Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, tại Đại hội IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua việc xác lập vị
Trang 2MỤC LỤC
1.1 Đặc điểm quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là bỏ qua chế độ
1.2 Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và phương hướng xây dựng
1.2.1 Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 4 1.2.2 Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 4
2 NHIỆM VỤ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU Xuất phát từ xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất thấp, chịu nhiều hậu quả của chiến tranh và thường xuyên bị các thế lực thù địch tìm cách phá hoại nền độc lập, Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, tại Đại hội IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ này để phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng nền kinh tế hiện đại Có thể nói đây là một sự lựa chọn đúng đắn, khoa học, phản ánh đúng quy luật phát triển khách quan của cách mạng Việt Nam
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 cùng nhiều phương tiện, chúng ta ngày càng dễ dàng tiếp thu được tinh hoa từ thế giới Tuy nhiên, không phải kiến thức nào cũng là đúng đắn và tốt đẹp, đặc biệt trong hoàn cảnh chính trị thế giới trở nên phức tạp hơn bao giờ hết Là một sinh viên trong thời đại hội nhập, em nhận thấy sự quan trọng và cấp thiết của việc thanh niên Việt Nam hiểu rõ chế độ xã hội chủ nghĩa mà toàn Đảng, toàn dân ta đang cùng nhau xây dựng, hiểu rõ các nhiệm vụ cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Để từ đó đóng góp sức mình, vừa đưa quốc gia hội nhập sâu rộng với thế giới, đưa văn hóa Việt Nam đến với bạn bè năm châu, vừa bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Vì vậy, em lựa chọn đề tài “Những nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” cho bài nghiên cứu lần này bởi đây là một đề tài có ý nghĩa và mang tính thực tiễn cao
Trong quá trình hoàn thiện bài tiểu luận này, bản thân em tuy đã cố gắng hết sức nhưng vẫn có thể xuất hiện những thiếu sót, nhầm lẫn không mong muốn Em kính mong nhận được sự góp ý cũng như giúp đỡ từ cô để tiểu luận được hoàn thiện hơn và em có thể củng cố thêm vốn hiểu biết của mình Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4NỘI DUNG CHÍNH
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1.1 Đặc điểm quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện vừa thuận lợi vừa khó khăn đan xen, với những đặc trưng cơ bản sau:
- Xuất phát từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp Tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa và nền độc lập dân tộc của nhân dân ta
- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ; nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hóa sâu sắc; ảnh hưởng tới nhịp độ phát triển và cuộc sống của các dân tộc
- Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ Các nước với chế
độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc
- Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là lựa chọn đúng đắn, khoa học, phản ánh đúng quy luật phát triển khách quan của cách mạng Việt Nam
Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan
hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học công nghệ, phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại Tư tưởng mới, phản ánh nhận thức mới, tư duy mới của Đảng ta về con đường
đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, cần được hiểu đầy đủ với những nội dung sau: Thứ nhất, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường cách mạng tất yếu khách quan
Thứ hai, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa Trong thời kỳ quá độ, nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và thành phần kinh tế tư nhân tư bản chủ nghĩa không chiếm
Trang 5vai trò chủ đạo; thời kỳ quá độ còn nhiều hình thức phân phối; vẫn còn quan hệ bóc lột và bị bóc lột, nhưng quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa không giữ vai trò thống trị Thứ ba, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đòi hỏi phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đạt được dưới chủ nghĩa tư bản Thứ tư, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là tạo ra
sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả lĩnh vực, là sự nghiệp khó khăn phức tạp, lâu dài đòi hỏi quyết tâm chính trị cao và khát vọng lớn của toàn Đảng, toàn dân 1.2 Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
1.2.1 Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã phát triển mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam với tám đặc trưng1, trong đó có đặc trưng về mục tiêu, bản chất, nội dung của xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, đó là:
Một là, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Hai là, do nhân dân làm chủ
Ba là, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp
Bốn là, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Năm là, con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện
Sáu là, các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng
và giúp nhau cùng phát triển
Bảy là, có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo
Tám là, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới
1.2.2 Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
Tại Đại hội XI, Đảng ta xác định8 phương hướng2đòi hỏi toàn Đảng, toàn
2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr.70.
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr.68.
Trang 6quân và toàn dâu nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, ý chí tự lực, tự cường, phát huy mọi tiềm năng và trí tuệ, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức xây dựng đất nước, đó là:
Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường
Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội
Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất
Bảy là, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
2 NHIỆM VỤ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (2016) đã xác định mục tiêu từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.”3 Để thực hiện thành công các mục tiêu trên của Đảng, toàn Đảng, toàn dân ta cần thực hiện tốt12 nhiệm vụ4cơ bản sau đây: (1) Phát triển kinh tế nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ
4 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, Hà Nội, 2016, tr.77-80.
3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, Hà Nội, 2016, tr.76.
