Lưu ý trước khi đo góc đặt bánh xe Trước khi đo góc đặt bánh xe cần phải thực hiện các bước sau: - Đưa xe tới nơi bằng phẳng - Xe phải ở tình trạng không tải - Kiểm tra áp suất lốp tại
GÓC ĐẶT BÁNH XE
Những lưu ý và các bước chuẩn bị cho quy trình đo góc đặt bánh xe
Trước khi đo góc đặt bánh xe cần phải thực hiện các bước sau:
- Đưa xe tới nơi bằng phẳng
- Xe phải ở tình trạng không tải
- Kiểm tra áp suất lốp tại 4 bánh xe (3𝑘𝑔/𝑐𝑚 2 )
- Nhún trước và sau xe để hệ thống treo về vị trí bình thường
1.2 Quy trình đặt mâm xoay
Trước khi đo góc đặt bánh xe, cần đặt các mâm xoay dưới các bánh xe trước để xác định góc xoay của bánh và hỗ trợ cho việc xác định góc đặt bánh xe Quá trình đặt mâm xoay được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đặt con đội sao cho vị trí đội nằm ở chính giữa tâm cầu xe
Hình 1: Quá trình đặt vị trí con đội
Bước 2: Khóa van hơi và đạp bàn đạp con đội cho đến khi con đội chạm vào dầm cầu
Hình 2: Đạp bàn đạp nâng con đội
Bước 3: Gài lẫy và bơm cho con đội nâng xe lên
Hình 3: Bơm cho con đội nâng xe lên
Bước 4: Đặt mâm xoay vào bên dưới bánh xe sao cho tâm của nó trùng với tâm của bánh xe
Hình 4: Đặt mâm xoay dưới bánh xe
Bước 5: Xả van hơi từ từ để con đội hạ xe an toàn
Hình 5: Xả van hơi để hạ xe
Đo góc đặt bánh xe bằng tay
2.1 Dụng cụ, thiết bị thực hiện
Dụng cụ thực hiện: Đồng hồ đo áp suất lốp
Hình 6: Đồng hồ đo áp suất lốp xe
Dụng cụ định vị đầu gá đồng tâm trục bánh xe:
Hình 7: Dụng cụ định vị đầu gá trục bánh xe
Thiết bị thực hiện: Thiết bị đo góc đặt bánh xe bằng thước thủy
Hình 8: Thiết bị đo góc đặt bánh xe bằng thước thủy
Hình 9: Dụng cụ khóa thắng chân
2.2 Quy trình đo góc đặt bánh xe bằng tay
Bước 1: Mở logo chụp mâm bánh xe bằng vít dẹp
Bước 2: Gắn dụng cụ đầu gá đồng tâm trục bánh xe lên mâm bánh xe
Bước 3: Kết nối thiết bị đo góc đặt bánh xe bằng thước thủy lên dụng cụ đầu gá đồng tâm trục bánh xe
Hình 10: Kết nối thiết bị đo góc đặt bánh xe bằng thước thủy lên dụng cụ đầu gá đồng tâm trục bánh xe
Bước 4: (Đo góc camper) Canh vị trí bong bóng của thước D ngay giữa và đọc vị trí bong bóng của thước Camper (camper dương: góc 2 độ)
Hình 11: Đọc giá trị góc Camber của bánh xe
Bước 5: (Đo góc caster và king pin ) Đánh lái qua trái 1 góc 20 độ, điều chỉnh bong bóng của thước caster về 0, sau đó đánh lại qua phải 1 góc 40 độ và xem kết quả đo.
