LỜI MỞ ĐẦUĐối với mỗi con người, hôn nhân là bước ngoặt lớn, là dấu mốc cho sự thay đổi lớn trong cuộc đời của mỗi người, là kết quả của tình yêu giữa nam và nữ trên cơ sở tự nguyện và b
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-*** -BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ HÔN NHÂN TIẾN BỘ VÀ VẬN DỤNG CỦA BẢN THÂN
Giáo viên hướng dẫn : TS Lê Ngọc Thông
Họ và tên SV : Nguyễn Ngọc Long
Lớp tín chỉ : 22
Mã SV : 11218979
Hà Nội, tháng 3 năm 2023
0
Trang 2A LỜI MỞ ĐẦU 2
B NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC LÊNIN VỀ CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN TIẾN BỘ 2
1 Cơ sở lý luận: “Quan điểm của chủ nghĩa Mac Lênin về chế độ hôn nhân tiến bộ” 2
1.1 Hôn nhân tự nguyện 3
1.2 Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng 3
1.3 Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý 4
2 Cơ sở thực tiễn 4
2.1 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về chế độ hôn nhân tiến bộ 4
2.2 Những thực tế nảy sinh trong việc thực hiện chế độ hôn nhân tiến bộ ở Việt Nam 6
2.2.1 Hiện tượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết 6
2.2.2 Vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng 7
CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG CỦA BẢN THÂN VỀ CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN TIẾN BỘ 8
1 Định hướng vận dụng 8
1.1 Thành công 8
1.2 Hạn chế 9
1.3 Định hướng phát triển 10
2 Thực trạng vận dụng chung của bản thân về hôn nhân tiến bộ 10
2.1 Những thành công của sự vận dụng 10
2.1.1 Chấp hành nghiêm chính các quy định của Đảng và Nhà nước về hôn nhân tiến bộ 10
2.1.2 Tránh yêu sớm, “sống thử” và ủng hộ hôn nhân đồng giới 11
2.1.3 Tham gia tích cực các phong trào hôn nhân ở địa phương sinh sống 13
2.2 Những hạn chế 13
2.2.1 Tiếp nhận du nhập văn hóa nước ngoài 13
2.2.2 Kết hôn sớm và li hôn vội 14
2.3 Nguyên nhân dẫn đến thành công và chưa khắc phục hạn chế 14
2.3.1 Nguyên nhân dẫn đến thành công 14
2.3.2 Nguyên nhân còn hạn chế 14
3 Những góp ý của bản thân nhằm hoàn thiện chế độ hôn nhân tiến bộ 15
3.1 Xóa bỏ hủ tục, văn hóa lạc hậu trong hôn nhân 15
3.2 Hoàn thiện Bộ luật về hôn nhân 16
C KẾT LUẬN 16
DANH MỤC THAM KHẢO 17
1
Trang 3A LỜI MỞ ĐẦU
Đối với mỗi con người, hôn nhân là bước ngoặt lớn, là dấu mốc cho sự thay đổi lớn trong cuộc đời của mỗi người, là kết quả của tình yêu giữa nam và
nữ trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng được pháp luật bào vệ và công nhận Trải qua hơn 4000 năm hình thành và phát triển, hôn nhân và quan niệm về nó cũng thay đổi Ban đầu con người chỉ xem hôn nhân là để duy trì giống nòi Đến khi
có sự xuất hiện của tôn giáo thì hôn nhân ngày càng được xem trọng, đề ra những nghi thức, những luật lệ riêng đối với hôn nhân Cho đến thể kỉ XVII, người ta mới đề cập quan niệm hôn nhân trong quan hệ tình yêu, xuất phát từ mong muốn cuộc sống hạnh phúc mà bỏ qua các rào cản vật chất, địa vị Tuy nhiên, phải sau đó vài thế kỷ (khoảng TK XIX-XX) những cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng trong hôn nhân và quyền ly hôn cùng với luật hôn nhân một vợ một chồng mới được nhiều quốc gia, châu lục chấp nhận và trở nên phổ biến Hôn nhân hay gia đình là một trong những thứ quan trọng đối với mỗi con người Tuy nhiên, ngày nay sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, công nghệ thông tin cùng với sự hội nhập quốc tế và xu hướng toàn cầu hoá làm cho sự du nhập văn hoá nước ngoài vào Việt Nam diễn ra mạnh mẽ Điều này đã tác động lớn tới nhận thức, quan điểm của nhiều bộ phận đặc biệt là giới trẻ, đã có những suy nghĩ sai lệch về tình yêu cũng như hôn nhân Kết quả xã hội ngày càng trẻ hoá hôn nhân, nhiều cuộc hôn nhân ép buộc không có sự tự nguyện từ hai phía
