6 Sản phẩm của các làng nghề chạm, khảm, tiện, điêu khắc gỗ, làm trống, đóng xe bò, xe thổ mộ, đóng ghe thuyền, đóng đồ gia dụng.. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trước nay đã có một
Trang 11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
VIỆN PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
CÁC LÀNG NGHỀ GỖ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
Mã số:
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thạnh Lợi
Bình Dương, 8/2021
Trang 22
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
VIỆN PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
CÁC LÀNG NGHỀ GỖ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
Trang 33
MỤC LỤC
Mở đầu………8
1 Đặt vấn đề……… 8
2 Mục tiêu của đề tài……… 8
3 Cách tiếp cận và phương pháp………8
4 Tổng quan tình hình nghiên cứu và lý thuyết tiếp cận………9
Chương 4 Các làng nghề gỗ truyền thống Việt Nam……….12
4.1 Khái quát về các làng nghề gỗ ở Việt Nam……… 12
4.1.1 Lược sử các làng nghề gỗ Việt Nam……… 12
4.1.2 Đặc điểm các làng nghề gỗ ở Việt Nam……… 13
4.2 Các làng nghề gỗ tiêu biểu ở Việt Nam………19
4.2.1 Các làng nghề chạm, khảm……… 19
4.2.1.1 Làng chạm gỗ Phù Khê (xã Phù Khê, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh).19 4.2.1.2 Làng mộc Chàng Sơn (xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội)……… 23
4.2.1.3 Làng chạm khắc gỗ Thiết Ứng (xã Vân Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội)……….26
4.2.1.4 Làng sập gụ tủ chè La Xuyên (xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam)……….31
4.2.1.5 Làng chạm khắc Mỹ Xuyên (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế)……… 32
4.2.1.6 Nghề chạm gỗ ở Cần Đước, Bến Lức (tỉnh Long An)………37
4.2.2 Các làng nghề tiện, điêu khắc gỗ………38
4.2.2.1 Làng nghề tiện gỗ Nhị Khê (xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội)……… 38
4.2.2.2 Nghề đẽo cày thôn Phúc Liệt (xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng)……….42
Trang 44
4.2.2.3 Làng nghề tạc tượng gỗ ở xã Đồng Minh (huyện Vĩnh Bảo, thành phố
Hải Phòng)………44
4.2.3 Các làng nghề mộc………48
4.2.3.1 Làng mộc Kim Bồng (xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam)……… 48
4.2.3.2 Nghề mộc và chạm khắc gỗ huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang)………52
4.2.4 Các làng nghề làm trống……….53
4.2.4.1 Làng nghề trống Lâm Yên (ấp Năm, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam)……… 54
4.2.4.2 Nghề làm trống Bình Lãng (ấp Bình An, xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An)………58
4.2.5 Nghề đóng xe……….64
4.2.5.1 Nghề đóng xe thổ mộ ở Bình Dương……… 64
4.2.5.2 Nghề đóng xe bò – xe thùng ở Tây Ninh……… 67
4.2.6 Làng nghề đóng ghe thuyền……….69
4.2.6.1 Nghề đóng ghe bầu ở Nam Trung Bộ……… 69
4.2.6.2 Nghề đóng ghe ở huyện Cần Đước (tỉnh Long An)……….78
4.2.6.3 Nghề đóng ghe ở Bến Tre………81
4.2.6.4 Làng nghề đóng ghe xuồng Bà Đài (xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp)……… 83
4.2.6.5 Nghề đóng ghe ngo của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long 88 4.2.7 Làng nghề đóng đồ gia dụng……….93
4.2.7.1 Làng nghề đẽo guốc mộc Xuân Dương (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng)………93
4.2.7.2 Làng đóng tủ thờ Ông Non (ấp Ông Non, xã Tân Trung, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang)………94
4.2.7.3 Nghề làm guốc Thuận Thới (ấp Thuận Thới, xã Thuận An, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long)……… 97
Kết luận……… 100
Tài liệu tham khảo……… 101
Trang 55
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Đơn vị: VIỆN PTCL
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Thông tin chung:
- Tên đề tài: Các làng nghề gỗ truyền thống Việt Nam
- Mã số:
- Chủ nhiệm: Nguyễn Thạnh Lợi
- Đơn vị chủ trì: Viện Phát triển chiến lược
- Thời gian thực hiện: 12 tháng
2 Mục tiêu:
1 Nhận diện, phân tích diện mạo bức tranh các làng nghề gỗ nổi tiếng ở
Việt Nam, để thấy được vị trí, vai trò của nó trong quá trình phát triển các làng nghề
gỗ nói riêng và làng nghề Việt Nam nói chung
2 Mô tả các sản phẩm, quy trình chế tác, phân phối sản phẩm, văn hóa làng
nghề của các làng nghề gỗ tiêu biểu của Việt Nam
3 Tính mới và sáng tạo:
Hệ thống hóa các nguồn tài liệu về các làng nghề gỗ truyền thống tiêu biểu của Việt Nam với những mô tả cụ thể về các làng nghề ở ba miền của đất nước, để thấy được sự phong phú, đa dạng trong sự phát triển của nó
4 Kết quả nghiên cứu:
Nghiên cứu này nhận diện:
4.1 Khái quát về các làng nghề gỗ ở Việt Nam
Lược sử các làng nghề gỗ truyền thống tiêu biểu của Việt Nam với các đặc điểm phát triển
4.2 Các làng nghề gỗ tiêu biểu ở Việt Nam
Trang 66
Sản phẩm của các làng nghề chạm, khảm, tiện, điêu khắc gỗ, làm trống, đóng xe
bò, xe thổ mộ, đóng ghe thuyền, đóng đồ gia dụng
Quy trình chế tác: khai thác nguyên liệu, chế biến, dụng cụ, chế tác, đồ án trang
Trang 7Những làng nghề gỗ ở Việt Nam hết sức phong phú, sáng tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của cuộc sống Các làng nghề này trải dài trên cả ba miền, đặc biệt tập trung ở những khu vực có nguồn tài nguyên rừng dồi dào hoặc nơi có nhu cầu cao về sản phẩm
Việc nhận diện một cách đầy đủ vai trò của nó có ý nghĩa trong việc nâng cao nhận thức về lịch sử phát triển ngành gỗ Việt Nam
Kết quả nghiên cứu đề tài này sẽ góp một chương trong quyển sách chuyên
khảo Lịch sử ngành gỗ Việt Nam dành cho sinh viên theo học ngành gỗ tại Trường Đại
học Thủ Dầu Một
2 Mục tiêu của đề tài
Nhận diện, phân tích diện mạo bức tranh các làng nghề gỗ nổi tiếng ở Việt
Nam, để thấy được vị trí, vai trò của nó trong quá trình phát triển các làng nghề gỗ nói riêng và làng nghề Việt Nam nói chung
Mô tả các sản phẩm, quy trình chế tác, phân phối sản phẩm, văn hóa làng nghề
của các làng nghề gỗ tiêu biểu của Việt Nam
3 Cách tiếp cận và phương pháp
3.1 Cách tiếp cận
+ Sử dụng cách tiếp cận liên ngành: lịch sử - văn hóa học
3.2 Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp lịch sử: khảo cứu lịch sử các làng nghề gỗ
-Phương pháp điền dã: khảo cứu các làng nghề gỗ Phỏng vấn sâu những người thợ, chủ cơ sở của các làng nghề gỗ ở Nam Bộ và Trung Bộ
-Phương pháp phân tích tổng hợp tư liệu thành văn về các làng nghề gỗ
Trang 88
4 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trước nay đã có một số nghiên cứu về các làng nghề gỗ nổi tiếng ở Việt Nam,
có thể kể ra như: Làng nghề chạm gỗ Phù Khê (Đặng Đức, Trương Duy Bích, Trương Minh Hằng, Hoàng Cường, 1990), Làng nghề Chàng Sơn (Trương Duy Bích, Trương Minh Hằng, 1991), Đặc trưng nghệ thuật chạm gỗ và tạc tượng đồng bằng sông Hồng (Trương Duy Bích, Trương Minh Hằng, 1995), Làng nghề tiện gỗ Nhị Khê (Trương
Duy Bích, 2005)… Các công trình này đã điểm lại lịch sử làng nghề, sản phẩm, quy trình sản xuất, phương thức truyền nghề… của các làng mộc với nghề chạm, nghề tạc tượng, nghề tiện
Cuốn sách có tính chất sưu tập Di sản thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Nxb Thanh
niên, 2000) của Bùi Văn Vượng dành 1 chương mô tả về nghề chạm khắc gỗ Việt Nam: lịch sử, sản phẩm tiêu biểu, làng nghề, tổ nghề, kỹ thuật chạm khắc, nguyên liệu – chế biến nguyên liệu gỗ, đồ nghề và tạo tác sản phẩm
Làng nghề phố nghề Thăng Long – Hà Nội là công trình biên khảo của Trần
Quốc Vượng và Đỗ Thị Hảo (Nxb Khoa học xã hội, 2010), trong đó các tác giả dành những trang viết trình bày về các làng nghề chạm khắc gỗ Thiết Ứng, phố Thợ Tiện và nghề tiện Nhị Khê, phố Hàng Khay và nghề khảm trai Chuyên Mỹ, phố Hàng Bừa và nghề rèn Hòe Thị
Năm 2011, Trương Minh Hằng chủ biên bộ sách Tổng tập nghề và làng nghề
truyền thống Việt Nam (Nxb Khoa học xã hội), gồm 10 tập, trong đó nội dung tập 3 đề
cập đến nghề mộc, chạm Cuốn sách này tuyển chọn và in lại các nghiên cứu của các tác giả về nghề gỗ ở 3 miền: chạm khắc gỗ (Chàng Sơn, Dư Dự, La Xuyên, Phù Khê, Đông Giao, Long An, Làng Chàng, Mỹ Xuyên, Thiết Ứng), nghề tạc tượng (Hà Cầu, Sơn Đồng, làng Ra, Bảo Hà), nghề khảm trai (Chuyên Mỹ, Chuôn Ngọ), nghề mộc, tiện, đóng thuyền (Kim Bồng, Nhị Khê, Hồng Lục – Liễu Tràng, Cúc Bồ, Phan Thiết, Đông Nam Bộ)
Làng nghề cổ truyền huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng (Nxb Văn hóa dân tộc,
2011) của Văn Duy và Lê Xuân Lựa mô tả nghề đẽo cày ở xã Lưu Kiếm, nghề đóng thuyền ở Phả Lễ
Tiếp cận ở góc độ lịch sử mỹ thuật, qua cuốn sách Tìm hiểu làng nghề thủ công
điêu khắc cổ truyền (Nxb Văn hóa Thông tin, 2014), nhà nghiên cứu Chu Quang Trứ
Trang 9Năm 1994, Nguyễn Hữu Thông xuất bản cuốn Huế nghề và làng nghề thủ công
truyền thống (Nxb Thuận Hóa), giới thiệu 5 làng nghề tiêu biểu của xứ Thần kinh:
nghề đúc đồng ở Phường Đúc, nghề thêu, nghề chạm khắc Mỹ Xuyên, làng gốm Phước Tích, nghề làm tranh làng Sình Nghề chạm khắc Mỹ Xuyên được trình bày từ lịch sử hình thành, dụng cụ, sản phẩm, quy trình sản xuất, kỹ thuật tạo tác, các ty thợ,
lễ cúng…