Đo góc đặt bánh xe bằng máy
3.1 Dụng cụ, thiết bị thực hiện
Thực hiện trên xe Toyota Hiace
Các dụng cụ và thiết bị thực hiện:
- Pin cho các cảm biến đo góc đặt bánh xe:
Hình 13: Pin cảm biến đo góc đặt bánh xe
- Cảm biến đo góc đặt bánh xe kèm gá đỡ
Hình 14: Cảm biến đo góc đặt bánh xe kèm gá đỡ
3.2 Quy trình đo góc đặt bánh xe bằng máy
Hoàn thành các bước chuẩn bị trước khi đo góc đặt bánh xe Sau đó, tiến hành quy trình đo góc đặt bánh xe bằng máy như sau:
Bước 1: Gắn các cảm biến lên các bánh xe (xác định đúng cảm biến nào đặt trên bánh xe nào dựa vào kí hiệu trên cảm biến)
Hình 15: Kí hiệu vị trí của cảm biến cần lắp ở đâu
Bước 2: Gắn các gá của cảm biến lên bánh xe và cố định chúng lại
Hình 16: Đặt các cảm biến lên bánh xe
Bước 3: Lắp pin cho các cảm biến
Hình 17: Lắp pin cho các cảm biến
Bước 4: Sử dụng dây nối để kết nối máy tính với các cảm biến
Hình 18: Kết nối máy cảm biến với các cảm biến bằng dây cáp
Trên bộ cảm biến sẽ có hai ổ cắm dây, ổ bên trái sẽ kết nối cảm biến phía trước với máy tính và ổ bên phải kết nối cảm biến phía trước với cảm biến phía sau
Hình 19: Hai ổ cắm dây trên cảm biến
Bước 5: Sử dụng máy đo góc đặt bánh xe: Tiến hành khởi động máy tính và truy cập vào phần mềm Aligner
Hình 20: Giao diện phần mềm Aliger trên máy tính
Chọn dòng xe phù hợp với xe thực tế
Hình 21: Khai báo dòng xe trên phần mềm
Nhập thông tin khách hàng rồi nhấn F6
Hình 22: Điền thông tin liên hệ khách hàng
Màn hình hiển thị bảng thông số tiêu chuẩn của xe, nhấn F6 để tiếp tục
Hình 23: Bảng số tiêu chuẩn góc đặt bánh xe của dòng xe được chọn
Giao diện cho biết máy tính chưa được kết nối với cảm biến
Hình 24: Giao diện trạng thái kết nối tới các cảm biến
Bước 6: Bật nguồn của các cảm biến, nhấn nút OK
Hình 25: Bật nguồn cảm biến
Quan sát trên màn hình máy tính, thấy các vòng chuyển từ màu đỏ sang xanh thì lúc hoàn thành việc kết nối, sau đó nhấn F6 để tiếp tục
Hình 26: Hoàn thành kết nối các cảm biến với máy tính
Giao diện hướng dẫn các bước cần chuẩn bị trước khi đó, sau đó nhấn F6
Hình 27: Giao diện hướng dẫn các bước thực hiện trước khi đo góc đặt bánh xe
Sau khi thực hiện đúng các bước trên, tiếp tục đánh vô lăng để đo các góc hợp theo chỉ dẫn trên màn hình máy tính, rồi nhấn F6 để tiếp tục
Hình 28: Thực hiện đánh vô lăng để đo góc đặt bánh xe
Sau khi thực hiện xong các bước đánh vô lăng như hướng dẫn, màn hình sẽ hiển thị các giá trị của các góc
3.3 Đọc kết quả đo trên máy
Sau khi thực hiện các bước trên ta xác định được các góc đặt bánh xe như sau:
Hình 29: Kết quả đo được các góc đặt trên phần mềm
Quan sát thấy góc Toe, Camber, Caster ở 2 bánh trước đều bị lệch so với góc chuẩn của xe nên ta tiến hành thực hiện điều chỉnh theo hướng dẫn trên máy như sau:
Hình 30: Điều chỉnh bánh sau
