Ảnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt NamẢnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt Nam
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN VÂN TRÂM
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VÀ CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Đà Nẵng – 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN VÂN TRÂM
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VÀ CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM
Trang 3Tôi cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các giảng viên hướng dẫn
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, tuân thủ theo đúng quy định về sở hữu trí tuệ và liêm chính học thuật
Tác giả luận án
Nguyễn Vân Trâm
Trang 4
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ v
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 6
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 6
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu 6
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 7
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 7
1.4 Phương pháp nghiên cứu 7
1.5 Đóng góp của luận án 8
1.6 Kết cấu của luận án 9
1.7 Kết luận chương 1 10
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 11
2.1 Quản trị công ty 11
2.1.1 Định nghĩa quản trị công ty 11
2.1.2 Vai trò, chức năng của quản trị công ty 12
2.1.3 Đo lường quản trị công ty 13
2.2 Quản trị lợi nhuận 20
2.2.1 Định nghĩa quản trị lợi nhuận 20
2.2.2 Động cơ quản trị lợi nhuận 21
2.2.3 Kỹ thuật quản trị lợi nhuận 23
2.2.4 Đo lường quản trị lợi nhuận 25
2.3 Các lý thuyết nền 31
2.3.1 Lý thuyết đại diện 31
2.3.2 Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực 33
2.3.3 Lý thuyết tín hiệu 34
2.3.4 Lý thuyết kế toán thực chứng 35
Trang 52.4 Ảnh hưởng của quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận 36
2.4.1 Ảnh hưởng của các yếu tố quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận 36
2.4.2 Ảnh hưởng của chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận 47
2.4.3 Nhận xét về các nghiên cứu đã công bố 49
2.5 Kết luận chương 2 50
CHƯƠNG 3 GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51
3.1 Giả thuyết nghiên cứu 51
3.1.1 Ảnh hưởng của các yếu tố quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết Việt Nam 51
3.1.2 Ảnh hưởng của chất lượng quản trị công ty đến mức độ quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết Việt Nam 60
3.2 Mô hình hồi quy 60
3.2.1 Mô hình ảnh hưởng của yếu tố quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận 60
3.2.2 Mô hình ảnh hưởng của chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận 61
3.3 Đo lường các biến nghiên cứu 62
3.3.1 Đo lường biến phụ thuộc 62
3.3.2 Đo lường biến độc lập 65
3.3.3 Đo lường biến kiểm soát 72
3.4 Mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu 73
3.5 Xử lý dữ liệu 75
3.6 Kết luận chương 3 77
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 79
4.1 Quản trị công ty và quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết Việt Nam 79
4.1.1 Quản trị công ty tại các công ty niêm yết Việt Nam 79
4.1.2 Quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết Việt Nam 88
4.2 Kết quả phân tích ảnh hưởng của quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận 92
4.2.1 Kết quả phân tích tương quan 92
4.2.2 Kết quả phân tích hồi quy 94
4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu 105
4.3.1 Ảnh hưởng của các yếu tố quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận 105
Trang 64.3.2 Ảnh hưởng của chất lượng quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận 112
4.4 Kết luận chương 4 113
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý 115
5.1 Kết luận 115
5.2 Hàm ý 118
5.2.1 Đối với các công ty niêm yết 118
5.2.2 Đối với cơ quan quản lý 123
5.3 Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu trong tương lai 125
5.3.1 Hạn chế của luận án 125
5.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai 125
5.4 Kết luận chương 5 126
KẾT LUẬN CHUNG 127 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DA Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh
HĐQT Hội đồng quản trị
HNX Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSE Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh QTCT Quản trị công ty
QTLN Quản trị lợi nhuận
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1: Đo lường các yếu tố quản trị công ty 66
Bảng 3.2: Tiêu chuẩn đo lường chỉ số Gov-Score 69
Bảng 3.3: Thống kê mẫu nghiên cứu 74
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các yếu tố hội đồng quản trị và ban kiểm soát 80
Bảng 4.2: Thống kê mô tả cấu trúc sở hữu 83
Bảng 4.3: Các tiêu chuẩn Gov-score tương đồng giữa các công ty niêm yết 85
Bảng 4.4: Các tiêu chuẩn Gov-Score có sự khác biệt của các công ty niêm yết 87
Bảng 4.5: Thống kê mô tả biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh 88
Bảng 4.6: Thống kê mô tả biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh theo năm 89
Bảng 4.7: Thống kê mô tả biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh theo ngành 90
Bảng 4.8: Thống kê mô tả biến đại diện quản trị lợi nhuận thông qua quyết định kinh tế 91
Bảng 4.9: Ma trận tương quan Pearson các biến trong mô hình 1 và mô hình 2 93
Bảng 4.10: Ma trận tương quan Pearson các biến trong mô hình 3 và mô hình 4 94
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy mô hình 1 theo OLS, FE, RE 95
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mô hình 2 theo OLS, FE, RE 97
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định khuyết tật của mô hình 1 và mô hình 2 98
Bảng 4.14: Kết quả hồi quy mô hình 1 theo ước lượng FE (Robust) 99
Bảng 4.15: Kết quả hồi quy mô hình 2 theo ước lượng FE (Robust) 100
Bảng 4.16: Bảng tổng hợp kết quả hồi quy mô hình 1 và mô hình 2 101
Bảng 4.17: Kết quả hồi quy mô hình 3 theo ước lượng OLS 102
Bảng 4.18: Kết quả hồi quy mô hình 4 theo ước lượng OLS 102
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định khuyết tật của mô hình 3 và mô hình 4 103
Bảng 4.20: Kết quả hồi quy mô hình 4 theo ước lượng OLS (Robust) 104
Bảng 4.21: Tổng hợp kết quả hồi quy mô hình 3 và mô hình 4 105
Biểu đồ 4.1: Phân phối điểm Gov-Score các công ty niêm yết 84
Trang 9CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
Chương này giới thiệu khái quát về luận án, bao gồm tính cấp thiết cũng như bối cảnh hiện tại của luận án, chỉ ra mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng như những đóng góp mới của luận án
1.1 Lý do chọn đề tài
Đối với các nhà đầu tư, các thông tin về tình hình tài chính do các doanh nghiệp cung cấp là căn cứ quan trọng để họ đề ra các quyết định đầu tư Trong đó, lợi nhuận được coi là nguồn thông tin chính và có thể làm thay đổi bất kỳ quyết định nào của
họ Các nhà đầu tư coi lợi nhuận là thông tin kế toán hữu ích nhất để phản ánh sức mạnh tài chính và triển vọng của một công ty (Teoh và cộng sự, 1998b) Tuy nhiên, QTLN có thể làm giảm chất lượng lợi nhuận được báo cáo, do đó, làm giảm niềm tin của nhà đầu tư vào tính hữu dụng của lợi nhuận đối với các quyết định đầu tư (Klein, 2002) Các nghiên cứu đã công bố cho thấy có nhiều động cơ khuyến khích nhà quản
lý doanh nghiệp điều chỉnh lợi nhuận; chẳng hạn, tối đa hóa giá trị phần thưởng gắn với lợi nhuận của doanh nghiệp, tránh vi phạm hợp đồng nợ, đáp ứng kỳ vọng của người tham gia thị trường chứng khoán, thao túng lợi nhuận trước các đợt phát hành
cổ phiếu lần đầu hoặc phát hành thêm cổ phiếu, đáp ứng các quy định và giảm chi phí chính trị, đáp ứng dự báo của nhà phân tích,… Đồng thời, họ có thể thực hiện hành vi QTLN thông qua thay đổi trong chính sách kế toán (lựa chọn thời điểm ghi nhận doanh thu, chi phí; thay đổi phương pháp kế toán hàng tồn kho, tài sản cố định,…) hoặc can thiệp vào các quyết định kinh tế (đẩy nhanh thời gian bán hàng, tăng sản lượng để giảm giá vốn hàng bán, giảm các chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu và phát triển,…)
Trên thực tế, trong những năm đầu thế kỷ 21, các vụ gian lận kế toán lớn được phát hiện trên thị trường chứng khoán ở khắp nơi trên thế giới một lần nữa khẳng định sự tồn tại của những thất bại về đạo đức và tầm quan trọng của tính minh bạch
và độ tin cậy của thông tin tài chính được cung cấp cho thị trường Cùng với thực trạng chung đó, các công ty niêm yết Việt Nam đã có nhiều sai phạm nghiêm trọng trong quá trình công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là các thông
Trang 10tin liên quan đến tình hình tài chính của công ty Nhiều trường hợp báo cáo tài chính
có sai phạm trọng yếu nhưng kiểm toán không phát hiện được hoặc có sự chênh lệch lợi nhuận lên hàng trăm tỷ đồng giữa báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán Chẳng hạn như vụ bê bối thao túng cổ phiếu của Công ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đông năm 2010, Công ty này đã cung cấp một số thông tin không đúng thực tế, như về các hợp đồng có giá trị lớn, doanh thu của công ty nhằm chào bán cổ phiếu ra công chúng và hỗ trợ đăng ký niêm yết cổ phiếu trên HOSE Các sai phạm ở một số công
ty niêm yết khác như công bố thông tin sai lệch đối với số liệu các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán chưa đảm bảo chất lượng,… Theo đánh giá của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các sai phạm này gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam
Do đó, phải có các quy tắc để hướng dẫn và kiểm soát quá trình lập báo cáo tài chính để nâng cao chất lượng các báo cáo tài chính và đảm bảo nhà quản lý doanh nghiệp công bố các thông tin tài chính một các công khai, minh bạch (Davidson và cộng sự, 2005) Thêm vào đó, để hạn chế QTLN, các doanh nghiệp phải có đủ cơ chế kiểm soát để đảm bảo nhà quản lý cung cấp thông tin cho chủ sở hữu, người cho vay,
