(Khóa luận tốt nghiệp) Phân Tích Tình Hình Hỗ Trợ Xuất Khẩu Thủy Sản Trong Giai Đoạn Hiện Nay(Khóa luận tốt nghiệp) Phân Tích Tình Hình Hỗ Trợ Xuất Khẩu Thủy Sản Trong Giai Đoạn Hiện Nay(Khóa luận tốt nghiệp) Phân Tích Tình Hình Hỗ Trợ Xuất Khẩu Thủy Sản Trong Giai Đoạn Hiện Nay(Khóa luận tốt nghiệp) Phân Tích Tình Hình Hỗ Trợ Xuất Khẩu Thủy Sản Trong Giai Đoạn Hiện Nay(Khóa luận tốt nghiệp) Phân Tích Tình Hình Hỗ Trợ Xuất Khẩu Thủy Sản Trong Giai Đoạn Hiện Nay(Khóa luận tốt nghiệp) Phân Tích Tình Hình Hỗ Trợ Xuất Khẩu Thủy Sản Trong Giai Đoạn Hiện Nay(Khóa luận tốt nghiệp) Phân Tích Tình Hình Hỗ Trợ Xuất Khẩu Thủy Sản Trong Giai Đoạn Hiện Nay(Khóa luận tốt nghiệp) Phân Tích Tình Hình Hỗ Trợ Xuất Khẩu Thủy Sản Trong Giai Đoạn Hiện Nay(Khóa luận tốt nghiệp) Phân Tích Tình Hình Hỗ Trợ Xuất Khẩu Thủy Sản Trong Giai Đoạn Hiện Nay(Khóa luận tốt nghiệp) Phân Tích Tình Hình Hỗ Trợ Xuất Khẩu Thủy Sản Trong Giai Đoạn Hiện Nay(Khóa luận tốt nghiệp) Phân Tích Tình Hình Hỗ Trợ Xuất Khẩu Thủy Sản Trong Giai Đoạn Hiện Nay(Khóa luận tốt nghiệp) Phân Tích Tình Hình Hỗ Trợ Xuất Khẩu Thủy Sản Trong Giai Đoạn Hiện Nay(Khóa luận tốt nghiệp) Phân Tích Tình Hình Hỗ Trợ Xuất Khẩu Thủy Sản Trong Giai Đoạn Hiện Nay(Khóa luận tốt nghiệp) Phân Tích Tình Hình Hỗ Trợ Xuất Khẩu Thủy Sản Trong Giai Đoạn Hiện Nay(Khóa luận tốt nghiệp) Phân Tích Tình Hình Hỗ Trợ Xuất Khẩu Thủy Sản Trong Giai Đoạn Hiện Nay(Khóa luận tốt nghiệp) Phân Tích Tình Hình Hỗ Trợ Xuất Khẩu Thủy Sản Trong Giai Đoạn Hiện Nay(Khóa luận tốt nghiệp) Phân Tích Tình Hình Hỗ Trợ Xuất Khẩu Thủy Sản Trong Giai Đoạn Hiện Nay(Khóa luận tốt nghiệp) Phân Tích Tình Hình Hỗ Trợ Xuất Khẩu Thủy Sản Trong Giai Đoạn Hiện Nay
Trang 1
GẦN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HO CHi MINH
PHAN TiCH TINH HINH
HO TRO XUAT KHAU THUY SAN TRONG GIAI DOAN HIEN NAY
NGUOI HUONG DAN — : ThS BINH TH] LIEN
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYÊN THỊ TÂM THƯ
TP HÒ CHÍ MINH NĂM 2010
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HÒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
DE TAL:
PHAN TICH TINH HiNH
HO TRO XUAT KHAU THUY SAN
TRONG GIAI DOAN HIEN NAY
SV THUC HIEN: NGUYEN TH] TAM THU’ LOP : ĐH22C2
NGUOI HUONG DAN: THS DINH THI LIEN
TP HO CHi MINH NAM 2010
Trang 3Lời Cam Đoan œ4 ]k›
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Cô
hướng dẫn là Th.S Đinh Thị Liên Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài
này là trung thực và chưa từng được ai công bé trong bất cứ công trình nào Những
số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phân tải liệu tham khảo Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác, và đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn đẻ dễ tra cứu, kiểm chứng
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nảo tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình
Trang 41.].3.3 Điều kiện tụ nhiên, năng luc san xuất của các doanh nghiỆp ‹ 3
1.1.3.4 Thị trường nước ngoài
1.1.4 Xuất khẩu thủy sản -
1.1.4.1 Những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ yếu
11.42 Vai trò của xuất khẩu thiiy SI sees cet ee cn ene ee 5
1.1.5 Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) 6
1.2 Hoạt động hỗ trợ xuất khẨu -c -s++++tt+tttrtt2t142220222009ttrmrrrre 8
1.2.1 Khái niệm hỗ trợ xuất khẩu
1.2.2 Những thành phần tham gia hỗ trợ xuất khẫu -++ 1.2.2.1 Chính phủ ào eeceeeerrrrrtrrrrtrtrrtdttr .ỡ
1.2.2.2 Các ngân hàng thương 10 veecsvecs tn rte ee i
1.2.3 Vai trò của hỗ trợ xuất khâu errrreee
1.2.3.1 Đối với nền kinh lễ ch
1.2.3.2 Đối với ngân hằng e sen
1.2.3.3 Đi với các doanh nghiệp xuất khẩu
1.2.4 Những nhân tổ ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ xuất khẩu -+ 16 1.3 Cơ sỡ pháp lí cho hoạt động hỗ trợ xuất khẩu -rsrerrerrrrrtrtt 17
Trang 51.4 Kinh nghiệm thành công của hoạt động hỗ trợ xuất khẩu thủy sản ở một
KẾ luận chương Ï: ee eeeceeenerrrrrrrrrrnttrtrrrrnrtttrrtnimrrfnnffrn
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHAU THUY SAN VA SY HO TRỢ XUẤT KHÁU THỦY SẲN -shntttnhtnhhtttttntrrn
2.1 Tông quan về xuất khẩu thủy sản Việt Nam
2.1.1 Lịch sử và quá trình phát triển của ngành Thủy sản
2.1.2 Thuận lợi
2.1.3 Khó khăn
2.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam
2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sẵn - -eerrrrrdrtrrtrrtrrrtdtrrtrntr
2.2.2 Thị trường xuất khẩu thủy sẵn .ecerrrererrerernrnererrrrrrrrrrr 38
3.3 Tình hình hỗ trợ xuất khẩu thủy sản -eeeseerreerrrmerrerrrerrrnrree 43
2.3.2 Từ các ngân hàng thương TRÌ, à eceeererrrrrrrtrtrtrtdtrtrti
2.3.2.1 Tình hình tài chính của các ngân hàng
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP KIÊN NGHỊ ĐÉ HÓ TRỢ CHO HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SAN
3.1 Định hướng phát triển của boạt động xuất khẩu thủy sắn -++ 68
Trang 63.2.1 Chính phủ .-cccvecrrrrrrerrrrtrettdttrtrtrrtrttrrtttntttftfftrrf
3.2.2 Các ngân hàng thương mại
3.3 Những giải pháp kiến nghị . .-eeeerrteerrteertteeh
3.3.1 Đối với Chính phủ -crserthtrrh 3.3.2 Đối với các ngân hàng -rre+r
3.3.3 Đế với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
Trang 7DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: DANH SACH VON DIEU LE CAC NGAN HANG
Phu luc 2: QUYÉT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TONG THE PHAT
TRIEN NGANH THUY SAN ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HUONG DEN NĂM
iv
Trang 8“ie te
Bang 2.1: Kim ngạch XNK v và kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 34
| Bằng 22: Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nar 22.2: Thị trường xuất khâu thủy sản Việt Nam nam 2008-2009 | 38
Tảng 23: Lượng, kim ngạch, tốc độ tăng/giảm 553: Lượng, Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm xuất x khâu thủy s san năm 2009 đã
so với năm 2008
“Bảng 2.4: Vốn điều lệ 2.2.4: Von điều lệ của một số ngân hàng ———— | 49
“Bằng 2.5: Dư nợ cho vay € ảng 2.5: Dư nợ cho vay của một số ngân hàng _— —————† 49 |
Lỗ 5£ banhsinhiofn mốc của EIB năm n 2008 SỐ 5
LBne2:6o gắt dụng theo ngành nghề Kin doanh của EIB - 54
Sine § Ca din tng Theo ngành nghề kh 22.8: Co edu tín dụng theo ngành nghệ kinh doonhoavOB | 5ˆ LBăng 2 9: Cơ cầu tín đụng theo ngành nghề kinh doa 22.9: Co cấu tín dụng theo ngành nghệ kinh doanh Se ee
Bieu đô 2.1: Tông kim ngạch xuat khâu và kìm ngạch xuất khâu thủy sản sử Việt Nam 2006-Q1/2010
biến đồ 2.27 Thay đối tý trọng Km ngạch XKTŠ trong tông kim ngạch XK 3
Biểu đỗ 2.3: Sự thay đôi giá trị xuất khẩu thủy sản ở các thị trường
Biểu đề 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản năm 2009
““—===Enkcisgr suất năm 2008
tiểu độ 2,5: Diễn biên lãi suât năm 2008
F Biểu đỗ 2.6: Tình hình tăng trưởng vôn điều lệ của một ‹ số ngân n hang
[a
Biểu đồ 2.7: Doanh số xuât khâu thủy y sản Việt Nam
| ————
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
Ngân hàng thương mại Ngân bàng thương mại cổ phần Ngân hàng nhà nước
Cục xúc tiến xuất khẩu Thái Lan
Công ty Tín dụng Xuất khẩu Thụy Điển
Quy định về chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không
Đô la Mỹ
Ngân hàng thương mại cỗ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam Ngân hàng thương mại cỗ phần ngoại thương Việt Nam Ngân hàng thương mại cỗ phần Á Châu
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Dấu phân cách giữa phần nguyên và phần thập phân là:
e dấu chấm (} đối với số tiền bằng ngoại tỆ,
e đấu phẩy () đối với số tiền bằng VND, số liệu phần trăm
khác
(%) và các đơn vị
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
œ1#t Trong điều kiện toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế đang diễn ra với tốc độ hết sức nhanh chóng hiện nay, không một quốc gia nào phát triển nền kinh tế của mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực Điều đó không loại trừ đối với Việt Nam, đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước hiện nay Việc Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Tbương mại thé giới
(WTO) ngày 7/1/2007 đã đánh dấu một bước tiến vượt bậc đưa đất nước vào một
sân chơi mới mang tính toàn cầu, mở ra rất nhiều cơ hội phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội và dĩ nhiên thách thức cũng không nhỏ
Trong nền kinh tế của Việt Nam, thủy sản là thế mạnh và là ngành kinh tế mũi nhọn Sự phong phú về các loại thuý hải sản đã giúp ngành thủy sản của nước
ta có điều kiện rất thuận lợi để phát triển Nuôi trồng thủy sản đã trở thành hướng đi
chính của việc chuyển đổi các vùng điện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả thành những vùng sản xuất nguyên liệu lớn phục vụ cho ngành chế biến thủy sản
xuất khẩu Thực tế, thủy sản đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất
nước và trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế điễn ra, tác động đến hầu hết các
quốc gia trên thế giới, hoạt động xuất khẩu thủy sản của nước ta phải đối mặt với
khó khăn về sản xuất và tiêu thụ Bên cạnh đó, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam đang bị cạnh tranh hết sức gay gắt và có nguy cơ mất dần chỗ đứng của mình Hiểu
rõ vấn để đó, Đáng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và giúp ngành thủy sản vượt qua những khó khăn
Nhận biết được tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ xuất khẩu thủy sản, em
đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động hỗ trợ xuất khẩu thủy sẵn của Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay” đễ phân tích và nêu những biện pháp đề nghị nhằm mở
rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ xuất khẩu thủy sản
