1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những thay Đổi trong hoạt Động doanh nghiệp tác Động như thế nào Đến các kỹ năng và kiến thức của nguồn nhân lực

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những thay đổi trong hoạt động doanh nghiệp tác động như thế nào đến các kỹ năng và kiến thức của nguồn nhân lực
Tác giả Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Ngọc Nhi, Bùi Lệ Quyên, Võ Việt Anh, Nguyễn Minh Hằng, Trần Ngọc Vinh, Lưu Thị Thúy Nga
Người hướng dẫn Nguyễn Huy Trung
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản trị nhân lực
Thể loại Bài tập nhóm
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 308,36 KB

Nội dung

Những thay đổi trong hoạt động doanh nghiệp tác động như thế nào đến các kỹ năng và kiến thức của nguồn nhân lực.. Mọi sự thay đổi trong hoạt động của doanh nghiệp đều có tác động đáng k

Trang 1

BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

ĐỀ BÀI:

1 Những thay đổi trong hoạt động doanh nghiệp tác động như thế nào đến các kỹ năng và kiến thức của nguồn nhân lực

2 Chọn một thay đổi và giải thích cách HRM giúp cho tổ chức thực hiện được thay đổi đó

3 Trong các hoạt động của HRM ở câu 2, chọn ra hoạt động có tác động mạnh nhất và giải thích

Lớp học phần : Quản trị nhân lực NLQT1103(222)_18

Trang 2

Giới thiệu thành viên nhóm F

1 Nguyễn Thị Yến 11227074 Marketing 64C Nhóm trưởng -Phân chia công việc trong nhóm

-Phụ trách câu hỏi 1 và 3

-Tổng hợp, kiểm tra nội dung slide

và nội dung thuyết trình

2 Nguyễn Ngọc Nhi 11224936 Marketing 64C Thành viên -Làm slide

-Kiểm tra nội dung

3 Bùi Lệ Quyên 11225477 Marketing 64C Thành viên -Phụ trách câu hỏi 1

-Kiểm tra nội dung

4 Võ Việt Anh 11220668 Marketing 64C Thành viên -Phụ trách câu hỏi 1

-Thuyết trình

5 Nguyễn Minh Hằng 11222093 Marketing 64C Thành viên -Phụ trách câu hỏi 1

-Kiểm tra nội dung

6 Trần Ngọc Vinh 11226940 Marketing 64C Thành viên -Phụ trách câu hỏi 2

-Kiểm tra nội dung

7 Lưu Thị Thúy Nga 11224504 Marketing 64C Thành viên -Phụ trách câu hỏi 2

-Thuyết trình

Trang 3

MỤC LỤC

Lời mở đầu ……… ……… 4

A.Nội dung ……… ……… ……5

I.Nhân lực và nguồn nhân lực……….……… …5

1 Khái niệm……… …….……… 5

2 Vai trò nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp……… ……… 5

II Thay đổi hoạt động doanh nghiệp ảnh hưởng tới kiến thức và kỹ năng nguồn nhân lực……….……….5

1 Ảnh hưởng tới nhân viên……… ……… 5

a Thay đổi mô hình kinh doanh………….……….5

b Thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh……….6

c Thay đổi quy mô cơ cấu nhân lực………6

d Thay đổi văn hóa doanh nghiệp……… ………6

2 Ảnh hưởng tới nhà quản lý/ lãnh đạo……….……… 7

III Chọn một thay đổi: Thay đổi mô hình kinh doanh……… 8

1 Khái niệm mô hình kinh doanh………8

2 Giá trị và tầm quan trọng của thay đổi mô hình kinh doanh………8

3 Hoạt động của HRM giúp doanh nghiệp thay đổi mô hình KD……… 9

IV Hoạt động HRM có tác động mạnh mẽ nhất……… ……… …11

Tài liệu tham khảo………12

Trang 4

Lời mở đầu

Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, cuộc cạnh tranh giữa các nước và các công ty ngày càng khốc liệt Cuộc cạnh tranh đó thể hiện trên tất cả các mặt: công nghệ, quản

lý, tài chính, chất lượng, giá cả, Nhưng trên hết, yếu tố quyết định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp là con người Thực tế chỉ ra rằng đối thủ cạnh tranh đều có thể sao chép mọi bí quyết của công ty về sản phẩm, công nghệ, Chỉ có đầu tư vào yếu tố con người là ngăn chặn được đối thủ cạnh tranh sao chép bí quyết của mình Do đó để có thể cạnh tranh thành công, kiến thức và kỹ năng của nguồn nhân lực là yếu tố then chốt Chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định sự thành bại trong cạnh tranh Mọi sự thay đổi trong hoạt động của doanh nghiệp đều có tác động đáng kể đến kiến thức và kỹ năng nguồn nhân lực Những vấn đề này được nhóm chúng em đưa ra bàn luận trong bài sau đây

Quá trình tìm hiểu nguồn tài liệu để trả lời câu hỏi, nhóm F chúng em đã cố gắng hoàn thiện

và chỉn chu nhất có thể Tuy nhiên còn nhiều thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy để hoàn thành tốt hơn ạ!

Trang 5

I, Nhân lực và nguồn nhân lực

1 Khái niệm

Nhân lực là nguồn lực xuất phát từ trong chính bản thân của từng cá nhân con người Nhân lực bao gồm thể lực và trí lực Nguồn lực này ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của con người Khi nguồn lực này đủ lớn, nó sẽ đáp ứng các điều kiện để con người có thể tham gia vào lao động, sản xuất

Nguồn nhân lực của một tổ chức/ doanh nghiệp là tập hợp tất cả các cá nhân tham gia vào bất

kỳ hoạt động nào nhằm đạt được các mục tiêu, mục đích của doanh nghiệp, tổ chức đó đặt ra Bất

kỳ doanh nghiệp/ tổ chức nào cũng được hình thành dựa trên các thành viên (nguồn nhân lực)

2 Vai trò của nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp

• Là yếu tố quan trọng nhất

• Là yếu tố mang tính chiến lược cao

• Là nguồn lực vô tận của doanh nghiệp

• Đóng vai trò là động lực cho sự phát triển

• Nhân tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp

• Vai trò cốt lõi cho mọi sự sáng tạo trong tổ chức

II, Thay đổi hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng tới kỹ năng và kiến thức cần thiết của nguồn nhân lực

1 Ảnh hưởng tới nhân viên

a Thay đổi mô hình kinh doanh

Có thể yêu cầu nguồn nhân lực phải thích nghi với các mô hình kinh doanh mới, các biện pháp an toàn lao động mới, các công cụ và phương pháp làm việc mới Điều này đòi hỏi nguồn nhân lực phải có kỹ năng học tập, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề và

kỹ năng giao tiếp cao

• Thay đổi trong quy trình làm việc: Một mô hình kinh doanh mới có thể yêu cầu nhân viên phải thay đổi cách thức làm việc, việc phân chia công việc và quy trình sản xuất Điều này

có thể đòi hỏi nhân viên phải học cách làm việc theo cách mới và hiệu quả hơn

• Thay đổi trong kỹ năng: Một mô hình kinh doanh mới có thể yêu cầu nhân viên phải học những kỹ năng mới để đáp ứng nhu cầu của công việc mới Ví dụ, một công ty chuyển từ bán lẻ sang bán buôn có thể yêu cầu nhân viên phải học cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng ở cấp độ doanh nghiệp

• Thay đổi trong kiến thức: Một mô hình kinh doanh mới có thể đòi hỏi nhân viên phải học những kiến thức mới để hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ hoặc thị trường mới Ví dụ, một công ty chuyển từ sản xuất sản phẩm truyền thống sang sản xuất sản phẩm công nghệ có thể yêu cầu nhân viên phải học cách sử dụng công nghệ mới

• Thay đổi trong thái độ: Một mô hình kinh doanh mới có thể yêu cầu nhân viên thay đổi thái độ và cách tiếp cận với công việc mới Ví dụ, một công ty chuyển từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh cởi mở có thể yêu cầu nhân viên phải học cách làm việc trong một môi trường đa dạng và đổi mới

Trang 6

b Thay đổi hoạt động sản xuất và kinh doanh

Thay đổi này có thể tạo ra những cơ hội để cho nguồn nhân lực phát triển các kỹ năng và kiến thức mới, như tự động hóa, công nghệ thông tin, quản lý chi phí quản lý rủi ro, phục hồi kinh doanh Điều này đòi hỏi nguồn nhân lực phải có tinh thần học hỏi, tinh thần cầu tiến tinh thần đổi mới và tinh thần trách nhiệm

• Thay đổi trong quy trình sản xuất: Sự tự động hóa và ứng dụng công nghệ thông tin có thể yêu cầu nhân viên phải thay đổi cách thức làm việc và phân chia công việc Những thay đổi này có thể đòi hỏi nhân viên phải học cách làm việc theo cách mới và sử dụng các công nghệ mới như máy móc tự động hóa, hệ thống quản lý thông tin sản xuất, hoặc các phần mềm quản lý sản xuất

• Thay đổi trong kỹ năng: Sự tự động hóa và ứng dụng công nghệ thông tin có thể yêu cầu nhân viên phải học và thực hành những kỹ năng mới để đáp ứng nhu cầu của công việc mới Ví dụ, những kỹ năng mới này có thể bao gồm kỹ năng sửa chữa máy móc tự động hóa, kỹ năng lập trình, hoặc kỹ năng sử dụng các phần mềm quản lý sản xuất

• Thay đổi trong kiến thức: Nhân viên cần hiểu rõ hơn về các công nghệ mới được sử dụng trong hoạt động sản xuất Ví dụ, những kiến thức mới này có thể bao gồm kiến thức về hệ thống điều khiển tự động, kiến thức về các phần mềm quản lý sản xuất, hoặc kiến thức về các tiêu chuẩn an toàn trong hoạt động sản xuất

• Thay đổi trong thái độ: Nhân viên cần nâng cao tinh thần học hỏi, cầu tiến và trách nhiệm cao với những thay đổi mới Ví dụ, những thay đổi này có thể bao gồm sự đổi mới, linh hoạt và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề sản xuất

c Thay đổi quy mô, cơ cấu nhân lực thông qua quá trình tuyển dụng/ tuyển mộ

Thay đổi trong quy trình tuyển dụng/ tuyển mộ nhân lực có thể đem về cho doanh nghiệp đội ngũ nhân viên mới chất lượng về kiến thức, kỹ năng nhưng cũng đồng thời đòi hỏi kiến thức, kỹ năng của đội ngũ nhân viên cũ cần thích ứng với sự phân chia lại công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm phù hợp với công việc hiện tại

• Trong một số trường hợp, doanh nghiệp thuê thêm nhân sự để đảm đương một số công việc, tạo điều kiện cho nhân lực cũ có thể tập trung vào công việc chuyên môn của mình, nâng cao và phát huy tối đa kỹ năng và kiến thức phục vụ tốt cho doanh nghiệp

• Nhưng có thể xảy ra trường hợp, một số nhân viên có thể chống lại sự thay đổi mang tính phát triển, đặc biệt nếu họ cảm thấy rằng họ đang bị buộc phải học các kỹ năng mới hoặc đảm nhận những trách nhiệm mới mà họ không hứng thú Điều này có thể dẫn đến sự bực bội và giảm sự hài lòng trong công việc, giảm động lực để họ học hỏi thêm kiến thức và nâng cao kỹ năng

d Thay đổi văn hóa doanh nghiệp

• Các tổ chức có văn hóa doanh nghiệp mạnh có mức độ gắn kết nhân viên cao hơn rất nhiều

so với các tổ chức có văn hóa doanh nghiệp yếu Các doanh nghiệp chủ động quản lý văn hóa doanh nghiệp của họ có tỷ lệ giữ chân nhân viên cũng cao hơn rất nhiều

• Sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp trong doanh nghiệp theo chiều hướng tích cực sẽ tạo môi trường làm việc gắn kết, thân thiện giúp nhân viên trong doanh nghiệp sẽ cảm giác

Trang 7

thoải mái, đoàn kết hơn với mọi người, giúp đỡ lẫn nhau, từ đó tạo động lực cho nhân viên học hỏi kiến thức từ đồng nghiệp, từ xếp với tinh thần đón nhận hơn Giúp tăng tính sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đội nhóm của từng nhân viên trong doanh nghiệp

• Sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp theo chiều hướng tiêu cực sẽ mang lại môi trường làm việc không tốt, chán nản dễ khiến nhân viên tìm môi trường mới Nhân viên sec không có động lực làm việc, không muốn nâng cao thêm kiến thức, tiếp thu kiến thức mới cách miễn cưỡng, kỹ năng cũng từ đó mà bị hạn chế, năng suất làm việc đi xuống

Nhìn chung, mặc dù các tác động tích cực của thay đổi phát triển thường lớn hơn các tác động tiêu cực, nhưng điều quan trọng là các tổ chức phải lưu tâm đến những thách thức tiềm ẩn này và nỗ lực giảm thiểu chúng càng nhiều càng tốt Điều này có thể liên quan đến việc cung cấp cho nhân viên sự hỗ trợ và nguồn lực để quản lý các tình trạng nêu trên Đồng thời việc nâng cao

kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng lãnh đạo

sẽ cải thiện đáng kể khó khăn và thách thức trong quá trình thay đổi doanh nghiệp

2 Ảnh hưởng tới nhà quản lý/ lãnh đạo

Để giúp nhân viên thích nghi với những thay đổi này, các tổ chức có thể cung cấp đầy đủ thông tin về các công nghệ mới được sử dụng trong hoạt động sản xuất, và những thay đổi cụ thể phải đối mặt Các tổ chức nên cung cấp các khóa đào tạo và hỗ trợ để giúp nhân viên học hỏi và thực hành những kỹ năng và kiến thức mới Cần tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, khuyến khích sự đổi mới và thái độ tích cực của nhân viên để giúp họ thích nghi với các thay đổi trong

hoạt động sản xuất Câu chuyện của tổ chức ở đây là trách nhiệm các lãnh đạo

a Thay đổi mô hình kinh doanh

Khi mô hình kinh doanh mới được áp dụng, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có thể thay đổi, khi đó nhà quản lý/ lãnh đạo cũng phải thay đổi kiến thức và kỹ năng để đáp ứng các mục tiêu của chiến lược mới

• Kiến thức về mô hình kinh doanh mới: Nhà quản lý cần hiểu rõ về mô hình kinh doanh mới gồm cách hoạt động, cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, chiến lược kinh doanh mới và mục tiêu của mô hình kinh doanh mới

• Kiến thức về khách hàng và thị trường: Nhà quản lý cần nắm bắt rõ xu hướng thị trường,

xu hướng tiêu dùng và nhu cầu của khách hàng, của đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược phù hợp với mô hình kinh doanh mới

• Ngoài ra để nhân sự thích nghi và làm việc hiệu quả với mô hình kinh doanh mới thì nhà quản lý cần có các kỹ năng như: kỹ năng lãnh đạo, quản lý; kỹ năng quản lý thay đổi; giao tiếp và đàm phán; phân tích và ra quyết định

Lấy ví dụ một số doanh nghiệp đang chuyển sang mô hình làm việc từ xa Điều này yêu cầu nhà quản lý có khả năng quản lý và tương tác trực tuyến với nhân viên Đòi hỏi ở nhà quản lý những kiến thức cơ bản về các nền tảng họp mặt, liên lạc trực tuyến đồng thời nhà quản lý cần học các kỹ năng lắng nghe và chia sẻ kịp thời những khó khăn, tâm tư, nguyện vọng của team để kịp

Trang 8

thời hỗ trợ họ, đảm bảo nhân viên từ xa nắm bắt được chiến lược và mục tiêu kinh doanh mới của công ty

b Thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh

Điển hình cho sự thay đổi này là thay đổi về mặt công nghệ ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các quá trình tự động hóa Điều này đòi hỏi nhà quản lý cần bổ trợ các kiến thức

về công nghệ thông tin mới nhất để áp dụng vào hoạt động doanh nghiệp, khả năng tư duy số, kiến thức về ngoại ngữ cũng khá cần thiết

• Kiến thức về công nghệ: Nhà quản lý cần hiểu về các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo AI,…và các công nghệ khác liên quan đến tự động hóa

• Kiến thức về quy trình sản xuất:Nhà quản lý cần hiểu rõ về quy trình sản xuất của doanh nghiệp từ đó đưa ra những chính sách ứng dụng công nghệ phù hợp

• Nhà quản lý cần trang bị cho mình kỹ năng quản lý dự án, phân tích và quản lý dữ liệu Nhà quản lý cũng cần nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển đội ngũ nhân viên để kịp thời cung cấp những kiến thức cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh

c Thay đổi quy mô, cơ cấu nhân lực

Con người là nhân tố chính trong mọi hoạt động của doanh nghiệp Khi họ được làm việc với những người lãnh đạo có đủ năng lực, họ sẽ phát huy tối đa năng suất của mình Khi quy mô,

cơ cấu nhân sự thay đổi, đòi hỏi kiến thức kỹ năng nhà quản lý cũng cần thay đổi, nâng cao cho phù hợp với nguồn nhân lực mới đó

• Kiến thức về quản lý: Trước tiên nhà quản lý cần hiểu rõ các nguyên tắc quản lý, quy trình và phương pháp quản lý hiệu quả đối với đội ngũ nhân sự trước đó, tìm ra khuyết điểm để tránh mắc phải khi thay đổi phương pháp quản lý với đội nhân sự mới Đồng thời cần điều chỉnh cách quản lý, đưa ra quy trình quản lý phù hợp với quy mô, cơ cấu nhân sự mới

• Kiến thức về tài chính: Nhà quản lý cần hiểu rõ các khía cạnh tài chính của doanh nghiệp

để đưa ra các quyết định chính sách nhân sự phù hợp, đảm bảo quy mô nhân sự mới hoạt động có hiệu quả với nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

• Kỹ năng quản lý nhân sự: Nhà quản lý cần có khả năng quản lý nhân sự hiệu quả, biết cách xây dựng một đội ngũ làm việc hiệu quả và tạo điều kiện để nhân viên phát triển, đóng góp tối đa, phát huy tiềm năng của đội nguc nhân sự mới thay đổi

d Thay đổi văn hóa doanh nghiệp

• Kiến thức về văn hóa doanh nghiệp: Nhà quản lý cần hiêu rõ về văn hóa hiện tại của doanh nghiệp và những yếu tố tiêu cực, tích cực của văn hóa doanh nghiệp hiện tại Nắm bắt thời điểm nhất thiết phải thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Trang 9

• Kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thay đổi: Nhà quản lý cần có khả năng hướn dẫn và tạo động lực cho nhân viên trong quá trình thay đổi văn hóa doanh nghiệp Họ cần biết cách truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và thuyết phục, cần có khả năng xác định mục tiêu, lập kế hoạch và triển khai, theo dõi quá trình thay đổi một cách có

hệ thống

III, Chọn một thay đổi: Thay đổi mô hình kinh doanh

1 Khái niệm mô hình kinh doanh

• Theo Alexander Osterwalder, mô hình kinh doanh chính là một đại diện cho sự đơn

giản hóa về lí luận kinh doanh của một doanh nghiệp Nó sẽ mô tả rõ ràng về việc doanh nghiệp sẽ chào bán cái gì, theo cách nào, làm thế nào để thiết lập mối quan hệ khách hàng… cuối cùng chính là doanh nghiệp sẽ tạo ra lợi nhuận bằng cách nào

• Khi bắt tay vào đầu tư kinh doanh, việc lựa chọn mô hình kinh doanh luôn là điều quan trọng, bởi nó chính là sự định vị và khái quát cho mọi mặt của doanh nghiệp

Nó giống như một bản kế hoạch, lộ trình rõ ràng với từng bước đi cụ thể để doanh nghiệp biết được mình cần phải làm gì để đảm bảo mục tiêu đã đề ra Để đứng vững

và phát triển, bản thân các chủ doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng xây dựng và hoàn thiện mô hình kinh doanh của mình

• Theo đó, thay đổi mô hình kinh doanh chính là quá trình đổi mới, điều chỉnh lại mô hình kinh doanh trước đó đã xây dựng ra Có thể hiểu rằng, sự chuyển đổi này về bản chất sẽ phản ánh trong cách thức doanh nghiệp mang lại giá trị cho khách hàng của mình

2 Giá trị và tầm quan trọng của thay đổi mô hình kinh doanh

Thay đổi mô hình kinh doanh là cần thiết để các công ty có thể tồn tại trong một thế giới

thay đổi nhanh chóng Theo Tạp chí kinh doanh đại học Harvard (HBR) kể từ năm 2000, 52%

các công ty trong danh sách Fortune 500 đã phá sản, bị mua lại hoặc không tồn tại và 75% sẽ được thay thế vào năm 2027 Những công ty bị mất đi trong danh sách này có một đặc điểm chung rất lớn là mô hình kinh doanh của họ gần như được giữ nguyên, rất ít sự thay đổi Đây chính là lý do

vì sao các doanh nghiệp phát triển nhanh với nhiều sự đột phá sẽ không thể “vắng bóng” đi những

sự thay đổi mô hình kinh doanh kịp thời

Việc thay đổi mô hình kinh doanh sẽ tạo ra cho doanh nghiệp những lợi ích như:

• Tạo ra những giá trị mới cho khách hàng và doanh nghiệp trong các giao dịch giữa hai bên và đặc biệt là doanh thu người bán

• Giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển khi thị trường thay đổi, nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng thay đổi, giúp mang đến ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ

• Giúp tăng độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp theo chiều hướng tích cực

• Giúp nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư, nhất là đối với những doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp Các nhà đầu tư sẽ nhìn vào khả năng phát triển trong tương lai của bạn thi mới quyết định có nên đầu tư hay không Một mô hình kinh

Trang 10

doanh có khả năng thích ứng tốt với xu hướng tương lai bao giờ cũng sẽ được đánh giá cao hơn

Ví dụ về chuyển đổi mô hình kinh doanh thành công:

• Apple: Trong giai đoạn đầu tiên, Apple rất vất vả để tìm kiếm các nguồn doanh thu của mình với việc đưa mọi sản phẩm ra thị trường như máy ảnh, máy nghe CD, TV,… Nhưng sau khi Steve Jobs quay trở lại vị trí CEO đã thực hiện một sự thay đổi mới trong

mô hình kinh doanh của mình Chính là tập trung vào các dòng sản phẩm điện tử đẹp mắt và tất nhiên họ đã rất thành công

• Uber: Ở nước ngoài, Uber đã thay thế ngành công nghiệp taxi truyền thống bằng cách phá vỡ cách mọi người đi lại và du lịch Ban đầu, Uber đắt gấp 1,5 lần so với taxi truyền thống nhưng lại phổ biến hơn vì đổi mới mô hình kinh doanh cụ thể bạn có thể dễ dàng đặt một chuyến Uber nhờ App trên smartphone thay vì gọi vào đường dây chính để nói chuyện với ai đó nhằm đặt taxi Uber đã giảm rắc rối cho khách hàng khi đợi xe và có thể theo dõi xe đó đã đến gần mình chưa, biển số xe cụ thể qua điện thoại Bên cạnh đó những chiếc xe của Uber có thể đi bất cứ đâu còn taxi chủ yếu đậu ở những khu vực nhất định

3 Hoạt động của HRM giúp doanh nghiệp thay đổi mô hình kinh doanh

a Giới thiệu về HRM

• HRM là cách viết tắt của Human Resources Management, dịch là quản trị nguồn nhân lực

• Đây là một chuỗi những nhiệm vụ giúp đảm bảo lợi thế giúp doanh nghiệp tuyển dụng

và giữ chân nhân tài Họ đảm nhận những vai trò quan trọng như: duy trì nguồn nhân lực, quản lý nguồn nhân lực, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực

• Mỗi doanh nghiệp HRM có các chức năng điển hình như: tìm kiếm, thu hút và tuyển dụng; thúc đẩy hiệu suất công việc của người lao động; nâng cao nghiệp vụ cho người lao động; xây dựng đội ngũ nhân sự nòng cốt; đề xuất thực hiện các chính sách phúc lợi; thiết lập hệ thống nguồn nhân lực; đề xuất cải tiến các vấn đề về nhân sự

b Khi doanh nghiệp thay đổi mô hình kinh doanh HRM cần làm gì?

Hoạt động 1: Phát triển và thực hiện chiến lược nhân sự mới

• Đánh giá và phân tích vị trí công việc: HRM đánh giá lại mô tả công việc, yêu cầu kỹ năng, trách nhiệm của từng vị trí trong công ty, xác định các vị trí cần bổ sung hoặc cắt giảm

• Đánh giá hiệu suất làm việc của từng nhân viên: thực hiện đánh giá nhân viên hiện tại

để xác định khả năng thích ứng với mô hình kinh doanh mới Dựa trên kỹ năng, kiến thức và hiệu quả công việc, HRM có thể phân loại nhân sự thành các nhóm khác nhau

• Thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nhân sự: HRM xác định số lượng nhân viên cần tuyển mới hoặc cắt giảm, định hình lại vị trí công việc, tuyển dụng nhân viên mới hoặc chuyển đổi nhân viên từ vị trí cũ sang vị trí mới để phù hợp với mô hình

• Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên: HRM cần giúp nhân viên cập nhật kiến thức, kỹ năng mới, giúp nhân viên hiểu rõ và ý thức được phạm vi chức năng công việc của mình một khi doanh nghiệp thay đổi công nghệ, thích ứng với mô hình kinh doanh mới của doanh nghiệp

Ngày đăng: 18/10/2024, 10:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w