Ở Huế có làng nghề điêu khắc gỗ làng Mỹ Xuyên (huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế) nổi tiếng, ra đời từ nửa sau thế kỷ XIX Qua nghiên cứu của mình, Bùi Thị Tân, Nguyễn Hữu Thông cho thấy các phương thức hành nghề (đi chạm thuê, chạm theo đơn đặt hàng của khách và sản phẩm chạm để đem bán), những thế hệ nghề, cúng
tổ nghề, yêu cầu về tay nghề, các loại sản phẩm, phạm vi hành nghề…
Cuốn sách Nghề truyền thống Hội An (Trung tâm Quản lý bảo tồn di tích Hội
An, 2008) đề cập đến nghề mộc xây dựng Kim Bồng, nghề mộc gia dụng, nghề mộc đóng ghe ở Hội An Nội dung các miêu thuật này khá cụ thể, chú trọng đến các khía cạnh kỹ thuật, bên cạnh đó là môi trường văn hóa của làng nghề
Phan Thị Yến Tuyết chủ biên cuốn Xóm nghề & nghề thủ công truyền thống
Nam Bộ (Nxb Trẻ, 2002), trong đó đề cập đến nghề làm trống ở Bình Lãng (Long An),
nghề đóng ghe xuồng ở Nam Bộ, nghề đóng xe bò ở Tây Ninh (thất truyền), nghề làm guốc ở Vĩnh Long với lịch sử của làng nghề, các loại sản phẩm, kỹ thuật chế tác
Sự hình thành & phát triển làng đóng xuồng, ghe Bà Đài – Long Hậu (Viện
Nghiên cứu phát triển Đồng Tháp Mười – Trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp – Phòng Công thương huyện Lai Vung, 2008) là cuốn sách mỏng chỉ 63 trang, của Ngô Văn Bé, nhưng đề cập khá toàn diện về một làng nghề đóng ghe nổi tiếng ở Nam Bộ Nội dung sách trình bày về lịch sử làng nghề, nguyên vật liệu, các công đoạn và kỹ
Trang 1010
thuật đóng ghe xuồng, nét văn hóa tín ngưỡng, thị trường tiêu thụ và dịch vụ bán ghe xuồng, giải pháp phát triển làng nghề…
Nghề truyền thống Hậu Giang (Nxb Trẻ, 2012) của Nhâm Hùng có dành ít
trang viết về nghề đóng ghe xuồng ở vùng Ngã Bảy (Hậu Giang), hình thành từ thập niên 1930, lúc cao điểm có đến 500 thợ Sản phẩm đặc trưng nơi đây là xuồng năm lá
và ghe tam bản
Như vậy, theo tổng quan tình hình nghiên cứu trên hiện vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về lịch sử các làng nghề gỗ Việt nam Điều này cho thấy sự cần thiết của một công trình nghiên cứu về vấn đề này
Chương 4
Trang 1111
CÁC LÀNG NGHỀ GỖ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM
4.1 Khái quát về các làng nghề gỗ ở Việt Nam
4.1.1 Lược sử các làng nghề gỗ Việt Nam
Nghề gỗ thủ công xuất hiện ở nước ta từ lâu đời, phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, từ nông thôn cho đến thành thị Những nghề này có diện hoạt động rộng rãi, phong phú, góp nhiều thành tựu trong đời sống xã hội Giá trị văn hóa của làng nghề gỗ không chỉ biểu hiện trên phương diện kinh tế, mà nó còn chứa đựng những kinh nghiệm, tri thức nghề nghiệp được đúc kết qua các thời kỳ lịch sử
Người Việt cổ từ thời văn hóa Đông Sơn đã biết dựng nên những ngôi nhà gỗ nghệ thuật, còn lưu dấu trên trống đồng Đông Sơn
Thời Lý chùa chiền được dựng lên khắp nơi, những công trình kiến trúc này gắn với những người thợ mộc Từ thời Trần về sau, qua các triều Mạc – Lê – Tây Sơn – Nguyễn, đã có rất nhiều những kiến trúc tôn giáo với các khu gỗ lợp ngói, các mảng
gỗ chạm khắc các đề tài trang trí về người, chim thú, hoa lá với đủ các kỹ thuật chạm nổi, chạm thủng, chạm lộng Các đền, chùa có nhiều tượng thờ, thể hiện tài năng của thợ mộc chạm Việt Nam
Khi nền kinh tế tiểu thương phát triển, đô thị được hình thành, những người thợ ở các làng nghề từ nông thôn tạo lập nên các phường nghề, phố nghề ở các đô thị Phố thợ tiện Tô Lịch phần lớn có gốc ở Nhị Khê Thợ mộc, thợ chạm ở các phố Giảng Võ, Chương Dương (Hà Nội) đều từ các làng Chàng Sơn, Đồng Kỵ, Phù Khê Thành phố Nam Định có con phố Hàng Tiện phần lớn là thợ từ các làng Nhị Khê, Cúc Bồ, Lao
Đà, La Xuyên… Không một đô thị nào, thị trấn, thị tứ nào mà không có những phố làm nghề mộc bởi nhu cầu phát triển của nó (Trương Minh Hằng, 2011)
Trong thế kỷ XX, nghề gỗ truyền thống đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội,
từ việc làm ra các công cụ lao động, đánh bắt, săn bắn, phục vụ sinh hoạt hàng ngày (bàn, ghế, tủ…)… cho đến việc xây dựng nhà cửa, các công trình dân dụng, kiến trúc tôn giáo (đình, chùa, miếu, đền, nhà thờ…) Nhu cầu hàng mỹ nghệ gỗ được chú trọng với rất nhiều mặt hàng đa dạng, thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của nhiều tầng lớp xã
Trang 12Trong bối cảnh đó, một số làng nghề gỗ đã thay đổi mô hình hoạt động, tổ chức thành các hợp tác xã, công ty, sáng tạo nhiều mặt hàng, mẫu mã mới đáp ứng nhu cầu
xã hội, áp dụng các công nghệ hiện đại nhằm rút ngắn sức lao động, tăng năng suất lao động, giảm giá thành, mở rộng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài…
4.1.2 Đặc điểm các làng nghề gỗ ở Việt Nam
Các làng nghề gỗ ở Việt Nam khá phong phú, đa dạng, phân bố suốt từ Bắc chí Nam, cả ở đồng bằng lẫn miền núi, đặc biệt phát triển ở những khu vực có nguồn tài nguyên gỗ dồi dào, hay những nơi tập trung các tay nghề, những nơi có nhu cầu nhiều
về sản phẩm gỗ
Có thể tạm phân chia các làng nghề gỗ ở Việt Nam thành 7 nhóm: làng chạm, khảm; làng tiện, làng điêu khắc gỗ; làng nghề mộc; làng đóng trống; làng đóng xe; làng đóng ghe thuyền; làng đóng đồ gia dụng
Các làng nghề gỗ ở châu thổ sông Hồng do những điều kiện về địa hình, phong thổ, dân số, phương thức hành nghề… nên bộc lộ những nét tương đồng về đời sống kinh tế, văn hóa, phương pháp truyền dạy nghề, quy trình tạo tác, mỹ cảm qua các sản phẩm…
Các làng nghề mộc ở miền Bắc phân bố ở nhiều nơi, xứ Đoài có Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội); xứ Bắc có Phù Khê, Đồng Kỵ, Thiết Ứng, Kim Thiều…; xứ Sơn Nam Hạ có La Xuyên (làng La, Ý Yên, Nam Định), Cao Đà (Lý Nhân, Hà Nam);
xứ Sơn Nam Thượng có Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội), làng điêu khắc gỗ Dư Dụ (xã
Trang 1313
Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, Hà Nội), … xứ Đông có Cúc Bồ (Ninh Giang, Hải Dương), Hà Cầu (Đồng Minh, Vĩnh Bão, Hải Phòng), nghề đóng thuyền ở làng Phả Lễ (xã Phả Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng), nghề đẽo cày thôn Phúc Liệt (xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng)… Đặc biệt, các làng nghề này tập trung ở gần kinh đô, bên con sông lớn, đường quốc lộ, do yếu tố giao thông tác động rất lớn đến sự phát triển của làng nghề
Về trình độ kỹ thuật, tuy không đồng đều, nhưng các sản phẩm chạm khắc ở đồng bằng sông Hồng đều đạt đến sự thuần thục, tinh vi Ở những làng nghề truyền thống lâu đời như Chàng Sơn, La Xuyên, Phù Khê, Thiết Ứng, Kim Thiều, Hà Cầu…
kỹ thuật đạt đến sự điêu luyện, được thể hiện sinh động qua kết cấu mộng, hèm, các hình thức xử lý khối hình, đường nét Dòng nghề của các làng phía bắc sông Hồng và
xứ Đoài thiên về xu hướng trang trí, dòng nghề phía nam sông Hồng thiên về xu hướng diễn tả
Miền Bắc vẫn là nơi tập trung nhiều các làng nghề gỗ, nhất là khu vực xung quanh Hà Nội như: làng nghề tiện gỗ Nhị Khê, làng chạm khắc gỗ Thiết Ứng (làng Ống, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội), nghề khảm trai Chuyên Mỹ (làng Chuôn, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), làng mộc Chàng Sơn (xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội), làng chạm mộc Nhân Hiền (làng Chiếc), Vạn Điểm (huyện Thường Tín), Đại Nghiệp (làng Che, huyện Phú Xuyên), Sơn Đồng (Hoài Đức), Dư
Dụ (Thanh Oai), làng chạm gỗ Phù Khê (xã Phù Khê, huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh), làng chạm khắc gỗ Đông Giao (xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) Đặc biệt là tỉnh Hà Tây cũ (sáp nhập vào Hà Nội năm 2008), nằm bên cạnh thủ đô, được xem là đất “trăm nghề”1
Làng chạm gỗ Phù Khê (xã Phù Khê, huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh) với hai dòng
chính: mộc dựng nhà với những công trình kiến trúc nổi tiếng cả nước như chùa Dâu, chùa Dạm, đình Đình Bảng… mộc đóng đồ, trong đó có nhiều mặt hàng đồ cũ đa dạng, phong phú: sập gụ, tủ chè, tủ chùa, tủ ba liêu, tủ bán nguyệt, sa lông kiểu Tàu,
1 Tỉnh Hà Tây cũ, trước khi sáp nhập vào thành phố Hà Nội, có 1.116 làng có nghề, trong đó có 219 làng được công nhận là làng nghề Riêng nghề gỗ có: 10 làng khảm trai – sơn mài, 6 làng điêu khắc, 2 làng tạc tượng, 2 làng tiện, 10 làng nghề mộc (Đặng Văn Tu, Nguyễn Tá Nhí, 2011)
Trang 1414
tràng kỷ, án thư, hoành phi, câu đối, tam sơn, ngũ nhạc, kiệu rước, kiệu thờ… đòi hỏi
những quy trình chế tác, những yêu kỹ thuật nghiêm ngặt
Ở làng mộc Chàng Sơn (xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội),
các nghệ nhân tạc tượng theo quy tắc “thuận tay hay mắt”, để tạo ra các pho tượng vững từ kết cấu, bố cục, đến động tác, hình dáng trong thế vững chãi, cân đối
Làng chạm gỗ Thiết Ứng (làng Ống, xã Văn Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội) do ở
vị trí gần kề các trung tâm chính trị, văn hóa Cổ Loa – Long Biên – Đại La – Thăng Long, nên tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ít bị chiến tranh tàn phá hay ngoại xâm đô hộ Là làng nội đồng với nghề chính là làm ruộng nhưng mọi nhà đều có người biết làm nghề gỗ
Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ (làng Chuôn, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), hình thành đã 800 năm Những sản phẩm như cánh tủ chè, hoành phi, câu đối, khay nước, cháp quả, bình phong… khảm trai đã nổi tiếng khắp miền Bắc, sang cả Singapore, Hong Kong, Malaisia
Xứ Đông còn nổi tiếng với nghề khắc ván in (mộc bản) với phường thợ Hồng Lục và Liễu Tràng Thời Lý, gia đình sư Tín học làm nghề này, thời Lý – Trần, đã có nhiều sách được in ấn Tiến sĩ Lương Nhữ Học thời Lê sơ đã đi sứ ở Trung Quốc, học nghề này rồi về quê truyền lại cho dân làng và được xem là tổ sư Thợ làng nghề đã khắc rất nhiều ván in kinh sách cổ cho triều đình, chùa chiền, tư nhân
Thợ khắc ván in (Vũ Từ Trang, 2019)
Trang 1515
Vùng Sơn Nam Hạ có làng La Xuyên (xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, Nam Định), không chỉ nổi tiếng về nghề tạc tượng Phật mà còn được biết đến nhiều với các mặt hàng cao cấp như sập gụ, tủ chè, tủ chùa, sa lông…
Nghề tạc tượng ra đời và phát triển thịnh hành trong một thời gian dài, từ thế kỷ XII đến nay ở xứ Đông: tượng gỗ sơn Hà Cầu, Bảo Động, Mai Yên, nay là thôn xóm
xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng Tượng rối nước của làng rất được ưa thích, ních tiếng gần xa Những làng múa rối nước như Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội… đều có thể làm ra các loại tượng rối
Làng nghề làm đình Cúc Bồ (xã Kiến Quốc, huyện Ninh Thanh, Hải Dương) là làng nghề làm đình khá lâu đời, nổi danh ở đồng bằng Bắc Bộ, đến nay đã hơn 16 đời Trước năm 1945, hầu hết đàn ông ở đây đều thạo nghề mộc Nhiều nơi mời họ làm đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ họ, nhà tổ nghề, nhà ở, dinh thự
Miền Trung có làng chạm khắc Mỹ Xuyên (huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế), phát triển vào thời kỳ nhà Nguyễn đang xây dựng kinh đô Huế với nhiều công trình như cung phủ, lăng tẩm, nhà thờ, đồ ngự dụng, quan dụng… Những người thợ tài hoa từ khắp mọi miền đất nước được trưng tập về đây làm việc, với tổ sư gốc Thanh Hóa (Trương Minh Hằng, 2011)
Vùng Quảng Nam – Đà Nẵng có nhiều làng nghề mộc như làng nghề đẽo guốc mộc Xuân Dương (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng), làng nghề mộc Kim Bồng (Hội An, Quảng Nam), làng nghề mộc Vân Hà (xã Tam Thành, huyện Phú Ninh, Quảng Nam), làng nghề làm trống Lâm Yên (ấp 5, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, Quảng Nam), làng nghề đóng tàu Tân Phú (thôn Tân Phú, xã Tam Phú, huyện Núi Thành, Quảng Nam)…
Nam Bộ là vùng đất mới khai phá khoảng 300 năm, nên có ít làng nghề, tuy nhiên cũng có những làng nghề, xóm nghề độc đáo như: nghề đóng xe thổ mộ ở Bình Dương, nghề đóng xe bò ở Tây Ninh, nghề chạm gỗ ở xã Tân Lân (huyện Cần Đước), Bến Lức (Long An), nghề làm trống Bình Lãng (ấp Bình An, xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ, Long An), làng đóng tủ thờ Ông Non (ấp Ông Non, xã Tân Trung, thị xã Gò Công, Tiền Giang), xóm làm guốc Thuận Thới (xã Thuận An, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long), nghề mộc và chạm khắc gỗ ở cù lao Ông Chưởng (huyện Chợ Mới, An
Trang 1616
Giang)… Có những nghề nay đã không còn nữa (làm guốc, đóng xe bò) hoặc đang tàn lụi (đóng xe thổ mộ, nghề chạm gỗ ở Cần Đước…)
Ghe bầu Nam Trung Bộ nổi tiếng với 2 dòng ghe Hội An (Quảng Nam) và Mũi
Né (Phan Thiết, Bình Thuận), kế thừa từ những thành tựu của người Chăm
Ở Nam Bộ có nhiều “lò” đóng ghe nổi tiếng, thành ra những trường phái riêng,
có thể kể như: ghe Bình Đại, ghe Cần Đước, ghe Bà Rịa, ghe Phú Quốc… Ghe thuyền
chợ Kinh (xã Long Hựu, huyện Cần Đước, Long An) đã trở thành một tiêu chuẩn để đối chiếu so sánh với ghe đóng từ nơi khác Nghề đóng ghe ở đây do con cháu của một người họ Trần, quê ở Đức Phổ (Quảng Ngãi) vào đây lập nghiệp từ đầu thế kỷ XIX truyền lại (Nhiều tác giả, 1992)
Ghe xuồng Tây Nam Bộ (ảnh Nguyễn Thanh Lợi, 2019)
Huyện Tân Uyên (Bình Dương) là nơi trung chuyển gỗ từ vùng cao Tây Ninh và Bình Phước về, nên ở đây đã hình thành nghề đóng thuyền đua truyền thống là thuyền bầu, địa phương gọi là “ghe bầu” (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 2009)
Tại Bà Rịa Vũng Tàu, các trại ghe tập trung chủ yếu ở Bình Châu, Phước Bửu, Long Hải, Phước Lễ, Phước Tỉnh, Phước Hải, Vũng Tàu…
Xưởng đóng ghe ở Bình Châu (huyện Đất Đỏ, Bà Rịa Vũng Tàu)
Trang 1717
(ảnh Nguyễn Thanh Lợi)
Ở thành phố Hồ Chí Minh có làng đóng ghe cầu Rạch Ông nằm hai bên bờ rạch Ông, gần ngã ba của con rạch này và kinh Tẻ, thuộc địa bàn phường Tân Hưng (quận 7) và phường 1 (quận 8) Làng nghề này hình thành khoảng năm 1962, do những người thợ từ Cần Đước, Cần Giuộc (Long An) mang đến Trọng tải của loại ghe Cần Đước đóng tại đây có nhiều cỡ, khoảng từ 30-200 tấn Gần đây, làng nghề chủ yếu đóng các loại tàu kéo, tàu ủi và xuồng thông với sức chở từ 500kg đến 3 tấn, và sửa chữa các loại ghe thuyền khác nhau (Tôn Nữ Quỳnh Trân, 2002)
Ở Vĩnh Long hiện còn vài trại ghe nổi tiếng, do cha truyền con nối nhiều đời, như trại ghe Năm Danh, Phước Thành, Năm Sên, Thanh Hải ở Trà Ôn; trại ghe Hòa Hiệp tại Cầu Mới; trại ghe ở ấp Thanh Tân và Thanh Khê xã Thanh Bình, huyện Vũng Liêm… (Nhiều tác giả, 2003)
Từ đầu thế kỷ XX, nghề đóng ghe xuồng ở Cần Thơ đã phát triển Lúc đầu chỉ vài hộ, rồi dần dần trở thành làng nghề, mang tính chuyên nghiệp, cha truyền con nối Nổi tiếng nhất là ở Ngã Bảy (Phụng Hiệp) Ở Vàm Xáng, Phong Điền, thị trấn Cái Răng (Châu Thành) cũng là những làng nghề đóng ghe xuồng danh tiếng Ghe đóng ở Cần Thơ nổi tiếng kiểu dáng thanh mảnh, mũi nhọn, nhảy sóng tốt Phong Điền là nơi chuyên đóng ghe hầu với kỹ thuật chạm trổ rất khéo
Ở An Giang, nghề đóng ghe xuồng phát triển ở một số làng xã như: Mỹ Hiệp,
Mỹ Luông, Chợ Thủ (Chợ Mới), Bình Mỹ, Bình Long (Châu Phú) Ghe xuồng có giá
rẻ, dễ mua sắm, kiểu dáng luôn được cải tiến
Khu vực gần chợ nổi ở thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) trước đây có nhiều cơ sở đóng ghe xuồng bằng gỗ Cách nay 7 năm, khi tôi đi nghiên cứu, vẫn còn thấy họ sửa các ghe bằng gỗ Nhưng hiện nay chỉ còn 3 cơ sở đóng ghe xuồng bằng composit là Tư Đời, Vinh Phát, 9 Thắng Các loại vỏ lãi bằng composit có ưu điểm là trọng lượng nhẹ, chạy nhanh, bền chắc so với gỗ Mặt khác, do giao thông nông thôn phát triển, đường
bê tông đã vào đến tận xóm ấp; nguồn nguyên liệu đóng ghe như sao, vên vên… khan hiếm, do nhà nước đóng cửa rừng, nên ở Ngã Năm họ không còn đóng ghe xuồng bằng gỗ nữa (Nguyễn Thanh Lợi, 2014; Trần Minh Thương, 2021)
Trang 1818
Làng nghề đóng ghe xuồng ở xã Mỹ Hiệp (huyện Chợ Mới, An Giang), mỗi năm cung cấp cho thị trường trên 6.000 chiếc ghe, xuồng, phục vụ cho việc vận chuyển, buôn bán, đi lại của người dân trong vùng Năm 2012, là 5.800 chiếc xuồng, 125 chiếc ghe, 105 chiếc tắc ráng Nhưng do tác động của biến đổi khí hậu, thay đổi thời tiết, lũ lụt bất thường, do làng nghề phụ thuộc theo vụ mùa và theo con nước, đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của làng nghề Bên cạnh đó là khó khăn về vốn, sản xuất theo vụ mùa, thiếu lao động, sản xuất nhỏ lẻ, mặt bằng hẹp, sự cạnh tranh từ những sản phẩm khác, chưa có thương hiệu, khả năng tiếp cận thị trường (Nhiều tác giả, 2015)
4.2 Các làng nghề gỗ tiêu biểu ở Việt Nam
số người hoạt động nghề ở đây không cao bằng làng nghề La Xuyên
Hình thức hoạt động nghề của người Phù Khê xưa nay rất năng động: nhận thầu, khoán gọn công trình, rồi tổ chức thành từng hiệp thợ để thực hiện Hoặc bỏ tiền ra đóng đồ, bày chơi trong nhà, khách thuận mua, được giá bán lại, rồi quay vòng vốn sản xuất Trong làng luôn rộn rã tiếng cưa, tiếng đục Mỗi gia đình là một xưởng thợ, đồng thời là cửa hàng bán sản phẩm của mình Ngày nào cũng có khách thập phương đến làng mua hàng Hàng và thợ Phù Khê có mặt khắp mọi miền đất nước và cả ở nước ngoài Nếu trước kia thợ Phù Khê nặng về đi làm thuê (nếu có sản xuất cũng nhỏ gọn, đôi ba bộ), thì ngày nay do giao thông phát triển, đặc biệt là cơ chế mở, nên họ phát huy tiềm lực về mọi mặt: tay nghề, tài chính Nhiều hình thức hoạt động: tự bỏ vốn mua gỗ đóng đồ bán, cùng đầu tư sản xuất, mở đại lý, nhận xuất khẩu
Trang 1919
Các thành phố lớn đều có các nhóm thợ, nhà buôn hoạt động: Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Huế, Sài Gòn… Từ làng nghề Phù Khê, nghề mộc đã lan truyền khắp các xã phụ cận: Nghĩa Lập, Tấn Bào, Đồng Kỵ, Đồng Quang…
Hiệu quả kinh tế đã mang lại cho Phù Khê đời sống sung túc Ngày công lao động bậc trung khoảng 7.000-8.000 đồng, tay nghề điêu luyện như nghệ nhân Nguyễn Kim lương khoảng 1 chỉ vàng
mẻ hơn” Đó là bí quyết tay nghề của họ
Nhà của thợ làng Phù Khê dựng thường có hình khối cân đối, gọn xinh, ánh sáng tràn đầy, rất chủ ý đến vấn đề trang trí điêu khắc trong kiến trúc (phụ thuộc vào túi tiền
và ý đồ gia chủ)
Vị trí được họ chọn để đưa điêu khắc vào thường rất đắt trong tổng thể kiến trúc,
ở nơi tầm mắt con người hay lướt tới, sao cho ánh sáng từ ngoại thất chiếu vào không quá gắt hay quá tối Các vị trí thực hiện điêu khắc phải ăn nhập với kiến trúc và cả tổng thể đồ án trang trí, tạo thành hệ thống có giá trị biểu đạt độc lập, vừa có giá trị biểu đạt liên hoàn Do vậy trang trí trong ngôi nhà luôn sống sộng, gợi những liên tưởng trong tâm thức con người
