Do đó, tôi mạnh dạn đề xuất đưa ra một số cách khai thác hiệu quả hơn với kỹ thuật sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn với đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn thô
Trang 1PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta đang trên đà đổi mới, ngành giáo dục đang có những bước chuyển mình theo nhịp bước của thời đại Do đó, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức và kỹ thuật dạy học từ truyền thống sang hiện đại; từ bị động sang chủ động tích cực nhằm phát huy tính tích cực của học sinh hướng đến việc phát triển các năng lực cần thiết là nhiệm vụ quan trọng Là một giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở, tôi luôn trăn trở về nhiệm vụ cấp thiết này của ngành Làm thế nào để học sinh học tập đạt hiệu quả cao? Làm thế nào để trước mỗi giờ Ngữ văn các
em đều hứng thú, tích cực và thật sự có nhu cầu được khám phá vẻ đẹp nghệ thuật văn chương? Làm sao để các em yêu môn Văn, say mê với sức quyến rũ của ngôn từ? Đó là điều tôi luôn suy nghĩ và mong tìm giải pháp tối ưu nhất trong việc tổ chức dạy học Qua thực tiễn dạy học tôi nhận thấy
có nhiều kĩ thuật dạy học tích cực có thể vận dụng hiệu quả trong quá trình
tổ chức cho học sinh học tập môn Ngữ văn Trong số đó phải kể đến kỹ
thuật sử dụng bản đồ tư duy Ngày nay, công nghệ thông tin đang có sự
phát triển mạnh mẽ, ứng dụng vẽ bản đồ tư duy trở nên giản tiện hơn rất nhiều kèm theo nhiều tính năng ưu việt Và trong một khả năng hạn chế nhất, để sử dụng kỹ thật này theo tôi thấy chúng ta vẫn có thể thực hiện một cách linh hoạt và hiệu quả chỉ bằng bút dạ màu, giấy A0 hoặc giấy A4 Do đó, tôi mạnh dạn đề xuất đưa ra một số cách khai thác hiệu quả hơn với kỹ thuật sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn với đề tài:
“Nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn thông qua việc sử dụng bản đồ tư duy nhằm phát huy hứng thú học tập của học sinh.” Với đề tài này, tôi hi vọng sẽ góp một kinh nghiệm nhỏ với đồng nghiệp trong quá trình thực hiện có hiệu quả kỹ thuật dạy học tích cực bằng Bản đồ tư duy
Trang 2trong dạy học Từ đó, đem đến những say mê, hứng thú cho học sinh khi
khám phá vẻ đẹp của Văn học nghệ thuật
PHẦN II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Thực trạng công tác dạy và học môn Ngữ Văn Trung học cơ sở.
a.Ưu điểm
Giáo viên:
Là một giáo viên trẻ mới vào nghề tôi luôn tâm huyết với nghề, chịu khó tự học, tự bồi dưỡng trên mọi phương diện không ngừng theo từng năm học Trong quá trình giảng dạy tôi luôn được Ban Giám Hiệu nhà trường, Tổ chuyên môn tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ Trường tôi có đội ngũ giáo viên đủ năng lực trình độ vững vàng trong chuyên môn nghiệp vụ.Đặc biệt,Chuyên môn nhà trường, Tổ chuyên môn luôn đổi mới hình thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của tất cả giáo viên
Học sinh
Trường Trung học cơ sở Trung Kênh có rất nhiều học sinh ngoan ngoãn,
có ý thức học hỏi và có sự cố gắng trong học tập Các em được cung cấp
đủ Sách giáo khoa, vở, dụng cụ học tập
b.Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
*Hạn chế.