và nhiều cuộc hôn nhân giữa các bạn quá trẻ do chưa có nhận thức đúng đắn hay
có những suy nghĩ sai lệch về tình yêu và hôn nhân, vi phạm quy định của Pháp luật và Nhà nước và về hôn nhân và gia đình tại Việt Nam Từ đấy, đặt ra nhiều thách thức cho Đảng và Nhà nước ta về vấn đề này
Như vậy, đây là một vấn đề mang tính cấp thiết và để giải quyết vấn đề này thì cần đẩy mạnh nghiên cứu cùng với phổ cập kiến thức về hôn nhân tiến
bộ đặc biệt đối tượng là giới trẻ để kịp thời nâng cao hiểu biết về hôn nhân và để giới trẻ để có đầy đủ kiến thức trước khi bước chân vào hôn nhân Chính vì thế,
em chọn đề tài: “Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về hôn nhân tiến bộ và sự vận dụng của bản thân em về vấn đề trên”
B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC LÊNIN VỀ CHẾ ĐỘ HÔN
NHÂN TIẾN BỘ
1 Cơ sở lý luận: “Quan điểm của chủ nghĩa Mac Lênin về chế độ hôn nhân tiến bộ”
“ Dưới góc nhìn của chủ nghĩa Mác – Lê nin, hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội có quá trình phát sinh, phát triển, do các điều kiện kinh
2
Trang 4tế – xã hội quyết định Trong tác phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước”, C.Mác và Angghen đã chứng minh và phân
tích một cách khoa học rằng: “lịch sử gia đình là lịch sử của quá trình xuất hiện chế độ quần hôn, chuyển sang gia đình đối ngẫu, phát triển lên gia đình một vợ một chồng – là quá trình không ngừng hoàn thiện hình thức gia đình, trên cơ sở
sự phát triển của các điều kiện sinh hoạt vật chất của con người”
“Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ Tình yêu là khát vọng của con người trong mọi thời đại Chừng nào, hôn nhân không được xây dựng trên cơ sở tình yêu thì chừng đó, trong hôn nhân, tình yêu, hạnh phúc gia đình sẽ bị hạn chế”-Trích trong giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học
1.1 Hôn nhân tự nguyện
“Hôn nhân xuất phát từ tình yêu tất yếu dẫn đến hôn nhân tự nguyện Đây
là bước phát triển tất yếu của tình yêu nam nữ, như Ph.Ăngghen nhấn mạnh:
“…nếu nghĩa vụ của vợ chồng là phải yêu thương nhau thì nghĩa vụ của những
kẻ yêu nhau há chẳng phải là kết hôn với nhau và không được kết hôn với người khác” Hôn nhân tự nguyện là đảm bảo cho nam nữ có quyền tự do trong việc lựa chọn bạn đời người mình sẽ kết hôn, không chấp nhận hay phải tuân theo sự sắp xếp áp đặt từ cha mẹ hay từ những người khác Tất nhiên, hôn nhân tự nguyện không bác bỏ việc cha mẹ quan tâm, hướng dẫn, chia sẻ, giúp đỡ con cái
mở rộng nhận thức, có những suy nghĩ đúng đắn, có trách nhiệm trong việc kết hôn
Hôn nhân tiến bộ còn bao hàm cả quyền tự do ly hôn khi tình yêu giữa nam và nữ không còn nữa Ph,Ăngghen viết: “Nếu chỉ riêng hôn nhân dựa trên
cơ sở tình yêu mới hợp đạo đức thì cũng chỉ riêng hôn nhân trong đó tình yêu được duy trì, mới là hợp đạo đức mà thôi… và nếu tình yêu đã hoàn thành phai nhạt hoặc bị một tình yêu say đắm mới át đi, thì ly hôn sẽ là điều hay cho cả hai đôi bên cũng như cho cả xã hội” Tuy nhiên, hôn nhân tiến bộ không khuyến khích việc ly hôn, vì ly hôn để lại hậu quả nhất định cho xã hội, ảnh hưởng tới
cả vợ và chồng, đặc biệt phần lớn thiệt thòi sẽ là con cái Vì vậy, cần ngăn chặn những trường hợp nông nổi khi ly hôn, ngăn chặn hiện tượng lợi dụng quyền ly hôn và những lý do ích kỷ hoặc vì mục đích vụ lợi