Trang 7cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển kinh tế tri thức; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ (2) Tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật kỷ cương, công khai, minh bạch trong năng lực quản lý của Nhà nước
(3) Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ; phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ
(4) Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con người Việt Nam phát triển toàn diện, đất nước bền vững, bảo vệ Tổ quốc
(5) Quản lý tốt sự phát triển của xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi; thực hiện chính sách với người có công; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân; thực hiện tốt chính sách lao động, việc làm, thu nhập; xây dựng môi trường sống lành mạnh, văn minh, an toàn
(6) Khai thác, sử dụng và quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu
(7) Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh
(8) Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nâng cao vị thế,
uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới
(9) Hoàn thiện, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc
(10) Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tệ nạn xã hội và tội phạm
(11) Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong, sức chiến đấu, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất của Đảng
Trang 8(12) Tiếp tục quán triệt và xử lý tốt các mối quan hệ lớn: quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa Nhà nước và thị trường;
II LIÊN HỆ BẢN THÂN
Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
“Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030” của văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.”5Đặc biệt đối với thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước, nắm giữ vai trò then chốt đưa đất nước phát triển, hội nhập và là lực lượng to lớn trong việc giữ gìn và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay Trong bối cảnh toàn cầu hóa ảnh hưởng sâu rộng đến quốc gia, trách nhiệm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đưa Việt Nam đi khắp năm châu nhưng vẫn giữ được những truyền thống văn hóa đặc sắc quê nhà càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết
Dưới sự tác động mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa và cuộc cách mạng 4.0, lối sống của người Việt Nam hiện đang có nhiều thay đổi Bên cạnh những tác động tích cực giúp người Việt hiện đại hóa tư duy, sáng tạo và thích ứng nhanh hơn thì xã hội Việt Nam cũng xuất hiện nhiều sự xuống cấp đạo đức và sự lệch lạc trong lối sống của một bộ phận giới trẻ Việc đề cao và tôn sùng văn hóa phương Tây, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ đã ảnh hưởng tiêu cực đến thuần phong
mỹ tục của dân tộc Vậy nên, là những thanh niên trẻ, vừa được giáo dục các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa từ thế giới, điều quan trọng nhất là giữ bản thân “hòa nhập nhưng không hòa tan”, tận dụng kiến thức và
cơ hội để đưa văn hóa, con người Việt Nam vươn ra thế giới
Để đạt được điều đó, thế hệ trẻ Việt Nam cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Chúng ta cần tích cực, chủ động rèn cho mình lối sống vừa truyền thống vừa hiện đại; cần phải học
5 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, t I, Hà Nội, 2021
Trang 9hỏi, tiếp thu có chọn lọc và kế thừa những thành tựu, tinh hoa, nhưng điều tốt đẹp từ thế giới, đồng thời giữ gìn truyền thống bản sắc người Việt và loại bỏ những phong tục cổ hủ, hạn chế sự phát triển con người như trọng nam khinh nữ, tảo hôn hay cúng ốm đau, Bên cạnh đó, các bạn trẻ cũng cần tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền về văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc; ví dụ như những cuộc hội thảo tìm hiểu về giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, về sự giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại hay các lễ hội giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, quốc gia Để thế hệ trẻ Việt Nam là những người vừa có thể tham gia vào những buổi dạ hội, khiêu vũ, cháy hết mình trong các buổi hòa nhạc concert nhưng cũng không quên về nhà dâng hương lên ông bà tổ tiên những dịp lễ, Tết hay đám giỗ, đám cưới; vừa có thể lắc lư theo những bài hát Hàn Quốc, US-UK nhưng không quên thưởng thức các loại hình nghệ thuật đặc sắc của đất nước mình Hay thế hệ trẻ Việt Nam cũng trở thành cầu nối để kể nhiều câu chuyện văn hóa Việt Nam hơn với thế giới và
áp dụng những bài học từ thế giới về Việt Nam
Có thể nói, thanh niên trẻ Việt Nam đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Là một sinh viên, em ý thức được trách nhiệm to lớn của đất nước, đồng thời là niềm tin của Đảng vào thế hệ trẻ chúng em Bên cạnh việc học tập và làm theo những phương hướng, đường lối đúng đắn của Đảng, em sẽ cố gắng tích cực trau dồi kiến thức kinh nghiệm từ thế giới, kết hợp với giá trị truyền thống của nước mình, đưa Việt Nam vươn xa
Trang 10KẾT LUẬN Ngay từ khi ra đời (2/1930), Đảng ta đã xác định rõ ràng và dứt khoát con đường phát triển của cách mạng Việt Nam, là con đường xã hội chủ nghĩa Và quá
độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một sự lựa chọn đúng đắn, khoa học, phản ánh đúng quy luật phát triển khách quan của cách mạng Việt Nam Việc nắm rõ những nhiệm vụ cơ bản của thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sẽ giúp toàn Đảng, toàn dân ta thực hiện các mục tiêu đề ra, đưa Việt Nam từng bước phát triển thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Và trong tiến trình phát triển của đất nước, không thể bỏ qua một lực lượng có vai trò vô cùng quan trọng đó chính là thanh niên Việt Nam
Những công dân trẻ được sinh ra và lớn lên trong bối cảnh toàn cầu hóa, vừa được giáo dục những giá trị văn hóa của dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa nhân loại từ thế giới, là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước Đặc biệt trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Thế hệ trẻ Việt Nam hòa nhập với thế giới nhưng không hòa tan, rèn cho mình lối sống vừa truyền thống vừa hiện đại, tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa của dân tộc
để góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc