MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGTRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM CHO HỌC SINH LỚP 6 PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mục tiêu chương trình giáo dục 2018 hướng đến một nền GD đổi mới căn bản, toàn d
Trang 1MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM CHO HỌC SINH LỚP 6 PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mục tiêu chương trình giáo dục 2018 hướng đến một nền GD đổi mới căn bản, toàn diện, Yêu cầu những công dân tương lai phải có những phẩm chất, kiến thức, kĩ năng toàn diện Nên việc giáo dục thế hệ trẻ là yêu cầu bức thiết
HS THCS (từ lớp 6-9) tuổi thiếu niên giai đoạn phát triển, một số HS
dễ mắc sai lầm và nhận thức lệch lạc, chưa có động cơ học tập…
Năm học 2023-2024 được phân công chủ nhiệm lớp 6B GVCN là người quản lí toàn diện học sinh lớp mình phụ trách và trở thành một nhiệm vụ quan trọng, có vai trò trong việc GD học sinh
Lớp mà Tôi chủ nhiệm sĩ số 31 HS Trong đó có 13 em HS Dân tộc Raglay và 18 em HS Dân tộc Chăm, đa số là con em nông dân, có hoàn
cảnh khó khăn về kinh tế, hoàn cảnh gia đình Một số học sinh có hoàn
cảnh đặc biệt: Mồ côi (2); hộ nghèo, cận nghèo (2); mẹ bị bệnh nặng (1); cha mẹ li hôn, học sinh khuyết tật trí tuệ… Nhiều phụ huynh làm ăn xa, không thường xuyên ở nhà nên không sát sao, nắm bắt được tâm lý con cái Nhân cách một số học sinh của lớp chưa được như mong đợi
Căn cứ vào Nhu cầu xã hội, chức trách, nhiệm vụ của giáo viên và thực tiễn những năm làm chủ nhiệm Bản thân tôi nhận thấy vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện học sinh, nâng cao chất lượng Vì vậy, tôi đã áp dụng đề tài: “Một số giải pháp
nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm cho học sinh lớp 6” Để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm
II NỘI DUNG CÁC GIẢI PHÁP:
1 Cơ sở lí luận
Theo TT số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26/12/2018 đề ra: Mục tiêu
GD phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ… thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo GD THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của GD thực tiễn
GVCN là người trực tiếp chịu trách nhiệm về chất lượng GD toàn diện… là những người trực tiếp quản lí các hoạt động của học sinh, là người vạch kế hoạch, hướng dẫn và theo dõi học sinh trong việc thực hiện kế hoạch Đó là cầu nối trung gian giữa gia đình, nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh Nói một cách khác, GVCN là người đại diện cho hai phía, một mặt đại diện cho lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác
Trang 2đại diện cho tập thể học sinh Với tư cách là người chủ nhiệm lớp, GVCN
có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho học sinh và luôn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của các em Đã trở thành nhiệm
vụ quan trọng trong việc GD học sinh
Học sinh tuổi thiếu niên, giai đoạn phát triển từ 11- 15 tuổi, các em
được học ở trường THCS (từ lớp 6 - 9) Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng rất dễ rung cảm trước cái đẹp, cái thiện nhưng cũng rất dễ mắc sai lầm trong cuộc sống, dẫn đến lệch lạc trong nhận thức, ứng xử, hành động, các
em chưa có động cơ học tập đúng đắn Việc học trở nên nặng nề, mệt mỏi…
2 Cơ sở thực tiễn:
2.1 Thuận lợi
- Được BGH tin tưởng phân công làm công tác chủ nhiệm lớp, nên mỗi năm lại
có thêm kinh nghiệm và bài học về công tác quản lý học sinh, duy trì sĩ số lớp
chủ nhiệm đạt hiệu quả cao
- Một bộ phận học sinh có ý thức kỷ luật cao, ngoan, lễ phép với thấy
cô, biết vâng lời cha mẹ Tích cực tham gia hoạt động phong trào do Đoàn trường, lớp tổ chức
- Được sự quan tâm, giúp đỡ của BGH, đội ngũ giáo viên bộ môn có chuyên môn vững, nhiệt tình trong giảng dạy – Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bậc phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm và đoàn thể
- Phần lớn cha mẹ học sinh rất quan tâm tới tình hình học tập và sinh hoạt của con em mình, thường xuyên thăm hỏi, động viên và giữ liên lạc với GVCN
2.2 Khó khăn
- Đời sông kinh tế nhiều gia đình khó khăn, việc đầu tư cho con em trong quá trình học tập còn nhiều hạn chế
- Một phần học sinh cá biệt chưa có ý thức trong học tập và rèn luyện đạo đức chủ yếu do tác động từ hoàn cảnh gia đình hoặc xã hội, bạn bè Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình không thuận lợi, không ổn định, cha
mẹ ly thân, ly dị, đi làm ăn xa lo kiếm sống không có thời gian chăm sóc con cái
Trang 3- Sự phối kết hợp và cộng đồng trách nhiệm trong việc duy trì sĩ số giữa Nhà trường, địa phương và cha mẹ học sinh chưa có hiệu quả nhiều nên tỉ lệ vận động học sinh bỏ học quay lại trường là không cao
- Công tác chủ nhiệm không mới, nhưng để làm tốt trong tình hình xã hội như hiện nay là việc không đơn giản Được giao nhiệm vụ, tôi hiểu rất
rõ tầm quan trọng của mình đối với học sinh Tôi luôn băn khoăn, trăn trở, làm thế nào để nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm sẽ là thành công bước đầu trong việc giáo dục học sinh
3 Các giải pháp
Giải pháp 1: Tích cực giáo dục kĩ năng sống cho HS trong giờ sinh
hoạt
Giải pháp 2: Sử dụng hộp thư “Điều em muốn nói”
Giải pháp 3: Tìm hiểu về hoàn cảnh gia dình và đặc điểm tâm lý của
học sinh
Giải pháp 4: Thư khen
Giải pháp 5: Sử dụng biện pháp kỉ luật tích cực
Từ các giải pháp trên tôi xin trình bày cụ thể từng giải pháp như sau:
Giải pháp 1: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho HS trong giờ sinh hoạt
Mục tiêu: Hoàn thành tốt nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm Cần tích hợp các nhóm kĩ năng sống về sức khỏe, bản thân, môi trường,… trong giờ sinh hoạt lớp hoặc các buổi tọa đàm…
- Hiểu được khái niệm, tác dụng, vai trò các kĩ năng được tích hợp Cách thực hiện: Giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe, Giáo dục kĩ năng sống về môi trường, Giáo dục kĩ năng tự phục vụ bản thân…
Kết quả đạt được: HS có những kĩ năng sống cần thiết Thay đổi nhận thức, có những hành vi tích cực Mối quan hệ trở nên gắn bó, thân thiết có sự thấu hiểu
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong giờ sinh hoạt trở thành chất keo gắn kết tạo nên sự tiến bộ
* Giáo dục kĩ năng về môi trường.
Giáo dục học sinh nội trú về kỹ năng về môi trường sống là một phần quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh trở thành công dân có trách nhiệm và có nhận thức về môi trường
Từ đó học sinh nhận thức được vai trò của sức khỏe, vai trò thiên nhiên đối với cuộc sống con người Có ý thức chăm sóc bảo vệ môi trường
Trang 4bằng những việc làm cụ thể: bao gồm việc tiết kiệm nước, không lãng phí thực phẩm, mà còn mở rộng họ đến việc hiểu về các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm, và suy thoái tài nguyên
Học sinh tham gia trồng cây trong khuôn viên trường
* Giáo dục kĩ năng tự phục vụ bản thân
Giáo dục học sinh nội trú kỹ năng tự phụ vụ có nhiều lợi ích quan trọng Giúp học sinh phát triển độc lập và tự tin trong việc tự quản lý cuộc sống hàng ngày Khi học sinh phải tự phụ vụ, họ sẽ phải học cách đảm nhận trách nhiệm và tự trị Họ sẽ hiểu rằng việc hoàn thành các nhiệm vụ hàng ngày là trách nhiệm của riêng mình và cần phải thực hiện một cách có trách nhiệm Điều này giúp phát triển tính cẩn thận, kỷ luật và tổ chức Những kỹ năng này sẽ hỗ trợ học sinh không chỉ trong cuộc sống học đường mà còn trong cuộc sống sau này
Trang 5Học sinh nữ dọn dẹp phòng ở
* Giáo dục kĩ năng giao tiếp, ứng xử.
