1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích Ảnh hưởng của các công cụ làm việc google lên việc học tập và làm việc của sinh viên trên Địa bàn thành phố hồ chí minh

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích Ảnh hưởng của các công cụ làm việc Google lên việc học tập và làm việc của sinh viên trên Địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Trần Hà Quyên, Nguyễn Nhật Gia Huy, Bùi Bích Vân, Nguyễn Nhựt Như Quỳnh, Trần Lê Tuấn Vỹ
Trường học Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 3,2 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1:....................................................................................................................................1 (7)
    • 1.1. Bối cảnh của đề tài nghiên cứu (7)
    • 1.2. Phát biểu vấn đề nghiên cứu (7)
      • 1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu (7)
      • 1.2.2. Vấn đề nghiên cứu (8)
    • 1.3. Mục tiêu của đề tài (8)
      • 1.3.1. Mục tiêu chung (8)
      • 1.3.2. Mục tiêu cụ thể (8)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (9)
    • 1.5. Nguồn số liệu nghiên cứu (9)
  • CHƯƠNG 2.....................................................................................................................................4 (10)
    • 2.1. Tổng quan về Google và hệ sinh thái Google (10)
      • 2.1.1. Google (10)
      • 2.1.2. Hệ sinh thái Google (10)
    • 2.2. Các nghiên cứu trước đây (10)
    • 2.3. Mô hình nghiên cứu (11)
  • CHƯƠNG 3:....................................................................................................................................6 (12)
    • 3.1. Mục tiêu dữ liệu (12)
    • 3.2. Cách tiếp cận dữ liệu (12)
    • 3.3. Kế hoạch phân tích (13)
      • 3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (13)
      • 3.3.2. Xây dựng bảng câu hỏi (13)
    • 3.4 Độ tin cậy và độ giá trị (13)
  • CHƯƠNG 4:....................................................................................................................................9 (15)
    • 4.1. Phân tích mô tả (15)
      • 4.1.1. Nhóm câu hỏi chung (15)
      • 4.1.2. Nhóm câu hỏi riêng (18)
    • 4.2. Thống kê suy diễn (33)
  • CHƯƠNG 5...................................................................................................................................30 (36)
    • 5.1. Đề xuất giải pháp (36)
      • 5.1.1. Sử dụng các công cụ làm việc của Google như một công cụ hỗ trợ cho việc nghiên cứu và giải quyết vấn đề (36)
      • 5.1.2. Tham gia những buổi hội thảo có liên quan đến việc sử dụng các phần mềm tin học tương tự khác (Word, Excel, (36)
      • 5.1.3. Giới hạn việc sử dụng các công cụ làm việc của Google (36)
    • 5.2 Hạn chế của bài nghiên cứu (37)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................33 (39)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA TOÁN-THỐNG KÊ Đề tài: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CÔNG CỤ LÀM VIỆC GOOGLE LÊN VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN TRÊN

Bối cảnh của đề tài nghiên cứu

Trong những năm gần đây, nhờ có mạng Internet mà các hoạt động trên các nền tảng trực tuyến được đẩy mạnh Google xuất hiện, là bước ngoặt lớn cho nhiều ngành nghề Nghiên cứu về Google có rất nhiều lợi ích, trong đó đáng chú ý nhất là Google tích cực cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng cường hiệu quả công việc Bên cạnh khả năng tra cứu thông tin, Google còn cung cấp hàng loại ứng dụng đi kèm với mục đích tạo ra một không gian làm việc dễ dàng hơn.

Có thể kể đến như Google Meet để tạo phòng họp trực tuyến, Google Sheet thao tác lập bảng, tính toán, Google Docs nhằm trình bày văn bản, Và hơn hết, gần đây, Google Bard ra đời, là một sản phẩm của trí tuệ nhân tạo có khả năng tương tác với con người thông qua các ứng dụng chat

Tuy nhiên, sinh viên có thể gặp khó khăn trong việc nắm bắt và sử dụng toàn bộ hệ sinh thái Google với nhiều công cụ và dịch vụ đa dạng Điều này dẫn đến một số hạn chế trong việc tiếp cận và tối ưu hóa cách thức làm việc hiệu quả với hệ sinh thái này.

Do đó nghiên cứu về việc sử dụng các công cụ Google cung cấp là cần thiết để giúp chúng ta hiểu được cách sinh viên sử dụng hệ sinh thái này cũng như những vấn đề sinh viên gặp phải trong quá trình áp dụng các công cụ vào việc học tập và làm việc hằng ngày.

Phát biểu vấn đề nghiên cứu

1 Bạn là sinh viên trường nào?

2 Bạn là sinh viên ngành nào?

3 Bạn đang là sinh viên năm mấy?

4 Bạn thuộc giới tính nào?

5 Bạn đã từng dùng các công cụ làm việc của Google chưa?

6 Bạn thường dùng các công cụ làm việc nào?

7 Bạn có thường xuyên sử dụng các công cụ của Google không?

8 Bạn thường dùng các công cụ ấy cho việc gì?

9 Tần suất bạn sử dụng công cụ ấy bao nhiêu tiếng một ngày?

10 Công cụ làm việc ấy giải quyết được các vấn đề của bạn không?

11 Công cụ làm việc ấy dễ sử dụng không?

12 Công cụ làm việc ấy có đầy đủ các dụng cụ bạn cần

13 Công cụ làm việc có thể ứng dụng trực tiếp vào trong công việc, học tập của bạn

14 Theo bạn công cụ làm việc ấy có gặp các vấn đề (hạn chế) nào không?

15 Những vấn đề hay những hạn chế của các công cụ ấy đối với bạn là gì?

16 Bạn có chấp nhận những vấn đề (hạn chế) trên các công cụ làm việc ấy và tiếp tục sử dụng không?

17 Khi nghĩ tới các công cụ làm việc bạn có nghĩ tới các công cụ làm việc trên google không?

18 Bạn cảm thấy các công cụ này như thế nào?

Vấn đề nghiên cứu ở đây là việc sử dụng các công cụ mà Google cung cấp trong quá trình học tập và làm việc.

Mục tiêu của đề tài

Nghiên cứu này nhằm khám phá tác động của các công cụ làm việc của Google - một nền tảng đa chức năng và toàn diện - đối với quá trình học tập và làm việc của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh Trọng tâm của nghiên cứu là phân tích việc sử dụng các công cụ Google và ảnh hưởng của chúng đến khả năng xử lý thông tin và hiệu quả làm việc của sinh viên.

Từ bộ phận nhỏ là sinh viên trên địa bàn TPHCM, chúng em đề xuất các giải pháp để tận dụng tiềm năng của công nghệ này giúp ích cho nhiều đối tượng khác như học sinh, công nhân viên chức Từ đó, nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu suất công việc

- Đánh giá mức độ quan tâm và tần suất sử dụng các dịch vụ và công cụ mà Google cung cấp.

Bài viết này sẽ phân tích ảnh hưởng của các công cụ làm việc của Google đến khả năng xử lý thông tin, hiệu quả làm việc của sinh viên trong việc tìm kiếm thông tin, phân tích và đưa ra kết luận.

- Tìm hiểu ý kiến mức độ hài lòng của sinh viên về việc sử dụng các công cụ làm việc của Google trong quá trình học tập.

- Tìm hiểu những vấn đề mà sinh viên đang gặp phải khi làm việc với hệ sinh thái Google

- Đề xuất các giải pháp để tận dụng tiềm năng của công nghệ này trong việc nâng cao chất lượng và hiệu suất học tập của sinh viên.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Việc sử dụng các công cụ mà Google cung cấp

- Đối tượng khảo sát: Sinh viên học tập tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

- Hình thức khảo sát: Khảo sát trực tuyến (Google Forms)

Nguồn số liệu nghiên cứu

Đề tài được thực hiện khảo sát dựa trên biểu mẫu được gửi đến các bạn sinh viên trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh thông qua các nhóm học tập, nhóm lớp.

Tổng quan về Google và hệ sinh thái Google

Google là một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới có trụ sở tại Mỹ Ban đầu Google được bên đến rộng rãi như một công ty cung cấp công cụ tìm kiếm mạnh mẽ và chính xác nhất thế giới (Google Search), sau đó tiếp tục mở rộng quy mô bằng cách tạo ra nhiều dịch vụ và sản phẩm công nghệ khác nhau Không dừng lại ở đó, ông lớn này còn liên kết chúng với nhau để tạo ra một hệ sinh thái mang lại lợi ích cho người dùng và doanh nghiệp Google đã nhanh chóng trở thành một trong những công ty công nghệ quyền lực và đa dạng nhất thế giới. 2.1.2 Hệ sinh thái Google

Hệ sinh thái Google là sự tích hợp mạnh mẽ một loạt các dịch vụ và sản phẩm mà Google cung cấp Trong quá trình làm việc trên các nền tảng trực tuyến, người dùng sẽ có được trải nghiệm liền mạch và linh hoạt, vì về cơ bản hệ sinh thái Google đã hỗ trợ tất cả những công cụ cần thiết; từ công cụ tìm kiếm mạnh mẽ ( Google Search) đến các ứng dụng đám mây (Google Drive), dịch vụ video (Youtube), dịch vụ liên lạc trực tuyến (Google meet)….

Nhờ vào sự thuận tiện trong cách tích hợp này, các công cụ của Google có thể giúp sinh viên làm việc học tập hiệu quả hơn trên nền tảng trực tuyến Tuy nhiên, cũng phải cân nhắc đến một số hạn chế của hệ sinh thái này vì các vấn đề liên quan đến bảo mật, không biết cách dùng, hay không biết cách tối ưu hóa thao tác sử dụng hệ sinh thái Google Vì vậy việc nghiên cứu việc sử dụng hệ sinh thái của Google đối với sinh viên là vấn đề đáng quan tâm để khảo sát và đánh giá.

Các nghiên cứu trước đây

Theo nghiên cứu của Theo Daniel L Hocutt & Maury Elizabeth Brown (2015), GAFE - Google Apps for Education được đánh giá là dễ sử dụng và hữu ích cho việc soạn thảo Khả năng chia sẻ, cộng tác và chi phí hợp lý của GAFE giúp người dùng nâng cao kỹ năng sáng tạo Ngoài ra, việc thu thập dữ liệu về trình duyệt, nền tảng và vị trí sử dụng cũng như quyền truy cập vào các tính năng bổ sung là những điểm cộng đáng kể của GAFE.

GAFE cho thấy rằng GAFE có thể sử dụng trên nhiều trình duyệt, nhiều nền tảng và bất cứ đâu giả sử có quyền truy cập Internet ổn định

Theo Phạm Đức Thuận (2020), việc ứng dụng công nghệ Google và Microsoft vào quá trình học tập đã mang lại kết quả tích cực, thúc đẩy sự thay đổi tích cực về thái độ học tập và kỹ năng của sinh viên Sinh viên cảm thấy hăng say hơn, chăm chỉ hơn, tham gia lớp học nhiều hơn và quản lý thời gian học tập tốt hơn.

Theo Mafa (2018), Google Classroom – một trong những công cụ của Google, là một công cụ mạnh mẽ trong giảng dạy và học tập ở đại học Google Classroom giúp người học có nhiều thời gian học tập hơn tại nhà hơn là ở lớp học Khuyến khích học tập 24/7 ngoài lớp học Họ có thể đến lớp ngay khi đang trên bất kỳ loại phương tiện nào.

Mục tiêu dữ liệu

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu thu thập dữ liệu về nhu cầu sử dụng các công cụ làm việc Google của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh, xác định các yếu tố quan trọng khi sinh viên lựa chọn sử dụng các công cụ này, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của chúng đến nền giáo dục.

Cách tiếp cận dữ liệu

Sử dụng dữ liệu sơ cấp, do nhóm trực tiếp thu nhập từ sinh viên đại học trong địa bàn thành phố.

STT TÊN BIẾN LOẠI THANG ĐO

4 Tần suất sử dụng công cụ làm việc Google Danh nghĩa

5 Sử hữu dụng của công cụ làm việc Google Định khoảng

6 Những điểm mạnh của công cụ làm việc Google Định khoảng

7 Những lỗi mà công cụ làm việc Google mắc phải Định khoảng

8 Mức độ chấp nhận của người dùng đối với những lỗi của công cụ làm việc của Google

9 Mức độ sẵn lòng sử dụng công cụ làm việc Google Thứ bậc

Kế hoạch phân tích

3.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

Dùng phương pháp định lượng với mẫu là sinh viên thông qua những câu hỏi trên Google Forms của những sinh viên trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Dùng phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy diễn để phân tích, tính toán các kết quả thu được.

Để thu thập ý kiến từ sinh viên, bạn có thể tạo một bảng câu hỏi trên Google Forms, sau đó chia sẻ đường dẫn đến bảng câu hỏi này trên các mạng xã hội, nhóm lớp, nhóm Facebook,

3.3.2 Xây dựng bảng câu hỏi:

Sơ lược về dữ liệu cần thu thập

- Xác định những nội dung, khía cạnh, liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Liệt kê các đặc điểm mang tính cá nhân: trường, khóa, giới tính, mục đích, tần suất sử dụng công cụ làm việc của Google.

Các dạng câu hỏi và cách đặt câu hỏi

Để tạo sự đa dạng và thu hút học sinh, bạn có thể sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau, từ câu hỏi lựa chọn một hoặc nhiều đáp án, câu hỏi theo mức độ khó dễ, đến câu hỏi ghi nhận sự trả lời đa dạng của các bạn sinh viên.

- Đặt câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu; tránh đặt câu hỏi dài dòng, không cần thiết, mang tính chủ quan một chiều, định kiến; không đặt những câu hỏi phải suy nghĩ quá phức tạp.

- Sử dụng từ ngữ thông thường, phổ thông, không mang tính hàn lâm và dùng từ địa phương.

Độ tin cậy và độ giá trị

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy và tính chính xác của dữ liệu:

- Cách thức đưa ra câu hỏi và nội dung câu hỏi được đề cập có liên quan đến mức độ chính xác của kết quả khảo sát.

- Nhóm đối tượng tham gia khảo sát có thể không đại diện cho toàn bộ dân số mục tiêu.

- Phương pháp lấy mẫu chưa chính xác có thể dẫn đến kết quả không chính xác hoặc không đại diện cho toàn bộ dân số mục tiêu.

- Kích thước mẫu quá nhỏ, sẽ dẫn đến kết quả không chính xác hoặc không đại diện cho toàn bộ dân số mục tiêu.

Cách đề phòng và khắc phục:

- Đảm bảo nội dung câu hỏi rõ ràng, cung cấp đầy đủ thông tin, tránh sử dụng các câu hỏi khó hiểu hoặc thiếu tính chất đại diện.

- Khi làm khảo sát, đảm bảo người tham gia khảo sát phải đọc từ chậm rãi, đồng thời nắm rõ được nội dung câu hỏi đã đề ra để có câu trả lời phù hợp nhất

- Lựa chọn nơi làm khảo sát phù hợp (các hội, nhóm dành cho sinh viên Đại học, thông qua các mối quan hệ bạn bè đang trong quá trình học tập tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,…) để tránh các dữ liệu sai lệch đối tượng.

- Cần lựa chọn các đối tượng tham gia khảo sát đại diện cho toàn bộ dân số mục tiêu, tránh chọn mẫu quá nhỏ hoặc không đúng phương pháp lấy mẫu.

- Đảm bảo rằng kích thước mẫu đủ lớn để đạt được độ tin cậy mong muốn và không quá lớn để tránh lãng phí tài nguyên.

- Cần sử dụng các phương pháp xử lý dữ liệu chính xác để đảm bảo tính chính xác của kết quả Các phương pháp xử lý dữ liệu thống kê, bao gồm phân tích tương quan,kiểm định giả thuyết, phân tích đa biến, sẽ giúp cải thiện độ tin cậy và chính xác của kết quả.

Phân tích mô tả

Nhận xét: Đối với đề tài “Phân tích ảnh hưởng của các công cụ làm việc google lên việc học tập và làm việc của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” để có những dữ liệu chính xác nhóm đã tiến hành khảo sát 2 nhóm chính là sinh viên Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh (59,6%) và sinh viên các trường đại học khác cùng trên địa bàn (40,4%).

Tần số Tần suất Tần suất phần trăm (%)

Bảng 1: Bảng tần số thể hiện số lượng nam và nữ tham gia khảo sát.

Bảng 1 cho thấy tổng số mẫu khảo sát đối với sinh viên các trường đại học là 203, trong đó sinh viên nam chiếm 39,90% (81 mẫu) và sinh viên nữ chiếm 60,10% (122 mẫu).

Bảng 2: Bảng tần số thể hiện niên học của số người tham gia khảo sát.

Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Qua Bảng 2, Số lượng sinh viên học năm 1 chiếm tới 158 người (77,83%) so với tổng số mẫu là

203 mẫu, tiếp theo đó lượng sinh viên năm 2 là 21 người (10,34%), 14 sinh viên đang học năm 3 (chiếm 6,90%), 10 sinh viên học năm 4 (chiếm 4,93%).

Bảng 3: Bảng tần số thể hiện lượng sinh viên đã sử dụng và chưa sử dụng các công cụ làm việc của Google từ số người tham gia khảo sát.

Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Nhận xét: Trong tổng số 203 mẫu tham gia khảo sát có tới 200 người đã từng sử dụng qua các công cụ làm việc của Google, chiếm 98,52% và còn lại là 3 người chưa từng sử dụng các công cụ làm việc của Google, chiếm 1,48%.

4.1.2 Nhóm câu hỏi riêng Đối với sinh viên đã sử dụng các công cụ của Google

Bảng 4: Bảng tần số thể hiện sự lựa chọn giữa các công cụ để sử dụng của số người tham gia khảo sát

Tên công cụ Tần số

Tần suất theo số lượng phản hồi

Tần suất theo số lượng người tham gia

Nhận xét: Từ bảng số liệu, nhóm có được các các phản hồi cho câu hỏi “Bạn thường dùng các công cụ nào làm việc?” Tổng số lượng người phản hồi là 200 và tổng số lượng phản hồi là 1346, tương ứng 674,50 % do một số người dùng đã chọn nhiều hơn một phản hồi Xem xét dữ liệu nhận được, ta thấy:

- Google drive là công cụ được sử dụng nhiều nhất nhận được 189 phản hồi (13.79% so với số lượng phản hồi và 90.50% nếu tính theo tổng số lượng đáp viên)

- Google forms và Google classroom được biết và sử dụng khá ít so với những công cụ còn lại với số phản hồi là 40 (tương ứng 2.97% so với số lượng phản hồi và 20% nếu tính theo tổng số lượng đáp viên)

- Một số ít phản hồi (6 phản hồi)về những công cụ khác trong hệ sinh thái Google chiếm tỷ lệ thấp nhất 0,44% trong tổng số lượng phản hồi và 3% trong tổng số lượng người tham gia khảo sát.

Hầu hết các công cụ được sinh viên sử dụng, chứng tỏ sự đa dạng và hữu dụng của chúng Tuy nhiên, một số công cụ như Google Forms và Google Classroom vẫn chưa được nhiều sinh viên biết đến và sử dụng.

Mức độ thường xuyên Tần số Tần suất Tần suất phần trăm(%)

Bảng 5: Bảng thống kê về mức độ thường xuyên sử dụng các công cụ Google Bạn sử dụng các công cụ ở mức độ thường xuyên nào?

Bảng số liệu này thể hiện mức độ thường xuyên của sinh viên sử dụng các công cụ Google.

Kết quả khảo sát cho thấy 75 sinh viên (chiếm 37%) trong tổng số 200 người được hỏi thường xuyên sử dụng các công cụ của Google, đây là tỷ lệ cao nhất trong số các công cụ được khảo sát.

- Bên cạnh đó cũng có 72 sinh viên (tương đương 36%) cho rằng họ sử dụng công cụ củaGoogle ở mức thường xuyên Tuy nhiên,cũng có một số người chỉ sử dụng các công cụ ở mức thường xuyên (32%)

- Chiếm tỷ lệ thấp nhất (4%) là 8 sinh viên không thường xuyên sử dụng công cụ mà Google cung cấp.

Có thể rút ra kết luận rằng đa số sinh viên tham gia khảo sát đều sử dụng các công cụ của Google trên mức thường xuyên, số ít sinh viên không thường xuyên sử dụng Điều này chứng tỏ, hệ sinh thái Google đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập nên thường xuyên được sinh viên áp dụng

Bảng 6: Bảng tần số thể hiện mục đích sử dụng công cụ Google cung cấp của số người tham gia khảo sát

Bạn thường sử dụng các công cụ của Google để làm gì?

Mục đích sử dụng Tần số Tần suất theo dữ liệu Tần suất thực tế

Tổng số lượng người phản hồi là 200 và có 414 phản hồi, tương đương 203% do một số người đã chọn nhiều hơn một phản hồi.

- Học tập: 196 phản hồi (47,34% so với số lượng phản hồi và…nếu tính theo tổng số lượng đáp viên), chiếm tỷ lệ cao nhất.

- Công việc: 139 phản hồi (33.57% so với số lượng phản hồi và 65.5% nếu tính theo tổng số lượng đáp viên)

- Giải trí: 79 phản hồi (19.08% so với số lượng phản hồi và 39.5% nếu tính theo tổng số lượng đáp viên), chiếm tỷ lệ thấp nhất.

Qua khảo sát tần số này, nhóm đã nhận thấy đối với sinh viên, mục đích khi sử dụng hệ sinh thái Google là hỗ trợ cho việc học tập, công việc và bên cạnh đó có thể sử dụng để giải trí.

Bảng 7: Bảng Thống kê về thời gian sử dụng các công cụ Google trong một ngày của người tham gia khảo sát

Bạn dành bao nhiêu tiếng một ngày cho việc sử dụng các công cụ?

Số giờ Tần số Tần suất Tần suất phần trăm (%)

Dựa trên bảng số liệu này, ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Phần lớn người dùng (42%) dành từ 2 giờ đến 3 giờ một ngày sử dụng hệ sinh thái Google

Số sinh viên tham gia khảo sát dành nhiều hơn 4 giờ một ngày trên hệ sinh thái này chỉ có 8 bạn, chiếm tỉ lệ thấp nhất 4%.

Bảng 8 Bảng phân phối tần số và tần suất thể hiện mức độ hữu dụng của công cụ làm việc Google trong việc giải quyết vấn đề

Giải quyết được vấn đề của sinh viên

Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Kết quả khảo sát cho thấy 54% sinh viên đồng ý và 28.5% rất đồng ý rằng công cụ làm việc Google giải quyết được các vấn đề của họ Mặc dù có 4% sinh viên không đồng ý hoặc rất không đồng ý, nhìn chung, công cụ Google được đánh giá là hữu ích trong việc hỗ trợ sinh viên giải quyết vấn đề.

Bảng 9 Bảng thống kê về mức độ dễ sử dụng của các công cụ làm việc Google

Công cụ dễ sử dụng Tần số Tần suất Tần suất phần trăm (%)

Kết quả khảo sát cho thấy Google là công cụ dễ sử dụng, với 51.5% ý kiến đồng ý và 29.5% rất đồng ý Tuy nhiên, 5% số người tham gia lại cho rằng Google khó sử dụng.