Hình 31: Chuẩn bị các bước điều chỉnh bánh trước
Hình 32: Điều chỉnh bánh trước
Hình 33: Kết quả điều chỉnh
CÂN BẰNG ĐỘNG BÁNH XE
Lưu ý trước khi cân bằng động bánh xe
Các bước cần thực hiện trước khi cân bằng động bánh xe:
- Vệ sinh lốp xe cần cân bằng động: Lấy hết các kim loại, sỏi đá,… ghim vào lốp xe
- Bơm đủ áp suất vào lốp theo tiêu chuẩn
- Mở hết các chì cũ đính trên lốp bằng kìm mở chì
Dụng cụ, thiết bị thực hiện
Dụng cụ cần thực hiện:
− Dụng cụ kiểm tra áp suất lốp
− Kìm đóng/mở chì trên lốp
− Mặt côn kim loại cố định lốp xe
− Kẹp đo bề rộng vành lốp
Thiết bị thực hiện: Máy cân bằng động bánh xe
Các bước cân bằng động bánh xe
Bước 1: Mở đai ốc xà nhông gắn trên trục xoay của máy
Bước 2: Chọn mặt côn phù hợp với lỗ tâm lốp xe và lắp lên trục quay
Hình 34: Chọn mặt côn phù hợp với lốp xe
Bước 3: Lắp bánh xe vào trục xoay theo đúng chiều (sao cho đường kính trong của vành nằm trên mặt côn)
Hình 35: Lắp bánh xe vào trục quay đúng chiều
Bước 4: Xiết đai ốc xả nhông với lực vừa đủ
Hình 36: Xiết đai ốc xả nhông
Bước 5: Mở máy cân bằng động bánh xe
Hình 37: Mở công tắc máy cân bằng động bánh xe
Bước 6: Thiết lập khai báo các thông số lốp xe trên máy Đo khoảng cách từ máy tới lốp và chỉnh sửa lại giá trị khoảng cách tới lốp trên máy
Hình 38: Đo khoảng cách tới lốp xe Đo bề rộng của vành lốp và chỉnh sửa lại giá trị bề rộng của vành lốp
Hình 39: Đo bề rộng vành lốp Đọc giá trị đường kính của vành lốp và nhập trên máy
Hình 40: Nhập giá trị đường kính vành lốp trên máy
Bước 7: Cho máy chạy và cho lốp xe xoay
Hình 41: Cho máy bắt đầu cân bằng động
Bước 8: Đọc giá trị kết quả của máy và xác định bên nào của lốp cần đóng chì
Bước 9: Xoay bánh xe tới vị trí máy báo 6 vạch và xác định vị trí 12h trên lốp
Hình 42: Đánh dấu vị trí bị hụt khối lượng nhiều nhất
Bước 10: Chọn miếng chì vừa đủ giá trị còn thiếu mà máy đọc được đóng vào lốp tại vị trí đã xác định
Hình 43: Đóng chì vào vị trí đã xác định
Bước 11: Cho máy chạy lại để kiểm tra
Hình 44: Cho máy chạy lại để kiểm tra
Nếu vẫn còn sự chênh lệch khối lượng 2 bên của lốp thì tháo chì và thực hiện lại từ đầu cho đến khi khối lượng của 2 bên của lốp bằng nhau
Hình 45: Lốp xe đã được cân bằng động
Kết quả cân bằng động bánh xe
Việc cân bằng động bánh xe được thực hiện thường xuyên mỗi khi sự tác động tới lốp xe Người ta thường cân bằng động lại bánh xe khi vá lốp, bơm lốp, thay lốp, thay vành,… Việc cân bằng lại lại bánh xe mang lại các lợi ích sau:
− Đảm bảo sự cân bằng của bánh xe ở các phía, mang lại khả năng vận hành ổn định và an toàn hơn
− Bánh xe sau khi được cân bằng động sẽ có độ bền cao hơn (mòn đều ở các vị trí; không bị đảo bánh; không gây ảnh hưởng đến các chi tiết khác như vòng bi, trục bánh xe, thước lái), giúp chất lượng lái trở nên tốt hơn.