Dạysếpcách giao tiếpvớinhânviên Bạn đang làm sếp ở một công ty nhưng xem ra mối quan hệ giữa bạn và nhânviên không tốt cho lắm, nhânviên làm việc dưới quyền của bạn không cãi bạn hay lớn tiếng với bạn. Không phải họ nể bạn hay sợ bạn mà họ sợ mất việc. Vậy phải làm sao để cải thiện mối quan hệ giữa bạn và nhânviên ở nơi công sở. 1. Hãy là một người lắng nghe tốt. Một trong những yếu tố quan trọng của những người làm lãnh đạo là phải biết lắng nghe nhânviên nói. Nghe những chia sẻ của nhânviên về công việc, về công ty và thấm chí là cả người lãnh đạo là bạn. Tất nhiên là nhânviên không ai dại gì mà nói điều không hay của sếp trước mặt sếp bao giờ. Vì vậy bạn là người phải khơi nguồn "cảm xúc" cho họ. Thắng thắn nói lên quan điểm của mình và tự nhận xét về bản thân mình. Hãy chú ý lắng nghe các nhânviên của bạn. “Nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng đây là một trong những thiếu sót giaotiếp lớn nhất mà các nhà quản lý thường mắc phải”, – Maureen Dolan Rosen, một chuyên gia nhân sự tại hãng Chapel Hill cho biết. Trong số những điều Maureen nhấn mạnh tại các hội thảo quản lý là: “Hãy học cách lắng nghe tốt hơn”. Bà cũng dẫn chứng một câu truyện về ông sếp của bà trước đây, người luôn đặt tay dưới cằm và im lặng nghe mọi người xung quanh nói chuyện tại các cuộc họp bàn, hội thảo. Nhưng nếu quan sát kỹ một chút, bạn sẽ thấy sau cặp mắt kính, hai mắt ông nhắm nghiền. Ông đã sử dụng cuộc họp để chợp mắt trong chốc lát. 2. Dành thời gian cho nhân viên. Thông thường, những cuộc giaotiếp trực tiếpvới các nhânviên trong công ty là rất quan trọng; chỉ khi các nhânviên làm việc ở xa, bạn mới nên nói chuyện qua điện thoại. Nếu bạn không thể gặp gỡ hàng tuần, hãy thực hiện ít nhất một lần trong một tháng. Và bạn đừng nghe điện thoại khi đang họp, trừ khi có việc khẩn cấp. Hãy thể hiện cho nhânviên thấy sự quan tâm đầy đủ của bạn. Bạn nên nói chuyện về con đường sự nghiệp của họ và bạn đang hình dung thế nào về sự thăng tiến của họ trong công ty. 3. Trò chuyện vớinhânviên về công việc. Bạn nên thường xuyên tiếp cận để tìm hiểu về các thay đổi tại công sở từ trên xuống dưới. Việc này có thể khá khó khăn. Bạn sẽ rất dễ quên những việc cần phải nói với một ai đó về điều họ cần biết liên quan tới công việc của họ, nhưng bạn cần nhớ rằng: Công việc có thể không được hoàn thành và bạn có thể là người duy nhất biết những điều mà mọi người chưa biết. 4. Đưa ra những thông điệp nhất quán về những quan điểm của bản thân. Điều này giúp các nhânviên của bạn đưa ra được những quyết định tốt hơn (hay ít nhất là những quyết định bạn sẽ cảm thấy phù hợp hơn). Nếu thông tin bạn đưa ra mỗi lúc một khác, nhânviên của bạn sẽ rơi vào trạng thái mơhồ và bạn sẽ phải chịu hậu quả do những quyết định sai lầm của họ. 5. Định kỳ đưa ra các phản hồi, ý kiến đánh giá; tránh những điều ngạc nhiên bất ngờ. Đừng để đến buổi họp thường niên, các nhânviên mới phải giật mình trước những đánh giá của bạn về công việc họ làm. Họ nên biết trước và sẵn sàng lắng nghe các ý kiến của “sếp” rằng có một vài điều họcần phải cải thiện nhằm đáp ứng nhu cầu công việc tốt hơn. Những buổi đánh giá thường niên nên là nơi bạn tổng kết lại và cùng với các nhânviên thảo luận phương hướng hành động trong thời gian tới. 6. Học cáchgiaotiếp trò chuyện trước các nhóm nhân viên. Vấn đề ở đây không phải là kỹ năng diễn thuyết trước đám đông, mà là khả năng trò chuyện với một nhóm nhânviên cụ thể. Nếu bạn không thể nói chuyện tốt tại các buổi họp hay trước một nhóm nhân viên, bạn sẽ đánh mất vị thế của một nhà quản lý như một người có năng lực lãnh đạo và đáng tin cậy. Hãy học cách để làm được điều này, học cách để trò chuyện tự tin và truyền cảm hơn. Bạn cũng cần lưu ý tới những điều tương tự khi viết e-mail đồng gửi cho nhiều nhân viên. 7. Đừng che đậy đằng sau các e-mail. E-mail là một công cụ giaotiếp quan trọng, nhưng hầu hết các vấn đề tế nhị cần phải được thảo luận cá nhân. Các xung đột cũng cần phải được giải quyết trong khuôn khổ cá nhân, bằng cách mặt giaotiếp trực diện hay ít nhất là qua điện thoại. Khi vấn đề liên quan đến các cảm xúc, tình cảm…, thì e- mail chính là một phương tiện giaotiếp kém hiệu quảnhất. Và e-mail cũng chưa bao giờ là cách thức phù hợp để nói với ai đó rằng họ đang làm việc không hiệu quả. Quan tâm tới việc tự đánh giá bản thân Liệu có nên biết những đánh giá của các nhânviên về công việc của bạn trên cương vị một nhà quản lý? Chắc chắn là có, bởi điều đó sẽ gia tăng lòng trung thành của nhân viên, và giúp bạn trở thành một ông chủ tốt hơn. Vậy bạn có thể nhận được những phản hồi đó như thế nào? Những công ty lớn – chẳng hạn như Microsoft, Apple,… – có các mẫu góp ý về công việc của “sếp” tại công sở. Các nhânviên được phát mẫu góp ý định kỳ và điền vào (có thể ghi tên hay dấu tên tuỳ theo quyết định của nhân viên). Đây là một cách thức để đánh giá bản thân và cũng là cách thức hiệu quả đểđánh giá những vấn đề khác. Bạn cần không ngừng nỗ lực thu thập các phản hồi cá nhân như là một phần trong các cuộc giaotiếpvới các nhânviên của bạn. Đừng làm việc này qua e-mail mà hãy sử dụng các cuộc giao tiếp trực tiếpvới các nhânviên để lắng nghe những tâm sự, ý kiến đóng góp của họ về phong cách quản lý và giaotiếp của bạn. Với đôi chút hài hước và tế nhị, bạn có thể tìm hiểu những suy nghĩ của các nhânviên về mình. Và bạn hãy tỏ ra quan tâm một cách chân thành về những gì các nhânviên đóng góp. Việc này có thể có đôi chút khó khăn đối với bạn, nhưng bạn nên hiểu rằng nói ra suy nghĩ của mình là điều không hề đơn giản đối với những người dưới quyền của bạn. Kết quả cuối cùng sẽ là một mối quan hệ tốt đẹp hơn. Vậy còn trong trường hợp các nhânviên không chịu nói ra ý kiến của họ thì sao? Tốt hơn cả là bạn vẫn tiếp tục cuộc nói chuỵện vớinhân viên. Một cách thức thông minh để kết thúc cuộc trò chuyện là làm như tình cờ hỏi một cách ngẫu nhiên (nhưng nghiêm túc): “Liệu còn điều gì anh/chị chưa giãi bày không?” và biểu lộ một thái độ rất mong muốn lắng nghe. Cùng với thời gian, một khi đã tạo được lòng tin, bạn sẽ được nghe nhânviên thổ lộ nhiều hơn những suy nghĩ của họ. Hành động trên những phản hồi của nhânviên Bạn giải quyết những phàn nàn, chỉ trích của các nhânviên như thế nào? Bạn hãy lắng nghe những gì nhânviên nói, đặt ra các câu hỏi thích hợp, đón nhận những đề xuất của nhânviên về việc bạn có thể sửa đổi như thế nào và sau đó cam kết sẽ quan tâm tới việc này. Bạn có thể không đồng ý với tất cả những ý kiến phản hồi của nhân viên. Nhưng hãy đón nhận nó một cách bình tĩnh và nhẹ nhàng. Phản ứng bác bỏhoàn toàn là một hành động không nên làm. Thay vào đó, bạn cần nói với nhânviên rằng bạn sẽ dành thời gian để suy nghĩ về những ý kiến đóng góp, và chắc chắn sẽ có câu trả lời. Sau đó hãy làm đúng như vậy. Các nhânviên luôn cảm kích trước thái độ giaotiếp và tình cảm chân thành của các “sếp” trước những ý kiến đóng góp của họ, thậm chí cả khi “sếp”, sau khi đã suy nghĩ, vẫn không đồng tình với họ. Nói chung, việc tự rèn luyện các kỹ năng giaotiếp cộng với nỗ lực điều chỉnh bản thân dựa trên những phản hồi của nhânviên sẽ giúp bạn hoàn thiện chính mình trong vai trò một nhà lãnh đạo, nhà quản lý. Một “ông sếp” như thế chắc chắn sẽ được nhânviên tín nhiệm, và hiệu quả kéo theo của lòng tin đó là nhânviên sẽ không bỏ bạn mà đi với lý do “hành vi và thái độquản lý nghèo nàn”. 8. Tạo mối quan hệ thần tình giữa sếp và nhânviên Những bữa tiệc nhỏ thân mật trong công ty được tổ chức, đó cũng là dịp để bàn tạo mối quan hệ tốt vớinhân viên. Trong lúc này bạn không phải trong vai trò của một ông sếp hay bà sếp mà bạn là người bạn, hãy chỉ là bạn. Tất nhiên là bạn cũng đừng quên hỏi thăm hoàn cảnh của từng nhân viên, chia sẻ cuộc sống hiện tại của mình với họ. Một khi bạn đã mở lòng thì sẽ không có ai không chia sẻ với bạn. Một khi bạn đã hiểu hơn về từng nhânviên của mình thì bạn sẽ có cách làm việc với họ hiệu quả hơn. Một lãnh đạo giỏi không phải là một người có giọng nói to, la lớn hay quát mắng nhânviên khiến họ sợ xanh mặt. Một lãnh đạo mà làm cho nhânviên mình phải phục về tài năng và đạo đức . Dạy sếp cách giao tiếp với nhân viên Bạn đang làm sếp ở một công ty nhưng xem ra mối quan hệ giữa bạn và nhân viên không tốt cho lắm, nhân viên làm việc dưới quyền. chốc lát. 2. Dành thời gian cho nhân viên. Thông thường, những cuộc giao tiếp trực tiếp với các nhân viên trong công ty là rất quan trọng; chỉ khi các nhân viên làm việc ở xa, bạn mới nên nói. e-mail mà hãy sử dụng các cuộc giao tiếp trực tiếp với các nhân viên để lắng nghe những tâm sự, ý kiến đóng góp của họ về phong cách quản lý và giao tiếp của bạn. Với đôi chút hài hước và tế nhị,