1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình bày và phân tích chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam giai Đoạn hậu covid 19 cho Đến hiện tại

19 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Bày Và Phân Tích Chính Sách Tiền Tệ Của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam Giai Đoạn Hậu Covid-19 Cho Đến Hiện Tại
Tác giả Nguyễn Hữu Thành, Phan Kim Chi, Nguyễn Trần Anh Thư, Vũ Thị Kiều Nga
Người hướng dẫn Th.S Vũ Thanh Tùng
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Tiền Tệ - Ngân Hàng Và Thị Trường Tài Chính
Thể loại Bài Tập Nhóm
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,31 MB

Nội dung

Nghiệp vụ thị trường mở mua/bán tín phiếu được điều hành linh hoạt để chủ động kiểm soát tiền tệ, lạm phát, hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo thanh kh

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA: THƯƠNG MẠI

BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC: TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

MÃ HỌC PHẦN: 24211802085511 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Vũ Thanh Tùng

ĐỀ BÀI TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HẬU COVID-19 CHO ĐẾN HIỆN TẠI

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Nguyễn Hữu Thành – 2321002532 Phan Kim Chi – 2321002262 Nguyễn Trần Anh Thư – 2321003076

Vũ Thị Kiều Nga – 2321003688

Trang 2

Bài t p nhóm l n 1 ậ ầ

M c l c ụ ụ

1 Trình bày tình hình chung về chính sách tiền tệ của Ngân Hàng nhà nước Việt Nam giai đoạn

vừa qua (nới lỏng hay thắt chặt ) 3

1.1 Pha 1: Nới Lỏng Có Mục Tiêu (2020) 3

1.2 Pha 2: Thận Trọng và Ổn Định (2021) 3

1.3 Pha 3: Linh Hoạt Ứng Phó (2022-2023) 4

2 Liên hệ chính sách này với tình hình kinh tế hậu covid 19 và hiện nay 7

2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế hậu COVID-19 7

2.2 Chính sách tiền tệ của Nhà nước Việt Nam hậu COVID-19 7

2.2.1 Năm 2020 7

2.2.2 Năm 2021 8

2.2.3 Năm 2022 8

2.3 Tình hình hiện nay 8

2.4 Kết luận 9

3 Chính sách tiền tệ này được thực hiện thông qua các công cụ nào? Thực hiện ra sao? 10

3.2 Công cụ tỷ giá hối đoái 11

3.3 Tín dụng: 12

3.4 Hạn mức tín dụng: 12

3.5 Dự trữ bắt buộc: 12

4 Hiệu quả của chính sách như thế nào? Những kết quả đạt được và các hạn chế ? 13

4.2 Những kết quả đạt được: 13

4.3 Các hạn chế: 13

4.4 Tổng kết: 14

5 Đề xuất các khuyến nghị, giải pháp 14

5.1 Giữ ổn định lãi suất: 14

5.2 Giảm lãi suất tái cấp vốn: 15

5.3 Giảm lãi suất tái chiết khấu: 15

5.4 Dự trữ bắt buộc linh hoạt: 15

5.5 Chính sách tín dụng 15

5.6 Chính sách ngoại hối 15

5.7 Phát triển thị trường vốn: 16

5.8 Chính sách hỗ trợ thanh khoản 16

5.9 Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch 17

5.10 Đẩy mạnh công nghệ tài chính: 17

5.11 Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt 17

5.12 Kết luận: 18

Trang 3

Bài t p nhóm l n 1 ậ ầ

1 Trình bày tình hình chung về chính sách tiền tệ của Ngân Hàng nhà nước Việt Nam giai đoạn vừa qua (nới lỏng hay thắt chặt )

Trong thời gian gần đây, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phản ánh sự điều chỉnh linh hoạt để thích ứng với biến động của nền kinh tế Quá trình này đã liên tục điều chỉnh giữa những giai đoạn nới lỏng và thắt chặt, nhằm đảm bảo ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam Cụ thể, Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giai đoạn 2020-2024 thể hiện sự linh hoạt và thận trọng, ứng phó với đại dịch Covid-19, phục hồi kinh tế, và đối phó với các thách thức toàn cầu mới

1.1 Pha 1: Nới Lỏng Có Mục Tiêu (2020)

NHNN điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để ổn định thị trường, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ kinh tế ứng phó với tác động bất lợi của các cú sốc Nghiệp

vụ thị trường mở (mua/bán tín phiếu) được điều hành linh hoạt để chủ động kiểm soát tiền tệ, lạm phát, hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo thanh khoản hệ thống Đồng thời, phối hợp đồng bộ với việc ổn định tỉ lệ

dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng (TCTD) theo các chương trình được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt… đã góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của CSTT trong kiểm soát tiền tệ, không tạo ra áp lực gia tăng lạm phát, hỗ trợ ổn định tỉ giá và lãi suất thị trường

chiết khấu từ 4% xuống 3% để giảm chi phí vốn và tăng cường thanh khoản

hấp thụ thanh khoản thừa và ổn định lãi suất

suất và phí cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch

điều chỉnh tỷ giá bán can thiệp, triển khai tiếp thị quảng cáo và sẵn sàng chuẩn bị can thiệp thị trường ngoại tệ để bình ổn thị trường

Trang 4

Bài t p nhóm l n 1 ậ ầ

1.2 Pha 2: Thận Trọng và Ổn Định (2021)

Trong năm 2021, chính sách tiền tệ của NHNN được thiết lập và thực hiện một cách chủ động, linh hoạt, thận trọng, nhằm ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế do đại dịch Covid-19, chủ yếu là bằng cách nới lỏng để tăng cường thanh khoản và giảm chi phí tín dụng, từ đó thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế

Điều chỉnh lãi suất: NHNN tiếp tục điều chỉnh lãi suất để ổn định thị trường

tiền tệ và hỗ trợ phục hồi kinh tế Trong năm 2021, đã có các đợt giảm lãi suất điều hành nhằm giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp và hộ gia đình vay tiền (tổng mức giảm từ 1,5 - 2%/năm)

Hỗ trợ tài chính: NHNN thực hiện nhiều biện pháp như tái cấp vốn cho

Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay ưu đãi nhằm hỗ trợ người lao động

bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 Điều này nhằm giúp duy trì nền sống và tái cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh

Hỗ trợ thanh khoản và giảm phí dịch vụ: NHNN miễn giảm phí dịch vụ

thanh toán như phí chuyển khoản, giúp giảm bớt chi phí hoạt động của các doanh nghiệp và người dân

Quản lý chính sách tiền tệ an toàn và hiệu quả: NHNN tiếp tục đảm bảo

quản lý chính sách tiền tệ hiệu quả, giúp ngăn ngừa rủi ro lạm phát và duy trì

ổn định tỷ giá

Điều chỉnh nền tảng hệ thống tài chính: Đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch,

NHNN cũng tập trung vào việc cải thiện và đổi mới hệ thống tài chính, nâng cao khả năng hỗ trợ và phục vụ cho nền kinh tế

1.3 Pha 3: Linh Hoạt Ứng Phó (2022-2023)

Trong năm 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã áp dụng cả chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tiền tệ thắt chặt tùy thuộc vào tình hình kinh tế và các biến động của thị trường

kéo dài nhiều tháng nay dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn cầu,

Trang 5

Bài t p nhóm l n 1 ậ ầ

đứt gãy chuỗi cung ứng, giá năng lượng và lương thực tăng cao…là nguyên nhân dẫn đến lạm phát chi phí đẩy trên toàn cầu Mặc dù lãi suất thế giới tăng nhanh, Ngân hàng Nhà nước vẫn nỗ lực giữ nguyên các mức lãi suất điều hành để hỗ trợ thanh khoản hệ thống, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp cận vốn với chi phí hợp lý, điều hành ổn định tỷ giá, giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hợp lý với nhu cầu và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế

5% hỗ trợ nhu cầu ngoại tệ, ổn định sản xuất kinh doanh của các DN

tháng 10 Sang tháng 11, khi thanh khoản hệ thống được cải thiện, tác động

từ bên ngoài dịu bớt, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng trưởng tín dụng thêm 1,5-2%

→ CSTT nới lỏng

theo chiều hướng tiêu cực buộc Ngân hàng Nhà nước phải có động thái can thiệp chính sách mạnh mẽ để bảo đảm ổn định các thị trường tiền tệ, ngoại tệ

và an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng NHNN đã thực hiện các giải pháp cấp bách như tăng biên độ giao dịch của tỷ giá từ +3% lên +5%

để linh hoạt cho phép VND mất giá đến 9%, sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp, hai lần điều chỉnh mỗi lần tăng 1% các mức lãi suất điều hành (trong tháng 9

và 10), nhờ vậy thị trường đã dần ổn định trở lại VND mất giá ở mức thấp (3,5%), mặt bằng lãi suất tăng khoảng gần 1%/năm và cho phép đồng VND biến động linh hoạt hơn Các biện pháp này được thực hiện quyết liệt và kịp thời, phù hợp với xu hướng chung trên toàn cầu và điều kiện thực tế của Việt Nam, nhằm ưu tiên kiểm soát lạm phát, giữ ổn định tỷ giá và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính → CSTT thắt chặt

Trong năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thực hiện các biện pháp điều hành lãi suất nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế và giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp và người dân

Trang 6

Bài t p nhóm l n 1 ậ ầ

 Nửa năm sau 2023: Chuyển sang chính sách tiền tệ linh hoạt hơn:

vào tháng 9, 10 và 11/2023 nhằm kiểm soát lạm phát

bơm thanh khoản cho TCTD

 Mục đích của việc giảm lãi suất là tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp hơn, để sau đó giảm lãi suất cho vay cho khách hàng, hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh

yêu cầu giảm lãi suất tiền gửi và tiết giảm chi phí, nhằm tạo dư địa để giảm lãi suất cho vay

nhất giữa các TCTD hội viên trong việc tiếp tục giảm lãi suất cho vay

Trong năm 2024:

hành tùy theo diễn biến của lạm phát và tỷ giá hối đoái

dự trữ bắt buộc để điều chỉnh thanh khoản trong hệ thống

Nhận định chung:

qua (2023 - 2024) đã có sự chuyển đổi linh hoạt từ nới lỏng sang thắt chặt nhằm đáp ứng với diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước

Trang 7

Bài t p nhóm l n 1 ậ ầ

và thị trường tiền tệ, đồng thời có những điều chỉnh chính sách phù hợp để đảm bảo an toàn và ổn định hệ thống tài chính, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

2 Liên hệ chính sách này với tình hình kinh tế hậu covid 19 và hiện nay 2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế hậu COVID-19

Sau khi đại dịch COVID-19 lan rộng và gây ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế thế

giới năm 2020, Việt Nam cũng không nằm ngoài tác động của đại dịch này Tuy nhiên, nhờ vào các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả và chính sách kích cầu

mạnh mẽ từ Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi nhanh chóng và đáng kể từ năm 2021 đến nay Bên cạnh đó, các ngành kinh tế như du lịch, dịch vụ

và sản xuất xuất khẩu vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức do sự biến động của tình hình dịch bệnh trên toàn cầu

2.2 Chính sách tiền tệ của Nhà nước Việt Nam hậu COVID-19

Các chính sách tiền tệ ở Việt Nam sau đại dịch COVID-19 đã điều chỉnh linh hoạt

để hỗ trợ phục hồi kinh tế và ổn định tài chính Dưới đây là các chính sách tiền tệ chủ yếu áp dụng từng năm:

2.2.1 Năm 2020

 Giảm lãi suất điều hành: Trong năm 2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã

giảm lãi suất điều hành để giảm chi phí vốn cho các ngân hàng thương mại, từ

đó khuyến khích cho vay và hỗ trợ nhu cầu vốn của doanh nghiệp

Ví dụ: Theo báo cáo từ Vietnam News Agency (VNA), NHNN đã giảm lãi suất

điều hành để hỗ trợ doanh nghiệp và hộ gia đình trong việc vay vốn sau đại dịch COVID-19 Ví dụ, lãi suất cho vay cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNV) được giảm từ 6% xuống còn 4,5% - 5,5% tùy theo từng ngành nghề, nhằm giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn vay với chi phí thấp hơn và hỗ trợ tái cơ cấu sản xuất kinh doanh

 Hỗ trợ thanh khoản: NHNN đã triển khai các biện pháp hỗ trợ thanh khoản cho

các tổ chức tín dụng bao gồm mua lại chứng khoán và cấp vốn ngắn hạn để giúp các ngân hàng duy trì hoạt động cung cấp tín dụng ổn định

Trang 8

Bài t p nhóm l n 1 ậ ầ

Ví dụ: Theo báo cáo từ Vietnam Economic Times, NHNN đã triển khai các biện

pháp mua lại chứng khoán từ các tổ chức tín dụng để cải thiện thanh khoản và hỗ trợ tài chính cho hệ thống ngân hàng Điều này giúp giảm thiểu áp lực tài chính và tăng khả năng cho vay của các ngân hàng đối với doanh nghiệp

 Ứng dụng chính sách đặc biệt: Chính phủ và NHNN đã triển khai các gói hỗ trợ

đặc biệt nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động và các hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, thông qua các gói vay ưu đãi và giảm lãi suất cho các khoản vay

2.2.2 Năm 2021

 Tiếp tục duy trì lãi suất ổn định: NHNN tiếp tục duy trì chính sách lãi suất ổn

định nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế và duy trì ổn định giá cả

 Củng cố hỗ trợ thanh khoản: Nhằm hỗ trợ hệ thống tài chính, NHNN tiếp tục

triển khai các biện pháp hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế phục hồi

 Hỗ trợ ngành du lịch và dịch vụ: Chính phủ tiếp tục áp dụng các biện pháp hỗ

trợ đặc biệt cho các ngành nhạy cảm như du lịch và dịch vụ, bao gồm hỗ trợ vốn, giảm thuế và các gói ưu đãi khác để khôi phục hoạt động kinh doanh

Ví dụ: Báo Tuổi Trẻ đưa tin về các gói hỗ trợ đặc biệt từ chính phủ nhằm khôi phục

ngành du lịch và dịch vụ sau đại dịch COVID-19 Cụ thể, các biện pháp giảm thuế, miễn phí cơ sở hạ tầng và hỗ trợ vốn đã được triển khai để hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành này vượt qua khó khăn

2.2.3 Năm 2022

 Điều chỉnh lãi suất và tiếp tục hỗ trợ thanh khoản: NHNN điều chỉnh linh hoạt

lãi suất để phù hợp với tình hình kinh tế và duy trì ổn định tài chính Việc hỗ trợ thanh khoản tiếp tục là một trong những ưu tiên của chính sách tiền tệ

 Hỗ trợ các ngành có chiến lược phát triển: Chính phủ và NHNN tiếp tục hỗ trợ

các ngành có chiến lược phát triển dài hạn như công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo, hạ tầng và các lĩnh vực hỗ trợ kinh tế sống sót sau đại dịch

2.3 Tình hình hiện nay

Trang 9

Bài t p nhóm l n 1 ậ ầ

Hiện nay, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vẫn tiếp tục điều chỉnh và linh hoạt để ổn định nền kinh tế và đáp ứng các thách thức trong môi trường kinh doanh khác nhau

 Duy trì lãi suất ổn định: NHNN tiếp tục duy trì chính sách lãi suất ổn định

nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế và kiểm soát lạm phát Chính sách lãi suất được điều chỉnh phù hợp với tình hình thị trường và mục tiêu điều hành tiền tệ

 Ổn định tỷ giá hối đoái: NHNN tiếp tục can thiệp để duy trì ổn định tỷ giá hối

đoái, đồng thời hạn chế rủi ro từ biến động của thị trường quốc tế Điều này giúp bảo vệ nền xuất nhập khẩu của Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế

 Hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống tài chính: NHNN tiếp tục cung cấp hỗ trợ

thanh khoản cho các tổ chức tín dụng thông qua các hoạt động mua lại chứng khoán và cấp vốn ngắn hạn Điều này giúp giảm thiểu áp lực tài chính và tăng cường khả năng cho vay của các ngân hàng đối với doanh nghiệp

 Khuyến khích thanh toán điện tử: NHNN khuyến khích việc sử dụng các

phương tiện thanh toán điện tử như ví điện tử, thẻ ngân hàng để giảm thiểu sử dụng tiền mặt và tăng cường tiện lợi cho người dân và doanh nghiệp trong giao dịch hàng ngày

 Điều tiết lạm phát: NHNN tiếp tục theo dõi và điều chỉnh chính sách tiền tệ để

kiểm soát lạm phát, đồng thời đảm bảo sự ổn định của giá cả và tiêu dùng

 Hỗ trợ phát triển bền vững: Chính sách tiền tệ của NHNN cũng nhằm hỗ trợ

các ngành kinh tế và các doanh nghiệp để phát triển bền vững trong bối cảnh thị trường kinh doanh khó khăn và biến động

2.4 Kết luận

Tổng quan về chính sách tiền tệ của Nhà nước Việt Nam hậu COVID-19 và hiện nay cho thấy sự linh hoạt và tích cực trong điều hành để ổn định nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và khôi phục đà phát triển Tuy nhiên, vẫn còn cần sự quan tâm và can thiệp kịp thời từ chính phủ để đối phó với những thách thức trong tương lai và tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư

Trang 10

Bài t p nhóm l n 1 ậ ầ

3 Chính sách tiền tệ này được thực hiện thông qua các công cụ nào? Thực hiện ra sao?

Ngân hàng Nhà Nước điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để ổn định thị trường, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ kinh tế ứng phó với tác động bất lợi của các cú sốc Nghiệp vụ thị trường mở (mua/bán tín phiếu) được điều hành linh hoạt

để chủ động kiểm soát tiền tệ, lạm phát, hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo thanh khoản hệ thống Đồng thời, phối hợp đồng bộ với việc ổn định tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng (TCTD) theo các chương trình được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt… đã góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của CSTT trong kiểm soát tiền tệ, không tạo ra áp lực gia tăng lạm phát, hỗ trợ ổn định tỉ giá và lãi suất thị trường Cụ thể:

3.1 Công cụ lãi suất:

 Năm 2020, NHNN đã điều chỉnh giảm 1,5-2,0%/năm lãi suất điều hành; giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi VND các kỳ hạn dưới 6 tháng, giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với các lĩnh vực ưu tiên

để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp, người dân So với các nước trong khu vực, Việt Nam là một trong những nước có mức giảm lãi suất điều hành mạnh nhất (Philipines: -2%; Thái Lan: -0,75%; Malaysia: -1,25%; Indonesia: -1,25%; Ấn Độ: -1,15%; Trung Quốc: -0,3%)

 Năm 2021, NHNN duy trì các mức lãi suất điều hành với mức giảm 1,5 -2%/năm; đến cuối tháng 11/2021, lãi suất huy động và cho vay VND bình quân của TCTD giảm tương ứng khoảng 0,51%/năm và 0,81%/năm so với cuối năm 2020 sau khi đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 Lãi suất cho vay bình quân đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ là 4,3%/năm (thấp hơn mức trần quy định là 4,5%/năm)

 Năm 2022, Trong gần 9 tháng đầu năm 2022, mặc dù lãi suất thế giới tăng nhanh, Ngân hàng Nhà nước vẫn nỗ lực giữ nguyên các mức lãi suất điều hành; khi thị trường có những diễn biến khó lường theo chiều hướng tiêu cực buộc Ngân hàng Nhà nước phải hai lần tăng mức lãi suất điều hành, mỗi lần 1% vào cuối tháng 9 và tháng 10

Ngày đăng: 15/10/2024, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w