1.2 Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
Đối với tình yêu, bản chất là không thể chia sẻ tình yêu được cho nên hôn nhân một vợ một chồng chính là kết quả tất yếu của hôn nhân xuất phát từ tình yêu Như vậy, thực hiện hôn nhân một vợ một chồng là điều kiện để đảm bảo chính hạnh phúc gia đình, đồng thời cũng phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với tâm lý, tình cảm, đạo đức con người
3
Trang 5Hôn nhân một vợ một chồng đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài người, khi có sự thắng lợi của chế độ tư hữu đối với chế độ công hữu nguyên thuỷ Tuy nhiên, trong các xã hội trước, hôn nhân một vợ một chồng thực chất chỉ đối với người phụ nữ “Chế độ một vợ một chồng sinh ra tự sự tập trung nhiều của cải vào tay một người, vào tay người đàn ông, và từ nguyện vọng chuyển của cải ấy lại cho con cái của người đàn ông ấy, chứ không phải của người nào khác Vì thế, cần phải có chế độ một vợ một chồng về phía người
vợ, chứ không phải về phía người chồng” Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng là thực hiện sự giải phóng đối với người phụ nữ, thực hiện sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng Trong đó vợ chồng đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau
về mọi vấn đề của cuộc sống gia đình, Vợ chồng được tự do lựa chọn những vấn đề riêng, chính đáng như nghề nghiệp, công tác xã hội, học tập và một số nhu cầu khác Đồng thời cũng có sự thống nhất trong việc giải quyết những vấn
đề chung của gia đình như ăn ở, nuôi dạy con cái…nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc
Quan hệ vợ chồng bình đẳng là cơ sở cho sự bình đẳng trong quan hệ giữa cha mẹ với con cái và quan hệ giữa anh chị em với nhau Như vậy, khi cha mẹ
có nghĩa vụ yêu thương con cái thì ngược lại, con cái cũng phải có nghĩa vụ biết
ơn, kính trọng, nghe lời dạy bảo của cha mẹ Tuy nhiên trong thực tế, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em sẽ luôn tồn tại những mâu thuẫn không thể tránh khỏi bởi sự chênh lệch về tuổi tác, nhu cầu, sở thích riêng của mỗi người Do vậy, muốn giải quyết được mâu thuẫn, vấn đề trong gia đình thì mỗi người cần có sự quan tâm, sẻ chia với nhau để tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề
1.3 Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý
Quan hệ hôn nhân, gia đình thực chất không phải vấn đề riêng tư của mỗi gia đình mà là quan hệ xã hội Mặt khác, tình yêu giữa nam và nữ là vấn đề riêng của mỗi người và xã hội không can thiệp, nhưng khi hai người đã đồng ý
đi đến hôn nhân và chấp nhận kết hôn, tức là họ đã đưa quan hệ riêng bước vào quan hệ xã hội, như vậy thì phải có sự thừa nhận của xã hội và sự thừa nhận đó được biểu hiện bằng thủ tục pháp lý trong hôn nhân Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân, là thể hiện sự tôn trọng trong tình yêu, trách nhiệm giữa nam và
nữ, trách nhiệm của từng cá nhân với gia đình, xã hội và ngược lại Đây cũng là biện pháp hữu hiệu ngăn chặn những cá nhân có hành vi lợi dụng quyền tự do kết hôn, tự do ly hôn để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng, cũng là biện pháp để bảo vệ hạnh phúc của cá nhân và gia đình Thực hiện thủ tục pháp
lý trong hôn nhân không ngăn cản quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn chính
4
Trang 6đáng, mà để đảm bảo tốt quyền tự do kết hôn và ly hôn đó là cơ sở để thực hiện những quyền đó một cách đầy đủ nhất
2 Cơ sở thực tiễn