> Mục đích nghiên cứu:
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của hoạt động xuất khẩu thủy sản đối với nền kinh tế quốc dân
Trang 11Nhận thức được tầm quan trọng của boạt động hỗ trợ xuất khẩu đối với
ngành thủy sản
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Tìm biểu tình bình hỗ trợ xuất khẩu thủy sản từ phía Chính phủ và các ngân hàng với vai trò là trợ thủ đắc lực
Khẳng định những thành tựu đã đạt được và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, từ đó nêu lên những biện pháp kiến nghị
> Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng phương pháp nghiên cứu khoa học: duy vật
biện chứng, logic, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp
> Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, các biện pháp hỗ trợ
của Chính phủ và các hoạt động hỗ trợ của một số ngân hàng cụ thé
> Kết cấu của khóa luận: Ngoài phần mở đầu và kết thúc, khóa luận gồm 3 chương:
Chương1: lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và sự hỗ trợ xuất
khẩu
Chương2: Tình hình xuất khẩu thủy sản và sự hỗ trợ xuất khẩu thủy
sản
Chương3: Giải pháp kiến nghị để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu
thủy sản trong thời gian tới
Trang 12Chương 1: Lý luận chưng về hoại động xuất khẩu và sự hỗ trợ xuất khẩu
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VẺ HOẠT ĐỌNG XUẤT
KHÂU VÀ SỰ HỖ TRỢ XUẤT KHẨU
1.1 Hoạt đông xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm
Xuất khẩu Nhập khẩu
Theo luật Thương mại (của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005):
“Điều 28 Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
1 Xuất khẩu hàng hỏa là việc hàng hoá được đưa ra khôi lãnh thổ Việt Nam
hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hãi
quan riêng theo quy định của pháp luật
2 Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ
nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vục hải quan riêng theo quy định của pháp luật
3 Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời k} và Điều ước quốc tễ
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cẩm nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền va thi tục cấp giấy phép”
Ví dụ, hàng hóa được sản xuất tại Mỹ và bán tại Nhật Bản thì ta sẽ noi: hang
hóa được xuất khẩu từ Mỹ sang Nhật Bản hay Nhật Bản nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ
1.1.2 Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu là một bộ phận của cán cân thương mại bên cạnh nhập khẩu; xuất khẩu làm phát sinh khoản thu nên được ghỉ có trong cán cân thanh toán quốc tế: ngược lại, nhập khẩu làm phát sinh khoản chỉ nên được ghỉ nợ trong cán cân thanh toán quốc tế Xuất khẩu có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế một cách trực tiếp
vì nó là một thành phần của tổng sản phẩm: Xuất khẩu làm tăng tổng thu nhập nội địa (Gross Domestic Product — GDP), làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó
có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa, một nhân tố kích thích nền kinh tế tăng
Trang 13Chương Ì: Lý luận chưng về hoạt động xuất khẩu và su hỗ trợ xuất khẩu
trưởng Xuất khẩu còn tác động một cách gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế bằng nhiều cách:
Xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu và tạo ra nguồn vốn lớn cho
nhập khẩu để đáp ứng yêu cầu cúa sự nghiệp công nghiệp hóa — hiện đại hóa (CNH- HPH) đất nước: Sự nghiệp CNH-HDH đất nước đời hỏi phải có đủ nguồn vốn để
nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại, do đó, tăng kim ngạch xuất
khẩu chính là một yêu cầu bức xúc đối với nước ta
Một vai trò nữa của xuất khẩu là góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH, hợp lý hóa sản xuất và thúc đây sân xuất phát triển Định hướng đây mạnh xuất khẩu trong những năm tới là: tăng nhanh tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế biến có giá trị tăng thêm cao, giàu hàm lượng công nghệ, có sức cạnh tranh, tạo thêm các sản phẩm xuất khẩu chủ lực mới, hạn chế và tiến tới chấm dứt xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và nông sản chưa qua chế biến
Xuất khẩu giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc kích thích tăng
trưởng kinh tế và mở rộng thương mại quốc tế: xuất khẩu làm tăng như cầu tiêu dùng trong nền kinh tế và do vậy mở rộng thị trường cho sản xuất nội địa, cải thiện
quá trình tái phân bé nguồn lực, làm tăng năng lực sử dụng và cạnh tranh Sự cạnh
tranh trong xuất khâu buộc các doanh nghiệp trong nước phải không ngừng hợp lý
hóa sản xuất, tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả, tăng nắng
suất lao động, giảm chỉ phí sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản
phẩm từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Bên cạnh đó, xuất khẩu làm
gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của những ngành nghề liên quan như vận tải,
bảo hiểm, chế biến
Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người đân, nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu, nhờ đó én định cuộc sống và đảm bảo an sinh xã hội
Thông qua xuất khẩu, nhiều mối quan hệ quốc tế được tạo ra, đầu tư trong
nước cũng như đầu tư nước ngoài được mở rộng Xuất khẩu là cơ sở để thực hiện
phương châm đa dạng hoá và đa phương hoá trong quan hệ đối ngoại của Đảng
Trang 14Chương Ï: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và sự hỗ trợ xuất khẩu
1.1.3 Những yếu tỗ ảnh hưởng đến xuất khẩu
1L.].3.1 T¡ giá hồi đoái
Với các nhân tố khác không đổi, tỷ giá tăng (tức VND càng yếu so với USD,
EURO ) làm cho giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm hay nói cách
khác là “hạ giá thành quốc tẾ” của các sản phẩm Việt Nam, kích thích tăng khối lượng xuất khẩu, dẫn đến làm tăng giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ
11.3.2 Tp lé lam phat
Với các nhân tố khác không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát của một nước cao hơn ở
nước ngoài, sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nước này trên thị trường, quốc
tế, do đó làm cho khối lượng xuất khẩu giảm
1.1.3.3 Điều kiện tự nhiên và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong
nước
Ở Việt Nam, phần lớn các ngành nghề phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự
nhiên, đặc biệt là các ngành nông, lâm, ngư nghiệp Khi điều kiện tự nhiên thuận lợi
thì sản lượng thu hoạch sẽ tăng, còn ngược lại, sản lượng thu được sẽ giảm, lúc đó không thể cung ứng đủ hàng cho xuất khẩu, lượng xuất khẩu sẽ giảm Một yếu tố nữa chính là năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước: khi năng lực sản xuất cao, các doanh nghiệp sẽ để đàng vận dụng nhiều biện pháp kĩ thuật tiên tiến,
hợp lý hóa sản xuất để tạo ra lượng hàng lớn cho xuất khẩu
1.1.3.4 Thị trường nước ngoài
Các nền kinh tế ngoài nước đã, đang và sẽ là thị trường xuất khẩu của Việt Nam Đây là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu của một quốc gia
Do điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, phong tục tập quán hay tôn giáo mà mức
độ sử đụng thủy sản làm thực phẩm của các quốc gia, của các dân tộc rất khác nhau
Thị trường của các quốc gia ở những vùng khác nhau có những yêu cầu đối với sản phẩm nhập vào những quốc gia này cũng khác nhau Chẳng hạn như một
mặt hàng nào đó rất thích hợp ở các nước có khí hậu ôn đới có thể bị hỏng khi ở khí
hậu nhiệt đới, đôi hỏi phải để ở nhiệt độ lạnh hoặc phải có sự bảo quản thích hợp
Một yêu tố khác, yếu tế văn hoá, làm cho khách hàng ở mỗi quốc gia phản ứng khác
nhau với cùng một loại sản phẩm
Trang 15Chương 1: Lý luận chung về hoại động xuất khẩu và sự hỗ trợ xuất khẩu :
Tình hình kinh tế cũng ảnh hưởng đến thị trường nước ngoài Khi nền kinh tế
bị suy thoái, các thị trường này bị sụt giảm, người tiêu dùng nude ngoài sẽ thắt chặt
chỉ tiêu, hạn chế tiêu dùng những hàng hóa có giá trị cao, hoặc ngay cả hàng hóa có
giá trị trung bình, dẫn đến sẽ giảm nhập khẩu một số mặt hàng do đó làm giảm
lượng xuất khẩu của các nước xuất khẩu, bao gầm cả các mặt hàng thủy sản
Ngoài ra, các chính sách của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu Ví
dụ như việc thắt chặt tín dụng của ngân hàng các nước sẽ làm cho khách hàng nhập
khẩu yêu cầu trả chậm hoặc ngừng đặt hàng, do đó xuất khẩu sẽ giảm; hoặc để bảo
vệ sản xuất trong nước, các nước tăng mức thuế nhập khẩu đối với mặt hàng tương
tự, làm cho giá của hàng hóa tăng lên, cầu tiêu dùng giảm, làm cho xuất khẩu giảm Nếu mối quan hệ chính trị giữa nước nhập khẩu và xuất khẩu là bất ổn thì xâm nhập
và mở rộng thị trường sẽ là rất khó khăn cho nhà xuất khẩu
1.1.4 Xuất khẩu thủy sân
1.1.4.1 Những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ vễu
Khi nhắc tới thủy sản xuất khẩu Việt Nam, chúng ta nghĩ ngay tới mặt hàng
cá tra, cá basa Từ khi nước ta mở rộng xuất khẩu thì nghề nuôi cá tra, cá basa đã
bước sang một trang mới và cá tra, cá basa là đối tượng xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước Theo đánh giá của VASEP, “ong khoảng 10 năm gân đây, sản lượng cá ra của Việt Nam đã tăng 30 lần, giá trị xuất khẩu tăng
khoảng 65 lần và hiện chiếm tới 99,9% thị phần thể giới" Với tiềm năng kinh tế
lớn, cá tra hiện là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Đồng bằng sông Cứu Long (ĐBSCL) vốn có truyền thống nuôi cá tra và cá basa từ lâu, đặc biệt 14 tinh An Giang va Đồng Tháp Đến nay, cá tra và cá basa đã được nuôi ở hầu hết các tỉnh, thành trong khu vực, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nội địa
và cho xuất khẩu
Tóm sử cũng là một trong các đối tượng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ĐBSCL là vựa tôm sú chính của cả nước, chiếm khoảng 90% sản lượng tôm sú thu
hoạch hàng năm của cả nước và đây cũng là nơi tập trung nhiều nhà máy chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu
f Nguồn: Trang web của Đảng cộng sản Việt Nam,
http://www.cpv.org.vn/epv, Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&en id=384959#fHGTEIx7nCfP,
bài “Xuất khẩu cả tra, ba sa sẽ tăng mạnh trong năm 2010”, ngày 22/01/2010
Trang 16Chương 1: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và sự hỗ trợ 3 xuất khẩu
Cá rô phi là một mặt hàng, xuất khẩu lớn, hiện nay đang được nuôi phổ biến
ở một số tỉnh miền Bắc như Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh Tuy nhiên sản lượng còn hạn chế do khả năng cung ứng nguồn giống cá rô phi đơn tính phục vụ cho việc nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh còn bạn chế, giá thành nuôi còn cao,
cỡ cá nhỏ khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Còn øgao là loài thủy sản thuộc lớp nhuyễn thể hai mảnh vỏ có sản lượng lớn nhất tại Việt Nam, sản lượng khai thác hàng năm khoảng 100 nghìn tấn” Nguồn giống chủ yếu là từ tự nhiên, phần lớn sản lượng ngao đưa ra thị trường là do khai thác Hiện nay, nghề nuôi ngao đang phát triển mạnh ở các khu vực bãi bồi ven biển các tỉnh ven biển, năng suất trung bình 30 — 50 tắn/ha? và đang trở thành một mặt hàng xuất khâu đầy tiềm năng
Mực, bạch tuộc, thủy sản khô cũng là những mặt hàng thường thấy, có thị
trường tiêu thụ rộng lớn Ngoài ra còn có các loại thủy sản khác đã và đang được
khai thác, nuôi trồng và xuất khẩu
1.1.4.2 Vai trò của xuất khẩu thủy sản
Thủy sản là một ngành hàng thiết yếu và được ưa chuộng tiêu dùng ở nhiều
nước trên thế giới Xuất phát từ tiềm năng thiên nhiên to lớn với đường bờ biến dài
hơn 3.200 km và vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu kmẺ cùng với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ưu đãi, ta thấy được vai trò rất quan trọng của ngành thủy sản trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà Nuôi trồng thủy sản đã trở thành hướng đi chính của việc chuyển đổi các vùng sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả thành những vùng sản xuất nguyên liệu lớn phục vụ cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu Ngành thủy sản ngày càng được xác định rõ là ngành kinh tế mỗi nhọn và là một trong những hướng ưu tiên của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hiện nay Xuất khẩu thủy sản đang có chiều hướng tăng mạnh, góp phần nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và góp phần quan trọng vào công việc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam
? Nguồn: Website; www.dddn.com.vn, bài “Nuôi trằng thủy sin tai DBSH: Mii nhon la “con” gi?” ngay 24/01/2010
3 Ngudén: Website: www.dddn.com.yn, bai “Nudi trồng thủy sẵn lại ĐBSII: Mũi nhọn là “con” gi?” ngay 24/01/2010
Trang 17Chương I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và sự hỗ trợ xuất khẩu
Nghề nuôi trồng thủy sản từ tự cung tự cấp, chỉ phục vụ cho nhu cầu nội địa
đã trở thành một nghề có khả năng phát triển kinh tế hàng hóa, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng Trong việc đánh bắt, thủy sản Việt Nam đã từng bước du nhập công nghệ mới và các phương tiện hiện đại từ nước ngoài để khai thác xa bờ Trong công nghiệp chế biển thủy sản xuất khẩu, công
nghiệp đông lạnh đã từng bước phát triển rộng khắp, đáp ứng nhu cầu chế biến thủy
sản xuất khẩu Về mặt đối ngoại, sản phẩm thúy sản của nước ta đã có mặt ở nhiều
nước trên thế giới với một số sản phẩm bắt đầu có uy tín trên những thị trường khó
tỉnh Có thể nói, ngành thủy sản đã góp phần làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho nông, ngư dân
Việc hỗ trợ cho ngành thủy sắn cũng như cho hoạt động xuất khẩu thủy sản
sẽ tăng cường năng lực của ngành và do đó sẽ nâng cao vai trò của ngành thủy sản
đối với việc phát triển kinh tế xã hội
1.1.5 Hiệp hội Chế biễn và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)
VASEP Là một tổ chức phi chính phủ của các Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, được thành lập ngày 12 tháng 6 năm 1998, dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ và bình đẳng Hầu hết các hội viên VASEP là các công ty chế biến và xuất khâu thủy sản có uy tín của Việt Nam, số còn lại là các doanh nghiệp trong các lĩnh vực dịch vụ có liên quan đến ngành thủy sân Vai trò của VASBP là hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Kim ngạch xuất
khẩu thủy sân của các hội viên VASEP chiếm tới 80% tổng kim ngạch xuất khẩu
thủy sản Việt Nam
Hoạt động của VASEP":
+ Tăng cường quan hệ hội viên và với các đối tác chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của đoanh nghiệp, giải quyết có hiệu quả các rào cản thương mại, kỹ thuật và tranh chấp thương mại quốc tế, xây dựng cộng đồng đoanh nghiệp đoàn kết và vững mạnh
« Tăng cường quan hệ với Chính Phủ, làm cầu nối giữa Doanh nghiệp hội viên với Nhà nước: Tập hợp và phản ánh kịp thời ý kiến của doanh nghiệp với
3 Ghi lại trên cơ sở thông tin từ trang web của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam:
Www vasep.cOonLyi
Trang 18Chương 1: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và sự hỗ trợ xuất khẩu
các cơ quan nhà nước về những bất cập trong chính sách quản lý nhà nước đối với
ngành thủy sản; đề xuất và kiến nghị các giải pháp phát triển sân xuất thủy sản bền vững; phổ biến và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của nhà nước; vận động các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các chính sách đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và sự phát triển bền vững của ngành thủy sản Việt Nam; đại diện và bảo vệ quyền lợi chính đáng và lợi ích hợp pháp cho các doanh
nghiệp hội viên
» Quan hệ trong nước và quốc tế: Làm cầu nếi Doanh nghiệp Việt Nam với các tố chức phi chính phủ và phi lợi nhuận quốc tế thông qua việc tổ chức và tham
gia các hội thảo, dự án và các diễn đàn Giới thiệu các hoạt động và dự án trong Tinh
vực thủy sản cho các đối tác và bạn hàng quốc tế nhằm thu hút sự quan tâm trong
hợp tác và đầu tư tại Việt Nam
+ Thông tin thị trường và 16 chire su kign: website www.vasep.com.vn, Bản tin Thương mại Thủy sản (4 số/tháng), Tạp chí Thương mại Thủy sản bằng tiếng Việt (1 số/tháng), Tạp chí Vietfish International bằng tiếng Anh (1 sỗ/2 tháng) Tổ chức hội nghị, hội thảo, thông, tin và các dịch vụ khác phục vụ cộng đồng đoanh nghiệp và nông ngư dân
+ Xúc tiến thương mại và phát triển thị trường: Tổ chức Hội chợ Thủy sản Quốc tế VietFish hàng năm Tổ chức các đoàn doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tham gia các hội chợ thủy sản và thực phẩm quốc tế trong và ngoài nước, Phối hợp thực hiện các chương trình quảng bá thủy sản Việt Nam ra thị trường thể giới
« Đào tạo, tr vẫn: đảo tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng và nhận thức cho đội ngũ cán bộ nhân viên kỹ thuật, cán bộ quán lý, cán bộ làm công tác kinh đoanh XNK của các Doanh nghiệp
thủy sản Hỗ trợ và giúp đỡ hội viên nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản
xuất kinh doanh Cung cấp cho các bên hữu quan các thông tin, các ý kiến tư vấn về
các giải pháp, các biện pháp xúc tiến và hỗ trợ thích hợp Hỗ trợ các doanh nghiệp
thủy sản trong nước và quốc tế tăng cường cơ hội giao thương, tìm kiểm đối tác và
cơ hội kinh doanh
Trang 19Chương 1: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và sự hỗ trợ xuất khẩu
1.2 Hoạt động hỗ trợ xuất khẩu
1.2.1 Khải niệm hỗ trợ xuất khẩu
Hỗ trợ xuất khẩu là việc thực hiện những biện pháp thích hợp nhằm:
Hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu: các doanh nghiệp xuất khẩu trong quá trình sản xuất, làm hàng, xuất khẩu rất cần vốn, thông thường nguồn vốn
mà đoanh nghiệp sử dụng xuất phát từ khoản thu từ những đợt giao hàng trước nhưng cũng có khi tiền chưa về kịp hoặc chưa đến hạn thanh toán, khi đó doanh nghiệp rất cần nguồn vốn hỗ trợ để có thể tiếp tục chu kỳ kinh doanh mới
Giúp các doanh nghiệp nắm rõ về những quy định mới về xuất khâu hoặc
chính sách nhập khẩu của nước ngoài: khi tham gia xuất khẩu, đặc biệt là khi Việt
Nam đã tham gia vào sân chơi lớn —WTO, có những quy định mà đoanh nghiệp chưa nắm được hoặc có sự hạn chế trong việc tiếp cận nguồn thong tin cần thiết
Lúc đó, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ để tìm kiếm, phân khúc thị trường, nhất là
các thị trường tiềm năng, các thị trường ít bị ảnh hưởng khi có khủng hoảng kinh tế thế giới Ngoài các thông tin chung về giá cả, thị trường, bạn hàng, các doanh nghiệp còn cần các thông tin chuyên sâu, thông tin định hướng, dự bao thị trường
1.2.2 Những thành phan tham gia hỗ trợ xuất khẩu
1.2.2.1 Chính phú
+ Chính phủ tham gia vào việc hỗ trợ xuất khẩu thông qua việc sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô Bằng việc đưa ra chính sách ngoại thương cho từng thời kỳ, Chính phú đã thực hiện định hướng cho hoạt động XNK, hoạt động hỗ trợ xuất khẩu của các ngân hàng thương mại (NHTM) đối với doanh nghiệp xuất khẩu Những chính sách mà Chính phủ thường thực hiện đó là: chính sách thuế, chính
sách tỷ giá, chính sách tự đo hóa và bảo hộ mậu dịch, chính sách mặt hàng, chính
sách hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ giá Sau đây là hai chính sách mà Chính phủ thường sử
dụng để thực hiện mục tiêu vĩ mô của mình:
Chính sách tài khóa: Chính sách tài khóa là các chính sách của Chính phủ nhằm tác động lên định hướng phát triển của nền kinh tế thông qua những thay đỗi trong chỉ tiêu của Chính phủ và thuế khóa Hai công cụ chính của chính sách tai khóa là chỉ tiêu của chính phủ và hệ thống thuế
Trang 20
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và 1 Si hé tro xudt khdu
Để kích thích nền kinh tế phát triển, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế suy
thoái, thất nghiệp cao và lạm phát thấp, Chính phủ có thể tăng chỉ tiêu nhiều hơn
hoặc giám bớt nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả hai, mặc dù ngân sách sẽ bị thâm
hụt, để kích thích nền kinh tế Ngược lại, khi nên kinh tế tăng trưởng quá nhanh, nguy cơ lạm phát cao và thất nghiệp thấp, Chính phủ có thể cắt giảm chỉ tiêu, tăng thu thuế hoặc kết hợp cả hai để kiểm soát sự tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế
Trong dài hạn, mục tiêu của chính sách rải khóa là tiễn đến sự cân bằng thu chỉ ngân
sách, 6n dinh kinh tế, đảm bảo sự phát triển bền vững
Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách và cơ chế quản lí kinh tế của nhà nước, trên cơ sở vận dụng đúng, dan quy luật của sản xuất hàng hoá và quy luật lưu thông tiền tệ để tổ chức tốt quá
trình chủ chuyển tiền tệ Đó là hệ thống các biện pháp nhằm đáp ứng kịp thời như
cầu của sản xuất - kinh đoanh, thực hiện sự kiểm tra có hiệu lực của nhà nước ở tầm
vĩ mô cũng như ở tầm vỉ mô
Mục tiêu của chính sách tiền tê: Ôn định giá cả; thúc đây tăng trưởng kinh tế
và công ăn việc làm đầy đủ; cân bằng cán cân vãng lai
Các công cụ của chính sách tiền 16°:
Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các NHTM Khi Ngân hàng Trung ương cấp tín dụng cho NHTM tức lượng tiền cung ứng tăng lên, đồng thời tạo cơ sở cho NHTM tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán
Công cụ tỷ lệ DTBB: là tý lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán của các NHTM
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua
bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiên tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có
giá, gây ảnh bưởng đến khối lượng dự trữ của các NHTM, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền
tệ
Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện
5 Ghi lại dựa vào nguồn: hp://vi.wikipedia.org
Trang 9
Trang 21Chương 1: Lý luận chung về hoại động xuất khẩu va sie hỗ trợ xuất khẩu
chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm
bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất
Công cụ hạn mức tín dụng: là một công cụ can thiệp trực tiếp mang tính
hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng
của các Tổ chức tín dụng (TCTĐ)
Tỷ giá hối đoái: là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tỆ
Nó vừa phân ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại
hối Tỷ giá hỗi đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động
mạnh đến XNK và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước
Chính sách tÿ giá: là những hoạt động của chính phủ, đại điện là ngân hàng nhà nước (NHNN), thông qua một cơ chế điều hành tỷ giá và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì mức tỷ giá cé định hay tác động để tỷ giá biến động đến một
mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia Chính sách tỷ giá là
một bộ phận của chính sách tiền tệ nên mục tiêu của chính sách tỷ giá phải phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ
Phá giá tiền tệ là một nội dung của chính sách tỷ giá, trong đó Chính phủ can thiệp để giảm giá trị của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ Việc phá giá VND
nghĩa là giảm giá trị của nó so với các ngoại tệ khác như USD, EUR Trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi, phá giá nội tệ (tức tỷ giá tăng) sẽ giúp kích thích
tăng xuất khẩu, nhờ đó tăng (hu nhập quốc dân và tăng công ăn việc làm Tuy
nhiên, việc phá giá tiền tệ chỉ có thể đạt thành công khi trong nền kinh tế phải có sẵn các điều kiện cần thiết như năng lực sản xuất và thị trường cho hàng xuất khẩu
phải đủ lớn và bền vững, ngoài ra cần áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt và có một quỹ dự trữ ngoại tệ đủ mạnh để can thiệp
+ Ngoài ra, Chính phủ còn thực hiện những hoạt động hỗ trợ khác như xúc tiến
thương mại bằng việc hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia vào các hội chợ được tổ chức quy mô lớn trong nước hoặc ngoài nước nhằm quảng bá thương hiệu cho các mặt hàng xuất khẩu
4 Bên cạnh đó, những quy định, luật pháp do Chính phủ quy định cũng tạo ra
hành lang pháp lý để các doanh nghiệp xuất khẩu có thể chủ động thực hiện sản
xuất, kinh đoanh và bảo vệ mình trước những vấn đề phát sinh trong quá trình kinh
Trang 22Chương 1: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và sự hỗ trợ xuất khẩu
doanh Chính phủ còn thực hiện vai trò là người hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi
hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn, đặc biệt là khi doanh nghiệp phải đối mặt với
những rào cản từ phía thị trường nước ngoài
1.2.2.2 Các ngân hàng thương mại
Các NHTM tham gia vào hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu bằng việc cung ứng các sản phẩm tài trợ xuất khẩu Có thể kế ra đây các loại tài trợ xuất khẩu:
Tài trợ xuất khẩu trước khí giao hàng
e Mục đích: nhằm tài trợ như cầu vốn lưu động cho nhà xuất khẩu để thực hiện theo những nội dung trong đơn đặt hàng của nhà nhập khẩu nước ngoài, dam bảo giao hàng đúng han
Nội dung: Ngân hàng thực hiện tài trợ trực tiếp cho nhà xuất khâu để
họ trang trải phần tải sản lưu động tăng thêm, ví dụ: giá trị vật tư nguyên liệu, sản
phẩm dở dang, dự trữ thành phẩm xuất khẩu Bên cạnh đó, ngân hàng còn có thể
cung ứng sản phẩm tài trợ xuất khẩu cho các nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa để
phục vụ cho xuất khẩu
° Phân loại:
+ Tài trợ cho từng thương vụ độc lập: là hoạt động tài trợ trên cơ sở một đơn đặt hàng, một hợp đồng ngoại thương hay một L/C cụ thể đã được mở Quyết định tài trợ (cho vay) phụ thuộc vào tính hiệu quả của từng thương vụ và nguồn thu hôi nợ vay cũng chính từ nguồn thu của thương vụ này
- Thời hạn cho vay tài trợ chính là khoảng thời gian từ khi giải ngân để trả tiền hàng hóa dịch vụ cho các nhà cung ứng cho đến khi thu được tiền từ nhà nhập khẩu nước ngoài Khoảng thời gian này thường là ngắn hạn, trong thực tế tối
đa là 60-80 ngày Thời hạn cho vay tài trợ được ngân hàng xem xét dựa trên chu kỳ sản xuất kinh doanh và đòng tiền của doanh nghiệp, thông thường ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các bằng chứng về tài chính của doanh nghiệp như báo cáo kết quả kinh doanh, bảng lưu chuyền tiền tệ
- Lãi suất cho vay: dé kich thích xuất khẩu thông qua lãi suất, các nước thường cho phép các NHTM áp dụng lãi suất tài trợ xuất khẩu thấp hơn mức lãi suất thị trường, phần chênh lệch sẽ được chính phủ cấp bù
Trang 23Chương 1: Ly ludn chung về hoạt động xuất khẩu và sự hỗ trợ xuất khẩu
- Hình thức bảo đảm tín dụng: Khi thực biện tài trợ xuất khẩu trước giao hàng, các ngân hàng thường yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu các loại tài san đảm bảo như nhà, xưởng, đất ngoài ra còn một hình thức nữa là đảm bảo phí tải sân dựa trên tín chấp, hoặc theo sự chỉ định của Chính phủ
+ Tài trợ theo hạn mức: tài trợ cho một chuỗi các thương vụ liên tiếp trong
một thời hạn nhất định thương tối đa là 2 năm
- Hình thức: hạn mức tín dụng được rút xuống đần trong từng kỳ tài trợ; trong thời hạn hạn mức, nhà xuất khẩu vừa rút vốn vay, vừa trả nợ tiền vay; khoản rút vốn lần đầu phải được thanh toán thì mới cho rút vốn tiếp
- Đối tượng khách hàng: có uy tín, hồ sơ kinh đoanh xuất khẩu tốt, chấp hành nghiêm chỉnh lịch trình trả nợ, hoặc hoạt động xuất khẩu có thị trường én định, thường xuyên, không mang tính thời vụ
Tài trợ xuất khẩu sau khi giao hàng: Cơ sở là bệ chứng từ hàng xuất, hối
phiếu đã chấp nhận còn thời hạn, gềm các loại sau:
+ Tài trợ trên cơ sở héi phiếu: là khoản tín dụng mà ngân hàng cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu dưới hình thức mua lại hối phiếu đã chấp nhận nhưng chưa
đến hạn thanh toán
+ Tài trợ trên cơ sở bộ chúng từ hàng xuất theo phương thức Nhờ thu:
trong trường hợp này, bộ chứng từ chỉ được đảm bảo thanh toán bởi chính nhà nhập
khẩu, do đó để hạn chế rủi ro cho mình, các ngân hàng thường, chiết khẩu theo điều
kiện có truy đòi, tức là sau khi ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ cho nhà
xuất khẩu thì họ vẫn có quyền đòi lại tiền từ nhà xuất khẩu trong trường hợp nhà nhập khẩu không trả tiền
+ Tài trợ trên cơ sở bộ chứng từ hàng xuất theo phương thức L/C: bộ chứng từ hàng xuất cùng với L/C gốc và đề nghị tài trợ của nhà xuất khẩu Gồm:
Chiết khẩu bộ chúng từ miễn truy đòi: NH thanh toán số tiền cho nhà xuất khẩu trên cơ sở giá trị bộ chứng từ hàng xuất trừ đi lãi suất và chỉ phí liên
quan, với điều kiện không truy đòi nhà xuất khâu, tức là nếu đến hạn thanh toán,
nhà nhập khẩu không thanh toán tiền cho NH thì NH cũng không có quyền đòi lại
tiền từ nhà xuất khẩu Trường hợp này, NH chịu rủi ro trong trường hợp nhà nhập khẩu không thanh toán, cho nên giá mua thường thấp hơn trường hợp có truy đòi
Trang 24Chương ly luận chung về hoại động xuất khẩu và sự r hồ trợ xuất khẩu
-_ Chiết khẩu bộ chúng từ có truy đôi: Ngân hàng thanh toán số tiền cho nhà xuất khẩu trên cơ sở giá trị bộ chứng từ hàng xuất trừ đi lãi suất và chỉ phí liên quan, với điều kiện có truy đòi nhà xuất khấu Trong trường hợp nảy, giá mua sẽ
cao hơn
Bảo lãnh
Đây là một hình thức cấp tín dụng bang chit ky (Signature Credit) của ngân
hang để báo lãnh tài trợ cho khách hàng Theo luật các TCTD Việt Nam: “Bảo lãnh
là một trong các hình thức cấp tín dụng, được thực hiện thông qua sự cam kết bằng văn bản của TCTD với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng,
số tiền đã được trả thay”
Trong mua bán quốc tế, khi nhà xuất khâu không nắm chắc khả năng tài chính và thiện chí thanh toán của nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu phải có một tổ chức, thường là ngân hàng đứng ra bảo lãnh thanh toán Trường hợp khác, khi nhà nhập Khẩu chưa tin tưởng nhà xuất khẩu, đặc biệt là trong các thương vụ mới, nhà nhập khẩu sẽ yêu cầu nhà xuất khẩu phải có bảo lãnh giao hàng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng của một tổ chức có uy tín, thường là ngân hàng
Các bên tham gia:
° Ngân hàng Bảo lãnh (The Guarantor)
* Người xin bảo lãnh (The Prineipal)
* Người thụ hưởng bảo lãnh (The Benefciary)
* Lập giấy cam kết trả nợ nước ngoài
Bao thanh toán
Theo Hiệp hội bao thanh toán thế giới (FCI — Factors Chain International): Bao thanh toán là một loại hình dịch vụ tai chính trọn gói bao gồm sự kết hợp giữa
Trang 25Chương 1: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và sự hỗ trợ xuất khẩu
tài trợ vốn hoạt động, bảo hiểm rủi ro tín dụng, theo đối các khoản phải thu và dịch
vụ thu hộ Đó là một sự thỏa thuận giữa người cung cấp dịch vụ bao thanh toán (factor) với người cũng ứng hàng héa dich vy hay còn gọi là người bán hàng trong
quan hệ mua ban hang hóa (seller) Theo như thỏa thuận, factor sẽ mua lại các
khoản phải thu của người bán dựa trên khả năng trả nợ của người mua trong quan
hệ mua bán hàng hóa (buyer) hay còn gọi là con nợ trong quan bệ tín dụng (debtor)
Theo Quy chế hoạt động Bao thanh toán (QD1096/2004/QD-NHNN do NHNN ban hành ngày 6/9/2004): “Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của TCTD cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ
việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong,
hợp đồng mua, bán hàng” Nhìn chung, tài trợ bao thanh toán rất thích hợp đối với
các giao dịch xuất khẩu theo phương thức ghỉ số, nhờ thu (D/A, D/P) cho phép nhà
xuất khẩu hưởng tín dụng cung ứng hoặc khi nhà xuất khẩu gặp khó khăn trong việc thu nợ tiền hàng từ nước ngoài
Trong một nghiệp vụ bao thanh toán, thông thường sẽ có sự xuất hiện của ít nhất ba bên: tổ chức bao thanh toán (factor); khách hàng của tổ chức bao thanh toán
(seller); con nợ của tổ chức bao thanh toán (buyer) Đối với các loại bao thanh toán XNK thì sẽ có hai đơn vị bao thanh toán, một đơn vị ở nước của nhà xuất khâu và
một đơn vị ở nước của nhà nhập khâu
1.2.3 Vai trò của hỗ trợ xuất khẩu
1.2.3.1 Đối với nên kinh tế
Việc hỗ trợ xuất khẩu sẽ giúp cho luồng vốn được trôi chảy và nhờ đó, lưu thông hàng hóa được thực hiện tốt hơn Luồng vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế được tập
trung tại các định chế tài chính, thường là ngân hàng sau đó được đưa đến nơi tạm
thời thiếu đó là các doanh nghiệp đang cần vốn, tức là luồng vốn được trôi chảy
Các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này để sản xuất tạo ra hàng hóa và thực hiện
được các hợp đồng đã ký, tức là thực hiện lưu thông hàng hóa, góp phần tạo sự
thuận lợi cho hoạt động giao thương
Hỗ trợ xuất khẩu tạo điều kiện để phát triển các mặt hàng chủ lực của quốc
gia, nâng cao hình ánh của đất nước trên phạm vi thế giới Hỗ trợ xuất khâu giúp Chính phủ thực hiện các chương trình phát triển của đất nước
Trang 26Chương 1: Lý luận chung vé hoạt động xuất khẩu và sự hỗ trợ xuất khẩu
.1.2.3.2 Đối với ngân hàng
Vai trò đầu tiên là tạo thu nhập cho ngân hàng khi thực hiện cung ứng các sản phẩm tài trợ xuất khẩu
Khi thực hiện tài trợ xuất khẩu, các ngân hàng thường yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu ký một cam kết chỉ thanh toán qua ngân hàng Khi đến hạn thanh
toán, nhà nhập khẩu sẽ trả tiền vào tài khoản của doanh nghiệp xuất khẩu mở tại
ngân hàng, hoặc ngân hàng yêu cầu nhà xuất khâu cam kết bán lại ngoại tệ cho ngân hàng, với trường hợp này, ngân hàng có thể tăng được dự trữ ngoại tệ, đa dạng các
loại ngoại té
Thông qua tải trợ xuất khẩu, các ngân hàng có thể mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý, tạo thương hiệu trên thị trường quốc tế Ngoài ra, các ngân hàng còn có thể nâng cao uy tín, thể hiện được năng lực tài chính của mình
Hiện nay có rất nhiều ngân hàng cung, cấp sản phẩm tài trợ xuất khẩu nên đã góp phần tạo ra sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, các ngân hàng phải tìm cách giảm chỉ phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của xuất khẩu Do đó, hỗ trợ xuất khẩu đã thúc đây ngành ngân hàng phát triển
1.2.3.3 Déi với các doanh nghiệp xuất khẩu
Hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu để thu mua dự trữ, thực hiện
hoạt động sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ cho
qua trinh san xuất, tái sản xuất của doanh nghiệp
Để được hỗ trợ, doanh nghiệp phải đáp ứng được một số tiêu chuẩn nào đó,
đặc biệt là yêu cầu về hoạt động kinh doanh có hiệu quả Từ đó, thúc đây các doanh
nghiệp phải quan tâm hơn đến hiệu quả kinh doanh của chính doanh nghiệp minh, đồng thời phải chủ động sử dụng vốn hiệu quả trong từng thời kỳ khác nhau
Doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tìm hiểu các thông tin về thị trường, nền kinh tế, và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để ứng phó với những xu hướng hoặc tình trạng bất lợi cho doanh nghiệp mình
Bên cạnh sản phẩm chính là tài trợ xuất khẩu, các doanh nghiệp còn được ngân hàng cung, cấp thêm các dịch phụ như tư vấn nghiệp vụ, thanh toán quốc tế
Trang 27Chương 1: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và sự hỗ trợ xuất khẩu
1.2.4 Những nhân tổ ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ xuất khẩu
Như đã trình bảy, hoạt động hỗ trợ xuất khẩu là một nhu cầu thiết yếu để
nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, tuy nhiên trong từng thời kỳ, từng điều kiện có những nội dung hỗ trợ khác nhau Có thể kể ra những nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động hỗ trợ xuất khâu như sau:
Tình bình kinh tế - chính trị: Nền kinh tế thế giới lâm vào cảnh khủng hoảng, thị trường trong nước và ngoài nước đều bị tác động Đề hoạt động xuất khẩu trong
nước có thể chống chịu với hậu quả của khủng hoảng và có thể phát triển được, đòi
hỏi Chính phủ phải thông qua các công cụ quản lý vĩ mô của mình hễ trợ cho toàn nên kinh tế nói chung và cho xuất khẩu nói riêng Ngân hàng đóng vai trò trung gian giúp Chính phú thực hiện hỗ trợ xuất khâu, các chính sách, quy định của Chính phủ lúc này lại tác động đến hoạt động tài trợ xuất khẩu của ngân hang
Tình hình hoạt động của ngành hàng và của các doanh nghiệp xuất khẩu cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ xuất khẩu Một ngành hàng nào đó đang được Chính phủ quan tâm và nằm trong số những mặt hàng chủ lực cần được phát triển trong thời gian tới sẽ được Chính phủ ưu tiên hỗ trợ Tương tự, hoạt động của các đoanh nghiệp xuất khẩu cũng là nhân tố để các ngân hàng xem xét hỗ trợ Doanh nghiệp cảng phát triển, có quy mô hoạt động lớn, có uy tín, có chính sách
sách sử dụng nợ hiệu quả sẽ dễ dàng được các ngân hàng hỗ trợ về vốn để phát huy tiềm lực kinh doanh, mở rộng hoạt động
Sự biến động íÿ giá và lãi suất ngoại tệ: sẽ ảnh hưởng đến lượng hàng xuất khẩu, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của đất nước Sự biến động này còn ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng, ví dụ khi ngân hàng cho vay ngoại tệ với ty giá E¡, sau một thời gian (thời hạn tài trợ), ngân hàng thu hồi khoán nợ vay nhưng lúc này tỷ giá là E; (Ea < E,), ngân hàng sẽ gặp rủi ro tỷ gia
Năng lực tài chính của chính ngân hàng: Năng lực tài chính thể hiện khả năng cung ứng vốn của ngân hàng, sự cân đối giữa nguồn vén và sử dụng vốn của ngân hàng Với năng lực tài chính mạnh, ngân hàng sẽ hỗ trợ được cho nhiều đối tượng hơn và đảm bảo được tính an toàn cho mình
Sự cạnh tranh ngày càng mạnh giữa các ngân hàng cũng là một nhân tố thôi thúc các ngân hàng tăng cường nghiên cứu, đưa ra nhiều sản phẩm hỗ trợ xuất khẩu
Trang 28Chương 1: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và sự hoo xuất khẩu
mới đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp xuất khẩu và nhờ đó tăng lợi nhuận cho ngân hàng
1.3 Cơ sở pháp lí cho hoạt đông hỗ trợ xuất khẩu
Luật TCTD_ 07/1997/QHX của Quốc hội ngày 26/12/1997 quy định về tổ chức và
hoạt động của các TCTD và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác
Luật số 20/2004/QH11 của Quốc hội ngày 15/07/2004, có hiệu lực thí hành từ 10/01/04 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD 07/1997/QHX
Pháp lệnh 28/2005/PL-UBTVQHII của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày
13/12/2005 có hiệu lực thi hành từ 01/06/2006 quy định về Ngoại hồi
Nghị định 123/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/10/2006 về quản lý hoạt động
khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biến
Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 do Chính phủ ban hành quy định
chỉ tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối về các hoạt động ngoại hỗi
Quyết định 2554/QĐ-NHNN ngày 31/12/2006 do Thống đốc NHNN ban hành quy
định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại
hối
Quyết định số 09/2008/QĐ-NHNN của NHNN ngày 10/04/2008 về cho vay bằng
ngoai t¢ cla TCTD đối với khách hàng vay là người cư trú
Quyết định783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005, hiệu lực thì bành từ 23/06/2005
của NHNN Về việc sửa đổi, bố sung khoản 6, Điều I của Quyết định số
127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bố
sung một số điều của Quy chế cho vay cla TCTD đối với khách hàng ban hành theo
Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN
Quyết định Số 26/2006/QĐ-NHNN của NHNN Về việc ban hành Quy chế bảo lãnh
Trang 29Chương 1: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và sự hỗ trợ xuất khẩu
1.4.1 Thái Lan
Việc hỗ trợ từ Chính phủ: Chính phủ Thái Lan đã ký với Trung Quốc các
văn bản thống nhất như các hiệp định chung về kiểm địch đối với động vật và thực
vật, các thỏa thuận về kiểm dịch và giám sát vệ sinh đối với mặt hàng thủy sản để giúp cho hoạt động, xuất khẩu thủy sản của nước này được thuận lợi Sau đó, Chính phủ Thái Lan tăng cường phổ biến cho các doanh nghiệp trong nước nắm được những quy định để tiến hành sản xuất và tuân thủ những yêu cầu đặt ra Một thế
mạnh của thủy sản Thái Lan đó là sự đâm bảo về chất lượng từ nguồn nguyên liệu
đến công nghệ chế biến tốt
Khoảng cách địa lý cũng là một khó khăn đối với Thái Lan khi thực hiện xuất khẩu vào Trung Quốc, nhưng họ đã tìm ra các biện pháp để khắc phục bất lợi của mình: các đoanh nghiệp xuất khẩu của Thái Lan đã dùng máy bay để vận chuyển Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan cũng đã phối hợp với Trung Quốc cùng
thực hiện việc đầu tư để cái tạo sông Mekong thành một đường thủy vận chuyển rat
an toàn, chỉ phí rất rẻ cho những mặt hàng công kênh, đòi hỏi bảo quản tốt Nhờ đó,
thủy sản Thái Lan vẫn đến được với các tính miền Tây xa xôi của Trung Quốc
Năm 2009, nền kinh tế thế giới lại tiếp tục lao đao vì hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thế nhưng xuất khẩu tôm của Thái Lan vẫn đạt được những kết quả rất khả quan Theo số liệu của VASEP ngày
17/12/2009 “xuất khẩu tôm Thái sẽ đạt 3 tỷ USD vào cuối năm” Mỹ là thị trường
đang chịu tác động rất lớn của cuộc khủng hoảng tài chính, trong năm 2009, thị trường Mỹ đã áp dụng thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tôm của Thái Lan
Chính phủ Thái Lan đã thỏa thuận với Mỹ thu hồi yêu cầu chống bán phá giá và các
mức thuế liên quan, đổi lại, ngành tôm Thái Lan đã đồng ý đưa ra một khoản tiên lớn nhằm hỗ trợ ngành tôm nội địa Mỹ trong cuộc cạnh tranh với tôm nhập khẩu và
đã đưa ra một số cam kết liên quan đến chống gian lận theo Luật Thương mại Mỹ cùng với nhiều biện pháp liên quan đến thương mại khác
Ngay từ khi còn là một nước có nền nông nghiệp chưa phát triển, Chính phủ
Thái Lan đã chú ý đến việc xúc tiến thương mại hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất
khẩu Được thành lập từ năm 1952, Cục xúc tiễn xuất khẩu Thái Lan (DEP) đã hỗ
trợ rất lớn cho hoạt động xuất khẩu Thái Lan nói chung và xuất khẩu thủy sản nói
Trang 30Chương 1: Lý luận chúng về hoạt động xuất khẩu và sự hỗ trợ xuất khẩu
riêng DEP có khoảng 1000 nhân viên (số liệu năm 2009), mỗi người chỉ đâm nhận
ở một ngành hàng cụ thể, thường xuyên được cử đi học để nâng cao nghiệp vụ
Kinh phí hoạt động chính của DEP là ngân sách Nhà nước và sự đóng góp của các doanh nghiệp
Việc hỗ trợ của DEP được thực hiện theo năm hoạt động cụ thể:
Một là vấn đề thông tin thị trường: DEP cung cấp cho các doanh nghiệp
thông tin về nhu cầu thị trường, điều mà tất cả các doanh nghiệp đều rất thiếu, ngoài
ra còn giúp họ tìm hiểu về các tiêu chí đối với sản phẩm đó ở các thị trường khác
nhau để doanh nghiệp có thể tiếp cận được
Hai 14 vin để đào tạo nhân lực: DEP đây mạnh việc thành lập các trung tâm
đào tạo kỹ năng thị trường cho các doanh nhân Đồng thời, DEP thường xuyên tiến
hành tổ chức các hội thảo, các khóa học với các diễn giả - đó là các đoanh nhân
thành đạt đến từ các tổng công ty lớn, các chuyên gia nước ngoài để mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm
Ba là vấn đề phát triển sản phẩm: DEP đặc biệt chú ý hướng các doanh
nghiệp tới thiết kế sản phẩm để đảm bảo giá thành thấp, ngoài việc tổ chức các buổi
hội thảo, DEP còn khuyến khích đưa các thợ giỏi tới học hỏi ở những trung tâm lớn
ở các nước để tạo ra được những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường
Bến là vấn đề xúc tiến thương mại: Hàng năm DEP tổ chức các cuộc triển
lãm trong nước để doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận và học hỏi được từ các doanh nghiệp cùng ngành hàng của các nước bạn Ngoài ra, DEP cũng thường xuyên tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp trong nước đi tham quan, tham gia triển lãm tại nước ngoài ,
Năm là vấn đề mạng lưới văn phòng đại diện: DEP da phat triển mạng lưới văn phòng đại diện ở các nước và vùng lãnh thể để thường xuyên cập nhật thông tin
về nhu cẩu, sự biển động của thị trường để kịp thời cung cấp cho các doannh nghiệp trong nước
Bài học cho Việt Nam: Những thành công trong lĩnh vực xuất khẩu mà Thái
Lan đã đạt được là một bài học kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam Đầu tiên là sự
linh hoạt và sáng tạo trong hoạt động xuất khẩu nhằm khắc phục các khó khăn khách quan như sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, trở ngại về khoảng cách
Trang 31
Chương Ì: Tý luận chung về hoạt động xuất Í khẩu: và sự hỗ trợ xuất khẩu
địa lý như đã nêu ở trên Thái Lan có đủ sự tự tỉn vào năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của mặt hàng tôm của mình, thế nên họ đã thỏa thuận sẽ hỗ trợ cho ngành tôm của Mỹ nếu Mỹ rút lại yêu cầu chống bán phá giá lên mặt hàng tôm Qua
đó, ta thây được sự linh hoạt trong chính sách xuất khẩu của Thái Lan Mặt khác,
“Thái Lan rất chú trọng vào hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ cho xuất khẩu của mình Việt Nam hiện là một nước đang phát triển, trong hoạt động xuất khẩu, để có thể cạnh tranh được với các nước và mang lại hiệu quả kinh tế cao thì chúng ta không chỉ cạnh tranh bằng giá mà phải cạnh tranh bằng thương hiệu, và phải nâng cao chất lượng của sản phẩm đề đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của người tiêu
ding Hoạt động xúc tiến thương mại là rất hữu ích và cần thiết cho Việt Nam, tuy nhiên, hoạt động này đòi hỏi phải có một chiến lược rõ ràng, bởi “Nếu không hiểu
và đánh giá đúng được nhu cẩu của thị trường và khó khăn thực tế của doanh nghiệp thì rất dễ dẫn đến tình trạng lãng phí trong xúc tiến thương mại, hiệu quả mang lại không tương xứng"”", Có thể thấy Việt Nam có lợi thế hơn Thái Lan về khoảng cách địa lý với Trung, Quốc nhưng chúng ta chưa tận dụng được lợi thế này, khi mà Thái Lan tăng cường phát triển các phương thức vận chuyển hàng không và đường thủy để đến các tỉnh xa trong Trung Quốc thì chúng ta vẫn dùng xe đông
lạnh nên khó có thể cạnh tranh với Thái Lan Do đó, các cơ quan quản lý cần phải
thống nhất hành lang pháp lý để giải toả các rào cản kỹ thuật cho hàng hoá Việt Nam và giúp tìm ra những cách thức tiếp cận thị trường Trung Quốc hiệu quả hơn
Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường thế giới ngày cảng tăng, các doanh nghiệp xuất
khẩu thủy sản Việt Nam còn rất cần sự hỗ trợ của các TCTD để có đủ nguồn vốn nhằm xây dựng hệ thống phân phối, phát triển chế biến, nhằm nâng cao giá trị chế
biến theo hướng đây mạnh chế biến tỉnh, chế biến sâu, giảm tỷ lệ chế biến sơ chế,
thủ công, từ đó tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao
1.4.2 Trung Quốc
Tín dụng xuất khẩu hai chiều: Đây là một thuật ngữ đường, như còn mới với
nước ta, nhưng trên thế giới đã có nhiều nước sử dụng công cụ này để kích thích khả năng xuất khẩu của nước mình, điển bình là Trung Quốc Bằng công cụ này, ngoài việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khâu trong nước, Trung Quốc còn hỗ
° Ông Rachane Potjianasuntorn, Cục trưởng Cục Xúc tiến xuất khẩu Thái Lan (DEP) tại Diễn đàn Xúc tiến thương mại châu Á lần thứ 21
Trang 32Chương J: Ly luận chung về hoạt động xuất khẩu 3 và sự hỗ trợ xuất khẩu
trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài để họ mua hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước Điển hình trong danh mục hàng hóa mà Trung Quốc
áp dụng theo chính sách nói trên là xuất khẩu sản phẩm hóa chất, phân bón, sắt thép, đặc biệt là máy móc công nghiệp Biện pháp này chỉ là một trong số nhiều biện pháp hỗ trợ xuất khẩu mà Trung Quốc thực biện
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động xấu đến hầu hết các nền kinh tế trên thế giới Trung Quốc, một nền kinh tế lớn và là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới hiện nay, cũng không nằm ngoài sự tác động đó Tháng l1 năm 2008, Trung Quốc đưa ra 4000 tý Nhân dân tệ để vực đậy nền kinh tế”, Số tiền này được Trung Quốc dùng để hỗ trợ tài chính cho tăng trưởng kinh tế trong đó có việc cắt giảm thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu chiếm hơn 90% đóng vai trò rất quan trọng (rong nền kinh tế Trung Quốc Cũng trong thời gian này, Trung Quốc
thực hiện chính sách tiền tệ với các nội dung: Giảm LSCB 5 lần trong năm 2008; đỡ
bỏ giới hạn tín dụng đối với ngân hàng; ưu tiên cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa; cắt giảm 2 lần tỷ lệ DTBB và nhiều biện pháp cho vay ưu đãi khác với kết quả đạt được là lượng cung tiền và tín dụng tăng lên một cách én dinh tao cho
khu vực tài chính hoạt động một cách minh bạch, thống nhất và hiệu quả Để đảm bảo cho các khoản đầu tư của chính phủ được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả,
Trung Quốc đã lập 24 tổ kiểm tra gồm các thành phần ủy ban cải cách, đại diện các
bộ, ngành đến tùng địa phương, từng công trình đầu tư cụ thé để kiểm tra tiễn độ, và
để đảm bảo không có hiện tượng lãng phí hay tham những
Bài học cho Việt Nam: Khi khủng hoảng xảy ra, việc sử dụng gói kích cầu
để ứng phó là một việc làm cần thiết nhưng phải theo hướng tạo tiền đề để cải tổ
toàn điện nền kinh tế, đổi mới cơ cấu và công nghệ, tăng nang suất lao động, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, tăng cường đầu tư vào nông thôn, giúp đỡ
người nghèo Việc quyết định kích cầu vào đâu phải dựa trên đặc điểm cụ thể của
từng quốc gia Trung Quốc lựa chọn đầu tư vào cơ sở hạ tầng vì nhờ đó có thé thúc
đây nền kinh tế †ăng trưởng và tạo ra nhiều việc làm Trung Quốc đã dựa vào nguồn
cầu nội địa để quyết định kích cầu Một mặt, Việt Nam có thé theo kinh nghiệm này
” Nguồn: Website: Dang Cộng sản Việt Nam: hifp://www,cpv.org.vn, bài “Trung Quốc; Những bài học kinh nghiệm về “kích cẩu” ngày 06/07/2009
Trang 33Chương Ì: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và sự hỗ trợ xuất khẩu
của Trung Quốc để giúp tăng sức mạnh nội địa nếu Việt Nam có một nguồn ngân
sách đủ mạnh Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, đo
đó có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu Nhưng dù với cách nào thì các biện pháp kiểm tra tiến độ công việc, giám sát các công trình để đảm báo các khoản đầu tư sử dụng đúng mục đích là một yêu cầu cần
thiết để việc kích cầu có hiệu quả
1.4.3 Nhật Bản
Nhật Bản là một cường quốc kinh tế trên thế giới, nhưng trong cuộc khủng
hoảng tài chính vừa qua, Nhật Bản cũng bị tác động nặng, nễ Trong bối cảnh đó, Nhật Bản đã áp dụng các biện pháp khuyến khích và ưu đãi cho các nhà xuất khẩu như: miễn giảm thuế cho các công ty XNK; thông qua các ngân hàng phát triển của Nhật Bản và ngân hàng XNK, cấp vốn với lãi suất thấp, ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu Song song với việc hỗ trợ vốn, Chính phủ Nhật còn thực hiện các biện pháp như:
Thành lập các tổ chức hỗ trợ xuất khẩu nhằm thăm dò và tìm kiếm các thị
trường bên ngoài Tiêu biểu là Tổ chức xúc tiến mậu dich Nhật Ban JETRO), thanh
lập năm 1958, với các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu như: điều tra, theo đõi những thay
đổi về chính sách thuế quan, thị hiếu tiêu dùng và tình hình cạnh tranh của các nước
trên thị trường sở tại báo cáo về nước để phục vụ cho công tác hoạch định chính
sách song phương và các doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu
Tổ chức xây dựng các phòng giới thiệu sản phẩm, triên lãm hàng của Nhật Ban ở nước ngoài; Đưa ra chính sách kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu khắt khe
để đảm bảo uy tín cho hàng hóa của mình
Bài học cho Việt Nam: Có thể nói, nói đến sản phẩm của Nhật chúng ta nghĩ ngay tới chất lượng Chính việc kiểm tra chặt chẽ chất lượng hàng xuất khâu của Nhật đã làm cho những nhà nhập khẩu tin tưởng vào hàng của Nhật và góp
phần thúc đây việc tăng xuất khẩu của nước này Việt Nam thực hiện hỗ trợ cho các
doanh nghiệp xuất khẩu nhưng phải nhắm đến mục tiêu nâng cao chất lượng, đảm bảo uy tín cho hàng hóa của nước mình Có rất nhiều biện pháp hỗ trợ xuất khẩu mà
Việt Nam có thể học hỏi từ Nhật Bản, nhất là trong hoạt động xúc tiến thương mại
để có thể thúc đẩy xuất khẩu phát triển
Trang 34chợ rất đa dạng gồm: tôm thẻ đông lạnh, tôm biển hấp chín và tôm thịt, mực nang
và mực ống, tôm thịt nguyên liệu, tôm sú đông lạnh, các sản phẩm surimi và thăn cá
ngừ Tiếp theo đó, Malaisia còn tăng cường thành lập trường đào tạo ngư dân với mục tiêu đào tạo ra những ngư đân lành nghề cho nghề khai thác xa bờ Có thể nói chính sách này của Malaisia là rất thiết thực, nâng cao trình đệ cho ngư dân để họ
có thể hiểu và phát triển ngành nghề đã chọn, nâng cao chất lượng sản phẩm Ngành thủy sản Malaisia cũng khuyến khích đầu tư đồng bộ cho việc cải tiễn quy trình sản xuất thủy sản nhằm tận dụng hết tiềm năng của ngành
Bài học cho Việt Nam: Thị trường Trung Đông cũng là một thị trường trọng điểm và tiềm năng của Việt Nam Trung Đông là vùng đất giao thoa giữa 3 châu lục
Á - Âu - Phi, gồm 15 quốc gia, trong đó bao gồm nhiều nước thuộc khu vực vùng vịnh, sở hữu trữ lượng đầu mó hàng đầu thế giới Mặc dù nền kinh tế suy thoái
nhưng Trung Đông vẫn có tốc độ tăng trưởng khá tốt đạt 6,4% năm 2008, giá trị
nhập khẩu là 514.5 tÿ USD, trong đó giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang đây rất thấp, khoảng 2/1000 Do vậy, đây là thị trường còn bỏ trống và mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam Tuy nhiên, những trở ngại về giao thông, phong tục tập quán, ngôn ngữ, tôn giáo và sự cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam
phải tìm hiểu kỹ và xác định những bước đi cụ thể để tạo lòng tin cho đối tác nhằm
thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài Còn có rất nhiều các quốc gia và khu vực mà thủy sản Việt Nam có tiềm năng rất lớn (ví dụ nhu Canada, Sénégal, Han Quốc ), rất cần sự nghiên cứu thị trường và hoạt động, đối ngoại của Chính phủ để giúp cho hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam phát triển
1.4.5 Thụy Điển: Đảm bảo tin dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu
5 Ngudn: Bai “Trung Dong - thị trường trong điền và tiềm năng của Việt Nam”, trang Web:
http://www.vinanet.com.vn/ dang ngay 10/11/2009
Trang 35Chương l: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và sự hỗ trợ xuất khẩu
Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra, tác động đến hầu hết các nước
trên thế giới, đứng trước tình trạng đó, 10/11/2008 Chính phủ Thụy Điễn đã quyết
định cung cấp cho Công ty Tín dụng Xuất khẩu Thụy Điển (SEK) - công ty thay
mặt cho nhà nước quản lý hệ thống chính thức hỗ trợ xuất khẩu tín dụng với lãi suất
cố định - 3 tý Krone (tiền tệ của Thụy Điển, tỷ giá chuyên khoản ngày 25/12/2009
của VCB là 1 Krone = 3,113.39 VND) nhằm đảm bảo an toàn cho cả doanh nghiệp nhỏ và lớn có nhu cầu vay tiền một cách hiệu quả Mục đích của việc làm này là tạo điều kiện cho ngành công nghiệp xuất khẩu thực hiện đầu tư một cách thuận lợi Số tiền cho vay tối thiểu lên tới 75 tỷ Krone, được dùng để hỗ trợ tín dụng trung và đài hạn cho kinh doanh xuất khẩu và cơ sở hạ tầng Ngày cảng có nhiều công ty xuất khẩu tìm đến nguồn tài trợ này và khi được hỗ trợ như vậy, các công ty có thể phát triển bền vững và lớn mạnh, thực hiện tốt hoạt động xuất khẩu của mình
Bài học cho Việt Nam: Việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu là
một điều cần thiết để giúp các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả, nhằm phát triển nền kinh tế, tăng cường sức cạnh tranh của nước ta Việc thực hiện hỗ trợ
vốn ở nước ta được thực hiện thông qua các NHTM, do đó, Chính phủ có thể đảm
bảo hỗ trợ cho các NHTM thực hiện vai trò hỗ trợ của mình Đó là một biện pháp quan trọng để tạo nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vững mạnh và có thể tạo thêm
nhiều việc làm hơn nữa
1.4.6 Na Ủy
Na Uy là quốc gia xuất khẩu cá hồi đứng hàng đầu thế giới Chúng ta có thể
học hỏi được kinh nghiệm hỗ trợ xuất khẩu của họ thông qua việc điều hành của
Hiệp hội nuôi cá hồi Na Uy: họ đưa ra những quy định rất nghiêm ngặt, chỉ có doanh nghiệp trong Hiệp hội ngành nghề mới được quyền xuất khẩu mặt hàng đó theo đúng quy chuẩn, nếu vi phạm sẽ bị Hiệp hội tay chay và bị loại khỏi tổ chức và doanh nghiệp đó sẽ không được xuất khẩu mặt hàng này nữa
Bài học cho Việt Nam: Hiện tại ở Việt Nam đã có Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) nhưng chưa thực sự đủ uy và lực trong việc điều phối giữa các doanh nghiệp mà còn phải phụ thuộc vào Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Cụ thể là năm 2008, cá tra, cá basa xuất khẩu vào Nga tăng rất mạnh
nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam lại cạnh tranh không lành
Trang 36Chương 1: Ly luận chung về ; hoạt động xuất khẩu Về sự hỗ trợ xuất khẩu
mạnh để giảnh giựt khách hàng Hậu quả là Nga đã đình chỉ việc nhập khẩu mặt
hàng này từ tháng 12/2008 với lý do các sản phẩm cá tra và basa của Việt Nam không bảo đâm an toàn vệ sinh và bao bì sản phẩm không đảm bảo một số tiêu chuân kỹ thuật Sau đó, Ủy ban Điều hành xuất khẩu cá tra sang Nga đã ra đời để điều phối việc xuất khẩu mặt hàng cá tra nhằm tìm cách xuất khẩu trở lại thị trường Nga Đây là một việc làm cần thiết nhưng thiết nghĩ vai trò này nên để cho Hiệp hội
ngành nghề đảm trách vì khi đó sẽ giúp các doanh nghiệp thật sự đoàn kết và gắn bó
lâu dài với Hiệp hội, cùng bảo vệ quyền lợi lẫn nhau và vì để phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới biện nay là hạn chế sự tác động của Nhà nước vào việc kinh đoanh của doanh nghiệp
1.4.7 Indonesia, Philippines
Hai nước đã thực hiện biện pháp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào
ngành thúy sản: Bộ Nghề cá và các vấn đề biển Indonesia (MMAF) và Cục Nghề cá
và Nguồn lợi Thủy sản (BFAR) của Philippines đã tuyên bố miễn thuế xuất khâu
cho tất cả các loại thủy sản và cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng không phải trả chỉ phí cho việc xin phép xuất khẩu, thông quan hàng hóa và các khoản thuế xuất khẩu khác
Chính phủ Indonesia có chính sách cho phép các công ty nước ngoài được
đăng ký hoạt động trên lãnh thể nước này nếu cam kết sẽ thực hiện các hoạt động
kinh tế, liên doanh trong lĩnh vực công nghiệp nghề cá tổng hợp, trong đó, bắt buộc phải có các hoạt động về chế biến thủy sản Chính sách mới này nhằm mục tiêu tăng thu nhập từ thủy sản khai thác trong Vùng biển đặc quyền kinh tế quốc gia, vi
nếu chế biến thủy sản ở nước ngoài, Indonesia sẽ bị thiệt hại trung bình 48 USD đối
với mỗi tấn sản lượng
Kết quả đạt được: ngành thủy sản Indonesia đã thu hút được gần 120.5 triệu USD từ các công ty nước ngoài, MMAF (Indonesia) cũng cho biết, 13 công ty của
Trung Quốc, Thái Lan và Australia đã đồng ý liên doanh khai thác thủy sản thông
qua việc xây dựng các cơ sở chế biến ở Indonesia Những quy định mới đã giúp cho ngành nông-ngư nghiệp của Indonesia tăng trưởng 8,9% trong quý III/2007 Đối với Philippines, ngành thủy sản đạt tăng trưởng 7,92% trong 9 tháng đầu năm 2007, góp phan thúc đây ngành nông nghiệp nước này phát triển nhanh
Trang 37Bài học cho Việt Nam: Tuy hai quốc gia này thực hiện chính sách miễn
giảm thuế xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong khoảng thời gian cách đây hơn hai
năm (2007), tuy nhiên đây vẫn là một kinh nghiệm quý cho Việt Nam trong việc hễ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần có những biện pháp thích hợp để
hỗ trợ xuất khẩu trong từng thời kỳ nhất định Đối với biện pháp mà Indonesia sử
dụng, Việt Nam cũng có thêm một bài học đó là tiến hành các biện pháp nhằm giúp
cho công nghệ chế biến thủy sản trong nước phát triển, tăng giá trị xuất khâu thủy
san
Nhận xét chung: Việc hỗ trợ xuất khẩu của các nước trên thé giới thật sự là
những bài học hết sức quý giá cho Việt Nam, điều quan trọng là Việt Nam cần áp
dụng như thế nào cho phù hợp với thực tế trong nước để đem lại hiệu quả cao nhất
Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự nỗ lực từ nhiều phía: Chính phủ, các
TCTD, và từ chính các đoanh nghiệp xuất khẩu
Kết luận chương 1:
Chương 1 đã thể hiện cái nhìn tổng quát về xuất khẩu, xuất khẩu thủy sản và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu thủy sản đang là động lực phát triển của đất nước trong sự nghiệp CNH-HĐH hiện nay nên rất cần
sự hỗ trợ từ Chính phủ với trợ thủ đắc lực là các NHTM Chương này cũng nêu lên tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ xuất khẩu đối với các thành phần trong nền
kinh tế và cho cả nền kinh tế Từ những hoạt động hỗ trợ của các nước đối với hoạt
động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng, ta thấy được những kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam để giúp xuất khâu phát triển trong những năm trước
Trang 38Chương 2: Tình hình xuất khẩu thủy sản và sự hỗ trợ xuất khẩu thủy sản
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀ SỰ HỖ
TRO XUAT KHAU THUY SAN
2.1 Téng quan vé xuất khẩu thủy sản Việt Nam
2.1.1 Lịch sử và quá trình phát triển của ngành Thủy sản
Từ thời xa xưa, nghề cá đã gắn Hển với cuộc sống, của người Việt Nam, trải
qua một quá trình phát triển, nghề cá đần dần được chú trọng như một ngành kinh
tế Năm 1954, miền Bắc giảnh được độc lập Từ đó, Dáng và Nhà nước ta đã rất chú
trọng phát triển nghề cá trong quá trình khôi phục và bước đầu phát triển nền kinh
tế ở miền Bắc Vụ Ngư nghiệp thuộc Bộ Nông Lâm, cơ quan quản lý nhà nước đầu
tiên của nghề cá miễn Bắc đã được thành lập, đánh dấu cách nhìn nhận mới đối với
nghề cá nước ta Tháng 4/1960, Bộ Nông Lâm được sắp xếp lại gồm 4 tổ chức mới
là Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường quốc doanh, Tổng cục Lâm nghiệp và Tổng cục Thủy sản Ngày 5/10/1961, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ban
hành Nghị định 150/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng
cục Thủy sản Đây là thời điểm ra đời của ngành Thủy sản Việt Nam như một
ngành kinh tế - kỹ thuật của đất nước
Năm 1975, đất nước được thống nhất, một năm sau, Bộ Hải sản được thành lập Năm 1981, Bộ Thủy sản được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Bộ Hải sản, đánh
đấu bước phát triển toàn diện của ngành Thủy sản trên các lĩnh vực khai thác, nuôi
trồng, dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến và XNK Năm 1989, Hiệp hội nuôi tôm xuất khẩu, tiền thân của Hội Nuôi trồng thủy sản, được thành lập Năm 1992, Hội
Nghề cá Việt Nam (VINAFA) và Công đoàn Thủy sản Việt Nam được thành lập
Năm 1993, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ $ (khoá VII) xác
định “Xáy dựng Thấy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn” Năm 1998, VASEP được
thành lập
Luật Thủy sản được Quốc hội nước CHXHCNVN Ky hop thir 4, Khoa XI
(21/10 — 26/11/2003) théng qua ngay 26/1 1/2003 va ngay 20/12/2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004 Tháng 8/2007, Bộ Thủy sản hợp nhất với Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn thành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới
Ngày 03/01/2008, Chính phủ ban bành Nghị định số 01/2008/NĐ-CP quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Trang 39Chương 2: Tình hình xuất khẩu thủy sản và sự hỗ trợ xuất khẩu thủy sản
nông thôn mới Với các chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản 2006-2010 và hiện nay là 2010-2020, xuất khẩu thủy sản đã trở thành một hướng đi chính trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước
2.1.2 Thuận lợi
+ Điều kiện tự nhiên: Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km từ Móng Cái
đến Hà Tiên, trải qua 13 vĩ độ, từ 8223" Bắc đến 2139' Bắc Diện tích vùng nội
thuỷ và lãnh hải rộng 226.000 km” và vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km”,
rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, hệ thống sông ngòi chẳng chịt Nhờ đó, nguồn tải nguyên thủy, hải sản của nước ta rất phong phú Nước ta nằm trong khu vực khí hậu
nhiệt đới gió mùa, là điều kiện hết sức thuận lợi cho các loài cá sinh sống và phát triển Biển nước ta có trên 2000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh
tế Môi trường biển được đánh giá là tương đối sạch, do đó sản phẩm hải sản an
toàn cho sức khỏe, đây là một ưu điểm hàng đầu cho xuất khẩu
+ Nguồn nhân lực, trang thiết bị: Chúng ta có một đội ngũ công nhân dồi
đào về số lượng với bản chất cần cù, chịu khó, không ngại gian khổ, không ngừng được nâng cao về trình độ kỹ thuật và chuyên môn Trang thiết bị, máy móc cũng từng bước được hiện đại hóa Nhờ đó, nội lực của các doanh nghiệp xuất khẩu được nâng lên, tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng
yêu cầu của thị trường thế giới
+ Chủ trương và đường lỗi của Đảng và Nhà nước: đây là thuận lợi có quan
trọng bậc nhất, ảnh bưởng trực tiếp nhất đến quá trình xuất khẩu thủy sản của nước
ta Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO đã tạo ra cơ hội
cho ngành thủy sản thâm nhập nhiều hơn, sâu hơn vào các thị trường, kế cả thị
trường truyền thống và thị trường mới Chính phủ đã ra rất nhiều những quyết định, chính sách nhằm thúc đẩy ngành xuất khẩu thuỷ hải sản Bên cạnh việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tìm được đầu ra, Chính phủ còn ban hành các quyết định, chính sách tạo sự ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu Có thể kế ra một số biện pháp như: Chương trình hé trợ lãi suất với hai gói kích cầu, trong đó đối tượng được ưu tiên hỗ trợ là doanh nghiệp xuất khẩu, nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và duy trì tăng trưởng; chương trình hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ hỗ trợ xây dựng quy hoạch; hỗ trợ đầu tư
Trang 40Chương 2: Tình hình xuất khẩu thủy sản và sự hỗ trợ xuất khẩu thủy sản
xúc tiến thương mại Ngoài ra, môi trường pháp lý, môi trường hành chính, môi trường tài chính ngân hàng, cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, giúp tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất hàng xuất khẩu thủy sản trong nước
2.1.3 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì xuất khâu thủy sản cũng gặp không ít khó khăn
+ Điều kiện tự nhiên: Hàng năm, nước †a phải hứng chịu rất nhiều thiên tai,
bão lũ, hạn hán ảnh hướng trực tiếp đến ngành thủy sản và do đó ảnh hưởng đến
xuất khẩu thủy sản Chẳng hạn như trận rét kéo đài hơn 35 ngày ở miền Bắc với
nhiệt độ luôn dưới 15°C làm cho hang nghìn ha thủy sản nuôi trồng bị chết Bên
cạnh đó, dich bệnh hoành hành làm giảm năng suất thu hoạch thủy sản, ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản cả nước
+ Cuộc khủng hoàng kình tế toàn cẩu đã tác động đến hoạt động XNK và
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Cuộc khủng boảng bắt đầu từ Mỹ với khủng hoảng cho vay thé chấp dưới chuẩn từ giữa năm 2007 Nửa đầu năm 2008, nền kinh
tế thế giới đã có nhiều biến động phức tạp, giá dầu thô, giá nguyên liệu, thực phẩm
và các loại hàng hóa khác tăng mạnh trong những tháng đầu năm gây ra lạm phát ở hầu hết các nước trên thế giới Nira cuối năm 2008, giá cá các loại hàng hóa và nhiên liệu lại sụt giảm mạnh do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu Có thể nói, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp tới
hoạt động XNK của Việt Nam Sang năm 2009, các nền kinh tế lớn trên thé gidi,
cũng là các thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản đều chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng Ngoài áp lực giảm giá từ phía nhà nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản của nước ta còn đối mặt với khó khăn từ việc người tiêu dùng nước ngoài cắt giảm chỉ tiêu, tức là giảm nhu cầu nhập khẩu khiến xuất khẩu thủy sản của nước ta bị suy giảm mạnh Có những đơn đặt hàng từ đối tác Mỹ và châu Âu đã ký kết nhưng lại bị cắt khiến phần lớn các doanh nghiệp,
đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ phải cất giảm công suất chế biến, nhân lực, mục
tiêu kinh đoanh đã đặt ra Tiêu biểu có Mỹ, một trong ba thị trường nhập khẩu thủy
° Số liệu từ trang web của Bộ tài nguyên và môi trường: wwW.morir€.8OV.vH, bài “Biến đổi khí hậu và sự sống còn của nhân loại”