Thợ làng Phù Khê đã được định danh qua những công trình nổi tiếng như chùa Dâu, chùa Dạm, đình Đình Bảng… Ở đó có thể thấy được vẻ đẹp từ tài nghệ hòa phối
Trang 20- Đồ mới: thợ Phù Khê nào cũng đóng được đồ cũ và đồ mới, tỉ lệ đồ mới thường
chiếm 40% sản phẩm Chủ yếu là các tay thợ trẻ, do yêu cầu kỹ thuật đơn giản hơn đóng đồ cũ Gồm các mặt hàng: tủ buýp phê, tủ Đức, giường Đức, sa lông tay lượn, sa lông nan kiểu Sài Gòn… có hình khối cân đối, dáng đẹp, thanh nhã, hợp với nội thất kiến trúc nhà hiện đại
- Đồ mới: các mặt hàng truyền thống của làng nghề, sản xuất từ nhiều đời, phần
lớn mẫu mã nhập từ nước ngoài (giữ nguyên kiểu dáng hoặc cải biên chút ít) Hình thức thiên về hình khối với kỹ thuật khá đơn thuần bào trơn đóng bén Trang trí bằng họa tiết hoa văn cầu kỳ, tinh xảo
Dòng đồ cũ chia làm hai loại: hàng rắn và hàng màu
+ Hàng rắn: chỉ có chạm như gụ, tủ chè, được chế tác bằng chất liệu duy nhất là
gỗ
+ Hàng màu: khảm thêm trai, ốc hoặc sơn son thếp vàng trên chất liệu gỗ như
hoành phi, câu đối, tam sơn, ngũ nhạc, sập gụ, tủ chè, sa lông khảm trai… Sản xuất
công phu hơn, giá thành vật liệu cao hơn, vẻ đẹp, sang trọng cũng hơn so với hàng rắn Tuy nhiên, sự phân biệt này chỉ có tính tương đối, vì vẫn có những mặt hàng vừa
có chạm, vừa có khảm, như sập gụ, tủ chè vừa có chạm ở lèo, bệ, và khảm ở cánh
Mặt hàng đồ cũ đa dạng, phong phú: sập gụ, tủ chè, tủ chùa, tủ ba liêu, tủ bán
nguyệt, sa lông kiểu Tàu, sa lông Âu, Á “giao duyên”, tràng kỷ, án thư, hoành phi, câu đối, tam sơn, ngũ nhạc, kiệu rước, kiệu thờ; các loại con giống (long, ly, quy, phụng,
hổ, báo, chim, dơi, lợn, gà, trâu, chó…) Ngay trong một mặt hàng như sập gụ, tủ chè,
sa lông cũng có nhiều kiểu thức: sập gụ bệ vải, sập ngũ phúc, ngũ sự sập bệ cây với
mai điểu, trúc tước… sa lông mặt đá, sa lông mặt gỗ, sa lông khảm, sa lông nam, sa
lông nữ… Mỗi mặt hàng đều có quy trình chế tác khác nhau với những khâu kỹ thuật
cụ thể
Trang 2121
Thủ pháp nghệ thuật và đồ án trang trí
Thủ pháp trang trí cô đọng, ngắn gọn, logic, gợi nhiều hơn tả thực Đó là sự ổn định, tính chặt chẽ trong các đồ án trang trí Một số dạng căn bản như: hình vuông, hình tròn, hình bán nguyệt, hình thoi, hình chữ nhật Các đồ án này khi đứng độc lập hay nằm trong kết cấu tổ hợp luôn gắn kết với nhau một cách uyển chuyển theo một nhịp điệu, tỉ lệ cân đối, hài hòa, tạo sự bình lặng, trật tự mà tuôn chảy, xao động
Dạng đồ án hình tròn, hình bầu dục, hình vuông, hình tròn nội tiết hình vuông thường có mặt trên cánh tủ chè, tủ ba liêu, tủ chùa, tựa ghế sa lông, tràng kỷ… Đồ án chữ nhật tổ chức trên lèo tủ, bệ tủ, quây sập Tất cả đều dựa trên sự đăng đối làm nguyên tắc diễn hình, tạo sự đĩnh đạc cho sản phẩm
Đề tài
Hình ảnh thể hiện trên sản phẩm của làng nghề Phù Khê rất đa dạng, phong phú, gần gũi với con người với khung cảnh và thời gian khác nhau Đó là cánh rừng chiều, mặt trời đang gác núi, chim bay về rừng, sương sớm trên dòng sông vắng, ngư phủ thả lưới… Người thợ dùng bút pháp ước lệ: trữ tình, triết luận Đề tài thường thấy là tranh
“sơn thủy hữu tình” hoặc phản ánh những vấn đề đạo đức, xã hội, khai thác các tích
truyện dân gian, dã sử, chính sử: Tam cố thảo lư, Lê Thánh Tông tuyển hiền, Văn
Vương cầu hiền, Thoại Khanh – Châu Tuấn, Lưu Bình – Dương Lễ, bát tiên, Phạm Lãi
du động Đình Hồ…
Dụng cụ
Mỗi thợ đều có bộ đồ nghề riêng, dù là anh em, sống chung một mái nhà cũng
đều dùng riêng Gồm 25-30 chiếc, khá đa dạng Thợ ngang có cưa, bào, khoan, đục… Thợ chạm dùng nhiều đồ nghề với các kiểu, dạng, kích cỡ khác nhau: chàng, đục,
doãng, cò, tách, tăm, chàng chảy, móng chấu, ve phân… Đặc biệt dụng cụ khảm trai
thì dụng cụ tinh xảo, cao cấp không kém dụng cụ thợ bạc
- Cưa: có 4 loại: cưa xẻ, cưa cắt, cưa sắt, cưa mộng; mỗi loại gồm nhiều cỡ Trừ
cưa sắt ra, 3 loại kia đều có dây chằng làm bằng mây, xường cưa làm bằng gỗ tốt, lưỡi cưa có tỉ lệ hợp với khung cưa Cưa mộng bản hẹp, răng nhỏ để cưa đường cong
- Bào: nhiều loại, có hình dáng, chức năng khác nhau như bào mép, bào mõ, bào
cữ, bào phẳng, bào xoi, bào cóc… Lưỡi bào khi tháo khỏi thân cũng dùng để chạm
trổ
Trang 2222
- Chàng: lưỡi dẹt, mài vát hai đầu má, thân lệch 2/3 so với chiều dài lưỡi Có
nhiều kích cỡ với chiều dài lưỡi từ 4-8cm, dùng để bạt những miếng gỗ lớn, nạo lỗ đục, mũi vát nhọn dùng để tạo góc lỗ đục cho sắc và tỉa moi những chi tiết đục, chạm khắc
- Vụm: còn gọi là doãng, lưỡi hình cánh cung, gồm nhiều cỡ để đục các lỗ tròn,
bán nguyệt, cánh cung hay những đường uốn lượn
- Tăm: lưỡi hình chữ V, rất nhỏ, chuyên dùng để tỉa lông chim, vây cá, bờm
rồng… và những chi tiết nhỏ, sâu khác
- Cò kéo: lưỡi giống chiếc lá khế, hai cạnh đầu sắc, thân gập lại như cán cuốc Cò
nền có hình dáng chiếc bay nhỏ, dài, mũi sắc Cả hai loại này dùng để dẫy các chi tiết chạm bong
- Đục bạt: có nhiều cỡ, lưỡi rộng từ 1-3cm, dùng để đục phá, dặm đường thẳng,
bạt thách lỗ đục
Các loại đục, vụm có tên riêng tùy kích cỡ, chức năng như đục con, đục tròn,
ngoãng, mộng, dạt, gụ… (Trương Duy Bích, Trương Minh Hằng, 2014)
4.2.1.2 Làng mộc Chàng Sơn (xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố
Hà Nội)
Trước năm 1960, ở Chàng Sơn có một số gia đình làm nghề khảm và sơn son thếp vàng Nghề này đã có từ lâu, do tính chất công việc không nhiều nhưng luôn cần nên vẫn tồn tại cùng với nghề làm sập gụ, tủ chè, đồ cúng ở địa phương Sau năm
1954, nhu cầu về thờ cúng giảm, nghề bị mai một Chàng Sơn phải thuê thợ khảm nơi khác về
Dụng cụ
Bộ đồ nghề của thợ Chàng Sơn khoảng 30 chiếc Đồ làm càng nhỏ, tinh thì cần nhiều dụng cụ Nếu như chạm trổ sập gụ, tủ chè, cần khoảng hơn 20 chiếc gồm đủ loại, kiểu, kích cỡ, thì khi tạc tượng chỉ cần 7-10 chiếc Dụng cụ hành nghề như cưa, bào, đục, khoan, chàng… đều do thợ làng nghề làm lấy
- Chàng: lưỡi dẹt, dài từ 6-10cm, thân lệch 2/3 chiều dài lưỡi, nhiều kích cỡ
Dùng để bạt những miếng gỗ lớn, dặm đường thẳng, nạo lỗ đục tròn hoặc bán nguyệt Mũi nhọn dùng để tạo góc lỗ đục cho sắc và tỉa, moi những chi tiết chạm khắc
Trang 2323
- Đục: có 2 loại lưỡi dẹt và lưỡi cong, nhiều kích cỡ, kiểu dáng khác nhau Đục
bạt gồm nhiều cỡ, lưỡi rộng từ 1-3cm, mài hai má, đùng đục phá, dặm đường thẳng,
bạt thách lỗ đục dẹp Đục vũm (doãng) lưỡi hình cánh cung, nhiều cỡ (dài hay ngắn, độ
cong nhiều hay ít) dùng đục các lỗ tròn, bán nguyệt, cánh cung, các nét uốn lượn (tà áo Phật, nếp xống…)
Các loại đục có nhiều tên gọi với các kích thước, chức năng: đục ngoằng, đục
móng, đục con, đục tròn, đục trấu, đục mộng, đục gụ, đục bạt…
- Tách: giống lưỡi mác nhỏ, thân cong, lưỡi vát sắc nhọn, dùng tách dặm đục
những chi tiết chạm bong
- Tăm: lưỡi hình chữ V, nhỏ như chiếc tăm, dùng tỉa lông chim và những nét
Chế tác
Nét đặc trưng của tượng Chàng Sơn là tính “hiện thực, lạc quan, mộc mạc, đầy đặn” của những nghệ sĩ vốn xuất thân từ nông thôn theo quan niệm “ăn chắc, mặc bền” Cánh thợ Chàng Sơn rất chú trọng đến kết cấu, bố cục tượng, từ động tác đến dáng hình, luôn được đặt trong thế vững chãi, cân đối trong toàn cục Tượng Chàng Sơn tỷ lệ được phân chia rất gần với quy chuẩn của điêu khắc chân dung hiện đại, nên
ít có sự lệch lạc, vênh gượng, bất hợp lý trong toàn cục như điêu khắc gỗ dân gian thường thấy, kể cả tượng chùa Ưu điểm của tượng ở đây là tránh nhược điểm khá phổ biến trong nhiều tượng chùa vùng khác trong các chi tiết: đầu không cân với thân, tượng ngồi bị lệch, tượng đứng bị mất thăng bằng
Nghệ nhân Chàng Sơn lấy quy tắc “thuận tay hay mắt” làm chuẩn khi tạc tượng
Từ nhỏ khi học nghề cái tay đã biết cầm chàng, cầm đục, mắt quen và nhập tâm với từng mẫu tượng Phật Tuy vậy, mỗi bước, mỗi công đoạn trong quá trình thực hiện pho tượng lại rất khoa học, bài bản qua bàn tay tài hoa, khéo léo cộng với bộ óc linh hoạt, nhạy bén, dày dạn kinh nghiệm nghề
Trang 2424
Nếu như việc đóng các mặt hàng gia dụng như bàn ghế, giường tủ, người thợ
dùng nhiều loại gỗ, từ “tứ thiết” (đinh, lim, sến, táu) đến xà cừ, giổi, de… Hay các mặt hàng cao cấp như sập, gụ, tủ chè, tủ chùa, sa lông… có thể dùng các loại gỗ gụ, mít,
vàng tâm… thì tượng Phật chỉ có thể tạc bằng gỗ mít Theo quan niệm dân gian, đó là
loại gỗ “thiêng”, rất thích hợp cho việc đóng đồ thờ cúng Gỗ mít có đặc tính dẻo, mềm, thớ dặm (thớ không có chiều hướng nhất định), nên tránh được những sơ suất trong khi đục Loại gỗ này còn có độ bền cao, ít nứt, dễ gọt Nguồn gỗ được mua từ Thanh Hóa, Nghệ An, Việt Trì, Thái Nguyên Chủ yếu là gỗ mít rừng vì mít nhà hiếm (trồng lấy trái có lười hơn bán gỗ), gốc lại nhỏ Nhưng theo kinh nghiệm nhà nghề thì
Đầu, mặt tượng luôn được gia công trước tiên Đục phác thảo khối mũ (nếu có), đến trán, mũi, môi, tai… bằng cách phân đôi khối đầu lấy đường vạch thẳng bổ giữa sống mũi Đục một bên mặt trước, lấy sống mũi làm trục đối xứng, đục tiếp nửa phần còn lại, đối chiếu với các chi tiết bên kia cho cân
