước Hệ thống luật bám rễ sâu trong đời sống cộng đồng này được cho là để điều chỉnh hành vi của người dân địa phương cũng như phản ứng của họ trước sự can thiệp từ bên ngoài Các mô hình quản trị theo luật tục tỏ ra hiệu quả vì chúng không chỉ giúp hình thành các hành vi đối với việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn đảm bảo tính bền vững của nguồn tài nguyên đó trong khi các hệ thống kiến thức chuyên gia dường như lại không tương thích với điều kiện địa phương (Gondo và cộng sự, 2019) Trong bản tuyên bố về quyền của người bản địa, Liên Hợp quốc (United Nations, 2008) đã nêu rõ các tộc người bản địa có quyền xác định chiến lược phát triển các vùng lãnh thổ và các nguồn tài nguyên của họ, trong đó có nguồn nước và các chính phủ phải thông qua các nhóm dân bản địa này trước khi phê duyệt bất kỳ

dự án nào liên quan đến vùng lãnh thổ nguồn tài nguyên đó Nghiên cứu của Adjakloe (2021) về cộng đồng Faase nằm ở thành phố Ga West của Ghana cho thấy người dân vẫn sử dụng hệ thống luật tục địa phương chứ không phải hệ thống luật định của Nhà nước trong việc quản lý nguồn nước, ví dụ nếu bạn bị bắt khi đang bơi trên sông Nsakyi, bạn có thể bị thần linh trừng phạt hoặc phải nộp phạt cho cộng đồng hay luật tục này cũng được thể hiện thông qua việc có một số ngày mà mọi người bị cấm không được lấy nước từ sông Nsakyi Như vậy, cộng đồng đã gán tính thiêng cho những luật lệ về quản trị nguồn nước để củng cố sự chấp hành của người dân bởi người ta luôn sợ có thể gặp một điều xui xẻo nào đó nếu như phạm luật Hướng nghiên cứu về luật tục đã mang lại nguồn kiến thức vô cùng phong phú

về tạo dựng hệ thống thủy lợi và quy tắc bảo vệ nguồn nước trong các cộng đồng ở Việt Nam Hoàng Văn Quynh (2015) tập trung sâu hơn vào luật tục bảo vệ tài nguyên và môi trường, tác giả cho rằng luật tục được thể hiện bằng những nguyên tắc và cách ứng xử mà con người vận dụng vào cuộc sống hằng ngày để bảo tồn sự hài hòa trong mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và luật tục tỏ ra có hiệu quả vì nó bao hàm tri thức bản địa được tích lũy từ ngàn đời trong không gian sinh tồn của cộng đồng Đồng bào Mông đặc biệt coi trọng nguồn nước thông qua

Trang 24

việc cấm tắm, giặt giũ, mổ lợn ở đầu nguồn nước và chỗ khơi nguồn nước ăn Người nào thả thuốc độc để chết cá mà nguồn nước đó dùng chung cho cả bản sẽ bị phạt 7,2 lạng bạc trắng, nếu vì mâu thuẫn mà dùng thuốc độc thả vào nguồn nước nhằm hại người khác bị phạt 12 lạng bạc (Bùi Xuân Trường, 1999:50) Theo Ngô Đức Thịnh (1999), người Thái ở Lai Châu có quy định nghiêm ngặt về việc bảo vệ các nguồn nước ở gần các khu rừng thiêng vì đây là những khu vực cấm, chỉ dành cho việc thờ cúng và tế lễ bằng con trâu đen cho các linh hồn và ma nước trong bản hoặc mường Luật tục của mường quy định rõ ràng các điều khoản liên quan đến giải quyết xung đột về nguồn nước tưới tiêu, thay đổi bất hợp pháp dòng chảy và tranh giành các ống cấp nước mà bị xem như là những hành vi ăn cắp Luật tục cũng xử phạt rất nghiêm khắc những người mà phá bẫy cá và ăn trộm cá của người khác hoặc đánh bắt trộm cá trên cánh đồng hoặc ao hồ của người khác Để giữ gìn, bảo vệ nguồn nước thường xuyên cho các con sông, suối và mạch nước ngầm, người Thái đã sớm biết bảo vệ các khu rừng đầu nguồn Theo tác giả Cầm Trọng và Phan Hữu Dật (1995), nguồn nước nào của người Thái cũng có thần chủ hay ma đầu nguồn, nếu phá rừng đầu nguồn sẽ bị ma bắt mất hồn mà sinh ra ốm hay chết Truyền thống của người Êđê, J’rai và M’nông ở vùng Tây Nguyên tin rằng tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng) là gắn liền với tổ tiên của họ; quyền sở hữu tài nguyên thuộc về chủ đất và được truyền lại qua các thế hệ, do đó, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong đó có nguồn nước là nghĩa vụ thiêng liêng và bắt buộc đối với mỗi thành viên trong cộng đồng Việc bắt cá bằng cách đánh thuốc cũng bị coi là một trọng tội, phải nghiêm trị vì nó hủy hoại môi trường nước (Ngô Đức Thịnh, 1998) Tại đồng bằng sông Cửu Long, tuy được coi là vựa tôm cá của cả nước nhưng người dân địa phương cũng rất chú trọng đến việc tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ví dụ như tại ấp Vàm Nao của tỉnh An Giang, hằng năm, người dân đều tổ chức thả cá và số lượng từ 7 lên đến 10 tấn mỗi năm và trong khoảng 1 tháng sau đó, các hoạt động đánh bắt cá trên sông sẽ bị cấm, hoạt động này được cả chính quyền và người dân giám sát (Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên nước, 2013)

Một hướng tiếp cận khác cũng có ý nghĩa quan trọng để hiểu được mối liên

hệ giữa con người với nước và cách xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người

Trang 25

với môi trường nước, đó là nghiên cứu những nghi lễ tâm linh liên quan đến nước,

mà trước hết là tục tôn thờ thủy thần và cầu mưa Trong quá trình sinh sống, con người luôn phải đương đầu với hạn hán, lũ lụt và ô nhiễm nguồn nước nên viện dẫn thần linh được xem như một giải pháp quan trọng làm cân bằng cuộc sống và hòa hợp trong tương tác với hệ sinh thái tự nhiên Trong hầu hết các nền văn hóa, nước được coi là phần tinh khiết và quý giá nhất nên thường gắn tính thiêng Trong Đạo giáo, nước được sử dụng như một phép ẩn dụ cho con đường của chúng ta trong cuộc sống, dù gặp trở ngại như thế nào thì nước luôn chảy về chỗ trũng Đối với người theo đạo Hindu, tất cả các dòng nước đều thiêng liêng Họ tin rằng tắm ở sông sẽ giúp rửa sạch tội lỗi, và việc ngâm tro của người chết xuống sông Hằng sẽ đưa linh hồn người đã khuất lên thiên đường, đó là sự sùng kính không hề suy giảm

mà người dân Ấn Độ dành cho con sông Hằng linh thiêng đến tận ngày nay (D Alley, 2002) Một số nghi lễ nổi tiếng liên quan đến nguồn nước có thể kể đến là lễ Banyu Pinaruh của người Bali, Indonesia Banyu có nghĩa là nước và Pinaruth có nghĩa là tri thức Đây được coi là nghi lễ tôn vinh tính thiêng liêng của nguồn nước