Nhà văn hoá lớn của nhân loại - Lê-nin từng nói:"Văn học là nhân
học" Vậy mà một thực trạng đáng lo ngại là học sinh bây giờ không còn
thích học văn Thực trạng này lâu nay đã được báo động Ban đầu chỉ đơn thuần là những lời than thở với nhau của những người trực tiếp giảng dạy
Trang 3môn văn và nay đã trở thành vấn đề của báo chí và dư luận Ai đã trực tiếp dạy và chấm bài làm văn của học sinh trong những năm gần đây mới thấy cần thiết phải có những thay đổi về phương pháp dạy văn và học văn hiện nay Qua công tác giảng dạy cũng như chấm trả các bài kiểm tra Ngữ văn, tôi nhận thấy có rất nhiều những biểu hiện thể hiện tâm lý chán học văn của học sinh, cụ thể là:
- Học sinh thờ ơ với môn Văn: Những năm gần đây, nhiều người
quan tâm đến công tác giáo dục không khỏi lo ngại trước một thực trạng,
đó là tâm lý thờ ơ với việc học văn ở các trường phổ thông Điều đáng buồn nhất cho các giáo viên dạy văn là nhiều học sinh có năng khiếu văn cũng không muốn tham gia đội tuyển văn.Các em còn phải dành thời gian học các môn khác Phần lớn phụ huynh khi đã định hướng cho con mình
sẽ thi khối A thì chỉ chủ yếu chú trọng ba môn: Toán, Lý, Hóa Điều đáng
lo ngại hơn nữa, là có không ít phụ huynh đã chọn hướng cho con thi khối
A từ khi học tiểu học Một bậc học mà học sinh còn đang được rèn nói, viết, mới bắt đầu làm quen với những khái niệm về từ ngữ mà đã định hướng khối A thì thật là nguy hại Và nếu có học thì đó cũng chỉ là đối phó, qua loa Môn văn có khối lượng kiến thức nhiều và khó nên nhiều em học sinh thấy học văn là một công việc nặng nhọc, mệt mỏi, khó khăn! Đôi khi giờ học văn đối với các em thật vất vả…
- Khả năng trình bày: Khi HS tạo lập một văn bản tôi đã thường
xuyên nhận ra những lỗi sai cơ bản của học sinh như: dùng từ sai, viết câu sai, viết chính tả sai, bố cục và lời văn hết sức lủng củng, thiếu logic Đặc biệt có những bài văn diễn đạt ngô nghê, tối nghĩa, lủng củng Đây là một tình trạng đã trở nên phổ biến và thậm chí là đáng báo động
*Nguyên nhân.
Trang 4Đối với người dạy:
- Phương pháp giảng dạy đôi khi chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao
- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh
Đối với học sinh:
- Một số học sinh vì lười học, chán học, mải chơi, hổng kiến thức nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học Ngữ văn
- Trên địa bàn xã Trung Kênh nơi tôi công tác, hầu như các phụ huynh đều đi làm ăn xa trong nam hoặc đi tàu nên ít có thời gian quan tâm kèm cặp
- Thiếu sự quan tâm của phụ huynh lại thêm sự bùng nổ của văn hoá mạng, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, sao nhãng việc học tập
Thực trạng của vấn đề như tôi đã nêu ở trên đã có nhiều thày cô quan tâm và đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp.Trước xu thế chung hiện nay học sinh không ham thích học văn Vậy làm thế nào để các
em thấy ngày một yêu thích môn học, yêu thích những tác phẩm văn học
đã học và muốn tìm đọc những tác phẩm hay của Việt Nam cũng như của thế giới đó là việc là của tất cả những thày cô đang giảng dạy môn Văn.
2 Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn thông qua việc sử dụng “ Sơ đồ tư duy” nhằm phát huy hứng thú học tập của học sinh.
Trang 5a Biện pháp 1: Sử dụng Sơ đồ tư duy trong các hình thức kiểm tra.
b Biện pháp 2 : Sử dụng bản đồ tư duy trong việc hệ thống,
củng cố kiến thức
c Biện pháp 3: Sử dụng bản đồ tư duy trong việc ôn tập
kiến thức
3.Thực nghiệm sư phạm.
a.Mô tả cách thức thực hiện.
Biện pháp 1: Sử dụng Sơ đồ tư duy trong các hình thức kiểm tra.
- Giáo viên có thể đưa ra một từ khóa thể hiện chủ đề của kiến thức cũ
mà các em đã học, cần kiểm tra, yêu cầu các em vẽ bản đồ tư duy thông qua câu hỏi gợi ý Trên cơ sở từ khóa ấy kết hợp với câu hỏi định hướng của giáo viên, học sinh sẽ nhớ lại kiến thức và định hình được cách vẽ Sơ
đồ tư duy theo yêu cầu
* Ví dụ: Ở phân môn Tiếng Viêt lớp 8 Sau khi các em học