Khuôn mặt cũng được chia thành từng mảng diện: khoảng cách giữa hai con mắt, khoảng cách từ chân tóc tới chân mày, chiều dài sống mũi, bề rộng cánh mũi, khoảng cách giữa môi trên và môi dưới, từ môi dưới tới cằm, đường viền và độ dày của môi… Tai Phật thường to và dày, nên phải đặt cân đối, hợp lý khoảng cách từ chân tóc đến cằm (có khi tai dài chạm vai)
Sau khi đục phá (đục phác lấy dáng chung) một lượt suốt từ diện tới bệ, đến khâu
đục chi tiết Người thợ cũng thể hiện dần từ đầu, tóc, mặt, cổ, vai lưng, ngực, chân tay, quần áo với những nếp sống chạy suốt từ vai đến bệ (khâu quan trọng nhất trong quá trình hoàn thành pho tượng) Trong khi đục vẫn phân chia các mảng, khối, các khoảng cách, bảo đảm tỉ lệ quân bình, cân xứng
Khâu gọt, nạo, đánh giấy nhám cho phẳng Trong khi gọt, dùng dục dẹt mỏng
tách các cho tiết để các mảng, khối (chân tay, các ngón) khỏi “dính” vào nhau Thể
Trang 25là dùng sơn ta trộn mùn cưa trét vào chỗ đó rồi cạo phẳng, gọi là kẹt
Kỹ thuật sơn son thếp vàng tượng cũng công phu như nghệ thuật làm vóc sơn
mài Đầu tiên là hom bằng sơn trộn đất phù sa (tỉ lệ sơn không non hoặc già quá), rồi
bó bằng sơn sống, sơn thí Sau mỗi công đoạn đều phải mài bằng đá và nước (sơn lên,
mài đi, rồi sơn lên) cho đến khi bề mặt tượng phẳng, nhẵn và mọng lên thì dùng một lớp sơn (sơn cầm thếp) phủ lên Để khô vừa phải (sờ tay thấy còn hơi dính) thì dát bạc hoặc vàng lên (bạc quỳ, vàng quỳ) theo yêu cầu của khách
Quỳ là một loại bột từ vàng, bạc thật miết trên một tờ giấy mỏng (giấy quỳ)
Những lá vàng, lá bạc (loại cao tuổi) dát mỏng, cắt thành những mảng vuông xếp vào giữa những tờ giấy, dùng búa nện đều cho đến khi vàng tan thành bột Vàng quỳ, bạc quỳ được mua từ làng Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm, Hà Nội), một làng nghề nổi tiếng lâu đời làm quỳ
4.2.1.3 Làng chạm khắc gỗ Thiết Ứng (xã Vân Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội)
Làng Thiết Ứng có tên Nôm là làng Ống, nay thuộc xã Vân Hà, một trong 23 xã của huyện Đông Anh (Hà Nội) Trước kia thuộc huyện Từ Sơn (Bắc Ninh), từ năm
1961, nhập vào huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội Theo truyền thuyết, thời Hai Bà Trưng, Thiết Ứng có tên là Tô Áng, về sau đổi là phường Xa Lập Tên Thiết Ứng cũng
đã xuất hiện cách đây nhiều thế kỷ
Xưa làng chạm khắc gỗ ở nhiều nơi, trong đó có Thiết Ứng, tập trung bán ở các phố Hàng Trống, Hàng Khay, Hàng Đàn Thiết Ứng hiện có 168 hộ làm nghề mộc, 3 công ty trách nhiệm hữu hạn, 2 hợp tác xã, trong đó có Hợp tác xã Từ Vân thành lập từ rất lâu
Tổ nghề
Thiết Ứng thờ tổ nghề làng là 2 vị thành hoàng tên húy là Triệu Thục và Triệu Phá, vốn người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, Hồng Châu, đạo Hải Dương, sống
Trang 2626
vào đời Hùng Tuấn Vương thứ 18 Triệu Phục được phong làm Đô úy, Triệu Phá được phong là Lang Trung Hai ông thấy địa thế nơi đây thuận tiện, chiêu dân lập ấp, dựng cung sơ tại đây Đất nước bị giặc xâm lăng, hai ông đem quân đi đánh dẹp, về sau mất, được dân phường Sa Lập (Thiết Ứng) dựng đền thờ phụng Hàng năm, đến ngày 13 tháng Giêng (ngày sinh hai vị), ngày 25/12 âm lịch (ngày hóa của đức thánh anh), ngày 10/10 âm lịch (ngày hóa của đức thánh em), dân làng tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn của hai vị Thành Hoàng làng Ngày 12 tháng Giêng, thợ gỗ làng Thiết Ứng tổ chức các sinh hoạt văn hóa mang đặc trưng nghề nghiệp có ý nghĩa Xưa là tổ chức lễ trình nghề, nay được thay bằng hội thi “trí xảo”, để người thợ có cơ hội biểu diễn và thi thố tài nghệ của mình
Dụng cụ
- Cưa: có 3 loại cưa, cưa xẻ, cưa cắt, cưa mộng, mỗi loại gồm nhiều kích cỡ to
nhỏ khác nhau Dây chằng các loại cư đều làm bằng mây Đường cưa xẻ làm bằng nứa già, đường cưa cắt, cưa mộng và cưa làm bằng gỗ tốt: lim, sến, táu… Đường cưa cắt trung bình cách lưỡi cưa 30-50cm, đường kính cây gỗ rộng 80-100cm, khoảng cách phải rộng mới cắt được Cưa mộng bản cưa phải hẹp, răng nhỏ, để cưa các đường lượn của mộng
- Bào: có bào phá và bào lau Thân bào làm bằng gỗ tốt, rắn Lưỡi bào dùng thép
già, cứng được mài sắc Bào dùng để tạo độ phẳng trên gỗ trước khi chạm khắc
- Chàng: có nhiều loại với những kích cỡ khác nhau Chàng cỡ lớn gọi là chàng
cựa, chàng cỡ nhỏ gọi là chàng vấu, làm bằng thép tốt có độ cứng cao, sắc bén Đây là
dụng cụ dùng để bạt mái lỗ đục sâu, bạt những mảng gỗ lớn, dặm đường thẳng, nạo lỗ đục tròn hay bán nguyệt Mũi nhọn của chàng để tạo góc lỗ đục cho sắc, tỉa, moi, khoét những chi tiết chạm khắc Lưỡi chàng trung bình dài từ 4-10cm, hai bên mài sắc, thân lệch về một phía cách mũi 2/3 chiều dài lưỡi
- Đục: đục bạt dùng để đục phá, dặm đường thẳng hay bạt thách những lỗ đục hẹp Có nhiều cỡ, lưỡi bạt rộng trung bình từ 1-3cm, hai mé được mài vát thật sắc Đục
vụm (đụt loãng) lưỡi hình cánh cung, có nhiều loại to nhỏ khác nhau, dùng để khoét
các lỗ tròn, bán nguyệt hoặc đường cánh cung, các đường uốn lượn mềm mại Trong khi đục bạt, tùy theo công việc mà thay cán cho phù hợp, để đục những lỗ sâu hoặc rộng
Trang 2727
- Cò: cò nền có hình giống chiếc bay nhỏ, mũi nhọn, sắc, dùng để dẫy nền các phần chạm bong Cò kéo lưỡi giống hình lá khế, hai bên sắc, thân gập như cán cuốc,
dùng để kéo dẫy các cho tiết chạm bong
- Tách: giống lưỡi mác nhỏ, thân cong, lưỡi vát, sắc nhọn, dùng để tách dăm đục
ở những họa tiết chạm bong
- Ve: nhiều kích cỡ, công dụng khác nhau như ve phân, ve móng chấu, dùng
chạm khắc gỗ
Dụng cụ chạm khắc gỗ không to và rắn chắc như dụng cụ chạm khắc gỗ ở đình chùa, nhưng rất đa dạng, nhiều loại, nhỏ gọn, sắc bén Mỗi người thợ có đến vài chục
đồ nghề khác nhau Khi chạm khắc, họ để trên miếng vải trước mặt để lấy cho tiện Với tay nghề khéo léo, những người thợ làng Ống, lúc mạnh tay lúc nhẹ tay, khi chạm nông khi chạm thủng, lúc chạm lộng lúc chạm bong, những khe rãnh hiện lên đan xen ngang dọc, tạo thành những hình khối nổi bật, sống động, gần gũi với đời thường
Chế tác
Khâu đầu tiên là chọn gỗ Tùy mặt hàng chọn gỗ cho phù hợp, tiêu chuẩn cao nhất phải chọn gỗ bảo đảm độ bền, chắc, không bị cong vênh, rạn nứt, thớ gỗ dẻo, mịn
dễ chạm, đánh bóng đẹp, đồng đều để chạm, khảm, sơn thếp…
Những sản phẩm to, chịu lực lớn như án thư, kiệu bát cống… chọn gỗ dổi vì nó
rắn chắc nhưng nhẹ hơn lim, ít cong vênh, không bị mọt Những mặt hàng nhỏ hơn
như đồ thờ, ván bưng… dùng gỗ vàng tâm Loại gỗ này chịu lực kém hơn dổi nhưng
nhẹ và không bị mối mọt Những sản phẩm đòi hỏi độ chịu lực cao, đường nét uốn
lượn cầu kỳ, tinh xảo như giá chiêng, kèo, chân sập, bệ tủ… chọn gỗ mun, gụ Các loại
gỗ này đôi khi chỉ cần quang dầu hoặc đánh bóng, không cần sơn
Sau khi chọn được loại gỗ thích hợp, người thợ phải xẻ, cắt, đẽo, bào… theo hình dáng, kích thước dự định làm Thợ có tay nghề vừa phải thì vẽ mẫu giấy trên giấy bản,
in vào gỗ, rồi chạm khắc Các phó cả, thợ lành nghề chỉ cần phác qua trong óc các đường nét chính cho đăng đối, đúng kích thước và thế là các họa tiết, hoa lá sống động hiện dần lên dưới tay những người thợ tài hoa
Ngoài sức khỏe, người thợ rất cần sự cần mẫn, kiên trì Đôi tay khéo léo nhưng không thể thiếu đầu óc tinh tế, năng lực tái hiện và óc sáng tạo ra những mẫu mã mới
Trang 2828
phù hợp với nhu cầu xã hội Không phải lúc nào cũng chọn được gỗ đúng kích thước
để chạm khắc, nên phải ghép nhiều chi tiết với nhau bằng các loại mộng Những họa tiết chênh, bong thường được chạm rời khi ghép để đảm bảo độ mịn, bền chắc, phải mồi sơn ta hoặc chốt đinh tre, đinh đồng vào các lỗ mộng
Tủ chè làm bằng gỗ, bền chắc, ít bị mối mọt, cong vênh; thớ gỗ mịn, dẻo, nên chạm các cho tiết mảnh mai, tinh xảo, không bị đứt gãy, sứt mẻ, chịu lực cao Gỗ gụ
có màu nâu sẫm, dùng càng lâu và lau chùi sạch sẽ càng có màu đen bóng láng, có thể soi gương được Hiện nay gỗ gụ hơi hiếm có thể thay bằng lim hay lát Bệ và lèo tủ làm bằng gỗ nhãn, mít… Lèo là dãy hoa trang trí chạy suốt mép trên mặt tủ xuống hai bên cạnh tủ Tủ chè có 3 buồng, buồng giữa rộng gấp hai bên buồng bên Cánh buồng bên có thể là cánh phẳng hay cánh cong, cánh cong phải xẻ gỗ thật mỏng mới lùa vào khung được Cánh tủ, lèo, bệ tủ đều được trang trí bằng những họa tiết cầu kỳ, tinh xảo
Lèo giữa chạm hình chim trĩ, hoa hồng, phù dung, hai bên là những chùm quả…
Bệ tủ chạm mặt trước và hai bên với hình trúc hóa rồng, sư tử hí cầu, ngũ phúc kiểu chữ triện Cánh tủ là bộ phận được chạm trổ khá cầu kỳ với các đề tài Trung Quốc hay
các điển tích Việt Nam: Văn Vương cầu hiền, Tam cố thảo lư, Trúc lâm thất hiền,
Giang Tả cầu hôn, Ngũ lão bát tiên, Ngư tiều canh mục, Thúy Kiều – Kim Trọng…
Mỗi trang trí đều kèm theo chữ Hán Nôm minh họa ý nghĩa các sự tích đó
Thực hiện một chiếc tủ chè, người thợ phải trải qua các bước: xẻ gỗ, đóng nhận,
đục phá, tuông hậu, đục kỹ, cánh bệ, đóng cánh, nong tủ, đánh dầu Nong tủ là lắp
hoàn chỉnh các bộ phận, gồm cả đóng khung tủ và nong ván Kích thước từ khung đến
bệ, lèo, cánh phải chính xác và ăn khớp với nhau Nong tủ phải có tay nghề lão luyện
