1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Ảnh hưởng của tuồng Kinh đối với tuồng miền Bắc ppt

9 278 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 167,55 KB

Nội dung

Ảnh hưởng của tuồng Kinh đối với tuồng miền Bắc Tuồng Huế xưa Từ thời các chúa đến các vua nhà Nguyễn nghệ thuật tuồng chẳng những được các vua chúa yêu thích mà còn được khuyến khích, đầu tư, tạo mọi điều kiện cho phát triển. Dưới triều Nguyễn tuồng được coi là quốc kịch. Từ năm 1687 khi chúa Nghĩa ( Nguyễn Phúc Trăn) chọn Phú Xuân để định chính dinh thì Huế đã trở thành một chốn đế kinh của đất Đàng Trong. Huế thực sự trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước khi triều Nguyễn chọn Huế làm kinh đô của nước Việt Nam rộng lớn, từ năm 1802 đến 1945. Từ thời các chúa đến các vua nhà Nguyễn nghệ thuật tuồng chẳng những được các vua chúa yêu thích mà còn được khuyến khích, đầu tư, tạo mọi điều kiện cho phát triển. Dưới triều Nguyễn tuồng được coi là quốc kịch. Đến thời vua Tự Đức ( 1847- 1883), tuồng phát triển một cách rầm rộ và đạt tới độ hoàn chỉnh về mọi mặt. Từ lực lượng sáng tác đến đội ngũ các đào, kép và nhạc công. Từ số lượng kịch bản và giá trị về tư tưởng, về văn chương đến nghệ thuật trình diễn đều đạt đến độ đỉnh cao. Dưới triều Nguyễn số lượng các đoàn tuồng thực khó mà kể hết được. Qui mô tổ chức quản lý, đào tạo ngành Tuồng đã ở cấp Nhà nước. Tuồng không chỉ được các bậc vua chúa, quan lại ở cung phủ ham thích, mà các tầng lớp công chúng ngoài dân gian cũng đều say mê thưởng thức nghệ thuật tuồng. Đó là thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật tuồng mà Huế là nơi hội tụ những tinh hoa siêu đẳng nhất. Hiển nhiên rằng, những đào kép tuồng đương thời nếu không có một tay nghề xuất sắc thì thật khó mà tìm được một vai diễn trên mảnh đất thần kinh này. Trong bối cảnh ấy, cứ suy ra thì biết, Tuồng Kinh ( TuồngKinh đô Huế) có vị thế danh giá biết chừng nào, nhất là những vở đã từng diễn cho vua xem ( Tuồng Ngự). Tuồng Kinh, Tuồng Ngự như một cái mác bằng vàng hoàn toàn tin tưởng về mọi mặt, là một sự hãnh diện cho một ban hát, một nhà soạn tuồng và cá nhân những đào, kép và nhạc công thời ấy. Tuồng Kinh có sự ảnh hưởng rất lớn đối với tuồng cả nước, bởi tinh hoa của tuồng cả nước đều được tập trung ở Huế - ở kinh đô. Tôi xin phép được kể vài mẩu chuyện nhỏ về cái danh giá của Tuồng Kinh trên đất Bắc Hà hay nói đúng hơn là sự ảnh hưởng của Tuồng Kinh- Tuồng Huế đối với Tuồng Miền Bắc xưa kia. Chuyện rằng ở PHủ Đông Ngàn trấn Kinh Bắc xưa vốn là một trong những vùng văn hóa lớn của đất Bắc Hà. Ngày xưa khi cắm đất lập làng, ông Tả Ao cắm đất, làng Đình Bảng là làng được làm quan thật. Đình Bảng là quê hương của triều Lý, thường có nhiều người đỗ đạt và làm quan to ở các triều đại. Dưới chế độ xã hội ngày nay, làng Đình Bảng vẫn có truyền thống học hành, đỗ đạt, là quê hương của nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và quân đội ta. Còn làng Tam Lư cạnh đó thì chỉ được làm quan giả mà