1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học – về vấn Đề dân tộc, giải quyết vấn Đề dân tộc và cơ sở thực tiễn, hãy Đấu tranh phản bác quan Điểm sai trái sau

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dựa trên cơ sở lý luận của Chủ Nghĩa xã hội Khoa học – về vấn đề dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc và cơ sở thực tiễn, hãy đấu tranh phản bác quan điểm sai trái sau “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975 là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn được ủy nhiệm bởi cuộc chiến ý thức hệ giữa hai phe cộng sản và tư bản”
Tác giả Sinh viên thực hiện
Người hướng dẫn Giảng viên hướng dẫn
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,29 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Đề tài: Dựa trên cơ sở lý luận của Chủ Nghĩa xã hội Khoa học – về vấn đề dân tộc,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN

KẾT THÚC HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đề tài: Dựa trên cơ sở lý luận của Chủ Nghĩa xã hội Khoa học – về vấn đề dân tộc,

giải quyết vấn đề dân tộc và cơ sở thực tiễn, hãy đấu tranh phản bác quan điểm sai trái sau “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975 là cuộc nội chiến huynh

đệ tương tàn được ủy nhiệm bởi cuộc chiến ý thức hệ giữa hai phe cộng sản và tư bản”

Giảng viên hướng dẫn :

HÀ NỘI, THÁNG 05 – 2022

Trang 2

Mục Lục

A. MỞ ĐẦU 3

B. NỘI DUNG 4

I. Cơ sở lý luận của Mác – Lenin về vấn đề dân tộc và giải quyết các vấn đề dân dộc 4

1. Vấn đề dân tộc 4

2. Những đặc trưng cơ bản của dân tộc 4

3. Xu hướng phát triển khách quan của dân tộc 4

4. Cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mác – Lênin 5

II. Vận dụng để giải quyết quan điểm sai trái về vấn đề cuộc chiến tranh xâm lược 1954 – 1975 6

1. Dân tộc Việt Nam đa đạng – đoàn kết – thống nhất từ hàng ngàn năm lịch sử 6

2. Hoàn cảnh lịch sử thực tiễn 7

2.1.1 Tình hình nước ta sau khi ký hiệp định Giơnever (1954) 7

2.1.2 Cuộc chiến 1954 – 1975 là nhiệm vụ cách mạng ở nước ta bấy giờ 7

2.2 Xét từ góc độ khách quan của bối cảnh lịch sử 7

3. Các nhìn nhận khách quan về cuộc chiến tranh chống Mỹ 1954 – 1975 10

4. Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam 1954 – 1975 trên thế giới 11

5. Tầm vóc, ý nghĩa và giá trị của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) cứu nước 11

C. KẾT LUẬN 14

Tài liệu tham khảo 15

Trang 3

A MỞ ĐẦU

Vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc là vấn đề hết sức nhạy cảm của tất cả các dân tộc và của các quốc gia trong bất kỳ thời đại nào

Chủ nghĩa Mác – Lên Nin về dân tộc và giải quyết các vấn đề dân tộc ra đời là cơ sở

để các dân tộc trên thế giới nhìn nhận về vai trò và vị trí của dân tộc mình, sự đoàn kết để cùng nhau phát triển Ở Việt Nam, vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là vấn đề hết sức quan trọng trong xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước, với quan điểm: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc, nhằm phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc Mỗi cuộc chiến tranh trong lịch sử đi qua tuy là thắng lợi của toàn dân nhưng cũng để lại nhiều mất mát, đau thương Tuy nhiên chúng ta vẫn còn thấy có nhiều nhận định hết sức sai trái của các thế lực thù địch – về vấn đề dân tộc và sự

thật lịch sử của nhân dân ta, một trong những nhận định đó là “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975 là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn được ủy nhiệm bởi cuộc chiến ý thức hệ giữa hai phe cộng sản và tư bản”.

Vậy nhận định này xuất phát từ đâu? Những cơ sở để xác định tính sai trái và thiếu tính khách quan của nhận định trên là gì? Là một thế hệ công dân trẻ cần làm gì trong thời đại ngày nay để luôn tỉnh táo và cảnh giác trước những chiêu trò của các thế lực nhằm lôi kéo, kích động nhằm xuyên tạc lịch sử và chia rẻ tinh thần đoàn kết của dân tộc ta Tất cả sẽ được làm rõ trong bài tiểu luận ngắn dưới đây

