1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tại sao cntb tìm cách xóa bỏ vai trò, Ảnh hưởng của cnxh trên trường tế tại sao các nhà nghiên cứu khẳng Định cnxh có thể nổ ra trong lòng phương thức sản xuất tbcn

23 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tại sao CNTB tìm cách xóa bỏ vai trò, ảnh hưởng của CNXH trên trường tế? Tại sao các nhà nghiên cứu khẳng định: CNXH có thể nổ ra trong lòng phương thức sản xuất TBCN?
Tác giả Nhóm 2
Người hướng dẫn Ngô Minh Thuận
Trường học Học Viện Chính Sách Và Phát Triển
Chuyên ngành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 256,34 KB

Nội dung

Sau đó, Lênin và các ĐảngCộng Sản tiếp tục bổ sung phát triển và hoàn thiện chủ nghĩa xã hội khoa học Thứ tư, “là một chế độ xã hội tốt đẹp, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế- xã hội c

Trang 1

NHÓM 2: “Tại sao CNTB tìm cách xóa bỏ vai trò, ảnh hưởng của CNXH trên trường tế? Tại sao các nhà nghiên cứu khẳng định: CNXH có thể nổ ra trong lòng phương thức sản xuất TBCN?”

Lớp: Tư tưởng Hồ Chí Minh-2-1-23(02)

GVHD: Ngô Minh Thuận

Hà Nội, tháng 12 năm 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Chúng em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Ngô Minh Thuận đã tận tình chỉ bảo,giảng dạy chúng em những kiến thức quý giá cũng như sự hướng dẫn và hỗ trợ quý báutrong quá trình thực hiện bài tiểu luận về môn tư tưởng Hồ Chí Minh Sự tận tâm vàkiến thức sâu rộng của thầy đã giúp chúng em có thể hoàn thiện tốt bài tiểu luận, đồngthời, hiểu rõ hơn về tư tưởng và di sản lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tuy đã cố gắng hết sức nhưng do thời gian và vốn kiến thức còn hạn chế nên khótránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quýbáu của thầy để có thể học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơnnhững bài tiểu luận về sau

Một lần nữa, chúng em chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của thầy và hy vọng sẽ tiếptục nhận được sự đồng hành của thầy trong hành trình học tập của mình

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ii

MỤC LỤC iii

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG 2

1.1.Khái niệm Chủ nghĩa xã hội 2

1.2.Khái niệm Chủ nghĩa tư bản 2

1.3.Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH 3

1.3.1.Quan niệm Hồ Chí Minh về CNXH 3

1.3.2.Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan 3

1.3.3.Một số đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa 4

CHƯƠNG 2: 6

2.1 Tại sao Tư bản Chủ nghĩa lại tìm cách xóa bỏ vai trò, ảnh hưởng CNXH trên trường quốc tế? 6

2.1.1.Tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội đối lập nhau 6

2.1.2.Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và những mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa đang đe dọa sự tồn vong của chủ nghĩa tư bản 7

2.2 Tại sao các nhà nghiên cứu lại khẳng định: CNXH có thể nổ ra trong lòng PTSX TBCN? 9

CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM 14

3.1.Quá trình, nhiệm vụ đấu tranh chống các thế lực thù địch 14

3.1.1.Thực trạng các thế lực thù địch núp bóng TBCN tìm cách xóa bỏ vai trò của CNXH ở Việt Nam 14

3.1.2.Giải pháp ngăn chặn, chống lại các thế lực thù địch ở Việt Nam 15

3.2 Quá trình xây dựng CNXH ở việt nam 15

3.2.1.Sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội 15

3.2.2.Những thách thức mà Việt Nam phải đối diện trong quá trình xây dựng XHCN16 3.3.Tổng kết và rút ra bài học cần phát huy để xây dựng nền XHCN vững mạnh tại Việt Nam 16

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 5

MỞ ĐẦU

“Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giànhthắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta” Đây là đoạn nói về tưtưởng Hồ Chí Minh trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tạiĐại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Chính vì vậy tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờdẫn dắt sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, trong đó tư tưởng của Người vềchủ nghĩa xã hội là một bộ phận hết sức quan trọng Bài tiểu luận chúng em nêu ra sauđây được nghiên cứu về vấn đề: “Tại sao chủ nghĩa tư bản tìm cách xóa bỏ vai trò, ảnhhưởng của chủ nghĩa xã hội trên trường quốc tế? Tại sao các nhà nghiên cứu kiểmđịnh: Chủ nghĩa xã hội có thể nổ ra trong lòng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa?

