1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Lý luận của KTCT Mác – Lênin về hoạt động của các quy luật kinh tế và vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường hiện nay

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Luận Của KTCT Mác – Lênin Về Hoạt Động Của Các Quy Luật Kinh Tế Và Vai Trò Của Các Chủ Thể Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Hiện Nay
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 131,46 KB

Nội dung

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

Tên đề tài: LÝ LUẬN CỦA KTCT MÁC – LÊNIN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁCQUY LUẬT KINH TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ TRONG NỀN KINH

TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

Trang 2

MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

Mô hình kinh tế phổ biến và có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế của hầuhết các quốc gia trên thế giới hiện nay là mô hình kinh tế thị trường Mô hình nàyđược áp dụng ở cả các nước tư bản chủ nghĩa và các nước xã hội chủ nghĩa Trongnền kinh tế thị trường hiện nay, có sự điều tiết của nhiều quy luật kinh tế Cũngtrong nền kinh tế ấy, có những chủ thể khác nhau tham gia vào thị trường, mà ở đómỗi chủ thể lại mang lại những vai trò quan trọng khác nhau Bằng việc lựa chọn đềtài “Lý luận của KTCT Mác – Lênin về hoạt động của các quy luật kinh tế và vai tròcủa các chủ thể trong nền kinh tế thị trường hiện nay”, em hiểu được thêm về bảnchất, tính chất của các quy luật kinh tế, các chủ thể trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, để từ đó có cái nhìn tổng quát , thực tế hơn về những vấn

đề được nghiên cứu

II Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu, phân tích và làm rõ các quy luật kinh tế và liên hệ được vai trò củacác chủ thể trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam Từ đó có thể tổng kết

và đưa ra một số giải pháp

III Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là nền kinh tế thị trường, hoạt độngcủa các quy luật kinh tế, các chủ thể trong nền kinh tế thị trường, những phươnghướng và giải pháp

IV Kết cấu tiểu luận

Gồm 4 phần:

1 Lý luận chung về nền kinh tế thị trường

2 Hoạt động của các quy luật kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế thị trường

3 Chủ thể tham gia thị trường

4 Vận dụng hoạt động của các quy luật kinh tế và vai trò của các chủ thểtrong nền kinh tế thị trường hiện nay

Trang 3

NỘI DUNG

I Lý luận chung về nền kinh tế thị trường

1 Khái niệm

Nền kinh tế được coi là một hệ thống của các quan hệ kinh tế Khi mối quan

hệ giữa các chủ thể được biểu hiện qua việc mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thịtrường, thì nền kinh tế đó là kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường,Đây là nền kinh tế mà ở đó kinh tế hàng hóa phát triển cao, mọi quan hệ sản xuất vàtrao đổi đều phải thông qua thị trường, nằm dưới sự tác động điều tiết của các quyluật thị trường

Sự hình thành kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan của lịch sử, từkinh tế tự nhiên, tự túc thành kinh tế hàng hóa, rồi từ kinh tế hàng hóa phát triểnthành kinh tế thị trường Kinh tế thị trường cũng trải qua quá trình phát triển ở nhiềutrình độ khác nhau: từ kinh tế thị trường sơ khai đến kinh tế thị trường hiện đại ngàynay Có thể nói rằng kinh tế thị trường là một sản phẩm của văn minh nhân loại

Tóm lại: Kinh tế thị trường là một trong những phương thức tồn tại của nềnkinh tế mà trong đó các quan hệ kinh tế đều được biểu hiện thông qua quan hệ hànghoá - thị trường Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá và

vì thế nó hoàn toàn khác với kinh tế tự nhiên - là nền kinh tế quan hệ dưới dạng hiệnvật, chưa có trao đổi

2 Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường

Một, có sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, đa dạng các hình thức sở hữu.Các chủ thể kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật

Hai, thị trường đóng một vai trò quyết định to lớn vào vấn đề phân bổ cácnguồn lực xã hội qua hoạt động của những thị trường bộ phận như hàng hóa, dịch

vụ, sức lao động,…

Ba, nguyên tắc thị trường hình thành giá cả, cạnh tranh vừa đóng vai trò làmôi trường, lịa vừa là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 4

Bốn, là nền kinh tế mở, thị trường trong nước và quốc tế có quan hệ mật thiếtvới nhau.