xong bài “Tình thái từ” thay vì cách kiểm tra truyền thống : Giáo viên đặt câu hỏi,học sinh lên trả lời vanh vách thì giáo viên có thể thay đổi cách kiểm tra bài cũ bằng cách cho các em lập bản đồ tư duy để củng cố, hệ thống kiến thức
đã học thông qua câu hỏi sau: “ Ở bài học tiếng Việt trước,
cô trò mình đã đi tìm hiểu kiến thức về Tình thái từ Vậy tình thái từ có những chức năng chính nào, có mấy loại tình thái từ và sử dụng tình thái từ như thế nào cho phù hợp trong giao tiếp Em hãy lên bảng lập bản đồ tư duy để hệ thống kiến thức về chúng?” Sau đó, giáo viên ghi cụm từ
khóa lên giữa bảng “ Tình thái từ” rồi gọi HS lên bảng
Trang 6vẽ Học sinh sẽ dễ dàng vẽ được bản đồ tư duy theo nội dung yêu cầu Dưới đây là Sơ đồ tư duy về “Tình thái từ” có tính chất minh họa, các em vẽ bản đồ tư duy đảm bảo các
nội dung tương tự như sau là tốt.(Hình 1)Khi học sinh vẽ
xong, giáo viên cho cả lớp quan sát, gọi một vài em nhận xét, góp ý sơ đồ rồi giáo viên nhận xét và cho điểm Với cách kiểm tra bằng “Sơ đồ tư duy”, tôi thiết nghĩ sẽ thu hút được tất cả học sinh chú ý vào sản phẩm của bạn trên bảng
Hình 1 Sơ đồ tư duy thông qua bài học
“Tình thái từ”
Trang 7- Cũng có thể dùng bản đồ tư duy trong các hình thức kiểm tra trên giấy (15 phút, ) một cách dễ dàng để tăng cường việc rèn luyện thói quen tư duy lô-gic, tư duy hệ thống cho học sinh thông qua các bài kiểm tra viết, nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho các em
- Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra kiến thức cũ bằng phương pháp vẽ bản đồ tư duy chỉ là một hình thức kiểm tra nhằm việc giúp học sinh củng cố, hệ thống kiến thức có tính chất lý thuyết Do đó, giáo viên nên chọn kiểm tra những kiến thức có tính hệ thống, xâu chuỗi, các em có thể dễ dàng hệ thống hóa bằng bản đồ tư duy Ví dụ: lập
bản đồ tư duy về kiểu câu phân chia theo mục đích nói trong phân môn Tiếng Việt; lập bản đồ tư duy về hệ thống luận điểm, luận cứ trong một văn bản nghị luận, về dàn ý của một kiểu văn bản nào đó trong phân môn Tập làm văn; hay lập bản đồ tư duy để khái quát, sơ đồ hóa kiến thức về một tác giả, tác phẩm nào đó, đối với phân môn Văn học Mặt khác, về yêu cầu của đề kiểm tra, giáo viên cần đưa ra từ hay cụm từ khóa ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, khái quát được chủ đề của
phần kiến thức cần kiểm tra trong câu hỏi để định hướng, giúp học sinh dễ
dàng nắm bắt chính xác yêu cầu đề và có thể vẽ đúng bản
đồ tư duy theo yêu
Trang 8cầu Tôi nghĩ rằng câu hỏi yêu cầu lập sơ đồ tư duy là một phần trong đề kiểm tra sẽ rất thích hợp
Biện pháp 2: Sử dụng bản đồ tư duy trong việc hệ thống, củng cố kiến thức.
-Sau khi dạy xong mỗi phần (một đơn vị kiến thức) của bài học, hay mỗi bài học, tôi thường cho học sinh hình
dung, nhớ lại và vẽ bản đồ tư duy để củng cố, hệ thống
phần kiến thức đó, hoặc toàn bộ kiến thức của bài học.Ví
dụ 1: Sau khi học xong văn bản “Bánh trôi nước”, tôi yêu
cầu học sinh khái quát lại bằng cách vẽ Sơ đồ tư duy
Trang 9+ Thông qua sơ đồ trên, học sinh sẽ nắm được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài.Về nội dung, các
em sẽ hiểu được bài thơ có tính chất đa nghĩa: nghĩa tả thực, nghĩa nội dung.Việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong tiết văn bản, tôi coi đó như là xương sống để làm tiền đề cho việc các em cảm thụ 1 tác phẩm văn học
Ví dụ 2: Khi học xong bài tiếng Việt “Nói giảm nói tránh”
lớp 8, tôi cho học sinh hệ thống hoá kiến thức bằng cách vẽ
Sơ đồ tư duy ra vở ghi sau phần ghi lí thuyết.Học sinh có thể tự do phát triển khả năng sáng tạo nhưng cần đảm bảo
đủ kiến thức Để từ đó các em có 1 cái nhìn khái quát rồi áp dụng vào việc giải quyết các bài tập hay xử lý tình huống trong giao tiếp.(Hình 3- bên dưới)
Trang 10Hình 3.Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức sau khi học xong bài “Nói giảm nói tránh”.
-Thông thường, sau mỗi bài học (nếu cần thiết) học sinh vẽ
sơ đồ tư duy vào vở.Sau đó tôi cũng yêu cầu học sinh về nhà vẽ lại trên một trang giấy A4 rời rồi kẹp lại thành tập đối với những bài học quan trọng.Việc làm này sẽ giúp các
em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng
b Kết quả đạt được
Trang 11Qua 1 số năm áp dụng đổi mới phương pháp dạy học và
1 trong số đó là sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học.Tôi nhận thấy , học sinh đã rất quen thuộc với cách học này Các em đã học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy như đã vẽ được Sơ đồ tưu duy với nội dung đầy đủ Các em đã dần cảm thấy “Học văn không khó” và rất hào hứng Đa số các em học sinh khá, giỏi đã biết sử dụng BĐTD để ghi chép bài, tổng hợp kiến thức môn học.Một số HS trung bình đã biết dùng BĐTD
để củng cố kiến thức bài học ở mức đơn giản Bản thân tôi
đã tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “sơ đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.Tôi nghĩ phương pháp này không chỉ giảm bớt áp lực về môn học cho học sinh mà còn khắc phục được phần nào thói lười học văn, chán học văn hiện nay của học sinh.Từ phương pháp tưởng chừng như nhỏ nhoi nhưng tôi nghĩ đây là bước quan trọng nhất để cuốn hút các em vào
bộ môn Ngữ văn.Dần dần việc viết các bài văn với các em theo từng dạng
đề trở nên dễ dàng bởi các em đã nắm được “ xương sống” qua mỗi bài học
Bản thân tôi cũng đã được dậy qua các khối lớp nhưng nhiều hơn cả là
bộ môn văn 8.Thực sự trong những năm đầu giảng dạy, tôi cảm thấy khá
sợ hãi mỗi khi xem kết quả của các em.Nhưng những năm gần đây đã có
sự chuyển biến tích cực
c Điều chỉnh bổ sung sau thực nghiệm:
Trang 12Sau khi áp dụng những giải pháp trên tôi thấy cần điều chỉnh và bổ sung một số vấn đề sau:
- Cần rèn cho học sinh kĩ năng vẽ Sơ đồ tư duy bằng nhiều cách.Học sinh không chỉ biết vẽ một dạng mà có thể vẽ nhiều kiểu khác nhau
- Khi học sinh hoàn thiện được một Sơ đồ tư duy, giáo viên có thể cho các em dựa vào đó để thuyết trình và khai thác kiến thức một cách chi tiết hơn
- Sử dụng Sơ đồ tư duy là tốt nhưng không vì thế mà lạm dụng.Giáo viên nên chọn lọc từng phân môn, từng đơn vị kiến thức, từng thời điểm để áp dụng tới học sinh
4 Kết luận
Sử dụng “Sơ đồ tư duy trong dạy học là một trong những yếu tố góp
phần nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn Trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, đòi hỏi giáo viên phải luôn luôn cải tiến các phương pháp giảng dạy so với các phương pháp trước đây, để tăng tính hấp dẫn với học sinh Ngược lại, nếu giáo viên chỉ trình bày theo kiểu thuyết trình, vừa mệt thầy, học sinh không thích nghe, hay mất trật tự, không thúc đẩy tính độc lập sáng tạo của trò, hiệu quả bài dạy thấp
5 Kiến nghị, đề xuất:
a Đối với tổ,nhóm chuyên môn:
-Mong các cấp quản lý giáo dục cần quan tâm nhiều hơn nữa và có những định hướng nội dung phương pháp giảng dạy từng phân môn để giáo viên thực hiện tốt việc ôn tập,giúp học sinh đạt kết quả cao trong các kì thi -Mỗi giáo viên phải luôn có ý thức tự học hỏi,trau dồi kiến thức,nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp
để nâng cao hiệu quả giảng dạy
Trang 13-Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã học hỏi , áp dụng trong quá trình dạy học Những gì tôi đã trình bày thực ra nhiều đồng nghiệp cũng đã làm và cũng đạt được hiệu quả thiết thực Nhưng tôi vẫn muốn nó được hoàn thiện hơn, triệt để hơn Rất mong nhận được sự quan tâm , góp ý của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp cho bài báo cáo này của tôi được hoàn chỉnh
b.Đối với lãnh đạo nhà trường:
Một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học là cơ
sở vật chất,thiết bị dạy học,công nghệ thông tin.Vì vậy nhà trường cần thu hút các nguồn đầu tư xây dựng,cung cấp phương tiện,công nghệ và có biện pháp sử dụng hợp lí góp phần nâng cao chất lượng dạy học.Nhà trường cần mua thêm một số tư liệu, tài liệu có liên quan đến Ngữ văn và cách giảng dạy môn Ngữ văn.Duy trì việc tổ chức cho học sinh tham gia tham quan học tập
b Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:không.
PHẦN III:MINH CHỨNG VÊ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
Qua một năm áp dụng những kinh nghiệm nêu trên, tôi nhận thấy tình yêu của học sinh dành cho môn văn đã theo chiều hướng tích cực.Các em
đã không còn suy nghĩ “ngai khó, ngại dài”mà học tập chủ động
Kết quả chất lượng khảo sát cuối năm với học sinh 2 lớp 8A và 8B năm học 2019-2020 như sau:
82 75 bài chiếm 91,4% 7 bài chiếm 8,6%
Kết quả này tuy có tiến bộ nhưng còn khá khiêm tốn Mặc dù vậy nó
đã trở thành động lực giúp tôi tự tin hơn và cố gắng tìm tòi , sáng tạo hơn trong mỗi giờ lên lớp