Vì sao?”

Đề tài nghiên cứu về các đối tượng có ảnh hưởng đến CNXH trong đó CNTB làmấu chốt quan trọng không kém để tạo nên một xã hội dân chủ như hiện nay ChủNghĩa Xã hội đưa con người hướng tới xóa bỏ sự áp bức, bóc lột tiến lên phát triển ChủNghĩa Xã hội tiến lên Chủ Nghĩa Cộng Sản Việt Nam chưa phải là nước giàu, đang ởgiai đoạn đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày càng thuhẹp, bình đẳng và công bằng xã hội ngày càng được tăng cường Do nhu cầu kháchquan giải phóng dân tộc và tìm ra đường hướng mới trong xây dựng và phát triển đấtnước, với sự góp sức đặc biệt to lớn của Nguyễn Ái Quốc, đi lên chủ nghĩa xã hội làlựa chọn duy nhất, đúng đắn của Đảng và dân tộc ta minh chứng rõ nét là những thànhtựu từ khi đi lên chủ nghĩa xã hội có được Vì vậy cần nâng cao nhận thức trong toàn

xã hội tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng theo định hướng xã hội chủ nghĩa làviệc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay

Trang 6

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG1.1.Khái niệm Chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa xã hội được hiểu theo bốn nghĩa như sau:

Thứ nhất, “là phong trào thực tiễn, phong trào đấu tranh của nhân dân lao động

chống lại áp bức, bất công, chống lại các giai cấp thống trị” Quan niệm trên ra đời từrất sớm từ thời kì suy tàn của chế độ Cộng sản Nguyên Thủy, dẫn tới sự ra đời của chế

độ chiếm hữu nô nệ - chế độ cộng sản đầu tiên Chế độ áp bức bóc lột bất công, phảnánh cuộc đấu tranh của giai cấp nô lệ và nhân dân lao động

Thứ hai, “là trào lưu tư tưởng, lý luận phản ánh lý tưởng giải phóng nhân dân lao

động khỏi áp bức, bóc lột, bất công” Các nhà tư tưởng phản kháng lại cái chế độ ápbức bất công họ muốn mơ ước xây dựng một cái xã hội không còn áp bức bóc lột bấtcông - tất cả mọi người đều phải lao động đều được hưởng thụ bình đẳng và áp bức bóclột bị triệt tiêu

Thứ ba, “là một khoa học - Chủ nghĩa xã hội khoa học, khoa học về sứ mệnh lịch

sử của giai cấp công nhân” - gắn liền với công lao của C.Mác và Ăngghen biến cái tưtưởng xã hội chủ nghĩa từ không tưởng trở thành khoa học Sau đó, Lênin và các ĐảngCộng Sản tiếp tục bổ sung phát triển và hoàn thiện chủ nghĩa xã hội khoa học

Thứ tư, “là một chế độ xã hội tốt đẹp, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế- xã hội

cộng sản chủ nghĩa” Chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là chế độ xã hội hiện thực - ra đời từsau thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, trở thành

hệ thống trên thế giới từ sau năm 1945 và trải qua nhiều giai đoạn phát triển

1.2.Khái niệm Chủ nghĩa tư bản

Chủ nghĩa tư bản xuất hiện lần đầu tại châu u và phát triển từ trong lòng xã hộiphong kiến châu u và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Hà Lan vàAnh ở thế kỷ XVII Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII, hình thái chính trị của

“nhà nước tư bản chủ nghĩa” dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại Châu Âu và hình tháinhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc bị loại dần Và sau này hình thái chính trị –kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp Châu Âu và thế giới

Kế thừa những thành tựu và những vấn đề liên quan đến sự phát triển của đất nước,nền kinh tế xã hội dựa trên hơi hướng chủ nghĩa tư bản Từ đó, chủ nghĩa tư bản là một

Trang 7

hệ thống kinh tế dựa trên quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và hoạt độngsản xuất vì lợi nhuận.