cơ quan quản lý nhà nước,… một cách chính xác và đáng tin cậy Điều này có thể được thực hiện thông qua xây dựng một khung QTCT hiệu quả (Be´ dard và cộng sự, 2004) Thực vậy, nhiều nghiên cứu thực tế trước đây cho thấy QTCT thông qua các
cơ chế bên trong như ban kiểm soát, HĐQT và cơ cấu sở hữu cho phép các cổ đông theo dõi chặt chẽ các hành động của các nhà quản lý, điều chỉnh lợi ích của nhà quản
lý tương đồng với lợi ích của chủ sở hữu, nâng cao độ tin cậy của thông tin tài chính
và báo cáo tài chính (Park và Shin, 2004) Do đó, sau những sự kiện khủng hoảng toàn cầu, không chỉ cụm từ QTCT trở thành một thuật ngữ quen thuộc hơn, mà các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp và các nhà xây dựng chính sách ở khắp mọi nơi đều nhận ra hậu quả kinh tế vĩ mô, phân phối và lâu dài tiềm tàng của hệ thống QTCT yếu kém Hầu hết các quy tắc, hướng dẫn và quy định gần đây của các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đều tập trung vào việc làm thế nào để nâng cao chất lượng QTCT
Hiện nay, QTCT không còn là vấn đề riêng của doanh nghiệp mà đã trở thành
Trang 11mối quan tâm của Chính phủ, các nhà xây dựng chính sách, các nhà đầu tư và của toàn xã hội Từ việc xác định vai trò, tầm quan trọng của QTCT trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, xây dựng và phát triển đồng bộ các thiết chế cơ bản của nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện ban đầu để thị trường chứng khoán phát triển; hiện nay, tại Việt Nam, khung pháp lý về QTCT đã được hình thành và đang từng bước hoàn thiện Với sự trợ giúp của Ngân hàng Phát triển châu Á, Chính phủ Việt Nam
đã ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết theo Quyết định số 07/2002/QĐ-VPCP ngày 19/11/2002 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký ban hành Từ năm 2007 đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành 03 văn bản hướng dẫn về QTCT gồm: Quy chế QTCT áp dụng đối với công ty niêm yết ban hành theo Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007, Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 hướng dẫn về QTCT áp dụng đối với công ty đại chúng, Nghị định
số 71/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2017 hướng dẫn về QTCT áp dụng đối với công ty đại chúng Điều lệ mẫu và Quy chế QTCT là hai văn bản luật quy định chi tiết nhất về QTCT tại Việt Nam Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp là luật đưa ra quy định cơ bản về QTCT dành cho các loại hình doanh nghiệp của Việt Nam Luật Chứng khoán đưa ra các nguyên tắc cơ bản về QTCT, trên cơ sở đó cơ quan quản lý chuyên ngành ban hành các văn bản chi tiết, hướng dẫn về QTCT áp dụng đối với công ty niêm yết Việc ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn trên đã tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ hơn cho thị trường chứng khoán, và giúp cải thiện tình hình tuân thủ QTCT của các công ty niêm yết tại Việt Nam Từ đó, tăng cường cơ chế giám sát quy trình cung cấp thông tin tài chính và giảm các vấn đề do thông tin bất cân xứng gây
ra tại Việt Nam Tuy nhiên, chưa có nhiều bằng chứng về việc liệu cơ chế và cải cách
đó có ảnh hưởng tích cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam hay không Các cuộc khủng hoảng tài chính và các vụ bê bối xảy ra trong những năm gần đây làm cho sự tin tưởng của các nhà đầu tư giảm sút, rõ ràng đã đặt ra các câu hỏi và lo ngại về vai trò và hiệu quả của các cơ chế đó trong môi trường kinh doanh Việt Nam Ngoài ra, mặc dù ảnh hưởng của QTCT ở các nước đang phát triển, thực hành QTCT của Việt Nam có thể kém hiệu quả hơn do một số yếu tố đặc tính của môi trường Việt Nam, chẳng hạn như hiệu quả của thành viên độc lập trong HĐQT kém và ảnh hưởng của quyền sở hữu của cổ đông nhà nước Nghiên cứu về quản trị công ty tại Việt Nam
Trang 12của Minh và Walker (2008) chỉ ra Việt Nam cũng có các yếu tố tương tự với các nước đang phát triển khác như: có nền kinh tế suy yếu thể hiện quyền đầu tư thấp, hiệu quả hoạt động của các quy định và chính sách của nhà nước kém và hành vi QTLN của nhà quản lý không dễ phát hiện
Với bối cảnh thực tiễn như trên, nhiều nghiên cứu với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của QTCT đến mức độ QTLN của nhà quản lý doanh nghiệp đã được thực hiện trên thế giới Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu đo lường QTCT thông qua một
số ít các yếu tố riêng lẻ (Ebrahim, 2007; Jaggi và cộng sự, 2009; Ghosh và cộng sự, 2010; Alves, 2012; Guo và Ma, 2015; Afzal và Habib, 2018; Piosik và Genge, 2019;
El Moslemany và Nathan, 2019; Susanto và Pradipta, 2020; Abdelkarim và Zuriqi, 2020; Attia và cộng sự, 2022; Githaiga và cộng sự, 2022; Mangala và Singla, 2023; Sagita và cộng sự, 2024 ;…); chỉ có một vài nghiên cứu sử dụng chỉ số tổng hợp để
đo lường chất lượng QTCT (Shen và Chih, 2007; Jiang và cộng sự, 2008; Bekiris và Doukakis, 2011) Đồng thời, các nghiên cứu vẫn còn tồn tại mâu thuẫn lớn trong kết luận về ảnh hưởng của QTCT đến QTLN Do đó, kết luận của nghiên cứu trước không thể dùng để khái quát hóa cho trường hợp của Việt Nam, cần thiết phải tiến hành thêm nghiên cứu thực chứng về mối quan hệ này để tìm ra các yếu tố QTCT có ảnh hưởng đến QTLN của nhà quản lý doanh nghiệpViệt Nam
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về QTLN nói chung và các nhân tố ảnh hưởng đến QTLN nói riêng đang ngày càng tăng lên, tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn còn một
số hạn chế Về đo lường QTCT, phần lớn các nghiên cứu kiểm tra ảnh hưởng của một vài đặc điểm QTCT riêng lẻ đến hành vi QTLN của nhà quản lý doanh nghiệp, không
có nhiều nghiên cứu kết hợp đầy đủ ba nhóm yếu tố (ban kiểm soát, HĐQT, cấu trúc
sở hữu) vào cùng một mô hình nghiên cứu (Anh và cộng sự, 2015; Essa và cộng sự, 2016; Nguyễn Hà Linh, 2017; Phạm Thị Bích Vân, 2017; Nguyen và cộng sự, 2021) Larcker và Richardson (2004) cho rằng bản thân mỗi yếu tố QTCT đều có khả năng hạn chế trong việc đo lường toàn bộ cấu trúc của QTCT Có nhiều cơ chế giám sát tiềm năng được thiết kế để giảm thiểu các vấn đề đại diện vốn có trong một công ty niêm yết Việc xem xét một yếu tố tách biệt với các cơ chế quản trị sẽ dẫn đến phân tích không đầy đủ về các yếu tố ảnh hưởng đến QTLN Trong khi đó, chỉ số chất lượng QTCT cho phép xem xét tác động tổng hợp của các cơ chế quản trị khác nhau
Trang 13Theo hiểu biết tốt nhất của tác giả, chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của chỉ số chất lượng QTCT đến QTLN tại các công ty niêm yết Việt Nam, trong khi đó, các nghiên cứu trên thế giới chủ yếu được thực hiện ở các nước tư bản phát triển Thị trường Việt Nam là thị trường này có bối cảnh độc đáo, đặc trưng bởi sự phụ thuộc lớn của các cơ quan quản lý Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vào báo cáo tài chính của các công ty trong quá trình ra quyết định, quyền sở hữu tập trung cao độ, sự can thiệp và sở hữu sâu rộng của chính phủ và mức độ bảo vệ nhà đầu tư thấp Từ sự thiếu nhất quán trong kết quả của các nghiên cứu trước, và thiếu các nghiên cứu về thị trường Việt Nam và bối cảnh thể chế độc đáo của Việt Nam, luận án này có thể cung cấp những hiểu biết mới về các hoạt động QTLN trong một nền kinh tế thị trường mới nổi, so với các nền kinh tế phát triển khác
Thêm vào đó, các nghiên cứu nước ngoài coi ủy ban kiểm toán là một cơ chế QTCT hiệu quả và các yếu tố về ủy ban kiểm toán là 1 trong 3 nhóm yếu tố khi phân tích ảnh hưởng của QTCT đến QTLN Tuy nhiên, công ty cổ phần Việt Nam đa số được tổ chức gồm Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Các công ty cổ phần không bắt buộc phải thành lập ủy ban kiểm toán Giữa ủy ban kiểm toán và ban kiểm soát có vai trò giống nhau liên quan đến quá trình lập và công bố thông tin báo cáo tài chính, do đó, có thể sử dụng các yếu tố thuộc ban kiểm soát để thay thế cho các yếu tố ủy ban kiểm toán Tuy vậy, chưa có nhiều nghiên cứu trong nước tìm hiểu về ảnh hưởng của các yếu tố thuộc ban kiểm soát đến hành
vi QTLN của nhà quản lý tại các công ty niêm yết Việt Nam
Về nội dung QTLN, đa số các nghiên cứu kiểm tra ảnh hưởng của QTCT đến QTLN trên cơ sở dồn tích hơn là QTLN thông qua quyết định kinh tế, ngoại trừ các nghiên cứu của Ngô Hoàng Điệp (2018), Hoàng Thị Việt Hà và Đặng Ngọc Hùng (2018) Tuy nhiên, việc các nghiên cứu này sử dụng giá trị tuyệt đối của biến tổng hợp đại diện cho QTLN thông qua các quyết định kinh tế để làm biến phụ thuộc là chưa chính xác nên làm ảnh hưởng đến kết quả về chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố QTCT đến QTLN
Về kết quả, cũng như các nghiên cứu trên thế giới, kết quả của các nghiên cứu tại Việt Nam về ảnh hưởng của từng yếu tố QTCT riêng lẻ đến QTLN còn nhiều tranh cãi Chẳng hạn, các nghiên cứu của Le và cộng sự (2015) và Nguyen và cộng sự
Trang 14(2021) chỉ ra rằng HĐQT có quy mô nhỏ thì kiểm soát QTLN tốt hơn quy mô lớn, trong khi đó, Ngô Hoàng Điệp (2018) và Lê Quỳnh Liên (2020) cũng với mẫu nghiên cứu tại Việt Nam lại chứng minh quy mô HĐQT không ảnh hưởng đến QTLN Xuất phát từ yêu cầu lý thuyết và bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc làm rõ ảnh hưởng của QTCT đến QTLN tại các doanh nghiệp Việt Nam Cần thiết phải có nghiên cứu toàn diện hơn về ảnh hưởng của QTCT đến QTLN với nhiều cách thức đo lường QTCT và kỹ thuật QTLN khác nhau Do đó, tác
giả chọn đề tài “Ảnh hưởng của các yếu tố và chất lượng quản trị công ty đến quản
trị lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt Nam” để làm đề tài luận án
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố và chất lượng QTCT đến QTLN của các công ty niêm yết ở Việt Nam
