3.1.1. Khái quát về trang trại nơi thực tập
- Vị trí địa lý.
Xã Văn Lăng là xã cực bắc của huyện Đồng Hủy có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Võ Nhay.
Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn và huyện Phú Lương. Phía nam giáp xã Hoàn Bình và xã Tân Long Phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn.
Xã Văn Lăng có diện tích 63,03 km², dân số năm 2020 là 7.577 người, mật độ dân số đạt 121 người/km².
Đây là nơi Sông Cầu chảy vào địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Hợp lưu với sông Cầu cũng trên địa bàn xã Văn Lăng.
- Kinh tế.
Về sản xuất nông, lâm nghiệp đạt nhiều kết quả cao do triển khai tốt các dự án, chương trình hỗ trợ sản xuất. Công tác khuyến nông, chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả. Năm 2018 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) đạt 1.231 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp; cơ cấu mùa vụ, cây trồng chuyển dịch theo hướng nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm và giá trị trên một đơn vị diện tích; từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung như sản xuất lương thực, trồng rau, cây ăn quả và vùng chè chất lượng cao… toàn huyện hiện có 3.010 ha chè, trong đó trên 1.000 ha được sản xuất theo quy trình VietGap; giá trị thu nhập bình quân đạt trên 250 triệu đồng/năm/01 ha; sản lượng chè búp tươi đạt trên 38.000
tấn/năm; sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt trên 46.000 tấn/năm; trồng rừng mới đạt trên 1.200 ha/năm, nâng độ che phủ rừng đạt trên 50%. Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng trang trại công nghiệp, toàn huyện hiện có 89 trang trại chăn nuôi, trong đó có 76 trang trại chăn nuôi gia cầm, 13 trang trại chăn nuôi lợn. Nhiều trang trại có quy mô lớn như trang trại chăn nuôi lợn quy mô trên 1.000 con ở thị trấn Sông Cầu, trang trại gà đẻ trứng với quy mô từ 30.000 - 40.000 con tại xã Khe Mo và thị trấn Trại Cau. - Văn hóa- xã hội
Các công tác giáo dục - y tế được quan tâm thực hiện tốt; tính từ năm 2015 đến năm 2018 đã xây dựng thêm 12 trường đạt chuẩn Quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia toàn huyện 47/53 trường học, bằng 88,6% số trường đạt chuẩn (trong đó 06 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2), 100% cán bộ, giáo viên có trình độ đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn đạt 81%. Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và phổ cập giáo dục THCS và xóa mù chữ mức độ 2 tại 15/15 xã thị trấn; chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hằng năm đạt trên 99%; học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. Hiện nay, 100% Trạm y tế các xã, thị trấn đều có bác sỹ và đạt chuẩn quốc gia theo bộ tiêu chí mới. Các chương trình mục tiêu y tế - dân số và phòng chống dịch bệnh được triển khai thực hiện đồng bộ, không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn; công tác khám chữa bệnh được thực hiện theo đúng quy chế chuyên môn tại các cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo theo Luật khám chữa bệnh; chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế và tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh được củng cố và nâng lên; công tác tuyên truyền về Luật Bảo hiểm y tế được đẩy mạnh; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đến nay đạt 98,5%.
Các hoạt động văn hóa thông tin tuyên truyền cũng có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, đáp ứng nhu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của huyện và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân; phong trào thể dục, thể thao quần chúng phát triển sâu rộng; thiết chế văn hóa tiếp tục được củng cố, hoàn thiện; đến nay 201/205 xóm, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa, trong đó có 113 nhà văn hóa đạt tiêu chí nông thôn mới; giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể như: Di tích lịch sử và lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số (đồng bào dân tộc H’Mông, Sán dìu)... được quan tâm giữ gìn và phát huy; công tác quản lý nhà nước nhà nước về lĩnh vực văn hóa, thông tin được tăng cường đảm bảo đúng định hướng.
