1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về hợp Đồng thuế khai thác tàu bay dân dụng

72 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Hợp Đồng Thuê Khai Thác Tàu Bay Dân Dụng
Tác giả Võ Sỹ Chung
Người hướng dẫn Ts. Nguyễn Anh Tuấn
Trường học Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Luật học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 685,94 KB

Cấu trúc

  • 2. Tình hình nghiên cứu đề tài (9)
  • 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu (10)
  • 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (11)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 6. Dự kiến các điểm mới, các đóng góp mới (12)
  • CHƯƠNG 1 (13)
    • 1.1. Khái niệm Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng (13)
      • 1.1.1. Khái quát chung về Hợp đồng thuê khai thác tài sản (13)
      • 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng 9 1. Khái niệm Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng (16)
        • 1.1.2.2. Đặc điểm của Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng (17)
        • 1.1.2.3. Vai trò của Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng (18)
    • 1.2. Các loại Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng (20)
      • 1.2.1. Khái quát chung (20)
      • 1.2.2. Hợp đồng thuê tàu bay có tổ bay (21)
        • 1.2.2.1. Định nghĩa Hợp đồng thuê tàu bay có tổ bay (21)
        • 1.2.2.2. Đặc điểm Hợp đồng thuê tàu bay có tổ bay (22)
        • 1.2.2.3. Chủ thể tham gia Hợp đồng thuê tàu bay có tổ bay (23)
        • 1.2.2.4. Đối tượng của Hợp đồng thuê tàu bay có tổ bay (23)
        • 1.2.2.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng thuê tàu bay có tổ bay . 16 1.2.3. Hợp đồng thuê tàu bay không có tổ bay (23)
        • 1.2.3.1. Định nghĩa Hợp đồng thuê tàu bay không có tổ bay (24)
        • 1.2.3.2. Đặc điểm Hợp đồng thuê tàu bay không có tổ bay (25)
  • CHƯƠNG 2 (29)
    • 2.1. Pháp luật điều chỉnh Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng ở Việt Nam (29)
      • 2.1.1. Các Điều ước quốc tế về hàng không Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia 22 2.1.2. Các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực hàng không (29)
    • 2.2. Thực trạng áp dụng quy định pháp luật đối với Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng (38)
      • 2.2.1. Chủ thể tham gia Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng (38)
      • 2.2.2. Đối tượng Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng (39)
      • 2.2.3. Hình thức và hiệu lực của Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng (40)
      • 2.2.4. Điều khoản chính của Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng (41)
        • 2.2.4.1. Tuyên bố và Bảo đảm (Representations and Warranties) (41)
        • 2.2.4.2. Các điều kiện tiên quyết (Precedent Conditions) (41)
        • 2.2.4.3. Thời hạn thuê và chuyển giao (Lease Term and Delivery) (42)
        • 2.2.4.4. Nghĩa vụ trả tiền (Payment Obligations) (42)
        • 2.2.4.5. Quyền được phép khai thác liên tục, ổn định và riêng tư (Quiet Enjoyment) (42)
        • 2.2.4.6. Khai thác tàu bay (Operation of the Aircraft) (43)
        • 2.2.4.7. Cho thuê lại (Sublease) (43)
        • 2.2.4.8. Bảo dưỡng và Sửa chữa tàu bay (Maintenance and Repairs) (44)
        • 2.2.4.9. Vi phạm các nghĩa vụ của hợp đồng thuê tàu bay (Default) (44)
        • 2.2.4.10. Bồi thường (Indemnities)/ Nghĩa vụ thanh toán (44)
        • 2.2.4.11. Trả tàu bay (Redelivery of the Aircraft) (45)
        • 2.2.4.12. Bảo hiểm (Insurance) (46)
      • 2.3.2. Khung pháp lý đối với các giao dịch thuê tàu bay dân dụng (48)
      • 2.3.3. Hạn chế đối với chủ thể của Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng 41 1. Hạn chế đối với Bên thuê là hãng hàng không Việt Nam (48)
        • 2.3.3.2. Hạn chế đối với Bên cho thuê là đối tác nước ngoài (49)
      • 2.3.4. Tài liệu chuyển giao tàu bay trong Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng 43 2.3.5. Việc chọn luật điều chỉnh Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng (50)
  • CHƯƠNG 3 (53)
    • 3.1. Cơ sở xác định định hướng và các định hướng cơ bản nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng ở Việt Nam (53)
      • 3.1.1. Cơ sở xác định định hướng hoàn thiện pháp luật (53)
        • 3.1.1.1. Cơ sở kinh tế (53)
        • 3.1.1.2. Cơ sở lý luận (53)
        • 3.1.1.3. Cơ sở thực tiễn (54)
      • 3.1.2. Các định hướng cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật (54)
    • 3.2. Kiến nghị giải pháp nhằm sửa đổi, bổ sung hệ thống quy định pháp luật đối với Hợp đồng thuê khai thác tàu bay ở Việt Nam (55)
      • 3.2.1. Kiến nghị sửa đổi quy định về hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài và hạn chế chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài (56)
      • 3.2.2. Kiến nghị sửa đổi thống nhất các khái niệm về vận chuyển hàng không 52 3.2.3. Đối với điều kiện về tuổi tàu bay vận tải hàng hóa .................................... 53 3.2.4. Kiến nghị sửa đổi quy định về vốn tối thiểu đối với Doanh nghiệp vận tải hàng không 56 (59)

Nội dung

Pháp luật về Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng nhằm phân tích các quy định của pháp luật áp dụng đối với loại hợp đồng này, xem xét hiện trạng của hệ thống pháp luật được sử dụng

Tình hình nghiên cứu đề tài

Đối với tình hình nghiên cứu trong nước, tác giả tìm thấy một nghiên cứu liên quan đến vấn đề này là luận văn thạc sĩ của Đỗ Anh Tuấn (2008), “Hợp đồng thuê khai thác tàu bay trong lĩnh vực hàng không dân dụng Việt Nam”, ngành Luật Kinh tế, Đại học Luật Quốc gia Hà Nội Trong đó, luận văn giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản về thuê khai thác tàu bay, trình bày lược sử thuê khai thác tàu bay và thực tiễn vấn đề thuê khai thác tàu bay tại Tổng công ty hàng không Việt Nam qua 3 giai đoạn: từ 1992 về trước, từ 1992-1995 và từ 1995 đến 2008, phân tích các vướng mắc trong hoạt động thuê khai thác tàu bay ở Việt Nam vào thời điểm năm 2008 và các nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế trong hoạt động thuê khai thác Từ đó, tác giả đưa ra cơ sở xác định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thuê khai thác tàu bay ở Việt Nam, xây dựng các định hướng cơ bản và các giải pháp thuê khai thác tàu bay ở Việt Nam trong giai đoạn năm 2008 Đối với công trình nghiên cứu này, tác giả kế thừa được phần lý luận cơ bản của hoạt động thuê khai thác tàu bay để tiếp tục phân tích các vấn đề lý luận của Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng trong đề tài của mình Ngoài luận văn thạc sĩ này, tác giả chưa tìm thấy công trình nghiên cứu nào khác trong nước liên quan đến Pháp luật về Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng

Liên quan đến tình hình nghiên cứu về Hợp đồng thuê khai thác tàu bay ở nước ngoài, các công trình nghiên cứu có thể kể đến như (1) Sách “Aircraft Operating

Leasing: A Legal and Practical Analysis in the Context of Public and Private International Air Law” của tác giả Donal Patrick Hanley tái bản lần thứ ba năm 2012 Đây là quyển sách đầu tiên hướng dẫn về thực tiễn một cách toàn diện các khía cạnh pháp lý đối với Hợp đồng thuê khai thác tàu bay, cuốn sách này cung cấp cho người đọc cách kiểm tra một giao dịch cho thuê khai thác tàu bay điển hình từ khi bắt đầu đàm phán đến khi thực hiện, quyển sách không chỉ thảo luận các vấn đề cụ thể phát sinh và cách giải quyết chúng, mà cả những lý do thực sự của chúng; (2) Bài báo “Operating lease as a specific form of airlines outsourcing” của nhóm tác giả Eva Endrizalova, Martin

Novak, Vladimir Nemec, Jaroslava Hyrslova và Petr Mrazek năm 2018, bài viết tập trung vào phương thức thuê tàu bay vận hành Trong thời hạn thuê hoặc sau khi chấm dứt, tàu bay không thuộc sở hữu của hãng hàng không mà được trả lại cho Bên cho thuê Đó là hình thức thuê ngoài đặc thù và là thông lệ thường thấy của các hãng hàng không trên thế giới Bài viết mô tả tất cả các lý do, thủ tục và yêu cầu của Hợp đồng thuê khai thác tàu bay Phân tích việc tích hợp và báo cáo chi phí thuê vận hành trong cơ cấu chi phí của hãng hàng không, mục đích chính của nghiên cứu này là phân tích sự phát triển của cơ cấu sở hữu đội bay của bốn hãng hàng không giá rẻ lớn nhất ở châu Âu; (3) Sách

“International Aircraft Financing” của tác giả Donald H Bunker xuất bản lần đầu năm

2018, là một tài liệu tham khảo được thiết kế giúp làm rõ các quy trình phức tạp liên quan đến tài trợ máy bay làm cho chúng trở nên đơn giản và dễ hiểu hơn; (4) Sách

“Aircraft Valuation in Volatile Market Conditions: Guiding Toward Profitability and Prosperity” của tác giả Bijan Vasigh và Farshid Azadian xuất bản lần đầu năm 2022, sách cung cấp hướng dẫn về tài trợ máy bay cho các nhà quản lý và các phương pháp, công cụ áp dụng cho nhiều tình huống định giá tàu bay kết hợp cách tiếp cận hiện đại để ra quyết định đầu tư tài chính.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của tác giả khi nghiên cứu đề tài này là phân tích cấu trúc, các điều kiện, điều khoản của hợp đồng và quy định pháp luật trong nước và quốc tế được sử dụng để điều chỉnh đối với loại hợp đồng này Qua đó, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về Hợp đồng thuê khai khác tàu bay dân dụng ở Việt Nam để đáp ứng, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động giao thông vận tải bằng đường hàng không ở Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, Luận văn có các nhiệm vụ cụ thể như sau:

Thứ nhất, phân tích những vấn đề lý luận quan trọng của Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng như khái niệm, đặc điểm và nội dung của Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng, phân loại các Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng, đặc điểm và bản chất pháp lý của các loại hợp đồng này;

Thứ hai, làm rõ những vấn đề pháp lý liên quan đến Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng như chủ thể, đối tượng của hợp đồng, điều kiện hiệu lực của hợp đồng, các nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng…

Thứ ba, phân tích và đánh giá thực tiễn việc giao kết và thực hiện Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng của các hãng hàng không ở Việt Nam, từ đó xác định những nhân tố ảnh hưởng đến sự điều chỉnh pháp luật đối với mối quan hệ Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng;

Thứ tư, phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng, chỉ ra những hạn chế, bất cập khi áp dụng các quy định này trong thực tế; và

Thứ năm, trình bày những đề xuất, kiến nghị về việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về hàng không và quy định pháp luật khác liên quan điều chỉnh hoạt động thuê khai thác tàu bay dân dụng.

Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn tác giả đã tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau tùy vào đối tượng và mục đích nghiên cứu của từng vấn đề, cụ thể:

Một là, phương pháp phân tích đóng vai trò quan trọng và được sử dụng xuyên suốt luận văn nhằm phân tích các vấn đề lý luận, quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng từ đó đề xuất cho việc giải quyết thực trạng và kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật theo mục đích và nhiệm vụ mà luận văn này đã đặt ra Phương pháp này cũng là phương pháp chính để nghiên cứu chương 1, 2 của đề tài, nhằm phân tích các vấn đề về lý luận, quy định pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế liên quan đến Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng và xem xét những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng nó vào thực tiễn

Hai là, phương pháp so sánh được vận dụng ở phần hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về ngành hàng không nói chung và Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng nói riêng từ việc so sánh, rút kinh nghiệm từ pháp luật nước ngoài, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Ba là, phương pháp tổng hợp được tác giả sử dụng chủ yếu trong việc rút ra những nhận xét, ý kiến đánh giá sau quá trình phân tích ở từng ý, từng tiểu mục và phần kết luận của luận văn

Việc áp dụng cụ thể các phương pháp nghiên cứu này chỉ mang tính chất tương đối, bởi trong quá trình triển khai, tùy từng vấn đề, nội dung trình bày, tác giả luôn kết hợp các phương pháp nghiên cứu với nhau nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.

Dự kiến các điểm mới, các đóng góp mới

Thông qua đề tài nghiên cứu luận văn của mình, tác giả mong muốn các phân tích, đề xuất, kiến nghị của mình có thể góp phần hoàn thiện hơn các quy định pháp luật điều chỉnh đối với Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng nói riêng và ngành hàng không Việt Nam nói chung trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay Các điểm mới, đề xuất, kiến nghị sẽ được trình bày cụ thể ở Chương 3 của đề tài.

Khái niệm Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng

1.1.1 Khái quát chung về Hợp đồng thuê khai thác tài sản

Hoạt động cho thuê và thuê tài sản đã tồn tại từ lâu bắt nguồn từ những thời điểm rất xa xưa trong lịch sử phát triển của nhân loại, con người đã sử dụng việc cho thuê và thuê tài sản để phục vụ cho nhu cầu của mình nói chung và phục vụ cho hoạt động sản xuất nói riêng Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao hơn dẫn đến một cá nhân hay một tổ chức không thể và cũng không cần thiết phải mua sắm đầy đủ các trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng Từ đó, các giao dịch thuê tài sản được ưu tiên áp dụng nhờ có được những điều kiện đầy đủ để phát triển nhanh chóng cả về số lượng, chủng loại và giá trị

Hợp đồng thuê khai thác tài sản ra đời phục vụ cho nhu cầu thuê tài sản ngày càng cao của xã hội, hợp đồng này có thể tồn tại dưới nhiều hình thức hoặc tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung đều nhằm mục đích ghi nhận thỏa thuận giữa Bên cho thuê là chủ sở hữu tài sản hoặc bên chiếm hữu được sự cho phép của chủ sở hữu tài sản cho Bên thuê sử dụng, khai thác tài sản của mình trong một khoảng thời gian nhất định, đồng thời Bên thuê thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê tài sản cho Bên cho thuê Hợp đồng thuê khai thác tài sản là một công cụ quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong quá trình thuê khai thác tài sản Quyền và nghĩa vụ của Bên thuê và Bên cho thuê được xác định chi tiết trong hợp đồng giúp hạn chế tranh chấp và xung đột trong quá trình thực hiện giao dịch

Về mặt học thuật, cũng như về pháp luật thực định có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Hợp đồng thuê khai thác tài sản Nhật báo The Economic Times định nghĩa:

“Thuê khai thác là hợp đồng thuê mà theo đó, bên chủ sở hữu tài sản, còn được gọi là

Bên cho thuê, cho phép bên sử dụng tài sản, được gọi là Bên thuê, sử dụng một tài sản có thời hạn ngắn hơn tuổi thọ bình quân của tài sản cho thuê mà không chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê đó và Bên thuê sẽ trả tiền thuê cho Bên cho thuê trong suốt thời gian thuê” 1 Hoặc theo Investopedia, trang thông tin truyền thông về tài chính của Hoa Kỳ định nghĩa “Hợp đồng thuê khai thác là hợp đồng theo đó cho phép việc sử dụng một tài sản mà không chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản đó Hợp đồng thuê cho phép bên thuê sử dụng tài sản thuê trong suốt quá trình thuê mà không phải chịu chi phí cao để mua nó” 2 Điều 1(q) Công ước Cape Town về quyền lợi quốc tế đối với trang thiết bị lưu động quy định: “Hợp đồng cho thuê có nghĩa là hợp đồng trong đó một người (bên cho thuê) trao quyền sở hữu hoặc kiểm soát một đồ vật (có hoặc không có quyền lựa chọn mua) cho người khác (bên thuê) để đổi lấy tiền thuê hoặc khoản thanh toán khác”

Hợp đồng thuê tài sản được định nghĩa tại Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê” Đối tượng của

Hợp đồng là vật đặc định và không tiêu hao, bao gồm (i) tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng (động sản hoặc bất động sản); (ii) quyền sử dụng đất (đối với cá nhân, tổ chức); và (iii) đất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và các cơ sở sản xuất kinh doanh khác Trường hợp này, đất thuộc sở hữu nhà nước nên một bên chủ thể là Nhà nước cho các doanh nghiệp thuê đất để sản xuất, kinh doanh

Hợp đồng thuê tài sản là căn cứ phát sinh quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản của Bên thuê, đồng thời còn là căn cứ hợp pháp cho các bên khai thác triệt để những tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng Do đó, Hợp đồng thuê tài sản có bốn đặc điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, chủ thể xác lập Hợp đồng thuê tài sản là tổ chức hoặc cá nhân hợp pháp theo quy định pháp luật Cá nhân tham gia Hợp đồng phải đảm bảo có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc ký kết Hợp đồng Nếu là tổ chức tham gia ký Hợp đồng thì tổ chức có thể là doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật

1 What is ‘Operating Lease’ (Định nghĩa “Thuê khai thác”), xem tại https://economictimes.indiatimes.com/definition/operating-lease, truy cập ngày 08/8/2022

2 Carla Tardi, Operating Lease: How It Works and Differs From a Finance Lease, xem tại https://www.investopedia.com/terms/o/operatinglease.asp , truy cập ngày 30/8/2023

Thứ hai, luôn là Hợp đồng có đền bù Mục đích của Bên thuê là nhằm được sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác trong một thời hạn nhất định, ngược lại, Bên cho thuê hướng tới việc thu được một khoản tiền khi cho người khác sử dụng tài sản của mình Vì vậy, khi Hợp đồng được xác lập thì mỗi bên đều chuyển giao cho nhau những lợi ích, trong đó, Bên cho thuê chuyển giao cho bên thuê quyền khai thác công dụng của tài sản, Bên thuê chuyển giao cho bên cho thuê một khoản tiền (gọi là tiền thuê tài sản) Đây được xem là một hình thức có đền bù và khoản tiền thuê tài sản nhiều hay ít do sự thoả thuận của các bên và thường dựa trên căn cứ thời hạn thuê, vật thuê và giá trị sử dụng của vật

Thứ ba, có thể là Hợp đồng ưng thuận, có thể là Hợp đồng thực tế Do pháp luật hiện hành không có quy định khác về thời điểm có hiệu lực của các Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản, đồng thời qua tính chất của Hợp đồng này nên có thể nói rằng, tùy từng trường hợp mà Hợp đồng này là Hợp đồng ưng thuận hay Hợp đồng thực tế Nếu các bên không có thỏa thuận khác về thời điểm có hiệu lực thì loại Hợp đồng này là một Hợp đồng ưng thuận, bởi tại thời điểm giao kết Hợp đồng đã phát sinh hiệu lực dù tài sản thuê chưa được chuyển giao thực tế Nếu các bên đã thỏa thuận Hợp đồng này chỉ có hiệu lực khi bên cho thuê đã chuyển giao tài sản thuê cho bên thuê thì Hợp đồng đó là một Hợp đồng thực tế

Thứ tư, là Hợp đồng song vụ Từ thời điểm có hiệu lực, các bên trong Hợp đồng đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau Bên thuê tài sản có nghĩa vụ trả lại tài sản thuê và tiền thuê như đã thoả thuận Bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê giao tài sản để sử dụng Bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê sử dụng tài sản thuê đúng mục đích, công dụng, thời hạn, phương thức và trả lại tài sản thuê, tiền thuê

Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng là một loại Hợp đồng thuê tài sản Đối tượng của Hợp đồng này là tàu bay dân dụng, một thiết bị có giá trị đặc biệt cao và việc thuê loại thiết bị này luôn gắn liền với vấn đề vận hành Do đó, Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng có nhiều điểm đặc thù so với Hợp đồng thuê tài sản thông thường Những điểm đặc thù đó trước hết phải kể đến những quy định nghiêm ngặt áp dụng cho đối tượng của Hợp đồng là tàu bay và việc vận hành tàu bay

Khác với thuê các tài sản thông thường, thuê tàu bay luôn đi kèm với việc vận hành tàu bay Vận hành không chỉ bao gồm việc tàu bay có thể hoạt động được mà quá trình khai thác tàu bay luôn phải bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không; bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh và khai thác có hiệu quả tiềm năng về hàng không phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng

1.1.2.1 Khái niệm Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng Đối tượng của Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng là tàu bay, theo đó Điều I.2(a) Nghị định thư Cape Town về các vấn đề cụ thể đối với trang thiết bị tàu bay định nghĩa: “tàu bay nghĩa là tàu bay được định nghĩa theo mục đích của Công ước Chicago, là khung tàu bay được lắp động cơ tàu bay hoặc trực thăng” Theo khoản 1 Điều 13 Luật

Hàng không dân dụng Việt Nam thì: “Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn và các thiết bị bay khác trừ các thiết bị được nâng giữ trong khí quyền nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất”

Các loại Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng

Xuất phát từ tính chất đặc thù của Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng, việc thuê tàu bay luôn gắn liền với việc khai thác, vận hành Do đó, đội ngũ vận hành là nhân viên hàng không nói chung và tổ bay nói riêng đối với an toàn của hoạt động khai thác tàu bay đóng vai trò đặc biệt quan trọng Do đó, thực tiễn hoạt động thuê khai thác tàu bay trên thế giới đã phân loại Hợp đồng thuê khai thác tàu bay thành ba loại hợp đồng cơ bản căn cứ theo hình thức tổ bay kèm theo tàu bay thuê, đó là:

(i) Hợp đồng thuê ướt tàu bay (Wet Lease): là loại hình thuê bao gồm cho thuê tàu bay, tổ lái, dịch vụ sữa chữa, bảo dưỡng tàu và cả bảo hiểm đối với tàu bay;

(ii) Hợp đồng thuê khô tàu bay (Dry Lease): là loại hình thuê tàu bay không bao gồm tổ lái, dịch vụ sữa chữa, bảo dưỡng tàu và bảo hiểm đối với tàu bay; (iii) Hợp đồng thuê ẩm tàu bay (Damp Lease): là loại hình thuê tàu bay có tổ lái nhưng không có tiếp viên

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả phân tích hai loại hợp đồng là Hợp đồng thuê tàu bay có tổ bay (Wet Lease) và Hợp đồng thuê tàu bay không có tổ bay (Dry Lease) theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam

1.2.2 Hợp đồng thuê tàu bay có tổ bay

1.2.2.1 Định nghĩa Hợp đồng thuê tàu bay có tổ bay

Hợp đồng thuê tàu bay có tổ bay hay còn được gọi là Hợp đồng thuê ướt tàu bay (Wet Lease), có Bên cho thuê vừa là chủ sở hữu hoặc bên có quyền cho thuê vừa là bên khai thác là hãng hàng không đóng vai trò là Bên thuê Đối với hình thức thuê này, Bên cho thuê sẽ cho thuê tàu bay cùng với tổ bay, dịch vụ bảo trì và bảo hiểm Trách nhiệm về tính đủ điều kiện của tàu bay, tổ bay và bảo hiểm thuộc về Bên cho thuê (trừ bảo hiểm hành khách) Hình thức cho thuê này còn được gọi là ACMI (aircraft, crew, maintenance, insurance) và tiền thuê thường là cao hơn hơn hình thức thuê không bao gồm tổ bay Loại hợp đồng này thường có thời gian ngắn nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển trong mùa cao điểm chỉ khai thác trong một giai đoạn ngắn hạn hoặc trong thời gian đầu các hãng hàng không mới được thành lập chưa có thời gian và đủ điều kiện kịp thời đáp ứng về nhân lực tổ bay và nhân viên hàng không để phục vụ cho điều kiện khai thác

Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 không có quy định cụ thể về khái niệm thuê tàu bay có tổ bay mà chỉ có quy định mang tính khái quát tại Điều 36 về hoạt động Thuê, cho thuê tàu bay có tổ bay như sau:

“1 Trong trường hợp thuê, cho thuê tàu bay có tổ bay, tàu bay được khai thác theo Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay của Bên cho thuê

2 Bên cho thuê chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện tiêu chuẩn an toàn về bảo dưỡng, khai thác tàu bay.”

Dựa trên những quy định của pháp luật và phân tích trên thì có thể hiểu được bản chất của một Hợp đồng thuê tàu bay có tổ bay theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 là sự thỏa thuận giữa Bên thuê và Bên cho thuê về quyền, nghĩa vụ trong việc thuê tàu bay kèm theo tổ bay (bao gồm tổ lái và tiếp viên), theo đó Bên thuê chiếm hữu và sử dụng tàu bay của Bên cho thuê trong một thời hạn nhất định và phải thanh toán tiền thuê tàu bay cho Bên cho thuê; tàu bay được khai thác theo Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay không phải của Bên thuê; Bên cho thuê giữ quyền sở hữu hoặc chiếm hữu tàu bay và có quyền cho thuê; Bên thuê có nghĩa vụ thanh toán tiền thuê và phải trả tàu bay thuê cho Bên cho thuê khi kết thúc thời hạn Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng

1.2.2.2 Đặc điểm Hợp đồng thuê tàu bay có tổ bay

Hợp đồng thuê tàu bay có tổ bay có các đặc điểm như sau:

Thứ nhất, việc thuê tàu bay luôn kèm theo tổ lái và tiếp viên;

Thứ hai, tổ bay (bao gồm cả tổ lái và tiếp viên) của Bên cho thuê hoặc của một bên khác do Bên cho thuê chịu trách nhiệm;

Thứ ba, tàu bay thuê được khai thác theo Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay của Bên cho thuê;

Thứ tư, Bên cho thuê chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ bảo dưỡng và các vấn đề kỹ thuật trong suốt thời gian thuê;

Thứ năm, tiền thuê tàu bay được tính dựa trên căn cứ số giờ bay (flight/block hours);

Thứ sáu, thời hạn thuê từ 01 – 24 tháng

Trường hợp thuê khai thác tàu bay dân dụng theo hình thức Hợp đồng thuê tàu bay có tổ bay thì Bên cho thuê sẽ chịu trách nhiệm cung cấp bao gồm tàu bay (Aircraft), tổ bay (Crew), dịch vụ bảo dưỡng (Maintenance) và bảo hiểm (Insurance) - hay còn được gọi tắt là các điều kiện “ACMI” Bên thuê sẽ chịu trách nhiệm về nhiên liệu, chi phí sân bay, thuế và phí để vận hành chuyến bay và chuyến bay sẽ sử dụng số chuyến bay, ký hiệu chuyến bay của Bên thuê Đồng thời, theo thông lệ, Bên thuê còn phải chịu thêm các chi phí liên quan đến ăn ở, đi lại cho nhân sự tổ bay và nhân viên kỹ thuật Ngoài ra, Hợp đồng thuê tàu bay có tổ bay còn chứa đựng nhiều yếu tố khác đi kèm với việc cung ứng tài sản và dịch vụ kể trên

Thuê tàu bay có tổ bay là một hình thức thuê phổ biến trong giai đoạn đầu mới thành lập, do những khó khăn, hạn chế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nhân lực v.v nên các hãng hàng không Việt Nam đã lựa chọn hình thức thuê này trong khoảng thời gian đầu như một bước chuẩn bị cho thời kỳ phát triển cao hơn và lâu dài sau này Thuê tàu bay có tổ bay cũng là giải pháp ưu tiên của các hàng hàng không lựa chọn trong ngắn hạn phục vụ khai thác cho các mùa cao điểm, lễ, tết và thay thế tức thời cho các tàu bay bị hỏng đột xuất không khai thác được

1.2.2.3 Chủ thể tham gia Hợp đồng thuê tàu bay có tổ bay

Hai chủ thể cơ bản tham gia trong quan hệ hợp đồng này gồm (1) Bên thuê thường là các hãng hàng không và (2) Bên cho thuê là các hãng hàng không, tổ chức, công ty chuyên cho thuê tàu bay Theo đó, hình thức thuê tàu bay có tổ bay thường được thực hiện giữa Bên thuê và Bên cho thuê đều là các hãng hàng không Khi đối tác cho thuê tàu bay là các hãng hàng không thì trong giấy phép thành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh, các hãng hàng không có chức năng cho thuê tàu bay và cung ứng các dịch vụ khác trên cơ sở các hãng chỉ thực hiện được chức năng này khi nhà chức trách hàng không có liên quan cấp phép

1.2.2.4 Đối tượng của Hợp đồng thuê tàu bay có tổ bay Đối tượng của loại hợp đồng này là tàu bay cùng với các dịch vụ kèm theo gồm tổ bay, bảo trì và bảo hiểm Trong đó tàu bay cần phải đáp ứng các yêu cầu chuyên ngành về hoạt động hàng không dân dụng Theo Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế ký tại Chicago ngày 07 tháng 12 năm 1944 (Convention on International Civil Aviation) (sau đây gọi là Công ước quốc tế Chicago 1944) thì tàu bay khi bay trên vùng trời bất kỳ phải đáp ứng đầy đủ và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia có liên quan Các yêu cầu này bao gồm các vấn đề như vấn đề đăng ký của tàu bay, các chứng chỉ khả phi (bao gồm giấy chứng nhận đủ điều kiện bay, giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch), kỹ thuật, nhân viên, trang thiết bị của tàu bay v.v Đây là những yêu cầu bắt buộc theo các quy định của điều ước quốc tế và luật pháp của các quốc gia có liên quan

1.2.2.5 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng thuê tàu bay có tổ bay

Do đặc điểm của hình thức thuê tàu bay này nên trong hợp đồng thuê thường thì quyền và nghĩa vụ của các bên được xác định rõ ràng như là một công thức chung, theo đó:

Bên thuê chịu trách nhiệm về trả tiền thuê đầy đủ và đúng hạn; chịu trách nhiệm về hành khách, dịch vụ mặt đất (bao gồm cả các dịch vụ thương mại và kỹ thuật); các loại phí, lệ phí sân bay, phí không lưu, dẫn đường; các chi phí, phí khác phục vụ cho sự vận hành, khai thác tàu bay của tổ bay, thợ kỹ thuật của Bên cho thuê tàu bay và các chi phí khác v.v.; mua và duy trì hợp đồng bảo hiểm cho hành khách, hành lý, hàng hoá được chuyên chở bằng tàu bay này; phép bay, lịch bay, cung ứng nhiên liệu cho hoạt động khai thác tàu bay thuê trong suốt thời hạn thuê v.v

Bên cho thuê phải chịu trách nhiệm về khai thác tàu bay theo yêu cầu của Bên thuê; các hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa hỏng hóc, cung ứng vật tư, khí tài đối với tàu bay; cung cấp tàu bay, tổ lái, tiếp viên, thợ kỹ thuật; đảm bảo các chứng chỉ cho các nhân viên khai thác tàu bay tương ứng, Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay v.v.; cung cấp chứng chỉ bảo hiểm còn hiệu lực cho tổ lái, tiếp viên, cho tàu bay, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba

1.2.3 Hợp đồng thuê tàu bay không có tổ bay

1.2.3.1 Định nghĩa Hợp đồng thuê tàu bay không có tổ bay

Hợp đồng thuê tàu bay không có tổ bay hay còn gọi là hợp đồng thuê khô tàu bay (Dry Lease), hãng hàng không là Bên thuê khai thác tàu bay, chủ sở hữu hoặc bên có quyền cho thuê tàu bay chỉ định thực hiện quyền cho thuê trong suốt thời hạn thuê là Bên cho thuê Bên thuê tự chịu trách nhiệm về kỹ thuật, vận hành, khả năng đủ điều kiện bay, bảo trì, bảo hiểm, tổ bay và thanh toán các chi phí liên quan đến quá trình vận hành của tàu bay

Pháp luật điều chỉnh Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng ở Việt Nam

Mỗi quốc gia có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đặc thù, riêng biệt áp dụng đối với các giao dịch thuê khai thác tàu bay dân dụng Tuy nhiên, do tính quốc tế của loại hợp đồng này nên hầu hết các điều khoản và điều kiện của Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng ngoài việc phải tuân thủ pháp luật quốc gia được các bên lựa chọn điều chỉnh đối với hợp đồng thì còn phải tuân thủ theo quy định pháp luật tại các quốc gia có chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng Các quốc gia trong đó có Việt Nam thường ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế để tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia giao dịch quốc tế liên quan đến lĩnh vực hàng không trong nước có cơ hội hợp tác và phát triển với các đối tác quốc tế Như vậy, Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng chịu sự điều chỉnh của (i) pháp luật quốc gia các bên lựa chọn điều chỉnh hợp đồng, (ii) pháp luật quốc gia của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng, và (iii) các điều ước quốc tế mà quốc gia của các bên trong hợp đồng ký kết hoặc tham gia

2.1.1 Các Điều ước quốc tế về hàng không Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia

Hàng không là ngành đặc thù, trong đó có hoạt động giao dịch thuê khai thác tàu bay Tàu bay là thiết bị có giá trị tài chính lớn chứa đựng hàm lượng kỹ thuật và công nghệ ở trình độ rất cao Trong đó yếu tố đặc trưng nhất của các hoạt động hàng không là tính quốc tế của nó bởi sự gắn bó chặt chẽ với yếu tố chủ quyền quốc gia đối với vùng trời, vùng lãnh thổ, cũng như chính sách của quốc gia về chính trị, quốc phòng, kinh tế v.v

Do đó nguồn pháp luật điều chỉnh quan trọng nhất đối với các quan hệ trong lĩnh vực hàng không, mà cụ thể là các hoạt động thuê khai thác tàu bay chính là các điều ước quốc tế

Các quốc gia thường ký kết những điều ước quốc tế cụ thể nhằm chủ động xây dựng một hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động chung và chuyên biệt trong lĩnh vực hàng không quốc tế cũng như sử dụng chúng như một công cụ tối ưu nhằm thống nhất các quy phạm thực chất và xung đột Tuỳ theo từng đối tượng riêng biệt mà điều ước quốc tế được xây dựng với hình thức là điều ước quốc tế song phương hay điều ước quốc tế đa phương khu vực hoặc điều ước quốc tế đa phương toàn cầu

Các Điều ước quốc tế về hàng không mà Việt Nam đã ký kết và trở thành viên bao gồm:

- Nghị định thư sửa đổi Công ước Vácxava 1929 ký tại Hague ngày 28 tháng 9 năm 1955 (The Hague Protocol 1955) (Nghị định thư La Hague);

- Các Nghị định thư khác sửa đổi Công ước Vácxava 1929 trong hệ thống Công ước Vácxava;

- Công ước về thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận tải hàng không quốc tế Montréal ngày 28 tháng 5 năm 1999 – The Montréal Convention, 1999, nhằm hiện đại hoá Công ước Vácxava 1929 (Công ước Montréal 1999) ; 5

- Công ước về quyền lợi quốc tế đối với trang thiết bị di động (Convention on International Interests in Mobile Equipment) và Nghị định thư về các vấn đề cụ thể đối với trang thiết bị tàu bay (Protocol to the Convention on International Interests in Mobile Equipment on Matters specific to Aircraft Equipment) (sau đây gọi riêng là “Công ước Cape Town”, “Nghị định thư Cape Town” và gọi chung là “Công ước và Nghị định thư Cape Town”); 6

4 Việt Nam là thành viên của Công ước Vácxava 1929 và Nghị định thư La Hague từ ngày 09 tháng 01 năm 1983

5 Công ước Montréal 1999 có hiệu lực đối với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 26 tháng 11 năm

2018, xem tại https://caa.gov.vn/Pages/Print.aspx?NewsId 181128114636052, truy cập ngày 28/12/2020

6 Công ước về Quyền lợi quốc tế đối với trang thiết bị lưu động về các vấn đề đặc thù đối với trang thiết bị tàu bay (Protocol to the Convention on International Interests in Mobile Equipment on Matters Specific to Aircraft Equipment), thông qua tại Cape Town ngày 16 tháng 11 năm 2001, có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 theo Thông báo số 67/2014/TB-LPQT ngày 29/9/2014 của Bộ Ngoại giao; Nghị định thư của Công ước về Quyền lợi quốc tế đối với trang thiết bị lưu động về các vấn đề đặc thù đối với trang thiết bị tàu bay (Protocol to the Convention on International Interests in Mobile Equipment on Matters Specific to Aircraft Equipment), thông qua tại Cape Town ngày 16 tháng 11 năm 2001, có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 theo Thông báo số 45/2015/TB-LPQT ngày 22/9/2015 của Bộ Ngoại giao

- Công ước quốc tế Chicago 1944;

- Nghị định thư sửa đổi Công ước về các hành vi phạm tội và một số hành vi khác phạm tội trên tàu bay để thống nhất một số quy tắc liên quan đến chuyên chở quốc tế bằng đường hàng không năm 2014;

- Hiệp định đa phương ASEAN về tự do hoá hoàn toàn dịch vụ hàng không chở khách (“Hiệp định đa phương ASEAN”)

Trong đó Công ước Geneva 1948 về các quyền đối với tàu bay, Công ước và Nghị định thư Cape Town là các văn bản có nhiều ảnh hưởng đến thỏa thuận của các bên trong Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng cũng như việc nội luật hóa quy định của các điều ước quốc tế này thành các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam

2.1.1.1 Công ước Geneva 1948 về các quyền đối với tàu bay

Năm 1948 tại Geneva, Đại hội lần thứ hai của ICAO đã thông qua Công ước về Công nhận quốc tế về các quyền đối với tàu bay Công ước Geneva 1948 hướng tới việc công nhận quốc tế giữa các quốc gia thành viên về các quyền lợi bảo đảm đối với tàu bay, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài trợ tàu bay

Công ước Geneva 1948 theo nguyên tắc pháp luật của quốc gia mà tàu bay mang cờ hay còn gọi là pháp luật nước nơi tàu bay đăng ký Tuy nguyên tắc này được chấp nhận bởi rất nhiều quốc gia nhưng lại không bao gồm hầu hết các quốc gia theo pháp luật Anh - Mỹ

Theo Điều 1 của Công ước, các nước thành viên cam kết công nhận:

(a) các quyền về tài sản đối với tàu bay;

(b) các quyền chiếm hữu tàu bay thông qua việc mua sắm gắn liền với việc chiếm hữu tàu bay;

(c) các quyền chiếm hữu tàu bay trên cơ sở hợp đồng thuê tàu bay có thời hạn từ sáu tháng trở lên;

7 Việt Nam là thành viên Công ước Geneva 1948 từ ngày 18/6/1997; Công ước có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 16/9/1997

(d) thế chấp, cầm cố và các quyền tương tự đối với tàu bay được thiết lập trên cơ sở thoả thuận như là một sự bảo đảm cho việc thanh toán một khoản nợ; với điều kiện là những quyền nói trên được thiết lập phù hợp với luật của quốc gia ký kết nơi tàu bay đăng ký quốc tịch tại thời điểm thiết lập các quyền đó và được đăng ký hợp lệ trên một sổ đăng ký công khai ở quốc gia ký kết nơi tàu bay đăng ký quốc tịch

Công ước không quy định hiệu lực đương nhiên của các quyền này, để được công nhận, các quyền này phải được thiết lập phù hợp với quốc gia đăng ký tàu bay Điều 2 của Công ước quy định rằng hiệu lực của việc đăng ký bất kỳ quyền nào được nói tại Điều I, đối với người thứ ba được xác định theo luật của quốc gia ký kết nơi đăng ký

Hạn chế của Công ước Geneva 1948 được bộc lộ khi không giải quyết được tình trạng xung đột pháp luật, ví dụ như trường hợp chuyển nhượng nghĩa vụ được bảo đảm và các phương thức xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp không thanh toán được khoản nợ Ngoài ra, hạn chế khác của Công ước là không đem lại sự bảo đảm hoàn toàn mà chỉ bảo đảm các quyền lợi đã được đăng ký tại các quốc gia thành viên sẽ được công nhận tại các quốc gia thành viên khác Sự công nhận pháp lý của các quyền lợi đó vẫn chưa đủ đảm bảo cho việc chiếm hữu lại tàu bay hoặc tịch biên tàu bay trong các vụ việc trên thực tế

Với sự phát triển không ngừng của ngành hàng không cũng như các quy định của pháp luật tài chính – ngân hàng về giao dịch bảo đảm, các quy định của Công ước Geneva

Thực trạng áp dụng quy định pháp luật đối với Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng

Thực tiễn giao kết, thực hiện Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng của các hãng hàng không Việt Nam, các bên trong hợp đồng tuân thủ quy định pháp luật Hàng không dân dụng Việt Nam về đối tượng, chủ thể và hình thức của hợp đồng Đối với những điều khoản về pháp lý, thương mại, tài chính và kỹ thuật mà pháp luật Việt Nam không quy định, các bên tự thỏa thuận theo thông lệ quốc tế nhưng vẫn đảm bảo không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam

2.2.1 Chủ thể tham gia Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng

Chủ thể tham gia vào quan hệ Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng bao gồm Bên thuê tàu bay (các hãng hàng không) và Bên cho thuê tàu bay (thường là các hãng hàng không hoặc các công ty chuyên cho thuê tàu bay) Nhằm mục đích hạn chế và chia sẻ rủi ro cũng như tăng hiệu quả kinh doanh thì các chủ thể tham gia vào hoạt động khai thác tàu bay còn có sự tham gia của các ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng, bảo đảm, thế chấp, môi giới v.v Tùy từng trường hợp, các tổ chức này thường chỉ tham gia gián tiếp vì mục đích tài chính hoặc có thể quản lý toàn bộ nội dung thỏa thuận trong hợp đồng để bảo đảm cho hoạt động thuê, khả năng thanh toán và quyền lợi của bên vay và bên cho vay Đối với chủ thể là Bên thuê tàu bay để khai thác, người khai thác tàu bay chỉ được khai thác tàu bay vì mục đích thương mại khi được Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay 12 Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay được cấp cho tổ chức để chứng nhận việc đáp ứng điều kiện khai thác an toàn đối với loại tàu bay và loại hình khai thác quy định 13 Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận

12 Khoản 2 Điều 22 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006

13 Khoản 1 Điều 23 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 người khai thác tàu bay khi đáp ứng các điều kiện sau đây (a) Có tổ chức bộ máy khai thác; phương thức điều hành và giám sát khai thác tàu bay phù hợp; (b) Có đội ngũ nhân viên được đào tạo và có giấy phép, chứng chỉ phù hợp; (c) Có chương trình huấn luyện nghiệp vụ, chương trình bảo dưỡng tàu bay phù hợp với tính chất và quy mô khai thác; (d) Có tàu bay, trang bị, thiết bị bảo đảm khai thác an toàn; và (đ) Có đầy đủ tài liệu hướng dẫn khai thác 14

Quá trình khai thác tàu bay, người khai thác tàu bay có trách nhiệm (a) Duy trì hệ thống quản lý đủ khả năng kiểm tra và giám sát khai thác tàu bay an toàn; (b) Thực hiện quy định của tài liệu hướng dẫn khai thác; (c) Bảo đảm các phương tiện và dịch vụ mặt đất để khai thác tàu bay an toàn; (d) Bảo đảm mỗi tàu bay khi khai thác có đủ thành viên tổ bay được huấn luyện thành thạo cho các loại hình khai thác; (đ) Tuân thủ các yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay; và (e) Thực hiện đúng quy định trong Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay, kể cả trong trường hợp sử dụng dịch vụ và nhân lực theo hợp đồng hỗ trợ khai thác, bảo dưỡng tàu bay 15

2.2.2 Đối tượng Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng Đối tượng của Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng là tàu bay, chỉ được phép khai thác trong vùng trời Việt Nam khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay còn hiệu lực do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay được cấp khi tàu bay có đủ các điều kiện sau (a) Tàu bay phù hợp với Giấy chứng nhận loại tương ứng; (b) Có đầy đủ trang bị, thiết bị bảo đảm an toàn; (c) Được khai thác, bảo dưỡng theo đúng chế độ quy định; và (d) Ở trạng thái phù hợp với mục đích khai thác dự kiến 16 Ngoài Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay, tàu bay khi khai thác còn phải có Giấy phép sử dụng thiết bị vô tuyến điện trên tàu bay và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đối với tàu bay và động cơ tàu bay 17

14 Khoản 2 Điều 23 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006

15 Điều 24 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006

16 Điều 17 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006

17 Khoản 9 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014

2.2.3 Hình thức và hiệu lực của Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng

Hình thức của Hợp đồng thuê tàu bay dân dụng được quy định tại khoản 3 Điều

35 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 như sau: ”Hợp đồng thuê, cho thuê tàu bay phải được lập thành văn bản” Khoản 4 Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản” Theo đó, Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng có hiệu lực kể từ thời điểm bên cuối cùng tham gia hợp đồng ký vào hợp đồng Tuy nhiên, đối với các trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng chỉ có hiệu lực khi được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận bằng văn bản theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006: “Việc thuê, cho thuê tàu bay của các tổ chức, cá nhân Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài phải được

Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận bằng văn bản ” Thực tế thuê khai thác tàu bay ở

Việt Nam, các bên tham gia hợp đồng thường thoả thuận trong hợp đồng rằng Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng có hiệu lực kể từ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các hãng hàng không và nhà chức trách hàng không liên quan phê duyệt

Như vậy, Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng sẽ có hiệu lực khi tuân thủ các điều kiện cụ thể như sau:

Một là, Bên thuê và Bên cho thuê tàu bay đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về thuê, cho thuê khai thác tàu bay;

Hai là, các bên tự nguyện tham gia giao kết Hợp đồng thuê khai thác tàu bay;

Ba là, mục đích và nội dung Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

Bốn là, Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng phải được sự phê chuẩn của

Bộ Giao thông vận tải theo quy định của pháp luật;

Năm là, Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng phải được lập thành văn bản

Thực tiễn giao kết Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng, xuất phát từ tính quốc tế của loại hợp đồng này, các chủ thể của hợp đồng thường lựa chọn luật của Anh, Hoa Kỳ hoặc luật của một nước thứ ba làm luật điều chỉnh hợp đồng Do đó, ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hiệu lực của hợp đồng thì Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng còn phải chịu sự điều chỉnh của hệ thống luật do các bên chọn quy định cụ thể trong hợp đồng

2.2.4 Điều khoản chính của Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng

Ngoài những điều khoản cơ bản như các hợp đồng thuê tài sản khác, Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng còn có những điều khoản mang tính đặc thù Một số điều khoản chính, đặc trưng của Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng như sau:

2.2.4.1 Tuyên bố và Bảo đảm (Representations and Warranties) Điều khoản tuyên bố và bảo đảm thường bao gồm những nội dung sau:

- Bên thuê tàu bay là một tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp theo hệ thống pháp luật liên quan;

- Bên thuê tàu bay được cấp phép khai thác tàu bay cho mục đích thương mại (Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay);

- Bên thuê tàu bay có đủ thực lực, được phép và có quyền hợp pháp để sở hữu tài sản, thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng thuê tàu bay và có đủ khả năng để thực hiện việc kinh doanh theo tất cả các hệ thống pháp luật liên quan;

- Bên thuê tàu bay khai thác tàu bay được phép ký kết, chuyển giao và thực hiện Hợp đồng thuê khai thác tàu bay mà không cần thêm uỷ quyền nào hay không vi phạm luật pháp, quy định hay lệnh nào;

- Mỗi tài liệu của Hợp đồng thuê khai thác tàu bay mà Bên thuê là một bên sẽ tạo thành nghĩa vụ pháp lý có hiệu lực và không huỷ ngang của Bên thuê;

- Bên thuê có bản báo cáo tài chính gần nhất, chính xác phản ánh tình trạng tài chính của mình và không có trách nhiệm vật chất nào của các điều kiện tài chính của Bên thuê thay đổi kể từ đó

2.2.4.2 Các điều kiện tiên quyết (Precedent Conditions)

Cơ sở xác định định hướng và các định hướng cơ bản nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng ở Việt Nam

thống pháp luật đối với Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng ở Việt Nam

3.1.1 Cơ sở xác định định hướng hoàn thiện pháp luật

Tính đến thời điểm hiện tại, các hãng hàng không Việt Nam đã có những tích luỹ nhất định về vốn, kinh nghiệm kinh doanh và khai thác vận tải hàng không, cụ thể là đối với các hoạt động thuê và mua tàu bay từ nước ngoài Trong mấy năm trở lại đây, thị trường hàng không phát triển rất sôi động với sự mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của các hãng hàng không đã tồn tại và hoạt động nhiều năm trước đó và một số hãng hàng không mới được thành lập và phát triển cũng rất mạnh mẽ Song song đó, các hoạt động giao dịch mua bán, thuê tàu bay cũng diễn ra hết sức sôi động từ việc đặt mua hàng của các nhà sản xuất máy bay Boeing, Airbus những đơn hàng hàng trăm máy bay với trị giá lên đến hàng chục tỷ Đô la Mỹ cho đến việc các hãng hàng không liên tiếp ký kết hàng loạt các hợp đồng thuê máy bay với các tổ chức cho thuê tàu bay lớn trên thế giới dưới nhiều hình thức thuê khác nhau như thuê tài chính, thuê tàu bay có tổ bay và thuê tàu bay không có tổ bay… Thực tiễn đó đặt ra cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cần phải nhanh chóng tiến hành nghiên cứu, ban hành các quy định mới, điều chỉnh bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện tại để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, chi tiết và đầy đủ đáp ứng cho việc phát triển ngành hàng không nói chung và hoạt động thuê tàu bay khai thác nói riêng

Nhìn nhận vào thực tế những khó khăn và trở ngại của các hãng hàng không Việt Nam trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế đầy những sự cạnh tranh gay gắt, các quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực thuê tài sản và thuê khai thác tàu bay tuy đã được bổ sung và cơ bản đã đáp ứng tốt cho yêu cầu khai thác tàu bay ở Việt Nam

Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu và áp dụng cho thấy còn một số vấn đề nổi cộm cần được xem xét để bổ sung, điều chỉnh nhằm tạo ra sự đầy đủ hơn nữa để vừa có thể đáp ứng tốt nhất cho sự phát triển của ngành hàng không dân dụng nói chung, đáp ứng cho hoạt động kinh doanh khai thác của doanh nghiệp hàng không trong việc ký kết và thực hiện Hợp đồng thuê khai thác tàu bay nói riêng, đồng thời qua đó tạo ra sự đồng bộ với hệ thống pháp luật quốc tế liên quan

Với tốc độ phát triển nhanh chóng về mọi mặt của nền kinh tế đất nước nói chung, trong đó có sự phát triển vượt bậc của ngành hàng không mà cụ thể là hoạt động mua, thuê khai thác tàu bay đang diễn ra rất sôi động thì một trong những nhiệm vụ cần thiết là phải hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật hàng không đầy đủ, chi tiết và đồng bộ Trên tinh thần đó, hiện nay, Bộ Giao thông vận tải cũng đang tiến hành các thủ tục liên quan để tiến hành sửa đổi, bổ sung đối với Luật hàng không dân dụng Việt Nam dựa trên tinh thần đó

Việt Nam là một thị trường đầu tư và khai thác ngành hàng không dân dụng đầy tiềm năng, đặc biệt góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế đất nước Tuy nhiên, các nhà đầu tư tài chính và cho thuê máy bay nước ngoài luôn quan tâm hành lang pháp lý đầu tiên trước khi xúc tiến các hoạt động đầu tư, nhất là đối với một ngành nghề còn mới và cần một nguồn tài chính lớn để duy trì và phát triển như hoạt động khai thác tàu bay

Theo đó, việc xây dựng một môi trường pháp lý ổn định, đảm bảo tốt nhất được những quyền và lợi ích của các nhà đầu tư tài chính để phát triển hạ tầng hàng không, đầu tư phát triển các hãng hàng không, thực hiện các hoạt động thuê, cho thuê khai thác tàu bay, tài trợ tài chính và hỗ trợ tiếp cận các nguồn tài chính là cực kỳ quan trọng, cần được nhà nước ta quan tâm và lưu ý đặc biệt hơn

3.1.2 Các định hướng cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật

Dựa trên những phân tích về cơ sở kinh tế, lý luận và thực tiễn, công cuộc hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về ngành hàng không mà cụ thể là đối với hoạt động khai thác tàu bay nên cân nhắc theo các định hướng cơ bản sau đây:

- Sửa đổi, bổ sung những quy định hiện hành còn chưa rõ ràng, chưa được điều chỉnh hoặc thống nhất tại các văn bản dưới luật đối với quy định trong luật chuyên ngành;

- Bãi bỏ những quy định không còn phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển, hội nhập của ngành hàng không dân dụng Việt Nam nói chung và của lĩnh vực thuê khai thác tàu bay nói riêng;

- Cập nhật, nghiên cứu và vận dụng đúng đắn, hợp lý nội dung các điều ước, tập quán và thông lệ quốc tế, xem xét, đối chiếu, so sánh và chắt lọc các nội dung pháp luật nước ngoài trên cơ sở phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và xu thế phát triển pháp luật hàng không quốc tế về hoạt động thuê khai thác tàu bay tại Việt Nam;

- Bên cạnh những chắt lọc và điều chỉnh về nội dung thì việc đảm bảo tính kế thừa, tính phù hợp, tính thống nhất và đồng bộ với các văn bản pháp luật hiện hành trong nước cũng cần thiết được áp dụng trong quá trình cập nhật và hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về hàng không

Hành lang pháp lý rõ ràng, hiệu quả và minh bạch sẽ góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và cho thuê tàu bay quốc tế đầu tư vào hoạt động thuê khai thác tàu bay tại Việt Nam Do đó, việc hoàn thiện pháp luật cần tuân thủ chặt chẽ theo các định hướng cơ bản như đã phân tích trên.

Kiến nghị giải pháp nhằm sửa đổi, bổ sung hệ thống quy định pháp luật đối với Hợp đồng thuê khai thác tàu bay ở Việt Nam

với Hợp đồng thuê khai thác tàu bay ở Việt Nam

Căn cứ vào các cơ sở và định hướng hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật đối với hoạt động thuê khai thác tàu bay đã nêu trên cũng như các phân tích về mặt lý luận và thực tiễn trong quá trình thuê khai thác tàu bay trên thế giới và ở Việt Nam thời gian qua, rõ ràng nhận thấy hiện nay tuy rằng các quy định về hàng không mặc dù rất đồ sộ, phần lớn có thể đáp ứng được và điều chỉnh các hoạt động hàng không liên quan Tuy nhiên, các văn bản chưa có được sự thống nhất, đồng bộ, có những quy định liên quan nằm rải rác, chưa đầy đủ và đồng bộ khiến việc thực hiện, áp dụng trong thực tiễn còn nhiều khó khăn, bất cập Do đó, việc tiến hành nghiên cứu, rà soát toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành là cần thiết để:

- Ban hành mới Luật Hàng không dân dụng Việt Nam theo hướng cập nhật toàn bộ các quy định pháp luật quốc tế mới, phù hợp với định hướng, lộ trình về cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực Hàng không dân dụng Việt Nam; và

- Trên cơ sở Luật Hàng không dân dụng Việt Nam được ban hành mới, ban hành hệ thống văn bản mới dưới luật một cách đồng bộ để áp dụng, mang lại sự thuận lợi và hiệu quả cao và từng bước thay thế cho hệ thống văn bản pháp luật hiện hành tuy độ sộ nhưng tản mác và chưa đảm bảo được sự đồng bộ, thông suốt và thống nhất như hiện nay

Từ năm 2004 đến nay, thị trường kinh doanh dịch vụ vận tải khai thác tàu bay dân dụng đã có nhiều thay đổi, xuất hiện các chủ thể mới đang tham gia tích cực vào hoạt động cung ứng dịch vụ, kinh doanh vận tải hàng không Do đó, trong quá trình rà soát để ban hành Luật Hàng không dân dụng Việt Nam mới và quy định lại toàn bộ hệ thống văn bản dưới luật, cần phải lấy ý kiến đánh giá của các tổ chức, chủ thể có liên quan, trên cơ sở tham khảo, tìm hiểu và ứng dụng các quy định pháp luật quốc tế vào Việt Nam cho phù hợp

Trong phạm vi luận văn này, tác giả xin góp ý một số nội dung sau đây liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động thuê khai thác tàu bay và Hợp đồng thuê khai thác tàu bay

3.2.1 Kiến nghị sửa đổi quy định về hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài và hạn chế chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài

Nghị định 92/2016/NĐ-CP và Nghị định số 89/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 92/2016/NĐ-CP có quy định tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không không quá 34% Vốn điều lệ Trên thực tế, quy định này đã làm phát sinh một số bất cập và vướng mắc sau đây:

(i) Hạn chế khả năng thu hút vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Quy định hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp vận tải hàng không khiến các doanh nghiệp vận tải hàng không đã niêm yết gặp khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư từ nhà đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán Mặt khác, việc khống chế tỷ lệ sở hữu cổ phần ở mức thấp cũng không khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn chuyển giao vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý để tập trung phát triển các doanh nghiệp vận tải hàng không trong nước Từ đó làm ảnh hưởng đến quy mô và tốc độ phát triển của đội tàu bay thông qua các hợp đồng thuê khai thác tàu bay do hạn chế về năng lực tài chính ảnh hưởng nguồn lực về vốn đầu tư cho hoạt động thuê tàu bay và về lâu dài sẽ dẫn đến bị tụt hậu so với các hãng hàng không của các nước khác trong khu vực và thế giới về tốc độ phát triển và công nghệ tàu bay

(ii) Không phù hợp với thực tiễn tại các quốc gia trong khu vực ASEAN

Trong tuyên bố của các bộ trưởng APEC tại Auckland (New Zealand) có nội dung: Các quốc gia sẽ phát triển thị trường bằng việc "nâng cao vai trò của cạnh tranh lành mạnh để nâng cao hiệu quả và tăng cường sự gia nhập của các doanh nghiệp; và Xây dựng các ưu đãi vùng và ưu đãi quốc tế cho tự do giao thương và cạnh tranh lành mạnh" Dựa trên nguyên tắc này, các bộ trưởng APEC đã thống nhất Bộ nguyên tắc nhằm Tăng cường cạnh tranh và cải cách quy định, trong đó có một số nguyên tắc nổi bật:

- Tính toàn diện: Áp dụng rộng rãi các nguyên tắc cạnh tranh và quy định đối với hoạt động kinh tế bao gồm hàng hóa và dịch vụ, và các hoạt động kinh doanh tư nhân và công cộng; Bảo vệ quá trình cạnh tranh, tạo ra và duy trì môi trường cho cạnh tranh tự do và công bằng; Việc công nhận rằng thị trường cạnh tranh đòi hỏi một khuôn khổ pháp lý tổng thể tốt, quyền tài sản rõ ràng, và thực thi không phân biệt đối xử, có hiệu lực và hiệu quả

- Thực thi: Để đạt được mục tiêu này, các nền kinh tế thành viên APEC sẽ nỗ lực để: Đảm bảo rằng các biện pháp để đạt được các mục tiêu mong muốn được thông qua và/ hoặc duy trì với sự biến dạng tối thiểu để cạnh tranh; Giải quyết hành vi chống cạnh tranh bằng cách thực hiện chính sách cạnh tranh để bảo vệ quá trình cạnh tranh, …"

Theo nghiên cứu của chúng tôi, nhiều quốc gia thành viên của ASEAN đã cho phép tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại hãng hàng không trong nước cao hơn so với Việt Nam, hầu hết là 49%, cụ thể như sau: 24

Việc Chính phủ Việt Nam quy định khống chế tỷ lệ sở hữu vốn của Nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 34% vốn điều lệ của doanh nghiệp vận tải hàng không có

24 Trích và Dịch từ "An On-going Processs: Overview of the ASEAN Open Sky Agreement", ERIA Internship (Economic Research Institute for ASEAN and East Asia),

Quốc gia Tỷ lệ vốn góp của Nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực vận tải hàng không

Brunei Có giới hạn gia nhập thị trường với Nhà đầu tư nước ngoài, nhưng không có tỷ lệ giới hạn chi tiết

Cambodia Có giới hạn gia nhập thị trường với Nhà đầu tư nước ngoài, nhưng không có tỷ lệ giới hạn chi tiết Singapore Không có giới hạn về tỷ lệ tham gia vốn góp của Nhà đầu tư nước ngoài Indonesia Tỷ lệ sở hữu vốn của Nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%

Malaysia Tỷ lệ sở hữu vốn của Nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%

Myanmar Có giới hạn gia nhập thị trường với Nhà đầu tư nước ngoài, nhưng không có tỷ lệ giới hạn chi tiết Vietnam Tỷ lệ sở hữu vốn đầu tư nước ngoài không quá 34%

Philippines Tỷ lệ sở hữu vốn của Nhà đầu tư nước ngoài không quá 40%

Ngày đăng: 14/10/2024, 09:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w