để các họa tiết kết dính, bền chặt với nhau thành một khối khó phát hiện ra những đường cắt ghép, các bộ phận phải đăng đối, hài hòa, tạo thành một chỉnh thể hoàn mỹ Bước cuối cùng là đánh bóng Một chiếc tủ chè chạm khắc trung bình mất 40 công Một khâu khá quan trọng trong nghề chạm khắc gỗ là kỹ thuật sơn gắn các bộ
phận với nhau Dùng sơn sống gắn các mảng rồi bó lại, gọi là bả Sơn sống trộn với đất sét mịn, trát vào những chỗ lồi, lõm, quét sơn lên miết cho thật phẳng gọi là hom
Bả và hom xong mới sơn Có nhiều kỹ thuật sơn như sơn lót, sơn thếp, sơn phủ, sơn
cầm… tùy theo sản phẩm
Trang 2929
Nghệ nhân làng Thiết Ứng rất thành thạo các quy chuẩn, thông số, tỷ lệ cấu thành các pho tượng Tượng đứng theo quy tắc “lập thất”, tức chiều cao tượng bằng 7 lần chiều dài của mặt Tượng ngồi thì theo “tọa tứ”, chiều cao bằng chiều dài của 4 mặt (4 diện) Chiều ngang của tượng đo từ bả vai bên phải sang bả vai bên trái, dài 2 diện là cân đối Cách tính các khoảng trên mặt tượng cũng được quy định một cách cụ thể: trên trán từ chân tóc đến lông mày là 1/3 diện, từ chân lông mày đến chân mũi cũng bằng 1/3 diện Có đến 120 quy cách phân chia các bộ phận trên tượng theo đơn vị chế tác khi làm một pho tượng
Các quy chuẩn này được rút ra từ kinh nghiệm chế tác của nhiều thế hệ thợ, nhiều vùng nghề, làng nghề, nhưng lại rất chính xác về tỷ lệ giải phẫu người Một số quy chuẩn chung như: “nhất diện tam trung (mặt chia 3 khoảng cách bằng nhau: chân tóc đến gốc lông mày, gốc lông mày đến mũi, mũi đến cằm), “nhất diện phân lưỡng kiện” (hai vai dài gấp đôi chiều dài mặt)… Tuy vậy, trong những trường hợp cụ thể vẫn có những sáng tạo linh hoạt Như khi tác tượng ông Thiện, ông Ác, tượng được đẩy chiều cao lên 7,5 hay 8 đầu để tạo cảm giác uy nghiêm, mạnh mẽ Ngược lại, tượng quan hầu, ông phỗng lại được “kéo lùn” hay đập méo để khai thác chất mộc mạc, hài hước
Thợ nghề
Thợ làng Ống chia thành hai loại:
- Trang trí, điêu khắc ở đình, chùa, đền, miếu, lầu, điện, tượng, bài vị, hương án,
đồ tế khí…
- Đồ dân dụng: sập, tủ chùa, bàn ghế, bình phong…
Làng Thiết Ứng xưa có 70 thợ giỏi được triều đình Huế và Thống sư Bắc Ninh phong hàm “Bá hộ cửu phẩm” Cụ Hàm Ân giỏi tay nghề được trưng dụng vào làm ở kinh đô Huế Hoàn thành công việc cụ được phong tri huyện nhưng không nhận, ra Hà Nội mua nhà ở phố Hàng Bông thợ nhuộm để hành nghề Những người thợ tài hoa khác như cụ Đào Công Căng (Bá Căng, ông ngoại nghệ nhân Đồng Văn Hiền) mở cửa hiệu ở phố Hàng Trống với nhiều chi nhánh ở khắp nơi, có nhiều thợ bạn Nguyên liệu mỗi lần mua đến vài toa tàu Hàng của ông rất được tín nhiệm, dùng toàn gỗ lõi không
bị vênh ngót, bảo hành 5 năm, xuất sang tận Pháp Cụ Bá Duệ (Đào Quang Duệ) là chủ cửa hàng mộc lớn ở phố Yết Kiêu, cụ Bá Cẩn ở phố Lò Đúc, cụ Cửu Thuận ở phố
Trang 3030
Hàng Bông, cụ Chánh Khuyến ở phố Hàng Bồ… Một số được phong “hàn lâm” như
cụ Hàn Tư, cụ Hàn Phúc mở cửa hiệu lớn ở Bắc Ninh Cụ Bá Mở đã sáng tạo ra con rồng cuốn nước gắn vào vòi, mở máy rồng phun nước vào chậu (Trần Quốc Vượng,
Đỗ Thị Hảo, 2009)
4.2.1.4 Làng sập gụ tủ chè La Xuyên (xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam)
Làng La Xuyên nằm trong vùng văn hóa Sơn Nam cổ, thuộc xã Yên Ninh, huyện
Ý Yên, tỉnh Hà Nam, từ lâu nổi tiếng về kỹ nghệ chạm khảm đồ gỗ, đặc biệt là hàng sập gụ, tủ chè (Trương Minh Hằng, 2006)
Theo thần tích của làng, ông tổ nghề mộc La Xuyên là Ninh Hữu Hưng, quê huyện Gia Viễn (Ninh Bình) Thời vua Đinh Tiên Hoàng xây dựng kinh đô Hoa Lư, ông đã góp nhiều công sức trong nghề mộc Với khả năng của mình, ông được phong chức Công tượng lục phủ Giám sát tướng quân, được cấp đất ở vùng La Xuyên để đinh
cư Về sau, ông chiêu tập con cháu và dân chúng đến lập làng, mở nghề, truyền nghề cho mọi người Nghề mộc ở La Xuyên hình thành từ đây
Sau ngày ông mất (mùng 6 tháng 4 năm Kỷ Mùi, 1020), dân làng lập đền thờ, tôn ông là tổ nghề mộc Họ Ninh và nghề mộc ngày càng phát triển ở đây (Vũ Từ Trang, 2019)
Ban đầu họ là những người thợ làm nhà, đóng thuyền, khi Phật giáo phát triển mạnh vào thời Lý, Trần (thế kỷ XI-XV), thì họ dựng chùa, tạc tượng, chạm phù điêu… Đến giữa thế kỷ XIX, khi Pháp sang, thợ La Xuyên bắt đầu chế tác các mặt hàng sập
gụ, tủ chè, tủ ba liêu, sa lông, tràng kỷ… Họ gọi đó là những “đồ cũ”, để phân biệt với những sản phẩm “đồ mới” là các loại bàn, ghế, giường tủ phổ biến hiện nay
Đối với các sản phẩm như sập gụ, tủ chè, tủ chùa…, từ quy trình chế tác đến kỹ thuật, kỹ xảo, nghệ thuật tạo khối lớn, ghép mảng và sử dụng đề tài, đồ án trang trí của hầu hết các làng nghề đồng nghiệp như Chàng Sơn, Phù Khê, Đồng Kỵ, Thiết Ứng…
về cơ bản khá giống nhau, nhưng người sành chơi vẫn có thể phân biệt sản phẩm của
La Xuyên với các làng nghề khác qua tiểu xảo, thủ pháp tạo hình
Khi thể hiện đề tài “Nho – sóc” trên bộ lèo của tủ chè với hình ảnh dây nho, dàn nho, đàn sóc, họ luôn chú ý đến khả năng tạo khối, đan xen nhiều thủ pháp nghệ thuật
Trang 3131
trên một mảng lèo: chạm lộng, chạm bong, chạm thủng… được gọi là “lèo kép”, “lèo đơn” với sự tinh xảo, độ khó của nó
Hệ thống các chi tiết trên sạp gụ, tủ chè La Xuyên luôn sai đầy và linh hoạt với
sự chồng tầng, xếp lớp, ken chen trong sự đa hình, đa sắc của ánh sáng, tạo cảm giác sống động Cánh thợ ở đây giởi chạm cỏ cây, hoa lá trang trí Ở những bộ phận như bệ sập, bệ tủ, lèo, các đề tài chim muông, hoa lá sử dụng khá dày đặc Trình độ tay nghề ở các làng chạm gỗ được thể hiện qua “nhất mộc, nhị nhân, tam vân, tứ thú”, trong đó cấp độ đầu tiên và khó nhất là chạm cây lại thuộc về sở trường của thợ La Xuyên Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu, làng nghề này đã sản xuất rất nhiều chủng loại: đồ gia dụng (đồ cũ, đồ mới), đồ thờ, tượng Phật, tượng
mỹ nghệ… trong đó sập gụ, tủ chè đã trở thành thương hiệu hàng đầu, với sự bề thế,
cổ kính của nó (Trương Minh Hằng, 2006)
4.2.1.5 Làng chạm khắc Mỹ Xuyên (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế)
Lịch sử làng nghề
Làng Mỹ Xuyên cách trung tâm thành phố Huế khoảng 40 km, diện tích khoảng
580 ha, gồm các xóm phường như phường Trung, phường Mè, phường Cư, thôn Nam, phe Thượng, phe Đông, Đông Lái, Tây Lái, Đông Hầm, Mỹ Cang, nay thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Mỹ Xuyên có khoảng 500 gia đình, dân số 2.700 người Đây là làng nông nghiệp được hình thành khá sớm, vào giữa thế
kỷ XV, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử với những tên gọi khác nhau Thế kỷ XVI, làng
có tên là Dũng Cảm, đến thế kỷ XVII, đổi là Đạm Xuyên Tên Mỹ Xuyên do sự phân
rã rồi kết hợp giữa hai làng Dõng Xuyên Xuyên và Mỹ Cang
Từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX, đây là một làng nông nghiệp thuần túy, đất đai trù phú nhờ phù sa của dòng Ô Lâu cùng với hệ thống những con trằm (hồ chứa nước thiên nhiên) không bao giờ cạn, tạo nên những cánh đồng tươi tốt, dân tình ổn định
Nghề chạm khắc có mặt ở Mỹ Xuyên vào khoảng giữa thế kỷ XIX Theo gia phả
họ Nguyễn Văn và lời kể của các già làng, thì nghề điêu khắc Mỹ Xuyên do ông Nguyễn Văn Cao, gốc Thanh Hóa theo lệnh trưng tập của nhà Nguyễn vào phục vụ ở kinh thành Huế Ông là người nổi tiếng về nghề chạm khắc, nghề mộc, nghề bịt trống
Trang 3232
và giỏi cả nghề khảm cẩn Khi vào đây, ông mang theo người con trai là Nguyễn Văn Thọ, sau này là truyền nhân xuất sắc của ông Cao Hai cha con đều là những nghệ nhân nổi tiếng dưới triều Nguyễn Ông Thọ kết duyên với bà Lê Thị Núc, con cháu dòng họ Lê Độ làng Mỹ Xuyên Hết hạn ở Mộc tượng trong kinh thành, ông Thọ về sống ở quê vợ làng Mỹ Xuyên, truyền nghề lại cho người trong làng dưới thời Tự Đức (1847-1883), đến nay đã 6 đời
Từ đó, đội ngũ thợ điêu khắc ngày càng phát triển với trên 300 người Họ hành nghề theo quy mô nhỏ, theo nhóm, gia đình, cá nhân Một phần trong số họ tranh thủ kết hợp làm nghề chạm khắc lúc nông nhàn, do ít việc Chỉ có ít thợ cả, nổi tiếng mới được nhận những công trình kiến trúc Người lãnh khoán có thể mời thêm thợ bạn hay học trò
- Đục vũm: gồm vũm đục và vũm động Mặt tiếp xúc của lưỡi đục vũm trên mặt
gỗ có hình vòng cung, nên toàn bộ phần thép của đục có hình máng xối Phần được mài của vụm đục nằm phía trong của máng đục, vũm động có phần mài nằm ở phía lòng ngoài Đục vũm dùng để chạm những hình lồi hoặc hình vồng cong theo dạng luống khoai, máng xối Loại dụng cụ này có hàng chục kích cỡ khác nhau với những
hình dáng khác nhau: vũm móng tay, vũm mút đũa, vũm vỏ trấu, vũm tăm… Chia theo
kích thước thì có vùm 1, 2, 3, 4, 5 cm Khi cần tạo những nét lõm để tạo dáng hay những khoảng uốn lượn, hoặc khi khắc rãnh nhấn ở những cho tiết nhỏ, tinh vi thì dùng những loại đục nhỏ vũm nhỏ như đầu tăm, khoảng 0,5 mm
- Đục tách: có mặt thép tiếp xúc với gỗ hình chữ V, dùng để tạo những đường chỉ
lõm, những nét, những phần nổi hình gãy góc trong bố cục chạm Đục tách cũng có nhiều loại kích cỡ khác nhau
Trang 3333
- Ve: là dụng cụ cải biên từ đục bạt, hẹp lại phần tiếp xúc với gỗ, dùng tu chỉnh
cho uyển chuyển những chi tiết phù trầm đã định hình trên các mảng chạm
- Chàng: được cải tiến từ bản thép từ phần tra cán đến mũi công cụ có hình chữ
