(Khóa luận tốt nghiệp) Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Nguồn Kiều Hối Ở Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Nguồn Kiều Hối Ở Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Nguồn Kiều Hối Ở Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Nguồn Kiều Hối Ở Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Nguồn Kiều Hối Ở Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Nguồn Kiều Hối Ở Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Nguồn Kiều Hối Ở Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Nguồn Kiều Hối Ở Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Nguồn Kiều Hối Ở Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Nguồn Kiều Hối Ở Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Nguồn Kiều Hối Ở Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Nguồn Kiều Hối Ở Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Nguồn Kiều Hối Ở Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Nguồn Kiều Hối Ở Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Nguồn Kiều Hối Ở Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Nguồn Kiều Hối Ở Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Nguồn Kiều Hối Ở Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Nguồn Kiều Hối Ở Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Nguồn Kiều Hối Ở Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Nguồn Kiều Hối Ở Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Nguồn Kiều Hối Ở Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Nguồn Kiều Hối Ở Việt Nam(Khóa luận tốt nghiệp) Giải Pháp Tăng Cường Thu Hút Nguồn Kiều Hối Ở Việt Nam
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG DAI HOC NGAN HANG TP HO CHi MINH
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
DE TAI:
GIAI PHAP TANG CUONG THU HUT NGUON
KIEU HOI O VIET NAM
SV THUC HIEN: NGUYEN THT NGQC PHUQNG NGUOI HUONG DAN: CN PHAM THI TUYET TRINH
Lop : ĐH22C1
TP HO CHi MINE NAM 2010
Trang 2Lời Cam Đoan xkiự Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ
Cô hướng dẫn là GV Phạm Thị Tuyết Trinh Các nội dung nghiên cứu và kết quá
trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghỉ trong phần tài liệu tham khảo Ngoài ra, trong luận văn còn sử đụng một số nhận xét, đánh giá cũng
như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác, và đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu, kiểm chứng Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian
lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận
văn của mình
TP.HCM,ngày tháng năm 2010
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Phượng
Trang 3MUC LUC
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VẺ THU HUT NGUON LUC KIEU HOL 1.1 Cơ sở lý luận về sự di cư
1.1.1 Khái niệm về sự di cu
1.1.2 Các nhân tổ ảnh hướng đến sự di cư
1.1.3 Phân loại người dĩ cư
1.1.4 Vai trò của người di cư đối với các nước đang phái triển
1.2 Cơ sở lý luận về kiều hối
1.2.1 Những hiểu biết chưng về kiêu hồi
1.2.2 Những khác biệt của kiêu hoi so với các nguôn vốn khác
1.2.3 Tác động của kiều hối đến nền kinh tế
1.2.4 Các nhân tô thu hút, kiều hồi ở các nước đang phát triển
1.3 Bài học kinh nghiệm về thu hút kiều hối ở các nước
8u 2n
1.3.2 Trung Quốc
1.3.3 Kinh nghiệm thu hút ở một số nước khác
1.3.4 Bài học thu hút kiều hồi rút ra cho Việt Nam
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT KIỂU HÓI Ở VIỆT NAM
2.1 Xuất khẩu lao động và tình hình người Việt Nam ở nước ngoài
2.1.1 Xuất khẩu lao động ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay
2.1.2 Tình hình người Việt Nam ở nước ngoài từ năm 2000 dén nay
2.2 Cơ sở pháp lý về kiều hối ở Việt Nam
2.2.1 Trước năm 2000
2.2.2 Từ năm 2000 đến nay
2.3 Tinh hình thu hút kiều hối ở
3.3.1 Đánh giá thực trạng thu hút liêu hết từ năm 2000 đến năm 2009
2.3.2 Triển n vong thu hit kiéu hồi năm 2010 ki ree
2.4 Vai trò của kiều hối đối voi nền kinh tế Việt Nam
2.4.1 Tác động của kiều hối đến nên kinh tổ Việt Nam
2.42 Những tác động khác của kiều hối đến Việt Nam
2.5 Những vấn đề trong hoạt động thu hút kiều hối ở Việt Nam
2.5.1 Những thuận lợi trong hoạt động thu hút kiều hồi ở Việt Nam
2.5.2 Những khó khăn trong hoại động thu hút kiều hồi ở Việt Nam
CHƯƠNG 3: GIẢI PHAP THU HUT NGUON KIEU HOI 6 VIỆT NAM „62
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp thu hút kiều hi
3.2 Những giải pháp tăng cường thu hút nguồn kiều hối ở Việt Nam 3.2.1 Những giải pháp thu hút kiều hồi từ lực lượng di xuất khẩu lao ave) 65 3.2.2 Nhiing giai ¡ pháp thu hút kiều hối từ Việt kiều
Trang 4
DANH MUC PHY LUC
Phụ lục 1: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 78/2002/QĐ - TTg ngày 17 tháng 6 năm 2002 về việc sửa đổi, bổ sung quyết định số 170/1999/QÐ - TTg ngày 19 thang 8 năm 1999 về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài
chuyển tiền về nước
Phụ lục 2: Luật số 34/2009/QH12 ngày 18/06/2009 của Quốc hội ban hành về sửa đổi, bỗ sung điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 của Luật Đất đai
Phụ lục 3: Các bảng số liệu về kiều hối, tốc độ tăng trưởng kiều hối, FDI thực
hiện, ODA giải ngân, GDP bình quân đầu người, tỷ lệ đô la hóa trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009.
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG BIÊU
+ Biểu đề:
Biểu đồ 1.1: Tương quan giữa GDP trên đầu người và kiều hối ở khu vực châu A —
Thái Bình Dương -ocs cv si erirererrrrrrrirrrierrririiererrrirerĐ
Biểu đồ 1.2: Các luồng ngoại tệ vào và độ lệch chuẩn
Biểu đồ 1.3: Kiều hối và những nguồn vốn khác ở các nước đang phát triển
Biểu đề 2.1: Kiều hối chuyển về nước giai đoạn 2000 — 2009
Biểu đỗ 2.2: Tốc độ tăng trưởng kiều hối giai đoạn 2000 — 2009 33 Biểu dé 2.3: Kiều hối, ODA, FDI giai đoạn 2000 -2009
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng kiểu hối so với GDP ,các nguồn thu ngoại tệ năm 2009 36 Biểu để 2.5: Diễn biến tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000 — 2009
® Bảng số liệu:
Bảng 1.1: Nhân tế tác động đến hiện tượng di cư
Bảng 2.1: Số công nhân xuất khẩu lao động, loại công việc và thu nhập tính đến tháng 3/2006 HH HH H122 HH HH0 010 H111 11t 24 Bảng 2.2: Kiều hối và cán cân vãng lai của Việt Nam „ 39 Bảng 2.3: Phí thu người hưởng trường hợp chuyển tiền đến từ nước ngoài tại một
số ngân hàng thương mại Việt Nam eoccerrrieeireriiirriiiirrrri 53
* Ban dé:
Bản đỗ 1.1: Mật độ di cư trên thế giới - cv ren 3
Trang 6DANH MUC TU VA THUAT NGU VIET TAT
FDI ; Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
ODA :Vến hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)
VN : Việt Nam
WB : Ngân hàng thế giới (World Bank)
WTO : Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
Trang 7LOIMO DAU
Sau khi Việt Nam dành độc lập vào năm 1975, nước ta bất đầu công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế đất nước, tiến tới dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng đân chủ văn minh Do Việt Nam đã trải qua thời gian dài trong chiến tranh nên kinh tế nước ta cách biệt rất xa so với kinh tế thế giới Chính vì vậy để rút ngắn khoảng cách này, Đảng và Nhà nước đã chủ trương phát triển kinh tế theo phương
châm: “Đi tắt đón đầu” Muốn thực hiện được điều này Việt Nam cần phải có một nguồn vến lớn để đầu tư vào các ngành trọng điểm tạo thêm việc làm từ đó phát
triển kinh tế một cách toàn điện nhất
Do điều kiện lịch sử, sau khi thống nhất đất nước, một số lượng lớn người Việt di
cư sang Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp Những năm gần đây còn có một lực lượng người Việt ra nước ngoài theo diện xuất khẩu lao động Chính hai dòng người này những năm qua đã chuyển về Việt Nam một nguồn ngoại tệ khá lớn góp phần xây
dựng quê hương, nguôn tiền này ta còn được biết với tên gọi là kiều hồi Nhận ra
được vai trò tích cực của kiều hối, nước ta đã có những chính sách thông thoáng hơn nhằm thu hút nguồn ngoại tệ này
Trong những năm qua, tuy kiều hối mang về cho nước ta một lượng ngoại tệ đáng
kể hàng năm nhưng chưa có tác dụng rõ rệt lên nền kinh tế trong nước, các biện pháp thu hút nguồn tài lực này của Nhà nước cũng chưa thực sự phát huy hết hiệu quả bên cạnh đó còn tồn tại những nhận định sai lệch về người Việt Nam ở nước ngoài Chính vì những lý do trên đã thôi thúc tôi quyết định chọn đề tài khóa luận là:“GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT NGUỎN KIỂU HÓI Ở
VIET NAM”
Trang 8Đối tượng nghiên cứu của đề tài là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và
người đi xuất khẩu lao động Đóng góp của họ được thể hiện trong phần kiều hồi gửi về nước thông qua kênh chính thức từ năm 2000 đến năm 2009 Giai đoạn này
có một lượng lớn kiều hối chuyển về nước và đã có tác động đáng kể đến nền kinh
tế Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
- _ Tình hình đóng góp kiều hối của Việt kiều và người đi xuất khẩu lao động -_ Đánh giá thực trạng thu hút kiều hối từ Việt kiều và người đi xuất khẩu lao
động giai đoạn 2000 — 2009 và triển vọng thu hút kiều hối năm 2010
- Tac động của nguồn kiều hối đến nền kinh tế Việt Nam
- Tim hiéu những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động thu hút kiều hối Từ
đó, đề xuất những giải pháp tăng cường thu hút nguồn kiều hối ở Việt Nam Phương pháp nghiên cứu:
- _ Thu thập số liệu thử cấp từ sách, báo, tạp chí, kỷ yếu, internet trên cơ sở đối chiếu, so sánh
- _ Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu
- _ Trình bày nhận xét theo lối diễn dịch, quy nạp
Trang 9$$
CHUONG 1, CO SO LY LUAN VE THU HUT NGUON LUC KIEU HOI
1.1 Cơ sở lý luận về sự đi eư
1.1.1 Khải niệm về sự di cư
Sự đi cư là sự thay đổi chỗ ở của các cá thể hay các nhóm người để tìm nơi
tốt hơn, phù hợp hơn nơi ở cũ để định cư (nguồn Wikipedia) Con người quyết
định đi cư là đo hoàn cảnh hoặc điều kiện kinh tế - xã hội ở quê nhà nhưng dù mục
dich gi thì những người đi cư đều mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, yên bình hơn và một công việc én định cải thiện thu nhập của bản thân, gia đình
Hiện tượng di dân được đề cập trong tiếng Việt thông qua một từ Hán Việt :
“Kiều” nghĩa là ở nhờ làng khác hay nước khác Ngoài ra còn có một số từ ngữ khác liên quan đến sự di trú:
-_ Kiều bào: người trong nước dùng từ này để gọi đồng bào của mình trú ngụ
ở nước ngoài
- Kiều cư: động từ chỉ việc đi định cư ở một vùng khác, nước khác
- Kiéu dan: dân của nước này cư trú ở nước khác
-_ Kiều hối: số tiền do kiều dân hoặc người đi xuất khẩu lao động gửi về quê hương của họ
- _ Kiều quyến: thân nhân của kiều dân sinh sống ở quê nhà,
Trung Á là lao động di trú Lao động di trú thường được hiểu là bị thúc đấy bởi sự
khác nhau trong tiền lương, thu nhập mong đợi giữa các thị trường.”
Trang 10“——Ềễ Bảng 1.1 Nhân tố tác động đến hiện tượng di cư
Thiếu giáo dục và y tế Phát triển cá nhân, nghề nghiệp
I Bạo lực, mâu thuẫn
Về chính An toàn và bảo đảm
Quản lý của nhà nước kém
trị Tự do chính trị
Tham nhũng
Về xã hội | Lạm dụng nhân quyên Tỉnh thân dân tộc hướng về cội nguồn
va văn | Phân biệt giới tính, chủng | Không phân biệt đối xử, xã hội bình
hoá tộc, tôn giáo đăng
Nguồn: Ali Mansoor và Bryce Quillin (2006)
Nghèo đói là nguyên nhân lớn của hiện tượng di cư từ vùng núi về đồng bằng, từ nông thôn về thành thị, từ các nước nghèo đến các nước phát triển Hầu hết người di cư rời quê hương do mong muốn thôi thúc là tìm kiếm một tương lai
tốt đẹp hơn ở xứ người Nước Anh là một miền đất hứa cho rất nhiều người di cư
Theo con số thống kê, hiện có 44.000 cán bộ ngành y đã đến định cư ở Anh trong
năm 2003 (nguồn Global Issues) Với nhiều người, nước Anh là miền đất hứa bởi
họ có thể có được sự thành đạt và tự tin Các nước phát triển ở châu Âu và Mỹ
luôn được coi là nơi đến lý tưởng của những người nhập cư, nơi đây hàng năm thu hút hàng trăm triệu người tìm mọi cách lọt được vào những đất nước đó Chỉ tính riêng năm 2000, các nước giảu ở châu Âu đã phải đón tới 40% tổng số người di
cư trên toàn cầu Quả là “đất lành chìm đậu”, khi cuộc sống ở những nước này cao
hơn nhiêu lần so với nhiều nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi
Mô hình kinh tế đơn giản nhất của việc di cư cũng nhấn mạnh rằng dong chảy dí cư là kết qua của sự chênh lệch về tiền lương thực sự giữa các thị trường lao động hay giữa các quốc gia và là kết quả của sự không đồng nhất về mức độ khan hiếm của thị trường lao động Todaro (1968) và Haris (1970) đã xây dựng lại
2
Trang 11“——ễễễễễễễễ
mô hình kinh tế đơn giản này thành lời giải thích được ứng dụng rộng rãi hơn, họ cho rằng những người đi cư bị thôi thúc bởi sự chênh lệch về tiền lương mong đợi hơn là sự chênh lệch tiền lương thực sự Tuy mô hình của họ được thiết kế để hiểu
sự di dân nội địa của những nước kém phát triển nhưng cách tiếp cận là sự chênh lệch trong tiền lương được mong đợi, mô hình này đã được khái quát hoá lên
thành lời giải thích chính thức cho sự di cư quốc tế bởi vì nó phản ánh sự không
chắc chắn rằng người di cư có thể kiếm được một công việc phù hợp hay không,
mức lương của kiều dân có cao hơn so với trong nước hay không
Ban đồ 1.1 : Mật độ di cư thể giới
nạn nhân bị bắt buộc phải rời bỏ quê cha đất tễ trong nỗi sợ hãi khủng bố, chiến
tranh hay bạo động chính trị - xã hội (ta còn gọi đây là những yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống) Cuối năm 2002, có tới 10.4 triệu người trên thế giới đang nhận thân phận của người tị nạn, đây là con số do Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về người tị nạn công bế So với năm 2001 số người tị nạn trên toàn cầu giảm 1.5 triệu người Nguyên nhân chủ yếu của tình hình này là phần lớn người tị nạn đã hồi
Trang 12eee hương sau các cuộc chiến tranh, chủ yếu là người tị nạn Afganistan (nguồn Global Issuses) Từ những số liệu trên, ta nhận ra vai trò quan trọng của chất lượng cuộc sống ở quê nhà, nó có thê thúc đẩy hoặc kìm hãm sự di dan cia một nước Mặc dù việc đi cư là vì một công việc tốt và một mức lương cao hơn nhưng chỉ có sự khác biệt về công việc và tiền lương thì chưa giải thích được nhiều cho hiện tượng di dân bằng việc kết hợp thêm những yếu tổ liên quan đến chất lượng cuộc sống Những cá nhân và gia đình ngại rủi ro sẽ chấp nhận một cuộc sống an nhàn, thanh bình ở quê nhà với mức lương én định hơn là mạo hiểm ra nước ngoài nhưng chưa chắc có thể kiếm được một công việc như mong muốn
Nghiên cứu các nhân tố đây và nhân tố hút đối với việc di dân sẽ là cơ sở
để đề xuất các phương pháp thu hút kiều hối ở Việt Nam Giảm các nhân tố đẩy
như tiễn tới xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định tình hình
chính trị - xã hội trong nước kết hợp với việc tăng các nhân tố hút sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thu hút kiều dân và người xuất khẩu lao động đóng góp tài lực cho đất
lượng về giáo dục, y tế và mức thu nhập cao hơn
~ Người đi xuất khẩu lao động hay còn gọi là những người lao động di cư
tạm thời Sau thời gian lao động ở nước ngoài thì họ sẽ trở về nước Mục
đích của họ là cải thiện thu nhập của cá nhân, trợ giúp gia đình ở quê nhà
và nâng cao tay nghề bản thân đối với những người xuất khẩu lao động có
kỹ năng
- Người tị nạn là những người di cư bất đắc dĩ Vì lý do thiên tai, dịch bệnh,
chiến tranh hoặc tình hình chính trị trong nước bất ôn Sau khi những khó
Trang 13khăn này qua đi họ sẽ quay trở về quê hương Thông thường những người tị nạn này di cư sang các nước láng giềng vì mục đích chính của họ là tìm một nơi an toàn để nương náu
Trong khoá luận này tác giả chỉ đề cập đến đối tượng nghiên cứu là kiều dân và người đi xuất khẩu lao động vì những người di cư này có mối quan hệ chặt chẽ với người thân ở quê nhà, thường xuyên gửi hàng hoá ,của cải về quê hương
& Theo tính chất pháp luật:
- Người di cư hợp pháp: là những người di cư theo con đường chính thức được sự cho phép nhập cư từ nước tiếp nhận, có giấy tờ hợp lệ Ví đụ như
đỉ cư theo diện bão lãnh, xuất khâu lao động theo chính sách hoặc đi du
học Những người di cư theo con đường này có lợi thế hơn vì họ được bảo
vệ từ chính quyền sở tại
- Người di cư bắt hợp pháp: là những người di cư theo con đường ngầm chủ
yếu là đường biển dẫn đến hiện tượng phổ biến là thuyền nhân, họ không
có giấy phép nhập cư từ nước tiếp nhận Những người đi cư theo dạng này