Học sinh giao lưu với Nhà thơ
Trang 6Tham gia giới thiệu cuốn sách hay
Điều này sẽ giúp cho học sinh có kĩ năng tự tin trước đám đông Mặt khác khi để cho các em được phát biểu ý kiến thì kĩ năng làm chủ và tự đánh giá bản thân cũng được hình thành
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử giúp học sinh xây dựng và duy trì quan
hệ tốt với người khác Họ học cách lắng nghe và hiểu người khác, diễn đạt
ý kiến một cách rõ ràng và tôn trọng ý kiến của người khác Kỹ năng này giúp học sinh tạo ra một môi trường hòa đồng và sẵn lòng hợp tác với những người xung quanh
Giải pháp 2: Sử dụng hộp thư “Điều em muốn nói”.
Mục tiêu: Giúp học sinh bộc bạch những suy nghĩ, tâm sự, mong muốn mà các em đang gặp trong học tập, quan hệ gia đình, bạn bè và trong cuộc sống hàng ngày.Hộp thư đặt tại vị trí thuận tiện trong lớp học và vừa tầm cao để học sinh dễ bỏ thư
Cách thực hiện: Hàng tuần, giáo viên chủ nhiệm đọc thư của học
sinh và đưa ra thông tin phản hồi Đảm bảo nguyên tắc tôn trọng những bí mật, giáo viên nên vừa là bạn vừa là thầy khi xử lý tình huống
Kết quả: Khắc phục những trạng thái, suy nghĩ, hoàn cảnh, tâm lý chán nản, tổn thương để học tập có kết quả và điều chỉnh những lệch lạc trong nhận thức của học sinh Giúp học sinh cảm thấy được yêu thương Các em sẽ càng thêm yêu trường, lớp và có động lực để vươn lên trong học tập
Trang 7Hình ảnh hộp thư “Điều em muốn nói”
Giải pháp 3: Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình và đặc điểm tâm lý của học sinh
Mục tiêu: Gd các em trở thành người công dân tốt khỏe mạnh toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần Giáo viên có kế hoạch giáo dục phù hợp
và có biện pháp giúp đỡ các em
Cách thực hiện: Thông qua phiếu điều tra (hồ sơ lớp chủ nhiệm),
qua phụ huynh, bạn bè và giáo viên bộ môn; quan sát các hành vi, biểu hiện của các em trong và ngoài giờ học qua việc lắng nghe
Kết quả: HS nhận được tình yêu của giáo viên chủ nhiệm thì cũng
là lúc giáo viên chủ nhiệm nhận được lòng tin từ các em Các em có những thay đổi tích cực Đó là cách để tôi đến với trái tim của học trò
Hình ảnh chụp giấy giới thiệu bản thân của học sinh
Trang 8GV nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết từng học sinh, để có biện pháp giáo dục cho phù hợp
Hình ảnh giáo viên trò chuyện với học sinh
Giải pháp 4: Thư khen
Trang 9Mục tiêu: Là sự công nhận về những gì học sinh đã làm được và tạo Động lực cho việc tiếp tục những hành vi tương tự Động viên, khen ngợi đặc biệt quan trọng đối với học sinh cá biệt
Cách thực hiện: GV thiết kế theo mẫu thư khen và nội dung ghi rõ học sinh được khen ngợi, lí do khen.Hàng tuần, sau giờ sinh hoạt, giáo viên nắm bắt tình hình học tập và rèn luyện của HS Làm được việc tốt sẽ nhận được lời khen và yêu cầu học sinh mang thư khen về cho gia đình
Kết quả: Khi các em được khen thì những hành vi tích cực sẽ được tăng lên Thư khen của giáo viên chủ nhiệm được gửi về gia đình trở thành động lực giúp các em tự tin, tự giác, tích cực phấn đấu vươn lên Mối quan
hệ giữa gia đình và nhà trường càng trở nên gắn bó
