1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch kiến tập giảng dạy

11 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Thu Hoạch Kiến Tập Giảng Dạy
Tác giả Nguyễn Thị Thúy
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Hằng
Trường học Trường THPT Nguyễn Thị Lợi
Chuyên ngành Tiếng Anh
Thể loại Bài Thu Hoạch Kiến Tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hoá
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 917,79 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁTRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI BÀI THU HOẠCH KIẾN TẬP GIẢNG DẠY Giáo sinh kiến tập : Nguyễn Thị Thúy Ngành đào tạo : Đại học Sư Phạm Tiếng Anh Giáo viên hướng

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI

BÀI THU HOẠCH KIẾN TẬP GIẢNG DẠY

Giáo sinh kiến tập : Nguyễn Thị Thúy

Ngành đào tạo : Đại học Sư Phạm Tiếng Anh

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Hằng Đơn vị kiến tập : Trường THPT Nguyễn Thị Lợi Thời gian : 3 tuần (từ 30/09-21/10/2024)

Thanh Hoá, tháng 10 năm 2024

Trang 2

SỞ GD & ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ

LỢI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM Độc lập – Tự do – Hanh phúc BÀI THU HOẠCH KIẾN TẬP GIẢNG DẠY

Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Thúy

Ngành kiến tập: Đại học Sư phạm Tiếng Anh

Đơn vị kiến tập: Trường THPT Nguyễn Thị Lợi

GVHD kiến tập chuyên môn: Nguyễn Thị Hằng

Thời gian kiến tập: Từ 30/09/2024 đến 21/10/2024

I PHẦN MỞ ĐẦU

Theo kế hoạch và sự chỉ đạo của Trường Đại học Hồng Đức và được sự đồng ý của đơn vị kiến tập, em được về kiến tập sư phạm tại Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Lợi Trong thời gian kiến tập ở trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Lợi là một cơ hội quý báu để em được trải nghiệm thực tế công việc của một người giáo viên Nhờ có sự quan tâm ân cần giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám hiệu Nhà trường, cùng với giáo viên bộ môn và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn chuyên môn là cô Nguyễn Thị Hằng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt các nhiệm vụ kiến tập của mình

Bước vào đợt kiến tập này, bắt đầu từ ngày 30/09/2024 đến ngày 21/10/2024, bản thân em đã xác định rõ mục đích của đợt kiến tập này là nắm được phương pháp giảng dạy môn Tiếng Anh trong chương trình phổ thông, tham gia các hoạt động giảng dạy để củng cố và nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng nghề nghiệp Em còn học hỏi được thêm những kinh nghiệm quý báu của thầy, cô và bạn bè ở trường, qua những tiết dự giờ, những đợt rút kinh nghiệm tiết dạy Và em cũng xác định rõ mục đích trong đợt kiến tập này là nắm vững kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm để tự tin đứng lớp trong việc giảng dạy sau này, 3 tuần kiến tập tuy không phải là thời gian dài nhưng qua khoảng thời gian này em đã tích lũy được một vốn kinh nghiệm quý giá trong lĩnh vực giảng dạy sư phạm

Qua 3 tuần em đã hiểu rõ hơn về các phương pháp giảng dạy của các thầy

cô Đó là kết quả em thu được sau nhiều tiết dự giờ của các giáo viên bộ môn

Em rất cảm ơn các thầy cô đã cho phép em tham dự các buổi giảng bài

II SƠ LƯỢC NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI

Trường THPT Nguyễn Thị Lợi được thành lập vào ngày 07/09/2001 theo Quyết định số 2306/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa, với tên gọi: Trường THPT Bán công Nguyễn Thị Lợi – Đây là tên người Nữ điệp báo viên, Nữ anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Người chiến sỹ công an nhân dân đã anh dũng hy sinh với chiến công lừng lẫy trên bãi biển Sầm Sơn Hiện