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận án xác định ba mục tiêu cụ thể Thứ nhất, đánh giá khái quát thực trạng QTCT thông qua các yếu tố QTCT (13 yếu tố thuộc 3 nhóm HĐQT, ban kiểm soát và cấu trúc sở hữu) và chỉ số chất lượng QTCT;
đo lường mức độ QTLN dựa trên cơ sở dồn tích cũng như thông qua quyết định kinh
tế của các công ty niêm yết tại Việt Nam Thứ hai, đánh giá ảnh hưởng của các yếu
tố QTCT đến QTLN tại các công ty niêm yết Việt Nam Thứ ba, đánh giá ảnh hưởng của chất lượng QTCT đến QTLN của các công ty niêm yết Việt Nam
Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ lý do chọn đề tài nghiên cứu và để đạt được các mục tiêu nghiên cứu tổng quát và cụ thể như đã trình bày trên, luận án phải tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Mức độ thực hiện hành vi QTLN của các công ty niêm yết Việt Nam như
Trang 15Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ảnh hưởng của QTCT đến QTLN của các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: luận án phân tích sự ảnh hưởng của QTCT đến hành vi QTLN của các công ty niêm yết Việt Nam Trong đó, QTCT được đánh giá toàn diện dựa trên ba nhóm yếu tố thuộc HĐQT, ban kiểm soát và cấu trúc sở hữu và chỉ số chất lượng QTCT Gov-Score của Brown và Caylor (2006) Hành vi QTLN của các công ty niêm yết được xem xét trên cả hai kỹ thuật là QTLN dựa trên cơ sở dồn tích
và QTLN thông qua các quyết định kinh tế
- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu các công ty phi tài chính niêm yết trên HNX và HOSE Các công ty kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và các quỹ đầu tư bị loại trừ vì các công ty này áp dụng chế độ kế toán đặc biệt dẫn đến mô hình cơ sở dồn tích không áp dụng được cho các đơn vị này Ngoài ra, chính sách quản lý của cơ quan Nhà nước đối với các công ty này cũng khác biệt so với các công ty khác
- Phạm vi thời gian: QTLN và QTCT của các công ty niêm yết Việt Nam được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để kiểm định giả thuyết về ảnh hưởng của QTCT đến hành vi QTLN của nhà quản lý tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Biến phụ thuộc QTLN được đo lường dựa trên mô hình Kothari và cộng sự (2005) - nhận diện hành vi QTLN dựa trên cơ sở dồn tích và mô hình Roychowdhury (2006) - nhận diện hành vi QTLN thông qua quyết định kinh tế Biến độc lập được đo lường thông qua các yếu tố thuộc HĐQT, ban kiểm soát và cấu trúc sở hữu và chỉ số chất lượng QTCT Gov-Score của Brown
và Caylor (2006) Để xác định ảnh hưởng của QTCT đến mức độ QTLN của nhà quản lý, tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến trên cơ sở phần mềm
xử lý dữ liệu Stata 14.2 Đồng thời, bằng kỹ thuật thống kê mô tả, luận án đánh giá mức độ QTLN của người quản lý và thực trạng QTCT tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Dữ liệu dùng để tính toán giá trị các biến được thu
Trang 16thập bằng tay từ các tài liệu do các công ty công bố như điều lệ, báo cáo thường niên, báo cáo quản trị, nghị quyết đại hội đồng cổ đông, nghị quyết họp HĐQT, báo cáo tài chính, Báo cáo tình hình QTCT được cung cấp bởi Công ty cổ phần FinnGroup và trang web vietstock.vn
1.5 Đóng góp của luận án
Kết quả nghiên cứu dự kiến sẽ mang lại một số đóng góp cả về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn cho các cơ quan quản lý Nhà nước, nhà quản lý cũng như các cổ đông trong các công ty, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán, các học viên và sinh viên chuyên ngành kế toán
Về mặt lý thuyết, đây là nghiên cứu thực chứng tiên phong xem xét ảnh hưởng của QTCT trên cả hai khía cạnh là các yếu tố riêng lẻ và chỉ số chất lượng tổng hợp đến hành vi QTLN của nhà quản lý trong bối cảnh các công ty niêm yết Việt Nam Nếu như các nghiên cứu trước chỉ tập trung vào một hoặc một nhóm ít các yếu tố riêng lẻ để đo lường QTCT thì luận án này bổ sung thêm đo lường QTCT thông qua chỉ số chất lượng QTCT Gov-Score của Brown và Caylor (2006), đã được rút gọn phù hợp với bối cảnh Việt Nam Việc sử dụng chỉ số Gov-Score làm thước đo QTCT
sẽ bổ sung cho các nghiên cứu trước đây sử dụng các yếu tố riêng lẻ khác nhau để đo lường QTCT, từ đó, xem xét tác động tổng hợp của các cơ chế quản trị khác nhau đến mức độ QTLN Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận ảnh hưởng của một số yếu tố QTCT và chỉ số chất lượng QTCT đến hành vi QTLN của nhà quản lý Những công
ty niêm yết có chỉ số chất lượng QTCT cao, tức là có sự tiến bộ và chủ động hơn trong thực thi QTCT sẽ giúp hạn chế hành vi QTLN của nhà quản lý Kết quả này một lần nữa nhấn mạnh vai trò của cơ chế QTCT hiệu quả trong việc theo dõi chặt chẽ các hành động của các nhà quản lý, điều chỉnh lợi ích của nhà quản lý tương đồng với lợi ích của các chủ sở hữu, nâng cao độ tin cậy của thông tin tài chính và báo cáo tài chính Bên cạnh đó, luận án này là một trong số ít những nghiên cứu sẽ kết hợp cả hai kỹ thuật QTLN trên cơ sở dồn tích và QTLN thông qua quyết định kinh tế trong một nghiên cứu để cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn Vì thế, các kết quả nghiên cứu từ luận án đã đóng góp một phần nhất định vào cơ sở lý thuyết về phân tích sự ảnh hưởng của QTCT đến QTLN; đặc biệt là sự ảnh hưởng của chỉ số chất lượng QTCT đến QTLN
Trang 17Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có những đóng góp sau: Thứ nhất, đối với cơ quan quản lý Nhà nước, thông qua các hàm ý từ kết quả của luận án, cơ quan Nhà nước sửa đổi, bổ sung thông tư, nghị định hướng dẫn về quy chế và thực hành QTCT nhằm nâng cao chất lượng QTCT tại các công ty niêm yết Việt Nam
Thứ hai, đối với các Hiệp hội chuyên ngành kế toán, viện nghiên cứu và cơ sở đào tạo về chuyên ngành kế toán thì đây là một tài liệu nghiên cứu công phu về ảnh hưởng của QTCT đến QTLN trong bối cảnh Việt Nam Tài liệu này có thể so sánh với những nghiên cứu trước để phát triển nghiên cứu khoa học kế toán hiện nay trong việc xây dựng cơ chế QTCT hiệu quả nhằm hạn chế hành vi QTLN của nhà quản lý tại các nước, đặc biệt các nước đang phát triển có điều kiện tương đồng với Việt Nam
Thứ ba, đối với các công ty niêm yết, kết quả của luận án cũng sẽ hỗ trợ các công ty niêm yết trong việc xây dựng cơ chế QTCT có hiệu quả, đảm bảo thực hiện tốt chức năng giám sát hành vi của nhà quản lý, từ đó, giảm thiểu động cơ thúc đẩy hành vi cơ hội của nhà quản lý
Thứ tư, đối với các đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính như nhà đầu
tư, chủ nợ,…; luận án góp phần giúp họ nâng cao khả năng hiểu biết, đánh giá mức
độ QTLN, tình hình QTCT tại các công ty niêm yết; từ đó, giúp quyết định đầu tư của họ hiệu quả hơn và ít rủi ro hơn
1.6 Kết cấu của luận án
Ngoài các danh mục, mục lục, phần mở đầu, kết luận, phụ lục, luận án được chia thành 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương này giới thiệu khái quát về đề tài nghiên cứu bao gồm tính cấp thiết cũng như bối cảnh hiện tại của đề tài nghiên cứu, chỉ ra mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng như những đóng góp của luận án
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu,
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về QTCT, QTLN và các lý thuyết nền làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về ảnh hưởng của QTCT đến QTLN để chỉ ra khe hổng của các nghiên cứu trước Đây
Trang 18là cơ sở giúp tác giả phát triển giả thuyết nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu ở chương tiếp theo
Chương 3: Giả thuyết và phương pháp nghiên cứu
Trong chương này, trước hết, luận án xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và
mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của QTCT đến QTLN dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu ở chương 2 Sau đó, minh họa về đo lường QTLN, QTCT và biến kiểm soát, quy trình chọn mẫu và các vấn đề thu thập dữ liệu, và chỉ ra các phương pháp được lựa chọn để xử lý dữ liệu nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã được đưa ra
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trong chương 4, luận án trình bày các kết quả từ phân tích dữ liệu sau khi thực hiện trình tự theo phương pháp nghiên cứu đã trình bày ở chương 3 Thực trạng QTCT
và QTLN của công ty niêm yết ở Việt Nam được đánh giá thông qua kỹ thuật thống
kê mô tả và phân tích hồi quy các mô hình đo lường QTLN Sau khi phân tích hồi quy đa biến trên bốn mô hình nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm giúp luận án tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu của luận án
Chương 5: Kết luận và hàm ý
Chương này trình bày kết luận chung rút ra từ quá trình nghiên cứu, các mục tiêu đã đạt được cũng như đóng góp của luận án Trên cơ cở đó, luận án đã đưa ra một số hàm ý chính sách cho các công ty niêm yết cũng như cơ quan quản lý nhằm nâng cao chất lượng QTCT, từ đó, hạn chế hành vi QTLN của nhà quản lý doanh nghiệp, góp phần nâng cao tính chính xác, minh bạch trong công bố thông tin tài chính của các công ty niêm yết Sau cùng, tác giả đã đưa ra một số hạn chế của luận
án và hướng nghiên cứu trong tương lai
1.7 Kết luận chương 1
Chương 1 đã trình bày được lý do cấp thiết làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của QTCT đến QTLN trong bối cảnh Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu tổng quát và các mục tiêu cụ thể cũng được xác định rõ ràng, từ đó khoanh vùng được phạm vi và đối tượng nghiên cứu để triển khai các bước trong quy trình nghiên cứu tiếp theo Phương pháp nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án vào lý luận và thực tiễn cũng được trình bày rõ ràng trong phần cuối của chương này