Các chính sách xã hội được triển khai thực hiện tốt, nhất là chính sách đối với người có công, giảm nghèo, an sinh xã hội, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động; bình quân hằng năm số lao động được tạo việc làm mới đạt trên 2.200 lao động; tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm giảm trên 3%; công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện đạt kết quả tích cực, giảm trên 3% số người nghiện ma tuý mỗi năm.
3.1.2. Những thông tin về Công ty CP Giống gia cầm Sao Việt
- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt Nam: Công ty Cổ phần Giống gia cầm Sao Việt
- Đơn vị quản lý: Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thái Nguyên. - Ngày thành lập (cấp phép hoạt động): 14-06-2018 - Mã số thuế: 4601519301
3.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP Giống gia cầm Sao Việt
Trước năm 2018, từ một trang trại chăn nuôi gia cầm với quy mô hàng năm khoảng 15.000 con gà thịt. Có những thời điểm trang trại chuyển sang nuôi gà mái đẻ với quy mô 3000 – 5000 con.
Tháng 6/2018, trang trại chuyển đổi đăng ký thành lập công ty với tên gọi: Công ty TNHH Giống gia cầm Sao Việt. Một số ngành nghề kinh doanh chính là: Chăn nuôi gia cầm. Ngành nghề kinh doanh đăng ký: (1) Chăn nuôi gia cầm; (2) Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản chưa được phân vào đâu; (3) Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu trừ gỗ, tre, nứa và động vật sống; (4) Bán buôn gạo, lúa mì, hạt ngũ cốc khác, bột mì.
Trước sức ép về cạnh tranh thị trường trong chăn nuôi gà tại địa phương và nhu cầu về gia cầm giống khan hiếm. Công ty TNHH Giống gia cầm Sao Việt đã vận động được các cổ đông đóng góp tài chính, đất đai để tăng khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường giống gia cầm trên địa bàn. Từ đó, Công ty TNHH Giống gia cầm Sao Việt đã đăng ký chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Giống gia cầm Sao Việt (CTCP Giống gia cầm Sao Việt). Mô hình tổ chức và hoạt động của CTCP Giống gia cầm Sao Việt được thực hiện theo mô hình công ty cổ phần.
3.1.2.2. Những thuận lợi và khó khăn của CTCP Giống gia cầm Sao Việt
* Thuận lợi
- Được sự tạo điều kiện về đất đai, các chính sách khuyến khích cho sự phát triển công ty sản xuất và cung ứng giống gia cầm trên địa bàn của các ban ngành và chính quyền địa phương.
- Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong chăn nuôi gia cầm, có quyết tâm và định hướng đầu tư bài bản, có kiến thức và kỹ năng quản lý, hạch toán kinh tế trong kinh doanh. Đặc biệt họ có mối quan hệ gắn bó với nhiều mô hình trang trại chăn nuôi gia cầm lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đây là một thuận lợi lớn bởi các trang trại có thể trở thành khách hàng tiêu thụ con giống gia cầm của công ty.
- Hầu hết các cổ đông của công ty đều am hiểu về chăn nuôi gia cầm, có tiềm lực tài chính để đầu tư.
- Nguồn nhân lực có kỹ thuật của công ty hầu hết đều là cổ đông của công ty nên có sự gắn bó giữa trách nhiệm và quyền lợi mật thiết trong quá trình xây dựng và phát triển công ty. Các công nhân lao động do công ty tuyển dụng trên địa bàn thuận lợi, có kinh nghiệm trong chăn nuôi, một số lao động trong công ty là người nhà của các cổ đông. Lao động thời vụ trên địa bàn tìm kiếm tương đối thuận lợi.
- Hạ tầng cơ sở tại những nơi sản xuất của công ty tương đối thuận lợi: Giao thông, điện, nước.