thôi ( nghĩa là chỉ được là quan trên sân khấu). Vì thế làng Tam Lư luôn nổi tiếng về nghề hát xướng. Xưa kia cũng vậy mà ngày nay cũng vậy. Nếu kể hết con cháu nội ngoại giây mơ rễ má thì làng Tam Lư hiện nay có đến gần hai chục nghệ sỹ tài danh được nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú ở các ngành nghệ thuật tuồng, chèo, cải lương, quan họ. Ở làng Tam Lư xưa có gánh hát của gia đình họ Nguyễn Đắc, diễn giỏi cả tuồng cả chèo, nhưng tuồng vẫn diễn nhiều hơn. Hằng năm xuân thu nhị kỳ các tổng xung quanh tranh nhau đến mời phường tuồng Tam Lư về diễn hội, bởi phường này có nhiều tích diễn hay. Số là dưới thời Thiệu Trị ( 1840-1847) phường tuồng làng Tam Lư đã được vào kinh đô Huế diễn chầu theo lệnh của nhà vua và sự tiến cử của tổng đốc Bắc Ninh. Trong đợt vào kinh diễn chầu, phường đã xin được khá nhiều kịch bản ở kinh đô nên có nhiều tích hay tích lạ. Uy tín và danh giá của phường tuồng Tam Lư lại càng cao sang hơn. Điều đó không khỏi làm cho các phường tuồng quanh vùng vừa ngưỡng mộ vừa ghen tức. Làng Đồng Kị cách làng Tam Lư chỉ có hai cánh đồng. Làng có phường tuồng nhưng rất ít khi được mời đi diễn dã ngoại. Trong làng có cụ Dương Văn Viên không biết múa hát, nhưng rất mê tuồng. Nhìn sang phường tuồng làng Tam Lư cụ không khỏi suy nghĩ. Cụ Viên quyết tìm cách làm cho phường tuồng làng mình lớn mạnh và có tiếng tăm hơn. Cụ Viên vốn con nhà giàu có nên quen biết quan phủ. Nhân chuyến tham quan phủ có việc phải lai kinh, cụ Viên xin được đi theo vào Huế. Trong thời gian ở kinh đô cụ Viên được xem rất nhiều vở tuồng đặc sắc. Cụ lân la làm quen với Kép Bàng rồi ngỏ ý mời ông ra Bắc dạy cho đội tuồng làng mình. Kép Bàng ưng thuận. Nghe tin làng Đồng Kị đón thầy từ kinh đô Huế ra dạy tuồng, nhiều người ở các làng khác đến xin học, nhưng cụ Viên nhất định không đồng ý. Chỉ con cháu trong làng Đồng Kị mới được học mà thôi. Kép Bàng dạy cho đội tuồng làng Đồng Kị ( có cả lớp đồng ấu) múa, hát, sau đó là các vở: Sơn Hậu, Hồ Thạch Phủ, Hồ Xanh, Giang Tả cầu hôn. Làng tuồng Đồng Kị sau đợt tập huấn đã lớn mạnh thực sự về nghề nghiệp. Ây là chưa kể đến cái tiếng được thầy tuồng từ kinh đô Huế ra truyền dạy. Điều mong ước của cụ Dương Văn Viên đã trở thành hiện thực. Phường tuồng làng Đồng Kị bây giờ chẳng kém gì phường tuồng làng Tam Lư cả. Nhiều năm về sau tiếng đồn ấy vẫn còn, đến tận tai tướng quân Hoàng Hoa Thám. Thế là phường tuồng làng Đồng Kị được tướng quân Đề Thám mời lên Yên Thế diễn cho nghĩa quân xem. Đội tuồng làng Đồng Kị có lịch sử gần 200 năm, đến nay làng vẫn tồn tại hai đội tuồng. Câu chuyện này được cụ Trùm hiện nay kể lại và có ghi trong gia phả của đội tuồng. Vào khoảng năm 1930-1931 ở Hà Nội có một gánh tuồng là Đại Phúc Thắng. Gánh hát này mua đất xây rạp ở cạnh Quảng Lạc. Quảng Lạc là một rạp tuồng lớn nhất Hà Nội, thành lập từ những năm 1916-1917, có nhiều đào kép tuồng nổi tiếng biểu diễn. Ở cạnh Quảng Lạc, Đại Phúc Thắng không thể nào lôi kéo được khán giả vào xem. Chủ gánh Đại Phúc