Trang 19CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến QTCT và QTLN, giới thiệu các lý thuyết nền làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu, tổng quan các nghiên cứu về ảnh hưởng của QTCT đến hành vi QTLN của nhà quản lý, từ đó chỉ ra khe hổng nghiên cứu Đây là cơ sở giúp tác giả phát triển giả thuyết nghiên cứu và xây dựng
mô hình nghiên cứu, giải thích, biện luận kết quả nghiên cứu ở những chương tiếp theo
2.1 Quản trị công ty
Định nghĩa quản trị công ty
Một số định nghĩa xác định QTCT như là một tập hợp các cơ chế nhằm kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp khi quyền sở hữu được tách khỏi quyền quản
lý Chẳng hạn, Gillan và Starks (1998) xác định QTCT là hệ thống luật, quy tắc và các yếu tố kiểm soát hoạt động tại một doanh nghiệp Hay Tổ chức Tài chính quốc tế định nghĩa QTCT là “những cơ cấu và những quá trình để định hướng và kiểm soát doanh nghiệp” Tương tự, Sheikh và Chatterjee (2000) xác định QTCT có liên quan với việc thiết lập một hệ thống theo đó các thành viên được giao trách nhiệm và nhiệm
vụ liên quan đến sự chỉ đạo các công việc của công ty
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): “QTCT là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty […], liên quan tới các mối quan hệ giữa Ban giám đốc, HĐQT và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan QTCT cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty, và xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công ty” (OECD, 2004) Ngoài các mối quan hệ giữa nhà quản lý và các cổ đông được đề cập trong các định nghĩa khác, định nghĩa này còn đề cập đến các bên có quyền lợi liên quan khác, tức là cho rằng một công ty có nghĩa vụ không chỉ đối với các cổ đông của mình mà còn đối với tất cả các bên liên quan, người có đóng góp rất cần thiết cho sự thành công của công ty Tương ứng với định nghĩa rộng này, mục tiêu của một khung quản trị công ty tốt sẽ là tối đa hóa sự đóng góp của các doanh nghiệp vào nền kinh tế tổng thể - tức là, bao gồm tất cả các bên liên quan
Trang 20Tại Việt Nam, Chính phủ quy định QTCT là hệ thống các nguyên tắc, bao gồm: đảm bảo cơ cấu quản trị hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động của HĐQT, ban kiểm soát, đảm bảo quyền lợi của cổ đông và những người có liên quan; đảm bảo đối
xử công bằng giữa các cổ đông; công khai minh bạch mọi hoạt động của công ty (Chính phủ, 2017)
Tóm lại, QTCT sẽ bao gồm mối quan hệ giữa các cổ đông, chủ nợ và các công ty; giữa các thị trường tài chính, các tổ chức và các công ty và giữa nhân viên và tổng công ty QTCT cũng sẽ bao gồm vấn đề trách nhiệm xã hội của công ty, bao gồm các khía cạnh như giao dịch của công ty đối với văn hóa và môi trường
Vai trò, chức năng của quản trị công ty
Theo OECD (2004), khuôn khổ QTCT phải đảm bảo công bố kịp thời và chính xác thông tin về tình hình tài chính và tình hình hoạt động của công ty Trên cơ sở
đó, QTCT cho phép các cổ đông theo dõi chặt chẽ các hành động của các nhà quản
lý, điều chỉnh lợi ích của nhà quản lý phù hợp với lợi ích của các cổ đông Nếu hệ thống giám sát các nhà quản lý yếu kém có thể khuyến khích họ theo đuổi lợi ích riêng của họ bằng các hoạt động như QTLN nhưng giám sát hiệu quả thông qua QTCT tốt có thể giảm chi phí đại diện và khuyến khích các nhà quản lý theo đuổi lợi ích của cổ đông
Theo cách đó, QTCT phải tạo ra các điều kiện mà hành vi và hành động của các nhà quản lý cấp cao phù hợp với lợi ích của công ty, các cổ đông và các bên liên quan chính, đồng thời đảm bảo rằng các nhà quản lý kém sẽ được thay thế bằng những người quản lý tốt hơn Nói cách khác, QTCT giúp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng mất cân bằng giữa các lợi ích và nhu cầu khác nhau của công ty, đồng thời giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực của hành vi cơ hội của các bên liên quan quan trọng (đặc biệt là ban quản lý cấp cao) có thể gây nguy hiểm cho hoạt động hiệu quả của một công ty Để có thể thực hiện tốt vai trò này, QTCT phải đảm bảo hiệu quả của các cơ chế bên trong như HĐQT, ủy ban kiểm toán và cơ cấu quyền sở hữu
HĐQT là cấp cao nhất của hệ thống quản trị nội bộ và hỗ trợ trong việc giảm các vấn đề đại diện (Fama và Jensen, 1983) Trong khuôn khổ QTCT, các HĐQT đóng vai trò quan trọng thông qua giám sát các nhà quản lý hàng đầu và thiết lập các
cơ chế khác giúp giảm thiểu động cơ thúc đẩy hành vi cơ hội của các nhà quản lý
Trang 21(Fama và Jensen, 1983) Cụ thể, HĐQT là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông (Quốc hội, 2014) Để bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu và giảm mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản lý doanh nghiệp, HĐQT đảm nhận vai trò giám sát, thường liên quan đến việc giám sát Tổng Giám đốc/Giám đốc điều hành và các Tổng Giám đốc/Giám đốc điều hành cấp cao khác, phê duyệt chiến lược của công ty và giám sát hệ thống kiểm soát tài chính (DeZoort
và cộng sự, 2002) HĐQT phải đảm bảo tính trung thực của hệ thống báo cáo tài chính của công ty, kể cả báo cáo kiểm toán độc lập, và bảo đảm rằng hệ thống kiểm soát phù hợp luôn hoạt động, đặc biệt là các hệ thống quản lý rủi ro, kiểm soát tài chính và hoạt động, tuân thủ theo pháp luật và các tiêu chuẩn liên quan (OECD, 2004)
Trách nhiệm chính của ủy ban kiểm toán là tư vấn cho HĐQT trong việc thông qua báo cáo tài chính hằng năm, xem xét tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ
và quản trị rủi ro, xem xét tính hiệu quả chức năng kiểm toán nội bộ (Gul và cộng sự, 2010) Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng ủy ban kiểm toán giúp tăng tính toàn vẹn của quá trình kiểm toán tài chính và chất lượng báo cáo tài chính (Klein, 2002)
Theo Denis và McConnell (2003), cấu trúc quyền sở hữu là cơ chế quan trọng trong hệ thống QTCT của một doanh nghiệp Cấu trúc quyền sở hữu của một doanh nghiệp có thể có tầm quan trọng then chốt đối với hiệu quả của các cơ chế giám sát được sử dụng để giảm khả năng thực hiện QTLN của nhà quản lý Do đó, nếu doanh nghiệp xây dựng được một cơ cấu sở hữu thích hợp sẽ có khả năng hạn chế QTLN Chẳng hạn, trong trường hợp các cổ đông tổ chức và cổ đông chi phối nắm giữ một
tỷ lệ lớn cổ phiếu, quyền biểu quyết của họ có thể cho phép họ giám sát các quyết định của nhà quản lý Hầu hết các nghiên cứu về kinh tế và tài chính đều nhấn mạnh rằng quyết định về cơ cấu sở hữu doanh nghiệp phản ánh nỗ lực giảm bớt các vấn đề đại diện giữa các bên liên quan khác nhau (Jensen và Meckling, 1976)
Đo lường quản trị công ty
Một trong những thách thức chính khi nghiên cứu ảnh hưởng của QTCT đến QTLN liên quan đến việc xác định thước đo QTCT, tức là xác định các cơ chế QTCT
có tác động tới hành vi QTLN của nhà quản lý công ty Để đo lường QTCT, một số
Trang 22nhà nghiên cứu và nhà thực hành đã sử dụng một hoặc một số yếu tố cụ thể của QTCT trong các nghiên cứu của họ, trong khi những người khác cố gắng tạo ra một thước
đo tổng hợp hoặc một chỉ số về chất lượng QTCT
Đo lường theo các yếu tố quản trị công ty
- Các yếu tố thuộc HĐQT: Để đánh giá hiệu quả giám sát của HĐQT, các
nghiên cứu dựa trên các yếu tố như: quy mô của HĐQT, tính độc lập của HĐQT, số cuộc họp của HĐQT, Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm Giám đốc điều hành, chuyên môn tài chính của HĐQT, thành viên nữ trong HĐQT Trên cơ sở các nghiên cứu trước, tác giả đã tổng hợp cách đo lường các yếu tố thuộc HĐQT tại phụ lục 1.1
+ Quy mô của HĐQT: HĐQT có nhiều thành viên sẽ đảm bảo sự giám sát tốt hơn của đội ngũ quản lý và chất lượng cao hơn của các quyết định của công ty Tuy nhiên, quy mô quá lớn có thể là một trở ngại cho việc ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả, do vấn đề phối hợp và giao tiếp Quy mô HĐQT thường được đo lường thông qua chỉ tiêu tổng số thành viên trong HĐQT, một số ít nghiên cứu sử dụng logarit tự nhiên của tổng số thành viên HĐQT
+ Tính độc lập của HĐQT: thành viên HĐQT có thể được phân loại thành thành viên điều hành, thành viên không điều hành có liên quan hoặc thành viên không điều hành độc lập Các nghiên trước cho rằng vai trò giám sát của HĐQT có thể được đảm đương bởi các thành viên độc lập, vì các thành viên bên trong là một phần của nhóm quản lý (Klein, 2002; Peasnell và cộng sự, 2005; Xiong, 2006) Đa số các nghiên cứu sử dụng tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập trên tổng số thành viên HĐQT để
đo lường tính độc lập của HĐQT
+ Số cuộc họp HĐQT: Số cuộc họp là một thước đo tốt để đánh giá sự chuyên cần và nỗ lực giám sát của HĐQT Một số nghiên cứu cho rằng HĐQT không họp, hoặc chỉ họp một vài lần, không có khả năng giám sát hiệu quả Số cuộc họp HĐQT được đo lường bằng tổng số cuộc họp của HĐQT được tổ chức trong năm
+ Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm Giám đốc điều hành: tức là Tổng giám đốc/Giám đốc điều hành đồng thời có thẩm quyền của chủ tịch HĐQT Tình huống này xuất hiện chính là rào cản đối với sự phân chia giữa chức năng kiểm soát và quản
lý Jensen (1993) cho rằng HĐQT trở nên phức tạp khi Giám đốc điều hành kiêm chủ tịch HĐQT Yếu tố này thường được đo lường bằng biến giả, bằng 1 nếu chủ tịch
Trang 23HĐQT kiêm nhiệm Giám đốc điều hành và bằng 0 nếu khác
+ Chuyên môn tài chính của HĐQT: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của HĐQT là kiểm tra tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính Để thực hiện tốt vai trò này, các thành viên HĐQT phải có kiến thức kế toán, tài chính, có năng lực phân tích, giám sát quản lý rủi ro Các nghiên cứu trước sử dụng tỷ lệ thành viên có chuyên môn tài chính trên tổng số thành viên HĐQT để đo lường chuyên môn tài chính của HĐQT