Trang 4

B NỘI DUNG

đề dân dộc

1 Vấn đề dân tộc

Dân tộc hay quốc gia dân tộc là cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh

tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước

2 Những đặc trưng cơ bản của dân tộc

Các lựa chọn dưới đây mang tính tiêu biểu phù hợp với vấn đề cần làm rõ:

Có lãnh thổ chung ổn định không bị chia cắt, tập trung cư trú trên một vùng lãnh thổ của một quốc gia hoặc hoặc cư trú đan xen với nhiều dân tộc anh em, là cơ sở sinh tồn và phát triển của cộng đồng dân tộc

Có sự quản lý của một nhà nước – dân tộc độc lâp

Ý thức tự giác tộc người: Đây là đặc trưng quan trọng nhất, là tiêu chỉ để phân định một tộc người với tộc người khác, và có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi tộc người Sự hình thành và phát triển của ý thức tự giác tộc người

3 Xu hướng phát triển khách quan của dân tộc

Xu hướng thứ nhất: Do sự thức tỉnh của ý thức dân tộc về quyền sống, các dân tộc

đấu tranh chống áp bức dân tộc để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập Vì họ hiểu rằng, chỉ trong cộng đồng độc lập, họ mới có quyền quyết định vận mệnh của mình mà quyền cao nhất là quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển Trong thực tế, xu hướng này đã biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc, thành lập các quốc gia dân tộc độc lập Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản và vẫn còn tác động trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

Xu hướng thứ hai: Các dân tộc trong cùng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều

quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau Xu hướng này phát huy tác động trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học và công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hóa trong xã hội tư bản đã xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, tạo nên mối liên hệ quốc gia và quốc

tế rộng lớn giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau vì lợi ích chung ( Sự hình thành của Liêm minh châu Âu, của khối ASEAN…)

Trang 5

Vì vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, chỉ trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, khi chế độ người bóc lột người bị xoá bỏ thì tình trạng dân tộc này áp bức, đô hộ các dân tộc khác mới bị xoá bỏ và chỉ khi đó hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc mới có điều kiện để thể hiện đầy đủ Quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là sự quá độ lên một xã hội thực sự tự do, bình đ ng, đoàn kết hữu nghị giữa người và người trên toàn thế giới

4 Cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mác – Lênin

4.1Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng

Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc trong mối quan hệ giữa các dân tộc Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng có nghĩa là các dân tộc lớn hay nhỏ không phân biệt trình độ phát triển cao hay thấp đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; không một dân tộc nào được giữ đặc quyền,đặc lợi, đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa và đi áp bức bóc lột dân tộc khác, trước luật pháp mỗi nước và luật pháp quốc tế

4.2Các dân tộc được quyền tự quyết

Quyền các dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh của dân tộc mình, quyền quyết định chế độ chính trị - xã hội và con đường phát triển của dân tộc mình Bao gồm quyền tự do độc lập về chính trị tách ra thành lập ra một quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc và cũng bao gồm quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng cùng với lợi ích để có đủ sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền và có thêm những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quốc gia - dân tộc

4.3Liên hiệp công nhân các dân tộc

Liên hiệp công nhân các dân tộc phản ảnh sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp: phản ánh sự gắn bó chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chấn chính.Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc là sự thể hiện thực tế tinh thần yêu nước mà thời đại ngày nay đã trở thành một sức mạnh vô cùng to lớn Nội dung đó phù hợp với tinh thần quốc tế chân chính đang lên tiếng kêu gọi các dân tộc, quốc gia xích lại gần nhau

Trang 6

Nội dung của Chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc và giải quyết các vấn đề dân tộc có thể được tóm gọn lại như sau:

Các dân tộc trên thế giới tùy điều kiện lịch sử hình thành mà mỗi dân tộc sẽ có lịch

sử riêng biệt và quốc gia riêng biệt của chính mình Trên cơ sở đó các dân tộc đều sẽ

có quyền bình đẳng ngang nhau, có quyền làm chủ và tự quyết đối với vận mệnh dân tộc của nước mình, không bất kỳ dân tộc hay chế độ của dân tộc nào có thể lợi dụng quyền tự do, dân chủ để đi xâm lược một dân tộc khác Đó là nội dung quan trọng mà Đảng ta kế thừa nhằm lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh kể từ khi ra đời năm

1930 Trong đó thành tựu vẻ vang nhất phải nhất đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1954 – 1975

xâm lược 1954 – 1975

Nhận định “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975 là cuộc nội

chiến huynh đệ tương tàn được ủy nhiệm bởi cuộc chiến ý thức hệ giữa hai phe cộng sản và tư bản”.