1.3.Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH

1.3.1.Quan niệm Hồ Chí Minh về CNXH

Khi đưa ra quan niệm về “chủ nghĩa xã hội” Hồ Chí Minh luôn luôn đứng trênquan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin và đặc biệt là trên cơ sở tổng kết những thực tiễncủa Việt Nam Khái niệm “chủ nghĩa xã hội” đã được người tiếp cận ở nhiều góc độkhác nhau như chính trị, văn hóa… nhưng có thể hiểu chung nhất theo quan điểm củangười: “Chủ nghĩa xã hội là một xã hội hướng đến mục tiêu nhân dân lao động thoátkhỏi lại bận cùng được tự do vì dân giàu nước mạnh”

So sánh với các chế độ xã hội đã tồn tại trong lịch sử để thấy sự khác nhau về bảnchất giữa chủ nghĩa xã hội với các chế độ xã hội khác Người khẳng định mục đích củacách mạng Việt Nam là tiến đến chủ nghĩa xã hội, rồi mới đến chủ nghĩa cộng sản vì:Cộng sản có hai giai đoạn: giai đoạn chủ nghĩa xã hội và giai đoạn chủ nghĩa cộng sản Như vậy, theo Hồ Chí Minh, xã hội chủ nghĩa là xã hội ở giai đoạn đầu của chủnghĩa cộng sản Mặc dù còn tồn đọng tàn dư của xã hội cũ nhưng chủ nghĩa xãhội không còn áp bức, bóc lột, xã hội do nhân dân lao động làm chủ, trong đó conngười sống ấm no, tự do, hạnh phúc, quyền lợi của cá nhân và tập thể vừa thống nhất,vừa gắn bó chặt chẽ với nhau

1.3.2.Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan

Kế thừa tư tưởng của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin để nghiên cứu vềlịch sử và vận dụng vào bối cảnh xã hội Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nhận thấy: Nhìnchung, xã hội loài người đã trải qua chế độ công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ,phong kiến, tư bản chủ nghĩa và sẽ tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa; song, lộ trình nàykhông bắt buộc đối với tất cả các nước mà diễn ra theo hai phương thức, trong đó: Cónước thì tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội như Liên Xô; có nước thì phải qua chế độ dânchủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội Người chỉ rõ đặc điểm của dân chủ mới là: Dưới

sự lānh đạo của Đảng và giai cấp công nhân, nhân dân đánh đổ đế quốc và phong kiến;trên nền tảng công nông liên minh, nhân dân lao động làm chủ nước nhà, xây dựngnhân dân dân chủ chuyên chính; có nhiều thành phần kinh tế; tư tưởng Mác - Lênin là

tư tưởng dẫn đường, ngày càng được củng cố và phát triển; Đảng lãnh đạo thực hiệndân chủ mới và tiến dần đến chủ nghĩa xã hội; trong nước thì nhân dân quyết tâm phấnđấu, quyết tâm tiến lên; trên thế giới thì có phe dân chủ hòa bình ủng hộ

Trang 8

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, tiến lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan,song, tùy theo bối cảnh cụ thể mà thời gian, phương thức tiến lên chủ nghĩa xã hội ởmỗi quốc gia sẽ diễn ra một cách khác nhau Những nước đã qua giai đoạn phát triển tưbản chủ nghĩa sẽ "đi thẳng" lên chủ nghĩa xã hội; những nước đã hoàn thành cáchmạng dân tộc dân chủ nhân dân nhưng chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa

có thể bỏ qua giai đoạn này để đi lên chủ nghĩa xã hội nếu có sự lãnh đạo của Đảng,của giai cấp công nhân, xây dựng được khối liên minh công nông, được chủ nghĩaMác-Lênin dẫn đường và được sự giúp đỡ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới

1.3.3.Một số đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa

Thứ nhất, về chính trị: Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có chế độ dân chủ Theo

Hồ Chí Minh, chế độ xã hội chủ nghĩa trước hết là xã hội do nhân dân làm chủ, nhândân là chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên nền tảng liên minh công -nông Trong xã hội chủ nghĩa, địa vị cao nhất là nhân dân Nhà nước là của dân, do dân

và vì dân Mọi quyền lợi, quyền lực, quyền hạn thuộc về nhân dân và mọi hoạt độngxây dựng, bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ xã hội cũng thuộc về nhân dân

Thứ hai, về kinh tế: Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có nền kinh tế phát triển

cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủyếu Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển caohơn nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản Đấy là nền kinh tế dựa trên lực lượng sản xuấthiện đại và chế độ sở hữu tư liệu sản xuất tiến bộ

Thứ ba, về văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội, xã hội xã hội chủ nghĩa là xã

hội có trình độ phát triển cao về văn hoá và đạo đức, bảo đảm sự công bằng, hợp lýtrong các quan hệ xã hội

Văn hóa đạo đức được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống trước hết là cácquan hệ xã hội Sự phát triển cao thể hiện ở chỗ: xã hội không còn hiện tượng ngườibóc lột người; con người được tôn trọng, được bảo đảm đối xử công bằng và các dântộc đoàn kết gắn bó với nhau

Chủ nghĩa xã hội là cơ sở, là tiền đề để tiến tới chế độ xã hội hòa bình, ấm lo, tự

do, bình đẳng, bác ái, không còn phân biệt chủng tộc, không còn gì ngăn cản nhữngngười lao động hiểu nhau và thương yêu nhau

Với Người, xã hội phải đem lại quyền bình đẳng trước pháp luật cho mọi côngdân; cộng đồng người phải đoàn kết chặt chẽ trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và

Trang 9

nghĩa vụ; ai cũng phải lao động và có quyền lao động, ai cũng được hưởng thành quảlao động của mình trên nguyên tắc: “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”

Thứ tư, chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của quần chúng nhân dân

dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Chủ thể xây dựng Chủ nghĩa xã hội là công trìnhtập thể của nhân dân dưới sự lãnh đạo đảng cộng sản Từ xã hội chiếm hữu nô lệ đến

xã hội tư bản chủ nghĩa, cuộc đấu tranh của người lao động luôn diễn ra ngày càngquyết liệt nhằm thủ tiêu chế độ áp bức bóc lột người Trong chế độ xã hội chủ nghĩa -chế độ của nhân dân, do nhân dân làm chủ, lợi ích cá nhân gắn với lợi ích của chế độ

xã hội nên chính nhân dân là chủ thể, là lực lượng quyết định tốc độ xây dựng và sựvững mạnh của chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh khẳng định: “Cần có sự lãnh đạo củamột đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhândân” thì có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa mác-lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa cách mạng giải phóng dântộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa đi đến thành công

Trang 10

CHƯƠNG 2:

2.1 Tại sao Tư bản Chủ nghĩa lại tìm cách xóa bỏ vai trò, ảnh hưởng CNXH trên trường quốc tế?

2.1.1.Tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội đối lập nhau.

Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội là hai hệ thống kinh tế chính được áp dụngvào hầu hết nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới Trên thực tế, Chủ nghĩa tư bản

và chủ nghĩa xã hội có các xu hướng tinh thần khác nhau, các mục tiêu chính trị, kinh

tế khác nhau, các lợi ích chồng chéo lên nhau, các bản sắc và xu thế văn hóa khác nhau

và cả các tham vọng khác nhau đã hình thành nên những mâu thuẫn đẩy một số quan

hệ rơi vào tình trạng căng thẳng Vì vậy, Chủ nghĩa tư bản nói chung hay các nước tưbản nói riêng đã và đang tìm cách để xóa bỏ vai trò, ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội

cũng như các nước đi theo hệ thống kinh tế này

2.1.1.1.Quyền sở hữu cá nhân:

Tư bản chủ nghĩa tôn trọng quyền sở hữu cá nhân và quyền tự do kinh doanh.Trong khi đó, Xã hội chủ nghĩa tập trung vào sự sở hữu chung và quản lý tập trung Tưbản chủ nghĩa coi đây là một hạn chế cho quyền tự do và khả năng sáng tạo của cánhân Tư bản chủ nghĩa thúc đẩy sự cạnh tranh và tạo điều kiện thuận lợi cho các cánhân và công ty tư nhân để tăng lợi nhuận của họ Đối với những người hưởng lợi từ tưbản chủ nghĩa, việc xóa bỏ vai trò và ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội có thể giúp bảo

vệ và mở rộng lợi ích cá nhân của họ

2.1.1.2.Thị trường tự do:

Chủ nghĩa tư bản coi thị trường tự do là một cơ chế tự điều tiết hiệu quả, có thểthúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện phúc lợi xã hội Theo Chủ nghĩa tư bản, thịtrường tự do hoạt động dựa trên nguyên tắc cung - cầu, trong đó các doanh nghiệp tự

do cạnh tranh với nhau để cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng Chủnghĩa xã hội coi thị trường tự do là một cơ chế không hoàn hảo, có thể dẫn đến nhữngbất công xã hội và suy thoái kinh tế Theo Chủ nghĩa xã hội, thị trường tự do không thểđảm bảo rằng tất cả mọi người đều có cơ hội bình đẳng để tham gia và hưởng lợi từhoạt động kinh tế Tóm lại, tư bản chủ nghĩa cho rằng việc can thiệp của xã hội chủnghĩa trong thị trường làm giảm hiệu quả và tạo ra rào cản cho sự phát triển kinh tế

2.1.1.3.Quyền tự do cá nhân:

Tư bản chủ nghĩa coi quyền tự do cá nhân là điểm mấu chốt và tôn trọng tối đa.Theo đó cá nhân là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sự phát chủ nghĩa tư bản, quyền tựtriển kinh tế và xã hội Chủ nghĩa xã hội cũng coi quyền tự do cá nhân là quan trọng,

Trang 11

nhưng đồng thời nhấn mạnh rằng quyền tự do cá nhân cần được cân bằng với lợi íchchung của xã hội Theo Chủ nghĩa xã hội, quyền tự do cá nhân không được sử dụng đểxâm phạm quyền tự do của người khác hoặc gây tổn hại cho xã hội Tư bản chủ nghĩacho rằng việc can thiệp của xã hội chủ nghĩa vào quyền tự do cá nhân làm giảm quyền

tự do và tạo ra hạn chế cho sự phát triển cá nhân

2.1.1.4.Khả năng sáng tạo và đổi mới:

Tư bản chủ nghĩa tin rằng sự cạnh tranh và khả năng sáng tạo của cá nhân vàdoanh nghiệp là động lực chính để thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển Chủ nghĩa xã hộicũng coi khả năng sáng tạo và đổi mới là quan trọng, nhưng đồng thời nhấn mạnh rằngkhả năng sáng tạo và đổi mới cần được gắn liền với lợi ích chung của xã hội Tư bảnchủ nghĩa cho rằng việc can thiệp của xã hội chủ nghĩa vào quyền tự do kinh doanh và

sự sáng tạo làm giảm khả năng đổi mới và phát triển

2.1.2.Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và những mục tiêu cách mạng

xã hội chủ nghĩa đang đe dọa sự tồn vong của chủ nghĩa tư bản

Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản là hai chế độ kinh tế - xã hội đối lập nhau

về bản chất Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội do giai cấp công nhân lãnh đạo, dựa trênchế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng xãhội, giải phóng con người, xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, văn minh Chủnghĩa tư bản là chế độ xã hội do giai cấp tư sản lãnh đạo, dựa trên chế độ sở hữu tưnhân về tư liệu sản xuất, nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, bóc lột sức lao động củagiai cấp công nhân

Sự đối lập về bản chất giữa hai chế độ này đã dẫn đến sự xung đột, đấu tranh giữachúng Trong quá trình phát triển, chủ nghĩa xã hội đã giành được nhiều thành tựu tolớn, khẳng định tính ưu việt của mình Điều này đã đe dọa đến sự tồn vong của Chủnghĩa tư bản

Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của sản xuất tư bản

chủ nghĩa Mâu thuẫn cơ bản của sản xuất tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa lực

lượng sản xuất phát triển với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa lạc hậu Lực lượng sảnxuất ngày càng phát triển do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi phải có một quan

hệ sản xuất mới phù hợp, trong đó không có áp bức, bóc lột, để phát huy tối đa sức sảnxuất Tuy nhiên, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về

tư liệu sản xuất, dẫn đến sự bóc lột sức lao động của giai cấp công nhân, không thể giải

quyết mâu thuẫn cơ bản này Chính học giả người Anh là Terry Eagleton, trong tác

phẩm “Tại sao Mác đúng” đã phải cay đắng thừa nhận: “Những nước tư bản hiện đại

Ngày đăng: 16/10/2024, 15:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w