Thắng lúc bấy giờ là ông Tám Thuận người Sài Gòn, đã cho người vào Huế mời đào kép tuồng ra diễn để cạnh tranh với Quảng Lạc. Những đào kép tuồng Kinh được mời ra gồm có kép Năm Tiền, hai cha con ông kép Sáu Cứng, kép Ba Liên, đào Tư Minh, đào Hai Thành. Việc làm của Đại Phúc Thắng quả nhiên có hiệu nghiệm, khán giả Hà Nội đã đến xem Đại Phúc Thắng nhiều hơn Quảng Lạc. Thấy kép tuồng Kinh Ba Liên giỏi tay nghề, sắm được những vai tuồng độc đáo, Quảng Lạc liền tìm cách mua chuộc Ba Liên. Ba Liên đã bỏ Đại Phúc Thắng sang diễn cho Quảng Lạc vì Quảng Lạc trả lương nhiều hơn. Chủ Đại Phúc Thắng vô cùng tức tối nhưng thế lực của Quảng Lạc rất mạnh nên chỉ dám thuê báo chí viết bài phê phán kép Ba Liên trên công luận. Từ những năm 1925 trở đi khi cải lương đã phát triển rầm rộ ở Nam Kỳ và bắt đầu tràn ra Bắc Kỳ. Cùng với cải lương, một số hình thức văn học nghệ thuật Âu Tây đã phát triển nhanh chóng ở các thành phố đô thị. Điện ảnh, kịch nói ra đời, tuồng, chèo có nguy cơ mất dần khán giả. Đây cũng là thời điểm mà nhiều đào kép Tuồng Kinh được mời ra Bắc Kỳ biểu diễn. Các lão nghệ nhân Tuồng Bắc kể rằng hầu như các gánh tuồng lớn ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định đều có đào kép Tuồng Huế tham gia biểu diễn. Những đào kép Tuồng Kinh nổi tiếng được nhắc đến như: kép Năm Kinh ở rạp tuồng Lạc Mộng Đài ( Hải Phòng) rất giỏi về kép trắng, đào Ngà ở rạp Hàn Lan (Nam Định) nổi tiếng với những vai đào thương, đào chín, đặc biệt là giọng hát. Đào Tham Liên ở tạp Đại Phúc Thắng ( Hà Nội) giỏi về những vai đào võ như: Tiêu Anh Phụng, Đào Tam Xuân, Mộc Quế Anh dâng cây, đào Chín Huế với những vai như: Liễu Nguyệt Tiêm Xuân Đào, Bà Thứ Trong thời buổi " mưa Âu gió Mỹ ", Trung Kỳ nói chung, Huế nói riêng biến chuyển về mọi mặt chậm hơn ở Bắc Kỳ. Về lĩnh vực nghệ thuật tuồng, các đào kép tuồng cũng vậy. Ở các gánh tuồng miền Bắc, cùng tham gia biểu diễn với các đào kép Bắc Kỳ và Nam Kỳ nhưng các đào kép tuồng vẫn luôn diễn theo phong cách cổ điển, chỉnh chu, không chịu cải lương hóa hay pha lối diễn Tàu. Sự thể đó đã dẫn đến một tình thế là các đào kép Tuồng Kinh vắng dần trong các gánh hát tuồngMiền Bắc. Thế nhưng, khi cần đến sự phân xử đúng sai về nghề nghiệp thì họ lại thường tìm đến các đào kép Tuồng Kinh. Rõ ràng trong giới tuồng Miền Bắc xưa kia các đào kép Tuồng Kinh ( Tuồng Huế) luôn luôn được kính trọng nể vì. Nói đến Tuồng Kinh không chỉ nhắc đến tài năng của các nghệ sỹ mà còn ở sự chuẩn mực, tinh tế, ở cấp độ chuyên môn cao về mọi mặt. Về điều này chúng tôi may mắn được chứng kiến trong hơn một chục năm trời tại Trường Đại học Sân khấu- Điện ảnh Hà Nội và Nhà hát Tuồng Trung ương. Năm 1965 khi chúng tôi còn là học sinh khoa Tuồng của trường Ca kịch Dân tộc ( nay là khoa Kịch hát Dân tộc- Trường Đại học Sân khấu- Điện ảnh Hà Nội), chúng tôi đã được học nghề ở một thầy Tuồng Kinh- đó là cô Đoàn Thị Ngà ( cô Ngà tôi đã có dịp nhắc đến ở phần trên). Khi dạy chúng tôi cô Ngà đã gần 70 tuổi vậy mà giọng hát của cô