1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố tác Động Đến Động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học trong khu vực thành phố hồ chí minh

87 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Tác Động Đến Động Lực Làm Thêm Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Trong Khu Vực Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Ngọc Bảo Anh, Nguyễn Ngọc Quỳnh Chi, Đỗ Lê Hoài Đức, Trần Liễu Huyền My, Nguyễn Hà My
Người hướng dẫn TS Hoàng Văn Long
Trường học Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa học Sinh viên
Thể loại Nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 2,35 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (6)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (6)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (6)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (7)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (7)
    • 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu (8)
  • PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (9)
    • 2.1. Cơ sở lý thuyết (9)
      • 2.1.1. Khái niệm công việc làm thêm (part-time job) (9)
      • 2.1.2. Các loại công việc làm thêm (10)
      • 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm (10)
      • 2.1.4. Khái niệm về động lực làm việc (11)
      • 2.1.5. Các lý thuyết về động lực làm việc (12)
        • 2.1.5.1. Lý thuyết cấp bậc nhu cầu Abraham Maslow (12)
        • 2.1.5.2. Lý thuyết hai nhân tố của Herzberg (13)
        • 2.1.5.3. Học thuyết về sự công bằng của J. Stacy Adams (13)
      • 2.1.6. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến động lực đi làm thêm của (14)
    • 2.2. Mô hình nghiên cứu (18)
      • 2.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất (18)
      • 2.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu (19)
  • PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (21)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (21)
    • 3.2. Nghiên cứu định tính (22)
    • 3.3. Nghiên cứu chính thức (22)
      • 3.3.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ (22)
      • 3.3.2. Nghiên cứu định lượng chính thức (22)
      • 3.3.3. Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi (22)
      • 3.3.4. Thiết kế mẫu (31)
      • 3.3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu (32)
        • 3.3.5.1 Đánh giá thang đo (32)
        • 3.3.5.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình (34)
  • PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (35)
    • 4.1. Tổng quan về các trường Đại học ở TP. Hồ Chí Minh (35)
    • 4.2. Thực trạng đi làm thêm của sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh (40)
      • 4.2.1. Một số công việc làm thêm phổ biến ở sinh viên (40)
      • 4.2.2. Lý do sinh viên lựa chọn đi làm thêm (42)
    • 4.3. Kiểm định mô hình nguyên cứu đề xuất (43)
      • 4.3.1. Thống kê mô tả dữ liệu nguyên cứu (43)
      • 4.3.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha (45)
      • 4.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (49)
      • 4.3.4. Phân tích tương quan Pearson (56)
      • 4.3.5. Phân tích hồi quy tuyến tính (58)
      • 4.3.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu (63)
  • PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT (65)
    • 5.1. Kết luận (65)
    • 5.2. Đề xuất (65)
  • PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 65 (69)

Nội dung

Qua hai điều trên, xét mối liên quan giữa “Sinh viên làm thêm là một phần của nguồn lao động” và “Các tổ chức, doanh nghiệp muốn biết làm thế nào để người lao động có hứng thú làm việc”,

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Thực tiễn cho thấy một trong những cách thúc đẩy phát triển nền kinh tế hiệu quả đó là quan tâm đến việc tạo động lực lao động Người lao động có xu hướng đóng góp công sức năng suất hơn và muốn gắn bó lâu dài hơn khi họ có động lực làm việc thỏa đáng Nhiều doanh nghiệp, tổ chức đặc biệt chú trọng đến động lực phát triển do con người bởi đó là nguồn lực tiềm năng nhất

Nhận thấy trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh – một thành phố nổi tiếng thu hút lao động từ khắp cả nước quy tụ về, việc làm thêm trở nên khá phổ biến trong những năm gần đây, chủ yếu với nguồn lực lao động là sinh viên còn ngồi trên ghế giảng đường, các sinh viên thuộc các trường đại học trong địa bàn Với sự “mọc” lên không ngừng của các tổ chức, doanh nghiệp thuộc nhóm ngành dịch vụ, thương mại… đã sinh ra nhiều nhu cầu về lao động, và với tính chất của công việc về thời gian, về mức lương có thể chi trả và cả về chuyên môn thì nó phù hợp với các bạn sinh viên

Qua hai điều trên, xét mối liên quan giữa “Sinh viên làm thêm là một phần của nguồn lao động” và “Các tổ chức, doanh nghiệp muốn biết làm thế nào để người lao động có hứng thú làm việc”, nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu về động lực làm thêm, với đối tượng là sinh viên các trường đại học nói chung và sinh viên đại học trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Từ đó, nhóm tác giả chọn đề tài “ Các yếu tố tác động đến động lực làm thêm của sinh viên các trường đại học trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh ” thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của mình.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Xác định các nhân tố và kiểm định mức độ tác động của các nhân tố đến động lực làm thêm của sinh viên TP Hồ Chí Minh Từ đó, đưa ra kết luận thực tiễn phục vụ cho nghiên cứu lớn hơn, giúp sinh viên có được động lực đi làm thêm nhiều hơn

Thứ nhất, Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về động lực, động lực làm thêm của sinh viên;

Thứ hai, Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực làm thêm của sinh viên TP Hồ Chí Minh;

Thứ ba, Phân tích và đánh giá thực trạng về động lực làm thêm của sinh viên TP

Thứ tư, Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao động lực làm thêm của sinh viên TP Hồ Chí Minh.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến động lực làm thêm của sinh viên Khách thể nghiên cứu là sinh viên các trường Đại học khu vực TP Hồ Chí Minh

Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại TP Hồ Chí Minh

Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu từ ngày 09/02/2023 đến ngày 15/08/2023.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể:

Nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua điều tra nhằm hiệu chỉnh thang đo và hoàn thiện bảng câu hỏi phỏng vấn

Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua hai bước là nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức

Thứ nhất, nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng cách khảo sát một số lượng sinh viên các trường Đại học khu vực TP Hồ Chí Minh bằng câu hỏi soạn sẵn, dữ liệu thu thập được kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA bằng phần mềm SPSS 20 với mục đích của nghiên cứu định lượng sơ bộ là để đánh giá độ tin cậy của thang đo có được từ kết quả nghiên cứu định tính Thang đo sau khi được điều chỉnh thêm từ kết quả của nghiên cứu định lượng sơ bộ sẽ được sử dụng cho thang đo nghiên cứu định lượng chính thức

Thứ hai, nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu thông qua khảo sát bằng câu hỏi soạn sẵn Dữ liệu thu thập được sẽ xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20 Thang đo được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA Mô hình lý thuyết được kiểm định bằng phương pháp hồi quy tuyến tính, từ đó xác định mức độ tác động các nhân tố đến động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học ở TP Hồ Chí Minh.

Ý nghĩa nghiên cứu

Thứ nhất, Tìm ra được các nhân tố có tác động đến động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học TP Hồ Chí Minh;

Thứ hai, Xác định được mức độ tác động của từng yếu tố tác động đến động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học TP Hồ Chí Minh;

Thứ ba, Kiểm định được độ tin cậy của thang đo về các nhân tố tác động đến động lực động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học TP Hồ Chí Minh bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA;

Thứ tư, Kết luận và cho ra một bộ tài liệu hữu ích cho các nhà tuyển dụng, các tổ chức, doanh nghiệp cần thiết

Như vậy, nhóm tác giả đã từng bước xác định được tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu từ chung đến cụ thể, xác định rõ đối tượng, phạm vi nghiên cứu đó là

“ Các yếu tố tác động đến động lực làm thêm của sinh viên các trường đại học trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh ” và cuối cùng là ứng dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng để thực hiện mục tiêu đề ra Đây là cơ sở để thực hiện các phần sau trong toàn bộ công trình nghiên cứu.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Khái niệm công việc làm thêm (part-time job)

Công việc làm thêm, hay còn được gọi là việc làm bán thời gian đã được Tổ chức Lao động thế giới (ILO) định nghĩa là một việc làm có thời gian lao động ít hơn so với một công việc toàn thời gian Đây là một căn cứ để ta có thể phân biệt được giữa công việc bán thời gian và công việc toàn thời gian

Số thời gian làm thêm thì có sự khác biệt giữa các quốc gia với nhau, nhưng thời gian làm việc thì thường là từ 30 đến 35 giờ mỗi tuần

Quốc gia Thời gian làm việc

Phần Lan, Canada, New Zealand

30 giờ Úc, Iceland, Nhật Bản, Thụy Điển, Hoa kỳ

Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ 36 giờ

Bảng thống kê về thời gian làm thêm theo ILO

Theo nhóm nguyên cứu, công việc làm thêm có thể được định nghĩa là một công việc thường không có thời gian làm cố định, mức độ thường xuyên không cao, tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi để tăng thêm thu nhập Thời gian của các công việc part - time thường là từ 3 đến 5 tiếng mỗi ngày hoặc tùy vào tính chất công việc mà thời gian đi làm thêm có thể nhiều hơn 5 tiếng hoặc ít hơn 3 tiếng

2.1.2 Các loại công việc làm thêm

❖Việc làm thêm online tại nhà

Công việc online là loại công việc thường không yêu cầu người làm phải đến trực tiếp nơi làm việc mà có thể làm ở bất cứ nơi đâu miễn là có thể sử dụng các thiết bị mạng để làm việc

Một số công việc làm thêm hiện nay là: Nhận gia công tại nhà; Nhận làm sổ sách kế toán tại nhà; Việc làm thêm dịch thuật; Việc làm thêm viết bài Content, quảng cáo cho Website, công ty truyền thông

❖Việc làm thêm tại các cửa hàng

Hiện nay ở các cửa hàng có nhu cầu tuyển dụng nhân viên làm việc part-time hoặc full-time rất lớn, khối lượng việc làm cũng tăng cao, một số việc làm hiện tại có thể kể đến như:

• Công việc bán hàng: Đây là công việc không yêu cầu nhiều quá cao mà chỉ cần sự nhanh nhẹn và năng động trong quá trình làm việc

• Công việc thu ngân: công việc này liên quan đến việc thu chi tại cửa hàng, làm các thủ tục thanh toán, … Với công việc này thường sẽ phù hợp với các bạn có chuyên ngành kế toán vì sẽ phải liên quan đến tính toán sổ sách Tất nhiên, một người không có chuyên môn thì thời gian đầu có thể sẽ gặp phải nhiều khó khăn

• Công việc phục vụ: Cũng giống như việc làm thêm bán thời gian bán hàng thì việc làm thêm phục vụ cũng yêu cầu sự năng động của người làm và thường phù hợp hơn với các bạn trẻ vì đòi hỏi công việc cần phải có sự di chuyển nhiều

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm

Một nghiên cứu của Furr và Elling (2002) đã chỉ ra rằng yếu tố tác động đến quyết định làm thêm của sinh viên đó là khó khăn về mặt tài chính cho việc trang trải cuộc sống và học phí cho việc học

Một cuộc khảo sát của PGS.TS Đặng Thị Lệ Xuân trên 1.000 hộ dân ở 11 tỉnh thành cho biết rằng hiện nay có 51% sinh viên đang phải đi làm thêm vì học phí cao, trong đó nhóm nghèo nhất phải đi làm thêm nhiều nhất là 79%

Thêm vào đó, yếu tố kinh nghiệm có tác động tích cực đến việc phát triển các kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp giúp sinh viên quyết định làm thêm Các lý do khác mà sinh viên đi làm là muốn lấp đầy sơ yếu lý lịch, học được các kỹ năng quản lý thời gian, con người Ngoài ra việc làm thêm mang đến kiến thức khác từ cuộc sống ngoài học tập, gặp gỡ những người bạn mới và tạo dựng được các mối quan hệ (Nghiên cứu của Manthei và Gilmore (2005))

Nghiên cứu của Curtin Shani (2002) cho rằng việc kết hợp giữa việc học và làm thêm đang dần trở thành một xu hướng của sinh viên Việc này cho thấy rằng sinh viên hiện tại đang có nhu cầu tìm việc rất cao cho các công việc cá nhân của mình Bên cạnh đó việc làm thêm cũng gây ra khó khăn cho sinh viên trong việc cân bằng giữa học tập và làm việc như không có thời gian cho việc học tập (Manthei & Gilmore 2005), sinh viên với lịch học dày đặc mà đi làm thêm thì rất có thể sẽ bị stress (Jogaratnam & Buchanan 2004), ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như tác động tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên (Carney et al., 2005)

2.1.4 Khái niệm về động lực làm việc

Nguồn lực con người là một trong những yếu tố quyết định đến việc thành bại của doanh nghiệp, tổ chức Một doanh nghiệp, tổ chức muốn phát triển bền vững thì phải biết cách sử dụng triệt để, hiệu quả nguồn nhân lực Tạo động lực làm việc là một trong những cách thức để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực Việc tạo động lực làm việc đã nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu xã hội học, chủ doanh nghiệp

Do đó cần phải tìm ra những nhân tố nào sẽ ảnh hướng đến động lực làm việc

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về động lực của các nhà nghiên cứu:

Theo Bedeian (1993) “động lực là sự cố gắng để đạt được mục tiêu của mỗi cá nhân” hay Higgins (1994) cho rằng “động lực là lực đẩy từ bên trong cá nhân để đáp ứng các nhu cầu chưa được thỏa mãn.”

Robbins (2012) cũng thể hiện quan điểm của mình: “Động lực làm việc là sự sẵn lòng thể hiện mức độ cao của nỗ lực để hướng tới các mục tiêu của tổ chức trên cơ sở thỏa mãn những nhu cầu cá nhân”

Như vậy, có thể thấy rằng động lực chính là sự khao khát và tự nguyện thực hiện một công việc để đạt được một mục tiêu hoặc kết quả cụ thể nào đó Động lực tạo ra sự kích thích để những người lao động nỗ lực làm việc nhằm đạt được mục đích của mình trong một điều kiện cụ thể nào đó

2.1.5 Các lý thuyết về động lực làm việc

2.1.5.1 Lý thuyết cấp bậc nhu cầu Abraham Maslow

Mô hình nghiên cứu

2.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất

Nhận thức về kinh nghiệm/ kỹ năng làm việc

Nhận thức về lợi ích của các mối quan hệ

Nhận thức về tình hình tài chính/ thu nhập Áp lực đồng trang lứa

Nhận thức về quỹ thời gian của bản thân

Môi trường làm việc Điều kiện của bản thân đáp ứng được công việc Động lực đi làm thêm của sinh viên ĐỘNG LỰC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN

2.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào mô hình nghiên cứu đề xuất (Hình 2.1), nhóm tác giả đưa ra các giả thuyết liên quan đến nghiên cứu như sau:

H1 – Nhận thức về kinh nghiệm/ kỹ năng làm việc: Trong quá trình làm thêm, sinh viên có cơ hội học hỏi được kinh nghiệm làm việc cho bản thân (kinh nghiệm về kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, sắp xếp thời gian, …) Các sinh viên nhận thức được lợi ích này sẽ gia tăng động lực để làm thêm hay nói cách khác là sẽ có mối quan hệ dương (+) với động lực làm thêm.

H2 – Nhận thức về lợi ích của các mối quan hệ: Các sinh viên nhận thức được lợi ích của việc mở rộng mối quan hệ trong quá trình làm thêm sẽ gia tăng động lực làm thêm hay nói cách khác là sẽ có mối quan hệ dương (+) với động lực làm thêm.

H3 – Nhận thức về tình hình tài chính/ thu nhập: Các sinh viên nhận thức được lợi ích về gia tăng khả năng tài chính khi đi làm thêm sẽ ảnh hưởng đến động lực làm thêm của sinh viên hay nói cách khác là sẽ có mối quan hệ dương (+) với động lực làm thêm.

H4 – Áp lực đồng trang lứa: Các sinh viên gặp áp lực về việc các bạn đồng trang lứa tiếp xúc với việc làm thêm sớm đã có được những sự hiểu biết và thành công đi trước bản thân sẽ gia tăng động lực làm thêm của sinh viên hay nói cách khác là sẽ có mối quan hệ dương (+) với động lực làm thêm.

H5 – Nhận thức về quỹ thời gian của bản thân: Các sinh viên nhận thức về việc đi làm thêm sẽ giúp bản thân thay đổi thói quen chưa tốt và tận dụng hợp lý quỹ thời gian sẽ gia tăng động lực làm thêm hay nói cách khác là sẽ có mối quan hệ dương (+) với động lực làm thêm.

H6 – Môi trường làm việc: Một môi trường làm việc tốt có những yếu tố tích cực về vật chất và tinh thần sẽ làm gia tăng động lực làm thêm của sinh viên hay nói cách khác là sẽ có mối quan hệ dương (+) với động lực làm thêm.

H7 – Điều kiện của bản thân đáp ứng được công việc: Các sinh viên có khả năng đáp ứng được công việc (có phương tiện đi lại, phương tiện liên lạc, …cần thiết cho công việc) sẽ làm gia tăng động lực làm thêm của sinh viên hay nói cách khác là sẽ có mối quan hệ dương (+) với động lực làm thêm.

H8 –Động lực đi làm thêm của sinh viên: Sinh viên có đam mê đi làm thêm sẽ làm gia tăng động lực làm thêm của sinh viên hay nói cách khác là sẽ có mối quan hệ dương (+) với động lực làm thêm.

Nội dung chính của phần này là nghiên cứu các khái niệm về động lực, các lý thuyết liên quan đến động lực làm việc, trình bày các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến động lực làm thêm trên thế với và ở Việt Nam với đối tượng là sinh viên Qua phân tích lý thuyết, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực làm thêm của sinh viên các trường đại học khu vực TP Hồ Chí Minh gồm 7 nhân tố là: H1 - Nhận thức về kinh nghiệm/ kỹ năng của sinh viên; H2 - Nhận thức về lợi ích của các mối quan hệ; H3 - Nhận thức về tình hình tài chính/ thu nhập; H4 –Áp lực đồng trang lứa; H5 – Nhận thức về quỹ thời gian của bản thân; H6 – Môi trường làm việc; H7 – Điều kiện đáp ứng được công việc và 01 biến phụ thuộc Động lực đi làm thêm của sinh viên Đây là tiền đề và là cơ sở để tiến hành các phần tiếp theo trong nghiên cứu.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài

1 Vũ Minh Hùng, Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH 1 Thành viên Dịch vụ công ích Quận Phú Nhuận, Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh 2017, mục 3.1;

2 Nhóm tác giả Giảng viên khoa Quản trị Trường ĐH Luật TP HCM, Đề tài Nghiên cứu khoa học Cấp trường 2020, mục 3.1.

2 Cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu đã thực hiện trước đó

3 Mô hình nghiên cứu dự kiến

4 Nghiên cứu định tính (Thảo luận + Điều chỉnh)

5 Mô hình nghiên cứu + Thang đo chính thức

6 Xây dựng bảng câu hỏi

7 Nghiên cứu định lượng a Kiểm định hệ số alpha

Alpha b Kiểm tra nhân tố, phương sai trích được

9 Phân tích nhân tố c Kiểm tra tính đồng nhất của các biến

11 Phân tích hồi quy tuyến tính

12 Kiểm định lại lý thuyết

13 Insights và kiến nghị (nếu có)

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, với khách thể nghiên cứu: Sinh viên các trường Đại học trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

Phương pháp điều tra gồm:

• Dựa vào cơ sở lý thuyết

• Phỏng vấn trực tiếp sinh viên trong phạm vi gần (chủ yếu là sinh viên Đại học Luật TP HCM) và phỏng vấn online sinh viên các trường khác với số lượng nhỏ

• Hỏi ý kiến thầy cô/ cố vấn có kinh nghiệm cho lời khuyên

Mục đích: xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu làm thêm của sinh viên, các tiêu chí đánh giá cần nghiên cứu từ đó xây dựng thang đo, xây dựng bảng mẫu gần với thực tiễn nhất.

Nghiên cứu chính thức

3.3.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Mục đích của nghiên cứu định lượng sơ bộ là để đánh giá độ tin cậy của thang đo có được từ kết quả nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu: khảo sát trước số lượng nhỏ sinh viên tại Đại học Luật

TP Hồ Chí Minh bằng câu hỏi soạn sẵn, sau đó kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA bằng phần mềm SPSS 20

Sau bước này, thang đo sẽ được điều chỉnh phù hợp và dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức

3.3.2 Nghiên cứu định lượng chính thức

Phương pháp: thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi soạn sẵn

Công cụ xử lý dữ liệu: Phần mềm thống kê SPSS 20

Kiểm định thang đo như ở phần nghiên cứu sơ bộ, sau đó kiểm định mô hình lý thuyết bằng phương pháp hồi quy tuyến tính, từ đó xác định được mức độ tác động của các nhân tố nghiên cứu đến động lực đi làm thêm của sinh viên các trường đại học khu vực TP Hồ Chí Minh

3.3.3 Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi

Bảng 3.1 Thang đo các nhân tố tác động đến động lực làm thêm

Nhân tố Mã hóa Các thuộc tính/ quan sát

Nhận thức về kinh nghiệm/ kỹ năng làm việc (KN)

KN1 Đi làm thêm sẽ giúp cho sinh viên tích lũy được nhiều kinh nghiệm giúp cho việc học tập

KN2 Đi làm thêm sẽ giúp cho sinh viên tích lũy được kinh nghiệm phục vụ cho chuyên ngành của bản thân

KN3 Kinh nghiệm tích lũy được từ công việc làm thêm sẽ hữu ích hơn là các kiến thức tích lũy ở trường Đại học

Nên tìm kiếm những công việc làm thêm có những kinh nghiệm cần thiết và phù hợp với ngành nghề của bản thân

Nhận thức về lợi ích của các mối quan hệ

MQH1 Đối với sinh viên thì tìm kiếm mối quan hệ là ưu tiên hàng đầu

MQH2 Từ công việc làm thêm thì sinh viên sẽ tạo được nhiều mối quan hệ giúp ích cho công việc sau này

MQH3 Những mối quan hệ từ việc đi làm thêm phải cần có sự chọn lọc phù hợp

MQH4 Mối quan hệ khi đi làm thêm có thể ảnh hướng nhiều đến cuộc sống của sinh viên

MQH5 Có được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp thì sẽ giúp cho công việc làm thêm được dễ dàng hơn

Nhận thức về tình hình tài chính/ thu nhập (TN)

TN1 Thu nhập là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến quyết định đi làm thêm của sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh

TN2 Thu nhập từ việc làm thêm là để dành cho việc tiêu xài cá nhân

TN3 Thu nhập từ việc làm thêm sẽ giúp sinh viên chi trả các nhu cầu thiết yếu cá nhân

TN4 Thu nhập từ việc làm thêm là để sinh viên phụ giúp cho gia đình

Sinh viên đi làm thêm kiếm tiền để chứng tỏ bản thân có thể tự lập mà không phụ thuộc vào gia đình

Thu nhập từ việc làm thêm là để sinh viên đóng tiền học lại, tự chi trả những khoản học thêm của bản thân

TN7 Sinh viên luôn cân nhắc về mức thu nhập từ công việc làm thêm Áp lực đồng trang lứa (AL)

AL1 Khi thấy bạn bè đi làm thêm tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng, các mối quan hệ thì bản thân đi làm vì không muốn thua kém mọi người

AL2 Khi bạn bè đi làm thì bản thân thấy tò mò và muốn trải nghiệm việc đi làm thêm

AL3 Khái niệm con nhà người ta đi làm thêm tích lũy được nhiều tiền phụ giúp gia đình

AL4 Thấy các bạn của mình khi đi làm thêm có cuộc sống chi phí thoải mái nên tự bản thân muốn được như vậy

Nhận thức về quỹ thời gian

QTG1 Đi làm thêm khi thời gian rảnh là cách quản lý tốt quỹ thời gian của bản thân

QTG2 Đi làm thêm vào thời gian rảnh giúp hạn chế những thói quen xấu

QTG3 Đi làm thêm khi thời gian nhàn rỗi giúp bản thân rèn luyện cho mình sự siêng năng, tính kỷ luật,… Điều kiện vật chất (DKVC)

DKVC1 Có phương tiện đi lại thì sẽ giúp cho sinh viên dễ dàng hơn trong công việc làm thêm

DKVC2 Có phương tiện liên lạc thì sẽ giúp cho sinh viên dễ dàng hơn trong công việc làm thêm

DKVC3 Thiết bị, máy móc nơi làm việc có tác động đến động lực làm thêm của sinh viên

Môi trường làm việc (MT)

MT1 Tính chất công việc không quá áp lực

MT2 Môi trường làm việc lành mạnh

MT3 Nhiều cơ hội để tìm việc phù hợp và dễ dàng tiếp cận nhà tuyển dụng Động lực làm thêm của sinh viên (DL)

DL1 Đi làm thêm là niềm đam mê của bản thân

DL2 Việc làm thêm sẽ gia tăng thêm thu nhập cho bản thân

DL3 Thông qua việc làm thêm để củng cố kỹ năng cho nghề nghiệp trong tương lai

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

Sau khi tiến hành nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ để hoàn thiện thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm thêm của sinh viên trường đại học khu vực TP Hồ Chí Minh, các biến quan sát của thang đo đã được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn

Kết quả thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giảng viên đã được hiệu chỉnh gồm 07 biến độc lập gồm: Nhận thức về kinh nghiệm/ kỹ năng làm việc (KN); Nhận thức về lợi ích của các mối quan hệ (MQH); Nhận thức về tình hình tài chính/ thu nhập (TN); Áp lực đồng trang lứa (AL); Nhận thức về Quỹ thời gian (QTG), Điều kiện vật chất (DKVC); Môi trường làm việc (MT); và 01 biến phụ thuộc là Động lực làm thêm của sinh viên (DLNC) với tổng số 32 biến quan sát

Thang đo Likert 5 mức độ tương ứng: Rất không đồng ý; Không đồng ý; Bình thường; Đồng ý; Rất đồng ý được sử dụng để xây dựng bảng câu hỏi chính thức

Bảng khảo sát được thiết kế như sau:

PHIẾU KHẢO SÁT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

“NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN

KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

Xin chào anh/chị/các bạn!

Chúng mình là nhóm sinh viên đến từ trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Với mục đích phục vụ cho quá trình nghiên cứu, chúng mình đã tiến hành tạo bảng khảo sát với đề tài “Những yếu tố tác động đến động lực làm thêm của sinh viên các trường đại học trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh” Khảo sát là một phần quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài của nhóm chúng mình Các câu trả lời của anh/chị/các bạn là nguồn dữ liệu quý giá để giúp chúng mình hoàn thành đề tài này

Mục đích của nghiên cứu này là nhằm xác định, đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu cũng như động lực đối với việc làm thêm của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó, rút ra được kết luận chung phục vụ cho nghiên cứu thực tiễn lớn hơn

Chúng mình xin cam kết thông tin do anh/chị/bạn cung cấp dưới đây chỉ được dùng để phục vụ mục đích nghiên cứu và hoàn toàn được giữ bí mật

1 Bạn có đang là sinh viên đang học tập tại thành phố Hồ Chí Minh?

2 Bạn đang là sinh viên năm mấy?

4 Bạn là sinh viên của trường nào?

5 Ngành/Chuyên ngành mà bạn đang theo học?

6 Bạn đã từng đi làm thêm hay chưa?

7 Sinh hoạt phí trung bình hàng tháng của bạn là bao nhiêu?

8 Mức thu nhập tring bình hàng tháng đem lại cho bạn khi đi làm thêm (đối với các bạn đã và đang đi làm thêm)?

9 Bạn nghĩ những yếu tố nào dưới đây ảnh hưởng quan trọng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên?

 Tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng sống

II NỘI DUNG KHẢO SÁT

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

CÁC NHÂN TỐ MỨC ĐỘ

1.1 Đi làm thêm sẽ giúp cho sinh viên tích lũy được nhiều kinh nghiệm giúp cho việc học tập

1.2 Đi làm thêm sẽ giúp cho sinh viên tích lũy được kinh nghiệm phục vụ cho chuyên ngành của bản thân

Kinh nghiệm tích lũy được từ công việc làm thêm sẽ hữu ích hơn là các kiến thức tích lũy ở trường Đại học

Nên tìm kiếm những công việc làm thêm có những kinh nghiệm cần thiết và phù hợp với ngành nghề của bản thân

2.1 Đối với sinh viên thì tìm kiếm mối quan hệ là ưu tiên hàng đầu

2.2 Từ công việc làm thêm thì sinh viên sẽ tạo được nhiều mối quan hệ giúp ích cho công việc sau này

2.3 Những mối quan hệ từ việc đi làm thêm phải cần có sự chọn lọc phù hợp

2.4 Mối quan hệ khi đi làm thêm có thể ảnh hướng nhiều đến cuộc sống của sinh viên

2.5 Có được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp thì sẽ giúp cho công việc làm thêm được dễ dàng hơn

3.1 Thu nhập là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến quyết định đi làm thêm của sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh

3.2 Thu nhập từ việc làm thêm là để dành cho việc tiêu xài cá nhân

3.3 Thu nhập từ việc làm thêm sẽ giúp sinh viên chi trả các nhu cầu thiết yếu cá nhân

3.4 Thu nhập từ việc làm thêm là để sinh viên phụ giúp cho gia đình

3.5 Sinh viên đi làm thêm kiếm tiền để chứng tỏ bản thân có thể tự lập mà không phụ thuộc vào gia đình

3.6 Thu nhập từ việc làm thêm là để sinh viên đóng tiền học lại, tự chi trả những khoản học thêm của bản thân

3.7 Sinh viên luôn cân nhắc về mức thu nhập từ công việc làm thêm

4 Áp lực đồng trang lứa 1 2 3 4 5

Khi thấy bạn bè đi làm thêm tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng, các mối quan hệ thì bản thân đi làm vì không muốn thua kém mọi người

4.2 Khi bạn bè đi làm thì bản thân thấy tò mò và muốn trải nghiệm việc đi làm thêm

Khái niệm con nhà người ta đi làm thêm tích lũy được nhiều tiền phụ giúp gia đình

4.4 Thấy các bạn của mình khi đi làm thêm có cuộc sống chi phí thoải mái nên tự bản thân muốn được như vậy

5.1 Đi làm thêm khi thời gian rảnh là cách quản lý tốt quỹ thời gian của bản thân

5.2 Đi làm thêm vào thời gian rảnh giúp hạn chế những thói quen xấu

5.3 Đi làm thêm khi thời gian nhàn rỗi giúp bản thân rèn luyện cho mình sự siêng năng,

6.1 Có phương tiện đi lại thì sẽ giúp cho sinh viên dễ dàng hơn trong công việc làm thêm

6.2 Có phương tiện liên lạc thì sẽ giúp cho sinh viên dễ dàng hơn trong công việc làm thêm

Thiết bị, máy móc nơi làm việc có tác động đến động lực làm thêm của sinh viên

7.1 Tính chất công việc không quá áp lực

7.2 Môi trường làm việc lành mạnh

7.3 Nhiều cơ hội để tìm việc phù hợp và dễ dàng tiếp cận nhà tuyển dụng

8 Động lực đi làm thêm của sinh viên 1 2 3 4 5

8.1 Đi làm thêm là niềm đam mê của bản thân

8.2 Việc làm thêm sẽ gia tăng thêm thu nhập cho bản thân

8.3 Thông qua việc làm thêm để củng cố kỹ năng cho nghề nghiệp trong tương lai

Một số nhà nghiên cứu không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa trong phân tích nhân tố

Gorsuch (1983, được trích bởi MacCallum và đồng tác giả 1999) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 5 lần so với số lượng biến Trong đề tài này có tất cả 32 biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 32 x 5 0 số lượng mẫu quan sát

Với tổng số sinh viên các trường đại học trong khu vực TP Hồ Chí Minh hiện nay thì nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát 171 sinh viên cho nghiên cứu của mình Phương pháp lấy mẫu được chọn là lấy bằng cách phát bảng câu hỏi cho những khách thể nghiên cứu nêu trên, cụ thể nhóm tác giả đăng công khai đơn khảo sát lên mạng xã hội chính thức và nhờ sự hỗ trợ của các đối tượng sinh viên phù hợp.

3.3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu

3.3.5.1 Đánh giá thang đo Đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha : Để đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho một thang đo thì phải có tối thiểu là 3 biến đo lường Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0,1]

Về mặt lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao thì càng tốt tức là thang đo có độ tin cậy cao Tuy nhiên điều này thực sự không phải như vậy

Cronbach’s Alpha quá lớn (>0,95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có sự khác biệt gì nhau, nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu Hiện tượng này gọi là hiện tượng trùng lắp trong đo lường Các biến đo lường dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có mối tương quan chặt chẽ với nhau Vì vậy khi kiểm tra từng biến đo lường chúng ta sử dụng hệ số tương quan biến tổng Hệ số này lấy tương quan của biến đo lường xem xét với các biến còn lại trong thang đo Một biến thiên đo lường 29 có hệ số tương quan tổng r ≥ 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu 1 Tuy nhiên nếu r =1 thì hai biến đo lường chỉ là một và chúng ta chỉ cần dùng một trong hai biến là đủ Vì vậy, theo Nunnally & Bernstein (1994) một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0,7-0,8] Nếu Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 thì thang đó có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy 2

Kiểm định thang đo bằng phương pháp EFA : Phân tích nhân tố khám phá là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu 3

Phương pháp trích hệ số sử dụng là “Principal components” với phép xoay

Ngày đăng: 10/10/2024, 15:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trương Quang Quốc Dũng, “Sinh viên đi làm thêm”, Báo tuổi trẻ, https://tuoitre.vn/sinh-vien-di-lam-them-30997.htm (truy cập ngày 3/7/2023) 2. Ngô Sách Thọ và Nguyễn Xuân Trãi (2018), Thực trạng việc làm thêm của sinhviên Trường đại học Thể dục Thể thao Bắc ninh, Tạp chí Khoa học và Đào tạo thể thao, (03) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh viên đi làm thêm”, "Báo tuổi trẻ", https://tuoitre.vn/sinh-vien-di-lam-them-30997.htm (truy cập ngày 3/7/2023) 2. Ngô Sách Thọ và Nguyễn Xuân Trãi (2018), "Thực trạng việc làm thêm của sinh "viên Trường đại học Thể dục Thể thao Bắc ninh
Tác giả: Trương Quang Quốc Dũng, “Sinh viên đi làm thêm”, Báo tuổi trẻ, https://tuoitre.vn/sinh-vien-di-lam-them-30997.htm (truy cập ngày 3/7/2023) 2. Ngô Sách Thọ và Nguyễn Xuân Trãi
Năm: 2018
3. Nguyễn Thị Phượng, Trần Thị Diễm Thúy (2020), Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học An Giang, Tạp chí Công thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học An Giang
Tác giả: Nguyễn Thị Phượng, Trần Thị Diễm Thúy
Năm: 2020
5. Nguyễn Xuân Long (2009), Nhu cầu làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội: Thực trạng và giải pháp, 9 (126) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội: Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Xuân Long
Năm: 2009
6. Phan Thị Thu Thảo (2017), Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, tr. 25-tr. 33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Tác giả: Phan Thị Thu Thảo
Năm: 2017
8. Zhen Zhou & Wei Chen, “An Investigation on the Part-Time Job Social Behavior of English Majors”, English Language Teaching, (11), tr. 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Investigation on the Part-Time Job Social Behavior of English Majors
9. Asad Afzal Humayon, Shoaib Raza, Noor ul ain Ansari, Ambreen Fatima, Joza Batool, Misbah Haque (2018), “Factors affecting Part-time students performance in Pakistan”, European Online Journal of Natural and Social Sciences 2018, (01), tr. 69 – tr. 72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors affecting Part-time students performance in Pakistan
Tác giả: Asad Afzal Humayon, Shoaib Raza, Noor ul ain Ansari, Ambreen Fatima, Joza Batool, Misbah Haque
Năm: 2018
10. Rob Valletta and Leila Bengali (2013), What’s Behind the Increase in Part-Time Work, tr. 1 – tr. 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: What’s Behind the Increase in Part-Time Work
Tác giả: Rob Valletta and Leila Bengali
Năm: 2013
11. Arne L. Kalleberg (2000), Nonstandard employment relations: Part-time, Temporary and Contract Work, tr. 341- tr. 364 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nonstandard employment relations: Part-time, Temporary and Contract Work
Tác giả: Arne L. Kalleberg
Năm: 2000
4. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu với SPSS, Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức, 2008 Khác
7. Hoàng Thị Nga (2020), Demand for Part-Time Job of Students Today Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thống kê về thời gian làm thêm theo ILO - Các yếu tố tác Động Đến Động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học trong khu vực thành phố hồ chí minh
Bảng th ống kê về thời gian làm thêm theo ILO (Trang 9)
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất - Các yếu tố tác Động Đến Động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học trong khu vực thành phố hồ chí minh
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 18)
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài - Các yếu tố tác Động Đến Động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học trong khu vực thành phố hồ chí minh
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài (Trang 21)
Bảng 3.1. Thang đo các nhân tố tác động đến động lực làm thêm - Các yếu tố tác Động Đến Động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học trong khu vực thành phố hồ chí minh
Bảng 3.1. Thang đo các nhân tố tác động đến động lực làm thêm (Trang 23)
Bảng câu hỏi - Các yếu tố tác Động Đến Động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học trong khu vực thành phố hồ chí minh
Bảng c âu hỏi (Trang 25)
Bảng 4.3. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu - Các yếu tố tác Động Đến Động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học trong khu vực thành phố hồ chí minh
Bảng 4.3. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu (Trang 43)
Bảng 4.4. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu - Các yếu tố tác Động Đến Động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học trong khu vực thành phố hồ chí minh
Bảng 4.4. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu (Trang 44)
Bảng 4.6: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo - Các yếu tố tác Động Đến Động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học trong khu vực thành phố hồ chí minh
Bảng 4.6 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo (Trang 46)
Bảng 4.9: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Quỹ thời gian của sinh - Các yếu tố tác Động Đến Động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học trong khu vực thành phố hồ chí minh
Bảng 4.9 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Quỹ thời gian của sinh (Trang 47)
Bảng 4.10: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Điều kiện vật chất của - Các yếu tố tác Động Đến Động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học trong khu vực thành phố hồ chí minh
Bảng 4.10 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Điều kiện vật chất của (Trang 48)
Bảng 4.12: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Động lực làm thêm của - Các yếu tố tác Động Đến Động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học trong khu vực thành phố hồ chí minh
Bảng 4.12 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Động lực làm thêm của (Trang 49)
Bảng 4.14 Kết quả phân tích EFA – Tổng phương sai trích - Các yếu tố tác Động Đến Động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học trong khu vực thành phố hồ chí minh
Bảng 4.14 Kết quả phân tích EFA – Tổng phương sai trích (Trang 50)
Bảng 4.15. Kết quả phân tích EFA – Ma trận xoay - Các yếu tố tác Động Đến Động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học trong khu vực thành phố hồ chí minh
Bảng 4.15. Kết quả phân tích EFA – Ma trận xoay (Trang 51)
Bảng 4.16: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett - Các yếu tố tác Động Đến Động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học trong khu vực thành phố hồ chí minh
Bảng 4.16 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett (Trang 52)
Bảng 4.17 Kết quả phân tích EFA – Tổng phương sai trích - Các yếu tố tác Động Đến Động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học trong khu vực thành phố hồ chí minh
Bảng 4.17 Kết quả phân tích EFA – Tổng phương sai trích (Trang 53)
Bảng 4.18. Kết quả phân tích EFA – Ma trận xoay sau khi loại biến - Các yếu tố tác Động Đến Động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học trong khu vực thành phố hồ chí minh
Bảng 4.18. Kết quả phân tích EFA – Ma trận xoay sau khi loại biến (Trang 54)
Bảng 4.19: Bảng mã hóa các nhân tố - Các yếu tố tác Động Đến Động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học trong khu vực thành phố hồ chí minh
Bảng 4.19 Bảng mã hóa các nhân tố (Trang 55)
Bảng 4.20: Kết quả phân tích tương quan Pearson - Các yếu tố tác Động Đến Động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học trong khu vực thành phố hồ chí minh
Bảng 4.20 Kết quả phân tích tương quan Pearson (Trang 56)
Bảng 4.21. Kết quả phân tích độ phù hợp của mô hình sau khi loại biến - Các yếu tố tác Động Đến Động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học trong khu vực thành phố hồ chí minh
Bảng 4.21. Kết quả phân tích độ phù hợp của mô hình sau khi loại biến (Trang 58)
Bảng 4.22. Kết quả phân tích ANOVAa - Các yếu tố tác Động Đến Động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học trong khu vực thành phố hồ chí minh
Bảng 4.22. Kết quả phân tích ANOVAa (Trang 59)
Bảng 4.24. Kết quả phân tích độ phù hợp của mô hình sau khi loại biến - Các yếu tố tác Động Đến Động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học trong khu vực thành phố hồ chí minh
Bảng 4.24. Kết quả phân tích độ phù hợp của mô hình sau khi loại biến (Trang 60)
Bảng 4.25. Kết quả phân tích ANOVAa sau khi loại biến - Các yếu tố tác Động Đến Động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học trong khu vực thành phố hồ chí minh
Bảng 4.25. Kết quả phân tích ANOVAa sau khi loại biến (Trang 61)
Bảng 4.26. Kết quả phân tích hồi quy lần 2 - Các yếu tố tác Động Đến Động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học trong khu vực thành phố hồ chí minh
Bảng 4.26. Kết quả phân tích hồi quy lần 2 (Trang 61)
Bảng 4.27. Kết quả kiểm định giả thuyết - Các yếu tố tác Động Đến Động lực làm thêm của sinh viên các trường Đại học trong khu vực thành phố hồ chí minh
Bảng 4.27. Kết quả kiểm định giả thuyết (Trang 62)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w