Trang 3

nay, Trường THPT Nguyễn Thị Lợi là ngôi trường công lập trực thuộc của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa nằm ở Trung Sơn - TP Sầm Sơn - Tỉnh Thanh Hóa đây là vị trí thuận lợi cho việc đi lại học tập của học sinh Hình ảnh đầu tiên khi bước vào mái trường có lịch sử 20 năm xây dựng và trưởng thành là tượng đài nữ chiến sỹ công an nhân dân Nguyễn Thị Lợi xách chiếc vali cao đầu hiên ngang hướng nhìn về biển cả như chính khát vọng vươn lên của ngôi trường được mang tên chị Các thế hệ thầy và trò nhà trường hôm nay và cho đến mai sau sẽ mãi kể cho nhau nghe về chiến công rực rỡ năm ấy

Tiền thân là trường THPT bán công Nguyễn Thị Lợi nên lúc đầu nhà trường chỉ có 5-6 lớp học với cơ sở vật chất còn hạn chế Cho đến nay trường đã

có 28 lớp với trên 1000 học sinh, nhìn chung về cơ sở vật chất nhà trường đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu dạy và học của học sinh và đội ngũ cán bộ Cơ

sở vật chất nhà trường hiện đã khang trang hơn rất nhiều với khuôn viên sân trường rộng rãi, có sân chơi, bãi tập thể dục, có vườn hoa, cây xanh Có 01 khu nhà hiệu bộ 2 tầng, 01 khu nhà 4 tầng với 29 phòng học Mỗi phòng học đều được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học hiện đại như ti vi, camera, internet và

hệ thống nước uống đảm bảo cho học sinh Địa bàn tuyển sinh ngày càng được

mở rộng, chất lượng tuyển sinh từng bước không ngừng được nâng cao Đây là tiền đề tốt để nhà trường từng bước nâng cao chất lượng dạy và học

Trường THPT Nguyễn Thị Lợi tiền thân là ngôi trường bán công nhưng phong trào dạy tốt, học tốt luôn được thầy và trò quan tâm trú trọng về cả chất lượng và số lượng Nhà trường với mục tiêu rèn đức, luyện tài để ngày mai lập nghiệp đã triển khai các nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh và hoàn thành tốt nhiệm vụ của cấp học; trang bị đầy

đủ các kỹ năng sống cho học sinh, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giúp các em trở thành những công dân tốt, phát triển bản thân toàn diện nhất

Với tinh thần đoàn kết và nhiệt huyết với nghề của đội ngũ cán bộ cùng sự quan tâm của các bậc phụ huynh của toàn xã hội, trường THPT Nguyễn Thị Lợi

sẽ tiếp nối truyền thống vẻ vang, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho quê hương xứ Thanh và cho đất nước; không ngừng vươn lên và phát triển, xứng đáng là mái trường mang tên của Nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thị Lợi

* Cơ cầu tổ chức nhà trưởng gồm:

- BGH:

+ Hiệu trưởng: Trần Hữu Hải - Bí thư Đảng bộ Hiệu trưởng nhà trường + Phó Hiệu trưởng: Phan Thị Thu Huyền - Phó bí thư Đảng bộ Phó hiệu trưởng nhà trường

+ Phó Hiệu trưởng: Vũ Thành Long - Chủ tịch Công đoàn Phó hiệu

trưởng nhà trường

- Tổ chuyên môn: 07

Bao gồm: Tổ Toán, Tổ Lý - Hoá - CN, Tổ Ngữ Văn, Tổ Sử - Địa -

GDKTPL, Tổ Ngoại Ngữ, Tổ Sinh - Tin - Công nghệ, Tổ Thể dục - Quốc

phòng

- Tổ hành chính: 01

Trang 4

Gồm 04 nhân viên hành chính.

- Giáo viên đứng lớp: 100% có trình độ đạt chuẩn (100%) và trên chuẩn;

- Bảo vệ: 02

- Nhân viên y tế: 1

- Nhân viên vệ sinh: 1

- Đoàn trường:

+ Bí thư Đoàn trường: Đỗ Trọng Trang

+ Phó bí thư Đoàn trường: Nguyễn Thị Bảy

+ Thư kí: Lê Quang Phú

Tổng số lớp học: 28

Tổng số học sinh toàn trường: 1232

Tổng số học sinh toàn trường học Tiếng Anh: 1232

Khối 10: 10 lớp với 463 học sinh

Khối 11: 9 lớp với 387 học sinh

Khối 12: 9 lớp với 382 học sinh

Tổng số học sinh học chuyên đề lựa chọn: 505

Khối 10: 7 lớp học với 339 học sinh

Khối 11: 2 lớp học với 76 học sinh

Khối 12: 2 lớp học với 90 học sinh

III PHẦN NỘI DUNG.

