1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập khoa kinh tế quốc tế Đại học thương mại cục quản lý rủi ro

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan
Tác giả Phạm Thị Thùy Dung
Người hướng dẫn TS. Lê Hải Hà
Trường học Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Báo cáo thực tập tổng hợp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 699,23 KB

Nội dung

Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan .... Quá trình hình thành và phát triển của Cục Quản lý Rủi Ro không chỉ phản ánh sự nỗ lực của ngành Hải

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Đơn vị thực tập

CỤC QUẢN LÝ RỦI RO TỔNG CỤC HẢI QUAN

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thùy Dung Lớp: K57EK2

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1

1.1 Giới thiệu về Cục Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Hải quan 1

1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển Cục Quản lý rủi ro 1

1.3 Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức 2

Chương 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ HẢI QUAN GIAI ĐOẠN 2021-2023 5

2.1 Tình hình Xuất nhập khẩu giai đoạn 2021-2023 5

2.2 Kết quả phân luồng kiểm tra Hải quan giai đoạn 2021-2023 7

2.3 Tình hình phát hiện vi phạm Hải quan giai đoạn 2021-2023 8

2.4 Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan 9

2.4.1 Các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về Quản Lý rủi ro 9

2.4.2 Cơ sở pháp luật của Việt Nam về QLRR 11

Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 14

3.1 Những kết quả đạt được 14

3.2 Một số hạn chế, tồn tại 14

3.3 Nguyên nhân 15

3.3.1 Nguyên nhân khách quan 15

3.3.2 Nguyên nhân chủ quan 16

3.4 Những vấn đề đặt ra trong hoạt động quản lý rủi ro đối với lĩnh vực kinh tế quốc tế của Cục quản lý rủi ro 16

3.5 Đề xuất vấn đề nghiên cứu 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu đồ 2.1 Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu giai đoạn 2021-2023 6 Bảng 2.1 Kết quả phân luồng và số tiêu chí áp dụng phân luồng Hải quan giai đoạn 2021- 2023 7 Bảng 2.2 Kết quả phát hiện vi phạm Hải quan giai đoạn 2021-2023 8

Trang 4

EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam

– Liên minh Châu Âu

CPTPP Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ

xuyên Thái Bình Dương

TFA Hiệp định thuận lợi hóa thương mại

VNACCS/ VCIS

Automated Cargo and Port Consolidated System/ Vietnam Customs Intelligence Information

System

Trang 5

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1 Giới thiệu về Cục Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Hải quan

Đơn vị: Cục Quản lý rủi ro

Địa chỉ: Tòa nhà Tổng cục Hải quan - Lô E3 - đường Dương Đình Nghệ - Cầu Giấy - Hà Nội

Số điện thoại:(024) 39 440 833, máy lẻ 9640

1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển Cục Quản lý rủi ro

Cục Quản lý Rủi ro (QLRR) được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 2011 theo Quyết định số 1105/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan Mục tiêu chính của Cục là xây dựng và triển khai hệ thống quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát hải quan, phòng ngừa rủi ro và chống gian lận thương mại

Trong giai đoạn đầu, nhiệm vụ của Cục tập trung vào việc thiết lập các quy trình cơ bản cho phân tích và đánh giá rủi ro Các công cụ quản lý rủi ro cơ bản được triển khai và việc đào tạo cán bộ hải quan về phương pháp QLRR bắt đầu được thực hiện Công tác này đóng vai trò nền tảng trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu và quy trình phân tích rủi ro hiệu quả

Từ năm 2016 đến 2020, Cục QLRR đã bước vào giai đoạn tăng cường và cải tiến với việc mở rộng quy mô và nâng cao năng lực quản lý Một trong những bước tiến quan trọng là việc tích hợp công nghệ thông tin vào quy trình quản lý rủi ro Hệ thống phần mềm quản lý và phân tích dữ liệu được áp dụng để nâng cao hiệu quả và

độ chính xác trong việc phát hiện rủi ro

Trong giai đoạn này, Cục cũng chú trọng vào việc đào tạo cán bộ và tăng cường hợp tác quốc tế Các chương trình đào tạo chuyên sâu về phân tích và quản lý rủi ro được tổ chức để nâng cao năng lực của nhân viên Đồng thời, việc tham gia vào các diễn đàn và mạng lưới quốc tế giúp Cục cập nhật các phương pháp và công nghệ mới nhất trong quản lý rủi ro