+ Thành viên nữ trong HĐQT: Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các thành viên
nữ có trách nhiệm xã hội và đạo đức hơn, đồng thời ít có khả năng tham gia vào các hoạt động phi đạo đức bao gồm thao túng lợi nhuận và gian lận, do đó, hỗ trợ các HĐQT thực hiện chức năng giám sát tốt hơn Thành viên nữ trong HĐQT được đo bằng tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT trên tổng số thành viên HĐQT
- Các yếu tố thuộc ủy ban kiểm toán: Một ủy ban kiểm toán hiệu quả phải có
các thành viên đủ tiêu chuẩn với thẩm quyền và nguồn lực để bảo vệ lợi ích của các bên liên quan bằng cách đảm bảo báo cáo tài chính đáng tin cậy, kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro thông qua các nỗ lực của ủy ban (DeZoort và cộng sự, 2002) Theo các nghiên cứu trước đây, hiệu quả của ủy ban kiểm toán được đánh giá thông qua nhiều yếu tố, chẳng hạn như sự độc lập của ủy ban kiểm toán, chuyên môn tài chính của ủy ban kiểm toán, tần suất họp và quy mô ủy ban kiểm toán Qua tổng quan các nghiên cứu trước, tác giả đã tổng hợp cách đo lường các yếu tố thuộc ủy ban kiểm toán tại phụ lục 1.2
+ Sự độc lập của ủy ban kiểm toán: Nhằm tăng cường tính độc lập của ủy ban kiểm toán, trong cơ cấu ủy ban kiểm toán cần phải có những thành viên độc lập và một số quốc gia yêu cầu các thành viên Ban điều hành không được tham gia trong ủy ban kiểm toán Các nghiên cứu trước sử dụng nhiều cách khác nhau để đo lường yếu
tố này: tỷ lệ thành viên độc lập trên tổng số thành viên, biến giả bằng 1 nếu ủy ban kiểm toán có trên 50% và dưới 100% thành viên độc lập và bằng 0 nếu khác, biến giả bằng 1 nếu tất cả thành viên ủy ban kiểm toán là độc lập và bằng 0 nếu khác
+ Chuyên môn tài chính của ủy ban kiểm toán: trách nhiệm chính của ủy ban kiểm toán là tư vấn cho HĐQT trong việc thông qua báo cáo tài chính hằng năm, do
đó, trong cơ cấu của ủy ban kiểm toán cần có những thành viên có kinh nghiệm về
Trang 24chuyên môn kế toán tài chính Có hai cách thường được dùng để đánh giá yếu tố này,
tỷ lệ thành viên có chuyên môn tài chính trên tổng số thành viên, biến giả bằng 1 nếu
ít nhất 1 thành viên ủy ban kiểm toán có chuyên môn về kế toán hoặc tài chính và bằng 0 nếu khác
+ Số cuộc họp ủy ban kiểm toán: Mục tiêu quan trọng của ủy ban kiểm toán là các thành viên có đủ thời gian để thực hiện trách nhiệm giám sát quy trình báo cáo tài chính Các thành viên của ủy ban kiểm toán gặp nhau thường xuyên hơn có thể thực hiện hiệu quả vai trò giám sát của họ Số cuộc họp ủy ban kiểm toán được đo lường bằng tổng số cuộc họp của ủy ban kiểm toán được tổ chức trong năm
+ Quy mô ủy ban kiểm toán: số lượng thành viên lớn có nhiều khả năng giúp
ủy ban kiểm toán có nhiều kỹ năng để kiểm soát báo cáo tài chính hiệu quả hơn Các nghiên cứu trước thường dùng tổng số thành viên trong ủy ban kiểm toán để đo lường yếu tố này
- Các yếu tố thuộc cấu trúc quyền sở hữu: Các nghiên cứu trước đánh giá cấu
trúc sở hữu của doanh nghiệp qua các loại hình sở hữu sau: sở hữu của nhà quản lý,
sở hữu của cổ đông nhà nước, sở hữu của cổ đông tổ chức, sở hữu của cổ đông nước ngoài, sở hữu gia đình, tập trung sở hữu Tác giả đã tổng hợp cách đo lường các yếu
tố thuộc cấu trúc quyền sở hữu từ các nghiên cứu trước tại phụ lục 1.3
+ Sở hữu của nhà quản lý: Những người bên trong hoặc người quản lý của công ty cũng là cổ đông nếu họ có được một phần đáng kể cổ phần của công ty, và điều này được coi là hữu ích trong việc giảm xung đột đại diện giữa chủ sở hữu và nhà quản lý doanh nghiệp Sở hữu của nhà quản lý được tính bằng tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi nhà quản lý (HĐQT, Ban giám đốc) trên tổng số cổ phần của công ty
+ Sở hữu của cổ đông nhà nước: Các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhà nước cao có lợi thế về khả năng tiếp cận các nguồn lực, lợi ích về thuế và môi trường hoạt động đảm bảo, tất cả đều làm tăng giá trị của các doanh nghiệp này Có hai cách phổ biến để đo lường yếu tố này: Biến giả bằng 1 nếu công ty do nhà nước kiểm soát, bằng 0 nếu khác và tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi cổ đông nhà nước trên tổng số cổ phần
+ Sở hữu của cổ đông tổ chức: Quyền sở hữu của tổ chức là quyền sở hữu cổ phiếu của công ty bởi các tổ chức (quỹ hưu trí, quỹ đầu tư công ty, ngân hàng và
Trang 25những tổ chức khác) Cổ đông tổ chức đóng một vai trò lớn trong việc giám sát các nhà quản lý và giảm bớt sự tham gia của họ vào QTLN và có thể được sử dụng như một cơ chế quản trị tốt tùy theo mức độ tham gia của họ, điều này sẽ dẫn đến giảm chi phí đại diện
+ Sở hữu của cổ đông nước ngoài: Loại hình sở hữu này đề cập đến phần cổ phần do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ, tức là các công ty thuộc sở hữu của các
cá nhân, pháp nhân, chính phủ và các bộ phận có tư cách nước ngoài Cổ phần do các
cổ đông nước ngoài kiểm soát càng lớn thì càng có nhiều đại diện nước ngoài được
bổ nhiệm trong công ty, trong HĐQT Họ sẽ giúp gắn kết lợi ích của ban quản lý và
cổ đông để cải thiện chất lượng của báo cáo tài chính
+ Sở hữu gia đình: Các nghiên cứu quan niệm rằng kiểm soát gia đình sẽ hạn chế QTLN và ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Để đo lường yếu tố này có thể sử dụng biến giả (bằng 1 nếu công ty do gia đình kiểm soát, bằng 0 nếu khác) hoặc tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi cổ đông gia đình trên tổng số
cổ phần
+ Tập trung sở hữu: Các cổ đông nhỏ không tham gia vào hoạt động của công
ty và không có quyền kiểm soát đối với các nhà quản lý, ngược lại, những cổ đông
có tỷ lệ sở hữu lớn đóng vai trò tích cực trong việc kiểm soát và giám sát các hoạt động của công ty Có nhiều cách khác nhau để đánh giá mức độ tập trung sở hữu, bao gồm tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi cổ đông lớn nhất trên tổng số cổ phần, tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi cổ đông lớn (≥ 5%) trên tổng số cổ phần, tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi 5 cổ đông lớn nhất trên tổng số cổ phần,
Đo lường theo chỉ số chất lượng quản trị công ty
Chất lượng QTCT được định nghĩa là bộ quy tắc quản trị, quy định, quy chế
và thông lệ tốt nhất liên quan đến quản trị và được phát triển để đánh giá xem các công ty được quản trị tốt nhất hay tệ nhất (Rahman và Khatun, 2017)
Để đánh giá được chất lượng QTCT của một công ty, phần lớn các nhà nghiên cứu đã tự xây dựng chỉ số QTCT trên cơ sở bộ quy tắc thực hành tốt nhất hoặc hướng dẫn quản trị, yêu cầu niêm yết, thông lệ công bố, luật doanh nghiệp hoặc luật áp dụng cho các công ty và tài liệu trước đó để đo lường chất lượng QTCT Ý tưởng đằng sau việc phát triển các chỉ số QTCT đề cập đến việc so sánh/đánh giá chuẩn các đặc điểm
Trang 26QTCT của một công ty với các điều khoản quản trị mà các nhà nghiên cứu coi là ví
dụ về thông lệ tốt nhất
Gompers và cộng sự (2003) đã xây dựng một chỉ số dựa trên 24 điều khoản chống tiếp quản và quyền của cổ đông do IRRC (Investor Responsibility Research Centre) tổng hợp 24 điều khoản này thuộc năm nhóm yếu tố: quy định trì hoãn việc tiếp quản, quản lý bảo vệ, giới hạn những gì cổ đông có thể bỏ phiếu hoặc hạn chế việc tiếp quản và luật pháp tiểu bang Chỉ số G được xây dựng như sau: đối với mọi công ty, Gompers và cộng sự (2003) thêm một điểm cho mọi điều khoản hạn chế quyền của cổ đông (tăng quyền của nhà quản lý) Theo tác giả, chỉ số này phản ánh
sự cân bằng quyền lực giữa các cổ đông và các nhà quản lý Tuy nhiên, Core và cộng
sự (2006) đưa ra bằng chứng cho thấy chỉ số G không liên quan đến hoạt động vượt trội của doanh nghiệp Jiang và cộng sự (2008) cho rằng hạn chế lớn của chỉ số G là
nó chủ yếu bao gồm các điều khoản chống thâu tóm và bỏ qua các vấn đề quan trọng khác của QTCT Ngoài ra, cũng như nhiều chỉ số chất lượng QTCT khác, chỉ số G chỉ tập trung vào các công ty Mỹ (Aguilera và Desender, 2012)
Chỉ số Gov-Score của Brown và Caylor (2006) được tính dựa trên tổng trọng
số bằng nhau của 51 tiêu chuẩn thuộc 8 nhóm nhân tố dựa trên cơ sở dữ liệu của ISS (Institutional Shareholder Services), phản ánh cả các yếu tố QTCT nội bộ và bên ngoài Các nhóm yếu tố chủ yếu bao gồm: Kiểm toán, HĐQT, điều lệ, trình độ của thành viên HĐQT, thù lao điều hành và thù lao cho thành viên HĐQT, sở hữu, những
sự thực thi tiến bộ và tình trạng sáp nhập
Nghiên cứu của Black và cộng sự (2006) đã đánh giá chất lượng QTCT của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc vào năm 2001 Chất lượng QTCT được đo bằng chỉ số QTCT, bao gồm tổng cộng 39 yếu tố quản trị và được chia thành năm tiểu loại có trọng số bằng nhau (mỗi tiểu loại từ 0-20) như quyền của cổ đông (5 yếu tố), cấu trúc HĐQT (4 yếu tố), thủ tục của HĐQT (26 yếu tố), công bố thông tin (3 yếu tố), ngang bằng quyền sở hữu (1 yếu tố)
Nghiên cứu của Di Miceli da Silveira và cộng sự (2007) đã xem xét chất lượng QTCT của 200 công ty tài chính và phi tài chính Brazil được niêm yết trong giai đoạn
1998 đến 2004 Chỉ số QTCT được đo bằng tổng cộng 24 câu hỏi khách quan được thu thập từ dữ liệu thứ cấp có sẵn công khai Nếu câu trả lời của mỗi câu hỏi là tích
Trang 27cực thì được 1 điểm, ngược lại là 0 và tổng điểm dao động từ 0 đến 24, biểu thị chất lượng quản trị từ thấp nhất đến cao nhất Tổng cộng 24 câu hỏi khách quan về chất lượng QTCT được chia thành bốn tiểu loại như: công bố thông tin (6 câu hỏi); cấu trúc và hoạt động của HĐQT (6 câu hỏi), đạo đức và xung đột lợi ích (6 câu hỏi) và quyền của cổ đông (6 câu hỏi) Họ đã sử dụng phương pháp trọng số đồng đều để tính chỉ số QTCT