V góc rộng Phần mũi của nó được tạo dáng hẹp dần, cho đến khi chỉ còn một lưỡi xéo được mài cả hai bên, phần tiếp xúc chỉ còn là một mũi nhọn Dùng để đi những thức cong, hẹp góc, thuận lợi và tinh vi hơn, tạo sự uyển chuyển mềm mại, tự nhiên với những chi tiết sinh động
- Lưỡi cạo: là bản thép mỏng, đầu bản được trổ vồng theo hình vòng cung, mài
sắc cả hai phía, dùng làm trơn láng các phần đã chạm, chỉnh sửa những chỗ xô xảm, xóa những vết của các loại đục còn để lại dấu trên gỗ
- Mũi đột: khúc thép tròn được mài nhỏ dần cho đến phần tiếp xúc với gỗ chỉ còn
lại là một mũi nhọn đầu tròn Có nhiều loại kích cỡ cho từng yêu cầu Dùng điểm tô những chi tiết hình chấm tròn trên nhụy hoa, lông công, thủy ba (hình sóng nước), vãy thú…
Các dụng cụ khác còn có: étau gỗ, équerre, compas, cưa lọng… đều rất cần cho
người thợ
Nguyên liệu
Thợ chạm khắc Mỹ Xuyên thường làm nhà cho khách hàng ở Huế bằng gỗ kiền kiền, mít; đóng bàn ghế, sập, tủ dùng gỗ mun, táu, trắc… Gỗ được khai thác về để cả năm cho gỗ ổn định, sau đó mới làm các sản phẩm để tránh sứt mẻ, cong mặt ván và mộng được khít Tùy hình dáng, tính chất và kiểu mẫu, người thợ chế tác theo mẫu có sẵn hay yêu cầu của chủ Người chủ chỉ đề xuất đề tài, thợ sẽ thực hiện trên bản vẽ với những motip quen thuộc được vẽ lại theo tỷ lệ phù hợp với kích thước sản phẩm Trước đây dùng giấy bản theo quy tắc “trước sau, chìm nổi, lưng bụng”2 Có khi không cần vẽ trước trên giấy, mà vẽ ngay bằng mực (sau này là bút chì) trực tiếp lên
gỗ Mẫu giấy vẽ được dán hẳn lên khoảng gỗ cần chạm Người thiết kế không nhất thiết phải trực tiếp chạm mà có thể do thợ bạn hay học trò của họ thực hiện
Chế tác
2 Lưng, bụng: chi tiết chạm uốn lượn trong không gian, như cành cây, ngọn lá, khóm hoa thì phô nét ra
bên ngoài, nhưng cũng có nét ẩn không nhìn thấy Khi một ngọn lá lan vặn mình trước giò, có khoảng thấy sống lá (lưng), có nơi chỉ thấy mặt lá (bụng) (Nguyễn Hữu Thông, 1994)
Trang 3434
- Lấy đất (đục đất): công việc dùng các loại đục bạt, tách và bỏ phần gỗ không
cần thiết, làm lún nền để nổi lên những hoa văn cần thể hiện Đây là khâu mở đầu và cũng là bài học đầu tiên của người học nghề sau một thời gian thử thách, quan sát và được phép cầm đục, đòi hỏi tay nghề cao Công việc này lấy đi phần gỗ không cần thiết và phải để lại những phần cần thiết một cách nguyên vẹn và sắc sảo Mặt nền ở phần lấy đất phải được giữ trơn láng như trước
- Ha: là khâu kỹ thuật sắp xếp những phần gỗ nổi lên sau khi lấy đất Công việc
này được thực hiện bằng các loại đục, cộng với bàn tay khéo léo, phần gỗ ấy sẽ được tạo thành từng mảng, từng phần, từng loại… bước đầu hình thành bố cục có không gian và tính xa gần Đây là khâu quan trọng định hình những chi tiết mà bản vẽ quy định, tính cân đối, hài hòa, hợp lý của bố cục gần như được quyết định
-Gọt: là những kỹ xảo tạo nên sự sắc sảo, thần thái cho phần được chạm Nét uốn
lượn của một cành lá, cánh hoa, sự vững chải của gốc cổ thụ, sự uyển chuyển của cánh chim, cánh bướm, nét mềm mại của mặt hồ nước, sự dữ dội của sóng biển, mỗi chủ đề, mỗi chi tiết của mảnh chạm đều đòi hỏi người thợ phải thể hiện thật khéo léo, tỉ mỉ, tinh tế Cùng trên một chủ đề, thậm chí cùng trên một bản vẽ, sản phẩm sau khi gọt xong cho thấy kinh nghiệm, tài năng, tài hoa của mỗi người thợ
-Tách: là phần điểm tô bằng những nét rất mảnh, chi li, thể hiện sự dụng công để
mảnh gọt hướng đến việc tả chân, sống động, gần gũi với cảnh thực Với những chiếc đục tách nhiều cỡ, có chiếc nhỏ như cây tăm tre, tách đến đâu lá ở đó có gân, hoa có nhụy, chim thú có móng vuốt, có lông tơ, đá có rêu, trời có mây, núi có nếp… Công đoạn này thể hiện thần thái, sức sống của mảng chạm
-Bóng: sau khi hoàn thành sản phẩm qua các khâu đục, gọt, tách cũng như điều
chỉnh, sửa sang kỹ, người thợ dùng trấu (vỏ lúa) ướt, chà xát lên sản phẩm nhiều lần
và khắp nơi Những đường kẻ của chạm lọng không thể dùng tay chùi được, phải dùng ruột của sợi mây xổ xuyên phần lọng để làm bóng Sản phẩm càng được chà xát trấu nhiều, càng trở nên láng, hoàn hảo Người thợ nhúng giẻ vào sáp ong nóng chảy chùi lần cuối, để tăng độ bóng của sản phẩm
Thợ chạm làng Mỹ Xuyên ngoài sở trường thể hiện trên chất liệu gỗ, họ còn chạm khắc trên cả xương, sừng, ngà voi Xương trâu bò mua ở chợ, lò mổ (chủ yếu xương ống đùi chân), mang về đầm, luộc kỹ bằng nước sôi, lấy tủy, chùi trắng, phơi
Trang 3535
khô Cũng dựa trên các nguyên tắc căn bản của chạm gỗ, với công cụ như các loại đục thanh mảnh hơn, tùy vào hình dáng của xương, tròn mỏng và rỗng, thể hiện những đề tài thích hợp như tam đa (Phước Lộc Thọ), Trúc lâm thất hiền, tiên cô… Riêng kỹ thuật chạm sừng, trước khi đục, sừng được hơ nóng cho dẻo Các loại sừng như hươu, nai… được cắt thành từng đoạn, tùy theo yêu cầu của khách hoặc tự mình khắc thành những dạng tượng nhỏ, các loại bình, hủ, khuôn dấu, đồ đựng tỉ mỉ Có khi hình dáng của sừng được giữ nguyên để tạo nên những chiếc long thuyền, lâu thuyền với những chi tiết công phu, giá trị
Phần lớn những nhà gỗ ở Huế còn lại nửa sau thế kỷ XIX đến nay thường có sự tham gia của thợ Mỹ Xuyên trong phần chạm khắc Sản phẩm tượng tròn do nhu cầu
xã hội mà làng nghề đáp ứng, chủ yếu là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du
lịch và xuất khẩu Các sản phẩm được chú ý nhiều là các đề tài: Ngư tiều canh mục,
Quan Công, Lý Thiết Quày, tiên cô, sư tử, hổ, phượng hoàng, công…
Tổ chức nghề
Hoạt động nghề nghiệp ở Mỹ Xuyên ít có sự gắn bó mang tính chất phường hội,
dù họ cư trú khá tập trung, vì nguồn hàng sản xuất tại chỗ không phải là nguồn thu chính của họ Việc chạm khắc một ngôi nhà mới (có khi nhận luôn phần mộc, khảm), chủ nhà thường nhờ một ông thợ giỏi, có tiếng, chịu trách nhiệm về khối lượng và chất lượng Sau đó người thợ cả mới hình thành kíp thợ gồm thợ bạn và học trò của mình
Họ làm việc và có khi ở hẳn nhà chủ cho đến khi hoàn thành công trình Học trò hoàn thiện tay nghề tay thông qua sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Quan hệ thợ bạn và chủ công trình chỉ mang tính thời đoạn, có thể gặp nhau ở những công trình sau hoặc gia nhập vào một nhóm thợ khác Một hình thức khác là người thợ cả có thể nhận hàng về làm ở nhà với sự thỏa thuận về yêu cầu của chủ hàng, thợ nhận hàng khoán có thể tự tổ chức kíp thợ riêng của mình
Có trường hợp (thợ tay nghề chưa nổi tiếng) tự thiết kế và chạm khắc các mẫu sản phẩm như bàn ghế, giường tủ, sập, khám thờ để bán Cách này thu hút được công nhàn rỗi và đáp ứng nhanh nhu cầu của khách Tuy nhiên, nó đòi hỏi phải có vốn và mặt hàng làm ra luôn bán chạy
Lễ cúng tổ sư làng nghề Mỹ Xuyên vào ngày mùng 4 tháng Giêng âm lịch Nghỉ
lễ không tập trung một ở nơi, làng không có miếu thờ bổn nghệ Thợ học nghề tùy theo
Trang 3636
khả năng, góp gạo nếp, tiền bạc đến nhà thầy cúng tổ Không có học trò nữ, vì công việc của người thợ chạm liên quan đến nơi thờ tự tôn nghiêm, mà phong tục không cho phép Gia đình muốn gửi con đến học nghề phải có lễ vật trình thầy, đảm bảo tư cách con em trước mặt thầy Trong quá trình đào tạo, học trò được thử thách về tính thật thà, chăm chỉ Tùy theo tư chất, năng khiếu thầy sẽ truyền nghề cho trò theo cách riêng Trò được ra làm riêng sau khi học xong và được thầy cho phép Thời gian học nghề từ 4-5 năm Khi đã chắc tay nghề, học trò không phải đóng lương thực, tiền bạc cho thầy, mà còn được trả thêm tiền thù lao Trong thời gian học nghề, vào các dịp tết Nguyên Đán, Đoan Ngọ, giỗ tổ… thợ học đều có lễ vật biếu thầy Sau khi ra nghề, dù được phép của thầy, người thợ biết ơn nghĩa sẽ ở lại nhà thầy từ 1-3 năm làm không công để tạ ơn truyền nghề (Nguyễn Hữu Thông, 1994)
4.2.1.6 Nghề chạm gỗ ở Cần Đước, Bến Lức (tỉnh Long An)
Chạm gỗ ở Long An là nghề cha truyền con nối của hai cánh họ Đinh ở huyện Cần Đước và họ Huỳnh ở huyện Bến Lức, ra đời khoảng giữa thế kỷ XX Những sản phẩm còn lưu giữ được đến ngày nay: những bức “bao lam thần vọng” ở hai chùa cổ ở thành phố Hồ Chí Minh là Giác Lâm (quận Tân Bình) và Giác Viên (quận 11), những
bức chạm ngựa, Trưng Trắc – Trưng Nhị, Lê Lợi ở hội quán Nghĩa Nhuận (quận 5),
bức chạm sen của nhà ông Cai Bằng, ông Năm Bí (thị trấn Cần Đước), bao lam và hình chạm đầu kèo, cột ở xóm Nhà Giàu (xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, Long An) Đặc biệt bức chạm “Cua cốm” ở nhà ông Đinh Văn Tất (huyện Cần Đước)
ra đời cách đây hơn 100 năm là tác phẩm đáng chú ý
Địa bàn hoạt động của những người thợ chạm gỗ trước đây không chỉ đóng khung trong tỉnh mà còn mở rộng ra các tỉnh khác như Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long,
Sa Đéc, Sài Gòn, Chợ Lớn Họ được chủ thuê một vài tháng hoặc vài năm cho đến khi kết thúc tác phẩm theo yêu cầu của chủ nhà
Sản phẩm của các nghệ nhân này chỉ làm theo đơn đặt hàng của người thuê mướn, chủ yếu là đồ trang trí nhà cửa, đình chùa, vật dụng có giá trị thẩm mỹ