2.1 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về chế độ hôn nhân tiến bộ
nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình như sau :
1 Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
2 Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ
3 Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình
có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con
4 Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình
5 Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình
- Cũng trong Điều 5, luật hôn nhân và gia đình có quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:
1 Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ
2 Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
5
Trang 7g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành
vi khác nhằm mục đích trục lợi
3 Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình
4 Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình
2.2 Những thực tế nảy sinh trong việc thực hiện chế độ hôn nhân tiến bộ ở Việt Nam
Việc ban hành hệ thống luật pháp phần nào đã giúp mọi người chấp hành nghiêm các quy định về hôn nhân tiến bộ, song trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề vi phạm nghiêm trọng chưa được xử lí đúng cách và triệt để
2.2.1 Hiện tượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết
Hiện tượng tảo hôn hay hôn nhân cận huyết là một trong những vấn đề đang tồn tại trong xã hội hiện tại, đặc biệt là ở các vùng dân tộc thiếu sổ - nơi
mà trình độ tri thức của người dân còn hạn chế, họ chưa hiểu biết hết những tác hại, hệ lụy của việc này mang lại Nó làm cho chất lương của con người giảm sút, suy thoái giống nòi, ảnh hưởng đến sự phát triển của các khu vực này nói riêng và của cả dân tộc, đất nước nói chung
Tảo hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng khi một bên hoặc cả hai bên nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật về Hôn nhân và gia đình (Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên) Theo thống kê dân số
ở 53 dân tộc thiếu số, có tới 11% phụ nữ đã kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng từ trước 18 tuổi Tại những vùng tập trung nhiều dân tộc thiểu số như tây Nguyên, có tới 27,6% người kết hôn khi chưa đủ tuổi; tiếp là trung du và miền núi bắc bộ với tỷ lệ là 24,6% - đứng đầu vùng có nhiều trường hợp tảo hôn nhất
cả nước; tại đồng bằng sông hồng, mặc dù là nơi có ít dân tộc thiểu số ( khoảng 3,3%) tuy nhiên có tới 7,8% người dân tộc thiểu số tảo hôn, Đây là một con số đáng báo động cho công tác tuyền truyền về luật pháp hôn nhân Vấn đề xảy ra
6
Trang 8tình trạng này xuất phát rất lớn từ hoàn cảnh cuộc sống, các phong tục hủ tục lạc hậu đã từ lâu hình thành
Hôn nhân cận huyết thống: Là việc xác lập quan hệ vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ hàng trong phạm vi ba đời Theo thống kê của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), các dân tộc Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt, Ê Đê, Chu Ru, Si La, Pu Péo, Mông,
Rơ Măm, Brâu… có tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống lên đến 10% Cụ thể: Các dân tộc như Si La (Điện Biên, Lai Châu), Lô Lô, Pu Péo (Hà Giang), Mông (Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái), Brâu, Rơ Măm (Kon Tum) cứ 100 trường hợp kết hôn thì có khoảng 10 trường hợp là hôn nhân cận huyết thống Ngày 14/4/2015,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 498/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025” Quyết định nhằm cải thiện, cung cấp, phổ cập