và nguồn tri thức Lễ Chol Chnam Thmay là lễ hội mừng năm mới của người Khmer, thường được tổ chức vào khoảng tháng 3 âm lịch Không chỉ dừng lại ở ý nghĩa mừng năm mới, sâu xa hơn, đây là lễ mừng chấm dứt mùa nắng hạn để bước sang mùa mưa, chuẩn bị vụ mùa mới Vai trò đặc biệt của nước còn thể hiện qua lễ

tế Thủy thần của người Maya Cái nôi của nền văn minh Maya rực rỡ được hình thành tại vùng khô hạn Trung Mỹ nên Thủy thần là vị thần được thờ nhiều nhất Vào năm khô hạn, họ cho rằng do Thủy thần phẫn nộ nên hiến tế một cô gái đồng trinh 14 tuổi cho thần vui, vào năm ôn hòa, giới tăng lữ ở Maya cũng vẫn chọn một

cô gái đẹp để hậu tạ Thủy thần Việc hiến tế đó có thể bị coi là man rợ trong quan điểm của xã hội hiện đại nhưng trong thời kỳ mà con người hầu như hoàn toàn bị động trước thiên nhiên thì lễ tế đó thể hiện sự sùng kính gần như tuyệt đối của người Maya dành cho nguồn nước Ngày nay, yếu tố huyền thoại của các nghi lễ vẫn có giá trị đối với các chính sách về quản trị nguồn nước Theo Rap (2017), các chính sách nói chung và chính sách trong quản trị nước nói riêng, muốn đạt được sự

Trang 26

chấp thuận của cộng đồng thì ngoài phương diện lý trí (các mục tiêu hợp lý) thì còn phải khơi gợi được cảm xúc của người tiếp nhận và các yếu tố huyền thoại đóng vai trò quan trọng trong việc khơi gợi cảm xúc này Trong nghiên cứu về lễ hội thanh tẩy nước vào tháng Giêng hằng năm tại vùng Corongo của Peru, tác giả Nicholson-Sanz (2020) đã chứng minh rằng nghi lễ được lặp đi lặp lại này đã giúp củng cố tình cảm gắn bó của cộng đồng địa phương đối với các vấn đề môi trường và giúp tăng hiệu quả của các chính sách quản trị nước tại vùng đất khô hạn này Tại Việt Nam, tín ngưỡng tôn sùng các vị thần nước dưới các dạng hóa thân và trí tưởng tượng khác nhau trong tâm thức người Việt đồng bằng và các nhóm cư dân nông nghiệp khác đã có từ hàng ngàn đời nay Trong quan niệm của dân gian, nước là một trong những nguyên tố cấu thành nên vạn vật, làm sinh sôi nảy nở nhưng cũng có thể hủy diệt tất cả và là thứ đáng sợ nhất trong bốn loại tai họa điển hình: thủy, hỏa, đạo, tặc Nếu quan sát các ngôi đền của nhiều tộc người, đặc biệt là đền thờ Mẫu của người Việt, chúng ta thường bắt gặp hình tượng con rắn, tượng trưng cho thế giới nước, là một mô típ không chỉ phổ biến tại Bắc bộ mà cũng tại miền Trung, Tây Nguyên và miền Tây Nam bộ Với các cư dân nông nghiệp, thần Rắn được tin là người làm chủ nguồn nước, sẽ tạo ra mưa thuận gió hòa Chẳng hạn thần rắn Naga của người Khmer cũng có nghĩa là thần mưa, tạo mưa cho vạn vật sinh sôi nảy nở, trong khi tín ngưỡng của người Việt coi Thủy thần cũng là thần rắn, có thể hiện thân là thuồng luồng, rồng, cá, giải, giao long… là những linh vật tượng trưng cho tục thờ Thủy thần, và đó chính là tín ngưỡng làm cân bằng quan hệ giữa con người với hệ sinh thái nước, thông qua nghi thức thờ nước để cầu mong các vị thần phù hộ cho “mưa thuận, gió hòa” để cấy cày thuận lợi, cuộc sống bình yên như vẫn thấy ở ước mong giản dị trong câu ca dao: “Lạy trời mưa xuống, Lấy nước tôi uống, Lấy ruộng tôi cày, Lấy đầy bát cơm” Ở một góc nhìn khác, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng người Việt quan niệm thế giới được cấu trúc bởi hai thuộc tính âm và dương, với các cặp phạm trù đất – nước, núi – nước, lửa – nước luôn hiện hữu thường trực trong cuộc sống của họ, tạo nên triết lý lưỡng phân, lưỡng hợp ở các cư dân nông nghiệp (Lê Bao Vinh, 2013) Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có một tín

Trang 27

ngưỡng phổ biến tục gọi là tục thờ Bà Thủy Long mà các nghi lễ được thực hành cho thấy quan niệm của người dân địa phương và mối quan hệ của họ với hệ sinh thái tự nhiên và vị thần cai quản thế giới nước (Trần Trọng Dương, 2017)

1.1.2 Tiếp cận quản trị nước từ quan điểm lịch sử

Tại vùng đất khô hạn như Bắc Phi, các mô hình tưới và quản trị thủy lợi đóng vai trò quyết định đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống Ví dụ như ở Tunisia, việc quản trị nguồn nước đã có lịch sử từ 4.000 năm trước Công Nguyên và xuyên suốt các nền văn minh, việc kiểm soát nguồn nước luôn là chính sách trọng tâm của tất cả các bộ máy cai trị (Salem và cộng sự, 2005) Tại Hà Lan, quốc gia được mệnh danh là “vùng đất thấp” với hơn 25% diện tích lãnh thổ nằm dưới mực nước biển, hai mặt tiếp giáp với biển và nằm ở vị trí hạ lưu của 4 hệ thống sông xuyên quốc gia ở châu Âu nên các biện pháp quản lý, điều tiết nguồn nước mang tính sống còn đối với vùng đất này Vì thế, ngay từ thế kỷ 13, ở Hà Lan

đã hình thành các Ban quản lý tài nguyên nước Đây được coi là mô hình quản lý nước tưới đầu tiên, xuất hiện trước cả khi thành lập bộ máy hành chính ở quốc gia này Các ban quản lý nước có vai trò như những tổ chức dân chủ với thành viên được bầu từ cộng đồng nông dân địa phương để quản lý hệ thống nước ngầm và tiêu nước thừa ở các vùng trũng (Kuks, 2004:83) Phần lớn các nghiên cứu về lĩnh vực này đều chỉ ra mối tương quan giữa việc tổ chức hoạt động thủy lợi với các khía cạnh chính trị, thể chế Wittfogel (1957) cho rằng sự hình thành các đại hệ thống thủy lợi là nguồn gốc hình thành nên các Nhà nước cổ xưa ở châu Á