thật đúng là “ danh bất hư truyền”. Cô vốn sinh ra và lớn lên tại Huế. Cụ thân sinh ra cô là một cụ đồ Nho nghèo. Cụ đồ vốn mê tuồng nên cho con gái đi học nghề tuồng từ bé. Việc dạy học không đủ miếng ăn nên cụ đồ phải nhận sao chép các bản tuồng cho các gánh tuồng để kiếm thêm. Thấy các gánh tuồng ngoài Bắc Kỳ còn cần nhiều kịch bản Tuồng Kinh, hai cha con liền kéo nhau ra Bắc. Và thế rồi danh tiếng cô đào Ngà tài sắc, cô đào người Huế, Tuồng Kinh đã được nhiều chủ gánh tuồng ngoài Bắc chèo kéo mời diễn. Từ đó cô đã gắn bó cả cuộc đời mình trong những gánh tuồng Miền Bắc. Những ngày đầu cô mới đến, chúng tôi chưa biết nhiều về cô, nhưng thấy các thầy, cô khác như NSND Quang Tốn, NSND Bạch Trà cùng các lão nghệ nhân cao tuổi khác cư xử với cô một cách rất trân trọng. Cho đến một hôm nghệ sỹ nhân dân Bạch Trà nói với chúng tôi: - Các em hãy tranh thủ mà học cô Ngà, cô là người Huế, là Tuồng Kinh đấy, vốn nghề nghiệp của cô vừa nhiều lại chắc chắn, mẫu mực. Chúng tôi dần dần nhận ra vì sao mà cô Ngà lại được các nhà lão nghệ nhân tuồng Miền Bắc nể trọng đến thế. Cô được phân công dạy học sinh chúng tôi những bài bản lớn, bài bản khó như: bài Cạo đầu, bài Nam Dựng, điệu Thán lả, điệu Khách Hồn Cô đề xướng và đã dạy chúng tôi một số điệu múa cung đình như: Múa Bông ( bài Tam Quốc), múa Trình Tường, xem Tam Lang Mãi đến gần đây tôi mới hiểu rằng cô đã dạy cho chúng tôi theo cách đào tạo diễn viên tuồng ở Thanh Bình Thự xưa kia. Ông Tôn Thất Bình cho biết rằng: Múa Bông ( bài Tam Quốc) và đi xem Tam lang là những bài múa bắt buộc trong chương trình đào tạo diễn viên tuồng tại Thanh Bình Thự ở Huế thời nhà Nguyễn. Ngoài múa, hát ra cô Ngà còn dạy chúng tôi những vai mẫu mực như: Trại Ba, Hồ Nguyệt Cô, Xuân Đào, Mai Hương, Đổng Mẫu Thông qua những điệu múa, câu hát và vai diễn mà cô Ngà đã truyền dạy, chúng tôi nhận thấy ở Tuồng Kinh- Tuồng Huế- đó là sự bài bản, ni tấc, tinh tế, một lối diễn chững chạc, sâu sắc đầy tính bác học. Cô không biết chữ Hán nhưng cô luôn giải thích nghĩa của từng lời văn để ứng dụng động tác và diễn cho đúng. Cô bảo ở Huế khi diễn tuồng khán giả ngồi xem thường có những nhà nho hay chữ lại sành tuồng, nếu không hiểu lời văn mà diễn cho đúng thì luôn bị chê bai. Có kho còn phải chấp tay xin lỗi khãn giả nữa. Có một vai diễn khiến cho chúng tôi rất dễ có điều kiện so sánh đó là vai Hồ Nguyệt Cô, đoạn mất ngọc hóa cáo. Nếu như trước đó chúng tôi diễn với lối hát gầm gào, pha chút múa bộ Tàu, khi hóa cáo thì tìm cách mặc lốt cáo, đeo mặt nạ cáo, tạo nên sự ghê sợ, hiếu kỳ cho người xem. Theo đề nghị lãnh đạo, cô Ngà đã dạy cho chúng tôi một lối diễn Hồ Nguyệt Cô khác. Cô bảo diễn Hồ Nguyệt Cô không cần phải cố tình bắt chước động tác hay tiếng kêu gào của cáo, hoặc mặc lốt đeo mặt nạ cáo. Khi diễn cần phải thể hiện cái nỗi xót xa, ân hận, nuối tiếc của một cô gái lầm lỡ. Hồ Nguyệt Cô cố tình chống trả cái qúa trình hóa cáo, nhưng rồi tuyệt vọng. Đoạn hóa cáo không gào thét nhiều mà dùng đôi tay đôi mắt