3 Ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường

có khả năng được phát huy, trở thành lợi ích cho xã hội

- Nền kinh tế thị trường luôn luôn tạo ra nhiều phương thức thể có thể thỏamãn tối đa nhu cầu của con người, nhằm thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội

3.2 Nhược điểm

- Trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn rủi ro khủng hoảng Do sự vậnđộng của cơ chế thị trường không phải lúc nào cũng cân đối Khủng hoảng có thểchỉ diễn ra cục bộ, nhưng cũng có thể mở rộng diễn ra trên phạm vi tập thể Nềnkinh tế thị trường không thể tự khắc phục rủi ro này

- Nền kinh tế thị trường không khắc phục được xu hướng cạn kiệt tàinguyên không có khả năng tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, xã hội

Điều này xảy ra là do luôn đặt mục tiêu phải thu được lợi nhuận tối đa, nên

đã tạo ra ảnh hưởng tới tài nguyên, tiềm ẩn nguy cơ suy thoái môi trường Cũngchính vì vậy mà những hành động vi phạm nguyên tắc đạo đức, thậm chí là phạmpháp đã làm tụt hậu đạo đức kinh doanh, đạo đức xã hội

- Nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phục sự phân hóa sâu sức trong

xã hội, bởi hiện tượng phân hóa về thu nhập và cơ hội là một điều tất yếu Đây làmột khiếm khuyết cần có sự chỉ đạo, điều tiết bởi Nhà nước

II Hoạt động của các quy luật kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế thị trường

Trang 5

Quy luật kinh tế là sự phản ánh mối quan hệ nhân quả, tất yếu, khách quan,bền vững, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế Kinh tế hàng hóa làmột kiểu tổ chức kinh tế xã hội, trong đó sản phẩm sản xuất ra dùng để bán, để traođổi trên thị trường, nó vận động chịu sự tác động các quy luật kinh tế riêng có của

nó Có rất nhiều quy luật kinh tế điều tiết nền kinh tế thị trường

1 Quy luật giá trị

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hànghóa, ở đâu có sản xuaát và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại của quy luật giátrị

1.1 Nội dung yêu cầu của quy luật giá trị

Yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa cần phải được vận hành dựa trênhao phí lao động xã hội cần thiết (nghĩa là cần tiết kiệm lao động, cả lao động quákhứ và lao động sống) Người sản xuất muốn lưu thông được hàng hóa trên thịtrường, thì lượng giá trị của mọi hàng hóa cá biệt phải phù hợp với thời gian laođộng xã hội cần thiết Chính vì lí do này, họ thường phải tìm cách hạ thấp hao phílao động cá biệt xuống mức nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết

Trong trao đổi, việc này phải được tiến hành theo quy tắc ngang giá, lấy cơ

sở là giá trị xã hội (không dựa trên giá trị cá biệt), để có thể đảm bảo cho sự bù đắpchi phí người sản xuất, từ đó luôn chắc chắn có lãi để tái sản xuất mở rộng

Sự tác động, hay biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị được thể hiệnthông qua sự vận động của giá cả hàng hoá Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả

là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị Trênthị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh tranh,cung - cầu, sức mua của đồng tiền Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cảhàng hoá trên thị trường tách rời giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó

Sự vận động giá cả thị trường của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó hình là

cơ chế hoạt động của quy luật giá trị Thông qua sự vận động của giá cả thị trường

mà quy luật giá trị phát huy tác dụng

1.2 Tác động của quy luật giá trị

Trang 6

Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa Điều tiết sản xuất tức làđiều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.Tác lộng này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trênthị trường dưới tác động của quy luật cung - cầu.