rộng rãi các kiến thức, mở rộng nhận thức về hôn nhân và gia đình cho người dân, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện giống nòi, giúp thực hiện được công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-văn hóa, giáo dục tạo tiền đề nâng cao đời sống, vất chất, tinh thần cho người dân phát triển đất nước
2.2.2 Vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
Tình yêu từ hai phía là cơ sở để xây dựng một cuộc hôn nhân tiên bộ, hạnh phúc, ổn định và lâu dài Nhà nước đã quán triệt tư tưởng người đã có vợ hoặc chồng thì không được sống chung, quan hệ với người khác như vợ chồng Nhà nước và Đảng cũng có những quyết định nhằm giải quyết các trường hợp vi phạm các quy định này nhằm bảo hộ cho hôn nhân và gia đình
Pháp Luật đã có những quy định như thế, bên cạnh ý thức chấp hành của đại bộ phận người dân thì trong thời gian qua, tình trạng vi phạm các quy định
về hôn nhân một vơ một chồng vẫn diễn ra ngày càng nhiều với nhiều hình thức, chiêu trò khác nhau nhằm qua mắt Pháp luật “Theo số liệu do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cung cấp thì trong 10 năm trở lại đây có 1.384.660 vụ án ly hôn Tòa án đã giải quyết, thì có 1.060.767 vụ xuất phát từ nguyên nhân bạo lực gia đình như: bị đánh đập, ngược đãi; vợ hoặc chồng nghiện ma túy, rượu chè, cờ bạc; ngoại tình (chiếm 76,6% các vụ án ly hôn).” Theo thống kê này trong 10 năm thì có khoảng hơn 1 triệu vụ ly hôn liên quan đến ngoại tình
Xã hội ngày càng thay đổi, đất nước đang từng bước chuyển mình phát triển, hội nhập kinh tế, văn hóa xã hội thế giới Chính vì thế, quyền tự do con người ngày càng được chú trọng, chính điều này đã tác động tiêu cực một phần vào nhận thức của con người Năm 2014, bộ Luật hôn nhân và gia đình được ra đời những lại còn khá nhiều thiếu sót trong công tác xử lí các hành vị vi phạm hôn nhân một vợ, một chồng và hôn nhân tiến bộ Các vụ việc vi phạm các quy
7
Trang 9định xảy ra với một số lượng ngày càng tăng, song các biện pháp xử lí lại chưa
đủ tính mạnh mẽ, đa phần những vụ việc này được giải quyết theo sự thỏa thuận đôi bên, bỏ qua các vi phạm Theo thống kê của Tòa án tỉnh Quảng Ninh, tòa chỉ giải quyết quan hệ không phải vợ chồng của 9 trên tổng số 761 vụ ly hôn Tỉ
lệ này chỉ chiếm 1,18% - một con số phản ánh mức độ ảnh hưởng của Luật pháp tới từng cá nhân Giải quyết các vụ việc này không hề đơn giản bởi để có thể xác minh việc sống chung như vơ chồng cực kỳ phức tạp
CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG CỦA BẢN THÂN VỀ CHẾ ĐỘ
HÔN NHÂN TIẾN BỘ
Giới thiệu bản thân:
- Họ và tên: Nguyễn Ngọc Long
- Lớp chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp 63A
- Sinh ngày: 14/02/2002
- Quê quán: Quảng Ninh
- Điểm mạnh: Tư duy logic, nhiệt tình
- Điểm yếu: chưa khéo léo, ngại giao tiếp
- Công việc hiện tại: Sinh viên
- Cơ quan: Đại học Kinh tế Quốc Dân
1 Định hướng vận dụng
Sau khi tìm hiểu về: “Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin về chế độ hôn nhân tiến bộ”, bản thân em thấy được những mặt thành công cũng như tồn tại của vấn đề trong chế độ hôn nhân tiến bộ
1.1 Thành công
- Đầu tiên chúng ta có thể nhìn thấy được sự thành công trong nhận thức,
của con người về định nghĩa hôn nhân tự nguyện
Từ thể kỷ 19, con người đã bắt đầu tiếp thu, ý thức, nhận thức được nhiều mặt tích cực cũng như lợi ích từ quan điểm tư tưởng của hôn nhân tiến bộ đối với cuộc sống của con người Xuất phát từ tình cảm, tình yêu dành cho nhau trên cơ