Bước vào năm 2021 đến nay, Cục QLRR đã chuyển sang giai đoạn hiện đại hóa với việc áp dụng công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) Các công nghệ này giúp tự động hóa quy trình phân tích và đánh giá rủi ro, nâng cao hiệu quả trong việc phát hiện các hành vi vi phạm và gian lận Hệ thống phân tích tự động đã giúp cải thiện đáng kể tốc độ và độ chính xác trong công tác quản lý rủi ro

Trang 6

Cục cũng đã tăng cường hợp tác và liên kết với các cơ quan chức năng trong

và ngoài nước Các cơ chế trao đổi thông tin tự động được thiết lập để nâng cao hiệu quả phối hợp và phản ứng kịp thời Việc liên kết hệ thống thông tin giữa các cơ quan giúp tạo ra một mạng lưới quản lý rủi ro đồng bộ và hiệu quả hơn

Quá trình hình thành và phát triển của Cục Quản lý Rủi Ro không chỉ phản ánh sự nỗ lực của ngành Hải quan Việt Nam trong việc nâng cao khả năng quản lý

và bảo đảm an ninh thương mại, mà còn là một minh chứng cho sự chuyển mình và hiện đại hóa của ngành Hải quan trong bối cảnh toàn cầu hóa và công nghệ số hóa

1.3 Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

Theo quyết định số 1386/QĐ-BTC, ngày 20 tháng 06 năm 2016, của Bộ Tài chính, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng cục Hải quan như sau:

2 Cục Quản lý rủi ro có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật

Điều 2 Nhiệm vụ và quyền hạn

1 Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính: a) Văn bản quy phạm pháp luật; văn bản quy định, hướng dẫn nghiệp vụ; đề

án, chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm về thu thập, xử lý thông tin hải quan; đánh giá tuân thủ, phân loại rủi ro; thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro và quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan;

b) Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản quy định khác liên quan đến lĩnh vực được phân công quản lý;

c) Ban hành Bộ tiêu chí quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan

Trang 7

2 Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan:

a) Các văn bản quy định, quy chế, quy trình, hướng dẫn về thu thập, xử lý thông tin hải quan, thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro và quản lý tuân thủ trong quản

lý hải quan;

b) Ban hành tiêu chí quản lý rủi ro theo phân cấp của Bộ Tài chính và bộ chỉ

số tiêu chí quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;

c) Các chương trình, kế hoạch, chuyên đề về thu thập, xử lý thông tin hải quan, kế hoạch kiểm soát rủi ro, chuyên đề kiểm soát rủi ro trong hoạt động nghiệp

vụ hải quan; thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro và quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan

3 Xây dựng, quản lý, ứng dụng các hệ thống thông tin hải quan, hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan; nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro và chế độ, chính sách quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan

4 Tổ chức thực hiện:

a) Thu thập, xử lý thông tin hải quan, thông tin nghiệp vụ hải quan; thực hiện các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro, đánh giá, phân tích, dự báo rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;

b) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin hải quan, thông tin nghiệp vụ hải quan; việc triển khai thực hiện các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro; tổ chức thực hiện,

áp dụng quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ trong hoạt động nghiệp vụ hải quan tại các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố và Chi cục Hải quan;

c) Xây dựng, quản lý, áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro, chỉ số tiêu chí quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;

d) Xây dựng, quản lý, điều phối kế hoạch kiểm soát rủi ro, chuyên đề kiểm soát rủi ro, hồ sơ rủi ro, danh mục hàng hóa rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; theo dõi, phân tích, đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro và áp dụng chế

độ, chính sách quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh;

Trang 8

đ) Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, các quy định, quy chế và quy trình nghiệp vụ trong lĩnh vực được phân công quản lý

5 Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng trong việc trao đổi, cung cấp thông tin; thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan

6 Thực hiện hợp tác quốc tế về thu thập, xử lý thông tin, quản lý rủi ro, quản

lý tuân thủ theo quy định của pháp luật và phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan

7 Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực nghiệp vụ theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan

8 Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực được phân công theo quy định của pháp luật

9 Đánh giá, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật

10 Tổ chức lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan theo quy định của pháp luật và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan

11 Quản lý công chức và tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính

12 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục/Hải quan và theo quy định của pháp luật

Điều 3 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý rủi ro gồm:

1 Phòng Tổng hợp;

2 Phòng Thu thập và Xử lý thông tin;

3 Phòng Quản lý tiêu chí;

4 Phòng Quản lý tuân thủ;

5 Phòng Kiểm soát rủi ro hàng hóa xuất nhập khẩu;

6 Phòng Kiểm soát rủi ro người và phương tiện xuất nhập cảnh

Nhiệm vụ cụ thể của các phòng do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định

Biên chế của Cục Quản lý rủi ro do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong tổng số biên chế của Tổng cục Hải quan

Trang 9

Chương 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ HẢI QUAN GIAI ĐOẠN 2021-2023 2.1 Tình hình Xuất nhập khẩu giai đoạn 2021-2023

Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, tuy nhiên kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn đạt được những kết quả khả quan Theo Báo cáo tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 do Tổng cục Hải quan tổ chức ngày 27/12/2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2021 đạt 668,5 tỷ USD, vượt qua mức 660

tỷ USD đề ra, trong đó nhập khẩu là 332,25 tỷ USD, tăng 26,5% và xuất khẩu được 336,25 tỷ USD tăng 19% so với năm 20201, trong khi chỉ tiêu là tăng 4-5% đã đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế

Tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2021 đạt 463,43 tỷ USD, tăng 24,6% so với năm 2020 Trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 205,12 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm trước2

Phục hồi sau hơn 2 năm khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19, năm 2022 là năm

có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất trong giai đoạn này với con số kỷ lục 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2021 Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 371,85 tỷ USD tăng 10,6% so với năm 2021 và nhập khẩu hàng hóa đạt 360,65 tỷ USD tăng 8,4% so với 2021 Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ chốt trong các hoạt động thương mại của Việt Nam với tổng trị giá xuất nhập khẩu năm 2022 là 511,62 tỷ USD tăng 10,4% so với năm 2021, trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 220,88 tỷ USD tăng 7,7% so với năm 20213

1 “Ngành Hải quan tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022,” Hải quan Bình Dương, đăng ngày 30 tháng 12,2021, https://binhduong.customs.gov.vn/portal/index.jsp?pageId=2&aid=158078&cid=23

2 “Thấy gì từ kỷ lục xuất nhập khẩu 2021,” Tạp chí kinh tế, đăng ngày 04 tháng 02, 2022, https://vneconomy.vn/thay-gi-tu-ky-luc-xuat-nhap-khau-2021.htm

3 “Bức tranh xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài của Việt Nam năm 2022,” Trung tâm WTO, đăng ngày 13, tháng 04, 2023, https://trungtamwto.vn/file/22215/1.-buc-tranh-xnk-va-dau-tu-nuoc- ngoai-2022.pdf

Trang 10

Năm 2023, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước cán đích 681,04 tỷ USD giảm 6,9%, tương ứng giảm 50,25 tỷ USD so với năm 2022 Trong đó xuất khẩu đạt 354,67 tỷ USD, giảm 4,6% và nhập khẩu đạt 326,37 tỷ USD, giảm 9,2% so với năm trước Tổng trị kim ngạch xuất nhập khẩu của DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2023 đạt 466,27 tỷ USD, giảm 8% so với năm 2022 Trong đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối DN trong nước đạt 214,77 tỷ USD, giảm 4,3% so với năm trước4

Biểu đồ 2.1 Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu giai đoạn 2021-2023

Trang 11

2.2 Kết quả phân luồng kiểm tra Hải quan giai đoạn 2021-2023

Bảng 2.1 Kết quả phân luồng và số tiêu chí áp dụng phân luồng Hải quan giai

đoạn 2021- 2023

Năm Tổng số tờ

khai

Tờ khai luồng Xanh

Tờ khai luồng Vàng

Tờ khai luồng Đỏ

2021 13.240.933 8.857.454 3.857.766 525.713

2022 14.555.589 9.480.868 4.451.107 623.614

2023 15.015.969 10.240.338 4.200.956 574.675

Nguồn:Tổng cục Hải quan

Bảng 2.1 đã cho thấy Tổng số tờ khai Hải quan có sự gia tăng qua các năm từ 2021-2023 Cụ thể:

Trong năm 2021, toàn ngành Hải quan đã phân luồng thông suốt 13.240.933

tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu Trong đó tờ khai luồng xanh là 8.857.454 tờ khai chiếm tỷ lệ 66,89%; luồng vàng là 3.857.766 tờ khai chiếm tỷ lệ 29,14% và luồng

đỏ là 525.713 tờ khai chiếm 3,97%5

Đến năm 2022, toàn ngành Hải quan thông quan 14,5 triệu tờ khai Thống kê

từ Tổng cục Hải quan cho thấy, số lượng tờ khai luồng xanh là 96,48 triệu tờ khai, chiếm tỷ lệ 65,14%, tăng 1% so với cùng kỳ 2021; luồng vàng là 4,45 triệu tờ khai, chiếm tỷ lệ 30,58%, tăng nhẹ 0,79% so với cùng kỳ năm 2021 Còn số tờ khai luồng

đỏ là 623,6 nghìn tờ khai, chiếm tỷ lệ 4,28%, tăng 0,21% so với cùng kỳ 2021 Năm 2023, phân luồng thông suốt 15.015.969 tờ khai XNK, trong đó, luồng Xanh là 10.240.338 tờ khai (68,20%); luồng Vàng là 4.200.956 tờ khai (27,98%) và luồng Đỏ là 574.675 tờ khai (3,83%) So với cùng kỳ năm 2022, tổng số tờ khai được phân luồng tăng 460.380 tờ khai, tương ứng với tỷ lệ luồng Xanh tăng 759.470 tờ khai (tăng 3,06 %), luồng Vàng giảm 250.151 tờ khai (giảm 2,6 %) và luồng Đỏ giảm 48.939 tờ khai (giảm 0,46%) Tỷ lệ luồng Đỏ giảm 10,67% vượt 103

5 “Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 đạt 668,5 tỷ USD,” Tạp chí điện tử Nhịp sống thị trường, đăng ngày

27 tháng 12, 2021, https://markettimes.vn/kim-ngach-xuat-nhap-khau-nam-2021-dat-668-5-ty-usd-740.html

6 “Tăng cường các giải pháp kiểm soát việc lợi dụng tờ khai luồng xanh để buộn lậu, gian lận thương mại,” Tổng cục Hải quan, http://customs.gov.vn:8228/portal/index.jsp?pageId=2&aid=191140&cid=26#:~

Trang 12

% so với chỉ tiêu được giao (giảm 5%); tỷ lệ luồng Vàng giảm 8,51% đạt 85,14 %

so với chỉ tiêu được giao (giảm 10%)7 tại Quyết định số 123/QĐ-TCHQ ngày 31/01/2023 về việc giao cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo thuận lợi thương mại năm 2023 Để có được kết quả này chính là nhờ vào quá trình tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp do Cục quản lý rủi ro thực hiện

2.3 Tình hình phát hiện vi phạm Hải quan giai đoạn 2021-2023

Bảng 2.2 Kết quả phát hiện vi phạm Hải quan giai đoạn 2021-20238

Vi phạm luồng Đỏ (%)

Vi phạm luồng Vàng (%)

Vi phạm chuyển luồng

(%)

Vàng sang đỏ

Đỏ sang vàng

Nguồn: Tự tổng hợp

Qua việc thiết lập tiêu chí phân luồng toàn ngành Hải quan đã thiết lập 18.018

hồ sơ vi phạm, 50.301 lượt tổ chức cá nhân vi phạm bị xử phạt vào năm 2021, so với năm 2020, tăng 1.293 hồ sơ vi phạm và tăng 5.063 số lượt tổ chức cá nhân vi phạm bị xử phạt Tỷ lệ phát hiện vi phạm qua phân luồng Đỏ là 0,31%, qua phân luồng Vàng là 0,13% Tỷ lệ phát hiện vi phạm qua công tác chuyển luồng: Qua chuyển luồng từ Vàng sang Đỏ là 1,8%, từ Đỏ sang Vàng là 0,42%

Năm 2022 số hồ sơ vi phạm tăng lên 21.744 hồ sơ (tăng 3.756 hồ sơ so với năm 2021) và 66.002 lượt tổ chức cá nhân vi phạm (tăng 15.701 lượt so với năm 2021)

7 “10 nhóm chỉ tiêu về cải cách, đơn giản hóa thủ tục hải quan năm 2023,” Báo Điện tử Chính phủ, đăng ngày

02 tháng 02, 2023, nam-2023-102230202180816873.htm

https://baochinhphu.vn/10-nhom-chi-tieu-ve-cai-cach-don-gian-hoa-thu-tuc-hai-quan-8 “Tăng cường các giải pháp kiểm soát việc lợi dụng tờ khai luồng xanh để buộn lậu, gian lận thương mại,” Tổng cục Hải quan, http://customs.gov.vn:8228/portal/index.jsp?pageId=2&aid=191140&cid=26#:~

Ngày đăng: 16/10/2024, 15:17