- Nếu cung nhỏ hơn cầu, thì giá cả lớn hơn giá trị, nghĩa là hàng hóa sảnxuất ra có lãi, bán chạy Giá cả cao hơn giá trị sẽ kích thích mở rộng và đẩy mạnhsản xuất để tăng cung; ngược lại cầu giảm vì giá tăng

- Nếu cung lớn hơn cầu, sản phẩm sản xuất ra quá nhiều so với nhu cầu, giá

cả thấp hơn giá trị, hàng hóa khó bán, sản xuất không có lãi Thực tế đó, tự ngườisản xuất ra quyết định ngừng hoặc giảm sản xuất; ngược lại, giá giảm sẽ kích thíchtăng cầu, tự nó là nhân tố làm cho cung tăng

- Cung cầu tạm thời cân bằng; giá cả trùng hợp với giá trị Bề mặt nền kinh

tế người ta thường gọi là “bão hòa” Tuy nhiên nền kinh tế luôn luôn vận động, do

đó quan hệ giá cả và cung cầu cũng thường xuyên biến động liên tục Như vậy, sựtác động trên của quy luật giá trị đã dẫn đến sự di chuyển sức lao động và tư liệusản xuất giữa các ngành sản xuất khác nhau

Đây là vai trò điều tiết sản xuất của quy luật giá trị Điều tiết lưu thông củaquy luật giá trị cũng thông qua diễn biến giá cả trên thị trường Sự biến động của giá

cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cảcao, do đó làm cho lưu thông hàng hoá thông suốt Như vậy, sự biến động của giả

cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế, mà còn có tác độngđiều tiết nền kinh tế hàng hoá

Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất laođộng, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển Trên thị trường, hàng hóa đượctrao đổi theo giá trị xã hội Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hànghoá là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh củamình Nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗingười khác nhau, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phílao động xã hội của hàng hoá ở thế có lợi sẽ thu được lãi cao Người sản xuất nào cóhao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ ở thế bất lợi, lỗ

Trang 7

vốn Để giành lợi thế trong cạnh tranh, và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạthấp hao phí lao động cá biệt của mình sao cho bằng hao phí lao động xã hội cầnthiết Muốn vậy, họ phải luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý,thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động Sự cạnh tranh quyết liệt càngthúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội Kết quả là lực lượngsản xuất xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.

Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất hàng hoáthành người giàu, người nghèo Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫnđến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thứccao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động

xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng Họ mua sắm thêm tư liệusản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh Ngược lại những người không có điều kiệnthuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đếnphá sản trở thành nghèo khó Trong nền kinh tế thị trường thuần túy, đầu cơ, gianlận, khủng hoảng, chạy theo lợi ích cá nhân,… là các yếu tố làm sâu sắc thêm sựphân hóa sản xuất, đi kèm với đó là những tiêu cực về kinh tế - xã hội khác

Nhờ những phân tích trên có thể chỉ ra rằng, quy luật giá trị vừa đào thảinhững cái lạc hậu, lỗi thời, vừa kích thích sự tiến bộ, góp phần phát triển mạnh mẽlực lượng sản xuất, đồng thời lựa chọn, đánh giá khách quan được người sản xuất,đảm bảo sự bình đẳng

1.3 Biểu hiện của quy luật giá trị trong nền kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế thị trường là cơ sở kinh tế của xã hội quá độ tiến lên CHXN ởViệt Nam.Mục tiêu phát triển là nhằm “xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế pháttriển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sảnxuất chủ yếu”

Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có

sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa Nền kinh tế vận động theonhững kinh tế vốn có của kinh tế thị trường Các doanh nghiệp, hộ gia đình tự quyếtđịnh hành vi của mình để trả lời thỏa đáng 3 câu hỏi: sản xuất cái gì, sản xuất cho

Trang 8

ai, sản vuất như thế nào Trên thị trường hàng hóa và dịch vụ, giá cả điều tiết cungcầu tiến hành đổi mới doanh nghiệp nhà nước, mở rộng quyền tự chủ doanhnghiệp, xóa bỏ dần việc nhà nước bao cấp và sản xuất tiêu chực, giải thể các doanhnghiệp hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ lâu dài.

Nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường Mỗi thành phần kinh tế theođuổi mục đích riêng và bằng những cách khác nhau, chịu sự tác động của quy luậtkinh tế Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước phải nắm giữ vai tròchủ đạo ở một số lĩnh vực then chốt Đó là những "đài chỉ huy", là huyết mạchchính của nền kinh tế Đây là điều kiện có tính nguyên tắc bảo đảm tính định hướngXHCN Nó thể hiện sự khác biệt về bản chất của mô hình kinh tế thị trường địnhhướng XHCN so với các mô hình kinh tế thị trường khác

Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được thể hiện trước hết và chủ yếu ởsức mạnh định hướng, hỗ trợ phát triển và điều tiết nền kinh tế chứ không 13 phải ởquy mô và sự hiện diện của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở tất cả hoặc hầuhết các ngành, các lĩnh vực

Mở rộng kinh tế đối ngoại, hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới Chủđộng hòa nhập, thực hiện đa dạng hóa kinh tế đối ngoại, tận dụng ngoại lực để pháthuy nội lực, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, định hướng đi lên

xã hội chủ nghĩa

Đổi mới cơ chế quản lý: Xóa bỏ hoàn toàn cơ chế tập trung quan liêu baocấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng xã hội chủnghĩa

2 Quy luật cung – cầu

2.1 Khái niệm

Cầu được hiểu là nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội về một loạihàng hoá hay dịch vụ nào đó trên thị trường ở các mức giá trong một khoảng thờigian nhất định Nói cách khác, cầu về một loại hàng hoá hay dịch vụ là lượng hànghoá hay dịch vụ đó mà người mua dự kiến mua trên thị trường ở các mức giá trongmột khoảng thời gian nhất định Quy mô của cầu phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu

Trang 9

như: thu nhập, sức mua của đồng tiền, giá cả hàng hóa, lãi suất, thị hiếu của ngườitiêu dùng… trong đó, giá cả là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Cung về một loại hàng hóa hay dịch vụ là tổng số hàng hóa hay dịch vụ đó

mà các chủ thể kinh tế đưa ra bán trên thị trường ở các mức giá trong một khoảngthời gian nhất định, bao gồm cả hàng hóa bán được và chưa bán được Cung do sảnxuất quyết định, nhưng cung không phải lúc nào cũng đồng nhất với khối lượng sảnxuất Ví dụ: những sản phẩm sản xuất để tự tiêu thụ, hoặc không có khả năng đưatới thị trường, thì không nằm trong cung Lượng cung phụ thuộc chủ yếu vào khảnăng sản xuất; số lượng, chất lượng các yếu tố sản xuất được đưa vào sử dụng; chiphí sản xuất; giá cả hàng hóa, dịch vụ; trong đó giá cả là yếu tố có ý nghĩa đặc biệtquan trọng

Quy luật cung – cầu là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung (bên bán)

và cầu (bên mua) hàng hóa trên thị trường Quy luật này đòi hỏi cung – cầu phải có

sự thống nhất

Ví dụ: Nếu giá gạo quá thấp và người tiêu dùng đòi hỏi nhiều hơn những gìnhà sản xuất có thể đưa ra thị trường, thì sẽ có tình trạng khan hiếm, khiến ngườitiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm Do đó, các nhà sản xuất gạo sẽtăng giá cho đến khi đạt được mức mà người tiêu dùng không muốn mua thêm nếugiá tiếp tục tăng

2.2 Mối quan hệ giữa cung và cầu

Trên thị trường, cung – cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường xuyêntác động, ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp lên giá cả

- Cung và cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:

Cầu xác định cung và ngược lại, cung xác định cầu Cầu xác định khốilượng, cơ cấu của cung về hàng hóa: Chỉ có những hàng hóa nào dự kiến có cầu thìmới được sản xuất, cung ứng Hàng hóa nào tiêu thụ được nhiều, nhanh nghĩa là cócầu lớn sẽ được cung ứng nhiều và ngược lại

Trang 10

Đến lượt mình, cung tác động đến cầu, kích thích cầu: Những hàng hóa nàođược sản xuất, cung ứng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng

sẽ được ưa thích hơn, bán chạy hơn, làm cho cầu về chúng tăng lên

Vì vậy, người sản xuất hàng hóa phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu,thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng, dự đoán sự thay đổi của cầu, phát hiện cácnhu cầu mới… để cải tiến chất lượng, hình thức, mẫu mã cho phù hợp; đồng thờiphải quảng cáo để kích thích cầu…

- Giữa cung, cầu và giá cả có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:

Giá cả = giá trị, thì trạng thái cung cầu ở thế cân bằng

Giá cả < giá trị, thì cung ở xu thế giảm, cầu ở xu thế tăng

Giá cả > giá trị, thì cung ở xu thế tăng, cầu ở xu thế giảm

Cung > cầu, thì giá cả có xu thế giảm

Cung < cầu, thì giá cả có xu thế tăng

Cung = cầu, thì giá cả ổn định tương đối

2.3 Tác dụng của quy luật cung – cầu

Quy luật cung – cầu có tác dụng điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thônghàng hóa; làm thay đổi cơ cấu và quy mô thị trường, ảnh hưởng tới giá của hànghóa Căn cứ theo quan hệ cung – cầu, ta hoàn toàn có thể phán đoán được xu hướngbiến động của giá cả Ở đâu có thị trường thì ở đó xuất hiện quy luật cung – cầu vàhoạt động Nếu nhận thức được rõ ràng thì có thể áp dụng đến các hoạt động sảnxuất, kinh doanh theo chiều hướng có lợi cho quá trình sản xuất Nhà nước cũng cóthể áp dụng quy luật này thông qua những chính sách, biện pháp kinh tế, ví dụ nhưgiá cả, lợi nhuận, tín dụng,… nhằm tác động vào các hoạt động kinh tế, duy trì tỉ lệcung – cầu cân đối, lành mạnh và hợp lý

2.4 Vận dụng quy luật cung – cầu vào thực tế

Bằng việc vận dụng quy luật cung – cầu, các nhà quản trị có thể dễ dàng đưa

ra quyết định đối với việc có tiếp tục đầu tư hay không Khi nhà cung cấp ra lượngcung đạt mức nhỏ hơn lượng cầu, nhiều người mua sẽ sẵn sàng trả giá để có được

Trang 11

hàng hóa đó Nếu còn tồn tại cơ hội có thể tiêu thụ hàng hóa, các nhà quản trịthường có xu hướng sẽ mở rộng thêm quy mô sản xuất hoặc tiêó tục duy trì sảnxuất Nhưng nếu rơi vào tình huống ngược lại, có nhiều hàng hóa nhưng lại không

có người tiêu thụ, khi đó họ sẽ phải thu hẹp lại quy mô sản xuất Chính vì lẽ đó,những nhà quản trị phải nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng,đồng thời phải phán đoán được sự thay đổi của cầu, nhờ vậy họ mới có thể đưa ranhững phương hướng, cách giải quyết nhanh nhất để thu được lợi nhuận

3 Quy luật lưu thông tiền tệ

Theo C Mác, “Số lượng tiền tệ cần cho lưu thông do 3 nhân tố quy định: sốlượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, giá cả trung bình của hàng hóa và tốc độlưu thông của những đơn vị tiền tệ cùng loại Sự tác động của 3 nhân tố này đối vớikhối lượng tiền tẹ cần cho lưu thông diễn ra theo quy luật phổ biến là tổng số giá cảhàng hóa chi cho ô vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại trong một thời giannhất định.”

Trang 12

P: là mức giá cả

Q: là khối lượng hàng hóa dịch vụ đưa ra lưu thông

V: là số vòng lưu thông của tiền

Khi lưu thông hàng hóa trở nên phát triển, việc thanh toán không dùng tiềnmặt dần trở nên phổ biến thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được tính theocông thức sau:

Trong đó:

P.Q: là tổng gía cả hàng hóa

G1: là tổng giá cả hàng hóa bán chịu

G2: là tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau G3: là tổng giá cả hàng hóađến kì thanh toán V: là số vòng quay trung bình của tiền tệ

3.3 Yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ

Để đảm bảo cho hàng hóa được lưu thông bình thường, thì khối lượng tiềnthực tế có trong lưu thông phải cân đối với khối lượng tiền cần thiết cho lưu thôngtrong một thời gian Tùy theo loại hình lưu thông tiền tệ (tiền kim loại, tiền giấy, tíndụng ngân hàng,…)

Quy luật lưu thông tiền tệ chứa đựng nhiều biểu thị khác nhau:

- Quy luật số lượng tiền tệ rất cần thiết cho lưu thông

- Quy luật giá trị thực tế của các dấu hiệu tiền tệ danh nghĩa

- Quy luật lưu thông tiền tín dụng ngân hàng

Có thể kết luận ngắn gọn lại như sau:

- Khi khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông > khối lượng tiền thực tếtrong lưu thông:

Ngày đăng: 17/10/2024, 13:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w