Nhận định trên hoàn toàn sai Mang tính chủ quan và xuyên tạc sự thật lịch sử Hạ thấp ý nghĩa và giá trị của kết quả cuộc kháng chiến chống Mỹ giang khổ hơn 21 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước Bởi vì những lý do sao đây:

1 Dân tộc Việt Nam đa đạng – đoàn kết – thống nhất từ hàng ngàn năm lịch sử

Nước ta có 54 dân tộc anh em Dân tộc Kinh chiếm 87% dân số, 53 dân tộc còn lại chiếm 13% dân số, phân bố rải rác trên phạm vi cả nước Đăc trưng nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta là sự cố kết dân tộc, hòa hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất đã trở thành truyền thống, thành sức mạnh và đã được thử thách trong cuộc đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước qua mấy ngàn năm lịch sử cho đến ngày nay Do những yếu tố đặc thù của nền kinh tế trồng lúa nước, một kết cấu nông thôn bền chặt sớm xuất hiện Trải qua lịch sử chống giặc ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành rất sớm và trở thành một quốc gia dân tộc thống nhất ngay dưới chế độ phong kiến Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì có nơi có lúc cũng xảy ra hiện tượng tiêu cực trong quan hệ dân tộc Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch lại luôn luôn dùng mọi thủ đoạn

để chia rẽ dân tộc và can thiệp vào nội bộ của nước ta Do đó, phát huy truyền thống đoàn kết, xóa bỏ thành kiến, nghi kị dân tộc và kiên quyết đập tan âm mưu chia rẽ dân tộc của kẻ thù là nhiệm vụ trọng yếu của nhân dân ta song hành trong suốt sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Trang 7

Lãnh thổ Việt Nam (miền Bắc, miền Trung, miền Nam) – là một quốc gia thống nhất trên cơ sở hòa hợp các dân tộc, trải qua quá trình hàng ngàn năm đấu tranh Vì thế không có chuyện hai miền Nam Bắc là hai phe khác nhau Xã Hội chủ nghĩa và Tư Bản chủ nghĩa– đấu tranh đối chọi nhau như trong lời nhận xét trên

2 Hoàn cảnh lịch sử thực tiễn

2.1Xuất phát từ thực tiễn trong nước và nhiệm vụ cách mạng

2.1.1 Tình hình nước ta sau khi ký hiệp định Giơnever (1954)

Với việc ký và thực hiện Hiệp định nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hao chế độ chính trị khác nhau

Miền Nam, 05/1954 Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc Mỹ vào thay chân Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên nắm quyền, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ

Miền bắc hoàn toàn được giải phóng, ngày 10/10/1954 bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô Ngày 15/05/1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành, tạo điều kiện cho miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

2.1.2 Cuộc chiến 1954 – 1975 là nhiệm vụ cách mạng ở nước ta bấy giờ

Cách mạng hai miền có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển Đó là quan hệ giữa hậu phương với tiền tuyến Vai trò và mối quan hệ của cách mạng hai miền: Miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với cách mạng cả nước, còn miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp trong đấu tranh lật đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, bảo

vệ miền bắc, tiến tới thống nhất đất nước

Tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc Đây là đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975

2.2Xét từ góc độ khách quan của bối cảnh lịch sử

2.2.1 Tính chất cuộc chiến tranh

Về tính chất của cuộc chiến tranh (1954 -1975) ở Việt Nam, tất cả những bằng chứng lịch sử đều khẳng định rằng, đây là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam do

đế quốc Mỹ tiến hành

Trang 8

Âm mưu của đế quốc Mỹ là nhằm : Tiêu diệt bằng được phong trào yêu nước của nhân dân ta, thôn tính miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn

cứ quân sự của Mỹ, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam châu Á; đồng thời, lấy miền Nam làm căn cứ tiến công miền Bắc, tiền đồn của

hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới ở Đông Nam châu Á, hòng đè bẹp và đẩy lùi chủ nghĩa xã hội ở vùng này, bao vây và uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa khác

2.2.2 Mỹ kế thừa Pháp đã sớm dòm ngó và có những hành động cụ thể can thiệp vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Thực tế đã khẳng định, không thể có bất cứ một thứ nào gọi là “nội chiến” hay