Tại Việt Nam, một quốc gia nông nghiệp được tạo dựng trên cơ sở của nền văn minh lúa nước thì thực tế cho thấy lịch sử dựng nước của Việt Nam gắn liền với lịch sử xây dựng và phát triển các công trình thủy lợi bởi chúng tạo điều kiện cho quá trình tụ cư tại các vùng châu thổ rộng lớn, đồng thời cũng chỉ có bộ máy nhà nước mới có thể đảm bảo cho việc xây dựng, vận hành và bảo trì những đại công trình này (Fanchette, 2004) Một trong những hướng nghiên cứu quan trọng và đạt được nhiều thành tựu là tiếp cận lịch sử để tìm hiểu về vai trò và tri thức trong quản trị công trình thủy lợi ở các thời kỳ khác nhau trong lịch sử Việt Nam Theo hướng nghiên cứu này, đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau được công bố, đáng

Trang 28

kể là Phan Khánh (1981), Phạm Ái Phương (1989), Đỗ Đức Hùng (1997), Mai Văn Hai - Bùi Xuân Đính (1997), Tessier (2013) Các nghiên cứu này chủ yếu khai thác các nguồn sử liệu từ những bộ sử chính thức của triều Nguyễn như Đại Nam thực lục chính biên, Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí, v.v để phát triển nghiên cứu

Theo nhà nghiên cứu Tessier (2013), ở Việt Nam cũng như Trung Quốc, vấn

đề trị thủy gắn chặt với quyền lực thiên mệnh của hoàng đế và là mối bận tâm từ ngàn đời Khía cạnh chính trị và biểu trưng quyền lực của nhà vua được khẳng định

ba năm một lần qua lễ tế đàn Nam Giao Bên cạnh việc cúng tế trời đất, nhân lễ Tịch điền hoặc lễ Hạ điền, bắt đầu một vụ mùa mới, để bảo vệ dân chúng và mùa màng, triều đình cũng phải quan tâm trực tiếp đến hệ thống đê điều, thủy lợi, phòng

lũ lụt cho các vùng nông thôn Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi ở quốc gia nông nghiệp này, sản xuất nông nghiệp, ngay cả cho đến thời gian sau này, vẫn

là nguồn thu nhập chính của Nhà nước chuyên chế thông qua việc thu thuế Trong nhiều thế kỷ, triều đình phải tìm cách can thiệp để duy trì an toàn cho nguồn thu này, đảm bảo sự sống còn cho chính họ Các giải pháp đào kênh cấp thoát nước, đắp

bờ giữ nước, làm phai đập, guồng, cọn, cống lấy nước, đắp đê phòng lụt, v.v… đã giúp người Việt đã đẩy lùi sình lầy, úng, hạn, mở ra những vùng đất canh tác màu

mỡ, tạo ra nền văn minh sớm ở Đông Nam Á Từ thế kỷ 11 đến 16, nhà Lý – Trần –

Lê đã chú trọng đến các công trình thủy lợi nên quá trình khẩn hoang được đẩy mạnh thêm và đạt được những thành tựu đáng kể so với các thời kì trước Đến thời Nguyễn (thế kỷ 19), nhằm thực hiện chính sách trọng nông, các triều vua đã tổ chức đắp đê ở ven sông vào các năm 1803, 1846, 1882, 1883 Triều đình cũng đặt các chức quan Đê chính Bắc Thành, doanh điền sứ, chuyên trách công việc thủy lợi, khai hoang (Phan Khánh, 2014)

Một trong những đóng góp đáng kể vào khám phá tri thức về quản trị thủy lợi từ góc độ lịch sử là nghiên cứu của Đỗ Đức Hùng (1997) Tác giả này đã dày công khai thác các nguồn sử liệu để phân tích mối quan hệ giữa Nhà nước và làng xã trong quản trị các công trình thủy lợi và phân phối nước Ông nhận thấy rằng các ghi chép của Quốc sử quán Triều Nguyễn trong Đại Nam thực lục cũng

Trang 29

như trong Đại Nam hội điển sự lệ đều có quy định về phân cấp đầu tư, quản lý các công trình thủy lợi Đặc biệt, dưới hai triều vua Gia Long và Minh Mệnh, Nhà nước chi nhiều tiền cho đầu tư công vào các công trình thủy lợi quan trọng cấp quốc gia Nhà Nguyễn có sự phân cấp quản lý rành mạch giữa Nhà nước trung ương và Nhà nước địa phương, trong đó, các công trình đê và cống dẫn nước công do Nhà nước trực tiếp quản lý, còn lại các công trình vừa và nhỏ do các địa phương xây dựng và quản lý Các công trình thủy lợi này chủ yếu để dẫn nước từ các con sông nhỏ, sông nhánh cho các cánh đồng và các con đê bối do các làng tự đắp nhằm bảo vệ mùa màng và cuộc sống của từng làng xã Theo quy định từ thời Gia Long (1809), các công trình thủy lợi có quy mô nhỏ (rộng từ 4 thước trở xuống) và các công trình tu sửa cống cũ, thuộc loại công trình nhỏ, Nhà nước không trực tiếp đầu tư mà kinh phí lấy từ nguồn xã hội hóa, do người dân ở địa phương ứng đối Tuy nhiên Nhà nước cũng không khoán trắng cho các làng mà khi cần thiết, những công trình đầu tư của người dân địa phương cũng có thể được chuyển thành đầu tư công của Nhà nước

Ngoài hình thức quản trị thủy lợi theo phân cấp Nhà nước và làng xã, còn có một hình thức quản lý cấp vùng, đó là cơ chế liên kết giữa các xã và làng trong một vùng hưởng lợi, gọi là cấp liên làng Tuy nhiên, dù liên kết trong vùng để xây dựng hay sửa chữa hệ thống thủy lợi thì cơ chế điều phối chủ yếu vẫn theo phân cấp Nhà nước và làng xã Vấn đề điều tiết nước, dẫn thủy nhập điền hay dùng thuật ngữ hiện nay là quản lý hệ thống kênh mương nội đồng, vẫn là công việc chính của nội bộ làng xã Các quy định về đê điều và hệ thống kênh mương thủy lợi, các cống dẫn và thoát nước ở các làng xã được quy định trong các bản khoán ước, hương ước của các làng Có thể coi đó như là các bộ luật của riêng làng xã Hương ước các làng thường đưa ra quy định về: (1) nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ công trình thủy lợi và chế độ thưởng phạt các vi phạm đối với người có trách nhiệm và người dân; (2) quy định bộ máy và quyền hạn của bộ máy coi sóc và quản lý công trình thủy lợi của làng Cơ chế quản trị này được thể hiện trong chế độ công cử ở các làng xã Người

ta thường cử những “chuyên viên” trị thuỷ - thuỷ lợi vào bộ máy quản lý xã thôn Những người được giao quản trị thủy lợi của làng (thủ lộ, khán thủ, thủ nậu, xeo

Trang 30

trưởng) có trách nhiệm đại diện cho xã dân đôn đốc và chỉ đạo dân làng xây dựng, bảo dưỡng, duy tu các công trình thuỷ lợi theo chế độ lao dịch được lệ làng quy định, phân bổ theo suất đinh (nam) từ 18 đến 50 tuổi Tóm tắt những quy định về quản trị thủy lợi của các làng và quan hệ làng - nước trong quản trị nước và công trình thủy lợi thế kỷ 19 ở đồng bằng Bắc Bộ như trên cho thấy vai trò quan trọng của tổ chức làng xã như một đơn vị quản trị, trong đó có tổ chức chuyên trách về thủy lợi, và chế độ thưởng phạt nghiêm minh Người dân có nghĩa vụ tham gia vào xây dựng, duy tu và bảo dưỡng công trình thủy lợi, đóng góp kinh phí duy trì hoạt động của đội chuyên trách, và có trách nhiệm đồng quản lý, ví dụ: có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo lý dịch trong làng nếu phát hiện có kẻ làm hại đến công trình thủy lợi và sẽ bị phạt nếu biết mà lờ đi Tri thức về quản trị thủy lợi ở cấp thôn làng trong lịch sử là một gợi ý tốt để soi vào và khám phá những thay đổi trong quản trị nước ở các khu tưới hiện đại như Đức Hòa, Tân Biên ở Nam bộ hiện nay

1.1.3 Tiếp cận quản trị nước từ quan điểm chính trị - xã hội

Xuất phát từ quan điểm cho rằng việc quản lý, điều tiết và phân phối nguồn nước không chỉ là những giải pháp kỹ thuật thông thường mà có mối liên hệ chặt chẽ với chính trị nên quản trị nước đã trở thành chủ đề trọng tâm trong các chương trình nghị sự của các tổ chức quốc tế và thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu để tìm ra một hướng đi cho việc quản trị bền vững nguồn nước (Rogers

và cộng sự, 2003) Thuật ngữ “quản trị nước” từ đây trở nên phổ biến nhanh chóng trong nghiên cứu, thực hành và cả các diễn đàn chính trị quốc tế Các tạp chí

chuyên ngành như Tạp chí Quốc tế về Quản trị nước (International Journal of Water Governance) và Tạp chí về Chính sách và Quản trị nước (Water Governance and Policy) tập trung làm rõ quan điểm quản trị nước như là sự phản

ánh vai trò của hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế và hành chính tại nơi có hoạt động sử dụng và quản lý nước (UNDP, 1997; Zwarteveen và cộng sự, 2017) Hàm

ý chính trị trong khái niệm này được thể hiện ở cách trả lời câu hỏi ai được cấp nước, khi nào, bằng cách nào, ai có quyền sử dụng nước và các dịch vụ liên quan, cũng như các lợi ích của họ Cách tiếp cận hệ thống xem quản trị nước trong mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống chính trị của mỗi quốc gia gần đây đã được khẳng

Trang 31

định trong sách trắng của Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc và Hội đồng nước Thế giới năm 2018 tại Rome, trên cơ sở tham vấn ý kiến của 370 chuyên gia trên thế giới và nhiều cuộc thảo luận trực tuyến trong năm 2017 (FAO & World Water Coucil, 2018) Trên cơ sở hàm ý chính trị - xã hội trong quản trị nước, các nhà nghiên cứu bắt đầu phân loại quản trị nước thành các mô hình khác nhau, bao gồm quản trị công, quản trị công – tư, và quản trị có sự tham gia Gần đây, trước những thách thức từ hiện tượng biến đổi khí hậu, một vài mô hình mới đã được đề xuất hiện như quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên nước, quản trị nguồn nước dựa trên mối liên kết nước-thực phẩm-năng lượng, và quản trị thích ứng Các mô hình này về cơ bản vẫn là sự kế thừa và phát triển những tri thức đã có, nhưng được lồng ghép hoặc kết hợp những yếu tố tích cực của các mô hình khác nhau

Cho đến cuối những năm 1970, do nhận được nguồn hỗ trợ tài chính dồi dào từ các nước phát triển mà tại các nước đang phát triển, chính phủ dành các khoản đầu tư lớn cho vấn đề quản trị tài nguyên, trong đó có nguồn nước Và theo

đó, mô hình quản trị này là trách nhiệm của khu vực công, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước (Makkaoui, 2009) Tuy nhiên, vào đầu những năm 1980, hệ quả từ

cú sốc giá dầu vào năm 1973 và 1979 khiến cho các nguồn tài trợ từ bên ngoài cạn kiệt, cùng với sự bùng nổ dân số, kéo theo việc không thể kiểm soát quá trình đô thị hóa ở các thành phố lớn nên mô hình quản lý công đối với các dịch vụ ngành nước phải đối mặt với sự khủng hoảng nghiêm trọng cả về tài chính lẫn năng lực quản lý Thực tế này đòi hỏi phải có các phương thức quản trị mới cho nguồn tài nguyên nước Một số chính phủ đã lựa chọn sự tham gia của khu vực tư nhân trong quản lý nước Sự nở rộ của mô hình hợp tác công - tư trong những năm 1990 có thể được giải thích thêm bởi sự tác động của các học thuyết tư tưởng giai đoạn đó,

cụ thể là tư tưởng ủng hộ việc xem xét lại vai trò của Nhà nước và nhu cầu tìm kiếm các nguồn tài trợ mới (Breuil, 2004) Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự ngày càng tăng lên đã dẫn đến sự chuyển đổi từ mô hình quản trị tập trung cao độ sang quản trị dựa vào cộng đồng Nguyên tắc cốt lõi của mô hình này là sự tham gia và tính minh bạch Sự tham gia thể hiện qua việc mô hình quản trị đưa ra phải được các thành viên trong cộng đồng chấp nhận, đảm bảo tính công bằng và cần

Trang 32

giải thích rõ ràng mọi nội dung của mô hình cho các thành viên Từ đó, họ có quyền và có thể đóng góp ý kiến cũng như tác động đến quá trình ra quyết định liên quan Tính minh bạch cho phép kiểm soát những vấn đề tiêu cực Ví dụ như tham nhũng, vốn là vấn nạn trong các chương trình phát triển ngành nước, đặc biệt đối với các dự án thủy điện và phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi bởi đây là lĩnh vực phức tạp, được đầu tư lớn khiến cho các hợp đồng trở nên béo bở và dễ xảy ra tham nhũng hơn (Jacobson và cộng sự, 2013) Trong lĩnh vực thủy lợi, kể từ khi Wittfogel (1957) cho rằng tính phức tạp của hệ thống thủy lợi cần phải có một mô hình quản lý mang tính chuyên chế từ trên xuống thì các nhà nghiên cứu đã không ngừng tranh luận về việc mô hình quản trị tập trung hay phi tập trung là hiệu quả hơn Khi nhà sinh vật học người Mỹ Hardin (1968) đưa ra khái niệm có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử tư tưởng về môi trường, khái niệm "bi kịch nguồn lực chung", thì nhiều học giả đã sử dụng lý thuyết của Wittfogel và Hardin để phản đối

mô hình quản trị phi tập trung Theo Hardin (1968), việc sở hữu chung một nguồn tài nguyên sẽ dẫn đến bi kịch là sự hủy hoại nguồn tài nguyên đó, và để tránh sự hủy diệt, theo khẳng định của Hardin, chỉ có hai giải pháp: hoặc các tác nhân cá thể phân chia nguồn tài nguyên đó theo mô hình tư nhân hoặc một chính quyền cao hơn sẽ quản lý nó Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm đã thách thức lý thuyết của Wittfogel và Hardin, dẫn đến sự chuyển hướng sang các mô hình quản trị thủy lợi có sự phân cấp và có sự tham gia (Shivakoti và Ostrom, 2002; Svendsen và Nott, 2000) Trào lưu này dựa trên thực tế là rất nhiều mô hình quản trị thủy lợi do Nhà nước độc quyền quản lý đã gặp thất bại và bên cạnh đó lại có rất nhiều mô hình quản trị phi tập trung, dựa vào cộng đồng lại ghi nhận các thành công (Coward, 1977; Lam, 1998; Mabry, 1996; Ostrom, 1992; Tang, 1992; Wade,