để thể hiện Rõ ràng lối diễn của cô Ngà hay hơn lối diễn trước đó. Vai Hồ Nguyệt Cô mà hiện nay các nghệ sỹ tuồng cả nước đang trình diễn là bản diễn của cô Ngà. Vai diễn này đã trở thành giáo trình chính thức ở Trường Đại học Sân khấu- Điện ảnh Hà Nội trong những năm qua. Phải nói rằng giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, Tuồng Kinh- Tuồng Huế có sự ảnh hưởng rất lớn đối với Tuồng Miền Bắc. Sự ảnh hưởng ấy từ nhiều nguồn, khi thì trực tiếp như trường hợp kép Bàng dạy phường tuồng làng Đồng Kị hoặc cô Đoàn Thị Ngà dạy ở Trường Đại học Sân khấu- Điện ảnh Hà Nội và Nhà hát Tuồng Trung ương, thì khi gián tiếp như các đào kép Tuồng Kinh diễn chung với các đào kép Tuồng Miền Bắc. Khi làm tổng đốc An Tịnh lần thứ II ( 1898-1902) Đào Tấn đã lập nhà dạy tuồng lấy tên là Học Bộ Đình tại Vinh. Đào Tấn còn dựng rạp tuồng Như Thị Quan và thường xuyên đem các kép hát Bình Định ra biểu diễn. Khi làm bố chánh tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Hiển Dĩnh cũng thường tổ chức diễn tuồng. Hoàng Cao Khải khi nhận chức kinh lược xứ Bắc Kỳ đã đem theo đội tuồng riêng từ Trung Kỳ ra Hà Nội, vài năm sau đã mở rạp ở phố Hàng Quạt để diễn tuồng. Những sự kiện trên chắc chắn cũng có ảnh hưởng không nhỏ đối với Tuồng Miền Bắc. Một điều cũng cần được nói thêm rằng, hơn 150 năm Huế là kinh đô của nước Việt Nam, vì thế Tuồng Kinh- Tuồng Huế là sự hội tụ tinh hoa của tuồng cả nước, đặc biệt là ở Miền Trung. Có nhiều nghệ sỹ tuồng xuất săc gọi là Tuồng Kinh- Tuồng Huế nhưng thực chất họ là người Quảng Trị Quảng Bình hoặc Quảng Nam Quảng Ngãi, Bình Định, chứ không hoàn toàn là người gốc Huế. Tiếc rằng Tuồng Kinh- Tuồng Huế cái quá khứ vàng son và đầy kiêu hãnh của nghệ thuật tuồng Việt ấy, nay không còn thấy bóng dáng nhiều Đoàn ở nghệ thuật truyền thống Huế. Thực chất Đoàn tuồng Huế hiện nay đang diễn theo lối tuồng Xuân Nữ- một biến tướng của tuồng để đối phó với cải lương từ những năm 1935 chứ không phải Tuồng Kinh- Tuồng Huế ngày xưa. Cố đô Huế - nơi lưu giữ dấu tích của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt , nay đã trở thành di sản văn hóa của thế giới. Hy vọng rằng, trong tương lai, dẫu có phải làm lại từ đầu, chúng ta cũng quyết trả cho Tuồng Kinh- Tuồng Huế cái vị thế đỉnh cao đích thực mà nó vốn đã từng có trong qúa khứ. Hà Nội 8/1998 XUÂN YẾN . đất Bắc Hà hay nói đúng hơn là sự ảnh hưởng của Tuồng Kinh- Tuồng Huế đối với Tuồng Miền Bắc xưa kia. Chuyện rằng ở PHủ Đông Ngàn trấn Kinh Bắc xưa vốn là một trong những vùng văn hóa lớn của. có ảnh hưởng không nhỏ đối với Tuồng Miền Bắc. Một điều cũng cần được nói thêm rằng, hơn 150 năm Huế là kinh đô của nước Việt Nam, vì thế Tuồng Kinh- Tuồng Huế là sự hội tụ tinh hoa của tuồng. khấu- Điện ảnh Hà Nội trong những năm qua. Phải nói rằng giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, Tuồng Kinh- Tuồng Huế có sự ảnh hưởng rất lớn đối với Tuồng Miền Bắc. Sự ảnh hưởng ấy

Ngày đăng: 28/06/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w