1 Tìm hiểu về hoạt động tổ chuyên môn ở Trường THPT Nguyễn Thị Lợi 1.1 Tình hình đội ngũ:

* Danh sách giáo viên bộ môn:

1 Cô Nguyễn Thị Xuân Tiếng Anh Tổ trưởng bộ môn

2 Kế hoạch tuần.

2.1 Kế hoạch hoạt động tuần (từ 30/09/2024 đến 05/10/2024).

Thứ hai

(30/09)

- Chào cờ đầu tuần

- Hoạt động ngoại khoá: Tìm hiểu pháp luật về phòng chống TNXH

Nắm rõ thông tin cơ bản về nhà trường

Trang 5

- Tìm hiểu điều lệ, truyền thống nhà trường

Thứ ba

(01/10)

- Dạy theo thời khóa biểu

- Hướng dẫn kiến tập sư phạm Thứ tư

(02/10)

- Dạy theo thời khóa biểu

- Hướng dẫn kiến tập sư phạm Thứ năm

(03/10)

- Dạy theo thời khóa biểu

- Dự giờ chuyên môn

- Hướng dẫn kiến tập sư phạm Thứ sáu

(04/10)

- Dạy theo thời khóa biểu

- Hướng dẫn kiến tập sư phạm Thứ bảy

(05/10)

- Dạy theo thời khóa biểu

- Dự giờ chuyên môn

- Hướng dẫn kiến tập sư phạm

2.2 Kế hoạch hoạt động tuần (từ 07/10/2024 đến 12/10/2024).

Thứ hai

(07/10)

- Dạy theo thời khóa biểu

- Dự giờ chuyên môn

- Hướng dẫn kiến tập sư phạm Thứ ba

(08/10)

- Dạy theo thời khóa biểu

- Hướng dẫn kiến tập sư phạm Thứ tư

(09/10)

- Dạy theo thời khóa biểu

- Dự giờ chuyên môn

- Hướng dẫn kiến tập sư phạm Thứ năm

(10/10)

- Dạy theo thời khóa biểu

- Dự giờ chuyên môn Thứ sáu

(11/10)

- Dạy theo thời khóa biểu

- Hướng dẫn kiến tập sư phạm Thứ bảy

(12/10)

- Dạy theo thời khóa biểu

Trang 6

- Hướng dẫn kiến tập sư phạm

2.3 Kế hoạch hoạt động tuần (từ 14/10/2024 đến 19/10/2024).

Thứ hai

(14/10)

- Chào cờ đầu tuần

- Hoạt động ngoại khoá: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tháng 10

- Gửi kế hoạch kiến tập cho GVHD duyệt Thứ ba

(15/10)

- Dạy theo thời khóa biểu

- Hướng dẫn kiến tập sư phạm

- Hoàn thiện các hồ sơ cần thiết Thứ tư

(16/10)

- Dạy theo thời khóa biểu

- Dự giờ nhóm kiến tập giảng Thứ năm

(17/10)

- Dạy theo thời khóa biểu

- Hoàn thiện hồ sơ kiến tập sư phạm Thứ sáu

(18/10)

- Dạy theo thời khóa biểu

- Hoàn thiện hồ sơ kiến tập sư phạm Thứ bảy

(19/10)

- Dạy theo thời khóa biểu

- Tổng kết chia tay nhóm kiến tập

3 Kế hoạch hoạt động tháng 10/2024

10/2022

- Kiến tập sư phạm

- Thao giảng

- Dự giờ, kiểm tra hồ sơ chuyên môn

- Tổng kết

4 Sinh hoạt tổ chuyên môn

- Tổ sinh hoạt định kì 2 lần/ 1 tháng

- Nội dung chính của các buổi sinh hoạt chuyên môn: tập trung vào việc xây dựng chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học

- Trao đổi và rút kinh nghiệm ra dề kiểm tra trắc nghiệm

- Bàn cách tổ chức dạy cho học sinh tập trung vào mũi nhọn đại trà

Trang 7

- Tổ trưởng rà soát lại cách thực hiện chương trình của các thành viên trong tổ, nhắc nhở lại các cột điểm, vào điểm đúng quy định

IV QUÁ TRÌNH DỰ GIỜ CHUYÊN MÔN

1 Thời khóa biểu dự giờ chuyên môn.

Thời

Tiết PPCT

GV giảng dạy

Ghi chú

Thứ 5

(03/10

)

5 10C10

Unit 2: Humans and the

environment

Lesson 4: Speaking

12 Thị HằngNguyễn Dựgiờ Thứ 7

(05/10

)

Unit 2: Humans and the

environment

Lesson 6: Writing

14 Cao ThịThủy Dựgiờ

Thứ 2

(07/10

)

Unit 2: Humans and the

environment

Lesson 7: Communication and culture/CLIL/

15 Thị XuânNguyễn Dựgiờ

Thứ 2

(07/10

)

Unit 2: The generation

gap

Lesson 5: Listening 13

Lê Thị Trinh

Dự giờ

Thứ 4

(09/10

)

Unit 2: A multicultural

world

Lesson 7: Communication and culture/CLIL/

15 Hoàng ThịPhương Dựgiờ

Thứ 5

(10/10

)

Unit 2: A multicultural

World

Lesson 8: Looking back

16 Trần ThịTú Anh Dựgiờ

2 Kết quả tìm hiểu công việc giảng dạy

2.1 Cơ sở vật chất

- Phòng học đầy đủ bàn ghế, phù hợp với học sinh bậc THPT

- Phòng học đủ ảnh sáng, nhiệt độ đảm bảo sự thoải mái cho giáo viên và học sinh trong suốt quá trình dạy và học

- Mỗi phòng học đều được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học hiện đại như ti vi, camera, internet, giúp nâng cao chất lượng dạy và học

2.2 Đối với học sinh

- Học sinh khá ngoan, chăm chỉ, tuân thủ và chấp hành nghiêm túc nội quy nhà trường

- Nhiều học sinh năng nổ, chuyên cần và tích cực trong học tập

- Các em mang đầy đủ phương tiện học tập, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo,

- Học sinh thân thiện, vui vẻ và hòa đồng

- Tập thể lớp rất đoàn kết, tương thân tương ái

2.3 Hoạt động giáo dục của giáo viên

Trang 8

- Giáo viên luôn giảng dạy đúng giờ, tuân thủ và chấp hành đúng nội quy quy định của nhà trường

- Giáo viên soạn giáo án, giảng dạy cẩn thận, hợp lý, truyền đạt đầy đủ nội dung bài học

- Giáo viên thiết lập được mối quan hệ thầy - trò thân thiện, vui vẻ, nâng cao chất lượng giáo dục

- Quy trình giảng dạy một tiết học của người giáo viên đảm bảo toàn diện ba mặt:

* Về mặt kiến thức:

+ Cấu trúc bài giảng rõ ràng, hợp lí, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ + Sử dụng công nghệ qua bài giảng điện tử với cách trình bày rõ ràng, nhiều hình ảnh, lược đồ sinh động, nâng cao chất lượng dạy học và trải nghiệm học tập

+ Ngôn ngữ truyền đạt của giáo viên giàu biểu cảm, kết hợp cử chỉ, nét mắt và lời nói truyền cảm, tạo hiệu quả giáo dục cao

+ Cách giáo viên đặt vấn đề, nêu câu hỏi, và gợi ý phương hướng trả lời phát huy tính tham gia tích cực của học sinh

+ Cách giáo viên đánh giá công bằng, nhận xét hợp lý, giúp học sinh nhận diện điểm mạnh và điểm yếu của mình

+ Giáo viên rất linh hoạt trong giảng dạy, trong triển khai nội dung bài học, và

tổ chức các trò chơi, câu hỏi học - vui, vui - học củng cố kiến thức

+ Giáo viên cởi mở, thân thiện, tạo được không khí vui vẻ cho lớp học, khuyên khích tình thần học tập cho học sinh, nâng cao tình thần tự giác cho mỗi học sinh

+ Giáo viên cung cấp đầy đủ kiến thức chuyên môn, đồng thời có liên hệ ra thực tiễn cuộc sống hiện nay, những vấn đề mang tính ứng dụng