Giải pháp 5: Sử dụng biện pháp kỉ luật tích cực
Mục tiêu HS thế nào là kỉ luật tích cực? là tuyệt đối không dùng bạo lực trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần của trẻ Được coi là giáo dục
kỉ luật tích cực
Hình thức xử phạt, giáo viên thống nhất từ trước (nội quy của lớp) phải công bằng và không làm tổn thương đến học sinh Một số hình thức
xử phạt như: Xin lỗi bạn mà mình đã xúc phạm Nhắc lại nôi quy và cam kết thực hiện nội quy, dọn sạch lớp nếu vứt rác bừa bãi
Tạo lập trường học thân thiện, lớp học an toàn, không bạo lực, ít xảy
ra hiện tượng vi phạm kỷ luật của học sinh
Ví dụ : Học sinh vứt rác ra lớp thì em đó bị phạt Dọn vệ sinh lớp trong vòng một tuần chứ không phải là em phải chép phạt bài Nếu em không làm bài tập thì phải ở lại lớp trong giờ ra chơi để hoàn thành bài tập
Trang 10Hình ảnh những em thường xuyên vi phạm nội qui lớp và Nhà
trường
III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Sau thời gian nghiên cứu, tôi đã áp dụng đề tài này vào quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp Khi thực hiện, tôi nhận thấy kết quả đạt được: Các em có ý thức và những hành vi đúng chuẩn mực tinh thần trách nhiệm, biết phân tích đúng sai để giải quyết một vấn đề, HS lớp tôi có ý thức hơn trong học tập có tinh thần đoàn kết yêu trường, yêu lớp và từng bước kết quả học tập được nâng cao
- Chi Đội được liên Đội và nhà trường tuyên dương khen thưởng (3
em đạt giải nhì cuộc thi Tuyên truyền giới thiệu Sách tại Thư viện tỉnh, 01
em đạt giải ba cuộc thi vẽ tranh do Thư Viện tỉnh tổ chức, 02 em đạt giải cuộc thi viết thư UPU cấp trường, 01 em đạt giải nhì cờ vua trong Hội khỏe Phù Đổng cấp trường tổ chức, giải nhì cuộc thi nấu ăn, giải ba trò chơi , giải nhì trang trí cổng trại, giải Ba toàn Đoàn trong hội trại 26/3)bịch bắt vịt, giải ba trò chơi liên hoàn
Trang 11Ba em học sinh lớp 6B đạt giải cuộc thi vẽ tranh do Thư viện Tỉnh tổ
chức
Trang 12Em Thạch Nữ Yến Vy, Châu Thiên Truật đạt giải nhì cuộc thi hát cuối tuần
Em Châu Thiên Truật thuyết trình món ăn trong hội trại 26/3
Trang 13Trại chi đội 6B
Kết quả HKI năm 2022 – 2023 lớp 6B
Lớp/Sĩ số.
(31)
Học lực 02 6,5% 11 35,5% 12 38,7% 06 19,4%
IV: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1 Kết luận.
Sáng kiến nhằm nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm, giáo dục
ý thức đạo đức cho học sinh có được kĩ năng sống cơ bản, cần thiết thông qua giờ sinh hoạt để các em vận dụng trong thực tế hàng ngày
2 Kiến nghị
- Tăng cường thực hiện các chuyên đề về công tác chủ nhiệm
- Giáo viên quan tâm và có các biện pháp, kế hoạch chủ nhiệm phù hợp với đối tượng học sinh của trường mình
Trang 14- Chấp hành tốt các nội quy trường học có ý thức rèn luyện về mọi mặt
- Sống có mục đích và lý tưởng cao đẹp
Trên đây là những suy nghĩ rất riêng của cá nhân tôi về một số giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm trong nhà trường Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến các các đồng nghiệp để đề tài của tôi hoàn thiện hơn Tôi xin cam đoan về sự trung thực của sáng kiến
Tôi xin trân trọng cảm ơn!