Sự ra đời Xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân lao động muốn thoát khỏi sự áp bức, bất công và chuyên chế, ước mơ xây dựng một xã hội công bằng và những giá trị con người được tôn trọng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
===000===
BÀI TẬP LỚN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
CHỦ ĐỀ: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN XÂY
DỰNG NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Hà Khánh Huyền Mã SV: 11222870
Lớp chuyên ngành: Kế Toán 64C Khóa 64 GĐ: 2022-2026
Lớp: Chủ nghĩa xã hội khoa học 29
Hà Nội - 09/2023
Trang 21 Sự ra đời, bản chất, chức năng của nhà nước XHCN
a Sự ra đời
Xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân lao động muốn thoát khỏi sự áp bức, bất công và chuyên chế, ước mơ xây dựng một xã hội công bằng và những giá trị con người được tôn trọng, bảo vệ, có điều kiện để phát triển tự do năng lực của mình, nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản
Khái niệm về nhà nước XHCN: Nhà nước XHCN là một kiểu nhà nước mà ở
đó, sự thống trị chính trị thuộc về giai cấp công nhân, do cách mạng XHCN sản sinh
ra và có sứ mệnh xây dựng thành công của CNXH, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội trong xã hội xã hội chủ nghĩa
b Bản chất của nhà nước XHCN
Tính ưu việt về mặt bản chất của nhà nước XHCN so với các kiểu nhà nước khác được thể hiện qua các phương diện:
Về chính trị: nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích chung của quần chúng nhân dân lao động
Về kinh tế: bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định của cơ sở kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa đó là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu Do đó không còn tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột
Về văn hóa - Xã hội: nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng tinh thần là lý luận của chủ nghĩa mác Lênin và nhiều giá trị văn hóa tiên tiến tiến bộ của nhân loại, đồng thời mang bản sắc riêng của dân tộc Sự phân hóa giữa các giai cấp, tầng lớp từng bước được thu hẹp, các giai cấp, tầng lớp được bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực, cơ hội để phát triển
2 Chức năng của nhà nước XHCN
Trang 3Tùy theo góc độ tiếp cận, nhà nước XHCN được chia thành các chức năng khác nhau:
Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước
xã hội chủ nghĩa được chia thành chức năng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
Căn cứ vào tính chất của quyền lực nhà nước chức năng của nhà nước được chia thành chức năng giai cấp (trấn áp) và chức năng xã hội (tổ chức và xây dựng)
Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới là nội dung chủ yếu và là mục đích cuối cùng của nhà nước XHCN
3 Mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a Dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chỉ trong xã hội dân chủ xã hội chủ nghĩa, người dân mới có thể:
- Lựa chọn một cách công bằng bình đẳng những người đại diện cho quyền lợi chính đáng của mình vào bộ máy nhà nước
- Tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động quản lý của nhà nước Tính ưu việt của nền Dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Kiểm soát một cách có hiệu quả quyền lực của nhà nước
- Ngăn chặn được sự tha hóa của quyền lực nhà nước
- Đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu đến lợi ích của người dân
Ngược lại, nếu các nguyên tắc của nền Dân chủ xã hội chủ nghĩa bị vi phạm
Trang 4- Việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ không được thực hiện
- Quyền lực của nhân dân sẽ bị biến thành quyền lực của một nhóm người, phục
vụ cho lợi ích của một nhóm người
b Nhà nước xã hội chủ nghĩa trở thành công cụ quan trọng cho việc thực thi quyền làm chủ của người dân
Bằng việc thể chế hóa ý chí của nhân dân thành các hành lang pháp lý, phân định một cách rõ ràng quyền và trách nghiệm của mỗi công dân, nhà nước XHCN
- Đầu tiên là cơ sở để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình
- Thứ hai là công cụ bạo lực để ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân, bảo vệ nền Dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hôi chủ nghĩa
Theo V.I.Lênin, con đường vận động phát triển của nhà nước xã hôi chủ nghĩa
là ngày càng hoàn thiện các hình thức đại diện nhân dân thực hiện và mở rộng dân chủ, nhằm lôi cuốn ngày càng đông đảo nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý
xã hội
Thông quan hoạt động quản lý của nhà nước, các nguồn lực xã hội được tập hợp, tổ chức và phát huy hướng đến lợi ích của nhân dân Ngược lại, nếu nhà nước xã hội chủ nghĩa đánh mất bản chất của mình sẽ tác động tiêu cực đến nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, nhà nước:
- Là thiết chế có chức năng trực tiếp nhất trong việc thể chế hóa và tổ chứ thực hiện những yêu cầu dân chủ chân chính của nhân dân
- Là công cụ sắc bén nhất trong cuộc đấu tranh với mọi mưu mô đi ngược lại với lợi ích của nhân dân
- Là thiết chế tổ chức có hiệu quả trong việc xây dựng xã hội mới
Trang 5- Là công cụ hữu hiệu để vai trò lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội được thực hiện
Nhà nước là “trụ cột”, “một công cụ chủ yếu, vững mạnh” của nhân dân trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