* Về mặt tinh thần, thái độ, tư tưởng:

+ Thông qua bài giảng, giáo viên lồng ghép giảng dạy, hình thành thái độ tích cực và đam mê khoa học cho học sinh

+ Hình thành tư tưởng đúng đắn giúp học sinh nhận thức sâu sắc và áp dụng kiến thức vào thực tiễn

+ Thông qua bài học, các em ý thức, rút ra kinh nghiệm cho bản thân

* Về mặt kĩ năng:

+ Giáo viên rất linh hoạt trong xử lý các tình huống sư phạm cần thiết, đảm bảo vừa trình bày đủ kiến thức, hình thành thái độ, và bồi dưỡng kĩ năng cho học sinh

+ Giáo viên thông qua giảng dạy hình thành nên một số kĩ năng cần thiết cho học sinh: kĩ năng trình bày, diễn giải; kĩ năng sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, sử dụng dụng cụ thí nghiệm; kĩ năng tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu, khái quát hóa; kĩ năng tự học tự rèn luyện; kĩ năng học nhóm,

+ Từ bài giảng trên lớp, giáo viên lồng ghép và trau dồi cho học sinh các kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp đúng đắn

3, Hồ sơ môn học.

- Sách giáo khoa

- Tài liệu tham khảo liên quan đến môn học

Trang 9

- Giáo án giảng dạy đầy đủ, chi tiết.

- Sổ giáo viên

- Sổ ghi điểm

- Bài giảng điện tử

4, Nội dung, chương trình, SGK môn học – Ngành học.

- Nội dung, chương trình sắp xếp một cách logic, dung lượng vừa đủ, đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức cho học sinh một cách dễ hiểu, dễ ghi nhớ

- Sách giáo khoa môn học - sách Tiếng Anh lớp 10, 11, 12 trình bày kiến thức

cơ bản, đầy đủ, vừa sức với học sinh, chữ viết rõ ràng, màu sắc hài hòa, dễ nhìn,

hệ thống kênh hình kênh chữ đảm bảo, vừa đủ để học sinh khai thác học tập

V PHẦN KẾT LUẬN.

1, Một số lưu ý để việc giảng dạy đạt kết quả cao.

Qua thực tế dự giờ, giảng dạy, tham gia các buổi rút kinh nghiệm em nhận thấy rằng để dạy học đạt kết quả cao thì bản thân em cần lưu ý:

- Dạy học đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phải tạo điều kiện để học sinh được hoạt động nhiều để tự tiếp thu tri thức dưới sự tổ chức của giáo viên

- Cần mạnh dạng áp dụng các phương pháp, hình thức học vui (trò chơi học tập)

- Đặt câu hỏi, yêu cầu cho học sinh cần phải vừa sức, rõ ràng, đảm bảo mọi học sinh đều nghe thấy

- Cần chuẩn bị tốt về mặt đồ dùng dạy học theo từng bài học cụ thể

- Đồ dùng dạy học phải chuẩn (đảm bảo tính khoa học, chính xác), kích thước phù hợp, thẫm mĩ

- Giáo viên cần rèn luyện để có những kỹ năng sư phạm tốt (chẳng hạn giáo viên cần rèn luyện thường xuyên về cách đọc diễn cảm để đọc diễn cảm cho học sinh được tốt hơn, cần chú ý nhiều đến trình bày bảng đẹp, khoa học)

- Cố gắng đọc to nói to (nhất là khi nêu các yêu cầu, câu hỏi) phát âm đúng

- Phải bao quát lớp tạo điều kiện, cho mọi học sinh đều tích cực học tập

- Chú ý trình bài bảng khoa học, thẫm mĩ

- Chú ý thời gian trong tiến trình dạy học một tiết dạy (phân phối thời gian hợp

lí cho từng hoạt động trong 1 tiết dạy)

- Phải quan tâm nhiều đến đối tượng học sinh học yếu, cá biệt

- Khi cho học sinh thảo luận nhóm phải phân nhóm cho cụ thể và giao nhiệm vụ thảo luận cho rõ ràng, phù hợp và phải đảm bảo mọi học sinh đều tham gia thảo luận, cần tạo điều kiện cho học sinh yếu, chưa mạnh dạn lên trình bày