sở tự nguyện, chân thành, tôn trọng đến từ hai phía mà họ xây dựng nên hôn nhân cho bản thân mà không phải là bị ép buộc, bị các phong tục tập quán lạc hậu chèn ép buộc họ phải lấy những người mà bản thân họ không có tình cảm
Họ được tự do kết hôn và được tự do ly hôn khi bản thân họ không còn yêu nhau nữa Đây là một điểm sáng mới, một sự thay đổi đúng đắn, khắc biệt và sâu sắc
so với thời kỳ trước; cho thấy sự nhìn nhận, soi sáng đúng đắn mà quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin đã mang lại trong nhận thức, suy nghĩ và hành vi của mọi người
Trong thời đại phong kiến tại Việt Nam, hôn nhân nói riêng và mọi hủ tục đều chèn ép lên người con gái Ví dụ như người chồng sẽ bỏ vợ nếu người vợ không
8
Trang 10thể sinh con- làm tròn thiên chức của một người phụ nữ hay người chồng có thể
có nhiều vợ - tức đa thê Trong quy định của Bộ luật Hồng Đức thời kỳ phong kiến Việt Nam thời kỳ trước Sự phân biệt đối xử giữa người chồng và người vợ rất nặng nề Người chồng có quyền ly hôn với vợ nhưng ngược lại người vợ lại không có quyền được tự quyết định hôn nhân của chính bản thân mình, người vợ phải làm đúng trọng trách nghĩa vụ tam tòng( tại gia tòng phụ- xuất giá tòng phu- phu tử tòng tử) của mình trong thời phong kiến Nội dung của bộ Luật đầy những sai lầm, thể hiện sự chủ quan trong cách ban hành luật lệ Đến với quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, ta có thể thấy rõ quan điểm này đã sữa chữa những sai sót trong cách nhìn nhận chủ quan của Bộ Luật Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin đã đề cập đến quyền bình đẳng của vợ chồng trong hôn nhân
Cả hai đều có quyền chấm dứt hôn nhân khi họ không thấy tình yêu trong đó Đấy là điều tất yếu mang lại lợi ích cho cả hai, để mỗi người có thể tìm kiếm cho mình hạnh phúc mới
- Thứ hai, đó là quyền bình đảng của vợ chồng trong hôn nhân
Tình yêu là thứ riêng của mỗi người và tình yêu là không thể chia sẻ cho
ai khác, để đảm bảo điều kiện cho cuộc sống hạnh phúc, sự êm ấm bên vững của gia đình thì việc thực hiện hôn nhân một vợ, một chồng cũng là việc tất yếu,
nó đúng với quy luật tự nhiên, tình cảm và đạo đức của con người Nguyên tắc
vợ chồng đều có quyền bình đẳng là điểm tích cực cho đến khi chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời và thiết lập Vợ chồng đều có quyền bình đẳng trong hôn nhân, không quan trọng việc xuất thân hoàn cảnh gia đình như nào, dân tộc nào, quốc tịch nào, đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau và đều được luật pháp tôn trọng
và bảo vệ
- Thứ ba, hôn nhân được Pháp luật tôn trọng và bảo vệ
Hôn nhân không chỉ là vấn đề riêng của mỗi cá nhân mà còn là vấn đề của toàn xã hội Việc đảm bảo và bảo vệ hôn nhân cũng là cách Pháp luật bảo vệ toàn xã hội Các chủ thể trong hôn nhân đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định, pháp luật bảo vệ các mối quan hệ lợi ích và các thủ tục pháp lý cho chủ thể Nhằm bày tỏ sự tôn trọng hôn nhân, gia đình cũng như nghiêm cấm những
cá nhân có các hành vi lạm dụng hôn nhân vì các mục đích cá nhân khác mà không phải trên quan hệ xuất phát từ tình yêu
1.2 Hạn chế
Chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của con người Tuy nhiên, ngay từ khi bắt đầu, dưới quyền lực chủ quan của tầng lớp thống trị, hôn nhân một vợ một chồng đã không được thực hiện theo đúng nguyên tắc của nó, chúng được biểu hiện dưới vỏ bọc giả dối, tiêu cực đối với phần lớn người dân Song hành cùng với chế độ này lúc bấy giờ là
9