1988 ) Nhờ vào việc chứng minh rằng nguồn lực chung có thể được quản lý một cách hiệu quả dựa vào cộng đồng mà nhà khoa học chính trị nữ người Mỹ Elinor Ostrom đã được nhận giải thưởng Nobel về kinh tế vào năm 2009 và như vậy, lập luận của Hardin đã thuộc về quá khứ Các học giả khác cũng đồng thuận rằng, dựa trên cơ chế bình đẳng, các nhóm người dùng nước ở quy mô vừa và nhỏ thường quản lý hệ thống thủy lợi tốt hơn, ít tốn kém hơn và có uy tín hơn (Araral, 2009;

Trang 33

Ostrom và cộng sự, 1994; Wade, 1988) Từ những năm 1980, các chính phủ trên toàn thế giới và các tổ chức quốc tế đã nhấn mạnh vào việc cải cách thể chế dưới hình thức quản lý tưới có sự tham gia (Participatory Irrigation Management - PIM) với mong muốn thúc đẩy công bằng xã hội và trao quyền cho người sử dụng nước

Về lý thuyết, PIM được Ngân hàng Thế giới định nghĩa là sự tham gia của người

sử dụng thủy lợi ở tất cả các khía cạnh và mọi cấp quản lý thủy lợi (Groenfeldt và cộng sự, 1997)

Trong nhiều thập kỷ qua, sự gia tăng dân số và những tác động của biến đổi khí hậu đã dẫn đến những thách thức to lớn cho nguồn tài nguyên nước, kéo theo đó

là sự bất ổn của hệ sinh thái và xung đột giữa các nhu cầu sử dụng nước (UNDP, 2015) Do đó, các mô hình thích ứng để đối phó với hiện tượng này và việc đảm bảo một phương thức quản trị nước hiệu quả là chủ đề nổi bật trong các nghiên cứu

Từ khoảng nửa sau thế kỷ 20 trở đi, mô hình quản lý nước do Nhà nước chỉ huy và kiểm soát bắt đầu bị hoài nghi vì nó không xem xét đầy đủ các yếu tố nhân văn, không đề cao nhu cầu học hỏi và thích ứng với những đổi thay và bất ổn Để khắc phục những thiếu hụt này, những năm gần đây, mô hình quản trị nước thay thế đã được các nhà nghiên cứu thảo luận nhiều, trong đó có mô hình quản trị thích ứng và quản trị tổng hợp tài nguyên nước Khái niệm “thích ứng” trong “mô hình quản trị thích ứng” là một thuật ngữ liên quan đến hiện tượng biến đổi khí hậu Theo định nghĩa của Viện chuyển đổi môi trường và xã hội (ISET, 2020), năng lực thích ứng

là khả năng thích nghi của một hệ thống với những diễn biến liên quan đến biến đổi khí hậu (bao gồm biến đổi khí hậu và cực đoan khí hậu) để tận dụng các cơ hội, giảm nhẹ những thiệt hại có thể xảy ra và đối phó với các hậu quả để lại Trong lĩnh vực quản trị nguồn nước, mô hình này hướng tới mục tiêu phục hồi các hệ sinh thái thông qua việc xác định các yếu tố làm tăng hoặc giảm khả năng phục hồi, từ đó dùng các công cụ của quản trị như luật pháp, chính sách, quy định để tăng khả năng ứng phó của mô hình quản trị nước trong các bối cảnh khác nhau (Cosens và cộng

sự, 2012)

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất năm 1992 ở Rio de Janeiro, bốn nguyên tắc Dublin về Nước và Phát triển Bền vững đã được thông qua Trên cơ sở đó, năm

Trang 34

2000, quan điểm Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (Intergrated Water Resources Management) đã ra đời, tạo một bước ngoặt cơ bản trong vấn đề nước toàn cầu, được thế giới chấp nhận rộng rãi Quản lý Tổng hợp Tài nguyên Nước là một quá trình đẩy mạnh sự phát triển và quản lý có sự phối hợp tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan, sao cho tối đa hoá được các lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng, mà không phương hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu (Kayser và cộng sự, 2015) Một cách tổng quát nhất, Quản lý Tổng hợp Tài nguyên Nước được nhìn nhận với ý nghĩa: là một quá trình để quản lý tài nguyên nước ngày một hiệu quả hơn vì mục tiêu phát triển bền vững; một quan điểm bao trùm từ trách nhiệm nhà nước đến trách nhiệm của các tổ chức và cộng đồng khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên nước; một cách tiếp cận vận dụng hài hòa các dạng thể chế quản lý tài nguyên và dịch vụ nước trong ngành Nước Vì vậy,

mô hình này thường được đưa ra để đối phó với cuộc khủng hoảng nước và các tác động toàn cầu của hiện tượng biến đổi khí hậu

Bên cạnh những biến đổi khó lường của hệ sinh thái thì các chính sách về năng lượng, lương thực nhằm đáp ứng cho dân số lên tới hơn 7 tỷ người trên toàn hành tinh cũng đã tạo ra những áp lực lớn cho nguồn tài nguyên nước Vì vậy, trong các nghiên cứu gần đây đã xuất hiện một cách tiếp cận mới về quản trị nguồn tài nguyên nước, đó là mô hình có thể ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế và lương thực Hay nói cách khác là quản trị nguồn nước phải vượt ra khỏi khuôn khổ truyền thống để cân bằng được sự tác động qua lại giữa các lĩnh vực nước, thực phẩm và năng lượng Các tổ chức quốc tế như Đối tác toàn cầu về nước, Ngân hàng Thế giới

và Diễn đàn kinh tế Thế giới thường lấy sự cân bằng giữa “nước – thực phẩm – năng lượng” như một giải pháp để đảm bảo cho sự phát triển bền vững bởi ba yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời, việc bỏ qua một trong ba yếu

tố sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng cho sự cân bằng của mối liên kết (Benson

và cộng sự, 2015) Ví dụ thủy điện cần có nước để tạo ra năng lượng, cây trồng cần

có nước để tạo ra lương thực và ngược lại, để làm sạch và phân bổ nước chúng ta cần có năng lượng Mô hình quản trị này thật ra không hoàn toàn mới, nó có những điểm tương đồng với mục tiêu của mô hình Quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên

Trang 35

nước Tuy nhiên ở đây, nó nhấn mạnh hơn vào việc giải quyết các xung đột nảy sinh từ mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa ba yếu tố nước, lương thực và năng lượng Đây cũng là mô hình được đánh giá cao ở Việt Nam hiện nay Theo Nguyễn Đức Vinh và cộng sự (2014), Việt Nam là một quốc gia đông dân, với số dân hiện nay lên đến hơn 7 triệu người và dự kiến tăng lên thành 130 triệu người vào năm

2035, vấn đề an ninh lương thực là mối bận tâm hàng đầu của Chính phủ Trong khi

đó, theo kịch bản về tác động của biến đổi khí hậu, nếu nước biển dâng cao 1 mét, đồng bằng sông Hồng sẽ mất 5.000 km2 đất, đồng bằng sông Cửu Long bị ngập 15.000 – 20.000 km2 Tổng sản lượng lương thực nước ta theo đó sẽ giảm khoảng 5 triệu tấn, tương đương 1/5 lượng lúa gạo đảm bảo cho an ninh lương thực Ngoài ra,

là một quốc gia đang phát triển, nguồn năng lượng đóng vai trò then chốt cho phát triển kinh tế của đất nước Hiện nay, ở Việt Nam, việc sản xuất năng lượng dựa trên

ba trụ cột chính là dầu khí, than đá và thủy điện, trong đó thủy điện chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất điện Vì vậy, theo tác giả, nếu không có mô hình sử dụng nguồn tài nguyên nước phù hợp thì không thể giải quyết được những thách thức nói trên và cách tiếp cận liên kết giữa nước, năng lượng và lương thực sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách của cả ba lĩnh vực đưa ra những quy hoạch và quyết định phù hợp Nhóm tác giả Đào Nguyên Khôi và cộng sự (2019) tập trung vào việc xây dựng một mô hình thử nghiệm cho riêng vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai theo cách tiếp cận liên kết nước – lương thực – năng lượng để có thể cung cấp một đánh giá đầy đủ về vai trò của tài nguyên nước trong mối liên kết nói trên Nhóm này cho rằng đây là mô hình quản lý tài nguyên nước rất mới, có cách tiếp cận hệ thống tới

ba yếu tố then chốt cho sự tồn tại và phát triển của con người là an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng và an ninh lương thực thay vì tập trung vào hiệu suất của từng thành phần riêng lẻ Sự thành công của mô hình thí điểm sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách trong các lĩnh vực khác nhau

có thể đi đến sự phối hợp trong quản lý các nguồn tài nguyên

Ngoài ra, là một nước đang phát triển với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ và thuộc nhóm những nước bị tác động nặng nề nhất bởi các hiện tượng biến đổi khí hậu thì các nghiên cứu về mô hình quản trị nước ở Việt Nam

Trang 36

hiện nay có xu hướng tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp để nâng cao khả năng ứng phó của Chính phủ và người dân trước những thách thức mới Một trong những khu vực được nhắc đến nhiều nhất trong các nghiên cứu là đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất ngập nước rộng nhất và vùng sản xuất nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất của cả nước Theo Lê Tuấn Anh (2015), hiện nay

và trong tương lai, tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Cửu Long phải đối diện với hai thách thức lớn, đó là: số lượng nước (lũ lụt, hạn hán) và chất lượng nước (nhiễm mặn, nhiễm phèn, nhiễm bẩn) Các thách thức có xu thế gia tăng do áp lực

từ dân số, từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ hiện tượng thời tiết cực đoan như khô hạn kéo dài, nước mặn xâm nhập từ biển gây thiếu hụt và ô nhiễm nguồn nước, sự vận hành các hồ chứa thủy điện của các quốc gia ở thượng nguồn con sông Mê Kông khiến cho lượng nước và phù sa đổ về vùng hạ lưu trở nên thất thường và suy giảm, mực nước ngầm tụt làm cho lượng nước mặt bị nhiễm phèn trầm trọng Mô hình quản trị nước theo hướng ứng phó và thích ứng được thảo luận nhiều là chuyển đổi từ

“sống chung với lũ” vốn đã áp dụng từ hàng trăm năm nay sang mô hình “chủ động sống chung với lũ” Hệ thống đê và cống điều tiết sẽ kiểm soát những trận lũ

cực đoan, hạn chế lũ sớm để bảo vệ vụ hè thu và tiêu nước trong đồng với những năm lũ muộn, từ đó người dân có thể chủ động hơn trong sản xuất và phòng chống thiên tai, thích ứng với các hiện tượng thời tiết cực đoan (Đào Xuân Học, 2015) Giải pháp xây dựng hồ chứa trên các hệ thống sông lớn để tăng cường dòng chảy

về mùa khô và giảm ngập vào mùa lũ cho vùng hạ lưu, đặc biệt ở các khu vực như

Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười cũng được đề xuất (Nguyễn Thế Toàn, 2013) Đối với các vùng ven biển, việc đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn, trồng rừng lấn biển sẽ hỗ trợ hiệu quả cho việc ngăn sóng, hạn chế đáng kể quá trình xâm nhập mặn và mất đất ở những khu vực này (Đậu Thị Thanh Hiền, 2011)

Tiếp thu những kinh nghiệm của quốc tế, một mô hình nổi bật hiện nay ở Việt Nam, đó là chuyển hướng tiếp cận quản lý nguồn nước từ cơ chế phân mảnh theo ngành và theo ranh giới hành chính sang quản trị tổng hợp nguồn tài nguyên nước bởi đây được đánh giá là một xu thế thời đại kể từ sau Hội nghị Thượng đỉnh

Trang 37

Trái đất năm 1992 tại Rio de Janeiro Luật Tài nguyên nước năm 1998 (Quốc hội, 1998) đã thể chế hóa đường lối, chính sách của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước, đưa Việt Nam vào quỹ đạo chung của thế giới theo hướng tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước Và việc thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường vào năm 2002 đã đưa vấn đề quản trị nguồn tài nguyên nước trở thành chức năng quản lý nhà nước trên phạm vi toàn quốc Tuy nhiên, thực trạng quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với sự chồng chéo, ví dụ như dưới góc độ quản lý chung thì tài nguyên nước thuộc sự quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường, dưới góc độ công tác thủy lợi thì tài nguyên nước thuộc chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dưới góc độ kiểm soát chất lượng thì tài nguyên nước thuộc sự quản lý của Bộ Y tế, dưới góc độ hạ tầng kỹ thuật thì tài nguyên nước thuộc sự quản lý của Bộ Xây dựng nên khi có những vấn đề liên quan đến quy hoạch, phát triển, bảo vệ nguồn sinh thủy; bảo vệ nguồn nước trong quá trình thực hiện các dự án thủy điện, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản… lại không có sự phối hợp liên ngành, đồng bộ giữa cơ quan quản lý tài nguyên nước và các cơ quan, bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh Bên cạnh đó, nhiều địa phương chưa có tầm nhìn tổng thể, dài hạn; ý thức của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp về bảo vệ tài nguyên nước còn rất hạn chế, vì vậy trên thực tế nguồn nước vẫn tiếp tục bị đe dọa bởi các hoạt động phát triển kinh tế, nhất

là tại các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề (Cục Quản lý tài nguyên nước, 2014) Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự mơ hồ trong định nghĩa các thuật ngữ, sự phức tạp và tốn kém về phương pháp tiến hành và đặc biệt là rào cản về thể chế đã khiến cho có rất ít bằng chứng cụ thể về việc áp dụng thành công mô hình này ở Việt Nam (Đào Nguyên Khôi, 2019)

Một cách vận dụng khác của mô hình quản trị tổng hợp nguồn tài nguyên nước là việc thành lập các tổ chức quản lý theo lưu vực sông Là một quốc gia có hệ thống sông dày đặc với nhiều lưu vực sông lớn nhỏ và hầu hết các dòng sông liên tỉnh đều bị đe dọa trước sự suy thoái của môi trường nên Việt Nam đã triển khai mô hình quản lý theo lưu vực sông, vốn được đánh giá là hiệu quả và đang được các nước trên thế giới áp dụng, thông qua việc thành lập 8 ban quản lý theo lưu vực

Trang 38

sông là sông Hồng – Thái Bình, sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Cả, sông Vu Gia – Thu Bồn, sông Đồng Nai, sông Srêpok và sông Cửu Long Tuy nhiên, đến nay, hầu như các mô hình này chưa được triển khai một cách thành công Ví dụ như mô hình quản lý theo lưu vực sông Srêpok bị đình chỉ do không đủ kinh phí cho các hoạt động của ban quản lý (Nguyen Phuoc Ngoc Ha và cộng sự, 2013) và tính bền vững của 7 ủy ban lưu vực sông còn lại cũng đang bị nghi ngờ do vẫn phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn của các nhà tài trợ quốc tế, tuy dồi dào nhưng lại hay thay đổi theo từng năm (Du Le Thuy Tien và cộng sự, 2016) Trên thực tế, do tính chất phức tạp của lưu vực sông nên chi phí cho hoạt động điều phối liên ngành, liên địa phương rất tốn kém và mô hình Ủy ban lưu vực sông chỉ có thể vận hành tốt nếu như thực sự có đủ quyền lực và sự hỗ trợ từ Nhà nước để có thể vượt qua các thách thức về nguồn lực tài chính và kỹ thuật (Đào Trọng Tứ, 2011)

Liên quan trực tiếp đến dự án Thủy lợi Phước Hòa, đã có một vài nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Viện Viễn Đông Bác cổ, trong đó phải kể đến xuất bản của Huỳnh Thị Phương Linh và Tessier Olivier (2019; 2020) Đặt dự án quản trị nước vào bối cảnh mà các thách thức về môi trường và khả năng tiếp cận nước ngày càng gia tăng ở vùng Đông Nam bộ, nghiên cứu này đã tập trung phân tích quá trình xây dựng thể chế để quản

lý hệ thống tài nguyên nước Dầu Tiếng – Phước Hòa trong bối cảnh chất lượng và

số lượng nước đi xuống Kết quả nghiên cứu thực địa từ khu tưới Tân Biên, Đức Hòa cho thấy mặc dù các bên tham gia dự án đều thừa nhận PIM (Quản trị tưới tiêu

có sự tham gia) như một nền tảng cho sự phát triển thủy lợi nhưng quá trình hiện thực hóa lại gặp nhiều khó khăn bởi nó đòi hỏi nhiều lớp tương tác giữa tổ chức tài trợ vốn quốc tế, chương trình nghị sự quản trị quốc gia, năng lực của đội tư vấn và bối cảnh địa phương vốn được định hình bởi các yếu tố xã hội – kinh tế - thể chế Quá trình tham gia trong quản lý thủy lợi khó có sự đổi mới bởi cách tiếp cận vẫn mang màu sắc bảo thủ với các bước tuần tự như Chính phủ đưa ra bản thiết kế tổng thể của dự án, sau đó thảo luận với các nhà tài trợ (ADB, AFD) và giao cho các chuyên gia tư vấn thực hiện Cách tiếp cận từ trên xuống dường như vẫn tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác quản trị nước hiện tại Những phát hiện ban đầu

Trang 39

này đặt cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về quy trình thực hiện PIM và những vấn đề đặt ra ở khu tưới Đức Hòa

1.1.4 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Điểm lại một số nghiên cứu về quản trị nguồn nước nói chung và quản trị nguồn nước tưới nói riêng của các tác giả trong và ngoài nước như đã trình bày ở trên, chúng ta thấy có mấy điểm nổi bật sau đây:

Thứ nhất, một điểm còn ít được khám phá trong kho tàng tri thức địa phương liên quan đến quản trị nguồn nước là khía cạnh kinh tế trong quản trị nước và hệ thống thủy lợi cộng đồng Mô hình chủ yếu ở hệ tri thức này là các biện pháp trừng phạt của cộng đồng với các vi phạm, hoặc thực hiện nghi lễ cầu xin, tạ lỗi với thần linh Trong quá trình nghiên cứu về quản trị nước ở khu tưới Đức Hòa, chúng tôi sẽ

cố gắng tìm kiếm và thu thập những yếu tố từ góc độ kinh tế, từ hệ thống các tri thức địa phương liên quan đến vấn đề quản trị nước của cộng đồng cư dân như một

hệ quy chiếu với các mô hình quản trị hiện đại được vận dụng trên địa bàn Bên cạnh đó, tri thức về quản trị thủy lợi ở cấp ấp trong lịch sử là một gợi ý tốt để soi vào và khám phá những thay đổi trong quản trị nước ở các khu tưới hiện đại như Đức Hòa ở Nam bộ hiện nay

Thứ hai, các nghiên cứu về mô hình quản trị nguồn nước tưới ở Việt Nam mới chủ yếu tiếp cận ở góc độ kỹ thuật mà chưa thực sự nêu bật được nguyên nhân thành công hay thất bại của mô hình trong một khung phân tích đầy đủ về bối cảnh quản trị nguồn nước, từ cả góc độ kỹ thuật, thể chế, bối cảnh văn hóa xã hội Việc

xã hội hóa công tác vận hành công trình tưới tiêu và sự tham gia của người nông dân vào quá trình xây dựng, vận hành, bảo trì công trình thủy lợi và những xung đột nảy sinh trong quá trình này hầu như chưa được nghiên cứu để đổi mới mô hình quản trị nước

Thứ ba, cần phải chỉ ra rằng nhân học phát triển nói chung và nghiên cứu dân tộc học - nhân học trong lĩnh vực thủy lợi ở Việt Nam còn chưa được quan tâm nhiều Từ trước đến nay, mối quan tâm học thuật của nhân học chủ yếu tập trung vào tri thức dân gian về nước Yếu tố nước, thủy lợi trong đời sống văn hóa và cộng đồng làng xã mới chỉ được tiếp cận dưới góc độ lịch sử phát triển và vai trò của nó,

Trang 40

trong khi các nhà nghiên cứu thủy lợi và môi trường lại thường rất ít quan tâm đến tiếp cận lịch sử và nhân học trong các quy hoạch và đề xuất giải pháp quản trị nước

Nhìn chung, các nghiên cứu đã cho thấy vấn đề quản trị nước là chủ đề thu hút được sự quan tâm lớn của các tổ chức quốc tế, các học giả đến từ mọi lĩnh vực khác nhau như chính trị học, xã hội học, sinh thái học, hành chính học Các thảo luận và đề xuất đều hướng đến một mô hình quản trị nguồn nước công bằng, minh bạch, liêm chính và bền vững Tuy nhiên, không có mô hình nào là hoàn toàn lý tưởng, là đáp án chung cho tất cả các quốc gia bởi quản trị nước phụ thuộc chặt chẽ vào bối cảnh văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, thể chế, môi trường của từng quốc gia đó Tiếp cận văn hóa xã hội do đó là một hướng đi phù hợp Như lý thuyết quản trị thích ứng đã chỉ ra, các mô hình quản trị nước có sự tham gia, dù được xây dựng hoàn hảo đến đâu cũng cần phải thích ứng được với hoàn cảnh chính trị xã hội và tri thức cụ thể của từng vùng miền và quốc gia mới đảm bảo tính hiệu quả bền vững Vì vậy qua luận án của mình, tôi hi vọng sẽ đóng góp một nghiên cứu trường hợp cụ thể, đặc biệt là cách áp dụng một mô hình quản trị nguồn nước tưới vào bối cảnh chính trị xã hội cụ thể của một địa phương Đồng thời, từ nghiên cứu thực địa tại khu tưới, tôi cũng cố gắng khái quát hóa những yếu

tố ảnh hưởng, tác động đến mô hình quản trị nước thủy lợi để tìm kiếm một khung tham chiếu giúp nhận diện rõ hơn những lý do dẫn đến việc thành công hay thất bại trong việc áp dụng các mô hình quản trị nước ở Việt Nam

1.2 Cơ sở lý luận

Như đã chỉ ra ở trên, dẫu có những hướng tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu về quản trị nước thì các nghiên cứu này đều góp phần chỉ ra tầm quan trọng của Nhà nước và cộng đồng trong việc đảm bảo nước cho sản xuất và sinh hoạt Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành đang được áp dụng trong lĩnh vực quản trị nước

ở Việt Nam cũng cho thấy, khái niệm quản trị nguồn nước ở Việt Nam dường như vẫn đang tiếp tục mô hình quản trị truyền thống tức là các hoạt động liên quan đến quản trị nguồn nước vẫn phụ thuộc chặt chẽ vào chỉ đạo từ chính quyền trung ương trong khi những mô hình quản trị mới cũng từng bước được tìm hiểu và vận dụng

dù còn rất dè dặt Trong phần này, tôi sẽ điểm lại những lý thuyết chính được vận

Ngày đăng: 19/10/2024, 22:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2. 1. Bản đồ tỉnh Long An (https://bandovietnam.com.vn/ban-do-tinh-long-an) - Vấn Đề quản trị nước Ở khu tưới Đức hòa, tỉnh long an
Hình 2. 1. Bản đồ tỉnh Long An (https://bandovietnam.com.vn/ban-do-tinh-long-an) (Trang 62)
Hình 2. 2. Bản đồ quy hoạch dự án thủy lợi Phước Hòa (Tessier và cộng sự, 2016) - Vấn Đề quản trị nước Ở khu tưới Đức hòa, tỉnh long an
Hình 2. 2. Bản đồ quy hoạch dự án thủy lợi Phước Hòa (Tessier và cộng sự, 2016) (Trang 79)
Hình 2. 4. Bản đồ quy hoạch các khu công nghiệp huyện Đức Hòa đến năm 2020 - Vấn Đề quản trị nước Ở khu tưới Đức hòa, tỉnh long an
Hình 2. 4. Bản đồ quy hoạch các khu công nghiệp huyện Đức Hòa đến năm 2020 (Trang 83)
Hình 2. 6. Sơ đồ các cấp quản lý khu tưới Đức Hòa (Tessier và cộng sự, 2016) - Vấn Đề quản trị nước Ở khu tưới Đức hòa, tỉnh long an
Hình 2. 6. Sơ đồ các cấp quản lý khu tưới Đức Hòa (Tessier và cộng sự, 2016) (Trang 87)
Hình 3. 1. Phần màu vàng: thiết kế ban đầu năm 2003 của các khu tưới thuộc dự án - Vấn Đề quản trị nước Ở khu tưới Đức hòa, tỉnh long an
Hình 3. 1. Phần màu vàng: thiết kế ban đầu năm 2003 của các khu tưới thuộc dự án (Trang 101)
Hình 3.2. Phần màu vàng: thực tế triển khai năm 2017 các khu tưới thuộc dự án - Vấn Đề quản trị nước Ở khu tưới Đức hòa, tỉnh long an
Hình 3.2. Phần màu vàng: thực tế triển khai năm 2017 các khu tưới thuộc dự án (Trang 102)
Hình 4. 2. Mô hình quản trị nước ở khu tưới Đức Hòa (Tessier và cộng sự, 2016) - Vấn Đề quản trị nước Ở khu tưới Đức hòa, tỉnh long an
Hình 4. 2. Mô hình quản trị nước ở khu tưới Đức Hòa (Tessier và cộng sự, 2016) (Trang 136)
Hình 4. 4. Bản thiết kế kênh nội đồng CH01 (CPIM, 2018) - Vấn Đề quản trị nước Ở khu tưới Đức hòa, tỉnh long an
Hình 4. 4. Bản thiết kế kênh nội đồng CH01 (CPIM, 2018) (Trang 150)
Hình 1. Đập Phước Hòa (Nhóm nghiên cứu EFEO chụp tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình - Vấn Đề quản trị nước Ở khu tưới Đức hòa, tỉnh long an
Hình 1. Đập Phước Hòa (Nhóm nghiên cứu EFEO chụp tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình (Trang 196)
Hình 3. Kênh dẫn nước từ đập Phước Hòa về hồ Dầu Tiếng (Nhóm nghiên cứu EFEO - Vấn Đề quản trị nước Ở khu tưới Đức hòa, tỉnh long an
Hình 3. Kênh dẫn nước từ đập Phước Hòa về hồ Dầu Tiếng (Nhóm nghiên cứu EFEO (Trang 197)
Hình 5. Khu tưới Đức Hòa (Nhóm nghiên cứu EFEO chụp tại xã Tân Mỹ, - Vấn Đề quản trị nước Ở khu tưới Đức hòa, tỉnh long an
Hình 5. Khu tưới Đức Hòa (Nhóm nghiên cứu EFEO chụp tại xã Tân Mỹ, (Trang 198)
Hình 6. Hai tuyến kênh cấp 1 tại khu tưới Đức Hòa (Nhóm nghiên cứu EFEO chụp tại - Vấn Đề quản trị nước Ở khu tưới Đức hòa, tỉnh long an
Hình 6. Hai tuyến kênh cấp 1 tại khu tưới Đức Hòa (Nhóm nghiên cứu EFEO chụp tại (Trang 198)
Hình 7. Một tuyến kênh cấp 2 tại khu tưới Đức Hòa (Nhóm nghiên cứu EFEO chụp tại - Vấn Đề quản trị nước Ở khu tưới Đức hòa, tỉnh long an
Hình 7. Một tuyến kênh cấp 2 tại khu tưới Đức Hòa (Nhóm nghiên cứu EFEO chụp tại (Trang 199)
Hình 9. Một tuyến kênh nội đồng mẫu do Nhà nước xây tại khu tưới Đức Hòa (Nhóm - Vấn Đề quản trị nước Ở khu tưới Đức hòa, tỉnh long an
Hình 9. Một tuyến kênh nội đồng mẫu do Nhà nước xây tại khu tưới Đức Hòa (Nhóm (Trang 200)
Hình 10. Lỗ lấy nước trên kênh cấp 3 do nông dân xin với bên xây dựng cho đặt trên - Vấn Đề quản trị nước Ở khu tưới Đức hòa, tỉnh long an
Hình 10. Lỗ lấy nước trên kênh cấp 3 do nông dân xin với bên xây dựng cho đặt trên (Trang 200)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN