THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CẢNG BIỂN THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI. Cảng biển là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giữa các khu vực và quốc gia. Hơn thế nữa, trong thời đại công nghệ số, phát triển cảng biển thông minh trở thành định hướng của nhiều cảng biển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Với các giải pháp công nghệ số, cảng biển hoạt động có hiệu suất cao hơn, đồng thời đáp ứng các thách thức mới trong việc duy trì các yêu cầu về an toàn, bảo mật và năng lượng một cách hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường. Chính vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang tích cực đầu tư vốn phát triển công nghệ cảng thông minh và ứng dụng chúng cho các khu vực cảng truyền thống nhằm nâng cao sự hiệu quả và tự động trong hoạt động khai thác cảng. Với lợi thế có đường bờ biển dài nằm trên tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới, cảng biển Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, an ninh trong tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước. Cảng biển đóng vai trò là trung tâm hoạt động thương mại nhân tạo, nơi mà hàng hóa và tàu thuyền được tập trung, xử lý và trao đổi. Thế nhưng khi đặt cảng biển vào trong bối cảnh hội nhập và phát triển ngày nay, thời điểm nền kinh tế thế giới đang chứng kiến những biến đổi đáng kể do sự phát triển bùng nổ của công nghệ số đã tạo ra một thách thức gay gắt giữa các cảng biển trên thế giới về sự cạnh tranh. Điều này đặt ra yêu cầu đối với các cảng biển về việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ và hiện đại hóa. Cảng biển thông minh đã trở thành một mục tiêu chiến lược quan trọng của nhiều cảng biển trên toàn cầu, nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động và đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường. Sự đổi mới thông minh đã tạo ra khả năng tăng cường kế hoạch tại các cảng cửa ngõ, giảm chi phí giao dịch và cải thiện chu kỳ tàu giao hàng. Khả năng kết nối và theo dõi hàng hóa và tàu thuyền thông qua Internet of Things (IoT) được phát triển mạnh mẽ giúp tối ưu hóa quá trình giao dịch và quản lý hàng hóa. Công nghệ Blockchain được áp dụng để tăng tính bảo mật và tính minh bạch trong quá trình giao dịch hàng hóa và quản lý dữ liệu. Ngoài ra, công nghệ đã cải thiện quá trình lập kế hoạch và dự đoán. Cảng thông minh có khả năng hiển thị sớm và tạo kế hoạch chính xác hơn cho việc lập bản đồ di chuyển hàng hóa. Các phương pháp lập kế hoạch mới đã cung cấp khả năng dự đoán sớm hơn, cho phép khởi tạo chính xác hơn để lập bản đồ di chuyển hàng hóa. Việc sử dụng dữ liệu và công nghệ dự đoán đã giúp làm giảm thời gian chu kỳ vận chuyển hàng hóa, tạo ra sự dự đoán trong việc quản lý lưu thông hàng hóa và cải thiện tốc độ dịch vụ. Có thể khẳng định rằng cảng thông minh đã đánh dấu một sự thay đổi lớn với chuỗi cung ứng. tác động tích cực đến ngành kinh tế biển nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nhằm đổi mặt với những thách thức ngày càng lớn, việc triển khai các giải pháp cảng biển thông minh không chỉ là một xu hướng nổi bật mà còn là một ưu tiên không thể bỏ qua đối với các quốc gia có biển. Đối với Việt Nam - đất nước có đường bờ biển hơn 3.260 km trải dài từ Bắc vào Nam thì việc áp dụng mô hình này không phải là một ngoại lệ. Chính vì vậy trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” theo quyết định 749/QĐ- TTg ngày 3/6/2020 của Thủ Tướng chính phủ, chuyển đổi số của hạ tầng logistics trong đó có cảng biển là một trong nhiệm vụ trọng tâm phục vụ cho hướng phát triển cảng biển xanh và cảng thông minh tại Việt Nam. Từ thực tiễn bối cảnh trong nước và quốc tế, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng việc nghiên cứu về hoạt động phát triển cảng biển thông minh tại Việt Nam là nội dung vô cùng cấp thiết và có tính thời sự. Chính vì lý do đó, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng phát triển cảng biển thông minh tại Việt Nam và thế giới”. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Tổng quan các nghiên cứu quốc tế Bài nghiên cứu "A framework for building as smart port and smart port index" (2020) (Khung xây dựng cảng thông minh và chỉ số cảng thông minh) của nhóm tác giả Anahita Molavi, Gino J. Lim và Bruce Race đã đưa ra định nghĩa của cảng thông minh dựa trên những bài nghiên cứu liên quan và những lĩnh vực hoạt động chính của cảng thông minh dựa trên các yếu tố: tổ chức vận hành, tác động tới môi trường, năng lượng và độ an toàn- bảo mật. Đồng thời đưa ra lịch sử phát triển cảng biển dựa trên các tài liệu và thống kê trước đó. Bằng cách sử dụng số liệu định lượng về chỉ số cảng thông minh (SPI) dựa trên chỉ số hiệu suất chính (KPI), bài nghiên cứu đưa ra công cụ định lượng nhằm phát triển chiến lược xây dựng cảng thông minh, giúp các nhà quản lý đánh giá mức độ thông minh của cảng của họ và xác định điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động hiện tại để liên tục cải tiến. Bài nghiên cứu cũng cho thấy các sáng kiến cảng thông minh trên khắp thế giới có mức độ toàn diện khác nhau dựa trên chỉ số SPI (thống kê trên 14 cảng). Đồng thời cũng cho thấy các chính sách của chính phủ và các biến số theo vùng cụ thể có gây ra tác động đến giá trị SPI. Bài nghiên cứu "Key factors for the success of smart ports during the post-pandemic era" (2023) của nhóm tác giả Chu-Ting Hsu, Ming-Tao Chou và Ji-Feng Ding đã tập trung vào việc phân tích các đặc điểm cơ bản và chất lượng dịch vụ của các cảng biển thông minh trong thời kỳ hậu đại dịch, bằng cách sử dụng tỷ lệ chất lượng dịch vụ SERVQUAL. Bằng phương pháp phân tích phân cấp (AHP) và phòng thí nghiệm đánh giá quyết định và thử nghiệm (DEMATEL). Bài nghiên cứu cho thấy các yếu tố thành công chính của cảng biển thông minh là: (1) giao hàng chính xác và an toàn; (2) việc truyền tải tài liệu điện tử chính xác; (3) cung cấp cầu cảng nhanh chóng để rút ngắn thời gian quay vòng của tàu; (4) thủ tục hải quan và logistics thuận tiện và toàn diện; (5) tích hợp thông tin minh bạch trên một nền tảng duy nhất; và (6) sử dụng BigData để sắp xếp vận chuyển container. Kết quả của nghiên cứu này giúp các nhà điều hành cảng và các cơ quan chính phủ xác định các yếu tố thành công chính cho các cảng biển thông minh. Giúp các bên tham gia vào chuỗi cung ứng thực hiện các biện pháp sớm để đáp ứng với tác động của tình trạng khẩn cấp trong thời kỳ hậu đại dịch, từ đó cải thiện hoạt động cảng và sự hài lòng của khách hàng. Báo cáo “Smart Port Development Policies in Asia and the Pacific [1]” (2021) của ESCAP đã được phát triển để phục vụ như một hướng dẫn bao gồm mô hình hoàn thiện phân tích cảng, cách tiếp cận từng bước và các công nghệ cần thiết liên quan đến phát triển cảng thông minh. Nghiên cứu xem xét khái niệm “cảng thông minh” và phân tích nhiều cách triển khai thực tế, tập trung vào các phát triển như tự động hóa bến container, sử dụng công nghệ Dữ liệu lớn, AI, IoT, Digital Twin để quản lý cảng và nhiều công nghệ khác. Nó cũng xem xét việc chuyển đổi sang các cảng kỹ thuật số có thể đáp ứng như thế nào đối với các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường trong lĩnh vực cảng mà các Quốc gia thành viên ESCAP phải đối mặt, bao gồm các Quốc gia thành viên được chọn, thông qua các ví dụ về báo cáo của các quốc gia phát triển và các quốc gia được chọn. Nghiên cứu này cuối cùng nhằm mục đích cung cấp các khuyến nghị kỹ thuật để các Quốc gia thành viên ESCAP áp dụng hoặc tham khảo khi xây dựng và thực hiện các chiến lược và hành động phát triển cảng thông minh của họ. Ngoài ra, báo cáo này cung cấp cách tiếp cận từng bước để thiết kế cảng thông minh và xác định quy hoạch hoặc lộ trình tổng thể cũng như đề cập đến các vấn đề kỹ thuật quan trọng liên quan. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Công nghiệp 4.0), các cảng biển ngày nay chịu áp lực phải chuyển đổi cách thức vận hành để xử lý luồng giao thông. Sự chuyển đổi như vậy đòi hỏi phải phát triển hệ thống cảng thông minh. Để giúp cộng đồng cảng hiểu rõ hơn về các khái niệm cảng thông minh và phát triển thành công cảng thông minh trong chuỗi cung ứng toàn cầu, bài nghiên cứu "Phát triển kiến trúc cảng thông minh và các yếu tố thiết yếu trong thời đại Công nghiệp 4.0" (2022) của tác giả Hokey Min đã tổng hợp các khái niệm cảng thông minh cốt lõi, thiết kế kiến trúc cơ bản và đề xuất các mốc quan trọng cụ thể để giám sát dự án phát triển cảng thông minh. Sử dụng phân tích nội dung và sau đó xác định các yếu tố thành công chính (ví dụ: các thành phần thiết yếu cho kiến trúc cảng thông minh, đề xuất giá trị, số liệu hiệu suất cổng thông minh) để thiết lập và tăng trưởng bền vững của cảng thông minh. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng cảng thông minh giúp giảm thời gian phản hồi của người dùng cảng, cải thiện việc sử dụng tài sản cảng và nâng cao khả năng hiển thị hậu cần hàng hải bằng cách tự động hóa và tích hợp kỹ thuật số các hoạt động của cảng từ đầu đến cuối mà không cần sự can thiệp của con người. Bài nghiên cứu "Investigating the Influences of Smart Port Practices and Technology Employment on Port Sustainable Performance: The Egypt Case" ( 2022) của nhóm tác giả Alaa Othman, Sara EI Gazzar và Matjaz Knez với mục đích nghiên cứu về thực trạng áp dụng cảng thông minh tại Ai Cập cũng như Ai Cập đã sử dụng công nghệ ở mức độ nào để đạt được và cải thiện hiệu suất cảng bền vững. Các cuộc phỏng vấn thực hiện dựa trên 10 bên liên quan khác nhau từ chính phủ, khu vực tư nhân và các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý cảng. Nghiên cứu cho thấy tiềm năng to lớn của việc sử dụng công nghệ để đạt được hiệu suất bền vững tại các cảng của Ai Cập, đồng thời nêu bật những trở ngại và thách thức chính có thể gặp phải trong quá trình thích ứng cùng với các đề xuất và khuyến nghị cho những trở ngại đó nhằm áp dụng chuyển đổi kỹ thuật số hướng tới hiệu suất cảng thông minh bền vững. Tuy nhiên, có một số hạn chế có thể là vấn đề mở đối với các nhà nghiên cứu và thực hành trong tương lai, những người có thể hưởng lợi từ những đề xuất đó để sử dụng công nghệ và điều chỉnh các quy trình bền vững tại các cảng, thúc đẩy các sáng kiến nghiên cứu thực tế mới để điều chỉnh các hoạt động của cảng thông minh ở các quốc gia khác nhau và thử nghiệm tác động của chúng đến hoạt động bền vững của cảng. Các cảng thuộc khu vực Thái Bình Dương nơi có lượng hàng hóa vận chuyển qua tương đối lớn dễ bị chịu tác động bởi biến đổi khí hậu và các hiểm họa tự nhiên như bão, động đất và sóng thần. Những sự kiện này dẫn đến sự gián đoạn giao thông tàu thuyền và quá trình vận chuyển hàng hóa trong khu vực. Do vậy, bài nghiên cứu "Smart Ports in the Pacific" (2020) của Asian Development Bank đã chỉ ra tính cấp thiết trong việc nghiên cứu, xây dựng và phát triển cảng thông minh nhằm đáp ứng điều kiện về địa lý và thiên nhiên khó khăn trong khu vực Thái Bình Dương. Theo đó, cảng thông minh được định nghĩa là cảng đảm bảo "không lãng phí không gian, thời gian, tiền bạc và tài nguyên thiên nhiên; dự kiến sử dụng 100% điện, không phát thải, có khả năng xử lý nhiều hàng hóa hơn trong thời gian ngắn hơn". Những nhân tố thúc đẩy phát triển cảng thông minh được đưa ra gồm: hiệu suất hoạt động cao; quản lý tài sản, khả năng kinh doanh linh hoạt, độ an toàn và bảo mật, hiệu suất tiêu tốn năng lượng và tác động tới môi trường. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng đưa ra lộ trình phát triển cảng thông minh gồm 5 quy trình: thu thập dữ liệu, tăng cường hợp tác, các quyết định hỗ trợ phát triển cảng thông minh, học hỏi và áp dụng chuyển đổi số. Nhóm tác giả Marikka Heikkila, Jouni Saarni và Antti Saurama (2022) trong bài "Innovation in Smart Ports: Future Directions of Digitalization in Container Ports" ( Sự đổi mới trong cảng biển thông minh: Định hướng số hóa trong tương lai của cảng Container) đưa ra khái niệm cảng thông minh là cổng được tự động hóa, hợp tác và xanh dựa trên phân tích kịch bản dự đoán tương lai phát triển cảng thông minh. Nghiên cứu này cũng chỉ ra các yếu tố tác động đến quyết định áp dụng mô hình cảng biển thông minh chủ yếu đến từ công nghệ và tính khả thi, nguồn lực khi áp dụng chúng. Thông qua nghiên cứu, có thể thấy trên thực tế các dữ liệu có sẵn về cảng biển thông minh chủ yếu đến từ 6 cảng tại Châu Âu. Bên cạnh đó, tại Châu Á,, Singapore và Trung Quốc cũng có nhiều tiến bộ trong việc phát triển cảng thông minh theo hướng tự động hóa. Cho thấy các nhà khai thác cảng chủ yếu đầu tư số hóa và sử dụng năng lượng không có hóa thạch, đặc biệt là tích hợp hệ thống thông tin. Dựa trên tài liệu khoa học và phân tích về hoạt động đổi mới tại các cảng được chọn, bài viết chỉ ra rằng chính trị quốc gia và quốc tế có tác động lớn đến định hướng phát triển cảng biển thông minh. Mặt khác cơ sở hạ tầng vành đai và con đường cũng hỗ trợ kiểm soát tốt hơn chuỗi hậu cần cho phát triển cảng biển thông minh toàn cầu
Tính cấp thiết của đề tài
Cảng biển là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giữa các khu vực và quốc gia Hơn thế nữa, trong thời đại công nghệ số, phát triển cảng biển thông minh trở thành định hướng của nhiều cảng biển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu Với các giải pháp công nghệ số, cảng biển hoạt động có hiệu suất cao hơn, đồng thời đáp ứng các thách thức mới trong việc duy trì các yêu cầu về an toàn, bảo mật và năng lượng một cách hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường Chính vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang tích cực đầu tư vốn phát triển công nghệ cảng thông minh và ứng dụng chúng cho các khu vực cảng truyền thống nhằm nâng cao sự hiệu quả và tự động trong hoạt động khai thác cảng Với lợi thế có đường bờ biển dài nằm trên tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới, cảng biển Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, an ninh trong tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước Cảng biển đóng vai trò là trung tâm hoạt động thương mại nhân tạo, nơi mà hàng hóa và tàu thuyền được tập trung, xử lý và trao đổi Thế nhưng khi đặt cảng biển vào trong bối cảnh hội nhập và phát triển ngày nay, thời điểm nền kinh tế thế giới đang chứng kiến những biến đổi đáng kể do sự phát triển bùng nổ của công nghệ số đã tạo ra một thách thức gay gắt giữa các cảng biển trên thế giới về sự cạnh tranh Điều này đặt ra yêu cầu đối với các cảng biển về việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ và hiện đại hóa.
Cảng biển thông minh đã trở thành một mục tiêu chiến lược quan trọng của nhiều cảng biển trên toàn cầu, nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động và đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường Sự đổi mới thông minh đã tạo ra khả năng tăng cường kế hoạch tại các cảng cửa ngõ, giảm chi phí giao dịch và cải thiện chu kỳ tàu giao hàng Khả năng kết nối và theo dõi hàng hóa và tàu thuyền thông qua Internet of Things (IoT) được phát triển mạnh mẽ giúp tối ưu hóa quá trình giao dịch và quản lý hàng hóa Công nghệ Blockchain được áp dụng để tăng tính bảo mật và tính minh bạch trong quá trình giao dịch hàng hóa và quản lý dữ liệu Ngoài ra, công nghệ đã cải thiện quá trình lập kế hoạch và dự đoán. Cảng thông minh có khả năng hiển thị sớm và tạo kế hoạch chính xác hơn cho việc lập bản đồ di chuyển hàng hóa Các phương pháp lập kế hoạch mới đã cung cấp khả năng dự đoán sớm hơn, cho phép khởi tạo chính xác hơn để lập bản đồ di chuyển hàng hóa Việc sử dụng dữ liệu và công nghệ dự đoán đã giúp làm giảm thời gian chu kỳ vận chuyển hàng hóa, tạo ra sự dự đoán trong việc quản lý lưu thông hàng hóa và cải thiện tốc độ dịch vụ Có thể khẳng định rằng cảng thông minh đã đánh dấu một sự thay đổi lớn với chuỗi cung ứng tác động tích cực đến ngành kinh tế biển nói riêng và nền kinh tế nói chung Nhằm đổi mặt với những thách thức ngày càng lớn, việc triển khai các giải pháp cảng biển thông minh không chỉ là một xu hướng nổi bật mà còn là một ưu tiên không thể bỏ qua đối với các quốc gia có biển. Đối với Việt Nam - đất nước có đường bờ biển hơn 3.260 km trải dài từ Bắc vào Nam thì việc áp dụng mô hình này không phải là một ngoại lệ Chính vì vậy trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” theo quyết định 749/QĐ- TTg ngày 3/6/2020 của Thủ Tướng chính phủ, chuyển đổi số của hạ tầng logistics trong đó có cảng biển là một trong nhiệm vụ trọng tâm phục vụ cho hướng phát triển cảng biển xanh và cảng thông minh tại Việt Nam.
Từ thực tiễn bối cảnh trong nước và quốc tế, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng việc nghiên cứu về hoạt động phát triển cảng biển thông minh tại Việt Nam là nội dung vô cùng cấp thiết và có tính thời sự Chính vì lý do đó, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng phát triển cảng biển thông minh tại Việt Nam và thế giới”.
Tổng quan nghiên cứu
Tổng quan các nghiên cứu quốc tế
Bài nghiên cứu "A framework for building as smart port and smart port index" (2020)
(Khung xây dựng cảng thông minh và chỉ số cảng thông minh) của nhóm tác giả Anahita
Molavi, Gino J Lim và Bruce Race đã đưa ra định nghĩa của cảng thông minh dựa trên những bài nghiên cứu liên quan và những lĩnh vực hoạt động chính của cảng thông minh dựa trên các yếu tố: tổ chức vận hành, tác động tới môi trường, năng lượng và độ an toàn- bảo mật Đồng thời đưa ra lịch sử phát triển cảng biển dựa trên các tài liệu và thống kê trước đó Bằng cách sử dụng số liệu định lượng về chỉ số cảng thông minh (SPI) dựa trên chỉ số hiệu suất chính (KPI), bài nghiên cứu đưa ra công cụ định lượng nhằm phát triển chiến lược xây dựng cảng thông minh, giúp các nhà quản lý đánh giá mức độ thông minh của cảng của họ và xác định điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động hiện tại để liên tục cải tiến Bài nghiên cứu cũng cho thấy các sáng kiến cảng thông minh trên khắp thế giới có mức độ toàn diện khác nhau dựa trên chỉ số SPI (thống kê trên 14 cảng) Đồng thời cũng cho thấy các chính sách của chính phủ và các biến số theo vùng cụ thể có gây ra tác động đến giá trị SPI.
Bài nghiên cứu "Key factors for the success of smart ports during the post-pandemic era" (2023) của nhóm tác giả Chu-Ting Hsu, Ming-Tao Chou và Ji-Feng Ding đã tập trung vào việc phân tích các đặc điểm cơ bản và chất lượng dịch vụ của các cảng biển thông minh trong thời kỳ hậu đại dịch, bằng cách sử dụng tỷ lệ chất lượng dịch vụSERVQUAL Bằng phương pháp phân tích phân cấp (AHP) và phòng thí nghiệm đánh giá quyết định và thử nghiệm (DEMATEL) Bài nghiên cứu cho thấy các yếu tố thành công chính của cảng biển thông minh là: (1) giao hàng chính xác và an toàn; (2) việc truyền tải tài liệu điện tử chính xác; (3) cung cấp cầu cảng nhanh chóng để rút ngắn thời gian quay vòng của tàu; (4) thủ tục hải quan và logistics thuận tiện và toàn diện; (5) tích hợp thông tin minh bạch trên một nền tảng duy nhất; và (6) sử dụng BigData để sắp xếp
3 nghiên cứu này giúp các nhà điều hành cảng và các cơ quan chính phủ xác định các yếu tố thành công chính cho các cảng biển thông minh Giúp các bên tham gia vào chuỗi cung ứng thực hiện các biện pháp sớm để đáp ứng với tác động của tình trạng khẩn cấp trong thời kỳ hậu đại dịch, từ đó cải thiện hoạt động cảng và sự hài lòng của khách hàng.
Báo cáo “Smart Port Development Policies in Asia and the Pacific [1]” (2021) của ESCAP đã được phát triển để phục vụ như một hướng dẫn bao gồm mô hình hoàn thiện phân tích cảng, cách tiếp cận từng bước và các công nghệ cần thiết liên quan đến phát triển cảng thông minh Nghiên cứu xem xét khái niệm “cảng thông minh” và phân tích nhiều cách triển khai thực tế, tập trung vào các phát triển như tự động hóa bến container, sử dụng công nghệ Dữ liệu lớn, AI, IoT, Digital Twin để quản lý cảng và nhiều công nghệ khác Nó cũng xem xét việc chuyển đổi sang các cảng kỹ thuật số có thể đáp ứng như thế nào đối với các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường trong lĩnh vực cảng mà các Quốc gia thành viên ESCAP phải đối mặt, bao gồm các Quốc gia thành viên được chọn, thông qua các ví dụ về báo cáo của các quốc gia phát triển và các quốc gia được chọn. Nghiên cứu này cuối cùng nhằm mục đích cung cấp các khuyến nghị kỹ thuật để các Quốc gia thành viên ESCAP áp dụng hoặc tham khảo khi xây dựng và thực hiện các chiến lược và hành động phát triển cảng thông minh của họ Ngoài ra, báo cáo này cung cấp cách tiếp cận từng bước để thiết kế cảng thông minh và xác định quy hoạch hoặc lộ trình tổng thể cũng như đề cập đến các vấn đề kỹ thuật quan trọng liên quan.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Công nghiệp 4.0), các cảng biển ngày nay chịu áp lực phải chuyển đổi cách thức vận hành để xử lý luồng giao thông Sự chuyển đổi như vậy đòi hỏi phải phát triển hệ thống cảng thông minh Để giúp cộng đồng cảng hiểu rõ hơn về các khái niệm cảng thông minh và phát triển thành công cảng thông minh trong chuỗi cung ứng toàn cầu, bài nghiên cứu "Phát triển kiến trúc cảng thông minh và các yếu tố thiết yếu trong thời đại Công nghiệp 4.0" (2022) của tác giả Hokey Min đã tổng hợp các khái niệm cảng thông minh cốt lõi, thiết kế kiến trúc cơ bản và đề xuất các mốc quan trọng cụ thể để giám sát dự án phát triển cảng thông minh Sử dụng phân tích nội dung và sau đó xác định các yếu tố thành công chính (ví dụ: các thành phần thiết yếu cho kiến trúc cảng thông minh, đề xuất giá trị, số liệu hiệu suất cổng thông minh) để thiết lập và tăng trưởng bền vững của cảng thông minh Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng cảng thông minh giúp giảm thời gian phản hồi của người dùng cảng, cải thiện việc sử dụng tài sản cảng và nâng cao khả năng hiển thị hậu cần hàng hải bằng cách tự động hóa và tích hợp kỹ thuật số các hoạt động của cảng từ đầu đến cuối mà không cần sự can thiệp của con người.
Bài nghiên cứu "Investigating the Influences of Smart Port Practices and Technology
Employment on Port Sustainable Performance: The Egypt Case" ( 2022) của nhóm tác
Alaa Othman, Sara EI Gazzar và Matjaz Knez với mục đích nghiên cứu về thực trạng áp dụng cảng thông minh tại Ai Cập cũng như Ai Cập đã sử dụng công nghệ ở mức độ nào để đạt được và cải thiện hiệu suất cảng bền vững Các cuộc phỏng vấn thực hiện dựa trên
10 bên liên quan khác nhau từ chính phủ, khu vực tư nhân và các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý cảng Nghiên cứu cho thấy tiềm năng to lớn của việc sử dụng công nghệ để đạt được hiệu suất bền vững tại các cảng của Ai Cập, đồng thời nêu bật những trở ngại và thách thức chính có thể gặp phải trong quá trình thích ứng cùng với các đề xuất và khuyến nghị cho những trở ngại đó nhằm áp dụng chuyển đổi kỹ thuật số hướng tới hiệu suất cảng thông minh bền vững Tuy nhiên, có một số hạn chế có thể là vấn đề mở đối với các nhà nghiên cứu và thực hành trong tương lai, những người có thể hưởng lợi từ những đề xuất đó để sử dụng công nghệ và điều chỉnh các quy trình bền vững tại các cảng, thúc đẩy các sáng kiến nghiên cứu thực tế mới để điều chỉnh các hoạt động của cảng thông minh ở các quốc gia khác nhau và thử nghiệm tác động của chúng đến hoạt động bền vững của cảng.
Các cảng thuộc khu vực Thái Bình Dương nơi có lượng hàng hóa vận chuyển qua tương đối lớn dễ bị chịu tác động bởi biến đổi khí hậu và các hiểm họa tự nhiên như bão, động đất và sóng thần Những sự kiện này dẫn đến sự gián đoạn giao thông tàu thuyền và quá trình vận chuyển hàng hóa trong khu vực Do vậy, bài nghiên cứu "Smart Ports in the Pacific" (2020) của Asian Development Bank đã chỉ ra tính cấp thiết trong việc nghiên cứu, xây dựng và phát triển cảng thông minh nhằm đáp ứng điều kiện về địa lý và thiên nhiên khó khăn trong khu vực Thái Bình Dương Theo đó, cảng thông minh được định nghĩa là cảng đảm bảo "không lãng phí không gian, thời gian, tiền bạc và tài nguyên thiên nhiên; dự kiến sử dụng 100% điện, không phát thải, có khả năng xử lý nhiều hàng hóa hơn trong thời gian ngắn hơn" Những nhân tố thúc đẩy phát triển cảng thông minh được đưa ra gồm: hiệu suất hoạt động cao; quản lý tài sản, khả năng kinh doanh linh hoạt, độ an toàn và bảo mật, hiệu suất tiêu tốn năng lượng và tác động tới môi trường Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng đưa ra lộ trình phát triển cảng thông minh gồm 5 quy trình: thu thập dữ liệu, tăng cường hợp tác, các quyết định hỗ trợ phát triển cảng thông minh, học hỏi và áp dụng chuyển đổi số.
Nhóm tác giả Marikka Heikkila, Jouni Saarni và Antti Saurama (2022) trong bài
"Innovation in Smart Ports: Future Directions of Digitalization in Container Ports" ( Sự đổi mới trong cảng biển thông minh: Định hướng số hóa trong tương lai của cảngContainer) đưa ra khái niệm cảng thông minh là cổng được tự động hóa, hợp tác và xanh dựa trên phân tích kịch bản dự đoán tương lai phát triển cảng thông minh Nghiên cứu này cũng chỉ ra các yếu tố tác động đến quyết định áp dụng mô hình cảng biển thông minh chủ yếu đến từ công nghệ và tính khả thi, nguồn lực khi áp dụng chúng Thông qua
6 đến từ 6 cảng tại Châu Âu Bên cạnh đó, tại Châu Á,, Singapore và Trung Quốc cũng có nhiều tiến bộ trong việc phát triển cảng thông minh theo hướng tự động hóa Cho thấy các nhà khai thác cảng chủ yếu đầu tư số hóa và sử dụng năng lượng không có hóa thạch, đặc biệt là tích hợp hệ thống thông tin Dựa trên tài liệu khoa học và phân tích về hoạt động đổi mới tại các cảng được chọn, bài viết chỉ ra rằng chính trị quốc gia và quốc tế có tác động lớn đến định hướng phát triển cảng biển thông minh Mặt khác cơ sở hạ tầng vành đai và con đường cũng hỗ trợ kiểm soát tốt hơn chuỗi hậu cần cho phát triển cảng biển thông minh toàn cầu.
Bài nghiên cứu "Constructing Governance Framework of a Green and Smart Port"
(2019) của nhóm tác giả Jihong Chen, Tiancun Huang, Xiaoke Xie, Paul Tae-Woo và Cheng Ying Hua đã phân tích các mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc khác nhau và đề xuất các biện pháp đối phó và chính sách quản trị cụ thể để xây dựng cảng xanh và thông minh Nhóm tác giả sử dụng mô hình cấu trúc diễn giải (Interpretive Structural Modeling
- ISM) để chia 20 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các cảng xanh và thông minh thành bảy cấp độ theo thứ tự từ dưới lên trên Bảy cấp độ được chia thành bốn hệ thống phân cấp Hệ thống phân cấp đầu tiên là hệ thống phân cấp mục tiêu chiến lược, bao gồm cả cấp độ đầu tiên Hệ thống phân cấp thứ hai là hệ thống phân cấp năng lực kỹ thuật, bao gồm cấp độ thứ hai và thứ ba Hệ thống phân cấp thứ ba là hệ thống phân cấp sản xuất và vận hành, bao gồm cấp độ thứ tư và thứ năm Hệ thống phân cấp thứ tư là hỗ trợ chính sách và hệ thống phân cấp đổi mới kỹ thuật, bao gồm cấp sáu và thứ bảy Dựa trên phân tích, bài viết đưa ra đề xuất ở ba khía cạnh: chiến lược khai thác cảng, phương tiện kỹ thuật và cách tiếp cận thực hiện.
Bài nghiên cứu "Smart ports: towards a high performance, increased productivity, and a better environment" (2023) của tác giả Ali Hayder được đăng trên tạp chí
International Journal of Electrical and Computer Engineering (IJECE) với mục đích của nghiên cứu là xác định các nhiệm vụ thiết yếu nhất được thực hiện bởi các cảng thông minh, chẳng hạn như ngành công nghiệp tàu thông minh, giàn thông minh và cần cẩu container bến cảng, tự động hóa vận tải, container thông minh và hiệu quả năng lượng. Hơn nữa, bài nghiên cứu cung cấp một mô hình của khái niệm cảng thông minh và làm nổi bật dòng điện quan trọng công nghệ mà các cảng dựa trên.
Các bài nghiên cứu tuy định nghĩa cảng biển thông minh khác nhau nhưng có điểm chung là đều áp dụng các công nghệ tiên tiến trong vận hành, liên lạc và quản lý Ngoài ra có một vài yếu tố khác cũng được đề cập đến trong khái niệm về cảng thông minh như hoạt động bền vững, có hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu tác hại đến môi trường Tuy nhiên, nhìn về tổng quát, các bài nghiên cứu trên hầu như chỉ tập trung phân tích khái
8 niệm của cảng biển thông minh và tính thực tiễn của chúng dựa trên các phương pháp đánh giá khác nhau mà chưa thể hiện rõ ràng về thực trạng phát triển của mô hình này.
Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Thuật ngữ cảng thông minh ra đời và thu hút nhiều sự chú ý trong những năm gần đây Mặc dù vậy, khái niệm về cảng thông minh vẫn chưa được thống nhất chung trên phạm vi toàn cầu, kiến thức về cảng thông minh cũng chưa được tổng hợp để hình thành cái nhìn chung tổng quan nhất về cảng thông minh Xuất phát từ thực tiễn đó, bài nghiên cứu "Tổng hợp khái niệm về cảng thông minh và bài học từ trường hợp điển hình cảng
Hamburg" của hai tác giả Nguyễn Cảnh Lam và Bùi Thị Thùy Linh được thực hiện nhằm tổng hợp kiến thức về cảng thông minh và đánh giá về cảng Hamburg đồng thời rút ra bài học trong phát triển cảng thông minh trên thế giới để ứng dụng tại Việt Nam Bài học đó bao gồm: phát triển cảng biển thông minh dựa trên nền tảng Internet vạn vật, hệ thống cảm biến, dữ liệu đám mây và Big data Bên cạnh đó, cảng thông minh cũng cần phát triển đồng hành với đô thị thông minh Cuối cùng, cảng thông minh cần tăng cường tích hợp việc nâng cao hiệu suất với nâng cao an toàn, an ninh cảng, bảo vệ môi trường và tiết kiệm nhiên liệu.
Phạm Văn Hải, Phạm Văn Duy, Nguyễn Văn Ngọc (2021) “Nghiên cứu thiết kế quy hoạch cảng thông minh” Nghiên cứu đã đưa ra các nội dung chính trong việc thiết kế quy hoạch cảng, khái niệm “cảng thông minh” và xu thế, lý do cần chuyển đổi sang mô hình cảng thông minh này Đồng thời nghiên cứu đề cập tới một số thiết bị vận chuyển, bốc xếp, công nghệ thông tin sử dụng để chuyển đổi “cảng” thành “cảng thông minh”, So sánh một số tiêu chí trong cảng truyền thống và cảng thông minh (Chủ thể hoạt động, hoạt động vận chuyển, hiệu quả kinh tế, giám sát, bảo vệ môi trường,…), qua đó ứng dụng để thiết kế quy hoạch mô hình cảng thông minh cho một cảng container cụ thể.
Phạm Thị Yến và Nguyễn Thị Hương Giang (2022) đã "Nghiên cứu các tiêu chí ảnh hưởng đến quyết định áp dụng công nghệ số hướng tới cảng biển thông minh" nhằm đưa ra các tiêu chí ảnh hưởng đến quyết định áp dụng công nghệ số phát triển cảng biển theo mô hình cảng biển thông minh dựa trên nghiên cứu thực nghiệm tại cảng Hải Phòng Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp Delphi dựa trên khảo sát các chuyên gia, từ đó đưa ra các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: chi phí, độ tin cậy và an toàn, tính hiệu quả và kết quả,mức độ dễ dàng áp dụng và ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài Dựa trên kết quả này,những nhà khai thác cảng và điều hành chính sách có thể xây dựng những giải pháp,chính sách hướng tới việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ số trong phát triển cảng biển thông minh tại Việt Nam.
Bài nghiên cứu "Cảng biển thông minh - Xu thế phát triển của các quốc gia có biển" của Nguyễn Thu Hương (2022) đã trình bày một cái nhìn tổng quan về vai trò và phát triển của hệ thống cảng biển tại Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động của dịch bệnh COVID-19 Bài viết nêu rõ cảng biển là hạ tầng cơ sở quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là nền tảng cơ bản của dịch vụ logistics Sự phát triển của hệ thống cảng biển góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước và đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển Tác giả đánh giá sự phát triển của hệ thống cảng biển Việt Nam trong hai thập kỷ qua, với việc tăng cường quy mô, nâng cấp hạ tầng và thu hút đầu tư từ các tập đoàn và hãng tàu lớn trên thế giới Bài viết cũng chỉ ra các thách thức mà hệ thống cảng biển Việt Nam đang phải đối mặt, như yếu kém về hạ tầng, sự lạc hậu trong ứng dụng công nghệ và quản lý, cũng như sự cần thiết của việc phát triển các cảng nước sâu và kết nối hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, bài viết cũng nhấn mạnh vào triển vọng của hệ thống cảng biển trong tương lai, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do và triển khai chiến lược phát triển kinh tế biển Cuối cùng, bài viết đã đề cập đến xu hướng phát triển của các cảng biển thông minh trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0, nhấn mạnh vào việc ứng dụng công nghệ mới như IoT và Blockchain để cải thiện hiệu quả hoạt động của cảng biển và dịch vụ logistics.
Hệ thống thông tin cảng biển đóng một vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong hoạt động của cảng biển nói chung và bến cảng container nói riêng Hiện tại, 16 bến cảng container hoạt động tại khu vực cảng biển Hải Phòng đang có tầm ảnh hưởng lớn đến quá trình lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu của địa phương và cả nước nhưng với việc áp dụng hệ thống thông tin cảng biển diễn ra riêng lẻ, chưa có sự đồng nhất, tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh còn nhiều hạn chế Đề án “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc áp dụng hệ thống thông tin cảng biển tại các bến cảng container khu vực Hải Phòng”
(2024) của nhóm tác giả Lê Mạnh Hưng và Nguyễn Hữu Hưng tập trung xác định các yếu tố tác động đến việc áp dụng hệ thống thông tin cảng biển tại các bến cảng container khu vực Hải Phòng bằng sự kết hợp giữa mô hình chấp nhận công nghệ TAM và mô hình phân tích thứ bậc AHP Với kết quả khảo sát ý kiến từ 21 chuyên gia từ các bên liên quan chặt chẽ đến việc áp dụng hệ thống thông tin cảng biển, kết quả thu được từ phần mềm cho thấy 03 yếu tố (mức độ cải thiện chất lượng đầu ra, mức độ phù hợp với nhu cầu cá nhân, và mức độ dễ sử dụng) có tác động lớn hơn cả, trong khi yếu tố xu thế xã hội lại thấp nhất.
Bài nghiên cứu "Báo cáo tóm tắt Đề án Nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển
Quốc tế Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh" (2023) của Sở Giao thông Vận tải Thành phố
Hồ Chí Minh kết hợp với Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Cảng - kỹ thuật Biển đã trình
10 của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và thế giới nói chung Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh nhằm nghiên cứu để hình thành cảng cửa ngõ trung chuyển quốc tế tại cù lao Ông Chó, Huyện Cần Giờ, góp phần hiện thực hóa các Nghị quyết của Chính phủ cũng như của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về định hướng phát triển huyện Cần Giờ nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung. Cảng TCQT Cần Giờ không chỉ có ý nghĩa về lợi ích của cảng biển, mà còn nâng cao được lợi thế cạnh tranh của vùng Đông Nam bộ nói riêng và Việt Nam nói chung đối với khu vực và thế giới, tạo sự hấp dẫn hơn đối với dòng vốn FDI.
Bài nghiên cứu “Phát triển cảng biển tại Hải Phòng theo hướng cảng thông minh”(2021) của tác giả Nguyễn Thị Loan nghiên cứu cơ sở lý luận về cảng thông minh, cảng biển Hải Phòng Phân tích thực trạng phát triển của cảng biển Hải Phòng và phương hướng phát triển cảng Hải Phòng theo hướng cảng thông minh nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại biển cảng Hải Phòng.
Bài nghiên cứu "Ứng dụng Internet vạn vật trong cảng biển thông minh" (2022) của nhóm tác giả Phạm Thị Yến và Nguyễn Thị Hương Giang đã phân tích ứng dụng Internet vạn vật trong cảng biển thông minh Từ đó cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về cảng biển thông minh, đồng thời cũng đưa ra những cơ hội, thách thức khi ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động khai thác cảng biển trên thế giới Bài nghiên cứu chứng minh những trở ngại và rào cản về mặt kỹ thuật khi áp dụng các công nghệ hiện đại, do vậy để phát triển cảng biển thông minh nhằm tăng tính cạnh tranh của cảng biển cần có những chính sách, giải pháp cụ thể để khắc phục và tạo điều kiện cải thiện vấn đề này.
Khoảng trống nghiên cứu
Trong thời đại công nghệ số, cảng biển đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt.
Do vậy, cảng biển thông minh áp dụng công nghệ số đã và đang trở thành định hướng chiến lược của nhiều cảng biển trên thế giới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu đều phân tích các khái niệm và đặc điểm của cảng thông minh dựa trên những mô hình phân tích khác nhau Các nghiên cứu về thực trạng phát triển cảng biển thông minh tại các quốc gia đang phát triển còn hạn chế, đặc biệt là các nghiên cứu về cảng biển thông minh tại Việt Nam, quốc gia có lợi thế vị trí đắc địa trong giao thương bằng đường biển Do đó, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Thực trạng phát triển cảng biển thông minh tại Việt Nam và thế giới” để bổ sung vào khoảng trống nghiên cứu này.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định thực trạng phát triển cảng biển tại Việt Nam và thế giới; kinh nghiệm phát triển cảng biển thông minh tại một số quốc gia trên thế giới; từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm phát triển cảng biển thông minh cho Việt Nam
Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu tổng quát của đề tài, có 3 mục tiêu cụ thể được xác định cần thực hiện để đạt được mục tiêu chung là:
Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về phát triển cảng biển thông minh, các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển cảng thông minh và xu hướng phát triển cảng biển thông minh trên thế giới và tại Việt Nam.
Phân tích thực trạng phát triển cảng thông minh tại Việt Nam và thế giới.
Từ bài học kinh nghiệm trong việc phát triển cảng biển thông minh tại một số quốc gia trên thế giới, đề xuất một số giải pháp để phát triển cảng biển thông minh tại Việt Nam.
Kết cấu đề tài
Tổng quan về cảng biển
Theo điều 59 chương V Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005: “Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác”.
Theo Từ điển Bách khoa 1995: “Cảng biển là khu vực đất và nước ở biển có những công trình xây dựng và trang thiết bị phục vụ cho tàu thuyền cập bến, bốc dỡ hàng hoá, khách hàng lên xuống, sửa chữa phương tiện vận tải biển, bảo quản hàng hoá và thực hiện các công việc khác phục vụ quá trình vận tải đường biển Cảng có cầu cảng, đường vận chuyển có thể là đường sắt, đường bộ, kho hàng, xưởng sửa chữa”.
Theo quan điểm truyền thống: Cảng biển là tập hợp các công trình xây dựng và phương tiện nhằm đảm bảo cho tàu neo đậu an toàn và bốc dỡ hàng hóa một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Theo quan điểm hiện đại: Cảng biển không phải là điểm cuối của quá trình vận tải mà là điểm luân chuyển hàng hóa và hành khách Theo quan điểm này, cảng biển là khu vực tiếp nối giữa đất liền và biển, được phát triển thành một trung tâm công nghiệp và logistics, đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới công nghiệp và logistics toàn cầu.
Theo Notteboom (2002): Cảng biển được định nghĩa là “một trung tâm công nghiệp và logistics hàng hải, đóng vai trò tích cực trong hệ thống vận tải toàn cầu, nó được mô tả bằng một tập hợp các hoạt động mang tính chức năng và không gian, có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình thông tin và vận chuyển trong chuỗi sản xuất”.
Như vậy có thể kết luận: cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, nơi xây dựng các công trình như luồng tàu, đê chắn sóng, cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng và lắp đặt thiết bị phục vụ cho tàu biển ra vào hoạt động để bốc dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác phục vụ quá trình vận tải đường biển.
1.1.2 Chức năng của cảng biển
Chức năng cơ bản của cảng biển được quy định tại Điều 76 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
(1) Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tàu thuyền đến, rời cảng: cảng biển là đầu mối giao thông quan trọng kết nối giữa biển với đất liền, nơi tiếp nhận tàu biển ra, vào hoạt động để thực hiện thao tác xếp dỡ hàng hỏa và vận chuyển hành khách
(2) Cung cấp phương tiện, thiết bị và nhân lực cần thiết cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách Do đó, chức năng chủ yếu của cảng biển là phục vụ tàu biển: cung cấp các các dịch vụ cho tàu vào cũng như dịch vụ thông quan, hoa tiêu lai dắt, vệ sinh hầm hàng, cung cấp lương thực thực phẩm, nguyên nhiên vật liệu bảo đảm an minh cho tàu khi tàu neo đậu tại cảng Phục vụ hàng hóa cũng là chức năng chủ yếu của cảng biển: cung cấp các dịch vụ như xếp dỡ, giao nhận, chuyển tải, bảo quản, lưu kho, tái chế, đóng gái, hỗ trợ cho công tác xuất nhập khẩu, phục vụ hàng quá cảnh.
(3) Chức năng cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa trong cảng và cảng biển cũng là đầu mối kết nối hệ thống giao thông ngoài cảng biển.
(4) Chức năng của cảng biển là nơi để tàu thuyền trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.
(5) Ngoài ra, cảng biển còn cung cấp các dịch vụ khác cho tàu thuyền, người và hàng hóa.
Tổng quan cảng biển thông minh
1.2.1 Khái niệm cảng biển thông minh
Theo Yu và Fu (2018), cảng thông minh là một cảng tự động hóa hoàn toàn bởi các thiết bị không người lái, tất cả các thiết bị được kết nối thông qua Internet vạn vật.
ADB (Asian Development Bank) (2020) đã định nghĩa cảng thông minh là cảng đảm bảo không lãng phí không gian, thời gian, tiền bạc hoặc tài nguyên thiên nhiên. Cảng thông minh là việc triển khai các công nghệ cách mạng công nghiệp lần thứ tư như IoT, AI, dữ liệu lớn và chuỗi khối, bao gồm các công nghệ tự động hóa và đổi mới để cải thiện hiệu suất của cảng.
Aslam, Michaelides (2023) chỉ ra rằng một cổng được xác định là “thông minh” nếu tất cả các cổng và các đối tượng được kết nối đầy đủ qua Internet, thiết bị không dây, cảm biến thông minh, thiết bị truyền động, trung tâm dữ liệu và các thiết bị cổng dựa trên IoT khác được coi là cơ sở hạ tầng chính của hình thành cảng thông minh Ngoài ra, việc sử dụng các kỹ thuật và ứng dụng thông minh sẽ nâng cao hiệu suất tổng thể của cảng, chẳng hạn như IoT trong kho thông minh; Cảm biến RFID có thể theo dõi và theo dõi thông tin vị trí tiết lộ và phân bổ tự động cho hàng hóa trong không gian lưu trữ.
Nhìn chung, khái niệm về cảng thông minh có thể hiểu ngắn gọn là việc dựa vào sự bùng nổ của công nghệ và áp dụng chúng vào vận hành và quản lý cảng nhằm tăng khả năng cạnh tranh cũng như sự phát triển bền vững của cảng.
Hình 1: Quá trình phát triển của cảng biển được khái quát thông qua năm thế hệ cảng như được giới thiệu bởi Molavi và cộng sự.
Các cảng thế hệ thứ 5 là các cảng thông minh được tích hợp vào các chuỗi logistics vận tải quốc tế.
1.2.2 Đặc điểm của cảng biển thông minh
Cảng thông minh có một số đặc điểm nổi bật như:
Áp dụng khoa học hiện đại, sử dụng các công nghệ tự động hóa và tiên tiến 4IR bao gồm AI, Big Data, IoT và Blockchain để cải thiện hiệu suất tại cảng.
Kết hợp công nghệ và thu thập, phân phối dữ liệu thông tin để quản lý hoạt động trong ngoài cảng, giảm việc sử dụng giấy và nhân lực lao động chân tay thuần túy.
Chi phí vận hành ít và thời gian xử lý hàng hóa ngắn hơn so với cảng truyền thống
Tối ưu hóa luồng hàng hóa và thông tin.
Độ an toàn và bảo mật hàng hóa cao hơn thông qua quá trình sắp xếp và điều khiển, nhận dạng phương tiện, hàng hóa ra vào cảng.
Sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện môi trường, giảm phát thải Thúc đẩy phát triển bền vững và đảm bảo các hoạt động an toàn thông qua khả năng của cộng đồng cảng và các công nghệ hỗ trợ.
1.2.3 Ưu điểm, nhược điểm của cảng biển thông minh a Ưu điểm
Tối ưu hoá khả năng vận hành
Tối ưu hóa khả năng vận hành giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của cảng biển thông qua:
Tự động hóa các quy trình: Robot, xe tự lái, hệ thống tự động được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ như xếp dỡ hàng hóa, vận chuyển container, quản lý kho bãi, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao năng suất.
Tối ưu hóa quy trình vận hành: Dữ liệu được thu thập và phân tích thông qua các hệ thống thông minh giúp các nhà khai thác cảng đưa ra quyết định hiệu quả hơn về việc quản lý tàu thuyền, sắp xếp lịch trình, phân bổ nguồn lực,
Giảm thiểu thời gian chờ đợi: Hệ thống thông tin thông minh giúp các bên liên quan trong chuỗi cung ứng theo dõi tình trạng hàng hóa, tàu thuyền và thủ tục hành chính, từ đó giảm thiểu thời gian chờ đợi cho tàu thuyền và hàng hóa.
Tăng an toàn và bảo mật
Cảng biển thông minh ứng dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao an ninh cảng biển Hệ thống giám sát thông minh với camera, nhận diện khuôn mặt, biển số xe giúp theo dõi và giám sát 24/7, phát hiện và ngăn chặn hành vi xâm nhập trái phép, trộm cắp.
Hệ thống kiểm soát ra vào bằng thẻ thông minh, cổng an ninh kiểm soát chặt chẽ Hệ thống cảnh báo sớm dựa trên phân tích dữ liệu thông minh giúp phát hiện nguy cơ cháy nổ, rò rỉ hóa chất, để có biện pháp phòng ngừa kịp thời An toàn hàng hóa cũng được đảm bảo tối ưu Hệ thống theo dõi và truy xuất giúp theo dõi hành trình của hàng hóa, đảm bảo an toàn và chất lượng, ngăn chặn hàng giả, hàng lậu Hệ thống quản lý kho bãi thông minh giám sát điều kiện bảo quản, đảm bảo hàng hóa nguyên vẹn Hệ thống chống gian lận ngăn chặn tráo đổi hàng hóa, làm giả giấy tờ, Cảng biển thông minh còn chú trọng bảo vệ an toàn cho con người Hệ thống cảnh báo nguy hiểm thông báo về khí độc, vật liệu nguy hiểm, giúp người lao động có biện pháp bảo vệ bản thân Hệ thống tự động hóa giảm thiểu sự tham gia của con người vào các công việc nguy hiểm Hệ thống đào tạo và huấn luyện nâng cao ý thức an toàn cho người lao động thông qua các chương trình về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy,
Tăng cường khả năng kết nối
Cảng biển thông minh là mô hình cảng biển ứng dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường khả năng kết nối.
Vai trò của nó trong việc kết nối các bên liên quan và thúc đẩy thương mại là vô cùng quan trọng Cảng biển thông minh kết nối thông suốt với các bên liên quan trong chuỗi cung ứng như hãng tàu, chủ hàng, nhà cung cấp dịch vụ logistics, thông qua hệ thống thông tin và nền tảng kỹ thuật số Điều này giúp chia sẻ thông tin, phối hợp hoạt động hiệu quả hơn, giảm thiểu thời gian chờ đợi và nâng cao hiệu quả hoạt động Đồng thời cũng cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc hàng hóa bằng hệ thống theo dõi và truy xuất, cung cấp dữ liệu minh bạch về nguồn gốc hàng hóa Cảng biển thông minh kết nối với các cảng biển khác trên thế giới thông qua các nền tảng kỹ thuật số, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về an ninh, an toàn, bảo vệ môi trường giúp tăng cường hợp tác quốc tế.
Thân thiện với môi trường Điểm nổi bật của mô hình này là việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến để giảm thiểu khí thải Hệ thống quản lý giao thông thông minh tối ưu hóa luồng di chuyển của tàu thuyền, tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí thải CO2 Cảng biển thông minh hướng đến sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió thay cho nhiên liệu hóa thạch, góp phần giảm thiểu khí thải nhà kính Bên cạnh đó, cảng biển thông minh còn chú trọng xử lý chất thải hiệu quả Hệ thống quản lý chất thải thông minh giúp theo dõi, giám sát và xử lý chất thải một cách khoa học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường Công nghệ xử lý nước thải tiên tiến đảm bảo nước thải từ tàu thuyền và hoạt động của cảng biển được xử lý an toàn trước khi thải ra môi trường Tại các cảng thông minh, các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn từ tàu thuyền và hoạt động của cảng được áp dụng nhằm bảo vệ hệ sinh thái biển Bên cạnh đó, việc cải thiện chất lượng tàu bằng công nghệ cao góp phần ngăn ngừa rò rỉ nhiên liệu, hóa chất từ tàu thuyền, đảm bảo an toàn cho hệ sinh thái biển. b Nhược điểm
Chi phí đầu tư cao
Tổng quan về phát triển cảng biển thông minh
1.3.1 Khái niệm phát triển cảng biển thông minh
Phát triển cảng biển thông minh là một xu hướng quan trọng trong phát triển hạ tầng cảng biển của các quốc gia có biển Cảng biển không chỉ đóng vai trò quan trọng trong kinh tế - xã hội, mà còn là nền tảng cơ bản của dịch vụ logistics Nhu cầu vận tải biển ngày càng tăng, đòi hỏi các cảng biển phải nâng cao hiệu quả hoạt động để đáp ứng nhu cầu thị trường Cảng biển thông minh là xu hướng tất yếu, được ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), blockchain, v.v để tối ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
Vậy, Phát triển cảng biển thông minh là quá trình ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), blockchain,v.v vào hoạt động của cảng biển nhằm mục đích tối ưu hóa hoạt động: giảm chi phí,nâng cao khả năng cạnh tranh, cung cấp dịch vụ tốt hơn, nâng cao an ninh và an toàn cho các hoạt động vận tải biển.
1.3.2 Vai trò của phát triển cảng biển thông minh
Phát triển cảng thông minh đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thương mại và vận tải hàng hải, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường Cụ thể:
Nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng biển và ngành hàng hải Đầu tiên, cảng thông minh giúp tăng cường quản lý đồng bộ và tự động hóa trong quá trình xử lý hàng hóa, giảm thiểu thời gian chờ đợi và tăng tốc độ xếp dỡ hàng hóa, từ đó tăng cường hiệu suất vận chuyển và giảm chi phí vận tải Thứ hai, cảng thông minh sử dụng công nghệ tiên tiến như hệ thống giám sát, cảm biến, và trí tuệ nhân tạo để nâng cao an ninh và giám sát hàng hóa, người lao động và tàu thuyền, qua đó giảm nguy cơ tai nạn và hạn chế buôn lậu Thứ ba, cảng thông minh giúp tối ưu quá trình vận hành và quản lý nguồn lực như lao động, năng lượng và thời gian, vì thế chi phí hoạt động giảm xuống và hiệu suất làm việc được tăng lên.
Giảm thiểu ùn tắc hàng hóa và phương tiện ra vào cảng
Cảng thông minh giúp tối ưu hóa quá trình xử lý hàng hóa qua việc ứng dụng công nghệ tiên tiến để giảm thời gian xử lý hàng hóa và tăng tốc độ vận chuyển; giúp quản lý và theo dõi sự lưu thông của hàng hóa và phương tiện ra vào cảng một cách hiệu quả; ngoài ra, sự linh hoạt trong quá trình lưu thông hàng hóa cũng được tăng thêm nhờ thông tin đồng bộ hóa để tiện theo dõi lịch trình vận chuyển hàng hóa và phương tiện.
Dễ dàng trong hoạt động quản lý và điều hành
Cảng thông minh tích hợp nhiều hệ thống tự động hóa và AI để quản lý và điều hành hoạt động cảng một cách hiệu quả, từ đó giúp cảng thông minh giảm phụ thuộc vào lao động, giảm thiểu sai sót, tăng cường sự chính xác trong quá trình quản lý Cảng thông minh cũng sử dụng công nghệ để thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác, qua đó giúp quản lý cảng nắm rõ hơn về tình hình hoạt động của cảng để đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu và thông tin chuẩn xác Từ những lợi ích trên, ta có thể nhận thấy cảng thông minh giúp chúng ta dễ dàng hơn trong hoạt động quản lý và điều hành nhờ những tiến bộ của khoa học-kỹ thuật.
Tăng hiệu quả khai thác cảng
Thứ nhất, nhờ việc giảm phụ thuộc vào lao động, cảng thông minh đã giảm thiểu được những sai sót do con người, tăng năng suất hoạt động, giảm thời gian và chi phí khai thác cảng Thứ hai, các hệ thống thông minh trong cảng giúp quản lý và điều hành hoạt động hiệu quan hơn Cuối cùng, khả năng vận chuyển và lưu trữ hàng hóa được cải thiện
20 nhờ công nghệ được sử dụng để theo dõi lưu lượng hàng hóa…Giúp tăng hiệu suất khai thác các dịch vụ tại cảng.
Góp phần thúc đẩy phát triển bền vững
Cảng biển thông minh không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường khả năng cạnh tranh mà còn đóng góp thiết thực cho phát triển bền vững.
Về mặt môi trường: Cảng thông minh hướng đến sử dụng năng lượng hiệu quả, ứng dụng năng lượng tái tạo, giảm thiểu khí thải và xử lý chất thải hiệu quả Nhờ đó, góp phần bảo vệ môi trường biển, cải thiện chất lượng không khí và nước.
Về mặt an ninh: Hệ thống giám sát tiên tiến, thông tin an ninh mạng và tự động hóa giúp giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động, đảm bảo an ninh cảng, tàu thuyền và hàng hóa.
Về mặt kinh tế: Cảng thông minh thu hút đầu tư, tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ phụ trợ, và là đầu mối giao thương quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực lân cận.
Về mặt xã hội: Cảng thông minh góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân thông qua việc giảm ô nhiễm môi trường, tăng cường an ninh, cải thiện dịch vụ công, và tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và văn hóa.
Từ những vai trò trên, việc phát triển cảng biển theo mô hình cảng biển thông minh là xu hướng quan trọng, đem lại nhiều lợi ích mà các cảng biển cần hướng tới.
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cảng biển thông minh a Đặc điểm của cảng biển
Vị trí cảng biển: cảng biển có vị trí càng thuận lợi như trung tâm đầu mối giao thông giữa các khu vực, đảm bảo cho tàu bè neo đậu yên ổn và nhanh chóng, thuộc các khu vực tuyến vận tải lớn… sẽ càng có lợi thế trong việc trao đổi hàng hóa từ các phương tiện giao thông trên đất liền sang các tàu biển hoặc ngược lại Các khu vực cảng biển nằm gần những thị trường tiêu thụ rộng lớn góp phần nâng cao hiệu quả khai thác cảng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.
Cơ sở hạ tầng giao thông kết nối đến cảng: các chuyên gia nhận định khả năng kết nối hạ tầng hậu cần của cảng càng thuận tiện càng làm tăng khả năng kết nối mạng lưới đường sông và đường bộ vào các cảng bãi container lớn và năng lực vận tải của các công ty logistics trong khu vực lớn.
Các tiêu chí phát triển cảng thông minh
Hiện nay, xu hướng phát triển cảng biển thông minh trên thế giới nhằm tận dụng công nghệ cao vào khai thác vận hành cảng truyền thống và năng lực kinh nghiệm của những nhà khai thác cảng biển đang ngày càng được chú trọng Do đó, những tiêu chí phát triển cảng biển theo hướng cảng biển thông minh được đưa ra và xây dựng dựa trên
4 nhóm tiêu chí chính gồm cơ sở hạ tầng, công nghệ, quản lý và môi trường.
Tiêu chí về cơ sở hạ tầng: Việc xây dựng cơ sở hạ tầng biển hiện đại, liên kết đồng bộ tạo thuận lợi cho việc xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa, nâng cao hiệu quả giải phóng tàu, góp phần quan trọng trong xu thế phát triển cảng biển thông minh Bên cạnh đó, hạ tầng cảng biển càng đa dạng và có vị trí thuận tiện trong vận tải biển sẽ càng được chú trọng để phát triển cảng biển theo mô hình cảng biển thông minh Phát triển thông tin về cơ sở hạ tầng cảng biển như lưu lượng giao thông của tàu thuyền và các phương tiện vận chuyển, tình hình các bến container và các bãi đỗ xe… tạo sự thuận lợi trong quản lý và vận hành cảng.
Tiêu chí về công nghệ : Tiêu chí phát triển cảng biển thông minh về công nghệ là việc áp dụng các công nghệ và phần mềm được sử dụng trong hoạt động khai thác và quản lý cảng, chất lượng đường truyền và tỷ lệ áp dụng công nghệ Những dịch vụ cảng điện tử được áp dụng tại cảng.
Tiêu chí về quản lý: Tiêu chí về quản lý là mức độ áp dụng quản lý tự động, những chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho các hoạt động ở bến, cảng và kế hoạch khai thác đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân khai thác cảng.
Tiêu chí về môi trường: Là một phần trong phát triển cảng biển thông minh gắn liền với phát triển bền vững Hoạt động khai thác cảng biển thông minh nhằm kiểm soát các tác
24 nhân gây ô nhiễm, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phòng ngừa các rủi ro và sự cố về môi trường.
Xu hướng phát triển cảng biển thông minh trên thế giới và tại Việt Nam
1.5.1 Xu hướng phát triển cảng biển thông minh trên thế giới
Về quy mô, các cảng biển được xây dựng theo mô hình cảng biển thông minh ngày càng tăng về số lượng Nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang tích cực đầu tư vốn phát triển công nghệ thông minh và ứng dụng những công nghệ khoa học tiên tiến đó vào cảng biển để nâng cao hoạt động khai thác cảng Theo báo cáo "Cảng biển thông minh: Nâng cao hiệu quả và khả năng phục hồi" của Ngân hàng Thế giới năm 2020, số lượng cảng biển áp dụng các giải pháp thông minh đang gia tăng nhanh chóng Báo cáo dự đoán rằng 70% các cảng biển lớn trên thế giới sẽ áp dụng mô hình cảng biển thông minh vào năm
2030 McKinsey dự đoán trong báo cáo năm 2021 rằng thị trường công nghệ cho cảng biển thông minh sẽ đạt giá trị 50 tỷ USD vào năm 2030.Theo IAPH (Hiệp hội Cảng biển Quốc tế), hơn 100 cảng biển trên thế giới đã triển khai các dự án cảng biển thông minh vào năm 2022, tăng từ 50 dự án vào năm 2018.
Về chất lượng, các cảng biển thông minh ngày càng được áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại vào các quy trình hoạt động tại cảng Các công nghệ hiện đại đó bao gồm: cảm biến IoT được sử dụng để thu thập dữ liệu về vị trí tàu thuyền, container, hàng hóa, thiết bị và các yếu tố môi trường khác để phục vụ giám sát, theo dõi và tối ưu hóa hoạt động cảng AI được sử dụng để phân tích dữ liệu, dự đoán thời gian chờ đợi, tối ưu hóa việc xếp dỡ hàng hóa, điều phối giao thông và tự động hóa các quy trình Dữ liệu lớn (Big Data) được sử dụng để phân tích xu hướng, dự đoán nhu cầu, cải thiện hiệu quả hoạt động và đưa ra quyết định sáng suốt hơn Blockchain được sử dụng để theo dõi nguồn gốc hàng hóa, đảm bảo tính minh bạch và bảo mật trong chuỗi cung ứng Robot và xe tự lái được sử dụng để tự động hóa các nhiệm vụ như vận chuyển hàng hóa, kiểm tra container và dọn dẹp bãi container Tại cảng Hamburg hệ thống quản lý giao thông thông minh (TMS) được đưa vào sử dụng để điều phối giao thông trong cảng, giúp giảm thời gian chờ đợi cho tàu thuyền và tăng hiệu quả hoạt động Cảng Rotterdam sử dụng hệ thống dự báo thời tiết và biển để tối ưu hóa hoạt động xếp dỡ hàng hóa và đảm bảo an toàn cho tàu thuyền.
Mới đây, Trung Quốc đã đưa vào vận hành một cảng container thông minh không phát thải carbon tại Cảng biển Thiên Tân, phía Bắc Trung Quốc Đây là cảng container
"thông minh" và "không carbon" đầu tiên trên thế giới, một bước tiến về việc nâng cấp và phát triển các cảng thông minh, thải lượng carbon thấp toàn cầu Các robot thông minh vận chuyển theo chiều ngang được trang bị nhiều cảm biến khác nhau như radar laser,camera và radar sóng mm cũng được đưa vào sử dụng tại cảng biển Cảng Thiên Tân sẽ được vận
26 hành nhờ vào nguồn năng lượng từ phong điện và quang điện Các nhà khai thác cảng tại quốc gia này cũng đang đẩy nhanh việc áp dụng thiết lập lịch trình thông minh và các thiết bị điều khiển từ xa và phương tiện vận chuyển không người lái.
Về tiềm năng phát triển, cảng thông minh có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai Nhu cầu vận tải hàng hóa qua cảng biển ngày càng tăng, cùng với sự phát triển của công nghệ tiên tiến, sẽ thúc đẩy sự phát triển của mô hình cảng thông minh Các cảng biển cần áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường an ninh và an toàn, bảo vệ môi trường và cải thiện khả năng cạnh tranh Theo Ngân hàng Thế giới, dự báo lượng hàng hóa vận chuyển qua cảng biển toàn cầu sẽ tăng từ 11 tỷ tấn năm 2018 lên 20 tỷ tấn năm 2030 Nhu cầu vận tải hàng hóa tăng cao đòi hỏi các cảng biển phải nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Một số quốc gia tại phương Tây cũng đã tham gia vào cuộc đua cảng thông minh.
Hà Lan là một trong những quốc gia đi đầu thế giới trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào các cảng biển Theo chính quyền cảng Rotterdam, việc thử nghiệm giao hàng bằng drone vào cuối tháng 9/2020 diễn ra suôn sẻ Hiện nay họ đang thực hiện nhiều chuyến bay hơn để đánh giá đầy đủ tiềm năng của công nghệ này trong nỗ lực phát triển môi trường hiệu quả hơn, yên tĩnh hơn, an toàn hơn và ít ô nhiễm hơn tại các cảng biển Hiện cảng chiếm tới 36% tổng lượng hàng hóa lưu thông bằng đường hàng hải vào châu Âu Từ cảng biển Rotterdam, hàng hóa có thể đến với các trung tâm công nghiệp – kinh tế lớn ở Tây Âu trong vòng 24 tiếng đồng hồ Tổ chức môi trường Giao thông & Môi trường (T&E) đã phát hiện cảng Rotterdam là cảng ô nhiễm nhất ở châu Âu, sản xuất gần 14 triệu tấn CO2 mỗi năm Do đó, chính quyền cảng và các công ty năng lượng lớn đang phát triển một mạng lưới quy mô lớn bao gồm năng lượng sạch từ các trang trại điện gió ngoài khơi, cũng như sản xuất hydrogen và đường ống để vận chuyển nhiên liệu này đến các nhà sản xuất tại chỗ và trong đất liền Dự kiến, vài năm tới, các cảng tại Rotterdam sẽ đưa drone và máy bay không người lái vào sử dụng theo từng giai đoạn để hỗ trợ hoạt động theo dõi và quản lý hoạt động tại cảng biển.
Trong tương lai, các cảng thông minh sẽ tạo sức hút lớn ở những tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới như Địa Trung Hải, kênh đào Suez/Biển Đỏ, vịnh Trung Đông, khu vực ven biển Trung Quốc cho tới Úc.
1.5.2 Xu hướng phát triển cảng biển thông minh tại Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập diễn ra mạnh mẽ, việc xây dựng và phát triển mô hình cảng biển thông minh là một trong những hướng đi đúng đắn, là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia có biển trên thế giới và Việt Nam cũng không là ngoại lệ Việt Nam hiện có 34 cảng biển, 296 cầu cảng, sức chứa khoảng 750 triệu tấn Kế hoạch tổng thể lần thứ 3 về Quy hoạch Cảng biển tại Việt Nam chú trọng vào phát triển bền vững, cụ thể tập trung vào các cảng biển quan trọng, phát triển logistics, nâng cao hiệu quả quản lý phát triển cảng biển, phát triển cảng xanh và cảng thông minh.
Với những nỗ lực của Chính phủ trong việc mở cửa thương mại khi tham gia các hiệp định thương mại tự do khu vực và quốc tế, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số và phù hợp với các hoạt động thương mại Triển vọng phát triển của hệ thống cảng biển của Việt Nam được kỳ vọng sẽ có nhiều thay đổi tích cực khi triển khai một số FTA quan trọng như CPTPP, EVFTA, RCEP… Do đó, để đảm bảo phát triển bền vững hệ thống cảng biển, ngành hàng hải cần tận dụng tối đa các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới xây dựng và phát triển mô hình cảng biển thông minh bằng việc đưa ra định hướng triển khai chiến lược biển theo từng khu vực, cụ thể như:
Tại khu vực phía Bắc, tập trung hoàn thiện kết cấu hạ tầng bến cảng Lạch Huyện và một số cảng cạn đã được quy hoạch làm cơ sở thu hút đầu tư các bến cảng tiếp theo. Đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư phát triển các cảng cạn gắn liền với các tuyến đường thủy nội địa, đường sắt tại các khu vực: đông nam Hà Nội, Bắc Ninh, Lào Cai để hỗ trợ khai thác cảng biển Quảng Ninh, Hải Phòng.
Tại khu vực miền Trung, từng bước nghiên cứu xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế khu vực tại Liên Chiểu (Đà Nẵng), đồng thời nghiên cứu các giải pháp kết nối hiệu quả theo hành lang kinh tế Đông - Tây với cảng biển Đà Nẵng nhằm thu hút hàng hóa khu vực nam Lào và đông bắc Thái Lan. Ở khu vực miền Nam, các hạ tầng hỗ trợ khai thác cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu,
TP Hồ Chí Minh bao gồm trung tâm logistics Cái Mép Hạ, các cảng cạn tại Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh cần được chú trọng đầu tư Đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối với cảng biển Vũng Tàu, trong đó có đường cao tốc Bến Lức - Long Thành; đường liên cảng, cầu Phước An và tuyến luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận tàu container trọng tải lớn.
Với sự xuất hiện của Internet of Things (IoT), các cảng và khu chức năng được coi là quá bận rộn và rộng lớn có thể áp dụng số hóa toàn phần Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ Blockchain cũng là bước đột phá của chiến lược số hóa các cảng biển và dịch vụ logistics Sự đổi mới xung quanh dữ liệu lập kế hoạch sớm và dự đoán cho phép tăng cường lập kế hoạch trước tại các cảng cửa ngõ, dẫn đến giảm chi phí giao dịch và cải thiện chu kỳ tải tàu giao hàng Có thể khẳng định, cảng thông minh đại diện cho một sự
Thực trạng phát triển cảng biển thông minh trên thế giới
2.1.1 Hạ tầng và quy mô cảng biển
Từ những năm 1970, ngành vận tải toàn cầu đã có xu hướng tăng kích thước tàu vận tải khi chi phí vận chuyển trên mỗi container giảm để đạt hiệu suất vận chuyển lớn hơn Để đáp ứng điều này, nhiều cảng phải liên tục nâng cấp và tối ưu hóa hoạt động của mình để phục vụ các tàu lớn hơn Tuy nhiên, sự phát triển cơ sở vật chất của các cảng và đường thủy càng trở nên khó khăn hơn Ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 đã tạo ra sự thay đổi của thương mại quốc tế vào vận tải đường biển, định hướng những thay đổi trong cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu Tính đến năm 2023, trên thế giới có 12.800 cảng biển, trong đó chiếm đa số là Đức với hơn 600 cảng lớn nhỏ.
Hình 2.1.1a: Bản đồ danh sách các cảng biển trên thế giới (Nguồn: Tổng hợp)
Vận chuyển quốc tế đang phát triển, với khối lượng TEU tăng 36,5% trong thập kỷ qua Hơn 80% khối lượng thương mại hàng hóa trên thế giới được thực hiện bằng đường biển, trong đó hơn một nửa được vận chuyển bằng container đường biển.
Hình 2.1.1b: Tổng khối lượng hàng vận chuyển bằng bằng đường biển giai đoạn 1955 -
Khi nói đến vai trò của các tuyến đường, cũng cần để ý đến tổng lượng hàng hóa lưu thông trên toàn cầu trong mỗi năm để có cái nhìn tổng thể Theo thống kê của Statista, lượng hàng hóa vận chuyển bằng tàu biển lên tới gần 11 tỷ tấn vào năm 2021, trong đó:
- Sản phẩm dầu 1,252 tỷ tấn (11,4%),
- Hàng khô 8,033 tỷ tấn ~ 73,1% (bao gồm hàng container khoảng 1,95 tỷ tấn ~ 17,8%).
Có thể thấy tổng khối lượng hàng vận chuyển đường biển (biểu thị bằng đường màu đen trong đồ thị trên) có xu hướng tăng qua các năm từ 1955-2021 Tuy vậy, cũng có nhiều giai đoạn, tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển bị giảm đi do ảnh hưởng bởi sự bất ổn của thị trường tài chính, kinh tế - điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh - đại dịch Covid - 19 khiến hoạt động vận chuyển hàng hóa toàn cầu bị gián đoạn.
Hình 2.1.1c: Các tuyến đường vận tải biển quốc tế quan trọng (Nguồn: cello-square)
Các tuyến vận tải quan trọng trên thế giới xuất phát từ nhu cầu giao thương giữa các vùng kinh tế phát triển trên thế giới với nhau (và với các vùng khác) Do đó cũng có thể coi các tuyến vận tải biển là các “tuyến thương mại” Cho đến gần đây thì có 3 khu vực kinh tế phát triển nổi bật với lượng hàng và tàu qua lại lớn nhất toàn cầu: Bắc Mỹ, Châu Âu và Đông Á Từ các khu vực này, hình thành nên các tuyến đường hàng hải trọng yếu giúp lưu thông hàng hóa hỗ trợ cho thông thương Ở các khu vực còn lại, sự phát triển kinh tế và nhu cầu vận chuyển thấp hơn, nên hình thành những tuyến thương mại khác với lượng hàng và lượng tàu ít hơn Có thể kể đến như: châu Đại Dương, Nam Mỹ, châu Phi (hạ Sahara).
2.1.2 Một số mô hình cảng thông minh trên thế giới
Hình 2.1.2a: Bản đồ các cảng thông minh trên thế giới (Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả Juliana Basulo-Ribeiro và cộng sự)
Có thể thấy, so với số lượng 12.800 cảng biển trên toàn cầu, số lượng cảng biển thông minh còn hạn chế, phần lớn tập trung ở khu vực các quốc gia Đức, Hà Lan, Anh… thuộc Châu Âu Theo báo cáo về Thị trường cảng thông minh (Smart Port Market Outlook 2023 - 2033), dựa trên phân tích thị trường cảng thông minh của hơn 30 quốc gia, nhu cầu về cảng thông minh trên toàn cầu có sự gia tăng đáng kể Nhu cầu toàn cầu về cảng thông minh được dự đoán tăng với tốc độ CAGR 20,4% trong 10 năm Theo các nhà cung cấp nghiên cứu thị trường, Châu Á - Thái Bình Dương chiếm 37% thị trường cảng thông minh toàn cầu năm 2022 đáp ứng vận chuyển hàng hải khi khu vực này chiếm 56% thương mại hàng hải năm 2022 (UNCTAD) Do đó, nhu cầu phát triển và xây dựng cảng thông minh đang là xu hướng quan trọng trọng vận tải hàng hải, vừa đảm bảo lợi ích về kinh tế vừa đảm bảo phát triển bền vững toàn cầu.
Dưới đây là thực trạng phát triển cảng biển thông minh của một số quốc gia trên thế giới. a Tại Trung Quốc
Trung Quốc đang thúc đẩy xây dựng dự án thí điểm cảng thông minh tại 11 cảng trong bốn lĩnh vực, bao gồm vận hành cảng thông minh, quản lý an toàn, tích hợp hậu cần và đổi mới mô hình kinh doanh Đặc biệt, Chính phủ đang phát triển tự động hóa hoàn toàn các cảng mục tiêu như các cảng ở Hạ Môn, Thanh Đảo và Thượng Hải, với mục đích biến chúng thành nơi tốt nhất thế giới về vận hành cảng thông minh Để thiết lập được sự ổn định và cảng thông minh hiệu quả, Bộ GTVT có kế hoạch thúc đẩy cảng thông minh bằng cách khuyến khích công nghệ phát triển, thu hút sự tham gia của chính phủ/tư nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại cảng.
Cảng Thanh Đảo và Thượng Hải đã giới thiệu hệ thống hoàn toàn tự động vào năm 2016 và 2017 đã giúp cải thiện đáng kể hiệu quả và hiện được ước tính là có công nghệ cảng tốt nhất thế giới Cảng Thượng Hải bao gồm cả cảng sông và cảng nước sâu, đã mở một dự án trị giá 2,15 USD tỷ (14 tỷ nhân dân tệ) cầu cảng hàng hóa tự động có kích thước bằng 312 sân bóng đá tại cảng nước sâu vào đầu năm 2018 Sức chứa củaCảng Thượng Hải đã tăng thêm khoảng 6 triệu feet 20 đơn vị tương đương (TEUs) và hoàn toàn tự động Bằng cách mở rộng thêm bảy vùng nước sâu, bến cảng đã tăng diện tích bến tàu lên 30 bến và khả năng xếp dỡ lên 13 triệu TEUs Tổng công suất của cảngThượng Hải đã vượt quá 40 triệu container Dự án Cảng nước sâu Dương Sơn ThượngHải, khoảng cách điều khiển từ xa của thiết bị vượt quá 100 km Mặc dù Trung Quốc bắt đầu xây dựng các cảng thông minh tương đối muộn, nhưng các chính sách thuận lợi đã liên tiếp được đưa ra trong những năm gần đây để thúc đẩy tiến trình thông minh hóa hệ thống cảng biển này.
Từ tháng 12/2019, Trung Quốc chỉ mất 33 tháng để xây dựng các bến cảng (terminal) thông minh không carbon của Cảng Thiên Tân từ một bãi biển hoang vắng thành khu cảng biển có 192 bến đáp ứng được nhiều trọng tải và 128 bến đáp ứng cho trọng tải trên 10.000 tấn Hiệu suất vận hành của cần cẩu đơn tại bến tăng hơn 40%, ứng dụng các robot thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo được trang bị nhiều cảm biến khác nhau để phục vụ tại cảng Với mô hình hoạt động mới, mỗi container tiêu thụ năng lượng ít hơn 20%, hiệu suất hoạt động của mỗi cần cẩu là cẩu được 39 container mỗi giờ Do đó, so với các cảng container truyền thống, cảng container thông minh ở Thiên Tân có thể tiết kiệm nhân lực, thời gian và chi phí, đồng thời duy trì hiệu suất hàng đầu thế giới. Không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, cảng container thông minh này vận hành hoàn toàn bằng điện gió và quang điện, không phát thải carbon Tính đến cuối năm 2021, sản lượng hàng hóa thông quan qua cảng này đã đạt 435 triệu tấn, đứng thứ 9 trên thế giới; trong khi sản lượng container vượt quá 18,35 triệu TEU xếp hạng thứ 8 toàn cầu Đến ngày 13/10/2022, khu C của Cảng Thiên Tân ở thành phố Thiên Tân phía bắc Trung Quốc đã chứng kiến sản lượng container vượt quá 1 triệu đơn vị tương đương 20 feet (TEUs). b Tại Đức – Cảng Hamburg
Cảng Hamburg (HPA, Cảng vụ Hamburg) là cảng lớn nhất của Đức và là cảng lớn nhất của Châu Âu lớn thứ ba sau Rotterdam và Antwerp, xử lý 20% khối lượng của tất cả Hàng xuất Châu Âu HPA xây dựng theo mô hình cảng thông minh từ rất sớm nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững của cảng, tối đa hóa lợi ích cho khách hàng sử dụng cảng và người dân địa phương, đồng thời giảm thiểu tác động của cảng tác động môi trường.
Thứ nhất, đối với dịch vụ hậu cần phục vụ cảng thông minh, HPA kết hợp các khía cạnh kinh tế và sinh thái trong ba phân ngành – luồng giao thông, cơ sở hạ tầng cảng và luồng hàng hóa Việc vận chuyển luồng hàng hóa tại HPA sử dụng khả năng thu thập dữ liệu tối ưu và chia sẻ thông tin nhanh chóng, đồng thời cho phép các nhà vận chuyển và đại lý lựa chọn nhiều nhất phương tiện vận tải hiệu quả cho hàng hóa của họ.
Thứ hai, HPA sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường bao gồm năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả và tính di động Thông qua việc sử dụng năng lượng thông minh, HPA có thể hạn chế sự phụ thuộc vào năng lượng không thể tái tạo cũng như giảm lượng khí thải và tiết kiệm chi phí HPA đã triển khai nền tảng điện toán Đám mây dựa trên IoT để đạt hiệu quả lập kế hoạch hoạt động, từ việc thông báo cho tàu biết địa điểm và thời gian cập bến cho đến thông báo ô tô chở hàng và cần cẩu trong không gian được phân bổ của họ Dữ liệu được thu thập từ cổng liên tục tổng hợp và phân tích Các cảm biến, hệ thống camera, đèn thông minh… được lắp đặt trên đường giao thông giám sát, đảm bảo môi trường làm việc an toàn, sà lan di chuyển dễ dàng khi lưu lượng truy cập bão hòa v.v Ngoài ra, dịch vụ theo dõi thông minh được cung cấp cho người dùng sử dụng
36 phần mềm và cảm biến Vào tháng 4 năm 2017, Cảng Hamburg cũng đã giới thiệu Hệ thống làm lạnh CTAS, cung cấp đầy đủ tự động hóa việc giám sát các container lạnh Hệ thống lạnh CTAS này tự động quản lý nhiệt độ và độ ẩm của container lạnh cứ 15 phút một lần và tự động liên kết với Hệ thống vận hành cảng (TOS) Thông qua mô hình cảng thông minh, HPA đang đạt được những hiệu quả to lớn mà trước đây chưa từng có đã xem Với một hệ thống trong đó tất cả các nguồn lực liên quan đến cảng như tàu, xe tải, cần cẩu, giao thông luồng và nhân lực, v.v., được liên kết theo thời gian thực, chi phí hoạt động của cảng HPA giảm 75% và tắc nghẽn cảng giảm 15%. c Tại Hà Lan – Cảng Rotterdam
Hà Lan là quốc gia đầu tiên trên thế giới phát triển thành công hệ thống thiết bị đầu cuối tự động không người lái và một cầu trục không người lái Cảng Rotterdam, một trong số các cảng lớn nhất thế giới, vẫn là trung tâm thương mại hàng hải của châu Âu và nhằm mục đích đóng vai trò là đầu mối cho Công nghiệp 4.0 của khu vực.
Hà Lan bắt đầu dự án xây dựng để thiết lập Cảng Rotterdam như một cảng thông minh Mục đích là để tăng tốc độ đổi mới ở Cảng Rotterdam và giúp tăng cường tính bền vững của khu vực cảng bằng cách sử dụng cảm biến Mô hình cảng thông minh của Cảng Rotterdam xây dựng trên ba lĩnh vực trọng tâm – hậu cần thông minh, năng lượng và công nghiệp thông minh và phát triển cơ sở hạ tầng cảng.
Thực trạng phát triển cảng biển thông minh tại Việt Nam
2.2.1 Hạ tầng cảng biển a Về hệ thống cảng biển
Hệ thống cảng biển của Việt Nam trong nhiều năm qua đã không ngừng mở rộng và phát triển, thể hiện tốt vai trò là đấu mối phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo động
39 phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Theo thống kê của Cục Hàng Hải Việt Nam, tại Việt Nam hiện nay có 44 cảng biển vận chuyển, trong đó có 2 cảng biển đặc biệt, 12 cảng loại I, 18 cảng loại II và 12 cảng loại III Với tổng chiều dài cầu cảng đạt 97km và tổng công suất trên 733 triệu tấn vào năm 2022 Tiêu chí phân loại cảng biển bao gồm phạm vi ảnh hưởng và quy mô của cảng biển.
TT Thông số Đơn vị Nhóm
2 Số lượng cầu cảng Cầu cảng 127 113 61 218 69 588 a Tổng hợp, container
Lượng hàng hóa qua cảng năm 2021
Bảng 2.3.1a: Năng lực hiện trạng của hệ thống cảng biển Việt Nam năm 2022 (Nguồn:
Tổng hợp dựa trên số Cục Hàng hải Việt Nam)
Dựa theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021
- 2030 định hướng đến năm 2050, hệ thống cảng biển Việt Nam được chia thành 5 nhóm dọc từ Bắc vào Nam bao gồm:
- Nhóm 1: Nhóm cảng biển vận chuyển phía Bắc: từ Quảng Ninh đến Ninh Bình
- Nhóm 2: Nhóm cảng biển vận chuyển hàng hóa phía Bắc Trung Bộ: từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh
- Nhóm 3: Nhóm cảng biển vận chuyển hàng hóa Trung Trung Bộ và Trung Nam Bộ: từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi Nhóm và từ Bình Định đến Bình Thuận.
- Nhóm 4: Nhóm cảng biển phía Đông Nam Bộ (gồm sông Côn Đảo và sông Soài Rạp tỉnh Long An)
- Nhóm 5: Nhóm cảng Đồng bằng sông Cửu Long (gồm cả đảo Phú Quốc và đảo Tây Nam)
Trong đó, có thể thấy hệ thống các cảng biển hiện nay được quy hoạch đồng bộ gắn liền với những trung tâm, vùng kinh tế lớn của cả nước Đặc biệt là các cảng lớn là đầu mối trong dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa đã đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế Sản lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng biển Quảng Ninh chiếm 40,5% tổng sản lượng hàng hóa thông qua các cảng khu vực phía Bắc Các cảng thuộc khu vực miền Trung như Nghi Sơn, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng… đều gắn với vùng kinh tế trọng điểm, đáp ứng sản lượng hàng hóa thông qua đến 70% lượng hàng tại miền Trung Tại vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều cảng biển với số lượng cầu cảng và bến cảng lớn đã đáp ứng phần lớn nhu cầu vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế Theo công bố của Tạp chí Lloyd’d, ba cảng container của Việt Nam lọt vào top 50 cảng có sản lượng container thông qua lớn nhất thế giới, đó là cảng TP.HCM, Hải Phòng và Cái Mép Thị Vải Hàng hóa thông qua các cảng biển, đặc biệt các cảng biển tiềm năng mới như Bà Rịa - Vũng Tàu được các tạp chí hàng hải quốc tế đánh giá có mức tăng trưởng cao nhất thế giới trong những năm gần đây Điều này cho thấy dịch vụ cảng biển tại Việt Nam ngày càng được cải thiện nâng cao hiệu quả thông qua hàng hóa và hỗ trợ cho hoạt động vận tải biển, đặc biệt là vận tải biển quốc tế.
Tính đến 4/2024, số lượng bến cảng thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải công bố gồm 298 bến Trong đó, các địa phương có số lượng bến cảng nhiều nhất lần lượt là Hải Phòng (50 bến), Bà Rịa - Vũng Tàu (48 bến), TP HCM (40 bến), Đồng Nai (18 bến), Khánh Hòa và Cần Thơ (17 bến)
STT Khu vực cảng Số lượng bến cảng
Bảng 2.3.1b: Top 10 khu vực bến cảng tại Việt Nam tính đến 4/2024 (Nguồn: Bộ Giao thông vận tải) b Về luồng hàng hải
Hiện nay nước ta có 46 luồng hàng hải công cộng trải dọc từ Bắc vào Nam với tổng chiều dài 1.105km và 34 luồng hàng hải chuyên dùng với chiếu dài 173,2 km Các luồng hàng hải đều được đầu tư hệ thống báo hiệu đồng bộ theo tiêu chuẩn, góp phần hỗ trợ cho tàu thuyền hoạt động an toàn. c Về hệ thống trợ giúp hàng hải
Các hệ thống đèn biển đều được xây dựng tại những vị trí trọng yếu, cửa biển nên có vai trò quan trọng đối với an ninh quốc gia và hoạt động vận tải biển Hệ thống đèn trải dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang với số lượng 94 đèn Bên cạnh đó, hệ thống thông tin duyên hải LRIT tại Việt Nam được trang bị 32 dài từ Móng Cái đến Hà Tiên hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động tìm kiếm và kiểm soát an ninh hàng hải trong khu vực Hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS) đã được đầu tư tại các cảng biển lớn như Hải Phòng, Sài Gòn - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quy Nhơn… và một số khu vực cảng biển khác để hỗ trợ công tác giám sát, điều hành và quản lý hoạt động hàng hải trong khu vực cảng biển.
2.2.2 Quy mô và chất lượng cảng biển Việt Nam
Hệ thống cảng biển Việt Nam đáp ứng được 100% nhu cầu sản lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam ra các thị trường lớn trên thế giới và 100% sản lượng hàng hóa được vận tải nội địa Hiện nay đã hình thành các cảng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế tại khu vực phía Bắc và phía Nam, thu hút được gần 40 hãng tàu nước ngoài ra vào hoạt động, đặc biệt là hai cảng lớn là Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh Sản lượng hàng hóa thông qua đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong nhiều năm. a Về quy mô vận chuyển hàng hóa
Biểu đồ 2.2.2: Biểu đồ sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển giai đoạn 2017 - 2023
(Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam)
Năm 2017, sản lượng hàng hàng hóa thông qua cảng biển đạt 512,7 triệu tấn, tăng 11% so với năm 2016, trong đó hàng container đạt 16,487 triệu Teus, tăng 27% so với năm
2016 Đến năm 2018, sản lượng hàng hóa thông qua cảng tăng 16% đạt mức 596,56 triệu tấn, trong đó hàng container cũng đồng thời tăng 10% đạt 18,17 triệu teus Từ năm 2017 -
2019, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển (bao gồm cả hàng XNK, hàng nội địa và hàng quá cảnh) và hàng container đều có xu hướng tăng Tuy nhiên kể từ năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 kéo dài làm cho tốc độ tăng trưởng hàng hóa thông qua giảm còn 4% so với năm trước đó, trong khi đó hàng container vẫn đạt mức tăng trưởng
43 khá tốt ở 14% so với cùng kỳ Trong năm 2021, tổng khối lượng hàng hóa thông qua đạt 706,1 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020; hàng XNK đạt 398,67 triệu tấn, giảm 1% với năm 2020; hàng nội địa đạt 302,9 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2020 Trong đó, khối lượng hàng container ước đạt 23,9 triệu TEUs, tăng 6% so với năm 2020 Trong năm 2022, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt 733,181 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm
2021, trong đó: Hàng xuất khẩu đạt 179,072 triệu tấn, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2021. Hàng nhập khẩu đạt 209,259 triệu tấn, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2021 Hàng quá cảnh bốc dỡ ước đạt 2,057 nghìn tấn Hàng container thông qua cảng biển trong năm
2022 đạt 25,1 triệu TEUs, tăng 5% so với cùng kỳ Đối với năm 2023, theo ước tính của Cục Hàng hải Việt Nam, tổng lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt 725,37 triệu tấn, lượng hàng container đạt 24,89 triệu Teus, cả hai đều có sự giảm nhẹ so với năm 2022, chủ yếu vận tải trên các tuyến hàng hải đi qua Trung Quốc, Hàn Quốc, Đông Nam Á và một số tuyến Châu Âu. b Về tuyến vận tải biển
Việt Nam đã thiết lập được 32 tuyến, trong đó có 25 tuyến vận tải quốc tế và 7 tuyến nội địa, trong đó ngoài các tuyến trong khu vực Châu Á, khu vực cảng phía Bắc đã khai thác mở rộng 2 tuyến đi Bắc Mỹ; phía Nam đã hình thành 16 tuyến tàu xa đi Bắc Mỹ và Châu Âu vượt trội hơn các nước khu vực Đông Nam Á (chỉ sau Singapore và Malaysia). c Về tuyến vận tải container
Việt Nam đã hình thành các tuyến vận tải container biển xa đi Mỹ và Châu Âu, Châu Á, đáp ứng được toàn bộ hàng hóa xuất nhập khẩu container trực tiếp mà không phải thông qua nước thứ ba, tiết kiệm được chi phí vận tải và thời gian của khách hàng, cụ thể:
Tuyến vận tải đi Châu Mỹ: 25 tuyến vận tải, tập trung ở hai cụm cảng nước sâu Lạch Huyện và Cái Mép - Thị Vải
Tuyến vận tải đi Châu Âu: 03 tuyến, tập trung ở hai cụm cảng nước sâu Lạch Huyện và Cái Mép - Thị Vải
Trên 100 tuyến vận tải nội Á, tập trung vào các cụm cảng số 1 (Hải Phòng, Quảng Ninh), số 3 (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Quang Nam) và số 4 (TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu) d Về khả năng tiếp nhận tàu
Tại cảng biển miền Bắc: Theo quy hoạch, tổng lượng hàng hóa qua khối cảng biển phía Bắc (gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định) giai đoạn 2017 - 2022 đạt 247 triệu tấn Cảng Quảng Ninh chiếm 45,5% ,trong khi hàng hóa qua cảng biển Thái
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cảng biển thông minh tại Việt Nam
2.3.1 Đặc điểm của cảng tại Việt Nam
Vị trí cảng biển: Cảng biển Việt Nam trải dọc từ Bắc xuống Nam với nhiều đặc điểm đa dạng và vị trí tiềm năng Cụ thể:
Hệ thống cảng biển miền Bắc: Miền Bắc được biết đến với hệ thống cảng biển quốc tế lớn bao gồm Cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng), Cảng Cái Lân - Quảng Ninh Đây là nhóm cảng biển có công suất cao với nhiều cảng nòng cốt là cảng tổng hợp quốc gia, cảng cửa ngõ quốc tế.
Hệ thống cảng biển miền Trung: Đây là khu vực tập trung số lượng cảng nhiều nhất của nước ta hiện nay và được chia thành 3 nhóm chính là: nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ, nhóm cảng biển Trung Trung Bộ và nhóm cảng biển Nam Trung Bộ Mặc dù nhiều cảng nhưng hầu hết các cảng biển ở khu vực này đều có quy mô nhỏ, chỉ có một số cảng có quy mô tương đối như cảng Đà Nẵng, Dung Quất Điển hình là Cảng Đà Nẵng - cửa ngõ chính hướng ra biển Đông tiếp giáp với các tuyến hàng hải quốc tế nối giữa các nền kinh tế Đông Bắc Á và Đông Nam Á cũng như của thế giới Cảng Đà Nẵng cũng là điểm trung chuyển phía Đông của vùng miền Trung đón các dòng lưu chuyển hàng hóa trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây cũng như các tỉnh trong khu vực với thị trường quốc tế Trong 3 khu vực thuộc hệ thống cảng biển miền Trung, khu vực cảng Nam Trung bộ có vị trí gần với các tuyến đường quốc tế với khoảng cách vượt Thái Bình Dương ngắn nhất so với Hongkong và Singapore, cảng tại khu vực này có tiềm năng trở thành cảng trung chuyển quốc tế tại Việt Nam.
Hệ thống cảng biển miền Nam: Cảng biển khu vực miền Nam gồm 2 nhóm chủ yếu là Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ Ở khu vực Đông Nam Bộ là khu vực có mật độ xây dựng và phát triển cảng cao nhất, nhì cả nước với những cảng lớn và có vai trò quan trọng trong giao thương hàng hóa quốc tế Với vị trí địa lý thuận lợi, các cảng khu vực Đông Nam Bộ đã thành công kết nối với các tuyến biển quốc tế, đặc biệt là vịnh Thái Lan và các vùng biển ở khu vực Đông Nam Á Đối với nhóm cảng Tây Nam bộ, chủ yếu là các cảng nhỏ phục vụ cho việc xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và lương thực thực phẩm.
Cơ sở hạ tầng giao thông kết nối đến cảng tại các cảng của Việt Nam đang ngày càng được nâng cao và phát triển, đảm bảo sự thuận lợi trong hoạt động vận chuyển hàng hóa trong nội địa đến khu vực cảng và ngược lại Cụ thể:
Hệ thống cảng miền Bắc: Một trong những nội dung quan trọng được bàn bạc, thống nhất là tập trung hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống hạ tầng giao thông kết nối, xây dựng mới các cây cầu vượt sông thay thế các bến phà nhằm tăng cường giao thương trong vùng và cả nước Điển hình là cảng Hải Phòng, đây là thành phố hội tụ đầy đủ năm loại hình giao thông gồm: Cảng biển cửa ngõ quốc tế, Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, hệ thống đường sắt kết nối hai hành lang, một vành đai kinh tế giữa Việt Nam-Trung Quốc, cùng hệ thống giao thông đường bộ kết nối tới các trung tâm kinh tế lớn của vùng và khu vực Điều nay đã hỗ trợ phát triển và thu hút tàu thuyền sử dụng dịch vụ tại cảng cũng như các khoản đầu tư xây dựng phát triển cảng.
Hệ thống cảng miền Trung: Tại khu vực miền Trung có nhiều cảng có tiềm năng trở thành cửa ngõ quốc tế, để tận dụng khả năng đó, các nhà quản lý đang thực hiện đầu tư xây dựng các hệ thống hậu cần của cảng bao gồm hệ thống đường sắt, đường bộ, đường hàng không…Cụ thể, tại cảng Đà Nẵng – nằm tại vị trí trung độ của cả nước, là tiếp điểm của các tuyến giao thông Bắc – Nam và giao điểm của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không của miền Trung Cảng Liên Chiểu – nằm ở vị trí cuối hành lang kinh tế Đông – Tây đã được kết nối tuyến đường sắt Bắc Nam sau khi cải tạo ga Kim Liên thành ga hàng hóa sau cảng Tại đây có tuyến xếp dỡ đường sắt trực tiếp trong cảng đảm bảo Liên Chiểu thành cảng cửa ngõ miền Trung tích hợp tất cả phương thức vận tải.
Hệ thống cảng miền Nam: Phát triển hạ tầng cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng đã mở ra hướng đi mới cho ngành cảng biển của Việt Nam trên con đường phát triển và hội nhập Dòng vốn đầu tư cảng và nhiều loại hình sản xuất công nghiệp cũng được tăng tốc đầu tư vào khu vực cảng miền Nam để tận dụng lợi thế cảng Đặc biệt, nhiều đường giao thông quan trọng kết nối hệ thống cảng Cái Mép-Thị Vải với Quốc lộ 51 như đường liên cảng Cái Mép-Thị Vải, đường 991B, Phước Hòa-Cái Mép được đầu tư kết nối đồng bộ hành lang tuyến kinh tế ven biển Nhờ thuận lợi về giao thông kết nối, các khu vực cảng miền Nam Bộ càng có lợi thế thu hút nguồn hàng phục vụ tối đa hoạt động xuất nhập khẩu giữa các cảng biển của tỉnh với khu vực TP Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Đông Nam Á Ngoài ra, các cảng khu vực miền Nam đang thực hiện xây dựng các tuyến đường kết nối giữa các cảng giúp thuận lợi cho quá trình vận chuyển hàng hóa.
Khả năng kết nối và cung cấp dịch vụ Logistic: Thống kê cho thấy, Việt Nam hiện có hơn 34.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, cả nước có 296.469
57 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong các ngành, nghề liên quan đến lĩnh vực logistics,tập trung chủ yếu ở khu vực có hệ thống cảng, đường bộ thuận lợi: đồng bằng sông Hồng (38,8%), tiếp theo là Đông Nam Bộ (33,8%), Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (14,2%), Trung du và miền núi phía Bắc (5,6%), đồng bằng sông Cửu Long (5,2%) và cuối cùng là Tây Nguyên (2,4%) Báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2023 cho thấy, chỉ số năng lực quốc gia về logistics của Việt Nam năm 2023 xếp thứ 43/139 nước và vùng lãnh thổ (tăng
21 bậc so với năm 2016) Việt Nam cũng là nước xếp hạng ở tốp đầu trong các thị trường mới nổi, tốc độ phát triển của ngành logistics ở Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14- 16%, quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm Chất lượng cung cấp dịch vụ logistics được nâng cao rõ rệt, số lượng các dịch vụ logistics được cung cấp đa dạng, thị trường logistics của Việt Nam được mở rộng, các doanh nghiệp tham gia vào nhiều khâu trong chuỗi dịch vụ logistics, tiến dần đến những khâu có giá trị gia tăng cao.
Danh tiếng của cảng tại Việt Nam ngày càng được đánh giá cao trên các bảng xếp hạng thế giới, góp phần thu hút những hàng tàu tiềm năng Chỉ số hoạt động của cảng năm 2021” (CPPI 2021) của Ngân hàng thế giới được công bố nhằm đánh giá về độ hiệu quả của các cảng biển Việt Nam có một số cảng được xếp hạng trong bảng này, trong đó, cảng Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu) có thứ hạng cao Cụ thể, cảng này đứng vị trí thứ 13 với 148,4 điểm Bên cạnh đó, cảng Vũng Tàu xếp thứ 37 với 100,9 điểm, cảng Hải Phòng xếp vị trí thứ 63 với 67,1 điểm, cảng Cát Lái xếp vị trí 145 với 19,8 điểm Đến năm 2022, Cảng Cái Mép – Thị Vải xếp thứ 12 với 170,77 điểm ngoài ra còn có các cảng như Chu Lai, Quy Nhơn đã xuất hiện trong báo cáo, tuy với vị trí không cao nhưng đã thể hiện sự cố gắng trong hoàn thiện và phát triển dịch vụ cảng của hệ thống cảng biển Việt Nam.
Mức độ thu hút tàu vận chuyển hệ thống cảng biển nước sâu tại Việt Nam còn hạn chế, đa phần là các cảng cạn với khả năng tiếp nhận tàu loại nhỏ, tuy nhiên với sự quan tâm và đầu tư của Chính phủ, các cảng nước sâu ngày càng được chú trọng khai thác, cải thiện cũng như đầu tư xây dựng mới nhằm thu hút lượng tàu vận chuyển quốc tế lớn và các hãng tàu uy tín trên thế giới.
Tại miền Bắc: cảng container quốc tế Tân Cảng – Hải Phòng (cảng Lạch Huyện) là cảng biển nước sâu đầu tiên và duy nhất tại miền Bắc Cảng có độ sâu trước bến 16m, vũng quay tàu rộng 660 m, độ sâu luồng tàu 14 m (chưa tính thủy triều) Giai đoạn đầu hiện có 2 bến cảng container có tổng chiều dài 750 m, bến tàu, bến sà lan dài 150m Mỗi tuần cảng này tiếp nhận 14 tuyến dịch vụ, trong đó 6 tuyến dịch vụ xuyên Thái Bình Dương đi trực tiếp châu Mỹ, 1 tuyến dịch vụ đi châu Úc, 2 tuyến dịch vụ đi Ấn Độ và các tuyến dịch vụ nội Á khác Sau khi cảng container quốc tế Lạch Huyện lắp đặt xong 06 cần cẩu, nhiều hãng tàu đã đưa container cỡ lớn vào Hải Phòng như: Liên minh Cosco+PIL+Wanhai với 7 tàu trọng tải từ 10.000 đến 11.900 TEUs, liên minh “The Alliance” với 6 tàu loại 8.700 TEUs, nhóm ONE/Cosco/Wanhai/OOCL với 5 tàu, Evergreen với 3 tàu.
Tại miền Trung: bao gồm 19 tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương nằm ở vị trí
59 mặt tiền của đất nước với 1.759km bờ biển, có nhiều vịnh nước sâu, đường chiến lược nối với các cửa khẩu thông qua các nước tiểu vùng sông Mêkông và thế giới Các cảng nước sâu tại khu vực thu hút lượng lớn tàu thuyền vận chuyển trên thế giới như CMA CGM, Cosco, WanHai,… Các cảng nước sâu điển hình như cảng Dung Quất với diện tích hơn 1000ha, độ sâu 21m không phụ thuộc vào thủy triều có 5 hệ thống cảng chuyên dụng có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 200.000DWT Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) là cảng biển nước sâu tự nhiên, có độ sâu lớn nhất là 12m nước, chiều dài cầu bến là 1,205m bao gồm
2 cầu nhô và 1 cầu liền bờ chuyên dụng Gần đây, Đà Nẵng tiếp tục xây dựng cảng nước sâu Liên Chiểu với độ sâu dự tính 14m, luồng tàu, vũng quay tàu 14m, nhận tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 100.000 tấn, tàu container có sức chở từ 6.000 đến 8.000TEU.
Đánh giá tình hình phát triển cảng thông minh trên thế giới và tại Việt Nam theo mô hình SWOT
2.4.1 Trên thế giới Điểm mạnh
Hệ thống cảng biển dày đặc với nhiều tuyến vận tải biển quốc tế
Như đã trình bày ở phần thực trạng, hệ thống cảng biển trên thế giới đạt đến 12.800 cảng biển trải rộng trên các châu lục Bên cạnh đó, các tuyến vận tải biển được hình thành ngày càng nhiều với nhiều tuyến vận tải biển trực tiếp đi qua các khu vực kênh đào như Suez, Panama giúp rút ngắn thời gian và quãng đường vận chuyển Bên cạnh đó, các quốc gia đi đầu trong việc phát triển cảng biển theo mô hình cảng biển thông minh trên thế giới như Trung Quốc, Singapore, Hà Lan, Đức, Hàn Quốc…đều có những cảng biển tại các thành phố tích hợp các phương thức vận tải như đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không Điều này giúp hỗ trợ phát triển vận tải đa phương thức, cũng như tạo thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa ra vào các cảng.
Hoạt động với hiệu suất cao hơn và bảo vệ môi trường
Trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của cảng biển thông minh, việc tự động hóa và áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đóng vai trò quan trọng Hệ thống tự động hóa giúp cải
67 thiện các quy trình như xếp dỡ hàng hóa, quản lý kho bãi, theo dõi vận chuyển và thủ tục hải quan Điển hình như Cảng Rotterdam ở Hà Lan đã sử dụng hệ thống tự động hóa để xếp dỡ hàng hóa, góp phần tăng năng suất lên đến 20% Trong khi đó, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể dự đoán lượng hàng hóa, tối ưu hóa luồng tàu và quản lý năng lượng, giúp giảm thời gian chờ đợi cho tàu Cảng Singapore là một ví dụ điển hình khi áp dụng AI để dự đoán thời gian tàu đến bến Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo vệ môi trường cũng là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của cảng biển thông minh Đối mặt với áp lực từ các vấn đề về môi trường, các cảng biển cần phải thực hiện các biện pháp như giảm khí thải và giảm ô nhiễm môi trường Sử dụng năng lượng tái tạo và hệ thống xử lý nước thải là một số cách cụ thể được sử dụng Chẳng hạn như Cảng Hamburg ở Đức đã sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời để giảm thiểu khí thải, trong khi Cảng Gothenburg ở Thụy Điển đã áp dụng hệ thống xử lý nước thải tiên tiến để bảo vệ môi trường biển.
Giảm thiểu chi phí và thời gian lưu trữ hàng hóa, tàu vận tải
Một trong những cách tiếp cận hiệu quả nhất để giảm thiểu chi phí và thời gian lưu trữ hàng hóa, tàu vận tải là cải thiện khả năng chịu tải của các cảng biển Việc mở rộng diện tích kho bãi và nâng cao năng lực xếp dỡ hàng hóa sẽ tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả hơn Cảng Rotterdam ở Hà Lan đã mở rộng diện tích kho bãi lên 12 triệu m² đã có không gian lớn hơn để lưu trữ hàng hóa và phục vụ nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng cao Điều này không chỉ tăng cường khả năng chịu tải của cảng mà còn giúp cải thiện hiệu suất hoạt động và giảm thiểu thời gian chờ đợi cho tàu và hàng hóa Ngoài ra, việc nâng cao năng lực xếp dỡ hàng hóa lên 46,8 triệu tấn/năm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng lớn của thị trường Khả năng xếp dỡ hàng hóa nhanh chóng và hiệu quả không chỉ giúp tăng năng suất mà còn giảm chi phí và thời gian cho các công việc liên quan đến vận hành cảng Bên cạnh đó, việc nâng cấp hệ thống cầu cảng, luồng tàu và hệ thống thông tin quản lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thời gian chờ đợi và tối ưu hóa quy trình vận chuyển Điển hình như Cảng Singapore là một minh chứng rõ ràng cho việc này Bằng cách áp dụng hệ thống quản lý thông tin hàng hải (VTS), cảng đã thành công trong việc giảm thời gian chờ đợi cho tàu từ 30 giờ xuống còn 12 giờ Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn nâng cao sự hài lòng của các nhà vận tải và cải thiện hình ảnh của cảng trong ngành.
Nhiều quốc gia đã có chiến lược phát triển cảng thông minh
Nhiều quốc gia trên thế giới đang nhận biết và hưởng ứng với xu hướng phát triển cảng thông minh Trong số đó, một số quốc gia tiêu biểu bao gồm Singapore, Hà Lan, Trung Quốc và Hàn Quốc, đã đưa ra các chiến lược cụ thể để phát triển cảng thông minh và tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ trong ngành vận tải hàng hóa biển Ở
– nơi có vị trí địa lý thuận lợi và tầm quan trọng chiến lược trong thương mại quốc tế, Singapore đã đưa ra chiến lược phát triển cảng thông minh từ lâu Quốc gia này đã đầu tư mạnh mẽ vào các dự án nâng cấp cảng biển và áp dụng công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo và tự động hóa để tối ưu hóa hoạt động cảng Điển hình là cảng thông minh Tuas - cảng tự động hóa cao nhất thế giới, sử dụng robot, xe tự lái và trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động Hà Lan đang đẩy mạnh phát triển cảng thông minh Các cảng ở Hà Lan đã tiên phong trong việc áp dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình vận hành và cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa hiệu quả Trung Quốc - đất nước với vị thế là một trong những cường quốc xuất khẩu hàng đầu và có một lượng hàng hóa vận chuyển lớn, Trung Quốc cũng đã chú trọng vào phát triển cảng thông minh Các cảng lớn như Shanghai và Shenzhen đã đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống thông tin và tự động hóa để nâng cao hiệu quả hoạt động Không thể không nhắc tới cảng thông minh Dương Sơn - cảng tự động hóa cao thứ hai thế giới Hàn Quốc có các ngành công nghiệp hàng hóa biển ngày càng phát triển, đất nước xinh đẹp này đã tập trung vào việc phát triển cảng thông minh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường Quốc gia này đã đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ để tạo ra các cảng biển hiện đại và thông minh Chẳng hạn như cảng thông minh Busan - cảng tự động hóa cao với hệ thống quản lý giao thông thông minh. Điểm yếu
Chi phí đầu tư cao
Chi phí đầu tư cao là một trong những rào cản lớn nhất đối với việc triển khai cảng thông minh Xây dựng và vận hành cảng thông minh đòi hỏi sự đầu tư lớn vào công nghệ, cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân lực Đây thực sự là một thách thức đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nơi nguồn lực tài chính có hạn Chi phí đầu tư ban đầu cao đồng nghĩa với việc cần phải có nguồn vốn lớn để triển khai các dự án cảng thông minh Điều này có thể làm chậm tiến độ triển khai của các dự án, do sự cần đến sự đầu tư kỹ thuật, tài chính và nhân lực đủ lớn Việc giảm thiểu chi phí và tìm kiếm nguồn vốn đối với các dự án cảng thông minh đang là một thách thức lớn đối với nhiều quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường toàn cầu Ngoài ra, chi phí đầu tư cao cũng làm tăng nguy cơ thất bại cho các dự án cảng thông minh Nếu không có nguồn vốn đủ lớn và quản lý chi phí hiệu quả, các dự án có thể đối mặt với rủi ro về việc vượt quá ngân sách dự kiến hoặc không thể đạt được kết quả như mong đợi Cảng Singapore với chi phí đầu tư cho hệ thống PCS và CTS lên đến hàng trăm triệu USD Hệ thống PCS hiện tại của Cảng Singapore được triển khai vào năm 2017 với chi phí khoảng
200 triệu USD Hệ thống CTS hiện tại của Cảng Singapore được triển khai vào năm 2014 với chi phí khoảng 100 triệu USD Những con số đầu tư khổng lồ này đã giúp giảm chi phí nhân công, chi phí
71 hành chính, tổn thất hàng hóa và chi phí bảo hiểm Nhưng đồng thời có thể gây rủi ro về sự cố công nghệ Hệ thống PCS và CTS phụ thuộc vào công nghệ và hạ tầng mạng Sự cố kỹ thuật hoặc hỏng hóc có thể dẫn đến gián đoạn trong hoạt động của cảng và gây thiệt hại kinh tế Do đó, việc giảm thiểu chi phí đầu tư và tìm kiếm các nguồn lực tài chính phù hợp là vô cùng quan trọng đối với việc phát triển cảng thông minh Các quốc gia cần phải xem xét kỹ lưỡng về việc quản lý chi phí và tìm ra các biện pháp hỗ trợ tài chính từ các nguồn khác nhau như chính phủ, các tổ chức tài trợ quốc tế hoặc đối tác tư vấn đầu tư. Đồng thời, cần có sự đầu tư thông minh và quản lý hiệu quả để đảm bảo rằng các dự án cảng thông minh có thể hoạt động hiệu quả và bền vững trong thời gian dài.
Khả năng tiếp cận công nghệ và nguồn nhân lực hạn chế
Khả năng tiếp cận công nghệ và nguồn nhân lực chuyên môn cao về công nghệ số là một khiếm khuyết lớn đối với nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.
Sự hạn chế này có thể gây ra nhiều khó khăn trong việc triển khai và phát triển cảng thông minh, đồng thời làm chậm tiến trình hiện đại hóa ngành cảng Trong một thế giới ngày càng phụ thuộc vào công nghệ, việc tiếp cận và sử dụng công nghệ tiên tiến là cực kỳ quan trọng Tuy nhiên, nhiều quốc gia đang phát triển đối diện với rào cản về việc tiếp cận công nghệ tiên tiến nhất Điều này có thể do nhiều nguyên nhân như hạn chế về nguồn lực tài chính, sự thiếu hụt về hạ tầng kỹ thuật, hay đơn giản là sự kém hiểu biết về công nghệ trong các cộng đồng Ngoài ra, sự thiếu hụt về nguồn nhân lực chuyên môn cao về công nghệ số cũng là một vấn đề quan trọng Các quốc gia đang phát triển thường gặp khó khăn trong việc đào tạo và thu hút nhân tài có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực công nghệ Điều này gây ra rủi ro về việc không có đủ nguồn lực nhân sự để triển khai và quản lý các dự án cảng thông minh một cách hiệu quả Singapore là quốc gia phát triển với nền kinh tế tiên tiến, tuy nhiên vẫn gặp phải những hạn chế trong việc tiếp cận công nghệ và nguồn nhân lực cho cảng thông minh Mặc dù là một trong những cảng biển thông minh tiên tiến nhất thế giới, PSA vẫn phải hợp tác với các công ty quốc tế như IBM, Siemens để phát triển và áp dụng các giải pháp công nghệ mới Để vượt qua những thách thức này, Singapore đã triển khai nhiều chính sách nhằm thu hút nhân tài và khuyến khích đổi mới trong lĩnh vực cảng thông minh Sự thiếu hụt về khả năng tiếp cận công nghệ và nguồn nhân lực chuyên môn có thể làm giảm sút khả năng ứng dụng và phát triển cảng thông minh ở những quốc gia này Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của họ trên thị trường toàn cầu mà còn có thể làm chậm tiến trình hiện đại hóa và phát triển bền vững của ngành cảng.
Khung khổ pháp lý chưa hoàn thiện
Một số quốc gia vẫn đang đối mặt với vấn đề về khung khổ pháp lý không hoàn thiện đối với cảng thông minh Sự thiếu hụt này gây ra rào cản trong quá trình triển khai
73 và ứng dụng các công nghệ mới, cũng như giảm sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Đồng thời, việc thiếu hụt các quy định cụ thể và rõ ràng cũng tạo ra các tranh chấp pháp lý và rủi ro cho các dự án cảng thông minh Một trong những vấn đề chính khi khung pháp lý không hoàn thiện là sự mơ hồ trong việc định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên liên quan đến cảng thông minh Điều này có thể dẫn đến hiểu lầm và tranh cãi về quyền sở hữu dữ liệu, quản lý thông tin, và bảo vệ quyền riêng tư Việc thiếu hụt các quy định rõ ràng cũng có thể tạo ra một môi trường pháp lý không ổn định, làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư và doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh Ở Singapore đã ban hành Đạo luật Cảng thông minh (Smart Ports Act) vào năm 2019 Đạo luật Smart Ports Act đang đặt ra một khung pháp lý mới trong ngành hàng hải, tuy nhiên, đây là một đạo luật mới và chưa từng được thử nghiệm trong thực tế Mặc dù mục tiêu của đạo luật là tạo ra một môi trường hoạt động hiệu quả và thông minh cho các cảng biển, nhưng một số quy định của nó vẫn còn mơ hồ và cần được làm rõ hơn Hơn nữa, sự thiếu hụt về khung pháp lý có thể làm giảm sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cảng thông minh Các quốc gia cần có các quy định pháp lý rõ ràng và tương thích với quy định quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các quốc gia Việc thiếu hụt các quy định pháp lý có thể làm trì hoãn hoặc làm mất cơ hội cho các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cảng thông minh.
Nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng cảng thông minh tăng cao
Nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng cảng thông minh đang tăng cao trên toàn thế giới Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực này sẽ đạt 150 tỷ USD vào năm 2030 Dự kiến trong những năm tới, nhu cầu này sẽ tiếp tục tăng cao, mở ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và chính phủ hợp tác phát triển lĩnh vực này Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng cảng thông minh không chỉ mang lại lợi ích ngay lập tức mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành vận tải hàng hóa Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng phát triển và nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao, các cảng biển đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình mua bán và trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia Đối mặt với sự tăng trưởng này, việc nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cảng biển để đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng lớn là không thể tránh khỏi.
Cơ sở hạ tầng cảng thông minh không chỉ là cơ sở vật chất vận hành các hoạt động trên cảng mà còn bao gồm hệ thống thông tin, kỹ thuật, và quy trình quản lý hiện đại.Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng cảng thông minh mang lại nhiều lợi ích như tăng cường hiệu suất hoạt động, giảm thời gian xếp dỡ hàng hóa, tăng cường an toàn và bảo mật,cũng như giảm tiêu thụ năng lượng và khí thải Điển hình là Cảng Singapore áp dụng hệ thống quản lý
Bài học kinh nghiệm phát triển cảng biển thông minh từ một số cảng trên thế giới 63 1 Bài học kinh nghiệm từ việc phát triển cảng biển thông minh tại Cảng Singapore63 2 Bài học kinh nghiệm từ việc phát triển cảng biển thông minh tại Cảng Rotterdam (Hà Lan)
3.1.1 Bài học kinh nghiệm từ việc phát triển cảng biển thông minh tại Cảng Singapore
Singapore, với vị trí địa lý chiến lược là nằm gần eo biển Malacca, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương Được mệnh danh là “huyết mạch” của vận tải biển, đây là tuyến đường biển kết nối các nước Đông Á, Châu Đại Dương, Nam Á, Tây Á, Châu Phi và Châu Âu Cùng với đó là sự chú trọng vào công nghệ, đã trở thành một trong những quốc gia hàng đầu trong việc phát triển cảng biển thông minh Với dịch vụ vận chuyển tuyệt vời và môi trường kinh doanh vận tải biển được hỗ trợ rất tốt, cảng Singapore đã duy trì đứng ở vị trí Số 1 trong Chỉ số Phát triển Trung tâm Hàng hải Quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (Xinhua-Baltic International Shipping Centre Development - ISCD).
Hoàn thiện khung pháp lý nhằm hỗ trợ và khuyến khích phát triển cảng theo mô hình cảng thông minh: Dưới sự hỗ trợ và lãnh đạo của Cơ quan Hàng hải và Cảng Singapore (MPA), quốc đảo này đã tiếp tục phát triển ngành hàng hải của mình với những tiến bộ công nghệ về nhiên liệu vận chuyển trong tương lai, đổi mới, cải tiến an toàn, nuôi dưỡng tài năng trẻ và chuyển đổi trong lực lượng lao động hàng hải.
Chính phủ đưa ra kế hoạch cho tương lai và hướng dẫn về nhiều mặt, bao gồm tích hợp chuỗi ngành vận tải biển, phát triển công nghiệp cảng và công nghệ cảng xanh và thông minh, là công cụ thúc đẩy sự phát triển của Singapore như một trung tâm hàng hải quốc tế Xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi của Singapore, chính sách thuế quan hỗ trợ, hệ thống đăng ký và quản lý linh hoạt, thân thiện với người sử dụng liên quan đến tàu và thuyền viên, cũng như nhiều chính sách khuyến khích liên quan đến vận tải biển, tất cả tạo điều kiện tích cực để thu hút một lượng lớn nguồn lực vận tải biển.
Tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động vận hành và quản lý tại cảng: Quốc gia này đã áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến như hệ thống tự động không người lái, cảm biến thông minh và phần mềm quản lý cảng để tối ưu hóa hoạt động và nâng cao hiệu quả vận hành Các chính sách và quy định được thiết kế để hỗ trợ mục tiêu phát triển bền vững, như Kế hoạch Singapore xanh năm 2030, nhấn mạnh vào việc giảm khí thải carbon và tăng cường tái chế.
Với sự đầu tư mạnh mẽ này, hầu hết các chức năng tại cảng đều được số hoá và kết nối chặt chẽ những những trung tâm thương mại ở Singapore, cùng với nhiều kỳ vọng vượt qua cảng Thượng Hải để trở thành hệ thống cảng biển thông minh lớn nhất thế giới.
Phát triển hợp tác trong nghiên cứu phát triển công nghệ và xây dựng trung tâm dữ liệu hàng hải tập trung: Ngoài ra, Singapore còn kết hợp với nhiều đối tác khác để tập trung phát triển cảng biển thông minh, nghiên cứu phát triển công nghệ, khả năng kết nối cũng như đổi mới văn hoá kinh doanh cảng biển Xây dựng các phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu về an toàn và an ninh hàng hải, hoạt động cả hệ thống vận tải cảng biển mới Phát triển các trung tâm dữ liệu hàng hải dưới dạng kho lưu trữ dữ liệu, thử nghiệm các ứng dụng và dịch vụ kỹ thuật số tiên tiến.
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại cảng: Bên cạnh đó, đào tạo nhân viên cũng là một phần quan trọng trong chiến lược của Singapore, đảm bảo rằng họ có kỹ năng cần thiết để quản lý công nghệ mới và xử lý các loại hàng hóa khác nhau.
Tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan: Sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền cảng biển và các hãng tàu đã tạo ra một mạng lưới giao thông hàng hải dày đặc, kết nối Singapore với các cảng lớn trên toàn thế giới Cảng Singapore cũng đã chứng minh được khả năng thích ứng với các thách thức mới, như việc chuyển đổi sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch hơn và phát triển các phương tiện dẫn đường tự động.
3.1.2 Bài học kinh nghiệm từ việc phát triển cảng biển thông minh tại Cảng Rotterdam (Hà Lan)
Từng là một trong những cảng biển lớn nhất thế giới năm 2005 cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của nhiều cảng biển khác, cảng Rotterdam đã ra khỏi top 10 cảng lớn hàng đầu thế giới Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những cảng biển trung tâm hàng hải ở Châu Âu Cảng Rotterdam đã chuyển đổi theo hướng thông minh hóa từ rất sớm. Áp dụng công nghệ hiện đại xây dựng cảng kỹ thuật số: Để đạt được mục tiêu đề ra, cảng Rotterdam đã áp dụng không ngừng nhiều cảm biến, phần mềm, trí tuệ thông minh và máy móc hiện đại để xây dựng cảng kỹ thuật số Và hoạt động tự động hoá trong việc thiết lập, vận hành, theo dõi mọi hoạt động vận chuyển cũng như quản lý cơ sở hạ tầng biển thông qua việc phân tích dữ liệu thời tiết và độ sâu của nước.
Tăng cường vai trò của các doanh nghiệp tại cảng, giảm phụ thuộc vào Chính phủ: Cảng Rotterdam và khu công nghiệp được quản lý và vận hành bởi Cảng vụ
Rotterdam (PoRA) Đây là một công ty trách nhiệm hữu hạn không niêm yết, với cổ phần được nắm giữ bởi Thành phố Rotterdam (75%) và Nhà nước Hà Lan (25%) Chính quyền cảng chịu trách nhiệm xử lý lưu lượng vận chuyển và phát triển cơ sở hạ tầng công cộng,các khu vực cảng hiện có và các trang web cảng mới Mục tiêu chính của công ty là tăng cường vị thế cạnh tranh của cảng về quy mô và chất lượng Cảng Rotterdam được quản lý bởi công ty công nhưng có sự tham gia của các công ty tư nhân vừa để phát triển hạ tầng,vừa quản trị các hạng mục khác nhau Cảng áp dụng cơ chế "Landlord Port" - sự phối kết hợp giữa hoạt
89 động cảng và khu vực đất hậu cần phía sau cảng để cho tư nhân khai thác tạo ra công ăn việc làm và nâng cao năng lực hoạt động của cảng Ưu điểm của mô hình quản lý này là công ty công chia sẻ được gánh nặng tài chính đầu tư, quản lý với các công ty tư Sự kết hợp khéo léo của mô hình công tư đã mang lại hiệu quả cao nhất cho quốc gia.
Cảng Rotterdam cung cấp một mô hình thành công về vận hành cảng thông minh: vận hành mỗi ngày với công suất tối đa, các nhà khai thác tại cảng di chuyển nhiều hơn 25- 50% container mỗi giờ so với bất kỳ cảng nào khác ở Bắc Âu Điều quan trọng là những đổi mới này phần lớn được hỗ trợ bởi sự tài trợ từ phía chính phủ, và sự tham gia của các công ty khởi nghiệp công nghệ cao địa phương trong lĩnh vực hàng hải làm tăng năng lực đổi mới sáng tạo của quốc gia.
Chú trọng phát triển hệ thống hạ tầng hậu cần cảng biển: Bên cạnh đó, hệ thống giao thông phát triển là một trong những điều kiện tiên quyết giúp Hà Lan trở thành quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường biển và logistics Trong đó, với hệ thống giao thông hiện đại kết nối đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không thuận tiện đến các thành phố châu Âu khác, Rotterdam đã thành công khi phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn như năng lượng, hậu cần, công nghệ cao, hóa chất, khoa học đời sống và y tế, nông sản…
Thời gian qua, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Hà Lan phát triển rất tốt đẹp Hai nước là Đối tác chiến lược về Thích ứng với biến đổi khí hậu, Quản lý nước (năm 2010), Đối tác chiến lược về Nông nghiệp bền vững và An ninh lương thực (năm 2014) và Đối tác toàn diện (2019) Hà Lan là đối tác thương mại lớn thứ hai và là nhà đầu tư lớn nhất của châu Âu tại Việt Nam Việt Nam chú trọng đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện với Hà Lan và khuyến khích các thành phố, địa phương hai nước hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư.
Đề xuất giải pháp phát triển cảng biển thông minh cho Việt Nam
Trước sự hình thành và phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 buộc các cảng biển phải chuyển hướng phát triển để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trước những yêu cầu của thị trường Việc xây dựng và phát triển cảng thông minh tại Việt Nam cần ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào vận hành và khai thác cảng; tích hợp công nghệ môi trường, khuyến khích sử dụng các năng lượng sạch và thân thiện với môi trường; tăng cường kết nối các cảng biển trong và ngoài nước, các đối tác cung cấp dịch vụ logistics (kho bãi, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển đường bộ, đường sắt đường hàng không…)… trong môi trường hỗ trợ từ phía Chính phủ Từ những bài học kinh nghiệm về phát triển cảng biển thông minh trên thế giới mà điển hình là 3 mô hình cảng thông minh tại Trung Quốc, Singapore và Hà Lan, bài thảo luận đưa ra những giải pháp cụ thể dưới đây để phát triển cảng biển tại Việt Nam theo mô hình cảng biển thông minh.
Thứ nhất, ưu tiên đầu tư cho công nghệ tạo tiền đề phát triển cảng biển thông minh.
Nền tảng chính để phát triển cảng thông minh là Internet vạn vật (IoT) dựa trên hệ thống cảm biến (Sensors), dữ liệu đám mây (Cloud) và dữ liệu lớn (Big data) Đây là những công nghệ tân tiến đang được áp dụng rộng rãi trong cả năm khía cạnh đánh giá cảng thông minh là khai thác, tích hợp chuỗi cung ứng, an ninh và an toàn, năng lượng và môi trường Trong thời gian tới, các công nghệ này vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc cải tiến hoạt động khai thác và vận hành cảng biển, góp phần tăng năng suất hoạt động của cảng đảm bảo phát triển bền vững Các công nghệ có thể được xem xét áp dụng như: công nghệ robot trong phục vụ bốc dỡ, phân loại hàng hóa tự động; công nghệ Smart Gate trong việc quản lý container và các phương tiện vận chuyển ra vào cảng….
Thứ hai, chú trọng đào tạo nhân lực có chuyên môn và kỹ năng trong sản xuất và áp dụng công nghệ phục vụ xây dựng cảng thông minh.
Với nhu cầu áp dụng công nghệ hiện đại trong phát triển cảng biển thông minh ngày càng tăng cao, đòi hỏi nguồn nhân lực tham gia chuỗi hoạt động tại cảng cần có trình độ cao và kỹ năng áp dụng công nghệ, phối hợp tương xứng giữa sức người và hoạt động của máy móc Do đó, các doanh nghiệp khai thác cảng cần phải chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn và kỹ năng cao Hiện nay ở Việt nam có nhiều cơ sở đào tạo về nhân lực phục vụ tại cảng đã dần chuyển hướng sang kết hợp giữa nghiệp vụ cơ sở và áp dụng công nghệ Tại Đại học Hàng hải Việt Nam đã kết hợp giữa đào tạo nghiệp vụ và phát minh các sản phẩm công nghệ cao phục vụ cho ngành hàng hải.
Thứ ba, hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế nhằm thu hút đầu tư phục vụ phát triển cảng biển thông minh.
Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế và chính sách nhằm bảo đảm thu hút được nguồn vốn đầu tư cho sự phát triển các cảng biển, phục vụ quá trình chuyển đổi số cảng biển Việt Nam, đồng thời khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, nhỏ lẻ đối với các cảng biển, khu bến cảng trọng điểm, đầu mối khu vực, cửa ngõ quốc tế.
Thứ tư, phát triển cảng thông minh cần đồng hành với phát triển đô thị thông minh.
Cảng biển là cửa ngõ kết nối khu vực thị trường trong nước với nước ngoài, là điểm nút trong mạng lưới lưu chuyển hàng hóa toàn cầu Phát triển đô thị thông minh song song với cảng thông minh sẽ tạo ra sự đồng bộ hóa trong xây dựng cơ sở hạ tầng, cho phép hình thành luồng lưu chuyển hàng hóa và thông tin xuyên suốt giữa cảng biển với miền hậu phương của cảng, với các điểm nút khác trong chuỗi cung ứng như hệ thống kho bãi, trung tâm logistics, trung tâm phân phối, các khu công nghiệp, Bằng cách tích hợp các công nghệ mới như IoT và trí tuệ nhân tạo vào hạ tầng của cảng và đô thị, chúng ta có thể thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và phân tích chúng để đưa ra các quyết định thông minh và tối ưu hóa quy trình vận hành Điều này giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi, tăng cường hiệu suất và an toàn, cũng như giảm bớt tác động tiêu cực đến môi trường Việc xây dựng trung tâm logistics và trung tâm phân phối thông minh ở gần cảng không chỉ giúp tối ưu hóa việc vận chuyển hàng hóa, mà còn tạo ra cơ hội tăng cường hoạt động kinh tế và sự phát triển cho các khu vực lân cận Ngoài ra, việc phát triển cảng thông minh và đô thị thông minh cũng góp phần vào việc xây dựng một môi trường sống và làm việc xanh, bền vững và an toàn cho cư dân Đối với chính phủ và các tổ chức liên quan, việc hỗ trợ và khuyến khích các dự án phát triển này không chỉ là cơ hội để nâng cao vị thế quốc tế của quốc gia mà còn là cách để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường.
Thứ năm, tăng cường mối quan hệ kết hợp giữa các bên liên quan.
Cảng thông minh không chỉ hướng tới việc tăng hiệu quả và hiệu suất sản xuất, mà cần cả tăng cường tích hợp với các bên trong chuỗi cung ứng, bao gồm khách hàng, các công ty vận tải và logistics, các doanh nghiệp cảng biển và chính quyền cảng đồng thời hướng tới nâng cao an toàn, an ninh cảng, bảo vệ môi trường và tiết kiệm nhiên liệu Nhà nước cần bố trí nguồn ngân sách tập trung đầu tư cho các hạng mục kết cấu hạ tầng công cộng (luồng tàu, đê chắn sóng, …) kết nối với các cảng biển tổng hợp quan trọng, đầu mối của vùng và khu vực Ngoài ra, cần đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển kết hợp hạ tầng
93 cảng biển, hạ tầng công cộng kết nối với cảng biển (luồng tàu, đê chắn sóng, ngăn cát, hệ thống đường giao thông…) Để xây dựng một cảng thông minh đáp ứng được các yêu cầu của thời đại hiện đại, chúng ta cần tập trung vào việc tăng cường tích hợp với các bên trong chuỗi cung ứng Điều này bao gồm sự hòa nhập chặt chẽ với khách hàng, các công ty vận tải và logistics, doanh nghiệp cảng biển, và chính quyền cảng Đồng thời, cần phải đặt mục tiêu vào việc nâng cao an toàn, an ninh cảng, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng Quan trọng hơn nữa, mục tiêu này không chỉ là để tăng hiệu quả và hiệu suất sản xuất mà còn để thúc đẩy sự phát triển bền vững của cảng biển Điều này đòi hỏi sự đầu tư vào các giải pháp công nghệ thông minh, hợp tác mạnh mẽ giữa các bên liên quan và việc thúc đẩy các chính sách hỗ trợ và khuyến khích Chỉ thông qua sự kết hợp chặt chẽ của những nỗ lực này, cảng thông minh mới thật sự có thể trở thành một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển toàn diện và bền vững của ngành cảng biển trong tương lai.
Thứ sáu, mở rộng liên kết quốc tế và hội nhập ngành hàng hải bằng cách tận dụng các FTAs để học hỏi kinh nghiệm phát triển cảng biển thông minh.
Cảng biển thông minh ngoài các yếu tố về ứng dụng khoa học công nghệ cao,giảm phát thải ra môi trường, hiệu suất cao hơn… còn được xây dựng và mở rộng dựa trên quy mô và chất lượng dịch vụ tại cảng Việc một cảng biển liên kết với nhiều cảng biển, khu vực khác thông qua nhiều tuyến hàng hải sẽ giúp đảm bảo an toàn cho hàng hóa, giảm thiểu thời gian vận chuyển và các thủ tục rườm rà khi ra vào tại cảng Do đó cần thiết để thiết lập nền tảng chia sẻ thông tin giữa các cảng để học hỏi kinh nghiệm phát triển cảng thông minh từ các quốc gia phát triển hơn.
Bài thảo luận về chủ đề “Thực trạng phát triển cảng biển thông minh tại Việt Nam và thế giới” cho thấy tình hình tích cực đầu tư vốn phát triển công nghệ cảng thông minh của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu Với các giải pháp công nghệ số, cảng biển hoạt động có hiệu suất cao hơn, đồng thời đáp ứng các thách thức mới trong việc duy trì các yêu cầu về an toàn, bảo mật và năng lượng một cách hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường Việt Nam liên tiếp tổ chức các hội nghị, triển lãm trao đổi về công nghệ phát triển cảng thông minh, đồng thời đề ra “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trọng tâm phục vụ cho hướng phát triển cảng biển xanh và cảng thông minh Bên cạnh những điểm tích cực, thực trạng pháp lý củaViệt Nam vẫn chưa hoàn thiện, chưa có quy định cụ thể về xây dựng và vận hành cảng biển thông minh Nhiều bộ, địa phương chậm trễ góp ý hồ sơ điều chỉnh quy hoạch phát triển cảng biển Bài thảo luận cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cảng biển thông minh, đặc biệt là cần chi phí đầu tư lớn cùng nguồn nhân lực chất lượng cao trong hoạt động số hóa cảng biển Cảng xanh, cảng thông minh là đại diện cho mô hình phát triển cảng bền vững, không chỉ đáp ứng nhu cầu về môi trường mà còn làm tăng lợi ích kinh tế; trong đó, chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp cảng biển Chính vì vậy, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng, bài thảo luận đưa ra một số đề xuất giải pháp phát triển cảng biển thông minh tại Việt Nam Đề xuất tập trung vào việc đầu tư cho công nghệ và đào tạo con người có chuyên môn và kỹ năng về các loại công nghệ được ứng dụng cho cảng biển thông minh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] A Hayder, "Smart ports: towards a high performance, increased productivity, and a better environment," International Journal of Electical and Computer Engineering, 2023.
[2] Cục Hàng hải Việt Nam.
[3] Chen J, Huang T, Xie X, Lee PT-W, Hua C, "Constructing Governance Framework of a Green and Smart Port," Journal of Marine Science and Engineering, 2019.
[4] Heikkilọ M, Saarni J, Saurama, "A Innovation in Smart Ports: Future Directions of
Digitalization in Container Ports," Journal of Marine Science and Engineering, 2022.
[5] Anahita Molavi, Gino J Lim, Bruce Race, "A framework for building a smart port and smart port index," International Journal of Sustainable Transportation, 2020.
[6] Phan Trang, "Xu hướng công nghệ xanh ngành vận tải biển," 2022.
[7] N T Thúy, "Ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý Logistics cảng và khả năng phát triển ứng dụng tại các cảng Việt Nam," Khoa học Công nghệ Hàng hải, 2012.
[8] Bộ Giao thông Vận tải, "Những công nghệ tàu biển thông minh cho ngành hàng hải," Khoa học Công nghệ, 2021.
[9] L Rodriguez, "Sustainable smart ports to create prosperity for all in times of disruption and uncertainty," UNCTAD Transport and Trade Facilitation Newsletter No.95, 19 9 2022.
[10] T Y Pham, "A smart port development: Systematic literature and bibliometric analysis,"
The Asian journal of Shipping and Logistics, 2023.
[11] N.Hiển, "Kinh nghiệm phát triển cảng theo hướng thông minh và xanh hơn từ Phần Lan,"
Tạp chí Hội Dầu khí Việt Nam, 2023.
[12] Sở Giao thông vận tải TP HCM, "Báo cáo tóm tắt đề án nghiên cứu xây dựng cnarg trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh," 2021.
[13] H Min, "Developing a smart port architecture and essential elements in the era of Industry 4.0," Maritime Economics & Logistics, 2022.
[14] N T Loan, "Phát triển cảng biển Hài Phòng theo hướng cảng thông minh," 2021.
[15] N T Huyền, "Cảng biển Việt Nam - thực trạng và giải pháp phát triển," Tạp chí Công Thương, 2021.
[16] T Hương, "Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu chuyên ngành hàng hải," Bộ Thông tin