- Nên vận dụng phối hợp nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để thu hút học sinh tích cực học tập hơn (nên vận dụng nhiều những phương pháp dạy học hiện đại như: thảo luận nhóm, tự lĩnh hội kiến thức, ) không khí lớp học thoải mái hơn, không nên chỉ dùng hay dùng quá nhiều một phương pháp hay hình thức trong dạy học vì như vậy dễ làm học sinh nhàm chán

- Phải thương yêu, gần gũi với học sinh (kịp thời giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắt trong học tập

- Phải đảm bảo cho lớp học “sôi nổi trong trật tự”

Trang 10

- Giảng bài nên dùng những từ ngữ dễ hiểu, cô động, có nhấn mạnh ở những phần trọng tâm của kiến thức hay kĩ năng (có thể minh họa thêm bằng động tác, ngữ điệu)

- Nên động viên, nhắc nhở kịp thời (nhất là đối với đối tượng học sinh học yếu,

cá biệt)

- Nên xen kẽ các hoạt động giải trí hợp lí sau những thời gian học tập căng thẳng

để làm giảm mệt mỏi, tạo hưng phấn để học sinh tiếp tục học tốt hơn

2, Một số thu hoạch qua đợt kiến tập chuyên môn.

- Qua hoạt động dự giờ chuyên môn giúp em nắm vững các bước lên lớp, cách soạn giáo án và đặt câu hỏi phù hợp với từng nội dung bài học, khả năng tiếp thu bài, chuẩn bị đồ dùng cho đầy đủ, mang lại hiệu quả giáo dục cao

- Hiểu và làm được một số hồ sơ sổ sách; sổ chuyên môn, sổ nhật kí, sổ dự giờ

- Giúp em có thể ứng xử tốt với một số tình huống sư phạm xảy ra và có thể giải quyết được các tình huống sư phạm đó

- Em học hỏi được cách thức bao quát lớp học của giáo viên, cách ổn định lớp của giáo viên

- Em học hỏi được cách phân phối thời gian giảng dạy của giáo viên

- Em học hỏi được cách thức tổ chức thảo luận nhóm, cách đặt câu hỏi phải đúng trọng tâm bài học

- Giúp em có thể tiếp thu được những kinh nghiệm hay của giáo viên trong quá trình giảng dạy trên lớp

- Giúp em có thể củng cố, hoàn thiện dần những kiến thức, kĩ năng mà mình còn yếu trong đứng lớp làm công tác giảng dạy, hướng dẫn giảng dạy cho học sinh

- Trang bị thêm cho bản thân em những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong công tác giảng dạy để vào năm thứ tư đi thực tập em không thấy bỡ ngỡ, lo lắng

- Giúp em tự tin hơn khi giao tiếp với học sinh

- Giúp em hiểu được những đặc điểm tâm lí của học sinh

- Giúp em làm quen với môi trường phổ thông

- Em được vận dụng các phương pháp giáo dục trong giáo dục học sinh thông qua công tác giảng dạy Từ đó rút ra những kiến thức thực tế, kinh nghiệm cho bản thân trong công tác giảng dạy học sinh

- Em có được những kiến thức thực tế về đặc điểm tâm sinh lí học sinh THPT

3, Phương hướng phấn đấu sau đợt kiến tập chuyên môn.

- Người giáo viên có trách nhiệm rất lớn trong việc đào tạo con người có nhân cách để phục vụ cho đất nước.Vì nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý và người giáo viên là người thầy của những người thầy Muốn được như vậy thì ta phải đặt học sinh trong một môi trường giáo dục toàn diện,trong đó giáo viên là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo

- Là một giáo viên trong tương lai, em phải cố gắng phấn đấu nhiều hơn để nâng cao chất lượng dạy và học, để sau khi ra trường giảng dạy được tốt hơn Qua đợt kiến tập này, em đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ những thầy cô trong trường em đã đề ra phương hướng phấn đấu sau đợt kiến tập sư phạm năm thứ

ba là:

+ Cố gắng phấn đấu,tu dưỡng đạo đức,học tập và rèn luyện nghiệp vụ để nâng cao chất lượng dạy và học

Ngày đăng: 19/10/2024, 06:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w