Trong khi các nghiên cứu trên tự xây dựng chỉ số chất lượng QTCT, một số nhà nghiên cứu đã sử dụng xếp hạng về chất lượng QTCT do các công ty thương mại tạo ra Các chỉ số này bao gồm CGQ (Corporate Governance Quotient) của ISS, GMI (Governance Metrics International) của Governance Metrics International, chỉ số TCL (The Corporate Library) của Robert A.G Monks and Nell Minow, CGS và T&D
từ Standard và Poor’s, AGR (Accounting and Governance Risk) được phát triển bởi Audit Integrity,…
Chỉ số xếp hạng CGQ (Corporate Governance Quotient) do ISS đưa ra và được báo cáo trên cơ sở tỷ lệ phần trăm từ 0 đến 100 Xếp hạng của ISS dựa trên dữ liệu thu được từ hồ sơ công khai và khảo sát của công ty trong tám hạng mục: HĐQT (thành phần, tính độc lập), kiểm toán, điều lệ và điều khoản luật, điều khoản chống tiếp quản, thù lao cho ban điều hành và thành viên HĐQT, các thông lệ tiến bộ (chẳng hạn như đánh giá hiệu suất và kế hoạch kế nhiệm), quyền sở hữu và trình độ nhà quản
lý
Chỉ số GMI dựa trên 500 yếu tố quản trị thuộc sáu nhóm: trách nhiệm của HĐQT, trách nhiệm xã hội của công ty, thù lao điều hành, công bố tài chính và kiểm soát nội bộ, kiểm soát thâu tóm, quyền sở hữu và quyền cổ đông GMI thu thập hàng trăm số liệu được thiết kế theo cách chỉ có thể tạo ra câu trả lời có, không hoặc không được công bố; và sau đó tính toán xếp hạng trên thang điểm từ 1,0 (thấp nhất) đến 10,0 (cao nhất) Xếp hạng GMI được tính cho hơn 4.318 công ty ở 16 quốc gia khác nhau trên khắp Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương,
và có sẵn trên mô hình kinh doanh đăng ký
Robert A.G Monks và Nell Minow đã thành lập thư viện TCL vào năm 1999, dựa vào kinh nghiệm và đánh giá riêng của họ về chất lượng quản trị của một công
ty nhất định Sản phẩm chính của thư viện bao gồm một cơ sở dữ liệu lớn tổng hợp
Trang 28và phân tích thông tin công khai về hàng nghìn công ty Các nhà phân tích của TCL xem xét bốn lĩnh vực quản trị cụ thể (HĐQT của công ty và lập kế hoạch kế nhiệm, thù lao cho Giám đốc điều hành, điều khoản chống thâu tóm và các mối quan tâm về
kế toán cấp HĐQT) và chỉ định mỗi công ty một cấp từ A đến F
2.2 Quản trị lợi nhuận
Định nghĩa quản trị lợi nhuận
QTLN là một định nghĩa khó xác định và đo lường, do đó các nhà nghiên cứu học thuật không đạt được sự đồng thuận về định nghĩa này Họ đã rất nỗ lực trong việc tìm hiểu về QTLN và đưa ra nhiều định nghĩa QTLN khác nhau
Healy và Wahlen (1999) cho rằng “QTLN xảy ra khi các nhà quản lý sử dụng các xét đoán trong báo cáo tài chính và trong xây dựng các giao dịch để thay đổi báo cáo tài chính từ đó gây hiểu nhầm cho một số bên liên quan về hiệu quả kinh tế cơ bản của công ty hoặc để ảnh hưởng đến kết quả hợp đồng phụ thuộc vào số liệu kế toán” Một quan điểm được trích dẫn phổ biến khác là của Schipper (1989), tác giả cho rằng QTLN là “sự can thiệp có mục đích trong quá trình báo cáo tài chính ra bên ngoài nhằm thu được lợi ích cá nhân cho cổ đông hoặc nhà quản lý”
Watts và Zimmerman (1978) cho rằng QTLN xảy ra khi người quản lý có hành
vi tự quyết định liên quan đến số kế toán có hoặc không có giới hạn và hành vi này
có thể được áp dụng để tối đa hóa giá trị của công ty Roychowdhury (2006) định nghĩa QTLN “khởi hành từ thực tiễn hoạt động bình thường, được thúc đẩy bởi mong muốn của người quản lý để đánh lừa ít nhất một số bên liên quan tin tưởng một số mục tiêu báo cáo tài chính đã được đáp ứng trong quá trình hoạt động bình thường”
Nhìn chung, trong các nghiên cứu trên đây, QTLN được quy cho quy trình xử
lý thông tin tài chính của các nhà quản lý được thúc đẩy với các mục đích cá nhân của họ Điều này có thể liên quan đến nhiều phương pháp xử lý kế toán tuân thủ hoặc không tuân thủ theo Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được coi là phương pháp kế toán tích cực hoặc bảo thủ gây hiểu lầm cho người dùng báo cáo tài chính (Xiong, 2006)
Tuy nhiên, không có sự nhất quán hoàn toàn về định nghĩa này vì một số nhà nghiên cứu lại có quan điểm khác về QTLN Dechow và Skinner (2000) chỉ trích các định nghĩa trên về QTLN vì không phân biệt rõ ràng giữa “QTLN” và “gian lận”
Trang 29Fields và cộng sự (2001) phát biểu rằng QTLN xảy ra khi các nhà quản lý thực hiện quyền tự quyết định của họ đối với các con số kế toán, có hoặc không có hạn chế Việc tự quyết định như vậy có thể nhằm tối đa hóa giá trị công ty hoặc chủ nghĩa cơ hội Do đó, có hai loại QTLN, cơ hội và thông tin QTLN cơ hội có nghĩa là các nhà quản lý tìm cách lừa dối các nhà đầu tư bằng cách theo đuổi lợi ích của chính họ Tài liệu về loại QTLN này chủ yếu bắt nguồn từ Healy (1985), người phát hiện ra rằng các nhà quản lý sử dụng các khoản dồn tích để thao túng tiền thưởng QTLN thông tin nhằm tăng cường tối đa hoá giá trị được Holthausen và Leftwich đưa ra đầu tiên (1983, trích dẫn ở Beneish (2001) Ở đây, QTLN là một phương tiện để các nhà quản
lý công bố cho các nhà đầu tư những mong muốn cá nhân của họ về dòng tiền mặt trong tương lai của doanh nghiệp
Luận án này sử dụng định nghĩa QTLN của Healy và Whalen (1999), từ “gây hiểu nhầm” trong định nghĩa này đã loại trừ khả năng nhà quản lý sử dụng QTLN để cung cấp thông tin cho các cổ đông và các bên liên quan Do đó, trong luận án này, thuật ngữ QTLN có nghĩa là nhà quản lý có khuynh hướng tìm kiếm và lợi dụng cơ hội để điều chỉnh lợi nhuận thông qua tác động vào các khoản dồn tích (accural earnings management) hoặc quyết định kinh tế (real earnings management), nhằm mục đích thu lợi cho bản thân họ Kết quả của hành vi này có thể gây nhầm lẫn cho người sử dụng thông tin báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp Vì vậy, phải
có các biện pháp nhằm kiểm soát hành vi QTLN của nhà quản lý, từ đó, nâng cao chất lượng thông tin báo cáo tài chính, bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu cũng như người sử dụng thông tin
Động cơ quản trị lợi nhuận
- Thu nhập của nhà quản lý: Để hạn chế sự khác biệt giữa lợi ích của cổ đông
và mục tiêu của nhà quản lý, chủ sở hữu có thể thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản lý Cụ thể, để đạt được hiệu quả tốt nhất, các cổ đông nên gắn kết một phần của phần thưởng nhà quản lý với lợi nhuận được báo cáo trên cơ sở ký kết hợp đồng Do đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các nhà quản lý trong các công ty
có hợp đồng thù lao dựa trên lợi nhuận có động cơ để báo cáo kết quả lợi nhuận nhằm tối đa hóa giá trị phần thưởng của họ Thực vậy, Cheng và Warfield (2005) ghi nhận rằng các nhà quản lý có đãi ngộ cổ phần cao có thể hưởng lợi từ việc QTLN với mục
Trang 30tiêu giữ giá cổ phiếu cao Nghiên cứu của Iatridis và Kadorinis (2009) cũng chỉ ra rằng các nhà quản lý doanh nghiệp thường sử dụng QTLN để tăng mức thù lao của
họ và đáp ứng dự báo lợi nhuận của các nhà phân tích tài chính
- Tránh vi phạm hợp đồng nợ: Các quyết định dựa trên quyền lợi của cổ đông,
ví dụ như các khoản chi trả cổ tức quá mức, có thể không nằm trong quyền lợi của chủ nợ Do đó, để đảm bảo thu hồi được nợ, các chủ nợ tiến hành ký kết các hợp đồng
nợ với các công ty đi vay Số kế toán thường được sử dụng để thiết lập các điều kiện giao ước của các hợp đồng nợ và để theo dõi xem các điều kiện này có bị vi phạm hay không Các giao ước thường hạn chế khả năng chi trả cổ tức hoặc khả năng vay
nợ mới của các công ty, hoặc cho chủ nợ quyền yêu cầu trả nợ trước hạn nếu số liệu
kế toán tối thiểu không đạt được Kết quả là, các nhà quản lý sử dụng các kỹ thuật QTLN nhằm tránh vi phạm các giao ước trong hợp đồng nợ Đặc biệt là, trong trường hợp công ty niêm yết làm ăn thua lỗ thì nhà quản lý càng có động cơ mạnh hơn trong việc thực hiện QTLN Beatty và Weber (2003) cung cấp bằng chứng thuyết phục về ảnh hưởng của các hợp đồng nợ trong các lựa chọn kế toán của người đi vay Nghiên cứu của Othman và Zeghal (2006) cho thấy các động lực về QTLN của các công ty Pháp liên kết cụ thể với chi phí nợ theo hợp đồng
- Đáp ứng các quy định và giảm chi phí chính trị: Các quy định pháp lý và
mục tiêu giảm chi phí chính trị có thể gây áp lực lên các công ty khiến họ dễ có khả năng QTLN hơn, nhiều nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng chứng minh lập luận này Chẳng hạn, nghiên cứu của Key (1997) cho thấy các công ty kinh doanh cáp ti vi ở
Mỹ thực hiện QTLN khi có tin tức về việc Quốc Hội có thể ban hành quyết định để bãi bỏ một số quy định kinh doanh trong lĩnh vực này Kết quả nghiên cứu của Haw
và cộng sự (2005) cho thấy các công ty Trung Quốc điều chỉnh lợi nhuận tăng lên để đáp ứng với quy định của chính phủ yêu cầu các công ty muốn chào bán cổ phiếu hoặc trái phiếu phải đạt lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tối thiểu 10%
- Đáp ứng các dự báo của nhà phân tích: Sự tương tác giữa lợi nhuận báo cáo
và giá cổ phiếu thực sự có thể khuyến khích các nhà quản lý thực hiện các thao tác QTLN Các nhà đầu tư thường dựa vào quan điểm và dự báo của các nhà phân tích thị trường chứng khoán để tập hợp danh mục các công ty thành công tiềm năng Do
đó, việc đáp ứng hoặc vượt qua dự báo của các nhà phân tích được xem là rất quan
Trang 31trọng, và có thể khuyến khích các công ty tham gia vào QTLN Nếu lợi nhuận trước khi điều chỉnh thấp hơn dự báo, người quản lý có thể sử dụng QTLN tăng lợi nhuận
và lợi nhuận trước khi điều chỉnh cao hơn dự báo, người quản lý có thể sử dụng QTLN giảm lợi nhuận để trì hoãn những lợi nhuận này cho báo cáo trong tương lai Nelson và cộng sự (2002) chỉ ra động cơ để các nhà quản lý thực hiện hành vi QTLN bao gồm đáp ứng ước tính của các nhà phân tích, ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, đáp ứng các mục tiêu về thù lao quản lý, tăng lợi nhuận tương lai cho các mục tiêu khác nhau Kamel và Elbanna (2010) cho rằng các động lực chính để QTLN gồm nâng cao triển vọng đạt được khoản vay, để duy trì hiệu suất lợi nhuận của năm trước,
