PHẦN I : 1MỞ ĐẦU
PHẦN III : KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.2. Mô tả những nội dung hoạt động đã tham gia tại cơ sở thực tập
3.2.2. Tham gia các hoạt động như nhặt và xếp trứng gà
* Những công việc cụ thể:
+ Gà hậu bị thường đẻ trứng liên tục từ khi bắt đầu đẻ, thường đẻ nhiều vào thời điểm từ 10-11h trưa và 2h chiều đến 4h chiều. Thu nhặt trứng vào liên tục khi gà đẻ cách 10 phút nhạt 1 lần để tránh trứng không bị gà làm bẩn hoặc bị dập, vỡ. Trứng xếp vào khay để chuyển vào kho lạnh để bảo quản.
+ Để trứng sạch sẽ. Trứng sau khi nhặt xong được phân làm nhiều loại: + Trứng ấp (là loại to đều, không méo, lớp vỏ trứng dày, không dập vỡ
1 khay trứng phải đạt 1,8kg.)
+ Trứng loại nhỏ (là trứng không đủ tiêu chuẩn ấp, vỏ bị biến dạng hoặc vỏ mỏng.)
+ Trứng hai lòng (là loại trứng to hơn bình thường, soi thấy 2 lòng đỏ bên trong).
+ Trứng dập.
Trứng bẩn có thể rửa bằng dung dịch có sát trùng, tỷ lệ pha 1/300, nhiệt độ nước trong quá trình rửa là 370C. Trong quá trình rửa trứng tuyệt đối không được rửa trứng bằng nước lã, nước bẩn, vì như thế sẽ dễ dàng làm cho vi sinh vật xâm nhập và làm trứng thối.
Trứng cần được bảo quản ở nhiệt độ 15 - 200C và bảo quản từ 7 – 10 ngày. Nếu để lâu tỷ lệ chết phôi trong quá trình ấp sẽ tăng.
* Kết quả đạt được:
+ Nắm bắt được giờ đẻ của gà. + Cách vệ sinh trứng an toàn. +Cách bảo quản trứng.
+ Phân loại được trứng. * Bài học rút ra:
+ Qua một quá trình thăm hoạt động nhặt trứng, thì kỹ thuật nhặt trứng phải hết sức cẩn thận vì trứng rất dễ vỡ. Và phải bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, một cách cẩn thận để tỷ lệ sinh nở của trứng được đạt hiệu quả cao nhất.
+ Trong việc chọn và phân loại trứng cũng vậy phải đảm bảo tiêu chuẩn tỷ lệ của trứng để đảm bảo tỷ lệ nở 90_97%.