“chiến tranh ủy nhiệm giữa hai phe” ở Việt Nam Giai đoạn 30 năm (1945- 1975), nhân dân Việt Nam phải cầm súng chiến đấu để giành độc lập, tự do, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Do vậy, ở Việt Nam (1945-1975) không có nội chiến, chỉ có chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc Bởi vì, “tất cả dân tộc Việt Nam, không kể thuộc thành phần xã hội nào, tư sản, địa chủ, công nhân, nông dân, trí thức, học sinh, thợ thủ công, bất kể người già, người trẻ, phụ nữ hay đàn ông, hễ là người Việt Nam thì đều phải nhất tề đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược”

Và bản chất của điều đó có nghĩa là mâu thuẫn cơ bản trong cuộc kháng chiến của người Việt Nam là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược Những mâu thuẫn khác đều không thể có cơ hội để phát triển thành xung đột vũ trang

Còn Chính phủ bù nhìn Bảo Đại và Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân được Pháp dựng lên năm 1948 thực chất không thể hiện ý chí của dân tộc Việt Nam mà chỉ là một con bài chính trị trong tay thực dân Pháp Chính phủ đó phục vụ lợi ích của Pháp ở Đông Dương và hoàn toàn phụ thuộc vào thực dân Pháp về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, tài chính

Vì vậy, không thể coi hoạt động của chính quyền bù nhìn này có bất cứ một giá trị thực tế nào để có thể đại diện cho một lực lượng chính trị có tư cách pháp lý

ở Việt Nam.

Sự thật là, những dính líu của đế quốc Mỹ vào Việt Nam đã sớm xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ XX Cuộc chiến trước 1954 là cuộc chiến chống xâm lăng của thực dân Pháp toan tính tái lập nền đô hộ trên đầu dân Việt Nam, với sự hỗ trợ về quân cụ, vũ khí rất đáng kể của Mỹ… Còn cuộc chiến sau 1954 là cuộc chiến chống xâm lăng của Mỹ

Đến năm 1954, họ đã viện trợ tới 78% chi phí chiến tranh của người Pháp ở Đông Dương; thậm chí Mỹ còn phác họa một kế hoạch ném bom nguyên tử xuống

Trang 9

lòng chảo Điện Biên Phủ, nhằm cứu vãn sự thất bại khó tránh khỏi của thực dân Pháp Khi không thành công trong việc dính líu gián tiếp, thì đế quốc Mỹ đã hất cẳng Pháp, lựa chọn giải pháp trực tiếp can thiệp xâm lược Việt Nam

2.2.3 Mỹ dựng lên chính quyền tay sai kiểu mới ở Miền Nam Việt Nam

Kế thừa chính quyền bù nhìn “Quốc gia Việt Nam” là chính thể “Việt Nam Cộng hòa” do Ngô Đình Diệm rồi Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu, Dương Văn Minh

và Trần Văn Hương cầm đầu cũng là chính quyền bù nhìn trong tay người Mỹ, do người Mỹ dựng lên, nuôi dưỡng và điều khiển để phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam Vì vậy, họ hoàn toàn không đủ tư cách pháp lý để đại diện cho bất kỳ một quyền lợi nào của dân tộc Việt Nam mà chỉ phục vụ lợi ích của ngoại bang, lại càng không thể đại diện cho ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: Mỹ còn viện trợ, thì chúng tôi còn chống

Cộng Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập; hay Nguyễn Văn Ngân, phụ tá đặc biệt của Tổng thống Nguyễn Văn

Thiệu: Miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến chống cộng sản hoàn toàn bị phụ

thuộc Hoa Kỳ, chúng ta không ở vào vị thế có thể đặt điều kiện với họ Quân đội

Mỹ muốn đến là đến, muốn đi là đi; hay Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa

Nguyễn Cao Kỳ: “Ông”Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm “kép nhất” Vì

vậy ai cũng cho rằng thực chất đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi

là những kẻ đánh thuê”; còn Đại tướng Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt

Nam Cộng hòa Cao Văn Viên: Chúng ta không có trách nhiệm chiến tranh Trách

nhiệm chiến đấu là của người Mỹ Chính sách đó do Mỹ đề ra, chúng ta chỉ theo

họ mà thôi”.