để báo cáo lợi nhuận tốt và tránh báo cáo lỗ và thực hiện định giá cổ phiếu cao
- Phát hành cổ phiếu lần đầu, phát hành thêm cổ phiếu: Các công ty phát hành
cổ phiếu lần đầu không có giá cổ phiếu trước đó và giá cổ phiếu ban đầu của họ chủ yếu dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của họ trước khi lên sàn Do đó, nhà quản
lý của các công ty “cổ phần hóa” sẽ có động lực để QTLN trước khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng để nhận giá cao hơn cho cổ phiếu của họ (DuCharme và cộng sự, 2001; Teoh và cộng sự, 1998a) Tương tự, mua lại cổ phiếu cũng có thể khuyến khích các nhà quản lý tham gia vào việc QTLN (Rangan, 1998; Shivakumar, 2000; Teoh và cộng sự, 1998b) Bens và cộng sự (2003) thấy rằng nhà quản lý doanh nghiệp sử dụng mua lại cổ phiếu để thực hiện QTLN khi lợi nhuận dưới mức cần thiết, để đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu mong muốn
Kỹ thuật quản trị lợi nhuận
Quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích
Nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới đã tìm thấy bằng chứng về kỹ thuật QTLN thông qua những thay đổi trong chính sách kế toán Với mẫu 50 công ty lớn nhất của Anh, Breton và Taffler (1995) cho rằng QTLN được thực hiện thông qua thuế, đóng góp hưu trí, ngày lễ, các khoản mục bất thường, tạo lợi nhuận thông qua thanh lý tài sản, kế toán sáp nhập, công ty con, phi vốn hóa tài sản cho thuê, che giấu chi phí lãi suất, và các công ty con không hợp nhất Poitras và cộng sự (2002) nghiên cứu 45 công ty niêm yết Singapore cho thấy một số công ty sử dụng tính linh hoạt của phương pháp kế toán để thao túng lợi nhuận thông qua bán và khấu hao tài sản
Nghiên cứu của Nelson và cộng sự (2002) chỉ ra QTLN được thực hiện bởi
Trang 32nhiều kỹ thuật như ghi nhận doanh thu, liên doanh, tài sản cố định hữu hình, vô hình, đầu tư và cho thuê và một kỹ thuật được sử dụng thường xuyên là hoàn nhập
Amat và cộng sự (2003) kết luận rằng các nhà quản lý sử dụng nhiều kỹ thuật
để thực hiện QTLN; bao gồm giữ lại các khoản chi phí để hoàn nhập thay vì bao gồm chúng trong báo cáo lợi nhuận, vốn hóa chi phí, thay đổi hàng tồn kho, phương pháp khấu hao nhanh, chi phí bất thường cho kế hoạch hưu trí và giảm lợi nhuận do thua
lỗ trong tương lai
Trong một nghiên cứu của Baralexis (2004), hầu hết người trả lời đều xác nhận rằng QTLN không chỉ được thực hiện bằng cách sử dụng các tính năng linh hoạt của Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung mà còn bằng cách vi phạm nó Hơn nữa, các doanh nghiệp lớn phóng đại lợi nhuận để tăng nguồn tài chính bên ngoài, trong khi các công ty nhỏ cố gắng giảm bớt lợi nhuận để tránh phải trả thêm thuế
Bergstresser và Philippon (2006) xác nhận rằng dòng tiền có thể được điều khiển bằng cách giả định tỷ lệ khấu hao cao hơn hoặc thấp hơn ảnh hưởng đến lợi nhuận được báo cáo Ngoài ra, họ nói rằng một kỹ thuật khác để điều khiển lợi nhuận
là lạm dụng các chi phí không được dự kiến hợp lý để tạo ra dòng tiền trong tương lai và gắn nhãn chúng là chi phí đầu tư
Aljifri (2007) trích dẫn bởi Alghamdi (2012) chia QTLN thành hai cách tiếp cận: (1) lựa chọn kế toán dồn tích bao gồm thời điểm ghi nhận chi phí và doanh thu, (2) thay đổi phương pháp kế toán (FIFO thành LIFO) Khi một công ty thông qua hoặc chọn FIFO và LIFO có thể dẫn đến sự thay đổi trong dòng tiền của công ty do ảnh hưởng của các phương pháp chi phí hàng tồn kho đó đối với thu nhập chịu thuế; tuy nhiên, họ chọn cái nào tùy thuộc vào động lực hoặc mục tiêu của họ
Quản trị lợi nhuận thông qua quyết định kinh tế
Ngoài việc QTLN trên cơ sở dồn tích, doanh nghiệp còn có thể thao túng lợi nhuận thông qua các quyết định kinh tế Healy và Wahlen (1999) chỉ ra việc tăng tốc bán hàng, thay đổi lịch trình giao hàng và trì hoãn chi phí nghiên cứu và phát triển và bảo trì là các phương pháp nhà quản lý dùng để QTLN Dựa trên các cuộc điều tra phỏng vấn các Giám đốc điều hành từ các công ty niêm yết Mỹ, Graham và cộng sự (2005) chứng minh rằng các nhà quản trị tài chính coi trọng các mục tiêu lợi nhuận như lợi nhuận bằng không, lợi nhuận của kỳ trước và dự báo phân tích, và họ sẵn
Trang 33sàng can thiệp vào các hoạt động thực sự để đáp ứng các mục tiêu này, mặc dù việc này có khả năng làm giảm giá trị công ty Việc dàn xếp các giao dịch thực có thể làm giảm giá trị doanh nghiệp bởi vì các hành động được thực hiện trong giai đoạn hiện tại để tăng lợi nhuận có thể có tác động tiêu cực đến dòng tiền trong các giai đoạn trong tương lai Ví dụ, giảm giá tích cực để tăng doanh số bán hàng và đáp ứng một
số mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn có thể làm cho khách hàng mong đợi giảm giá như vậy trong tương lai Điều này có thể ngụ ý tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thấp hơn trong tương lai Việc sản xuất thừa tạo ra hàng tồn kho dư thừa phải được bán trong các giai đoạn tiếp theo và tạo nên chi phí lưu kho lớn hơn cho công ty
Nghiên cứu của Roychowdhury (2006) với mẫu 4.252 công ty Mỹ cho thấy rằng các doanh nghiệp thay đổi lợi nhuận báo cáo bằng 3 phương pháp chính: (1) tăng tốc thời gian bán hàng và/hoặc tạo ra doanh số bán hàng không bền vững thông qua việc giảm giá hoặc nới lỏng chính sách tín dụng; (2) giảm các chi phí có thể điều chỉnh (chi phí nghiên cứu và phát triển, quảng cáo, bảo trì, đào tạo nhân viên, du lịch,
…) để tăng lợi nhuận biên; và (3) sản xuất quá mức hoặc tăng sản lượng để giảm chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm, từ đó giảm giá vốn hàng bán, nâng cao lợi nhuận báo cáo
Hầu hết các nghiên cứu về QTLN thông qua quyết định kinh tế tập trung vào việc giảm chi phí có thể điều chỉnh để giảm chi phí báo cáo Chẳng hạn, Gunny (2010) chứng minh rằng các doanh nghiệp điều chỉnh lợi nhuận để đáp ứng tiêu chuẩn bằng cách cắt giảm các khoản đầu tư có thể điều chỉnh cho việc nghiên cứu và phát triển, quản lý doanh nghiệp, bán hàng để giảm chi phí Tương tự, dựa trên mẫu các công ty niêm yết của Ý trong năm 2003, Markarian và cộng sự (2008) đã chứng minh rằng các doanh nghiệp Ý sử dụng chi phí nghiên cứu và phát triển như một công cụ điều chỉnh lợi nhuận
Đo lường quản trị lợi nhuận
Mô hình đo lường quản trị lợi nhuận theo cơ sở dồn tích
Theo cách tiếp cận này, người ta cho rằng các khoản dồn tích cho phép nhà quản lý có cơ hội thay đổi lợi nhuận Tổng dồn tích kế toán (Total Accruals -TA) bao gồm các khoản dồn tích có thể điều chỉnh (Discretionary Accruals – DA), nhà quản
lý định đoạt được, và các khoản dồn tích không thể điều chỉnh (Non Discretionary
Trang 34Accruals – NDA), nhà quản lý không thể định đoạt được DA cho phép các nhà quản
lý thực hiện quyền quyết định của mình đối với các lựa chọn chính sách kế toán và ước tính kế toán, và có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp sử dụng DA
để thực hiện QTLN (Bartov và cộng sự, 2001; Cahan, 1992; Dechow và cộng sự, 1995; DeFond và Jiambalvo, 1994; Healy, 1985; Jones, 1991) Do đó, cách tiếp cận này đòi hỏi phải tách các khoản dồn tích thành các khoản dồn tích không thể điều chỉnh và các khoản dồn tích có thể điều chỉnh, sau đó, sử dụng các khoản dồn tích có thể điều chỉnh để đo lường QTLN trên cơ sở dồn tích
- Tính tổng dồn tích: có hai cách tiếp cận để tính tổng dồn tích kế toán:
+ Theo cách tiếp cận bảng cân đối kế toán:
TAt = ΔCAt - ΔCasht - ΔCLt + ΔDCLt - DEPt
Trong đó:
TAt: Tổng dồn tích kế toán năm t
ΔCAt: Biến động tài sản ngắn hạn trong năm t
ΔCasht: Biến động tiền và các khoản tương đương tiền trong năm t
ΔCLt: Biến động nợ ngắn hạn trong năm t
ΔDCLt: Biến động khoản nợ bao gồm khoản nợ ngắn hạn trong năm t
DEPt: Khấu hao trong năm t
+ Theo cách tiếp cận dòng tiền mặt:
kế toán bỏ qua các khoản dồn tích dài hạn (ngoại trừ khấu hao), cách tiếp cận dòng tiền tính cả các khoản dồn tích ngắn hạn và dài hạn Khi các khoản dồn tích dài hạn
bị bỏ qua, sẽ chuyển các khoản dồn tích từ lợi nhuận hiện tại sang lợi nhuận trong tương lai và không được ghi nhận theo phương pháp cân đối kế toán Do đó, luận án
Trang 35này cũng như nhiều nghiên cứu gần đây sẽ áp dụng cách tiếp cận theo phương pháp dòng tiền mặt
Nhiều mô hình dựa trên dồn tích để phát hiện QTLN được đề xuất bởi các nghiên cứu khác nhau:
- Mô hình Healy 1985: Healy (1985) giả định rằng các khoản dồn tích không
thể điều chỉnh là hằng số không thay đổi theo thời gian và không bị nhà quản lý doanh nghiệp ảnh hưởng, còn tổng của DA sẽ bằng không, nếu xét trên dài hạn Do đó, các
khoản dồn tích không thể điều chỉnh sẽ được tính như sau:
it it-1 it
TAANDA =
n
Trong đó,
Ait-1 là tổng tài sản của công ty i vào cuối năm t -1,
n là số năm nghiên cứu,
NDAit là các khoản dồn tích không thể điều chỉnh năm t
Theo đó, DA trong năm t chính là chênh lệch giữa tổng dồn tích năm t và các khoản dồn tích không thể điều chỉnh năm t (cả hai đều được chia cho tổng tài sản trễ một năm)
Giả định các khoản dồn tích không thể điều chỉnh không đổi từ niên độ kế toán này qua niên độ kế toán khác chính là hạn chế của mô hình này, vì trên thực tế các khoản dồn tích không thể điều chỉnh có liên quan đến mức độ hoạt động của doanh nghiệp, khi mức độ hoạt động thay đổi, phần các khoản dồn tích không thể điều chỉnh
sẽ thay đổi theo Mô hình này không kiểm soát được sự thay đổi của mức độ hoạt động, do đó, khi dùng để đo lường DA sẽ dẫn tới kết quả không chính xác
- Mô hình của DeAngelo (1986): sử dụng tổng dồn tích của kỳ trước thu nhỏ
bởi tổng tài sản trễ một năm là ước tính của DA kỳ này Khi đó, mô hình các khoản
dồn tích không thể điều chỉnh như sau:
NDAit = TAit-1
Như vậy, DA trong kỳ t chính là chênh lệch giữa tổng dồn tích trong kỳ đó được thu nhỏ bởi tổng tài sản trễ một năm và ước tính của các khoản dồn tích không thể điều chỉnh