Trong nửa đầu thế kỷ XX về trước, nhà cửa ở nông thôn và một phần thị trấn được xây dựng theo kiểu xưa, kèo, cột chủ yếu bằng gỗ Nhà cửa người giàu có, quan lại, đình chùa ngoài những yêu cầu thực dụng còn phải bảo đảm yếu tố thẩm mỹ, nên người thợ chạm gỗ có vai trò quan trọng Tiền công của họ đắt hơn gấp nhiều lần so
Trang 37Bên cạnh các đề tài truyền thống như tứ linh, lưỡng long tranh châu, lưỡng long
chầu nguyệt, mẫu đơn tước, ngô đông phụng, vân hạc… các nghệ nhân chạm gỗ Long
An còn sáng tạo thêm nhiều đề tài mới, khá độc đáo như sen cua, cua cốm (cua biển sắp lột vỏ), bần cò… trong đó cua cốm là đề tài rất gần gũi với người dân vùng Cần Đước Xu hướng hiện thực trong các tác phẩm còn thể hiện ở các đề tài: chim chài
chài, cua đồng, cua biển, bần, cò
Do được khách hàng trọng đãi nên người thợ không muốn mở rộng phạm vi truyền nghề, mà chỉ giới hạn trong gia đình thân tộc Ảnh hưởng của thợ cả với thợ phụ cũng rất lớn Mỗi cánh thợ (thường là con cháu của một cánh thợ) kế thừa những
bí quyết về kỹ xảo nghề nghiệp, thủ pháp nghệ thuật mang tính gia truyền, thể hiện khá rõ trong hai cánh thợ tiêu biểu là họ Đinh và họ Huỳnh ở Long An
Những bức chạm nhuyễn (tế kiểu) của cánh thợ họ Đinh có kết cấu kỹ thuật, bố cục phóng khoáng, nét hơi to, phá sâu, nhiều lớp, đan xen, gắn bó nhau nhiều tầng, lớp dưới rất ít dính với hồ văn Về mặt kỹ thuật, thủ pháp, họ dùng lát đục để hoàn thiện tác phẩm, như đề tài cua cốm
Còn cánh thợ họ Huỳnh thể hiện ở bức chạm chủn chô với nét chạm tỉ mỉ, trau chuốt, nhuyễn trên nhiều lớp chằng chịt, hoàn chỉnh tác phẩm bằng những nét cạo láng
Trước Cách mạng tháng 8, nghề chạm gỗ phát triển khá mạnh trên địa bàn rộng
từ Gia Định, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, nhưng về sau bị mai một dần do kinh tế, chiến tranh kéo dài Đối tượng phục vụ của nghề này chỉ giới hạn trong giới giàu có, người có quyền thế, và do muốn giữ bí quyết nghề nghiệp trong gia đình, dòng họ nên nghề này không phát triển được (Trương Minh Hằng, 2015)
4.2.2 Các làng nghề tiện, điêu khắc gỗ
4.2.2.1 Làng nghề tiện gỗ Nhị Khê (xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội)
Lịch sử nghề
Trang 3838
Phố Hàng Gai phía đầu tiếp với phố Hàng Đào, phía cuối giáp với phố Hàng Hài (đoạn đầu của phố Hàng Bông hiện nay) Phố nằm trên địa bàn hai phường, đầu phố là phường Đông Hà với ngôi đình Đông Hà, cuối phố là phường Cổ Vũ với đình Cổ Vũ (đình Hàng Ốc) Từ đầu phố đến đình Đông Hà có một khoảng ngắn, là phố Hàng Tiện Đây là phố do những người thợ gốc ở làng tiện Nhị Khê (huyện Thường Tín, Hà Tây cũ) đến buôn bán, hành nghề Lúc đó, người ta dùng bàn tiện đạp hai chân để làm các đồ thờ, vật dụng sinh hoạt như mâm bát, đồ chơi gỗ trẻ em bằng gỗ mít, xoan, gỗ tạp… Cửa hàng vừa là chỗ bán, vừa là nơi sản xuất Về sau nhiều người đến mở cửa hàng bán tại đây, hàng thợ tiện bị đẩy lùi sang phố Tô Lịch, Hàng Hành, Hàng Gai, đến tận Bạch Mai Dù ở quê hương Nhị Khê đã có đền thờ tổ nghề, nhưng họ vẫn xây dựng “Nhị Khê vọng từ” trên vùng đất Thăng Long Phố Thợ Tiện xưa và phố Tô Lịch nay chính do người làng Nhị Khê tạo lập nên Thợ tiện Nhị Khê có mặt ở Hải Phòng, Nam Định (có phố Hàng Tiện), Sài Gòn… nhưng nổi tiếng nhất vẫn là phố Tô Lịch Tương truyền cụ tổ nghề sống vào thời vua Lê chúa Trịnh không biết quê chính ở đâu, làng Khánh Vân chỉ là nơi cư ngụ Khi mới hành nghề cụ đào hầm để tiện ở dưới mặt đất, về sau cải tiến nên công việc đỡ vất vả hơn, đạt hiệu quả cao Cụ tổ nghề Đoàn Tài tiện các đồ thờ bằng gỗ như bình hương, cây nến, mâm bồng… rất được ưa chuộng Không rõ vì sao không truyền được nghề cho dân làng Khánh Vân, cụ vượt sông Tô Lịch sang truyền nghề cho dân Nhị Khê (huyện Thường Tín, Hà Tây) Xưa có tên là làng Rũi, còn gọi là Rũi tiện:
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Rũi tiện với anh thì về Rũi tiện có gốc bồ đề
Có sông Tô Lịch có nghề tiện mâm
Do khéo tay, lại cần cù, chẳng bao lâu sau nghề tiện ở Nhị Khê nổi tiếng khắp nơi Dân làng xây đền thờ tổ nghề Đoàn Tài ngay trên con đường gạch giữa làng, có nhiều hoành phi, đại tự: “Hữu khai tiên” (có công mở mang nghề nghiệp), “Dân tiên giác” (giác ngộ trước dân), “Viên nhi thần” (tiện tròn như thần)… Trong chùa làng Khánh Vân, nơi Đoàn Tài trú ngụ trước khi sang Nhị Khê vẫn còn một pho tượng thờ Đoàn Tài, tạc bằng đá xanh, ngồi xếp bằng, đầu choàng khăn, hai tay đặt trước bụng Trước mặt là bộ đồ tiện bằng đá xanh gồm một “mồm lò tiện” cao khoảng 2 tấc, giống
Trang 3939
chiếc cối đá loại nhỡ, miệng tròn và nhỏ, ngang thân có đường khắc lõm đều Bên cạnh là chiếc “lò bàn tiện” giống cái nậm đựng rượu, hai đầu có cổ dài, giữa là bầu tròn chạm nổi các hoa văn hình thoi liên tiếp Ngày lễ thờ tổ là 25/10 âm lịch, thợ tiện Nhị Khê dù có đi đâu cũng trở về ngày này
Chế tác
Trước kia cả làng Nhị Khê ai cũng làm nghề này Cấu tạo của máy tiện rất đơn giản, chỉ đạp bằng chân với hai gióng tre lên xuống suốt ngày Bánh xe quay làm bằng
gỗ, dây quay bằng thừng, về sau thay bằng dây da
Các sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu xã hội: chóp lồng
bàn, quai ấm, bàn tính gạt, con song cửa, chân tủ, bàn ghế… Máy móc cải tiến chạy
điện đặt trên bệ xây, đôi chân được giải phóng, sức lao động giảm nhẹ rất nhiều, để người thợ có điều kiện sáng tạo ra các sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao và tăng năng suất Tuy nhiên hiện nay máy tiện truyền thống vẫn được duy trì hoặc thay đổi chút ít như loại đạp hai chân bánh quay nhỏ hơn, loại đạp một chân bánh quay lớn hơn, để phù hợp với người già, trẻ em
Từ thế kỷ đầu thế kỷ XIX, trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam, Phan Huy Chú đã chép:”Thợ tiện làng Nhị Khê,
thợ sơn làng Văn Giáp đều rất tinh xảo” Kỹ thuật tiện tròn là khó nhất, đòi hỏi tay
nghề cao, từ khúc gỗ ban đầu phải tiện quả cầu sao cho có độ tròn cao nhất Theo bí quyết cổ truyền là tiện ba chiều, khi kiểm tra đặt quả cầu đã tiện dưới ánh nắng mặt trời, xoay các phía mà bóng nó đứng im là được
Tiện lắp hộp tròn có nắp, người thợ giỏi thể hiện những tráp trầu đường kính vài
chục phân cho đến những hộp nhỏ đường kính 3-5cm, nắp phải vừa khít, không chặt quá cũng không lỏng quá, đóng vào mở ra đều dễ dàng
Khi cần tạo những lỗ rộng thì dùng kỹ thuật khoét nhưng với những lỗ nhỏ khoảng 3,3 ly thì phải khoan, lỗ càng nhỏ khoan càng khó, dù có nhiều loại mũi khoan Khoan xe điếu rất khó, lỗ khoan đường kính 2cm, dài đến 30-40cm Người thợ phải tạo lỗ thủng thật đều, thẳng tắp không ăn lẹm vào thành xe điếu, khoan từng đoạn ngắn một, sao cho khi rút mũi khoan ra, bụi phải bay hết mới đúng tiêu chuẩn Trong kháng chiến chống Pháp, cụ Nguyễn Đình Huệ đã tiện được ống tiêm bằng sừng thay cho ống thủy tinh phải nhập, chất lượng tốt, lại rẻ
Trang 4040
Tiện ren là cách lồng các bộ phận của một sản phẩm vào nhau bằng đường ren
xoáy ốc Một chiếc can gỗ, mới nhìn tưởng được làm từ một thanh gỗ dài nhưng lại là những đoạn gỗ ngắn được ghép lồng với nhau bằng đường ren tiện xoắn ốc rất khít
Ưu điểm của phương pháp này là tận dụng được hết những đoạn gỗ ngắn, gỗ thừa, không đòi hỏi phải có gỗ dài và thẳng và còn đảm bảo sản phẩm không bị cong như khi dùng thanh gỗ dài, sức chịu lực tốt Sản phẩm có thể tháo rời khi vận chuyển đi xa
Nó đạt đến trình độ điêu luyện khi lắp các chi tiết với nhau một cách nhẹ nhàng, êm chặt như một khối hoàn chỉnh
Kỹ thuật cuối cùng trong nghề tiện là tách bóc Các nguyên liệu như gỗ, miếng
đá, khúc sừng, ngà voi luốn chế tác thành các vật phẩm theo ý muốn cần phải tách bóc
ra từng lớp với độ dày 2-3cm cho đến hết Người thợ kết hợp thật khéo léo giữa kỹ thuật tiện và khoan để tránh bóc chỗ dày chỗ mỏng Các mặt hàng mỹ nghệ như nhẫn, vòng tay, tràng hạt… hay dùng kỹ thuật này để tiết kiệm nguyên liệu
Đồ nghề tiện không phúc tạp, kích cỡ không lớn, gồm cưa, mũi khoan, mũi dùi,
mũi cán, mũi quét… đặt làm từ thợ rèn Tuy nhiên để phù hợp với các mặt hàng khác
nhau, người thợ cũng phải thường xuyên sửa, gia công chút ít Cưa phải giũa mặt răng cưa thành những hình vuông đều liên tiếp, để khi cưa ra những miếng gỗ hay xương có
bề mặt rất phẳng, không bị vênh Hay muốn tiện tròn phải có mũi khoan hình bán nguyệt, độ cong phải đều và thật sắc… (Trần Quốc Vượng và nnk., 2009)
Kinh doanh
Nghề tiện Nhị Khê cũng trải qua những thăng trầm trong bối cảnh thị trường luôn biến động, nhưng họ vẫn trụ vững và có những thích nghi Thợ tiện ở Hà Nội có mối liên hệ chặt chẽ với quê Đời sống của làng sung túc, vẫn là trung tâm cung cấp hàng cho các tỉnh, nhất là Hà Nội Những mặt hàng mới của thợ tiện Nhị Khê như mành cửa, chiếu gỗ pơmu, tràng hạt, lọ hoa bằng đá, hộp đựng tăm bằng đá… luôn có mặt ở phố Tô Lịch Hiện có 90 gia đình làm nghề ở Hà Nội, riêng phố Tô Lịch có hơn 10 cửa hàng Họ đều là những thợ tiện gốc nhiều đời, gắn bó với đất Thăng Long như gai đình
cụ Lều Thị Ngọ, gia đình cụ Nguyễn Phất… Ở Hà Nội có Hợp tác xã Thống Nhất làm nghề tiện với 50-70 xã viên, chuyên làm các mặt hàng mỹ nghệ và chân bàn, chân tủ với số lượng khá lớn phục vụ xuất khẩu và dân dụng (Trần Quốc Vượng, và nnk., 2009)