Thực chất, đó là các lực lượng của đế quốc Mỹ, do Mỹ gây dựng, nuôi dưỡng, đào tạo, chỉ huy và thao túng nhằm chiến đấu cho quyền lợi của nước Mỹ, phản bội lại nền độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam Ngay cả sau năm 1973, khi quân đội Mỹ

và chư hầu phải rút khỏi miền Nam Việt Nam thì mục tiêu chiến đấu phục vụ cho quyền lợi của người Mỹ của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn ở miền Nam vẫn không thay đổi

Những bằng chứng trên cho thấy: là những người trong cuộc, các quan chức cấp cao của chính quyền Sài Gòn còn nhận thức được thân phận làm tay sai cho Mỹ và nhận

ra cuộc chiến này là cuộc chiến của người Mỹ chống lại nhân dân Việt Nam, thế nhưng một số người đại diện cho các thế lực cực đoan lại cố biện hộ cho Mỹ không phải là kẻ xâm lược và xuyên tạc cuộc chiến tranh này là nội chiến thì thật là sai trái Bởi mâu thuẫn căn bản là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Mỹ Nguồn gốc xung đột trong Chiến tranh Việt Nam là chính sách và hành động xâm

Trang 10

lược Việt Nam của chính giới Mỹ chứ không phải xuất phát từ mâu thuẫn nội bộ dân tộc Việt Nam.Chế độ Ngô Đình Diệm cũng như miền Nam là do Mỹ dựng lên, không phải do người dân miền Nam bầu chọn hay muốn như vậy

2.2.4 Mỹ trực tiếp chiến tranh xâm lược Việt Nam

Trước thế và lực của chính quyền Sài Gòn (do Mỹ dựng lên) suy yếu đến mức không thể cứu vãn được nữa, thì từ những năm 60 của thế kỷ XX, Mỹ đã chính thức nhảy vào cuộc, với các chiến lược chiến tranh lần lượt được Nhà trắng áp dụng, là: Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965), Chiến tranh cục bộ (1965 - 1966) và Việt Nam hóa chiến tranh (1969 - 1973) Cùng với các chiến lược chiến tranh đó, đế quốc Mỹ còn phiêu lưu thực hiện chiến dịch vô nhân tính ném bom hủy diệt Thủ đô

Hà Nội và miền Bắc Việt Nam bằng siêu pháo đài bay B.52, hòng đưa Hà Nội và miền Bắc Việt Nam “trở về thời kỳ đồ đá” Để thực hiện các chiến lược chiến tranh

đó, đế quốc Mỹ đã sử dụng trên 8 triệu tấn bom đạn, gần 80 triệu lít chất độc hóa học cùng những loại vũ khí tối tân, hiện đại nhất lúc bấy giờ (trừ bom hạt nhân) và một lực lượng đông đảo quân viễn chinh (gồm quân Mỹ và quân của một số nước đồng minh) Riêng nước Mỹ, đã phải huy động tới 70% biên chế lục quân, 60% số lính thủy đánh bộ, 40% biên chế hải quân và 60% biên chế không quân, cùng với 22.000 xí nghiệp trên đất Mỹ Số quân Mỹ có mặt ở miền Nam Việt Nam có lúc cao nhất đã lên đến hơn nửa triệu người; còn số thanh niên Mỹ trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã lên tới 6,5 triệu lượt người

Những con số trên cho thấy đây không phải là cuộc chiến của những người Việt Nam với nhau Những cứ liệu đó đã bóc trần sự xuyên tạc của luận điểm cho rằng: “đây là cuộc nội chiến của những người Việt Nam với nhau”.

3 Các nhìn nhận khách quan về cuộc chiến tranh chống Mỹ 1954 – 1975

Nhiều học giả phương Tây và chính khách Hoa Kỳ cũng thừa nhận đây là cuộc chiến của người Mỹ xâm lược Việt Nam và người Việt Nam chống lại sự xâm lược của người Mỹ:

Trong cuốn sách Chiến tranh Việt Nam và văn hóa Mỹ (xuất bản năm 1991 tại Mỹ),

tác giả John Carlos Rowe và Rick Berg thẳng thắn chỉ ra: “Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam, ở đó Mỹ đã tiến tới việc làm ngơ tội ác xâm lăng với nhiều tội

ác khủng khiếp chống nhân loại trên khắp Đông Dương”

Năm 2009, học giả John Prados (thuộc cục Lưu trữ an ninh quốc gia và Đại

học G.Oasinhtơn) cho ra mắt độc giả Mỹ cuốn Lịch sử một cuộc chiến không thể

thắng 1945 - 1975, cũng thừa nhận: cuộc chiến này, đối với người Mỹ là một sai

lầm và không thể chiến thắng

Trong một cuộc họp báo ngay sau khi chế độ Sài Gòn sụp đổ, Heinz Alfred Kissinger, cựu Ngoại trưởng Mỹ thừa nhận: “Chúng ta đã sai lầm khi biến Việt Nam thành một nơi thí nghiệm chính sách của chúng ta chứ không phải đối với

Ngày đăng: 09/10/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w