Bàng 10 Bảng thống kê về tính đầy đủ của các công cụ làm việc Google

Bộ công cụ làm việc Google đầy đủ những công cụ bạn cần

Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Thống kê suy diễn

Mức độ sử dụng các công cụ làm việc của Google của nam và nữ được chia thành 4 mức độ sử dụng Mẫu khảo sát gồm 200 người (trong đó có 79 nam và 121 nữ) Được thể hiện thông qua bảng sau:

Số giờ sử dụng công cụ làm việc Mức độ sử dụng

Từ bảng trên, giả thuyết đặt ra với độ tin cậy là 95%, có sự khác nhau giữa mức độ sử dụng các công cụ làm việc giữa sinh viên nam và sinh viên nữ không?

Mức độ sử dụng các công cụ trung bình của nam là: x 1 =∑ x i f i n1

Mức độ sử dụng các công cụ trung bình của nữ là: x 2 =∑ x i f i n2

121 ≈ 2,26 Độ lệch chuẩn của nam là: S 1 =√ S 1

2=√ ∑ f i (x x n 1 −1 i − 1 ¿) 2 ≈ 0,87 ¿ Độ lệch chuẩn của nữ là: S 2 =√S 2 2 =√ ∑ f i n (x 2 −1 i −x 2 ) 2 ≈ 0,77

Dữ liệu mẫu cho ta biết n 1 y , x 1 =2,18 , s 1 =0,87 cho sinh viên nam và n 2 1, x 2 =2,26 , s 2 =0,77 Ta sẽ dựa vào những dữ liệu đã có để tính ước lượng khoảng với độ tin cậy 95% cho chênh lệch trung bình tổng thể mức độ sử dụng công cụ làm việc của Google giữa sinh viên nam và nữ.

Bậc tự do cho t α/ 2 : df= ( s n 1 1 2

Để có ước lượng khoảng thận trọng hơn, bậc tự do được làm tròn xuống 152 Sử dụng bảng phân phối t với bậc tự do 152, giá trị t tương ứng với mức ý nghĩa α/2 = 0,025 là 1,96 Ước lượng khoảng với độ tin cậy 95% cho chênh lệch trung bình mức độ sử dụng các công cụ làm việc giữa nam và nữ là x1 - x2 ± t df ; α/2.

(-0,16;0,32) Ước lượng điểm của chênh lệch trung bình tổng thể mức độ sử dụng công cụ làm việc của Google giữa nam sinh viên và nữ sinh viên là 0,08 Sai số biên là 0,25, và ước lượng khoảng với độ tin cậy 95% là từ -0,16 đến 0,32.

Gọi μ1là mức độ sử dụng trung bình công cụ làm việc của Google của sinh viên nam μ 2 là mức độ sử dụng trung bình công cụ làm việc của Google của sinh viên nữ

Ta đặt giả thuyết như sau: Có sự khác nhau giữa mức độ sử dụng các công cụ làm việc giữa sinh viên nam và sinh viên nữ không?

H 0 : μ1−μ2=0 (không có sự chênh lệch mức độ sử dụng trung bình các công cụ làm việc giữa sinh viên nam và nữ)

H a : μ 1 −μ 2 ≠ 0 (có sự chênh lệch mức độ sử dụng trung bình các công cụ làm việc giữa sinh viên nam và nữ)

Ta sử dụng mức ý nghĩa α=0,05

Bậc tự do cho tα: df= ( s n 1 1 2

Với độ tin cậy 95% thì mức độ sử dụng trung bình công cụ làm việc của nam và nữ không có sự khác nhau Nhìn chung, có thể mức độ sử dụng công cụ làm việc của nam và nữ cũng có những chênh lệch, tuy nhiên sự chênh lệch này cũng không quá chú ý.

Đề xuất giải pháp

Việc sử dụng các công cụ làm việc của Google trong bậc Đại học vừa có những mặt tích cực nhưng đồng thời cũng không thể tránh khỏi những mặt tiêu cực Chính vì vậy, thông qua việc phân tích, nhận xét và đúc rút, kết luận về vấn đề này, nhóm em có những đề xuất giải pháp, cụ thể như sau:

5.1.1 Sử dụng các công cụ làm việc của Google như một công cụ hỗ trợ cho việc nghiên cứu và giải quyết vấn đề.

Một số các công cụ của Google có thể được sử dụng như một công cụ để giúp sinh viên tìm kiếm thông tin và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập và nghiên cứu Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các thông tin từ nguồn tin này cần được kiểm tra và đánh giá kỹ càng để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của chúng.

