5 trào thi đua rộng khắp ở các ngành, các cấp, các địa phương… Công trình xác định một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
LỜI CAM ĐOAN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
1 TS Nguyễn Duy Phương
2 TS Trần Thị Quang Hoa
Hà Nội-2024
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG PHONG TRÀO THI ĐUA QUYẾT THẮNG Ở SƯ ĐOÀN 3, QUÂN KHU 1 HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 11
1.1 Một số khái niệm và nội dung phong trào Thi đua Quyết thắng theo tư tưởng Hồ Chí Minh 11
1.1.1 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước 11
1.1.2 Một số khái niệm 25
1.2 Vị trí, vai trò của phong trào Thi đua Quyết thắng 30
1.3 Tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 32
Chương 2: PHONG TRÀO THI ĐUA QUYẾT THẮNG Ở SƯ ĐOÀN 3, QUÂN KHU 1 HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 36
2.1 Đặc điểm và những yếu tố tác động đến phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 36
2.1.1 Đặc điểm phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 36
2.1.2 Những yếu tố tác động đến phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 38
2.2 Thực trạng chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 39
2.2.1 Ưu điểm và nguyên nhân 39
2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân 48
Chương 3: MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHONG TRÀO THI ĐUA QUYẾT THẮNG Ở SƯ ĐOÀN 3, QUÂN KHU 1 HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 55
3.1 Mục tiêu, phương hướng nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay 55 3.1.1 Mục tiêu nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 55
3.1.2 Phương hướng nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 56
Trang 43.2 Những giải pháp nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 56 3.2.1 Đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền, tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm thi đua cho mọi tổ chức, lực lượng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 hiện nay 56 3.2.2 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 hiện nay trong thực hiện phong trào Thi đua Quyết thắng 59 3.2.3 Xác định đúng nội dung thi đua; vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, biện pháp tổ chức phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu
1 hiện nay 65 3.2.4 Xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong thực hiện phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 hiện nay 68 3.2.5 Làm tốt công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, tăng cường bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện, chú trọng chính sách khen thưởng trong thực hiện phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 hiện nay 73 KẾT LUẬN 78 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC 86
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
2 Công tác đảng, công tác chính trị CTĐ, CTCT
Trang 6Quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, những năm qua Nhà nước và Quân đội ta đã phát động nhiều phong trào thi đua, tạo nên động lực to lớn, góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại của dân tộc Riêng trong Quân đội, phong trào thi đua yêu nước được cụ thể hoá thành phong trào Thi đua Quyết thắng, động viên, khuyến khích mọi cá nhân, đơn vị phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành tốt nhiệm vụ giành, giữ vững nền độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Sư đoàn 3, Quân khu 1 là một sư đoàn chủ lực của Quân khu và Quân đội, những năm qua, phong trào Thi đua Quyết thắng luôn được các cấp đặc biệt quan tâm và đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ Trong thực hiện phong trào Thi đua Quyết thắng, nhiều nội dung, hình thức mới ra đời, xuất hiện nhiều gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến Phong trào Thi đua Quyết thắng tại Sư đoàn 3 đã xây dựng được tinh thần quyết tâm cao, động lực quan trọng góp phần thúc đẩy đơn vị hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao
Tuy nhiên, trong thực hiện phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3 vẫn còn một số bất cập, hạn chế như: chậm đổi mới nội dung, hình thức, chưa
Trang 72
có nhiều biện pháp đột phá để nâng cao chất lượng phong trào, việc duy trì và giữ vững gương điển hình tiên tiến chưa vững chắc, một số cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên còn tư tưởng ngại học tập, rèn luyện… Đây đang là trở lực của phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 hiện nay
Trước những diễn biến của tình hình thế giới, khu vực, nhiệm vụ cách mạnh, nhiệm vụ Quân đội và Quân khu đang đặt ra những vấn đề mới cho việc thực hiện phong trào Thi đua Quyết thắng ở sư đoàn 3 Để hoàn thành tốt nhiệm
vụ tác chiến cơ động chiến lược của Bộ ở hướng Bắc, ngoài thực hiện đồng bộ các mặt công tác chính trị, quân sự, hậu cần, kỹ thuật… sư đoàn đoàn cần phải chú trọng và có những giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng phong trào Thi
đua Quyết thắng Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm
luận văn thạc sĩ Chính trị học
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về chất lượng phong trào TĐQT ở các đơn vị trong quân đội nói chung và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí minh về công tác TĐ, KT và phong trào TĐQT nói riêng
ở các cấp khác nhau và ở nhiều loại hình đơn vị Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan như:
* Các công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước
Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước - tuyển chọn và chuyên luận
(2000) [21], Nxb Chính trị quốc gia, công trình đã đề cập sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước và những hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Người đối với các phong trào thi đua yêu nước gắn với từng gia đoạn cách mạng và vận dụng tư tưởng thi đua yêu nước Hồ Chí Minh trong đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới
Công trình “Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước” của
tác giả Lê Quang Thiệu [49] Tác phẩm đã trình bày một số bài viết có chọn lọc
về phong trào thi đua yêu nước, nhằm tìm hiểu một cách hệ thống tư tưởng thi
Trang 83
đua của Chủ tịch Hồ Chí Minh Những nội dung đó cho thấy sự phong phú, nét đặc sắc, tính độc đáo, nhất quán, xuyên suốt trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, đồng thời phản ánh thực tiễn sống động của phong trào thi đua ở các cấp, các ngành và các địa phương qua các thời kỳ cách mạng
Công trình “Một số nhận thức về phương pháp nêu gương của Bác Hồ”
của tác giả Trịnh Quang Từ [47] Tác giả đã làm sáng tỏ quan điểm của Hồ Chí Minh về giá trị, sức lôi cuốn của phong trào thi đua yêu nước Tác phầm nhấn mạnh, để động viên, khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, Hồ Chí Minh yêu cầu các tờ báo của Đảng phải có thêm mục
“người tốt, việc tốt”, đồng thời Bác quyết định tặng huy hiệu của mình cho những tấm gương đó Tác giả làm rõ, nhấn mạnh biện pháp thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước, trong đó có biện pháp nêu gương của cán bộ, đảng viên
Công trình “Biện chứng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước” của tác giả Nguyễn Đình Bắc [5] Tác giả đã khẳng định mối quan hệ
biện chứng giữa thi đua với yêu nước, thi đua với khen thưởng Không thể có phong trào thi đua thực sự nếu phong trào đó không xuất phát và được nuôi dưỡng, hun đúc bởi tinh thần yêu nước; trái lại, tinh thần yêu nước cũng không thể được khơi dậy và phát huy cao nhất trong thực tiễn nếu không có động lực yêu nước đúng đắn Tác phẩm nhấn mạnh thực hiện tốt các công việc hàng ngày, mọi việc đều thi đua, mọi người đều thi đua - cơ sở thực tiễn và tính toàn diện của thi đua yêu nước Hồ Chí Minh Nó thể hiện sự thấu hiểu thực tiễn sâu sắc về hoạt động thi đua của son người tron cuộc sống, về đời sống thực tế của tầng lớp nhân dân, về nội dung cốt lõi cua thi đua yêu nước ở Hồ Chí Minh Đồng thời tác giả chứng minh sự thống nhất biện chứng giữa lý luận với thực tiễn về thi đua yêu nước ở Hồ Chí Minh
Công trình “Đảng, Bác Hồ với thi đua yêu nước và công tác thi đua khen thưởng” của Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương [2] Tác phẩm gồm 3
phần Phần một “Bác Hồ với Thi đua ái quốc” gồm những bài nói, bài viết, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phong trào thi đua ái quốc Qua đó
Trang 94
khẳng định, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thi đua phải xuất phát từ tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm công dân với ý chí phấn đấu; phát huy sức mạnh cả vật chất và tinh thần Thi đua không chỉ là hoạt động tích cực và sáng tạo trong công việc hằng ngày, trong lao động sản xuất, mà còn là hoạt động tư tưởng và tinh thần, là biểu hiện của lòng yêu nước, của tình cảm đối với Tổ quốc, đối với quê hương Phần hai và phần ba trình bày quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua khen thưởng, giới thiệu những đơn vị điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước
* Các công trình nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước
Công trình “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật thi đua, khen thưởng” của tác giả Trương
Quốc Bảo [6] Cuốn sách làm rõ nguồn gốc, quá trình hình thành, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước Tác phẩm đã nêu lên quan điểm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật thi đua, khen thưởng Đồng thời, tác giả làm rõ quá trình thể chế hoá
tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước thành những quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đánh giá ưu điểm, hạn chế của Luật Thi đua, Khen thưởng hiện hành trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh Tác giả chỉ ra các yêu cầu và đề xuất giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng
Công trình “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của tác giả Nguyễn Viết Vượng (chủ
biên) [57] Tác giả đã đề cập đến nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển
tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước Tác phẩm đã đưa ra yêu cầu đối với phong trào thi đua trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, như: phải nâng cao hơn nữa nhận thức của nhân dân về thi đua yêu nước; tăng cường nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển phong
Trang 105
trào thi đua rộng khắp ở các ngành, các cấp, các địa phương… Công trình xác định một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, như: xác định mục tiêu thi đua trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đổi mới nội dung, hình thức thi đua; xây dựng và thực hiện tốt các chỉ tiêu thi đua; tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua…
Công trình “Vận dụng sáng tạo tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch
Hồ Chí Minh vào phát động và tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước trong Quân đội nhân dân Việt Nam” của tác giả Lương Cường [14] Tác
phẩm đã đề cập đến những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước Trên cơ sở đó, tác giả xác định 5 giải pháp vận dụng tư tưởng thi đua yêu nước của Người vào phát động và tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước trong Quân đội, như: xác định rõ mục tiêu của phong trào Thi đua Quyết thắng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về giá trị, nghĩa tư tưởng thi đua yêu nước của Hồ Chí Minh, gắn với phong trào Thi đua Quyết thắng của Quân đội; tăng cường lãnh đạo và tổ chức phong trào thi đua chặt chẽ, sâu sát, tỉ mỉ và liên tục; phát huy vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên đối với công tác thi đua, khen thưởng; tích cực đổi mới phương thức tổ chức phong trào Thi đua Quyết thắng
Công trình “Phong trào Thi đua Quyết thắng theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong Quân đội hiện nay” của Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự
[62] Đây là tập hợp các bài viết trong hội thảo “Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước”, đã làm rõ nội dung, giá trị, ý nghĩa lịch sử tư tưởng của Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước; vận dụng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc và xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, các tác giả cho rằng, lãnh đạo, chỉ huy phải theo dõi sát phong trào thi đua, phát hiện những nhân tố mới, sáng kiến hay, kịp thời phổ biến cho cơ quan, đơn vị; đồng thời phát hiện những gương điển hình tiên tiến, những lá cờ đầu để nhân rộng
Trang 11Công trình “Phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào Thi đua Quyết thắng ở Trường Sĩ quan Lục quân 2 hiện nay” của tác
giả Lê Thái Bê [3] Luận văn đã phân tích, luận giải về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong nhà trường Tác giả khẳng định, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến là một trong những công tác đem lại hiệu quả trong nâng cao chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị Đồng thời, luận văn khẳng định, việc phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến là nhiệm vụ quan trọng của cấp
uỷ, người lãnh đạo, chỉ huy đơn vị
Lương Thị Tâm Uyên (2015), Giáo dục thi đua yêu nước theo tư tưởng
Hồ Chí Minh cho thanh niên khối cơ quan trung ương [56] Tác giả luận án đã
phân tích, làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về TĐYN; làm rõ quan niệm về giáo dục TĐYN cho thanh niên khối cơ quan trung ương theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
là quá trình tổ chức các hoạt động và giao tiếp, thông qua đó đối tượng giáo dục lĩnh hội được nội dung, ý nghĩa của thi đua, nhằm hình thành, phát triển ở họ các mặt nhận thức, thái độ, hành vi tích cực, tự nguyện tham gia vào phong trào thi đua của đơn vị, thúc đẩy lẫn nhau phấn đấu hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tác giả phân tích, luận giải mục đích, nhiệm vụ, nội dung, con đường, phương thức giáo dục
Trang 127
TĐYN theo tư tưởng HCM cho thanh niên Trên cơ sở đánh giá thực trạng, chỉ
ra nguyên nhân và những yếu tố tác động, tác giả đã tập trung làm rõ các giải pháp giáo dục TĐYN theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên khối cơ quan trung ương
Trần Minh Trường (2018), Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước và vận dụng vào thực tiễn hiện nay, Tạp chí lý luận chính trị số 3 [48] Bài viết đã
khái quát vị trí vai trò của thi đua yêu nước, lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về thi đua, nêu lên các quan điểm của Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước và thực tiễn lãnh đạo chỉ đạo cách mạng, và công tác thi đua của Hồ Chí Minh trong các giai đoạn kháng chiến Đặt ra một số vấn đề vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong giai đoạn hiện nay
Ngô Xuân Lịch (2014), Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam [44] Tác giả đã làm rõ quan điểm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về giá trị, sức lôi cuốn, thuyết phục của những ĐHTT trong phong trào TĐYN Tác giả đã đề cập, đánh giá toàn diện về những ưu điểm, hạn chế của công tác TĐ, KT, cũng như phong trào TĐQT trong toàn quân những năm qua, đồng thời đưa ra một số giải pháp cần tập trung đổi mới công tác TĐ, KT trong QĐNDVN như: Cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì các cấp nâng cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác TĐ, KT và phong trào TĐQT; tiếp tục quán triệt, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, tư tưởng TĐYN của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị định của Chính phủ, thông tư của
Bộ Quốc phòng, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị về TĐ, KT; đổi mới công tác phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào TĐQT; thực hiện tốt việc đổi mới công tác khen thưởng, bảo đảm chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch
Ngô Văn Thắng (2018), Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng ở đơn vị cơ sở trong quân đội [50] Tác giả đã làm rõ
vai trò, đặc điểm công tác TĐ, KT ở đơn vị cơ sở trong quân đội Trên cơ sở, đánh giá thực trạng chất lượng công tác TĐ, KT ở đơn vị cơ sở, tác giả đã đề
Trang 138
xuất và làm rõ một số giải pháp: Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng Chủ
tịch Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, Nhà nước, của Quân ủy Trung
ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị về công tác TĐ, KT Hai là, gắn
phong trào TĐQT với thực hiện có hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống
hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” Ba là, hình thức, biện pháp thi đua cần
đa dạng, phong phú, thiết thực, hiệu quả, làm cho phong trào phát triển sôi nổi,
rộng khắp Bốn là, chủ động bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chính trị cấp trên Năm là, nâng cao năng lực làm tham mưu của
hội đồng (tổ) TĐ, KT các cấp, của đội ngũ cán bộ làm công tác TĐ, KT
Nguyễn Trọng Nghĩa (2020), Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng trong Quân đội [42] Tác giả đã chỉ
rõ những kết quả đạt được, một số hạn chế trong công tác TĐ, KT và phong trào TĐQT trong Quân đội thời gian qua Đồng thời tác giả đã làm rõ một số giải pháp tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công TĐ, KT trong Quân đội thời gian tới như: cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn quân cần tiếp tục quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quân ủy Trung ương,
Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị về công tác TĐ, KT; tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác TĐ, KT và phong trào TĐQT; tích cực đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức phong trào thi đua; thực hiện tốt công tác xây dựng, bồi dưỡng và nhân ĐHTT; tiếp tục đổi mới công tác khen thưởng, bảo đảm chính xác, kịp thời, dân chủ, chặt chẽ, đúng đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ
Các công trình, đề tài nghiên cứu, các bài viết trên các tạp chí trên đã phần nào làm sáng tỏ, phong phú thêm những luận cứ khoa học, các vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở một số đơn vị trong quân đội và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng trong quân đội Tuy nhiên, chưa có công trình
Trang 149
nào nghiên cứu và đề cập đến chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở một đơn vị cụ thể theo tư tưởng Hồ Chí Minh Luận văn sẽ kế thừa, tiếp thu một cách chọn lọc các công trình nghiên cứu có liên quan để tập trung nghiên cứu sâu vấn đề này, góp phần nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở
Sư đoàn 3, Quân khu 1 hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn có liên quan, luận văn
đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ở đơn vị
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, luận giải Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước và những vấn đề cơ bản về chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Đánh giá thực trạng; làm rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề xuất mục tiêu, phương hướng và giải pháp chủ yếu, có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân
khu 1 hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 theo
tư tưởng Hồ Chí Minh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 1510
Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 theo tư tưởng Hồ Chí Minh; thời gian khảo sát từ năm 2019 đến nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng, Quân đội về công tác TĐ, KT
và phong trào TĐYN
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành, liên ngành, trong đó chú trọng kết hợp phương pháp lôgíc và lịch
sử, phân tích và tổng hợp, tổng kết thực tiễn, phương pháp thống kê, so sánh, điều tra xã hội học
6 Đóng góp của luận văn
Làm rõ quan niệm, những vấn đề cơ bản và các tiêu chí đánh giá chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 theo tư tưởng
Hồ Chí Minh
Đánh giá thực trạng; đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 theo tư tưởng Hồ Chí Minh
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm 03 chương, 7 tiết
Trang 161.1.1 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước
* Vai trò của thi đua yêu nước
Một là, thi đua góp phần phát huy tinh thần yêu nước của mỗi người, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa
Yêu nước được hiểu là tình cảm thiêng liêng của người Việt Nam gắn liền với thức về tổ quốc, niềm tự hào dân tộc Yêu nước là thước đo về đạo đức của
cá nhân, gia đình, dòng họ, các tầng lớp nhân dân trong xã hội Điểm xuất phát, cái nôi, cội nguồn của l ng yêu nước chính là tình yêu quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mỗi con người, không gian sinh tồn của mỗi cộng đồng, quốc gia dân tộc Đối với dân tộc Việt Nam, truyền thống yêu nước là nhân tố quan trọng hàng đầu trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Sức mạnh của lòng yêu nước không ngừng phát triển suốt chiều dài lịch sử, là nền tảng, cơ sở để Đảng
ta tập hợp lực lượng cách mạng
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, thi đua sẽ khơi dậy, phát huy sức mạnh tinh thần yêu nước của mỗi người, mọi người Việt Nam vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Thi đua yêu nước là một hiện tượng lịch sử xã hội, có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Đồng thời, thể hiện bản chất của chế độ xã hội mới, giải pháp hàng đầu thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự, ngoại giao… Trong mọi giai đoạn cách mạng không thể thiếu phong trào thi đua yêu nước Càng khó khăn, càng cần phải tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, bởi thi đua là biện pháp quan trọng thúc đẩy sự phát triển, động lực xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa
Trang 1712
Hồ Chí Minh cho rằng thi đua là cách tốt nhất giúp mọi người tiến bộ, thi đua để cải tạo con người Muốn phong trào thi đua yêu nước phát triển rộng khắp, giành được nhiều thắng lợi phải dựa vào lực lượng và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân hăng hái thi đua, từ đó lấy phong trào thi đua là trường học thực tiễn xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh mục tiêu cuối cùng của cách mạng xã hội chủ nghĩa là vì sự tiến bộ của con người Quá trình lãnh đạo cách mạng, Người luôn quan tâm đến phong trào thi đua yêu nước, coi đó là nội dung quan trọng, giải pháp hàng đầu để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Người khẳng định: “Chiến sĩ thi đua là những người mới, những người luôn luôn cố gắng thực hành cần kiệm liêm chính, là những người tôi trung của nhân dân, con hiếu của Tổ quốc” [28, tr.409]
Hai là, thi đua yêu nước phát huy tính tích cực của mọi người, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả trên tất cả các mặt công tác
Bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua là nhằm khơi dậy, phát huy hành động cách mạng, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người, thực hiện tốt hơn những công việc hàng ngày, vì mục tiêu độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho con người Việt Nam
Theo Hồ Chí Minh, “thi đua” không phải là “ganh đua”, bất chấp mọi mánh khóe để đạt được kết quả; thi đua là hình thức tổ chức thu hút, tập hợp đông đảo mọi người, quần chúng nhân dân tham gia và cùng nhau tiến bộ Thi đua nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả lao động, cũng như chất lượng, hiệu quả các mặt công tác, phát huy trí tuệ của mọi cá nhân Thực tế trong các phong trào thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam
đã có rất nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nhiều tấm gương lao động chiến đấu quên mình… tạo ra nguồn động lực quan trọng, nhờ đó đưa miền Bắc vượt qua khó khăn trở ngại, hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)
Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh trên cả hai miền Nam - Bắc, Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi nhân dân cả nước hăng hái tham gia phong trào thi đua yêu nước, huy động sức người, sức của, chiến đấu bảo vệ nền độc lập tự do
Trang 18Mỹ xâm lược”, “tay cầy, tay súng”, “tay búa, tay súng”, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”
Như vậy, qua các phong trào thi đua yêu nước đã phát huy tính tích cực của mọi người, nâng cao năng suất lao động, cũng như chất lượng, hiệu quả các mặt công tác, phẩm chất đạo đức, trí tuệ của mọi người được phát huy, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng đề ra
* Mục đích của thi đua yêu nước
Một là, nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Sinh thời, Hồ Chí Minh khẳng định: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [36, tr.627] Thực chất, mục đích đó là khát vọng thực hiện độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, khát vọng giải phóng toàn diện con người Đây cũng chính là mục đích duy nhất, cuối cùng của các phong trào thi đua yêu nước Mọi tư tưởng, quan điểm, hoạt động của Hồ Chí Minh đều nhằm hướng về mục đích cao cả ấy Thi đua yêu nước với tư cách là động lực to lớn để động viên mọi lực lượng hăng hái, tích cực, quyết tâm chiến đấu, sản xuất, thực hiện thành công độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Thi đua là yêu nước, yêu nước gắn liền với độc lập dân tộc, gắn liền với chế độ xã hội chủ nghĩa
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, có rất nhiều phong trào thi đua được phát động với các mục tiêu, biện pháp phù hợp với từng nhiệm
vụ động viên sức người, sức của cho công cuộc thống nhất Tổ quốc Thi đua đều hướng đến, nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Đảng ta cũng luôn khẳng định phải giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
Trang 1914
nghĩa xã hội, thi đua yêu nước là một trong những hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu này Bằng cách thúc đẩy tinh thần yêu nước và trách nhiệm với đất nước, thi đua giúp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phấn đấu cho mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Hai là, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể của cách mạng đặt ra trong từng giai đoạn
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, khi phát động phong trào thi đua,
Hồ Chí Minh luôn căn cứ vào tình hình cụ thể từng giai đoạn cách mạng, ra chỉ tiêu thi đua cụ thể, thiết thực, có tính khả thi Khi cả nước thực hiện nhiệm vụ kháng chiến - kiến quốc, thi đua yêu nước có mục đích là: “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm” Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang trên đà phát triển, ta giành được thế chủ động, thực dân Pháp
bị đẩy vào thế bị động, Người xác định: “Hiện nay, kháng chiến đã đến thời
kỳ đẩy mạnh cuộc cầm cự, chuẩn bị tổng phản công, thì phong trào Thi đua ái quốc cũng phải nhằm vào mục đích ấy” [27, tr.170] Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chống Mỹ ở miền Nam, mục đích của thi đua yêu nước được Hồ Chí Minh xác định mỗi người làm việc bằng hai, kiên quyết vượt khó khăn, gian khổ, ra sức xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hết lòng ủng hộ cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam
Ba là, nhằm động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia đông đảo, tạo động lực thúc đẩy cách mạng phát triển
Thi đua là biện pháp quan trọng thúc đẩy phong trào cách mạng của quần chúng thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng đã đề ra Hồ Chí Minh cho rằng:
“Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, thắng lợi của cách mạng là do sự phấn đấu, hy sinh và trí thông minh, sáng tạo của hàng triệu nhân dân, nhất là công nhân, nông dân và những người trí thức cách mạng” [35, tr.467] Đồng thời, để nâng cao tính tích cực, tự giác của nhân dân phải tổ chức các phong trào thi đua yêu nước Chính qua các phong trào thi đua yêu nước mới động viên
Trang 2015
được mọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia cách mạng, phát huy cao độ truyền thống yêu nước, củng cố niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng, tạo sự thống nhất về tư tưởng, tích cực chiến đấu, lao động, sản xuất… Hồ Chí Minh là người khởi xướng, xong cũng là tấm gương tiêu biểu của phong trào thi đua yêu nước Người đã biến tiềm năng sáng tạo và tinh thần yêu nước của nhân dân thành động lực cách mạng to lớn, thông qua các phong trào thi đua Đây là
tư tưởng chủ đạo trong phương pháp vận động quần chúng được Hồ Chí Minh thực hiện xuyên suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược
* Nội dung thi đua yêu nước
Hồ Chí Minh để lại những quan điểm, nội dung thi đua vừa rộng lớn, vừa sâu sắc: “Thi đua phải là toàn dân, toàn diện”, “mọi người đều thi đua, mọi việc đều có thi đua” [27, tr.169]
Một là, thi đua trên lĩnh vực lao động sản xuất, phát triển kinh tế
Hồ Chí Minh nhận rõ vai trò đặc biệt quan trọng của kinh tế, đất nước tự
do, độc lập mà dân chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không có nghĩa lý
gì Giá trị của tự do, độc lập chỉ được thể hiện khi mà dân được ăn no, mặc đủ Ngay sau khi giành chính quyền, Người kêu gọi nhân dân cả nước tích cực tăng gia sản xuất, quyết tâm diệt giặc đói với các nội dung như: “Làm cho mau, Làm cho tốt, Làm cho nhiều” [26, tr.556]
“Tăng năng suất: làm mau, làm tốt, làm nhiều
Ra sức tiết kiệm: nguyên liệu, vật liệu, sức lao động, thì giờ…” [28, tr.403]
Hồ Chí Minh đã phát động phong trào thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm trong kháng chiến chống Pháp Tổ chức phong trào 3 xây, 3 chống ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ Xây dựng ý thức trách nhiệm, quản lý kinh tế tài chính tốt, cải tiến kỹ thuật, tích cực chống 3 thứ “giặc ở trong l ng” là tệ tham ô, bệnh quan liêu và nạn lãng phí
Trang 2116
Với quan điểm, “thì thi đua làm cho dân và quân đủ ăn, đủ mặc, đủ dùng,
để đánh giặc” [27, tr.170], phong trào thi đua “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” do Hồ Chí Minh phát động đã nhanh chóng phát triển sâu rộng trên khắp miền Bắc, từ thành thị đến nông thôn, miền xuôi đến miền ngược, tạo nên sức mạnh để “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” Những hoạt động thi đua phát triển mạnh mẽ, trên lĩnh vực lao động sản xuất, phát triển kinh tế, tạo ra sức mạnh to lớn xây dựng đất nước, chi viện cho tiền tuyến đánh thắng kẻ thù xâm lược
Hai là, thi đua trên lĩnh vực văn hoá, xã hội
Căn cứ vào từng giai đoạn, từng nhiệm vụ cách mạng để xác định nội dung thi đua cho phù hợp Tháng 8/1945, trong hoàn cảnh kinh tế, tài chính của đất nước gặp muôn vàn khó khăn, Hồ Chí Minh đã phát động các phong trào:
“Tuần lễ vàng”, “Hũ gạo cứu đói” Đứng trước vấn nạn hơn 95% dân số mù chữ, phong trào “Bình dân học vụ” đã động viên được đông đảo nhân dân thi đua xoá mù chữ, nâng cao dân trí
Để diệt trừ giặc nội xâm là tham ô, lãng phí , Người xác định: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội, của Chính phủ… Chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận” [28, tr.358]
Trong cuộc sống hàng ngày, cũng cần phải thi đua phấn đấu chống lại mọi thói hư, tật xấu trong mỗi con người, mỗi tổ chức, để con người, cả xã hội phát triển, hoàn thiện Muốn phấn đấu vươn lên để có cuộc sống tốt đẹp hơn, phải bắt nguồn từ hoạt động thi đua Ở đâu có hoạt động của con người, ở đó
có hoạt động thi đua, vì thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua, bất kỳ ai cũng có thể thi đua, người người thi đua, nhà nhà thi đua, ngành ngành thi đua
Hồ Chí Minh cho rằng: “Từ trước đến giờ ta vẫn ăn, vẫn mặc, vẫn ở Nay ta thi đua ăn, mặc, ở cho sạch sẽ, cho hợp vệ sinh, cho khỏi đau ốm Xưa nay ta vẫn làm ruộng Nay ta thi đua làm cho đất ruộng tốt hơn, sản xuất nhiều hơn Mọi việc đều thi đua như vậy” [27, tr.169] Nội dung của hoạt động thi đua không ở
Trang 2217
đâu xa, mọi người cần làm tốt công việc hàng ngày, góp phần thực hiện nhiệm
vụ chung của tập thể, cơ quan, đơn vị
Ba là, thi đua trên lĩnh vực quân sự
Khi thực dân Pháp quay lại xâm nước ta, Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, mục tiêu đánh đuổi giặc Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc Trong kháng chiến chống Mỹ, các phong trào “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong”… đã khơi dậy, hun đúc, khuyến khích nhiệt huyết cách mạng của tuổi trẻ, đưa hàng triệu thanh niên vào tuyến đầu của cuộc kháng chiến, góp phần to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Đối với “Vệ quốc quân và dân quân du kích thì thi đua rèn luyện cán bộ, chấn chỉnh quân đội Các công xưởng thì thi đua chế tạo vũ khí cho nhiều, cho mau, cho tốt” [27, tr.170], để:
“Thi đua diệt giặc lập công thì:
- Luyện tập giỏi,
- Diệt nhiều địch,
- Khắc phục khó khăn, chấp hành mệnh lệnh, làm tròn nhiệm vụ” [28, tr.404] Nội dung thi đua trên lĩnh vực quân sự đã góp phần tạo nên những chiến thắng quan trọng của dân tộc, trong đấu tranh giành và giữ vững nền độc lập dân tộc Những nội dung trên thể hiện tư duy sắc bén của Hồ Chí Minh về các mặt, các lĩnh vực thi đua Người khái quát “tất cả mọi việc ích lợi cho dân sinh quốc
kế, quan hệ với kháng chiến kiến quốc, ta đều phải thi đua Thi đua phải là toàn dân, toàn diện” [27, tr.171] Điều đó càng khẳng định tính toàn dân, toàn diện trong nội dung thi đua của Người
* Yêu cầu thi đua yêu nước
Một là, thi đua phải phát huy được truyền thống yêu nước của dân tộc
Mục tiêu của thi đua là làm cho con người tiến bộ, cải tạo xã hội, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng Do đó, thi đua yêu nước phải giữ gìn, phát huy bản sắc, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đẩy lùi các thói hư, tật xấu, hủ tục lạc hậu Nhận thức rõ sức mạnh bắt nguồn từ lòng yêu nước của nhân dân, Hồ Chí Minh
Trang 2318
đã thổi bùng ngọn lửa nhiệt tình cách mạng của đông đảo quần chúng nhân dân bằng các phong trào thi đua yêu nước Lấy truyền thống yêu nước làm gốc để phát động và tổ chức các phong trào thi đua là vấn đề có tính nguyên tắc của Hồ Chí Minh Yêu nước là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, là sức mạnh tinh thần, ý chí quật cường, được hun đúc từ hàng ngàn năm lịch sử, trong đấu tranh dựng nước và giữ nước Người khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước” [28, tr.38] Cũng chính từ truyền thống tốt đẹp ấy là động lực thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước, giúp Người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Hồ Chí Minh đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa yêu nước với thi đua, chỉ
ra mối quan hệ bản chất của chúng Yêu nước là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, thi đua là cách thức để truyền thống yêu nước được giữ vững và phát triển Yêu nước đ i hỏi phải thi đua, động lực của thi đua; thi đua thể hiện tinh thần yêu nước và làm cho lòng yêu nước của mỗi người được nhân lên
Không thể có phong trào thi đua thật sự, nếu không xuất phát và được nuôi dưỡng từ truyền thống yêu nước; truyền thống yêu nước không được khơi dậy và phát huy, nếu không có các phong trào thi đua đúng đắn Gắn thi đua với yêu nước là nét sáng tạo, độc đáo của Hồ Chí Minh Lấy thi đua làm động lực để phát huy lòng yêu nước Ngược lại chính lòng yêu nước thúc đẩy thi đua, nâng cao hiệu quả của thi đua Truyền thống yêu nước của nhân dân ta được thể hiện
ở nhiều cung bậc khác nhau, bao hàm những đức tính tốt đẹp của con người Đó
là động lực mạnh mẽ giúp nhân dân ta đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, xây dựng thành công nghĩa xã hội ở Việt Nam
Hồ Chí Minh yêu cầu lấy truyền thống yêu nước để phát động, tổ chức các phong trào thi đua, coi thi đua là động lực phát huy lòng yêu nước Việc gắn thi đua với yêu nước, yêu nước với thi đua đã làm cho phong trào thi đua của
Trang 2419
nhân dân ta mang bản sắc Việt Nam, với tinh thần dân tộc, ý thức tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, trong đấu tranh dựng nước và giữ nước
Hai là, thi đua phải khách quan, trung thực
Mặc dù, Hồ Chí Minh không dùng từ “khách quan”, “trung thực” trong phong trào thi đua yêu nước, nhưng Người rất chú ý đến việc thi đua phải khách quan, trung thực Trong bài nói chuyện tại Đại hội thi đua “Năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều” toàn Miền Bắc, ngày 12/02/1965, Người nhấn mạnh: “Để bảo đảm phong trào thi đua thắng lợi vẻ vang, cần có hai điều: một là cán bộ và công nhân phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, ý thức trách nhiệm và tinh thần làm chủ tập thể…” [35, tr.485] Như vậy, đối tượng tham gia thi đua phải có đạo đức cách mạng, có trách nhiệm và tinh thần làm chủ tập thể Thi đua phải trên tinh thần vì tập thể chứ không vì cá nhân, thi đua không phải là ganh đua, mà cần khách quan, trung thực, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau
Hồ Chí Minh phê phán tình trạng báo cáo không trung thực, bệnh thành tích trong thi đua “Báo cáo giả dối Thành công ít, thì suýt ra nhiều Còn khuyết điểm thì giấu đi, không nói đến” [26, tr.341] Khách quan, trung thực là phẩm chất không thể thiếu của con người mới xã hội chủ nghĩa, là yêu cầu bắt buộc trong hoạt động thi đua Đánh giá thi đua không khách quan, trung thực
sẽ làm sai lệch kết quả Ai cũng thích được “khen” và không thích bị “chê”, công tâm trong “khen - chê” sẽ tăng động lực, tạo sức bật cho phong trào thi đua Khách quan, trung thực, khen thưởng người có thành tích cao, nâng đỡ người chưa đạt thành tích Như vậy thi đua mới thực sự, thực chất Sẽ là thiếu thuyết phục, thiếu cảm hóa, nếu ai đó vì tình riêng, trục lợi bao che khuyết điểm, tô hồng thành tích, khen thưởng tràn lan, không đúng người, đúng việc Thước đo tính khách quan, trung thực của phong trào thi đua chính là mức độ phát huy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức trách nhiệm, ý chí phấn đấu của mỗi người, mỗi tập thể, trong nâng cao hiệu quả lao động, sản xuất, học tập và công tác Điều đó phụ thuộc rất lớn vào ở thái độ trung thực trong hưởng ứng các phong trào thi đua và tiến hành công tác khen thưởng Một phong trào
Trang 2520
thi đua khách quan, trung thực, không có chỗ cho cách làm gian dối, vì lợi ích
cá nhân mà quên đi lợi ích của tập thể, cộng đồng
Ba là, thi đua phải thực sự dân chủ
Thi đua yêu nước là hoạt động có ý thức của con người, nó chỉ có thể thành công khi được hưởng ứng nhiệt tình, vô tư của các cá nhân, tập thể tham gia Làm thế nào để có được sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình, tự giác ấy? Để đạt được điều
đó phong trào thi đua phải thực sự dân chủ
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn
nỗ lực hết mình xây dựng một nền dân chủ thực sự, dân chủ mới ở Việt Nam Dân chủ là giá trị xã hội mà con người và loài người đạt được trong tiến trình đấu tranh tự giải phóng mình Dân chủ vừa mang tính nhân loại, vừa mang tính giai cấp Trình độ dân chủ đi đôi với trình độ văn minh và tiến bộ xã hội Hồ Chí Minh cho rằng “dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân” [31, tr.457] và thực hành dân chủ rộng rãi là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi vấn đề
Thực hiện dân chủ thực sự sẽ là động lực vô cùng mạnh mẽ trong các phong trào thi đua yêu nước, phát huy mọi sáng kiến, khả năng của các tầng lớp nhân dân trên các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, ngoại giao… Ngược lại, nếu vi phạm dân chủ sẽ làm cản trở mọi sự sáng tạo, cũng như tinh thần hăng hái, tích cực trong thi đua yêu nước Việc thi đua dân chủ cũng giúp tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, nơi mọi người có cơ hội phát huy tối đa khả năng, được đánh giá một cách công bằng trong thi đua Điều này sẽ giúp tăng cường tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của mọi người trong quá trình thi đua
Bốn là, thi đua phải có sự lãnh đạo đúng
Thi đua là hoạt động quần chúng rộng lớn, mang tính cách mạng, năng động, sáng tạo, đ i hỏi phải được tổ chức chặt chẽ và có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Hồ Chí Minh khẳng định: “Thi đua phải có sự lãnh đạo đúng” [28, tr.146] Câu nói trên của Người tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu sắc Để phong trào thi đua phát triển mạnh mẽ, liên tục, thu được hiệu quả cao, cần có sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền và
Trang 26Như vậy, phong trào thi đua yêu nước muốn đạt được kết quả cao, nhất thiết phải có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đây cũng là một nguyên tắc trong phát động và triển khai các phong trào thi đua yêu nước
Năm là, thi đua phải kết hợp với khen thưởng
Nhìn nhận một cách tổng quát, nếu thi đua là động lực để thúc đẩy các phong trào hành động cách mạng, thì khen thưởng cũng là một động lực để thúc đẩy thi đua phát triển Thi đua và khen thưởng là hai mối quan hệ khăng khít bổ sung, hỗ trợ cho nhau
Hồ Chí Minh cho rằng thi đua và khen thưởng phải luôn gắn bó với nhau
Đã thi đua thì phải có khen thưởng Đây là một việc quan trọng của công tác tổ chức thi đua Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch Trong thi đua yêu nước, khen thưởng là hình thức xác nhận sự công nhận của xã hội với những cống hiến của các cá nhân, tập thể cho sự nghiệp cách mạng Khen thưởng chính xác, kịp thời, đúng người, đúng việc sẽ có tác dụng động viên khuyến khích mọi người, mọi nhà hăng hái thi đua, tạo được nhiều thành tích cho cách mạng, trực tiếp làm cho phong trào thi đua phát triển
Trang 2722
Nếu khen thưởng không kịp thời, không đúng người, đúng việc sẽ triệt tiêu động lực thi đua và hiệu quả các phong trào hành động cách mạng, gây hậu quả xấu đối với xã hội Cụ thể hoá công tác thi đua - khen thưởng, chỉ hơn bốn tháng sau ngày độc lập, Hồ Chí Minh đã ký Quốc lệnh ngày 26/01/1946, trong đó ban hành
“Mười điều thưởng” trước quốc dân đồng bào với nội dung rất rõ ràng, cụ thể:
“1 Nhà nào có 3 con tòng quân sẽ được thưởng…
10 Ai cứu được người bị nạn sẽ được thưởng” [25, tr.189]
Trong các cuộc nói chuyện với nhân dân, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên ở các địa phương, đơn vị, Hồ Chí Minh thường đề cập đến công tác thi đua Người khuyến khích làm sách “Người tốt, việc tốt” để những tấm gương thi đua được phổ biến rộng rãi trong xã hội Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng đặc biệt chú ý tới việc khen thưởng kịp thời Khi đọc báo, tài liệu có nêu gương người tốt, việc tốt, Người thường đánh dấu đề nghị xác minh cụ thể để có hình thức khen thưởng kịp thời
Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn thường gửi huy hiệu của mình tặng cho những
ai làm được việc tốt Người thường nhắc nhở chúng ta: Thi đua - khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh: Đảng, Nhà nước cần chú ý việc tổng kết thành tích sau từng giai đoạn cách mạng, khen thưởng kịp thời những thành tích thi đua thường xuyên và đột xuất Như vậy, một trong những yêu cầu bắt buộc thi thực hiện thi đua yêu nước là phải kết hợp chặt chẽ giữa thi đua với khen thưởng
* Biện pháp thi đua yêu nước
Một là, tuyên truyền, giáo dục, cổ động nhân dân thi đua yêu nước
Với quan điểm dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân, để đem lại hạnh phúc cho dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ cần phải phát huy sức mạnh của toàn dân, tuyên truyền, động viên đông đảo nhân dân tích cực tham gia phong trào yêu nước Nhân dân là vốn quý nhất, lực lượng của dân chúng nhiều vô cùng, sức mạnh đoàn kết của nhân dân là sức mạnh vô địch, “chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân” Thực tế đã chứng minh có lực lượng dân chúng tham gia thì việc to
Trang 2823
tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được Do đó, phải tuyên truyền, giáo dục, cổ động nhân dân để dân biết, dân hiểu và tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước
Vận động nhân dân thi đua yêu nước ở mọi lứa tuổi, thành phần xã hội, trình độ văn hoá… Đã là người Việt Nam có lòng ái quốc thì đều có thể tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, gái trai; bất kỳ giàu nghèo, lớn, nhỏ đều phải trở nên một người chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: Quân sự, Kinh tế, Chính trị, Văn hóa” [26, tr.556] Muốn thuyết phục được nhân dân, công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục phải hiệu quả để nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, tác dụng của thi đua yêu nước Thi đua yêu nước vừa đem lại lợi ích chung và vừa đem lại lợi ích riêng: “Thi đua ái quốc là ích lợi cho mình, ích lợi cho gia đình mình và lợi ích cho làng cho nước, cho dân tộc” [27, tr.170]
Trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua, cần chú ý đến việc đặt khẩu hiệu
và có phương pháp vận động phù hợp, sát, đúng với nguyện vọng, lợi ích của quần chúng nhân dân Phải biết tuyên truyền, giải thích, động viên, khích lệ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tham gia phong trào thi đua yêu nước Dùng mọi hình thức như sách, báo, tranh ảnh, thơ ca, nhạc kịch, diễn thuyết để cổ động tuyên truyền để mọi người hiểu rõ mục đích và thể lệ thi đua, hăng hái, phấn khởi tham gia
Cán bộ, đảng viên phải vận động quần chúng tham gia thi đua, đồng thời phải gương mẫu trong phong trào thi đua yêu nước Khi đã bắt đầu thi đua phải chú ý xem ai tài giỏi, tích cực, hy sinh, công việc có kết quả nhất, cách làm việc tiến bộ nhất, để kịp thời nêu gương, khen thưởng, ai làm kém kịp thời rút kinh nghiệm Phổ biến những điển hình, tấm gương cá nhân, tập thể và kinh nghiệm trong phong trào thi đua
Hai là, có kế hoạch, có biện pháp, có quyết tâm
Để tổ chức một phong trào thi đua thành công, nhất định phải có chương trình, kế hoạch, biện pháp đúng đắn Sau khi xác định mục đích, nội dung thi đua, vấn đề vô cùng quan trọng là đề ra được kế hoạch cụ thể, thiết thực phù
Trang 29Trong kế hoạch thi đua, không nên đề ra quá nhiều việc, định mức thi đua quá cao, rồi làm không được Kế hoạch của người nào, nhóm nào, do người ấy, nhóm ấy tự động, tự giác, tự nguyện làm, phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh Người căn dặn: “Thi đua không nên thiên về một phía Phải điều hòa 3 nhiệm vụ với nhau: tăng gia sản xuất, công việc hàng ngày và học tập (chính trị, văn hóa, tình hình trong nước và thế giới)” [28, tr.146]
Không có kế hoạch cụ thể, tỉ mỉ, việc thi đua sẽ lúng túng, không rõ tiến
độ, không đánh giá được mức độ hoàn thành nhiệm vụ thi đua Tuy nhiên chỉ
có kế hoạch thì chưa đủ, cần có giải pháp khoa học, sát thực, ý thức quyết tâm của mọi người tham gia phong trào thi đua Hồ Chí Minh yêu cầu: “kế hoạch
10 phần thì biện pháp phải 20 phần và quyết tâm 30 phần” [35, tr.485] Biện pháp cụ thể, có quyết tâm, sự đoàn kết, đồng lòng của lực lượng tham gia thi đua
là nhân tố quyết định tạo nên thành công của phong trào thi đua yêu nước
Ba là, coi trọng việc kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm
Hồ Chí Minh cho rằng muốn phát động phong trào thi đua có hiệu quả, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đánh giá… phải thường xuyên kịp thời Trong công tác lãnh đạo, khi phát động phong trào thi đua, phải có mục tiêu cụ thể với từng đối tượng, từng ngành, từng giới Thi đua ngắn ngày, dài ngày, từng đợt, hay nhiều đợt, đều phải có kiểm tra, tổng kết đánh giá kết quả, biểu dương, khen thưởng Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Sau đợt thi đua, phải thiết thực kiểm tra, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm, khen thưởng những người kiểu mẫu, nâng đỡ những người kém cỏi” [28, tr.146]
Trang 3025
Trong quá trình thực hiện các phong trào thi đua sẽ bộc lộ những mặt tốt, mặt xấu, những khó khăn và thuận lợi Việc kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá các phong trào thi đua sẽ giúp chúng ta thấy được mặt tốt, mặt xấu, thuận lợi, khó khăn và kết quả đạt được của phong trào
Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong phong trào thi đua yêu nước thực chất là hoạt động của công việc tổng kết thực tiễn, bổ sung lý luận Đối với phong trào thi đua, đó là một việc rất cần thiết và quan trọng vì nó giúp xác định được thực chất trong thi đua yêu nước Qua đó định hướng phong trào, hoàn chỉnh nội dung, mở rộng, đa dạng hoá các hình thức thi đua, tránh tình trạng
“trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” Tổng kết, rút kinh nghiệm là một công việc thường xuyên của các phong trào thi đua yêu nước
Việc sơ kết, để tổng kết rút kinh nghiệm, suy tôn các cá nhân, các tập thể gương mẫu phải chính xác Chống chủ nghĩa bình quân, chủ nghĩa cào bằng trong thi đua Những gương điển hình tiên tiến không chỉ là hạt nhân của phong trào thi đua, còn là nguồn cung cấp cho Đảng, Nhà nước những cán bộ
ưu tú, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng nước nhà
1.1.2 Một số khái niệm
Theo Từ điển tiếng Việt, “phong trào là hoạt động chính trị, văn hoá,
xã hội lôi cuốn được đông đảo quần chúng tham gia” [58, tr.929], “thi đua là đua nhau làm việc cho có nhiều năng suất” [54, tr.1233], đó là việc cùng
nhau đem hết tài năng, sức lực ra làm nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong chiến đấu, sản xuất, công tác và học tập
Theo Luật thi đua, khen thưởng 2022, Điều 3 nêu rõ: “Thi đua là hoạt động có tổ chức do người có thẩm quyền phát động với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể, hộ gia đình”
Như vậy, có thể hiểu phong trào thi đua là biểu hiện hoạt động của con người, tác động của con người vào tự nhiên, để đạt mục đích đề ra; là hoạt động
có ý thức, tính tổ chức, tính tập thể cao, gồm nhiều người cùng tham gia, diễn ra mọi lúc, mọi nơi Phong trào thi đua là sự đua tài, đua sức của mỗi cá nhân, tập
Trang 3126
thể trong quá trình lao động sản xuất, học tập và hoạt động thực tiễn, thôi thúc con người phát huy tính năng động, sáng tạo, nhằm đạt được kết quả cao hơn so với những thành tích đã đạt được
Phong trào Thi đua Quyết thắng trong Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 nói riêng là sự kế thừa và phát triển của phong trào thi đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện ở một số vấn đề sau: Mục đích của phong trào Thi đua Quyết thắng trong Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 nói riêng là tạo động lực để tập thể và mỗi cá nhân phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trong mọi giai đoạn cách mạng Tính chất của phong trào Thi đua Quyết thắng là toàn diện; cấp ủy trực tiếp lãnh đạo; cơ quan chính trị và cán bộ chính trị làm tham mưu; người chỉ huy có trách nhiệm tổ chức thực hiện, nhằm động viên tổ chức và cá nhân hăng hái thi đua đạt kết quả cao nhất Phong trào Thi đua Quyết thắng luôn thể hiện tinh thần đoàn kết thống nhất; cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên cùng đồng cam cộng khổ phấn đấu đạt được mục tiêu thi đua chung vì sự trưởng thành tiến bộ của từng cơ quan, đơn vị
Tổ chức phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 là biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy lòng nhiệt tình, sức sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên toàn Sư đoàn vào việc thực hiện thắng lợi mọi nhiệm
vụ được giao, xây dựng Sư đoàn vững mạnh toàn diện
Từ những phân tích trên có thể quan niệm: Nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 là tổng thể các hoạt động tích cực của các tổ chức, lực lượng, nhằm đem hết tài năng, sức lực cống hiến, trên tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, phấn đấu đạt thành tích tốt nhất trong huấn luyện, rèn luyện và các mặt công tác khác, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng đơn
vị vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, một sự việc” [54, tr.144] Như vậy, chất lượng
Trang 3227
được hiểu là thuộc tính vốn có, là cái tạo nên giá trị sự vật, hiện tượng, con người Theo đó có thể nhận định chất lượng là tổng hợp các yếu tố, các điều kiện tham gia vào quá trình hình thành phẩm chất và giá trị của con người, sự vật, hiện tượng; biểu hiện giá trị và phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác Thông qua chất lượng có thể đánh giá được định tính và định lượng thông qua các biện pháp, phương pháp khoa học Chất lượng được thể hiện qua tác dụng, giá trị của sự vật, hiện tượng trong đời sống Đối với hoạt động xã hội, có thể hiểu chất lượng là hiệu suất, hiểu quả của hoạt động đã xác định
Bản chất của phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1
là khơi dậy tính chủ động, sáng tạo, động viên, khuyến khích mọi cán bộ, chiến
sĩ, công nhân viên tích cực, tự giác giúp đỡ lẫn nhau, thực hiện nhiệm vụ đạt chất lượng hiệu quả cao nhất, trong thời gian ngắn nhất
Chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 là chỉnh thể thống nhất gồm nhiều yếu tố, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như: Chất lượng của chủ thể; nội dung, hình thức, biện pháp, vật chất bảo đảm cho phong trào thi đua… Chất lượng của phong trào Thi đua Quyết thắng sẽ bị hạn chế, nếu các yếu tố trên hạn chế và không bảo đảm
Chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 có
thể quan niệm là: giá trị, kết quả quá trình thực hiện tích cực các hoạt động của mọi tổ chức, lực lượng dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, quản lý điều hành của người chỉ huy, phản ánh quyết tâm thực hiện thắng lợi nội dung, chỉ tiêu phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Nâng là đưa lên cao” [54, tr.662] Trong đời
sống, thuật ngữ “nâng cao” được hiểu là hoạt động của chủ thể tác động vào đối tượng nào đó, làm cho chúng cao hơn, phát triển hơn trước đây đề đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội Thuật ngữ này cũng còn biểu đạt sự tự thân vận động, tự thân phát triển của một chủ thể để phẩm chất, năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu trong hoạt động thực tiễn Bất cứ một hoạt động nào đó của con
Trang 3328
người cũng đều có mục đích, đối tượng tác động, nội dung, phương thức, phương tiện và được diễn ra trong thời gian, không gian cụ thể Nếu một khâu, một công việc nào đó trục trặc, hoạt động kém kết quả, lập tức sẽ làm ảnh hưởng đến các khâu khác, mặt khác, kết quả hoạt động sẽ hạn chế, thậm chí thất bại, không đạt được mục đích đề ra
Từ những vấn đề trên, ta có thể đưa ra quan niệm: Phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 theo tư tưởng Hồ Chí Minh là quá trình các chủ thể, lực lượng của Sư đoàn nhận thức, quán triệt, triển khai các biện pháp, cách thức làm tăng giá trị thực hiện phong trào Thi đua Quyết thắng ở
Sư đoàn theo tư tưởng Hồ Chí Minh với từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể, không ngừng nâng cao sức chiến đấu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong thời gian ngắn và hiệu quả nhất, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
Mục đích nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư
đoàn 3, Quân khu 1 theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm khơi dậy, khuyến khích,
cổ vũ động viên mọi tập thể, cá nhân, phát huy tinh thần yêu nước, truyền thông cách mạng, truyền thống Sư đoàn Anh hùng, tính năng động, sáng tạo, mang hết tinh thần trách nhiệm, vượt mọi khó khăn, đạt thành tích tốt nhất, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nội dung, chỉ tiêu phong trào thi đua; góp phần xây dựng Đảng bộ Sư đoàn trong sạch vững mạnh, xây dựng Sư đoàn vững
mạnh toàn diện, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao
Chủ thể lãnh đạo nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư
đoàn 3, Quân khu 1 theo tư tưởng Hồ Chí Minh là Đảng uỷ Sư đoàn, tổ chức đảng các cấp Chủ thể chỉ đạo, tổ chức nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng là người chỉ huy, đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp, cơ quan chính trị, hội đồng (tổ) thi đua, khen thưởng, hội đồng quân nhân tại cơ quan, các đơn vị trong Sư đoàn
Lực lượng tham gia nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng
ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 theo tư tưởng Hồ Chí Minh là toàn thể cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên ở Sư đoàn
Trang 3429
Nội dung nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn
3, Quân khu 1 theo tư tưởng Hồ Chí Minh đa dạng, nhưng tập trung vào nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; đổi mới phương pháp, tác phong công tác, xây dựng chính quy, rèn luyện kỉ luật, cải cách hành chính; xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân vững mạnh xuất sắc
Hình thức tổ chức nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư
đoàn 3, Quân khu 1 theo tư tưởng Hồ Chí Minh gồm nâng cao chất lượng thi đua thường xuyên và các đợt thi đua cao điểm, đột kích Hình thức thi đua thường xuyên nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị thường xuyên hằng năm của đơn vị Hình thức thi đua cao điểm, đột kích là nhằm tập trung cao độ sức lực, trí tuệ đề dứt điểm một mặt, một khâu, một nhiệm vụ trong thời gian ngắn Thời điểm phát động thi đua thường gắn với các ngày lễ lớn, ngày truyền thông của đơn vị hoặc bước vào thực hiện nhiệm vụ quan trọng, đột xuất Trong quá trình tổ chức phong trào Thi đua Quyết thắng cần phải kết hợp giữa thi đua thường xuyên và thi đua cao điểm, đột kích, nhằm đẩy mạnh phong trào cả về bề rộng và chiều sâu, đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất
Biện pháp tổ chức nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng
ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 theo tư tưởng Hồ Chí Minh gồm tổng hợp các biện pháp về công tác tư tưởng, công tác tổ chức, công tác chính sách đề thực hiện mục tiêu, nội dung, chỉ tiêu thi đua đã đề ra
Các biện pháp công tác tư tưởng bao gồm: quán triệt, giáo dục, động viên cổ vũ, xây dựng động cơ quyết tâm thi đua thông qua nhiều hình thức phù hợp với điều kiện, tính chất nhiệm vụ của từng đơn vị và từng đối tượng Các biện pháp công tác tổ chức bao gồm: Việc xây dựng quy chế, kế hoạch; tổ chức phát động thi đua, đăng ký, giao ước thi đua, đánh giá, sơ kết, rút kinh nghiệm; tổ chức kiểm tra, đánh giá, chấm điểm thi đua và bình xét khen thưởng; phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, tham quan, kiểm tra chéo; gắn thi đua thường xuyên với thi đua cao điểm, đột kích; gắn thi đua với khen thưởng; gắn kết
Trang 3530
quả thi đua với đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên Các biện pháp chính sách bao gồm: Việc giáo dục và thực hiện chính sách khen thưởng, khuyến khích, động viên tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong phong trào thi đua; bảo đảm kiện cơ sở vật chất, nguồn lực, phương tiện cho hoạt động thi đua, thường xuyên quan tâm bảo đảm tốt đời sống vật chất, tinh thần cho mọi cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên trong đơn vị
1.2 Vị trí, vai trò của phong trào Thi đua Quyết thắng
Phong trào Thi đua Quyết thắng là một trong những hoạt động rất quan trọng của Sư đoàn 3, Quân khu 1 Vì vậy, nhận thức đúng vị trí, vai trò của phong trào Thi đua Quyết thắng sẽ giúp cho các chủ thể có thái độ đúng đắn và
có trách nhiệm cao trong chỉ đạo tổ chức thực hiện
Một là, phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 là nghệ thuật lãnh đạo, chỉ huy nhằm phát huy mọi tiềm năng của từng cá nhân và
tổ chức vào thực hiện nhiệm vụ
Quy trình lãnh đạo, chỉ huy bao gồm nhiều nội dung, biện pháp, trong đó thi đua có vai trò rất quan trọng, một nghệ thuật lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chỉ huy các cấp Để phát huy vai trò phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn
3, Quân khu 1 đ i hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc, đồng thời phải hết sức linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện Một trong những vấn đề có tính nghệ thuật lãnh đạo PTTĐ được thể hiện rõ nhất thông qua cách thức tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, đoàn kết; xác định các chỉ tiêu, định mức cụ thể, hợp lí; kết hợp động viên tinh thần với khen thưởng bằng vật chất… Chú trọng nâng cao chất lượng PTTĐ sẽ phát huy cao nhất sự cố gắng vươn lên và sức sáng tạo của mọi cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên của Sư đoàn
Trong những năm qua, Sư đoàn 3, Quân khu 1 đã thực hiện nhiều biện pháp nâng cao chất lượng PTTĐ, coi đây là biện pháp tổ chức thực tiễn nâng cao chất lượng huấn luyện SSCĐ và xây dựng đơn vị VMTD Phong trào Thi đua Quyết thắng ở
Sư đoàn 3 đã trở thành trường học thực tiễn sinh động rèn luyện bản lĩnh, phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên Sư đoàn
Trang 3631
Hai là, phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 góp phần nâng cao nhận thức, định hướng tư tưởng và hành động, phát triển, hoàn thiện nhân cách của người quân nhân cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên
Tổ chức PTTĐ là một biện pháp hoạt động thực tiễn rất thiết thực nhằm bồi dưỡng lí tưởng cách mạng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống, tinh thần đoàn kết và năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên và quần chúng
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lao động sáng tạo xã hội, thi đua cải tạo con người” [28, tr.408] Thi đua còn có tác dụng “người đi trước hiểu biết, dẫn dắt người đi sau, làm cho mọi người cùng tiến bộ” [31, tr.479]
Vai trò phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3 được thể hiện ở việc tuyên truyền, tập hợp mọi cá nhân và tổ chức tạo thành khí thế thi đua sôi nổi, tự giác thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả cao nhất, qua đó xuất hiện những kinh nghiệm, sáng kiến hay, cách làm mới sáng tạo, nhiều tập thể và cá nhân ĐHTT để mọi người học tập, làm theo Một trong những tác dụng to lớn của PTTĐ mang lại là đẩy mạnh và phát huy ưu điểm, gắn với đấu tranh khắc phục nhận thức lệch lạc, sai trái, tư tưởng trung bình chủ nghĩa trong thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị Chính quá trình đó đã tạo nên môi trường văn hóa lành mạnh, sôi động, đặt ra các yêu cầu cần thiết, thường xuyên để mỗi người tự điều chỉnh hành vi, rèn luyện phẩm chất, nhân cách tốt đẹp của người quân nhân cách mạng
Ba là, phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3 góp phần củng cố tinh thần đoàn kết, nâng cao sức mạnh sẵn sàng chiến đấu, xây dựng Sư đoàn vững
mạnh toàn diện
Thi đua là sự khích lệ tinh thần yêu nước bằng các mục tiêu, chương trình, việc làm
thiết thực, cụ thể của mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Thật ra công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua” [27, tr.169]
Thi đua ở Sư đoàn 3 có vai trò rất quan trọng nhằm phát huy mọi tiềm năng của cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên vào thực hiện nhiệm vụ Mục tiêu xuyên suốt của phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3 trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, xây dựng Sư đoàn VMTD, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao Ngược lại, kết quả huấn luyện và xây dựng đơn vị VMTD là biểu hiện cụ thể
Trang 3732
nhất chất lượng PTTĐ Do đó, các chủ thể phải thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho mọi quân nhân có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, tác dụng của PTTĐ, từ đó động cơ đúng đắn và quyết tâm cao trong tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ Qua đó đặt ra yêu cầu khi đề ra mục tiêu, nội dung, chỉ tiêu PTTĐ cần bám sát nhiệm vụ xây dựng VMTD Giải quyết tốt mối quan hệ đó sẽ giúp cho phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3 phát triển toàn diện, vững chắc
1.3 Tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1
Một là, nhận thức, trách nhiệm của chủ thể lãnh đạo, quản lý, cán bộ, chiến sĩ,
công nhân viên các đơn vị thuộc Sư đoàn trong thực hiện phong trào Thi đua Quyết thắng
Đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu khi đánh giá nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 theo tư tưởng Hồ Chí Minh Bởi nhận thức và trách nhiệm như thế nào sẽ có hành động tương ứng Nếu nhận thức đúng, trách nhiệm cao sẽ cho hành vi thiết thực, đặt lợi ích tập thể lên trên hết, quyết định đến chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị Ngược lại, nhận thức và trách nhiệm chưa đầy đủ sẽ làm giảm sức chiến đấu của đơn vị, chất lượng thực hiện nhiệm vụ đi xuống
Mỗi chủ thể có chức năng, trách nhiệm khác nhau trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện phong trào thi đua Chính vì vậy đánh giá nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các chủ thể phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng chủ thể
Đối với cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp trong Sư đoàn: Đây là chủ thể lãnh
đạo phong trào Thi đua Quyết thắng, vì vậy nhận thức, trách nhiệm và năng lực của cấp uỷ, tổ chức đảng giữ vai trò quyết định đến chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng Đánh giá nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các cấp uỷ, tổ chức đảng đối với phong trào Thi đua Quyết thắng phải đánh giá đầy đủ, sâu sắc, kịp thời như: ý thức, trách nhiệm của chủ thể lãnh đạo, quản lý như thế nào? năng lực, phương pháp công tác đáp ứng được hay không? Đồng thời, cũng cần đánh giá về năng lực dự báo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với sự phát
Trang 3833
triển của tình hình nhiệm vụ và yêu cầu của phong trào Thi đua Quyết thắng đặt ra…
Hội đồng (ban, tổ) thi đua, khen thưởng: Là cơ quan tham mưu, tư vấn
cho cấp ủy, chính ủy, chính trị viên trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai tổ chức thực hiện phong trào Thi đua Quyết thắng Chất lượng củng cố kiện toàn hội đồng (ban, tổ) thi đua, khen thưởng các cấp; vai trò, trách nhiệm của các thành viên, đặc biệt là chủ tịch hội đồng thi đua (tổ trưởng tổ thi đua); đề cao trách nhiệm của Phòng Chính trị trong tham mưu đề xuất với hội đồng thi đua Sư đoàn các chủ trương, biện pháp thi đua ra sao?
Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên trong đơn vị: Là đông đảo, thành phần
không thể thiếu đối với các đơn vị quân đội Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên có vai trò quyết định đến việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị Nhận thức, trách nhiệm của họ định hướng hành động thông qua hoạt động huấn luyện, công tác; được thể hiện bằng kết quả thực hiện nhiệm vụ của bản thân Họ có vai trò quan trọng thực hiện thắng lợi nghị quyết của cấp uỷ và nhiệm vụ của đơn vị, cũng như thực hiện các chế độ nề nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật Khi đánh giá, phải xem xét nhận thức, trách nhiệm của họ như thế nào? Có nắm chắc đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, quy định của đơn vị hay không? Nhận thức, trách nhiệm trong thực hiện nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu của phong trào thi đua như thế nào? Ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật ra sao?
Hai là, mục tiêu, nội dung, hình thức, chỉ tiêu, biện pháp tiến hành phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn
Mục tiêu, nội dung, hình thức, chỉ tiêu, biện pháp tổ chức phong trào thi đua ở Sư đoàn là tiêu chí cần thiết, trong đánh giá việc nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh Mục tiêu, nội dung, hình thức, chỉ tiêu… thi đua có sinh động, thiết thực, phù hợp, sáng tạo và hiệu quả không? Mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, chỉ tiêu thi đua có gắn với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, giáo dục rèn luyện, phát triển, hoàn thiện nhân cách “Bộ đội
Trang 3934
Cụ Hồ” cho các lực lượng trong đơn vị hay không Mặt khác, mục tiêu, nội dung, chỉ tiêu thi đua có phù hợp với tình hình nhiệm vụ, đối tượng, không gian, thời gian hay không? Hình thức, biện pháp tổ chức thi đua có phong phú,
đa dạng, linh hoạt, phù hợp với nội dung thi đua, với tình hình, nhiệm vụ của
Sư đoàn, và các cơ quan, đơn vị như thế nào? Duy trì nền nếp sinh hoạt thi đua, quản lý và kiểm tra công tác thi đua, thực hiện nghiêm các nguyên tắc trong thực hiện phong trào Thi đua Quyết thắng có được đầy đủ và toàn diện không? Việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, chấp hành các quy trình, thủ tục xét khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến… như thế nào? Như vậy tất cả các khâu, các bước từ việc xác định mục tiêu, nội dung, hình hức, biện pháp… thi đua có thể đánh giá được kết quả thi đua
Ba là, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị
Kết quả của phong trào Thi đua Quyết thắng là tiêu chí suy đến cùng đánh giá nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn theo tư tưởng Hồ Chí Minh Phong trào Thi đua Quyết thắng có chất lượng tốt phải là phong trào thi đua đạt được kết quả tốt trên tất cả các mặt công tác Đồng thời phong trào thi đua phải có tác động tích cực góp phần xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Đánh giá chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải xem xét kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị có được nâng lên không? tạo ra động lực khắc phục khó khăn như thế nào? Trong đánh giá, cần chú ý phải phát hiện những cách làm hay, sáng tạo của phong trào thi đua Đánh giá sự tác động của phong trào Thi đua Quyết thắng tới chất lượng nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chất lượng xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng các cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện
Trang 4035
Kết luận chương 1
Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản, một kho báu vô cùng quý giá
về tư tưởng xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; trong di sản đó, có tư tưởng của Người về thi đua yêu nước Tư tưởng về thi đua yêu nước của Hồ Chí Minh góp phần phát huy truyền thống yêu nước, bản sắc văn hóa và niềm tự hào dân tộc, điều đó được thể hiện ở mục đích, vai trò, nội dung, và biện pháp thực hiện thi đua yêu nước Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước đã bổ sung, phát triển, hoàn thiện và làm phong phú thêm lý luận Mác - Lênin về thi đua, đó là cơ sở để Đảng và cả hệ thống chính trị nước ta phát động các phong trào thi đua yêu nước phát huy tinh thần sang tạo của nhân dân, tăng cường đoàn kết dân tộc, xây dựng, rèn luyện con người xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi hủ tục lạc hậu, tạo nên sức mạnh to lớn góp phần đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chế độ mới
Nằm trong phong trào thi đua của cả nước, của Quân đội và Quân khu , phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3 là tổng thể các hoạt động có tổ chức của cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo, chỉ huy các cấp và mọi tổ chức, cá nhân nhằm tập hợp lực lượng, tập trung sức mạnh giành thành tích cao nhất nâng cao sức chiến đấu, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện
Từ quan niệm, tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng thi đua của Sư đoàn
3, việc đánh giá thực trạng, chỉ rõ ưu, khuyết điểm và nguyên nhân là có ý nghĩa rất quan trọng Đó là cơ sở để vận dụng vào thực tiễn nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng trong thời gian tiếp theo