đa số đến từ các nước nghèo ở châu Á hoặc châu Phi, họ bất chấp khó khăn, nguy hiểm, rơi vào tay bọn buôn người thậm chí đánh đổi cả tính mạng để đến các quốc gia giàu có hơn nhằm cải thiện cuộc sống bản thân và gia đình Ngày nay, hơn 140 quốc gia đã ký hiệp định quốc tế theo đó họ cùng chia sẻ trách nhiệm bảo vệ cho những người di cư (nguồn Global Isues, 5/2004) Nhiều nước giàu cũng liên tục có những chính sách sàng lọc người
đi cư, mở cửa cho những người tài, khép chặt cửa đối với những lao động phổ thông Tuy nhiên, những dòng người di cư vẫn không có dấu hiệu dừng lại Nó như mạch nước ngầm càng khơi càng chảy mạnh Những thách thức
đó đặt ra lớn đến mức các chuyên gia phải nghĩ đến biện pháp mở cửa biên giới cho các luồng di dân Tuy nhiên lam thé nao dé quản lý được dòng
chảy này thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và rất cần sự nỗ lực mang tính
Trang 14=————————ễễễễễỄỄễễễ
triển ngang nhau và thế giới không còn nạn khủng bố, không còn chiến tranh nữa thì dòng chảy của những người di cư mới giảm đi so với hiện
nay
1.1.4 Vai trò của người di cư đối với các nước đang phát triển
Các nước đang phát triển là những nước có điều kiện kinh tế, giáo dục, cơ
sở vật chất và công nghệ yếu kém hơn các nước phát triển Chính vì vậy, chất lượng của nguồn nhân lực là yếu tổ rất quan trong để phát triển kinh tế - xã hội của các nước này Lực lượng đi cư thường đến sinh sống, học tập và lao động ở những nước có nền khoa học kỹ thuật hiện đại đo đó họ sẽ là nguồn lao động đóng vai trò tích cực trong phát triển kinh tế khi trở về quê hương Án Độ là một ví dụ điển hình về điều này Các nhà công nghiệp gốc Án tại Mỹ liên hệ chặt chẽ với chính quyền trong nước để hợp tác trong các lĩnh vực y tế, giáo đục đào tạo và nghiên cứu khoa học Mạng lưới các đoanh nhân Ấn kiều có tên là Indus Entrepreneurs lo việc hướng dẫn các doanh nhân trẻ đầu tư về nước và đóng góp hon 200 ty USD cho các công ty mới khởi nghiệp
Ngoài việc đóng góp về nguồn nhân lực có tay nghề cao, những người đi cư
còn đóng góp nguồn tài lực đổi dào Trong vài năm qua, các chuyên gia về người
đi cư đã có được cái nhìn rõ ràng hơn về việc khoảng 200 triệu người lao động ở
nước ngoài ảnh hưởng tới cuộc sống của người thân ở quê nhà như thế nào Thật
ra tác động là khá lớn và rất tốt Người đi cư giúp người thân ở quê nhà bằng việc
gửi rất nhiều tiền mặt về Số tiền mà rất đông những người giúp việc, rửa bát, đóng đồ hộp và thợ hàn tha hương gửi về các nước đang phát triển còn nhiều hơn
những nỗ lực trợ giúp của phương Tây Số ngoại tệ hàng năm gửi về các nước
đang phát triển được ước tính từ 250 tỷ USD đến 401 tỷ USD (nguồn WB)
Tuy có vai trò quan trọng nhưng những người di cư là lực lượng dé gặp rủi
ro nhất vì:
Trang 15NEE nn
- Xuất khẩu lao động sang các nước phát triển nhất là những nước công nghiệp mới thông thường họ làm việc trong những môi trường khó khăn, quyền lợi
của người lao động dễ bị xâm phạm nếu việc xuất khẩu lao động không được tổ
chức chu đáo, không có sự cam kết của xí nghiệp dùng lao động Ví dụ như ở Nhật
lao động bán xứ thường tránh né những công việc thuộc loại 3K, phải nhập khẩu lao động nước ngoài vì không thuê mướn được nhân công bản xứ, đó là: nguy hiểm (kiken), môi trường làm việc không sạch sẽ (kitanai) và điều kiện lao động khắc nghiệt (kitsui) như nóng bức, ngột ngạc
- Đối với những người lao động giản đơn thì việc chênh lệch về trình độ học vấn, văn hoá, sự bất đồng về ngôn ngữ khiến họ cảng khó thích nghỉ với điều kiện văn hoá, xã hội mới Từ đó dễ dẫn đến những trường hợp phạm pháp, gây ấn tượng xấu cho nước xuất khẩu lao động
- Bên cạnh đó lao động di cư thường chịu nhiều rúi ro mất việc làm hơn những nhân công bản địa vì họ thường làm trong những ngành công nghiệp liên quan đến khủng hoảng kinh tế nhất là ngành xây dựng Từ khi xảy ra khủng hoảng kinh tế năm 2008, những người di cư ít gửi tiền về cho gia đình ở quê nhà hơn Theo WB, ở Thỗ Nhĩ Kỳ kiều hối đã giảm tới 43% từ năm 2008 Mức sụt giảm kiều hối 37% ở Moldova sẽ khiến nước này khó khăn bởi kiều hối chiếm 1/3 thu nhập quốc gia
Tóm lại, người đi cư có vai trò quan trọng đối với các nước đang phát triển, chính vì vậy khi có những chính sách báo vệ họ tức là chúng ta đang bảo vệ nguồn
lợi lớn của đất nước Theo “Báo cáo phát triển con người” mới nhất của Liên Hiệp
Quốc, công bố tháng 10/2009 đã cho thấy thay vì gọi người di cư là một vấn đề cần giải quyết thì đối tượng này đang tạo ra dòng lao động tự do hơn Theo các tác
giá của báo cáo trên, khi ra nước ngoài hầu hết người nhập cu đều tìm đến một
nước giàu hơn, tốt cho sức khoẻ hơn và có cuộc sống được giáo dục cao hơn so với quê nhà: hơn 3⁄4 người đi cư đến nước có chỉ số phát triển con người cao, vì
Trang 16————————
vay sự trở về của người di cư đồng nghĩa hoặc có thể thúc đẩy những thay đổi về
chính trị và kinh tế
1.2 Cơ sử lý luận về kiều hối
1.2.1 Những hiểu biết chung về kiều hỗi
1.2.1.1 Khải niệm
- Theo định nghĩa của lãnh sự Việt Nam đặt tại Hoa Kỳ thì: “Kiều hối
là một nguồn lực quý giá theo nhiều nghĩa, là một kênh mang lại ngoại tệ mạnh cho đất nước mà không có một kênh nào sánh nôi về hiệu quả.”
- Nhưng theo tác giả cần bổ sung thêm vào định nghĩa trên như sau:
“Kiều hếi là luồng tiền chuyển giao một chiều, được những người lao động di
cư hoặc những người định cư ở nước ngoài gửi về cho thân nhân ở quê nhà Ngân hàng thế giới đã phân loại kiều hối gồm ba loại: (1) tiền gửi của những người lao động làm việc ở nước ngoài trên 1 năm, (2) tiền gửi từ những lao động làm việc không thường xuyên ở nước ngoài dưới Ï năm, (3) tiền gửi từ những người định cư ở nước ngoài.”
1.2.1.2 Các kênh chuyển kiều hối
Mỗi nước có quy định khác nhau về kênh chuyển kiều hối nhưng nhìn
chung thì gồm có hai kênh chuyển kiều hối là kênh chính thức và phi chính
thức
- Kênh chính thức là kênh chuyển tiền được pháp luật thừa nhận nhự các tổ chức tín dụng, các công ty chuyển tiền được Ngân hàng Nhà Nước cấp phép làm dịch vụ nhận và chỉ trả ngoại tệ hoặc tổ chức kinh tế làm đại lý cho các công ty chuyển tiền được phép, cá nhân mang ngoại tệ có khai báo với hải quan Hiện nay, tất cá các nghiên cứu về kiều hối đều lấy số liệu từ kênh
chuyền tiền chính thức
Trang 17—— ee
- Kênh chuyển tiền phí chính thức là hình thức thông qua thị trường chợ đen, qua đường dây ngầm của dịch vụ chuyển tiền tư nhân không qua hệ thống các ngân hàng và các công ty kiều hối được cấp giấy phép nhận và chỉ
trả ngoại tệ Kênh chuyển tiền này hoạt động chủ yếu dựa trên cơ sở quen biết
và tin tưởng lẫn nhau giữa cộng đồng kiểu bào ở nước ngoài nhờ thủ tục đơn giản, tiện ích và mức phí thấp Hiện nay chúng ta không có số liệu cụ thé về
lượng kiều hối chuyển qua kênh phi chính thức này, tuy nhiên những nhà
nghiên cứu cho rằng quy mô kiều hỗi chuyển qua kênh này xấp xỉ lượng kiều
hồi chuyển qua kênh chính thức
1.2.1.3 Đặc điểm của kiều hồi
Kiều hối ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương gồm có hai đặc điểm chính
cần chú ý Thứ nhất, mối quan hệ nghịch biến giữa GDP trên đầu người và luồng
kiều hối Điều này có nghĩa là xu hướng kiều hối tỷ lệ nghịch với thu nhập quốc
gia Các nước có thu nhập bình quân trên đầu người càng thấp thì lượng kiều hối nhận được càng cao
Biểu đề 1.1 Tương quan giữa GDP trên đầu người và kiều hối ở khu vực châu Á — Thái Bình Dương
Log của kiều hối (ty USD)
Nguồn: Iuthathip Jongwanich, 2007
Trang 18aS Thứ hai, theo tính toán của Juthathip Jongwanich thi kiều hối chảy vào khu vực
này là nguồn tài trợ nước ngoài khá ổn định khi so sánh với nguồn thu từ xuất
khâu và các dòng vốn nước ngoài không phải đầu tư trực tiếp Trong những năm
1990, độ lệch chuẩn của tỷ lệ đóng góp của kiều hối trong GDP rong khoảng
0.88, trong khi đối với xuất khẩu và nguồn vốn tư nhân khác FDI có sự thay đối
nhiều hơn thể hiện ở độ lệch chuẩn lần lượt là 13 và 7
Biểu đồ 1.2: Các luồng ngoại tệ vào và độ lệch chuẩn
Kiều hối Viện trợ chính FDI Vốn tư nhân Xuất khẩu
Nguồn : Juthathip Jongwanich, 2007
1.2.2 Những khác biệt của kiều hối so với các nguần vấn khác
Để ãng trưởng kinh tế cao thì vốn đầu tư là yếu tế vật chất có tính quyết định Trong các nguồn lực thì kiều hối là kênh ngoại tệ mạnh cho đất nước mà không có một kênh thu hút nào có thể sánh nổi
- Xuất khâu thì phải mất chỉ phí để sản xuất hàng hoá, tốn chỉ phí để vận
chuyển mang ra nước ngoài lại còn chịu thuế nhập khẩu, chịu hạn ngạch, chịu bị
kiện bán phá giá của nước ngoài Ngoài ra còn có chỉ phí tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi Đó chưa kế còn phải tốn một lượng ngoại tệ không nhỏ thậm chí còn
nhiều hon để nhập nguyên nhiên vật liệu dùng trong sản xuất và tiêu dùng
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thì vốn là của nhà tư bản nước ngoài, vốn họ thu hồi, lãi họ hướng, ta có lợi nhờ tiếp thu được khoa học — công nghệ kỹ
thuật hiện đại tiên tiến, nâng cao trình độ tay nghề cũng như khả năng quản lý, tạo
a
10
Trang 19—— SRR
thêm nhiều việc làm giải quyết được nạn thất nghiệp, thu được một khoảng thuế Tuy nhiên, nếu họ không xuất khẩu được thì sẽ cạnh tranh với hàng hoá cùng loại sản xuất trong nước, bên cạnh đó còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, tài nguyén
- Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng rất quý, vừa được
vay trong thời gian dài vừa có lãi suất thấp lại có thời gian ân hạn đến 10 năm và
có một phần khoảng 10% là viện trợ không hoàn lại, nhưng việc giải ngân thì không đơn giản Ngoài ra, nếu sử dụng nguồn vốn vay không hiệu quả, không thu được lợi ích từ nguồn vốn này, vay mới chỉ để trả nợ cũ và còn gây ra gánh nặng
ng nan cho thế hệ sau
Biểu đồ 1.3: Kiều hối và những nguồn vốn khác ở các nước đang phát triển
Nguồn: Tác giả vẽ từ số liệu của World Bank
Khác với những nguồn vốn trên, kiều hối có những ưu điểm vượt trội, là nguồn cung cấp ngoại tệ lớn, tăng nhanh liên tục và ổn định Từ năm 2000 kiêu hối chảy về các nước đang phát triển là 84 tỷ USD thì đến năm 2008 dòng kiều hối
đã tăng lên 338 tỷ USD đạt tốc độ tăng trưởng 34.5% so với năm 2007 Lượng kiều hối này mới chỉ là lượng kiều hối chuyển qua kênh chính thức, còn kênh phi
ll
Trang 20
chính thức thì chưa có một thống kê rõ ràng nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng số kiều hối chuyển qua kênh này cũng tương đương số tiền chuyển qua kênh chính
thức thậm chí còn nhiều hơn
Một điểm đáng lưu ý sau một thời gian dài tăng nhanh va ỗn định thì năm
2009 lượng kiều hối chuyển về các nước đang phát triển chỉ còn 317 tỷ USD giảm 6.2% so với năm 2008 nguyên nhân chính là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Tuy nhiên tốc độ giảm này của kiều hối vẫn thấp hơn tốc độ giảm 10% của FDI và lượng kiều hối năm 2009 vẫn cao hơn nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức 3 lần Từ những số liệu trên ta nhận thấy mức độ ỗn định của kiều hồi
và nổ lực của lực lượng lao động di cư, họ đã tìm mọi cách như cất giảm chỉ tiêu
hoặc tìm một công việc mới để có thể ở lại các nước phát triển vì người lao động
đi cư biết rằng nếu trở lại quê nhà họ sẽ không thé tìm được công việc như ở các nước phát triển và một khi trở về lao động di cư sẽ khó quay trở lại những nước này để lao động như trước đây Tóm lại, kiều hếi là nguồn ngoại tệ quan trọng đối với các nước đang phát triển, theo sát FDI và lớn hơn nguồn vốn ODA
1.2.3 Tác động của kiểu hồi đến nền kinh tế,
Khi đề cập đến tác động của kiều hối đối với nền kinh tế luôn có những ý
kiến trái ngược nhau Điểm chính yếu ở đây là người tiếp nhận kiều hối sử dụng
khoản tiền nhận được cho tiêu dùng trực tiếp hay cho đầu tư sản xuất trong tương lai Bên cạnh những ý kiến bi quan có nhiều lý do để tin rằng di cư lao động quốc
tế và kiều hối có tác dụng tháo gỡ những khó khăn về nguồn lực ở các nước nhận kiều hối, như các hạn chế tín dụng, tài chính, về tư bản con người và tỉnh thần
doanh nghiệp (entrepreneurship) Ngoài ra kiều hối có thể góp phan làm giảm bắt bình đẳng trong thu nhập và thông qua đó đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế Thông qua nhiều nghiên cứu và những quan điểm khác nhau, tác giả tạm thời chia ra ba nhóm quan điểm về tác động của kiều hối đến nền kinh tế
1.2.3.1 Nhóm thứ nhất bao gồm những nhà nghiên cứu lạc quan về vai trò của
kiêu hồi:
Trang 21+ Adams & Page (2003) phát hiện ra rằng quy mô di cư quốc tế (được đo bằng tỷ trọng dân số sống ở nước ngoài) và quy mô kiều hỗi gửi về (được
đo bằng tỷ lệ của lượng kiều hối trên GDP) đều có tác động đáng kể đến việc xoá đói giảm nghèo ở các nước đang phat trién Cy thé Adams & Page
đã nghiên cứu 74 nước đang phát triển có thu nhập thấp và trung bình, kết quả cho thấy cứ 10% tăng lên của tỷ lệ người di cư so với dân số trong nước đã giúp làm giảm 1.6% tỷ lệ nghèo đói ở những nước này và khi quy
mô kiều hối tăng lên 10% đã làm tỷ lệ đói nghèo giảm 1.2%
* Dilip Ratha thừa nhận kiều hối là nguồn tài chính tăng trưởng nhanh, quy
mô lớn và ỗn định (ít phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế) Nhờ những đặc điểm
đó, ông đặc nhiều kỳ vọng vào kiều hối với tư cách một nguồn tài chính hữu hiệu cho phát triển Ngân hàng thế giới (2006) cũng công khai ủng hộ quan điểm này Giuliano và Ruiz — Arranz (2005) lập luận rằng kiều hối có thể thúc đây tăng trưởng kinh tế nhờ đóng vai trò như một nguồn thay thế cho nguồn tín dụng trên thị trường nội dia
-_ Kiều hối có vai trò tích cực đối với đầu tư của hộ gia đình vì không
phải ai cũng có thể đáp ứng các điều kiện cho vay khắt khe của ngân hàng Chính vi vậy kiều hối trở thành nguồn cung cấp tín đụng cho các hộ gia đình nên các hoạt động kinh doanh và đầu tư cá nhân từ đó cũng tăng lên Về lâu dài những hoạt động này sẽ giúp tạo thêm việc
làm và mở rộng các hoạt động dịch vụ của vùng Như trường hợp của
đảo Cook, người dân ở đây sử dụng kiều hối nhận được để xây dựng
những ngôi nhà rồi cho thuê lại, việc làm đó trở thành hoạt động đầu
tư góp phần cải thiện cuộc sống của người đân và kinh tế của vùng
Còn ở Samoa những người này dùng kiều hối vào việc mua hạt giống, phân bón và công cụ để sản xuất lương thực đem bán giúp
nâng cao thu nhập của các hộ gia đình ở đây (Muliaina 2001)
13
Trang 22-_ Nếu không được dùng để đầu tư thì kiều hối có thể được dùng dé tai trợ cho giáo dục và y tế, đây là những nhân tố để tăng trưởng kinh tế
về lâu đài Yang (2004) chỉ ra rằng kiều hối dẫn đến tăng trẻ em đi học, giảm lao động trẻ em, tăng chỉ tiêu cho giáo dục và tạo điều kiện cho đầu tư tăng trưởng kinh tế
+ Léon — Ledesma va Piracha (2004) phát triển một mô hình để nghiên cứu hiệu ứng tích cực của kiều hối trên thị trường lao động, kết quả kiều hối có tác dụng tạo thêm công ăn việc làm ở các nước đang phát triển
Ngoài những tác động tích cực của kiều hối giúp tăng trưởng và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người đân ở các nước đang phát triển nhưng vẫn có những ý kiến, nhận xét cho rằng kiều hối còn có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế 1.2.3.2 Nhóm thứ hai tấn công các quan điểm lạc quan nêu trên từ mọi phía
® Luecas (2004) cho rằng khía cạnh tiêu cực của kiều hối nằm ở khá năng làm suy giảm cung hoặc nỗ lực lao động bắt nguồn từ việc nhận được tiền chuyển về, cùng với hiệu ứng gần giống với “căn bệnh Hà Lan - Dutch Disease” do tỷ giá bị giữ ở mức cao nên giá hàng hoá trong nước cao hơn hàng hóa nước ngoài từ đó làm giảm động lực sản xuất các mặt hàng trong, nước có tham gia thương mại quốc tế, gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
+ Ngoài ra Bracking (2003) lập luận rằng một trong những ảnh hưởng có hại của kiều hối nằm ở chỗ những người không nhận kiều hối sẽ trở nên nghèo
đi không chỉ tương đối mà có thể là tuyệt đối vì hiệu ứng lạm phát xuất
hiện do những người nhận kiều hối tăng chỉ tiêu
® Chami va Jahjah (2005) cho rằng dòng kiều hối không tuân theo hành vi lợi nhuận như FDI nên tác động của nó đối với tăng trưởng có thể không tích cực như nhiều người thường nghĩ Những nghiên cứu của Ahlburg 1991 chỉ
ra rằng mục đích chủ yếu của kiều hối là tiêu dùng như mua nhà, xây sửa
14
Trang 23có khuynh hướng giảm và tiền công có khuynh hướng giảm Trong điều kiện không có kiều hối sẽ thúc đẩy tăng cung lao động để bù đắp thu nhập suy giảm góp phần hãm sản lượng không giảm quá nhanh Tuy nhiên, kiều hối đóng vai trò như bảo hiểm chống lại cú sốc thu nhập giảm, nó đồng thời khiến cung lao động không tăng như kỳ vọng Do đó chu kỳ kinh tế có thế
điễn ra theo hướng tôi tệ hơn, tăng rủi ro về sản lượng lẫn thị trường lao
động
Ngoài những ý kiến trên thì còn có những ý kiến và nghiên cứu thận trọng hơn với
tác động của kiều hối đối với nền kinh tế
1.2.3.3 Nhóm thứ ba bao gầm những người thận trong với tác động hai chiều, hỗn hợp của kiều hồi
& Glytsos 2002 đã phát triển một mô hình kiểu Keynes để nghiên cứu các hiệu ứng vĩ mô của kiều hối Kết quả cho thấy ảnh hưởng của kiều hối mang tính hỗn hợp và phụ thuộc vào đặc điểm của từng nước
+ Từ tác động của kiều hối trên thị trường lao động ta có thể nhận thấy hai
hiệu ứng ngược chiều nhau: thứ nhất là kiều hối đóng vai trò như bảo hiểm thất nghiệp nhưng lại làm tăng tỷ lệ thất nghiệp và thứ hai là hiệu ứng được cho là tích cực của kiểu hối là giúp nới lỏng ràng buộc tín dụng và tạo ra công việc làm Tác động tông hợp phụ thuộc vào việc hiệu ứng nào lấn at được hiệu ứng còn lại
Trang 24ee Tóm lại rất khó có thể kết luận tác động của kiều hối đối với nền kinh tế thuần tuý tốt hay thuần tuý xấu Do đó, những nghiên cứu thực nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng trong từng tình huống cụ thể
1.2.4 Các nhân tổ thu hút kiều hối ở các nước đang phát triển
Kiều hối là một nguồn ngoại tệ lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế các nước đặc biệt là những nước đang phát triển Chính vì lẽ đó thu hút kiều hối là một trong những mối quan tâm lớn của chính phủ các nước Muốn tăng cường thu hút kiều hối ta cần chú ý đến những nhân tố sau:
-_ Môi trường chính trị phải đảm bảo ổn định, an toàn vì khi đó sẽ thu hút được kiều dân tham gia gửi tiền về nước đề đầu tư, đi đu lịch hoặc nghỉ đưỡng
- Hang rao về thể chế và pháp luật cũng là một nhân 16 can trở rất lớn, nếu có thể thực hiện những chính sách thông thoáng, nhất quán, rõ ràng, hạ thấp hàng rào thể chế từ đó tạo điều kiện cho kiểu đân tham gia đầu tư thì sẽ khuyến khích được việc gửi tiền về nước
-_ Môi trường kinh tế là nhân tố quan trọng nhất Triển vọng về nền kinh tế
tăng trướng cao, ổn định luôn là điểm đến của những nguồn vốn đầu tư
Ngoài ra sự hỗ trợ từ các tổ chức chuyển tiền với cước phí rẻ, nhanh chóng
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người di cư chuyển tiền về nước
- Van hoá, xã hội: thông qua các hoạt động văn hoá hay những lễ hội ở quê nhà sẽ là sợi đây gắn kết những người đi cư luôn nhớ đến nguồn cội, sẵn sảng giúp đỡ quê hương Như trận sóng thần ở Thái Bình Dương những người thân ở nước ngoài đã giúp đỡ bằng các hỗ trợ vật chất và tiền mặt Hay những người Zimbabwe đã cứu sống người thân của mình bằng cách gửi bột
Trang 25ee
- Mức độ hội nhập của một quốc gia cũng là nhân tố có vai trò quyết định vì
chỉ có thông thương, trao đổi với nước ngoài thì mới có thể tiếp thu được
những thành tựu mới, không bị tụt hậu so với thế giới tạo cơ sở để phát triển
1.3 Bài học kinh nghiệm về thu hút kiều hối ở các nước
Theo ấn phẩm “Migration and development brief 11” của Dilip Ratha năm
2009 đã có số liệu về lượng kiều hỗi chuyển về các nước Án Độ vẫn giữ vị trí hang dau với lượng kiều hối năm 2008 là 52 tỷ USD tăng 92.6% so với năm 2007, đứng thứ hai là Trung Quốc là 49 tỷ USD tăng 90.7% so với năm 2007, thứ ba là Mexico 26 tỷ USD và thứ tư là Philippines 19 tỷ USD Vậy những nước này đã có những chính sách gì để có thể thu hút được lượng kiều hối đồi dào như vậy?
xuyên xử lý những mối quan tâm của Ân kiều Ấn Độ còn xây dựng nhiều thành
phố dành riêng cho Ấn kiều khắp cả nước.Thái độ thiện chí của chính phủ Án Độ
chẳng mấy chốc đã nhận được sự trả lời tích cực từ phía Án kiều Trong một thập
niên sau khi cải cách kinh tế và cải thiện quan hệ với cộng đồng Án kiều, Án Độ
đã nhận một lượng kiều hối lên tới 154 tỷ USD, cao gấp rưỡi Trung Quốc
Trang 26Nene ee ee eee
Thế mạnh lớn nhất của Ấn kiều chính là nguồn chất xám Bằng chứng rõ rệt nhất là vô số người Ấn đang làm việc tại Silicon Valley, trung tâm công nghệ cao của thế giới Nhờ sự thay đổi thái độ từ trong nước, rất nhiều tài năng công nghệ gốc Ấn đã lần lược rời bỏ Silicon Valley, để về nước tiếp “nhiên liệu” cho cuộc bùng nỗ công nghệ cao đang diễn ra Cụ thể, một tỷ phú của tập đoàn Google là Ram Shriram đang cấp vốn cho nhiều doanh nghiệp Ấn Độ Người sáng lập Hotmail là Sabeer Bhatia có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD vào một dự án hạ tầng ở Haryana, mà ông tin rằng sẽ là Silicon Valley thứ hai của thế giới
Hiện nay 20 công ty phần mềm của Ấn Độ đang được hỗ trợ bởi các Ấn kiều ở khắp nơi trên thế giới, nền công nghệ thông tin đã trở thành mũi nhọn kinh
tế của An Độ, có khả năng cạnh tranh toàn cầu Cùng trở về với chất xám là nguồn
vốn không lồ của các Án kiều Khi quan hệ giữa Ấn kiều và chính phủ chưa được cái thiện, 20 triệu An kiều với thu nhập bình quân 160 tÿ USD mỗi năm, chỉ gửi
về quê 4 tỷ USD Nhưng lượng kiều hối đã tăng lên nhanh chóng theo nhịp trở về
nước của Ấn kiều để kinh doanh: 11 tỷ USD năm 1995, 22 tỷ USD năm 2005,
24.5 tý USD năm 2006 và 27,5 tỷ USD năm 2007 và 52 tỷ USD năm 2008 Thêm
vào đó, năm 2005, Ấn kiều cũng đã gửi 32 tỷ USD tiết kiệm vào các ngân hàng
Ấn Độ để hưởng lãi suất ưu đãi Số vốn này, bằng 23% dự trữ ngoại tệ của Ấn Độ,
giúp cân bằng cán cân thương mại và ngăn chặn lạm phát hiệu quả
Năm 1998, Ấn Độ phát hành trái phiếu kiến thiết Ấn Độ chỉ dành cho Ấn
kiều và thu được 4.2 tỷ USD phục vụ phát triển kinh tế Một năm sau đó, Ấn Độ
ban hành quy ché “quasi — citizenship”, theo đó Ấn kiều được hưởng quyền lợi
như công đân trong nước, ra vào Án Độ không cần thị thực, được quyền sở hữu nhà đất tại Án Độ và hướng các ưu đãi đầu tư chỉ dành cho Án kiều
Ngày nay, những An kiều thành đạt thường có xu hướng thiết lập mối liên
hệ chặt chẽ với chính quyền trong nước, để hợp tác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học Chính những con người này đã trực tiếp thu nhận kinh nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh, khoa học công nghệ tiên tiễn ở
Trang 27OOo
bên ngoài và khi trở về nước, họ trở thành “vũ khí tối thượng” của chính phủ Án
Độ trong nỗ lực đây mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đưa thương hiệu quốc gia
ra quy mô toàn cầu
1.3.2 Trung Quốc
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có sự đóng
góp không nhỏ của bộ phận người Hoa sống ở nước ngoài
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành địa điểm hấp dẫn cho
các nhà doanh nghiệp gốc Hoa ở các nước Đông Nam A, bởi lẽ họ có lợi thé về
ngôn ngữ, nền văn hóa, cũng như tạo lập mối quan hệ với chính quyền địa phương Tại đây các Hoa kiều được chính phủ Trung Quốc tạo nhiều ưu đãi như
giá thuê đất thấp, giảm tiền điện, thuế kinh doanh thấp, cho vay vốn để kinh doanh
lúc ban đầu Chính phủ Trung Quốc tổ chức những buổi họp mặt để tuyên dương, để nghe những nguyện vọng, những suy nghĩ của những Hoa kiều hồi hương, qua đó có những điều chỉnh phù hợp Nhưng chất xúc tác quan trọng nhất chính là vấn đề lợi nhuận, với số dân trên 1.3 tỷ người Trung Quốc có một thị trường tiêu dùng lớn mạnh, ngày càng có nhiều doanh nhân gốc Hoa đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc, tại thị trường đang rất sôi động này có nhiều cơ hội thành công hơn
Với sự hồi hương của đông đảo Hoa kiều cũng như sự gia tăng mạnh mẽ
luồng đầu tư trực tiếp của các Hoa kiều, kiều hối của Trung Quốc gia tăng nhanh
trong những năm gần đây Cụ thể năm 2005 là 21,3 tỷ USD, năm 2006 là 23 tỷ
USD, năm 2007 đạt mức 25,7 tỷ USD và năm 2008 là 49 tỷ USD - đứng thứ hai
trên thế giới về nhận kiều hối
Ở Trung Quốc, các nhà lãnh đạo xem đội ngũ khoa học Hoa kiểu là một lực lượng quan trọng, một chỉa khoá để nâng cao chất lượng giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học Trong thời gian trên dưới 10 năm nay, Nhà nước Trung Quốc chỉ ra một ngân khoản lớn để thu hút các giáo sư và nhà khoa học Hoa kiều
Trang 28Nee
từ các nước Âu Mỹ về Trung Quốc làm việc Họ có những đề cương với những qui định cụ thể về lĩnh vực nghiên cứu, giáng dạy và đi kèm theo các khoản lương bỗng và ưu tiên quyền lợi cho các nhà khoa học ưu tú gốc Hoa Chính vì lẽ đó mà khoán 60 — 65% vến đầu tư nước ngoài bắt nguồn hoặc có sự tham gia của lực lượng Hoa kiều và ngày càng nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ở nước ngoài đã
trở về nước làm việc
Để có thể khuyến khích được kiều bào quay trở về nước là thành công của một quá trình dài áp đụng kết hợp các chính sách Việc mở cửa hội nhập từ những thập niên 70 cùng với mục tiêu hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước đã khiến
nguồn chất xám cùng với tư bản ồ ạt chuyển về nước theo những chính sách thông
về nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế khan
hiếm tiền mặt của Phillipines và sự gia tăng lượng tiền gửi đã góp phần đây giá peso Philippines lên
Theo Ngân hàng trung ương Philippines, sở dĩ lượng tiền kiều hồi tăng
én định là do số người Philippines lao động ở nước ngoài tăng Ngoài ra việc triển khai đào tạo những công nhân có tay nghề cao hơn, tiền lương cao hơn cũng là một lý do khiến lượng kiều hối gia tăng Đa số các khoản tiền được gửi từ Mỹ, Arab Saudi, Nhật Bản, Hồng Kông, Anh, các Tiểu Vương quốc Arab Thống Nhất và Singapore
Năm 2004, lượng kiều hối mà người lao động Philippines gửi về thông qua các ngân hàng chính thức 8,55 tỷ, năm 2005 đã lên tới 10,7 tỷ USD, năm
———————- -
20
Trang 29oo
2006 là 12,8 tỷ USD, năm 2007 dat con số kỷ lục 17 tỷ USD và năm 2008 là
19 tỷ USD — đứng thứ 4 Thế giới về thu hút kiều hối trong năm 2008 sau Mexico
+ Han Quốc
Hàn Quốc đã có những chính sách thu hút các nhà khoa học gốc Hàn ở các nước Âu Mỹ về nước giảng dạy và nghiên cứu Ngày nay, khi công nghệ khoa học kỹ thuật của Hàn Quốc được biết đến qua những cái tên như Samsung, LG thì chúng ta đều nhất trí rằng nhà khoa học Hàn kiều đã góp một phần quan trọng đưa nền công nghệ lên hàng các nước kỹ nghệ tiên tiến
Để có thể thu hút được lực lượng các nhà khoa học gốc Hàn trở về nước, Hàn Quốc đã xây dựng khu chung cư sang trọng, tiện nghỉ hiện đại và trả lương cho các nhà khoa học cao gấp 3 lần so với lương của người bản xứ Chỉ trong vòng 2 năm Hàn Quốc đã thu hút được 27 giáo sư và nhà khoa học
về giảng đạy trong các trường đại học Hàn Quốc đã phải chỉ một nguồn ngân sách lớn để thu hút nhân tài nhưng đổi lại nước này đã có một nền công nghệ vững mạnh như ngày nay đem đến một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước từ
việc bán các sản phẩm công nghệ nay
1.3.4 Bài học thu hút kiều hỗi rút ra cho Việt Nam
Từ những kinh nghiệm thành công của các nước, Việt Nam cũng cần có
những biện pháp đẻ tăng cường thu hút kiều hồi:
- Chính sách cần thông thoáng tạo mọi điều kiện thuận lợi để kiều bào tham gia đầu tư trong nước
~ Luôn quan tâm, lắng nghe và đáp ứng những nhu cầu chính đáng của
kiều bào
-_ Cải cách chính sách lương, thưởng để thu hút trí thức Việt kiều về nước
cống hiến tài năng cho công cuộc phát triển đất nước
Trang 30ees -_ Nâng cấp hệ thống thông tin, cơ sở vật chất kỹ thuật để kiều bào có thể nắm bắt được thông tin trong nước nhanh chóng và chính xác
Tóm lại với nền kinh tế còn nhiều khó khăn việc tăng lương để cải thiện cuộc sống đối với Việt Nam sẽ khó thực hiện hơn vì vậy việc thực hiện những chính sách thông thoáng để tăng thu hút kiều hối là bước đầu tiên khả thi nhất đối
với Việt Nam
TOM TAT CHUONG 1
Vì những lý đo như tìm cuộc sống tốt đẹp hơn hay những công việc có thu
nhập cao, người đi cư đã đặt chân đến những đất nước giàu có, điều kiện kinh tế -
xã hội phát triển Những dòng người đi cư này đã chuyển về các nước đang phát triển hàng trăm tỷ đô la mỗi năm và nguồn kiều hối trở thành nguồn vốn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở quê nhà Đặc biệt ở những nước nhỏ tỷ lệ kiều hối đóng góp vào GDP rất cao như Tajikistan là 50% GDP, Tonga 38%GDP, Moldova 31%GDP hay Samoa 26% GDP (nguồn Migration and Development brief 11) Ngoài những tác động như làm giảm cung lao động hay ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong nước thì kiều hối cũng giúp giảm đáng kể tý lệ nghèo đói, tác động tích cực đến phát triển kinh tế ở những đất nước này
Những bài học về thu hút kiều hối từ Ấn Độ hoặc Trung Quốc sẽ giúp những nước đang có ý định tăng cường thu hút kiều hối những kinh nghiệm quý báu như phải kết hợp các chính sách thông thoáng cùng biện pháp đãi ngộ để thu
hút kiều bào Tùy trường hợp và khá năng tài chính của từng nước mà mỗi quốc
gia sẽ thực hiện những chính sách khác nhau để thu hút và phát triển nguồn lực
kiều hối
22
Trang 31SS sa
CHUONG 2: THUC TRANG THU HUT KIEU HOI Ở VIỆT NAM
2.1 Xuất khẩu lao động và tình hình người Việt Nam ở nước ngoài
2.1.1 XuẤI khẩu lao động ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay
Xuất khâu lao động ở Việt Nam có thuận lợi vì được sự định hướng và chỉ đạo của Chính Phủ Việt Nam được biết đến như một trong những nước xuất khâu lao động Điều này xuất phát từ “nhân tố đây” là khác biệt về tiền lương trong nước so với nước ngoài Theo kết quả nghiên cứu thì thu nhập trung bình ở Việt Nam chi bang 1/20 thu nhập của Hàn Quốc, Đài Loan và chỉ khoảng 2% so với
thu nhập ở Mỹ và Đức Viễn cảnh về việc học hỏi thêm kinh nghiệm và tiền lương
cao hơn ở xứ người đã thôi thúc những người VN tham gia xuất khẩu lao động Bên cạnh đó do có một lực lượng lao động dư thừa nên Chính Phủ cũng đã chủ trương khuyến khích xuất khẩu lao động nhằm làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng
thu ngoại tệ về cho đất nước Hiện nay Việt Nam có khoảng 500,000 lao động xuất
khẩu làm việc ở hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, số lượng lao động xuất khâu chiếm 1% tổng số lao động ở VN
Vào năm 2000, thị trường lao động Hàn Quốc và Nhật Bản có những giới hạn về số người lao động chủ yếu những nước này muốn thu hút lực lượng có tay nghề điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến chính sách xuất khâu của nước ta Tuy nhiên vào năm 2002 thị trường lao động ở Đài Loan và Malaysia mở rộng từ đó trở thành thị trường chính của lao động Việt Nam Năm 2007 xuất khâu lao động sang Malaysia là 26,700 người tăng 36.9% so với năm 2005, đây là điểm đến của hầu hết công nhân Việt Nam trong thời gian gần đây
Nhờ có chính sách hợp lý nên số lượng xuất khẩu lao động tăng đều mỗi năm Số lao động xuất khẩu năm 2007 gấp gần bốn lần so với năm 1999 (từ 21,800 người năm 1999 đến 85,020 người năm 2007) Năm 2008 xuất khẩu lao động là 85,000 người, giảm nhẹ so với năm 2007 kết quả này là do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu (nguồn Bộ Lao động, Thương bỉnh và Xã hội)
Trang 32———ễễ
Tuy nhiên cũng cần lưu ý đây là những số liệu xuất khâu lao động chính thức theo báo cáo của Chính Phủ không bao gồm những công nhân được gửi đi từ các tổ chức xuất khẩu không được phép
Những công nhân Việt Nam đi xuất khẩu lao động thường tập trung trong các ngành như xây dựng, cơ khí, điện, may mặc, công nghiệp tàu biển, chăm sóc sức khỏe và nông nghiệp
Bang 2.1: Số công nhân xuất khẩu lao động, loại công việc và thu nhập tính đến
- Công nhân sản xuât, xây
~ Công nhân sản xuất điện tử
Malaysi lalaysia >100, 100,000 |- Công nh - Côn, 8 lân xây y d dun: 8 USD 4
Trang 33ee
7 - Nhân viên dọn phòng khách | 1,300 — 2,500 Vương quốc Anh | 400
- Công nhân xây dựng
- Công nhân điện tử 400 — 1,000
- Dịch vụ, nhân viên nhà | USD
- Công nhân xây dựng 160 -— 300
7 ~ Người giúp việc USD
Œ1;000 USD đối với kỹ sư)
Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Đến tháng 3/2006, Malaysia đã thuê hơn 100,000 lao động Việt Nam Hiện
nay, nhiều công nhân từ chối đi đến đây chủ yếu vì lương thấp (150 — 200 USD) Bên cạnh đó còn xảy ra những tranh chấp về hợp đồng lao động Trước tình hình như vậy, nhiều công nhân Việt Nam đã không ký kết hợp đồng lao động và cũng giảm lòng tin vào khả năng thương lượng của các công ty xuất khẩu lao động Mặc
dù gặp nhiều thách thức nhưng Malaysia được xem như nơi đến lý tưởng của các lao động nghèo đến từ nông thôn thiếu kỹ năng lao động hoặc không có kỹ năng
Điểm đến thứ hai của lao động Việt Nam là Đài Loan Đến năm 2006, Đài Loan đã thuê 90,000 lao động làm trong những ngành nghề khác nhau Nơi đây từng tiếp nhận mỗi năm khoảng 30,000 lao động Kê từ tháng 1/2006 do phải giải quyết việc làm cho người đân trong nước nên đã làm giảm đáng kể số lao động người Việt sang đây Những công nhân làm việc ở Đài Loan chủ yếu là lao động không có kỹ năng hoặc bán kỹ năng
Khác với Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc được xem là thị trường lao
Trang 34
sinh từ Việt Nam Những công nhân này làm việc trong lĩnh vực điện tử, quy trình
sản xuất thức ăn và công nghiệp đóng tàu Thu nhập trung bình một tháng ở Hàn
Quốc và Nhật Bán khoáng từ 450 USD đến 1000 USD Hàng năm có khoảng 7000
— 8000 công nhân được gửi đến Hàn Quốc Những hợp đồng xuất khu lao động
giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã được ký kết tuy nhiên công nhân phải vượt qua kỳ thì ngôn ngữ (tiếng Hàn) tại Việt Nam Đối với những lao động nông thôn nghèo thì đây là một rào cản rất lớn đối với họ Nhưng nếu có quy định này sẽ giúp giảm
thiểu việc phá vỡ hợp đồng tại Hàn Quốc
Từ bảng số liệu 2.1 ta nhận ra rằng chỉ những lao động có kỹ năng là luôn thu hút được sự quan tâm của các nước nhận lao động và họ còn có mức thu nhập cao hơn hẳn so với lao động phổ thông, mức thu nhập trung bình của những lao động có tay nghề khoảng từ 1000 USD/tháng trở lên Tuy nhiên, số lao động đi xuất khẩu ở nước ta chủ yếu lại là lao động phổ thông, năm 2005 số lao động có
kỹ năng và bán kỹ năng đi xuất khẩu tang 55% nhưng tỷ lệ lao động là những chuyên gia thì còn thấp khoảng 0.2% Năm 2007, tỷ lệ chuyên gia và những người
có bằng đại học đã tăng lên chiếm 0.62% nhưng tỷ lệ này còn thấp vì lao động phổ
thông chiếm 60.97% trên tổng số người đi xuất khẩu lao động, Chính vì vậy để
xuất khẩu lao động thực sự đem lại hiệu quả cho đất nước như tăng thu ngoại tệ
hoặc những lao động sau thời gian làm việc ở nước ngoài có thể đem về Việt Nam những kinh nghiệm về kỹ thuật, công nghệ cũng như tác phong quản lý, làm việc
thì nước ta cần có những giải pháp thiết thực để đảo tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao góp phần phát triển kinh tế nước nhà
2.1.2 Tình hình người Việt Nam ở nước ngoài từ năm 2000 đến nay
Trước năm 1975 mới có khoảng L50,000 người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, chủ yếu ở các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Thái Lan, Pháp và các thuộc địa của Pháp (Robinson 1996) Khi đất nước hoàn toàn thống nhất vào năm
1975 đã có một dòng người di cư ra nước ngoài khá lớn bên cạnh nguyên nhân vì
sự thay đổi chính trị còn bởi cuộc xâm lược của Campuchia tháng 12/1978 và
————————
26
Trang 35aS
chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1979 Robinson (1996) đã ước tính có
khoảng 700,000 người rời Việt Nam trong khoảng thời gian này
Trong những năm sống ở nước ngoài Việt kiều đã đạt được nhiều thành tựu đáng kễ Về phương diện giáo dục và khoa học kỹ thuật Có thể nói người Việt,
nhất là con em thuộc thế hệ thứ hai đã rất thành công trong việc học tập tại nhiều
nơi Mỗi năm hoc sinh va sinh viên Việt nam đều đạt được nhiều phần thưởng vào loại cao nhất trong hệ thống các trường học tại châu Âu cũng như tại Mỹ Nhiều
nguồn thông tin đều đưa ra con số 300,000 chuyên viên tốt nghiệp đại học trở lên,
như bằng thạc sĩ, tiến sĩ Như vậy, thì so với số lượng trên 3 triệu người Việt ở hải
ngoại, chúng †a có khoảng 10% dân có bằng đại học Đây quả là một tỉ lệ cao so
với bất kỳ một dân tộc được coi là văn minh tiến bộ nào, bên cạnh đó phải kể đến
một số các giáo sư đại học còn rất trẻ tuổi Và rất đông sinh viên xuất sắc được cấp phát học bỗng trong nhiều năm để theo đuếi việc học tập và nghiên cứu tại các cơ
sở đào tạo nổi đanh trên thé gidi, nhu hoc béng cua Bill & Melinda Gates Foundation, hgc béng Rhodes Scholar v.v Còn trong lĩnh vực kinh doanh, người Việt ở hải ngoại đã khá thành công trong lĩnh vực kinh doanh đủ các ngành nghề,
từ buôn bán lẻ, điều hành các cơ sở địch vụ, mở các nhà hàng ăn uống, giải khát
cho đến mua bán nhà cửa, địa ốc, các cơ sở chuyên về bảo hiểm v.v Còn về các
cơ sở kinh doanh trong các ngành nghề khác đo người Việt điều hành, thì tuy chưa lớn nhưng đã tạo cơ hội cho một số chủ nhân đạt tới danh hiệu triệu phú theo tiêu chuẩn của xã hội Mỹ Điển hình như hệ thống Lee's Sandwich chuyên bán bánh
mì, bánh ngọt thì hiện nay có khoảng mấy chục cơ sở kinh doanh tại nhiều thành phố ở Mỹ nơi có đông người Việt cư ngụ
Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước, chuyển nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường, cơ cấu lại các thành phần kinh tế Đi kèm theo đó là những đổi mới trong tư tưởng, luật pháp của nhà nước Việt Nam: thông thoáng hơn, khuyến khích Việt kiều trở về quê hương
Trang 36OEE
Năm 1987 chi có khoảng 8,000 người về thăm Việt Nam, năm 1992 tăng
lên 97,000 lượt người (tăng gấp 12 lần), các năm 2002 ~ 2003 trung bình mỗi năm
có khoảng 350,000 người về VN thăm thân nhân, du lịch, tìm hiểu cơ hội đầu tư Năm 2009, lượng Việt kiều về quê ăn tết lên đến 500,000 người đạt kỷ lục so với các năm trước Việt kiều về quê hương không chỉ thăm thân nhân mà còn tìm kiếm
cơ hội đầu tư, kinh doanh, chủ yếu Việt kiều đầu tư trong lĩnh vực bất động sản, đầu tư cho du lịch và nhiều dự án đầu tư khác
Năm 2010 là năm thứ 35 kể từ ngày đa số người Việt rời quê hương đi định
cư ở nước ngoài vào năm 1975 Hiện nay ước tính có trên 3 triệu người Việt Nam
ở nước ngoài đang sinh sống tại trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm những người di cư trước năm 1975 và những trẻ em sinh ra, lớn lên ở nước ngoài Trong
số này, đông nhất là tại Mỹ với trên 1.5 triệu người, rồi đến Pháp khoảng 300,000 người, Úc khoảng 250,000 người, Canada 200,000 Tại nước Nga và các nước Đông Âu thì có đến 500,000 người (Phong 2009)
Do nhiều nguyên nhân nên số lượng và cơ cấu người Việt ở nước ngoài không ngừng tăng lên, thu nhập của họ cũng khá cao, đây là điều kiện thuận lợi để nước ta thu hút đầu tư từ kiều bào nhằm giúp phát triển kinh tế, tăng nguồn ngoại
tệ cho quốc gia
2.2 Cơ sở pháp lý về kiều hối ở Việt Nam
2.2.1 Trước năm 2000
Từ sau năm 1975, Việt Nam có nhiều người sinh sống ở nước ngoài Nhờ phát huy truyền thống lao động cần cù, tiết kiệm, làm ăn chịu khó, chịu khổ, ngày càng có nhiều Việt kiều thành đạt trong kinh doanh buôn bán và làm các ngành nghề dich vụ Một số tầng lớp trẻ đã thành đạt trong học tập, đạt trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ Một số có trình độ học vấn cao, tay nghề tốt đã được thu nhận vào làm việc ớ các viện nghiên cứu, trường đại học và các ngành nghề khoa học kỹ thuật cao về nguyên tử, điện tử, tin học, luyện kim, hóa dầu, hàng không Trong
28
Trang 37SEE
điều kiện như vậy, số đông Việt kiều đã có tài sản, vốn liếng tích lũy, tạo thành nguồn ngoại tệ tiềm năng khá mạnh và chuyển về Việt Nam qua phương thức chuyển tiền kiều hối nhằm giúp đỡ bà con, người thân của họ ở quê hương phát triển sản xuất kinh doanh và giải quyết các khó khăn trong đời sống hằng ngày Nhận thấy đây là một tiềm lực về vốn đáng quý cần được khai thác nên trong những năm 1990, Việt Nam đã có những chính sách khuyến khích kiều hồi chuyển
về nước Tuy nhiên vẫn còn không ít hạn chế mang tính chất của nền kinh tế tập trung gây cản trở cho kiều bào cũng như người nhận tiền nên lượng kiều hối
chuyển về nước trong giai đoạn này còn thấp Một số khó khăn trong chính sách
như:
- Người nhập cảnh không được tự do mang ngoại tệ, khi rút ngoại tệ từ
ngân hàng phải quy đổi sang VND (hay còn gọi là biện pháp kết hối)
- _ Hạn chế khối lượng rút từng lần, bên cạnh đó phải chịu thuế thu nhập 5% trên số kiều hối nhận được
-_ Người nhận kiều hối phải làm đơn xin cơ quan công an địa phương cư
trú cấp “số nhận kiều hối”, trong đơn xin phải khai rõ họ tên người gửi tiền, quan
hệ với người gửi tiền từ nước ngoài Số nhận kiều hối còn quy định hạn mức và
số lần nhận tiền
Nhưng từ năm 1990 các quy định nêu trên bất đầu dan dan được bãi bỏ,
thay vào đó là các quy định thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho người
gửi cả về mặt thủ tục lẫn kinh tế, cho phép người thụ hưởng nhận tiền kiều hối
bằng ngoại tệ (USD, CAD, AUD, ) đồng thời cho phép nhiều tổ chức tham gia chuyển tiền kiều hối (như bưu điện, các Ngân hàng thương mại, các công ty làm dịch vụ kiểu hối), biểu phí được quy định rõ ràng Nhà nước không còn tập trung tắt cả nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hang dé phục vụ nhu cầu nhập khẩu, giảm tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, giảm sức ép tỷ giá, nghĩa là không còn kết hối
số ngoại tệ chuyển về, không phải chịu thuế thu nhập 5% như trước đây (được bãi
Trang 38“———————ễễễễễỄễễễễỄễễễễ
Trong thời gian này có Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19/08/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước Trong đó quy định rất rõ về các tổ chức chuyển tiền được phép, quyền lợi của người nhận tiền, xử lý đối với những tổ chức nhận và chỉ trả ngoại tệ
vi phạm quy định của Nhà Nước Nhờ đó lượng kiều hối chuyển về Việt Nam vào cuối những năm 1990 đưới! tỷ USD thì năm 2000 đã tăng lên 1,8 tỷ USD
2.2.2 Từ năm 2000 đến nay
Từ năm 2000 đến nay với việc xây dựng nền kinh tế phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam dỡ bỏ dần các hạn chế áp dụng cho các giao
dịch ngoại hối Vào năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), vị thế quốc tế của Việt Nam không ngừng được nâng cao Do đó, Việt Nam thực sự đã trở thành đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế Năm 2007, theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Việt Nam được xếp ở nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu
vực và được Tổ chức thương mại Thế giới xếp thứ 6 về hấp dẫn đầu tư trên thế giới Với việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đây cũng là giai đoạn Việt Nam
ban hành nhiều chính sách nhằm tăng cường thu hút kiều hối chuyển về trong nước như:
-_ Quyết định số 878/2002/QĐ-NHNN ngày 19/08/2002 của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam với mục đích là hoàn thiện mạng lưới của các tổ chức nhận và chỉ trả ngoại tệ để đảm bảo thời gian chuyển nhanh, an toàn cho người nhận và đảm bảo dịch vụ chuyển tiên tuân thủ theo các quy định của pháp luật
Bên cạnh đó, quyết định còn cung cấp những mẫu báo cáo về hoạt động chỉ trả
ngoại tệ của chỉ nhánh Ngân hàng Nhà Nước về tình hình làm đại lý chỉ trả
ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép của các tổ chức kinh tế và mẫu báo
cáo của các tổ chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực chỉ trả ngoại tệ Quyết
định này còn thể hiện quyết tâm của Nhà Nước trong việc tạo điều kiện để phát
triển kênh chỉ trả kiều hối như thông qua nội dung các tổ chức tín dụng không
——————————————————————————————————————
30
Trang 39a _
được phép hoạt động ngoại hối nhưng được làm đại lý chỉ trả ngoại tệ cho các
tổ chức kinh tế được Ngân Hàng Nhà Nước cấp giấy phép làm dịch vụ chỉ trả
ngoại tệ
- Quyết định số 78/2002/QĐÐ — TTg ngày 17/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 170/1999/QÐ — TTg ngày 18/08/1999 về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về
nước
- Quyét định số 77/2006/QĐ-UBND ngày 22/05/2006 cuả Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về chương trình hành động của Uỷ ban nhân đân
thành phố thực hiện nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ chính trị,
Chương trình hành động của Chính phủ về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trên địa bàn thành phó, trong đó có các nghiên cứu điều chỉnh bỗ sung kịp thời các chính sách nhằm khuyến khích đây mạnh và phát huy hiệu qua của kiều hồi
- _ Nghị quyết số 3/2007/NQ-CP ngày 19/01/2007 của Chính Phủ về việc những giải pháp chủ yếu, chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội
và ngân sách Nhà Nước năm 2007, trong đó có chính sách khuyến khích thu hút mạnh nguồn kiều hối như là một nguồn lực hiệu quả để phát triển kinh tế
2.3 Tình hình thu hút kiều hối ở Việt Nam
2.3.1 Đánh giá thực trạng thu hút kiều hỗi từ năm 2000 đến năm 2009
Như đã tìm hiểu ở chương I kiều hối là nguồn tiền do người Việt ở nước ngoài chuyển về cho thân nhân trong nước nhằm mục đích tiêu dùng hoặc đầu tư
Vi vay, nó là nguồn vốn ngoại tệ chuyên giao một chiều Nắm bắt được vai trò
quan trọng của kiều hối đối với nền kinh tế nên trong những năm qua Nhà nước ta
đã có những chính sách thu hút kiều hồi chuyển về nước từ Việt kiều và người đi xuất khẩu lao động Trong đó, nguồn tiền từ Việt kiều chiếm tỷ trọng lớn khoảng
70-80% lượng kiều hối chuyển về nước mỗi năm (nguồn Ngân hàng Nhà nước)
Trang 40“——————ễễễ Tuy nhiên, với chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động nhằm mục đích giải quyết nạn thất nghiệp trong nước cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm về khoa học, kỹ thuật, công nghệ và quản lý của các nước phát triển nên nguồn kiều hối gửi về từ lực lượng lao động di cư không ngừng tăng lên qua các năm
Hàng năm, Việt Nam nhận được một lượng kiều hối khá lớn Năm 2008, Việt Nam là nước đứng thứ 10 trên thế giới về lượng kiều hối nhận được Theo thống kê của Pfau và Long (2006) thì nguồn kiều hối chuyển về nước chủ yếu từ
Mỹ Úc, Tây Âu, Canada, Pháp, Đông Âu, Đài Loan, Malaysia, Nhật, Hàn Quốc Đây hầu như là những quốc gia có nền kinh tế phát triển, đời sống xã hội cao nên đã trở thành miễn đất hứa cho nhiều người muốn cải thiện cuộc sống, tăng
Neue Ngân hàng Nhà nước
Quan sát biểu đồ 2.1 ta dễ dàng nhận thấy lượng kiều hối chuyển về nước tăng nhanh, liên tục qua các năm Ta có thể chia khoảng thời gian trên thành ba
giai đoạn khác nhau: 2000 — 2002, 2003 — 2005, 2006 — 2009, mỗi giai đoạn có tốc
độ tăng khác nhau, giai đoạn sau tăng nhanh hơn giai đoạn trước Trong 3 năm đầu của giai đoạn một lượng kiều hối trung bình nhận được trên 1.9 tỷ USD nhưng đến
“—————————————————————
32