- Chính sách của Nhà nước có những ưu đãi đặc biệt về thuế đối với các đơn vị sản xuất và cung ứng giống vật nuôi, cây trồng.
* Khó khăn:
- Dịch bệnh trong chăn nuôi, nhất là dịch cúm gia cầm phát sinh phức tạp tại nhiều nơi vẫn chưa kiểm soát được đã ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư của các trang trại và người chăn nuôi quy mô lớn. Vấn đề này đã có tác động không nhỏ đến việc tiêu thụ giống gia cầm của công ty, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ phát triển mở rộng quy mô của công ty.
- Tình hình cạnh tranh trên thị trường giữa các đơn vị cung ứng giống gia cầm trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên ngày càng mạnh mẽ. Ngoài ra, tình trạng nhập khẩu, đặc biệt là nhập lậu giống gia cầm từ nước ngoài vào Việt Nam đã có tác động mạnh mẽ đến giá cả con giống gia cầm trên thị trường.
- Là một công ty mới thành lập nên khách hàng chưa nhiều và ổn định.
3.1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP Giống gia cầm Sao Việt
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của CTCP Giống gia cầm Sao Việt
Công ty Cổ phần Giống gia cầm Sao Việt được thành lập theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty cổ phần, cơ cấu tổ chức quản lý công ty bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; Giám đốc công ty.
Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả cổ đông có quyền lực biểu quyết, là cơ quan quan trọng quyết định cao nhất của 1 công ty. Đại hội đồng cổ đông là tổ chức có quyền hạn cử ra một hoặc một số người đại diện theo ủy quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật.
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty Cổ phần Giống gia cầm Sao Việt, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định.
Giám đốc công ty: Tổng giám đốc công ty là người trực tiếp điều hành những công việc kinh doanh quan trọng hằng ngày của công ty. Giám đốc công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm chức vụ, dưới sự giám sát của hội đồng quản trị của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc làm việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Theo điều lệ của Công Ty Cổ Phần Giống Gia cầm Sao Việt thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là
người đại diện theo pháp luật của công ty. Nhiệm kỳ của 1 Giám đốc không được vượt quá 5 năm, tuy nhiên có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
3.2. Mô tả những nội dung hoạt động đã tham gia tại cơ sở thực tập3.2.1. Tham gia trải nghiệm thực tế kỹ thuật chăn nuôi gà mái đẻ. 3.2.1. Tham gia trải nghiệm thực tế kỹ thuật chăn nuôi gà mái đẻ.
* Những công việc cụ thể: + Dọn dẹp và quét vôi nền
+ Sát trùng nền thật kỹ bằng thuốc sát trùng hoặc quét nước vôi đặc. + Dải chấu + Đảo phân + Rửa máng ăn + Đếm số lượng máng ăn + Chăn nuôi gà + Hỗ trợ phân loại gà
+ Tổng vệ sinh trong trại và xung quanh trại hàng ngày * Kết quả đạt được:
+ Học hỏi được các phương pháp nuôi gà đẻ
+ Tìm hiểu được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình chăn nuôi gà đẻ. + Cách để phòng chống và xử lý khi gà bị bệnh.
+ Tổng vệ sinh chuồng trại để đảm bảo vệ sinh xung quanh trại. * Bài học rút ra:
+ Sau 4 tháng thực tập và học tập trải nghiệm bản thân em đã học hỏi được một số kỹ năng và phương pháp chăn nuôi gà đẻ một cách hiệu quả. Bên cạnh những công việc trên bản thân em, cũng đã dành thời gian sau những giờ làm việc để tìm hiểu thêm về một số vấn đề liên quan đến gà thịt để sau khi ra trường nếu có cơ hội được thực hiện một ý tưởng hay một dự án về chăn nuôi
gà. Thì bản thân em cũng có những kiến thức cơ bản nhất định để thực hiện ý tưởng hay một dự án nào đó.