4 Liên hệ thực tiễn xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a Những thành tựu và hạn chế trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền
Thành tựu
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng là một trong những nhiệm vụ có tính chiến lược trong quá trình thực hiện các mực tiêu phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 Sự xác định mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chủ nghĩa trong Báo cáo chính trị của Đại hội X không chỉ là khẳng định quyết tâm chính trị của đẳng ta trong việc đẩy mạnh cải cách
tổ chứ và hoạt động của nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế mà còn là
sự đánh dâu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp xây dựng nhà nước kiểu mới – một nhà nước của dân, do dân, vì dân
Quá trình xây dựng, tăng cường nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta trong suốt mấy chục năm qua (đặc biệt trong những năm đổi mới) đã đưa lại nhiều kết quả tích cực nghị quyết Hội nghị lần thứ III khóa VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng và các Văn kiện Đại hội Đảng khóa Ĩ, X đã khẳng định công cuộc xây dựng và hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có những tiến
bộ quan trọng
Đã từng bước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân Hiến pháp 1992 và nhiều Bộ luật, Luật, Pháp lẹnh đã được ban hành, tạo khuôn khổ pháp lý để nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng… Đã có nhiều quyết định cải cách có ý nghĩa quan trọng trên lĩnh vực xây dựng nhà nước và
Trang 6pháp luật, làm cơ sở cho đổi mới chính trị, đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước
Dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát huy trên nhiều lĩnh vực Dân chủ
về kinh tế ngày càng được mở rộng đã tác động tích cực đến việc giải phóng sức sản xuất, là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân Dân chủ về chính trị có bước tiến quan trọng, thể hiện ở việc bầu các cơ quan dân cử, ở chất lượng dinh hoạt của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, tại các cuộc thảo luận của nhân dân tham gia ý kiến xây dựng các dự án luật, trong hoạt động của báo chí…
Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, trước hết là của cơ quan hành chính nhà nước, đã có một bước điều chỉnh theo yêu cầu của quá trình chuyển
từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang quản lý nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước đã có bước đổi mới, vừa bảo đảm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy trách nhiệm, tính chủ động của các cơ quan nhà nước
Hạn chế
Bộ máy nhà nước ta chưa thật trong sạch, vững mạnh; tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu còn nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn; hiệu lực quản lý, điều hành chưa cao; kỷ cương xã hội còn bị buông lỏng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, nhà nước ta
Quản lý nhà nước chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới; chưa phát huy đầy đủ mặt tích cực và hạn chế được tính tự phát, tiêu cực của kinh tế thị trường Đất đai, vốn và tài sản nhà nước chưa được quản lý chặt chẽ, sử dụng lãng phí và thất thoát nghiêm trọng
Trang 7Tổ chức bộ máy nhà nước còn nặng nề, sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thục hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp còn có những điểm chưa rõ về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ, phân cấp trung ương – địa phương còn một số mặt chưa cụ thể cho tình trạng tập trung quan liêu cũng như phân tán, cục bộ chậm được khắc phục
Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước vẫn còn tình trạng buông lỏng và bao biện, chồng chéo nên chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực điều hành của bộ máy nhà nước
Có điều nguyên nhân gây nên những yếu kém của hệ thống chính trị, của bộ máy nhà nước, trong đó chủ yếu là:
Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế là nhiệm vụ mới mẻ, hiểu biết của chúng ta còn ít, có nhiều việc phải cừa làm, vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm
Đảng chưa làm tốt việc lãnh đạo cụ thể hóa nghị quyết của Đảng và xây dựng nhà nước để có chủ trương kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong thực tiễn đổi mới, đặc biệt là những vấn đề nổi lên ngày càng bức xúc như tình trạnh quan liêu, lãng phí, tham nhũng, thiếu trách nhiệm trong bộ máy nhà nước; thiếu những biện pháp tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương kiên quyết, hợp lý và đủ mạnh để tạo chuyển biến tích cực nhằm khắc phục những khuyết điểm, yếu kém
Chưa kịp thời tổng kết thực tiễn và còn thiết cơ sở khoa học khi quyết định một
số chủ trương về sắp xếp điều chỉnh tổ chức bộ máy ở trung ương và địa phương nên khi thực hiện có vướng mắc, hiệu quả và tác dụng còn hạn chế
Các cơ quan nhà nước chưa phát huy đầy đủ trách nhiệm trong việc quán triệt
và tổ chứ thực hiện các nghị quyết của Đảng; trong việc tự đổi mới, tự chỉnh đốn, bảo dảm sự trong sạch và nâng cao hiệu quản hoạt động ở từng cơ quan, đơn vị
Trang 8Các đoàn thể quần chúng chưa chú trọng xây dựng các nội dụng cụ thể, thiết thực và đổi mới phương thức hoạt động để tổ chức vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ trong việc tham gia xây dựng chính quyền, giám sát hoạt động của cán