5.1.2 Tham gia những buổi hội thảo có liên quan đến việc sử dụng các phần mềm tin học tương tự khác (Word, Excel, )

Ngày nay, nhiều lớp dạy về các công cụ này cũng trở nên đa dạng và cung cấp chứng chỉ phục vụ cho định hướng công việc Đôi khi vì những ưu điểm to lớn từ các công cụ làm việc trực tuyến của Google, một bộ phận sinh viên quên mất đi cách sử dụng và tầm quan trọng không kém của các ứng dụng tin học văn phòng như Word, Excel, Những công cụ này khắc phục triệt để khuyết điểm yêu cầu về mạng của Google, đồng thời, đây đều là những công cụ được sử dụng phổ biến trong quá trình làm việc của nhiều công ty, doanh nghiệp trong hiện tại và cả tương lai 5.1.3 Giới hạn việc sử dụng các công cụ làm việc của Google.

Các công cụ làm việc của Google là một hệ sinh thái hữu ích để giúp sinh viên tìm kiếm thông tin và quá trình làm việc, tuy nhiên, ta không thể hoàn toàn lệ thuộc vào nó Việc sử dụng các công cụ này cần được giới hạn trong một số trường hợp nhất định, để đảm bảo sinh viên có cơ hội tiếp cận với các kiến thức và kỹ năng khác nhau.

Hạn chế của bài nghiên cứu

Kết quả khảo sát đã giúp chúng em hiểu rõ hơn về cách sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng các công cụ làm việc của Google trong học tập và cuộc sống Tuy nhiên, dự án cũng bộc lộ một số hạn chế, có thể ảnh hưởng đến độ chính xác và toàn diện của kết quả.

+ Người thực hiện khảo sát không nhìn kỹ các câu hỏi để đưa ra những lựa chọn đúng với bản thân mà chỉ làm cho có.

+ Đối tượng tham gia khảo sát chủ yếu là bạn bè, người quen nên dẫn đến mất cân đối trong kết quả khảo sát (Ví dụ như về niên học, trường lớp, )

Dự án được thực hiện với quy mô nhỏ, dẫn đến số lượng người tham gia khảo sát hạn chế Do đó, kết quả thu được chỉ mang tính tổng quan và chưa thể phản ánh chính xác và chi tiết việc sử dụng các công cụ làm việc của Google bởi sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Bài báo cáo chưa vận dụng được nhiều phương pháp thống kê Do đó, các kết quả có được từ bài nghiên cứu cũng như nhận xét chỉ mang tính chất tham khảo.

+ Bài nghiên cứu chỉ dựa trên lý thuyết, vì vậy các khuyến nghị và đề xuất chỉ mang tính tham khảo và chưa thể áp dụng trực tiếp vào thực tế Để tăng tính ứng dụng của bài nghiên cứu, nhóm cần tiến hành các cuộc nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Công cụ làm việc của Google đang ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống học tập và sinh hoạt của sinh viên tại các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh Hệ sinh thái của Google cung cấp nhiều ứng dụng hữu ích, hỗ trợ sinh viên tìm kiếm thông tin và nâng cao năng suất học tập, làm việc trong nhiều lĩnh vực.

Sau khi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các công cụ làm việc của Google đến việc học tập và làm việc của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy rằng công nghệ phần mềm của Google đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong đời sống mỗi cá nhân con người Bên cạnh những ưu điểm to lớn của hệ sinh thái này, vẫn tồn tại những khuyết điểm nhất định Vì thế nên bản thân mỗi cá nhân chúng ta cần có sự linh hoạt và nhận thức tư duy đúng đắn trong quá trình sử dụng.

Nghiên cứu này nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về tác động của các công cụ làm việc của Google đối với việc học tập và làm việc của sinh viên đại học Kết quả nghiên cứu có thể hỗ trợ sinh viên và các cá nhân đưa ra quyết định phù hợp để tối ưu hóa hiệu quả trong từng công việc và khía cạnh cụ thể.

Ngày đăng: 14/10/2024, 16:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Bảng tần số thể hiện niên học của số người tham gia khảo sát. - Phân tích Ảnh hưởng của các công cụ làm việc google lên việc học tập và làm việc của sinh viên trên Địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 2 Bảng tần số thể hiện niên học của số người tham gia khảo sát (Trang 16)
Bảng 3: Bảng tần số thể hiện lượng sinh viên đã sử dụng và chưa sử dụng các công cụ làm  việc của Google từ số người tham gia khảo sát. - Phân tích Ảnh hưởng của các công cụ làm việc google lên việc học tập và làm việc của sinh viên trên Địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 3 Bảng tần số thể hiện lượng sinh viên đã sử dụng và chưa sử dụng các công cụ làm việc của Google từ số người tham gia khảo sát (Trang 17)
Bảng 5: Bảng thống kê về mức độ thường xuyên sử dụng các công cụ Google. Bạn sử dụng  các công cụ ở mức độ thường xuyên nào? - Phân tích Ảnh hưởng của các công cụ làm việc google lên việc học tập và làm việc của sinh viên trên Địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 5 Bảng thống kê về mức độ thường xuyên sử dụng các công cụ Google. Bạn sử dụng các công cụ ở mức độ thường xuyên nào? (Trang 21)
Bảng số liệu này thể hiện mức độ thường xuyên của sinh viên sử dụng các công cụ Google. - Phân tích Ảnh hưởng của các công cụ làm việc google lên việc học tập và làm việc của sinh viên trên Địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng s ố liệu này thể hiện mức độ thường xuyên của sinh viên sử dụng các công cụ Google (Trang 21)
Bảng 6: Bảng tần số thể hiện mục đích sử dụng công cụ Google cung cấp của số người tham gia khảo sát - Phân tích Ảnh hưởng của các công cụ làm việc google lên việc học tập và làm việc của sinh viên trên Địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 6 Bảng tần số thể hiện mục đích sử dụng công cụ Google cung cấp của số người tham gia khảo sát (Trang 22)
Bảng 7: Bảng Thống kê về thời gian sử dụng các công cụ Google trong một ngày của người  tham gia khảo sát - Phân tích Ảnh hưởng của các công cụ làm việc google lên việc học tập và làm việc của sinh viên trên Địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 7 Bảng Thống kê về thời gian sử dụng các công cụ Google trong một ngày của người tham gia khảo sát (Trang 23)
Bảng 8. Bảng phân phối tần số và tần suất thể hiện mức độ hữu dụng của công cụ làm việc  Google trong việc giải quyết vấn đề - Phân tích Ảnh hưởng của các công cụ làm việc google lên việc học tập và làm việc của sinh viên trên Địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 8. Bảng phân phối tần số và tần suất thể hiện mức độ hữu dụng của công cụ làm việc Google trong việc giải quyết vấn đề (Trang 24)
Bảng 9. Bảng thống kê về mức độ dễ sử dụng của các công cụ làm việc Google - Phân tích Ảnh hưởng của các công cụ làm việc google lên việc học tập và làm việc của sinh viên trên Địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 9. Bảng thống kê về mức độ dễ sử dụng của các công cụ làm việc Google (Trang 25)
Bàng 10. Bảng thống kê về tính đầy đủ của các công cụ làm việc Google - Phân tích Ảnh hưởng của các công cụ làm việc google lên việc học tập và làm việc của sinh viên trên Địa bàn thành phố hồ chí minh
ng 10. Bảng thống kê về tính đầy đủ của các công cụ làm việc Google (Trang 26)
Bảng 11. Bảng thống kê về khả năng ứng dụng thực tiễn của bộ công cụ Google vào làm việc và học tập của sinh viên - Phân tích Ảnh hưởng của các công cụ làm việc google lên việc học tập và làm việc của sinh viên trên Địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 11. Bảng thống kê về khả năng ứng dụng thực tiễn của bộ công cụ Google vào làm việc và học tập của sinh viên (Trang 27)
Bảng số liệu này thể hiện tần số và tần suất các phản hồi cho câu hỏi “Theo bạn công cụ làm việc - Phân tích Ảnh hưởng của các công cụ làm việc google lên việc học tập và làm việc của sinh viên trên Địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng s ố liệu này thể hiện tần số và tần suất các phản hồi cho câu hỏi “Theo bạn công cụ làm việc (Trang 29)
Bảng 13: Bảng tần số thể hiện việc chấp nhận các hạn chế của công cụ làm việc của Google - Phân tích Ảnh hưởng của các công cụ làm việc google lên việc học tập và làm việc của sinh viên trên Địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 13 Bảng tần số thể hiện việc chấp nhận các hạn chế của công cụ làm việc của Google (Trang 30)
Bảng số liệu này cho thấy phần lớn người sử dụng (96%) chấp nhận bỏ qua các lỗi và hạn chế của công cụ làm việc để tiếp tục sử dụng - Phân tích Ảnh hưởng của các công cụ làm việc google lên việc học tập và làm việc của sinh viên trên Địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng s ố liệu này cho thấy phần lớn người sử dụng (96%) chấp nhận bỏ qua các lỗi và hạn chế của công cụ làm việc để tiếp tục sử dụng (Trang 31)
Bảng 14: Bảng tần số thể hiện sự tin tưởng của người dùng đối với công cụ làm việc của  Google - Phân tích Ảnh hưởng của các công cụ làm việc google lên việc học tập và làm việc của sinh viên trên Địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 14 Bảng tần số thể hiện sự tin tưởng của người dùng đối với công cụ làm việc của Google (Trang 31)
Bảng 15: Bảng tần số về mức độ hữu ích của các công cụ làm việc Google đối với người  dùng - Phân tích Ảnh hưởng của các công cụ làm việc google lên việc học tập và làm việc của sinh viên trên Địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 15 Bảng tần số về mức độ hữu ích của các công cụ làm việc Google đối với người dùng (Trang 32)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w