3.2.2. Tham gia các hoạt động như nhặt và xếp trứng gà
* Những công việc cụ thể:
+ Gà hậu bị thường đẻ trứng liên tục từ khi bắt đầu đẻ, thường đẻ nhiều vào thời điểm từ 10-11h trưa và 2h chiều đến 4h chiều. Thu nhặt trứng vào liên tục khi gà đẻ cách 10 phút nhạt 1 lần để tránh trứng không bị gà làm bẩn hoặc bị dập, vỡ. Trứng xếp vào khay để chuyển vào kho lạnh để bảo quản.
+ Để trứng sạch sẽ. Trứng sau khi nhặt xong được phân làm nhiều loại: + Trứng ấp (là loại to đều, không méo, lớp vỏ trứng dày, không dập vỡ
1 khay trứng phải đạt 1,8kg.)
+ Trứng loại nhỏ (là trứng không đủ tiêu chuẩn ấp, vỏ bị biến dạng hoặc vỏ mỏng.)
+ Trứng hai lòng (là loại trứng to hơn bình thường, soi thấy 2 lòng đỏ bên trong).
+ Trứng dập.
Trứng bẩn có thể rửa bằng dung dịch có sát trùng, tỷ lệ pha 1/300, nhiệt độ nước trong quá trình rửa là 370C. Trong quá trình rửa trứng tuyệt đối không được rửa trứng bằng nước lã, nước bẩn, vì như thế sẽ dễ dàng làm cho vi sinh vật xâm nhập và làm trứng thối.
Trứng cần được bảo quản ở nhiệt độ 15 - 200C và bảo quản từ 7 – 10 ngày. Nếu để lâu tỷ lệ chết phôi trong quá trình ấp sẽ tăng.
* Kết quả đạt được:
+ Nắm bắt được giờ đẻ của gà. + Cách vệ sinh trứng an toàn. +Cách bảo quản trứng.
+ Phân loại được trứng. * Bài học rút ra:
+ Qua một quá trình thăm hoạt động nhặt trứng, thì kỹ thuật nhặt trứng phải hết sức cẩn thận vì trứng rất dễ vỡ. Và phải bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, một cách cẩn thận để tỷ lệ sinh nở của trứng được đạt hiệu quả cao nhất.
+ Trong việc chọn và phân loại trứng cũng vậy phải đảm bảo tiêu chuẩn tỷ lệ của trứng để đảm bảo tỷ lệ nở 90_97%.
3.2.3. Thực hiện công việc đảo trộn, bổ sung đệm lót chuồng
* Những công việc cụ thể:
+ Phương pháp làm đệm lót với nguyên liệu là trấu:
- Đối tượng áp dụng: Sử dụng cho chuồng nuôi gà thịt gà úm gà gà đẻ.
- Tùy vào diện tích chuồng và loại chế phẩm cần sử dụng mà tính toán ví dụ như: 50 bao trấu dùng cho một ô gà với diện tích chuồng là 700m2.
- Các bước làm đệm lót sinh học từ trấu:
+ Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày khoảng 10-15 cm, sau đó phun thuốc đảo đều.
+ Bước 2: Để từ 7-10 ngày.
+ Bước 3: Thả gà vào các ô trong chuồng. * Kết quả đạt được:
+ Đảm bảo vệ sinh chất lượng chuồng trại. * Bài học rút ra:
+ Qua việc thực hiện đảo trộn, bổ sung đệm lót chuồng ta thấy đây cũng là một công việc không thể thiếu trong quá trình chăn nuôi gà. Để đảm bảo chất lượng gà cũng như đảm bảo cho gà có một môi trường phát triển tốt nhất.
3.2.4. Thực hiện việc vệ sinh chuồng trại
+ Vệ sinh chuồng trại là một công việc hết sức quan trọng vì nó cũng là một phần quyết định đến dịch bệnh của gà.
* Những công việc cụ thể như sau. + Vệ sinh máng ăn, máng uống cho gà.