DA = TA - NDA = TA - TA
Trang 36Mô hình DeAngelo (1986) giả định rằng sự chênh lệch đầu tiên này trong tổng dồn tích có giá trị kỳ vọng bằng 0 dưới giả thuyết không có QTLN Mô hình này sẽ thật sự đúng nếu DA không thay đổi theo thời gian và trung bình DA bằng 0 ở kỳ mà mình ước tính Nhưng DA lại phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp đang ở thời kì tăng trưởng thì DA sẽ biến động giữa các năm
- Mô hình Jones (1991): Theo đề xuất của Kaplan (1985), tổng số dồn tích do
một phần từ sự tự quyết của các nhà quản lý và một phần do những thay đổi trong điều kiện kinh tế của doanh nghiệp, Jones (1991) đề xuất một mô hình kiểm soát sự thay đổi hoàn cảnh kinh tế của doanh nghiệp Mô hình Jones (1991) hồi quy biến kế toán dồn tích dựa trên nguyên giá tài sản cố định và biến động doanh thu, hồi quy này cung cấp các hệ số dùng để ước tính DA Như vậy, DA chính là phần dư của mô hình sau (Becker và cộng sự, 1998; DeFond và Jiambalvo, 1994; Subramanyam, 1996):
ΔREVit: doanh thu năm t trừ doanh thu năm t - 1 của công ty i,
PPEit: nguyên giá tài sản cố định hữu hình trong năm t của công ty i,
α, β1, β2 là các thông số, ɛit là phần dư
Subramanyam (1996) và Guay và cộng sự (1996) cho rằng mô hình Jones (1991) mạnh hơn các mô hình DeAngelo và mô hình Healy vì nó tạo ra DA phù hợp với dồn tích cơ hội và giả thuyết hiệu suất đo lường Hơn nữa, họ phát hiện rằng sử dụng mô hình Jones (1991) với dữ liệu chéo cung cấp kiểm soát nhiều hơn so với sử dụng nó với chuỗi thời gian Dechow và cộng sự (1995) thấy rằng mô hình Jones (1991) được coi là mô hình hiệu quả nhất để đo lường QTLN Tuy nhiên, Dechow và cộng sự (1995) cho rằng mô hình này bỏ qua các thao tác với doanh thu vì nó giả định rằng tất cả doanh số bán hàng trong kỳ là không thể điều chỉnh và các hệ số ước tính
là cố định Ngoài ra, việc bỏ qua chi phí cũng có thể làm cho việc tính các khoản dồn tích không chính xác
- Mô hình Jones điều chỉnh (1995): Những thiếu sót của mô hình Jones (1991)
là cơ sở để Dechow và cộng sự (1995) đề nghị rằng sự thay đổi trong các khoản phải thu phải được khấu trừ khỏi tổng số thay đổi trong doanh thu khi ước lượng dồn tích
Trang 37không thể điều chỉnh bằng mô hình Jones (1991) Do đó, mô hình Jones điều chỉnh (1995) sẽ tính toán tổng dồn tích kế toán trên nguyên giá tài sản cố định và biến động doanh thu bằng tiền để ước tính các hệ số, sau đó các hệ số này được sử dụng để đo lường DA Cụ thể, mô hình tổng biến kế toán dồn tích như sau:
- Mô hình Kothari (2005): Kothari và cộng sự (2005) cho rằng có thể xảy ra
sai số đo lường nghiêm trọng khi dùng mô hình Jones (1991) và mô hình Jones điều chỉnh (1995) để ước tính DA vì các mô hình này không kiểm soát được hiệu suất ở
kỳ trước của doanh nghiệp Họ đề xuất một mô hình bao gồm sự kiểm soát hiệu suất của doanh nghiệp bằng cách sử dụng lợi nhuận trên tổng tài sản để giảm nhẹ các vấn
đề phương sai thay đổi và các vấn đề sai lệch của mô hình Jones (1991) và mô hình Jones điều chỉnh (1995) trong ước tính biến kế toán dồn tích Như vậy, DA sẽ được ước tính bởi các phần dư của mô hình dữ liệu chéo sau đây:
Kothari và cộng sự (2005) kiểm tra sức mạnh của mô hình Jones (1991) và Jones điều chỉnh (1995) và kiểm tra lại chúng sau khi kiểm soát hiệu suất Kết quả của họ cho thấy DA kết hợp hiệu suất làm tăng độ tin cậy của các kết luận từ nghiên cứu QTLN khi giả thuyết được kiểm tra không ngụ ý rằng QTLN sẽ thay đổi theo kết quả hoạt động hoặc nơi mà các công ty kiểm soát không được kỳ vọng tham gia QTLN
Mô hình đo lường QTLN thông qua quyết định kinh tế
Roychowdhury (2006) tập trung vào ba phương pháp điều chỉnh lợi nhuận và tác động của chúng đối với ba yếu tố: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, chi phí sản xuất và chi phí tùy biến
Một là, đẩy nhanh thời gian bán hàng thông qua việc giảm giá có thời hạn hoặc
nới lỏng chính sách tín dụng nhằm tạm thời tăng doanh số bán hàng trong năm Doanh
số bán hàng tăng lên do giảm giá sẽ làm tăng lợi nhuận của năm hiện tại, tuy nhiên,
Trang 38việc tăng doanh số bán hàng có thể sẽ biến mất khi công ty thiết lập lại giá cũ Các hoạt động thao túng bán hàng sẽ dẫn đến việc dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong kỳ hiện tại thấp hơn và chi phí sản xuất cao hơn so với mức doanh thu bình thường
Hai là, sản xuất thừa hoặc tăng sản lượng để giảm giá vốn hàng bán Với mức
sản xuất cao hơn, tổng định phí được dàn trải trên một sản lượng lớn hơn, làm giảm chi phí cố định trên một đơn vị Nếu việc giảm định phí trên mỗi đơn vị không bị bù đắp bởi sự tăng lên của biến phí trên mỗi đơn vị, thì tổng chi phí trên mỗi đơn vị sẽ giảm Từ đó giá vốn hàng bán được báo cáo thấp hơn và công ty báo cáo lợi nhuận biên hoạt động tốt hơn Tuy nhiên, công ty phải chịu chi phí sản xuất và chi phí lưu kho đối với các mặt hàng sản xuất quá mức không bán được trong kỳ Do đó, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh thấp hơn mức doanh thu bình thường
Ba là, giảm các chi phí tùy biến, bao gồm chi phí quảng cáo, chi phí nghiên
cứu và phát triển, chi phí bán hàng và quản lý Việc này giúp các doanh nghiệp có thể giảm chi phí và tăng thu nhập Nếu các chi phí tùy biến được thanh toán bằng tiền mặt thì việc giảm các chi phí tùy biến sẽ làm giảm dòng tiền ra, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bất thường trong kỳ hiện tại sẽ tăng lên, có thể có nguy cơ giảm dòng tiền trong tương lai
Roychowdhury (2006) sử dụng mô hình trong nghiên cứu của Dechow và cộng
sự (1998) để tính các mức bình thường của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, chi phí tùy biến và chi phí sản xuất cho mỗi quan sát năm công ty Độ lệch so với mức bình thường chính là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bất thường, chi phí sản xuất bất thường và chi phí tùy biến bất thường
- Mô hình ước tính dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Dòng tiền từ hoạt động
kinh doanh được biểu diễn như một hàm tuyến tính của doanh thu bán hàng và biến động doanh thu bán hàng trong giai đoạn hiện tại
t, Sit là doanh thu bán hàng của công ty i trong năm t, Sit là biến động doanh thu bán hàng năm t so với năm t-1 của công ty i
Trang 39- Mô hình ước tính chi phí sản xuất: chi phí sản xuất được tính bằng tổng giá
vốn hàng bán và sự thay đổi của hàng tồn kho trong năm:
Giá vốn hàng bán được biểu diễn như một hàm tuyến tính của doanh thu bán hàng trong giai đoạn hiện tại:
- Mô hình ước tính chi phí tùy biến: Chi phí tùy biến cũng được biểu thị dưới
dạng một hàm tuyến tính của doanh thu bán hàng năm trước
2.3 Các lý thuyết nền
Lý thuyết đại diện
Lý thuyết đại diện do Ross công bố đầu tiên vào năm 1973, sau đó được Jensen và Meckling phát triển thêm trong một nghiên cứu năm 1976 Sự phân tách quyền sở hữu và quyền quản lý trong các công ty hiện đại là tiền đề cho việc xuất hiện lý thuyết đại diện Các công ty hiện đại phân tán rộng rãi quyền sở hữu, dưới hình thức cổ đông, những người thường không tham gia vào việc quản lý doanh nghiệp của họ Do đó, họ phải chỉ định một người đại diện để quản lý hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp Từ đó hình thành mối quan hệ đại diện hay còn gọi là quan
hệ ủy thác giữa chủ sở hữu doanh nghiệp và nhà quản lý doanh nghiệp (Jensen và
Trang 40Meckling, 1976)
Mối quan hệ đại diện dẫn đến vấn đề thông tin bất đối xứng, do nhà quản lý
có thể tiếp cận thông tin nhiều hơn cổ đông Người ta thường cho rằng các nhà quản
lý doanh nghiệp luôn có xu hướng tư lợi và không đủ siêng năng, mẫn cán, và có thể thực hiện các hành động vì các lợi ích cá nhân của họ chứ không phải vì lợi ích doanh nghiệp Thêm vào đó, việc chủ sở hữu thường gắn kết một phần của phần thưởng cho nhà quản lý với lợi nhuận được báo cáo khiến nhà quản lý có động cơ điều chỉnh lợi nhuận được báo cáo của doanh nghiệp để đáp ứng hoặc vượt qua các mục tiêu lợi nhuận Leuz và cộng sự (2003) khẳng định rằng tác động của các hành vi đó cuối cùng sẽ được phản ánh trong lợi nhuận của của công ty; từ đó, làm giảm sự thích hợp
và độ tin cậy của lợi nhuận được báo cáo, và toàn bộ báo cáo tài chính Davidson và cộng sự (2005) lập luận rằng việc nhà quản lý cung cấp thông tin báo cáo tài chính không chính xác chỉ ra QTLN là một loại chi phí đại diện
Các nghiên cứu trước chỉ ra nhiều biện pháp để giảm xung đột lợi ích giữa chủ
sở hữu và nhà quản lý doanh nghiệp từ đó giảm chi phí đại diện Những biện pháp này có thể được xác định trong các cơ chế nội bộ như hợp đồng thù lao, chi phí hợp đồng, hoạt động giám sát và các cơ chế bên ngoài như hoạt động giám sát của cơ quan thị trường vốn, cơ quan quản lý hoặc kiểm toán bên ngoài (Shapiro, 2005) Như vậy, hành vi cơ hội của nhà quản lý bị ràng buộc bởi các cơ chế QTCT và lưu ý rằng
có cả cơ chế QTCT nội bộ và bên ngoài (Fama và Jensen, 1983; Shleifer và Vishny, 1997) McKnight và Weir (2009) cũng xác nhận rằng cơ chế QTCT giúp kiểm soát hành vi của nhà quản lý và điều chỉnh các mục tiêu của chủ sở hữu phù hợp với mục tiêu của nhà quản lý
Hầu hết các nghiên cứu về mối liên hệ giữa QTLN và QTCT sử dụng lý thuyết đại diện làm cơ sở để kiểm tra vai trò của HĐQT và cơ chế quản trị liên quan trong việc hạn chế sự tham gia của nhà quản lý doanh nghiệp vào QTLN (Benkel và cộng
sự, 2006; Chen và cộng sự, 2007; Davidson và cộng sự, 2005; Kao và Chen, 2004; Xie và cộng sự, 2003) Các nghiên cứu về hiệu quả của HĐQT, với tư cách là một nhóm quản trị, thường báo cáo về các vấn đề như quy mô HĐQT, độc lập HĐQT và việc tách vị trí Giám đốc điều hành và chủ tịch HĐQT với mục đích cải thiện hiệu quả của sự giám sát tổng thể (Coles và Hesterly, 2000; Daily và cộng sự, 2003; Dalton