bộ, công chức nhà nước và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật
b Các yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghia của dân,
do dân, vì dân trong giai đoạn mới
Để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao đối với việc xây dựng Nhà nước trong thời
kỳ mới, trong các văn kiện của Đảng các Đại hội VIII, IX, X, XI… đã nhấn mạnh một số chủ trương, nhiệm vụ với các yêu cầu sau đây:
Một là, tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân qua
các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước, nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của
cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước
Hai là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; cán bộ, công chức nhà nước thật sự là công bộc, tậ tụy phục vụ nhân dân
Ba là, tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với Nhà nước; xây dựng và hoàn
thiện nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng phù hợp với đặc điểm, tính chất của các cơ quan nhà nước ở từng cấp, chú trọng sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng đối với việc kiểm soát trong quản lý kinh tế, tài chính
c Những phương hướng cơ bản xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
Mở rộng dân chủ xã hôi chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý Nhà nước
Trang 9Phương hướng vừa cơ bả vừa cấp bách hàng đầy lúc này là giữ vựng và phát huy bản chất tốt đẹp của nhà nước ta, ngăn chặn và đẩy lùi tinh trạng suy thoái đọa đức, tham những, lãng phú, quan liêu, sách nhiễu nhân dân trong bộ máy nhà nướ Đây là vấn đề có ý nghiac sống còn đối với chế độ ta Chính quyền có trong sạch, được dân tin yêu, ủng hộ thì mới vững mạnh, có hiệu lực chỉ có dựa vào sức mạng của nhân dân mới xây dựng được chính quyền trong sạch, giữ vũng kỷ cương, an ninh, quốc phòng, tạo động lực to lớn phát triển kinh tế - xã hội
Để thực hiện phương hướng trên, điều quan trọng hàng đầu là nâng cao chất lượng chế dộ dân chủ đại diện, mở rộng và có cơ chế từng bước thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp một cách thiết thực, đúng hướng và có hiệu quả Để thực hiện được phương hướng nêu trên cần triển khai các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tiếp tục cải tạo chế độ bầu cử các cơ quan dân cử, bảo đả cho cử tri
tiếp xúc, đối thoại với từng ứng cử viên, có đủ thông tin để trao đổi, nhân xét, lựa chọn và bầu cử đại biểu của mình thực sự dân chủ trên cơ sở có sự lãnh đạo, hướng dân về tiêu chuẩn, cơ cấu Cải tiến cách thức để nhân dân thảo luận và đóng góp ý kiến về tiêu chuẩn, cơ cấu Cải tiến cách thức để nhân dân tham gia thảo luận và góp
ý kiến vào các dự án luật, các dự thảo nghị quyết quan trọng của Đảng và Nhà nước thật sự thiết thực và có hiệu quả; tránh làm hình thức, tràn lan, tốn kém
Thứ hai, nâng cai chất lượng hoạt động của các cơ quan dân cử (Quốc hội, Hội
đồng nhân dân) để các cơ uqan này thực sự là cơ quan đại diện của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước trong việc xem xét và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương
Thứ ba, đẩy mạnh cải cách thể chế và thủ tục hành chính trong các lĩnh vực
trực tiếp liên quan đến đời sống nhân dân Các nội dung trên được đăng trên các phương tiện thông tin, công báo; niêm yết hoặc lưu trữ ở các phòng thông tin, trụ sở, nơi tiếp dân
Trang 10Thứ tư, xác định rõ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo nhân dân Xử lý nghiêm minh các hành vi trì hoãn, chậm trễ, làm sai lệch, can thiệp trái pháp luật hoặc lẩn tránh trách nhiệm đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo Cần có quy ché tạo thuận lợi để người dân trình bày ý nguyện, thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình, ngăn chặn những hành vi lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây rối
Thứ năm, các cơ quan có thẩm quyền lập pháp, lập quy cần rà soát, sửa đổi, bổ
sung và xây dựng mới các văn bản pháp luật với các định chế cụ thể, rõ ràng về quyền giám sát, kiểm tra của nhân dân trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối, thu chi ngân sách, tài chính, các chế dộ thu và sử dụng học phí, viện phí… trong các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh, trường học, bệnh viện
Thứ sáu, nghiên cứu thực hiện từng bước chế độ dân chủ trực tiếp, trước hết ở
cấp cơ sở:
Ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, kinh doanh cần có quy chế báo cáo công khai các công việc đã làm, vấn đề sử dụng tài sản, thu chi tài chính và quy định những việc phải do đại hội đoàn thể cán bộ, công nhân trong đơn vị xem xét và biểu quyết
Định kỳ 6 tháng và một năm, Hội đồng nhân dân và Uy ban nhân dân xã, phường phải báo cáo công khai với dân về các công việc đã làm, tính hình sử dụng tài sản, tài chính, ngân sách, các khoản đóng góp của dân, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản
Hàng năm, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp có báo cáo tổng kết công tác và thông qua những hình thức phù hợp, thông qua mặt trận và các đoàn thể
để phê bình, tự phê bình trước nhân dân và đề nghị nhân dân nhận xét và đánh giá
Tiếp tục cải chính nền hành chính của nhà nước
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ: