1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỸ THUẬT KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ 7 VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM BÀI 14 NÔNG SẢN QUÊ EM

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nông Sản Quê Em
Tác giả Nguyễn Thị Mai Chi, Lê Thị Tường Vân, Hoàng Bảo Minh Thi, Trịnh Khánh Vy, Lê Mỹ Duyên, Võ Thị Hiền, Lê Thị Khuyên, Nguyễn Thị Thu Sương, Trần Phương Hải Nhi, Hồ Thị Hân
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm - Đại Học Huế
Chuyên ngành Phương Pháp Dạy Học Mỹ Thuật
Thể loại Kế Hoạch Bài Dạy
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Năng lực đặc thù của môn học - Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: + Nhận biết được một số loại nông sản quen thuộc của quê hương Việt Nam; + Kể được một sô loại nông sản quen thuộ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC



PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỸ THUẬT

KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ 7: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

BÀI 14: NÔNG SẢN QUÊ EM

Huế, tháng 6/2024

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

NHÓM LỚP:

NĂM HỌC:

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:

PHẠM DIỆU LINH 21901-07

2023-2024

Nhóm 10

1.Nguyễn Thị Mai Chi (Nhóm trưởng) 2.Lê Thị Tường Vân

3.Hoàng Bảo Minh Thi

4 Trịnh Khánh Vy

5 Lê Mỹ Duyên

6 Võ Thị Hiền

7 Lê Thị Khuyên

8 Nguyễn Thị Thu Sương

9 Trần Phương Hải Nhi

10 Hồ Thị Hân

Trang 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ 7: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

BÀI 14: NÔNG SẢN QUÊ EM

(2 tiết)

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức:

- Nhận biết được một số loại nông sản quen thuộc của quê hương Việt Nam và tận dụng màu sắc, hình khối, vật liệu khác nhau, để tạo sản phẩm bằng hình thức vẽ,

xé, cắt, dán, theo ý thích

- Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn

2/ Phẩm chất

- Yêu nước: HS quý trọng, tự hào về nông sản của chính quê hương mình, yêu lao

động

- Trách nhiệm:

+ Có ý thức chuẩn bị đồ dùng, họa phẩm để thực hành sáng tạo sản phẩm

+ Tôn trọng sản phẩm sáng tạo của bạn bè và người khác

3/ Năng lực

a Năng lực đặc thù của môn học

- Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ:

+ Nhận biết được một số loại nông sản quen thuộc của quê hương Việt Nam; + Kể được một sô loại nông sản quen thuộc và mô tả được đặc điểm về hình khởi

màu sắc, bề mặt của các loại nông sản đó

+ Bước đầu tìm hiểu tác giả và vẻ đẹp của tác phẩm mĩ thuật về để tài nông sản

- Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Tạo được sản phẩm nông sản có hình dạng, màu sắc theo ý thích

- Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm

và trao đổi, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn

b Năng lực chung

- Năng lực tự chủ - tự học: chuẩn bị đồ dùng học tập và vật liệu học tập, tự giác tìm

hiểu bài

- Năng lực giao tiếp - hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và phối

hợp với bạn bè trong các hoạt động học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn

cuộc sống

c Năng lực khác:

Trang 3

- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng vốn từ ngữ của mình để trình bày, nhận xét về các sản

phẩm

II CHUẨN BỊ:

1 Giáo viên:

- Một số ảnh chụp, tranh vè về các loại nông sản quê hương

- Một số tác phẩm/ SPMT thể hiện về chủ đề, có hình ảnh về nông sản quê em

- Phiếu câu hỏi, giấy vẽ, máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử…

2 Học sinh:

- Sách học MT lớp 4

- Vở bài tập MT 4

- Giấy vẽ, màu vẽ, giấy màu, hồ dán, kéo,…

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

HỌC SINH

Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới Nội dung: Học sinh khởi động thông qua trò chơi

Phương pháp: Trò chơi

Cách thực hiện:

- Tổ chức HS chơi trò chơi: “Đi chợ”

+ Phổ biến luật chơi: GV sẽ bắt đầu trò chơi với câu

nói: “Mẹ đi chợ mua quả Na” và mời 1 bạn bất kì

Bạn được mời sẽ nhắc lại câu nói của GV, thêm vào

cuối câu 1 loại củ/quả (VD: Mẹ đi chợ mua quả na,

quả bí ) và được quyền mời 1 bạn mới Bạn mới sẽ

nhắc lại câu trên và tiếp tục thêm một loại

quả/củ.Trò chơi kết thúc khi một bạn không nhắc

lại được nguyên văn câu nói hay quên thêm một

loại củ/quả vào cuối câu

+ Cả lớp tham gia trò chơi

+ GV nhận xét khen ngợi, phạt bạn thua bằng cách

mời hát 1 bài hát có tên các loại củ quả

- Dẫn dắt, giới thiệu chủ đề mới, bài mới: Vừa rồi ở

“Đi chợ” các em đã liệt kê được rất nhiều loại củ

quả, đặc biệt trong đó có rất nhiều củ quả là nông sản

của Việt Nam Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng

mình biết được đặc điểm một số nông sản quen thuộc

của quê hương Việt Nam và các em sẽ được tạo ra

- Tham gia Trò chơi + Lắng nghe

+ Chơi trò chơi chơi + Lắng nghe, thực hiện hình phạt ( Ví dụ bài hát: Quả gì,…)

- Lắng nghe

Trang 4

sản phẩm nông sản theo ý thích của mình Bài học

hôm nay là: “Bài 14: Nông sản quê em – Chủ đề 7:

Việt Nam quê hương em.”

25’ 2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

+ Kể được một số loại nông sản quen thuộc và mô tả được đặc điểm về hình (khối) dạng, màu sắc, bề mặt của các loại nông sản đó

+ Bước đầu tìm hiểu tác giả và vẻ đẹp của tác phẩm mĩ thuật về đề tài nông sản + Nắm được cách tạo kho hình ảnh và cách tạo sản phẩm mĩ thuật đề tài nông sản

- Nội dung: Giáo viên cho học sinh quan sát, nhận biết các loại nông sản qua vật

mẫu, hình ảnh, tranh vẽ có ở địa phương

- Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; kết quả hoạt động nhóm

- Phương pháp, kĩ thuật DH: Trò chơi, hợp tác nhóm, trực quan, vấn đáp, gợi mở,

chia sẻ nhóm đôi, khăn trải bàn

Cách tiến hành:

10’ Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết

a Quan sát, nhận biết một số nông sản quen thuộc

của quê hương Việt Nam

- Mời HS đọc yêu cầu hoạt động 1 SGK trang 65

- Yêu cầu HS quan sát các hình ảnh SGK trang 65

- Phát phiếu học tập cho HS và yêu cầu HS thảo luận

theo nhóm đôi trong 5 phút

- Đọc yêu cầu hoạt động 1

trang 65

- Thực hiện theo yêu cầu

của GV

- Nhận phiếu học tập và thực hiện yêu cầu của GV

Trang 5

- Mời một số đại diện HS trả lời Yêu cầu HS khác

lắng nghe

- Mời HS nhận xét

- Nhận xét, tuyên dương và chuẩn hóa câu trả lời của

HS

- Cho HS hoạt động cá nhân với nhiệm vụ trả lời

câu hỏi: Quê hương em có những loại nông sản nào

nổi tiếng?

- Mời một số HS trả lời

- Nhận xét

- Chiếu, và giới thiệu một số nông sản của Huế

hoặc của miền trung cho HS quan sát

- Đại diện HS trả lời (Dự kiến

HS trả lời)

+ Tên mỗi loại nông sản: măng cụt, bưởi, na, chuối, bí ngô, lúa, chôm chôm, ngô + Hình cầu: măng cụt,bưởi,

na, bí ngô, chôm chôm;

Hình trụ: chuối, ngô;

+ Măng cụt có vỏ tím đậm, bưởi có vỏ xanh, na có mắt màu xanh, chuối xanh có màu xanh khi chín ngả vàng,

bí ngô có màu vàng cam, lúa non màu xanh khi chín màu vàng, chôm chôm màu

đỏ, ngô màu vàng

+ Qủa có bề mặt nhẵn mịn là: măng cụt, bí ngô, ngô, chuối ;Qủa có bề mặt thô ráp: na, chôm chôm, bưởi, hạt lúa

-Nhận xét

- Lắng nghe, vỗ tay

- Hoạt động cá nhân, suy nghĩ câu trả lời

- Trả lời câu hỏi; HS khác lắng nghe

- Lắng nghe

- Quan sát và lắng nghe

Trang 6

15’

- Dừa Sáp ở tỉnh Trà Vinh

- Sầu Riêng ở các vùng Miền Nam

- Vải Thiều ở tỉnh Bắc Giang

- Mít Tố Nữ ở tỉnh Đồng Nai

→ Kết luận: Mỗi vùng miền thường có nông sản

đặc trưng Chúng đều có tác dụng tích cực đối với

sức khỏe con người và phát triển kinh tế cho người

nông dân quê hương, đất nước

b Tìm hiểu tác giả và vẻ đẹp của tác phẩm mĩ

thuật về đề tài nông sản

- Yêu cầu HS quan sát bức tranh “Hoa trái quê

hương" của hoạ sĩ Lê Thị Kim Bạch và kể tên

những loại nông sản có trong tranh

- GV mời một số HS trả lời

- Mời HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

- Nhận xét câu trả lời của HS, giới thiệu vài nét về

tác phẩm “Hoa trái quê hương” và hoạ sĩ Lê Thị

Kim Bạch:

+ Những loại nông sản xuất hiện trong bức tranh

“Hoa trái quê hương" của hoạ sĩ Lê Thị

Kim Bạch" là măng cụt, chôm chôm, bòn bon, vú

sữa, hồng xiêm Các loại quả này có nhiều có nhiều

- Lắng nghe kết luận

Quan sát bức tranh và suy nghĩ câu trả lời

- Trả lời câu hỏi

- Nhận xét câu trả lời của bạn

- Lắng nghe và quan sát

Trang 7

ở vùng Nam Bộ

+ Lê Thị Kim Bạch là một trong những nữ họa sĩ

tiêu biểu của Việt Nam, có nhiều đóng góp cho nền

mỹ thuật nước nhà

+ “Hoa trái quê hương” là một trong những tác phẩm

tiêu biểu của họa sĩ Lê Thị Kim Bạch, được sáng tác

vào những năm 1980 Bức tranh thể hiện vẻ đẹp bình

dị, mộc mạc của quê hương Việt Nam qua hình ảnh

những trái cây quen thuộc như: măng cụt, chôm

chôm, bòn bon, vú sữa, thanh trà Từ đó, tác phẩm đã

góp phần giới thiệu, quảng bá các loại nông sản ở

vùng Nam Bộ

• Giới thiệu thêm: Tác phẩm “Trái cây Nam Bộ”

của tác giả Đường Ngọc Cảnh

- Yêu cầu HS kể tên những loại quả có trong tranh?

- Mời HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

- Nhận xét câu trả lời của HS

- Giới thiệu thêm về tác phẩm

• Giới thiệu thêm: Tác phẩm tĩnh vật hoa quả “Giỏ

táo” của hoạ sĩ Paul Cézanne

• Giới thiệu thêm: Tác phẩm tĩnh vật nổi tiếng thế

giới của hoạ sĩ Jan Davidsz.De Heem

- HS kể tên

- Nhận xét, bổ sung

- Lắng nghe

Trang 8

→ Kết luận: Có nhiều loại nông sản khác nhau Qua

sản phẩm mĩ thuật, em có thể giới thiệu, quảng bá về

nông sản quê hương

- Lắng nghe kết luận

5’ Hoạt động thư giãn: Vận động theo bài “Baby shark”

25’ 3 LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH

- Mục tiêu:

+ Tạo được sản phẩm nông sản có hình dạng, màu sắc theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành, sáng tạo sản phẩm

- Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hành

- Sản phẩm: Sản phẩm thực hành của cá nhân học sinh; sản phẩm của nhóm; Nội

dung trao đổi của HS

- Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, hợp tác nhóm

- Kĩ thuật: Mảnh ghép

Cách tiến hành:

10’ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách thực hành

a Tạo kho hình ảnh nông sản

- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa “ Tạo kho

hình ảnh về nông sản quê em” và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Có những loại nông sản nào xuất hiện

trong hình minh họa?

- Quan sát và trả lời câu hỏi

Trang 9

Câu 2: Các loại nông sản trong hình minh họa

được thể hiện bằng chất liệu nào?

Câu 3: Màu sắc của mỗi loại nông sản ở sản

phẩm?

Câu 4: Kho hình ảnh cần nhiều hay ít các sản

phẩm nhỏ?

Câu 5: Em nhận ra các sản phẩm được tạo nên

bằng hình thức thực hành nào?

- Mời HS trả lời câu hỏi

- Mời HS khác nhận xét, bổ sung

- Nhận xét, kết luận:

+ Câu 1: Các loại nông sản có trong tranh là dứa,

ngô, lúa, roi, măng cụt, cà tím, khoai, dừa, chuối,

cà chua

+ Câu 2: Các loại nông sản trong hình minh họa

được thể hiện bằng chất liệu màu sáp

+ Câu 3: Màu sắc mỗi loại nông sản có sự hài hòa,

đúng với màu sắc của các loại quả trong thực tế

+ Câu 4: Kho hình ảnh cần nhiều các sản phẩm nhỏ

+ Câu 5: Các sản phẩm được tạo nên bằng hình thức

thực hành từ việc vẽ

b Tạo bộ sưu tập hình ảnh về nông sản

- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa, trả lời câu

hỏi:

+ Em cần chuẩn bị đồ dùng, vật liệu nào để thực

hành?

+ Em hãy nêu cách tạo bộ sưu tập hình ảnh về

nông sản

- HS trả lời

-HS khác lắng nghe, nhận xét

- Lắng nghe, ghi nhớ

- Quan sát hình minh họa và suy nghĩ câu trả lời

Trang 10

- Mời 2 -3 HS trả lời câu hỏi

- Mời HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

- Nhận xét, chốt đáp án:

+ Vật dụng, vật liệu cần chuẩn bị là: bìa cứng,

giấy trắng, kho hình ảnh nông sản, kéo, keo dán

+ Cách tạo bộ sưu tập hình ảnh về nông sản:

Bước 1: Dùng keo dán cạnh của các tờ giấy lại với

nhau tạo thành 1 dải liên tiếp

Bước 2: Dán 2 tấm bìa cứng lên hai đầu dải giấy

Bước 3: Dán hình vẽ nông sản vào các mặt giấy

Bước 4: Trang trí và hoàn thiện sản phẩm

tập hình ảnh về nông sản giúp HS khắc sâu kiến

thức, link video:

https://www.youtube.com/watch?v=FFfpa9eAhik

- Sưu tầm và giới thiệu thêm một số sản phẩm đơn

lẻ, sản phẩm bộ sưu tập hoặc tranh truyện về nông

sản,

→ Kết luận: Có nhiều cách để tạo được bộ sưu tập

về hình ảnh nông sản quê hương em như: vẽ,

cắt, xé, dán,…

-Trả lời câu hỏi

- Nhận xét, bổ sung ý kiến

- Lắng nghe

- Theo dõi các bước tạo sản phẩm trong video

- Lắng nghe và quan sát

- Lắng nghe kết luận

và ghi nhớ

Trang 11

15’ Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh thực hành,

sáng

tạo

❖ GV sử dụng kĩ thuật “ Mảnh ghép “

* GV giao nhiệm vụ học tập

Giai đoạn 1: Nhóm chuyên gia

- GV cho HS thảo luận 2 nhóm chuyên gia mỗi nhóm

4 người và đánh số HS mỗi nhóm; yêu cầu các nhóm

hoạt động và thực hiện yêu cầu:

+ Nhóm 1: Em hãy vẽ tạo kho sản phẩm của cá nhân

về hình ảnh nông sản theo ý thích

+ Nhóm 2: Em hãy xé, cắt dán tạo kho sản phẩm của

cá nhân về hình ảnh nông sản theo ý thích

Lưu ý HS: Khi tạo kho hình ảnh (vẽ, cắt, xé, dán),

cần bám sát đặc điểm về hình dạng màu sắc của từng

loại nông sản, chú ý sự cân đối, hài hoà về tỉ lệ, hình

dạng và các bộ phận của nông sản (cuống, thân, lá,

)

- Theo dõi, quan sát, hỗ trợ HS thực hành tạo sản

phẩm khi cần thiết

Hết hoạt động nhóm chuyên gia, GV chia HS về các

nhóm mảnh ghép

Giai đoạn 2: Nhóm mảnh ghép

- GV chia lớp thành 2 nhóm mới, mỗi nhóm gồm 1

thành viên được đánh dấu của nhóm 1, 1 thành viên

được đánh dấu của nhóm 2

- Các nhóm mảnh ghép hoạt động theo nhiệm vụ:

+ Tạo bộ sưu tập hình ảnh nông sản của nhóm theo ý

thích

+ Chọn tên bộ sưu tập hình ảnh nông sản, chọn loại

nông sản, phân công thành viên tạo kho hình ảnh của

nhóm, tạo phần nền cho bộ sưu tập, sắp xếp các sản

phẩm đơn lẻ vào bộ sưu tập

- Lưu ý HS: Khi tạo bộ sưu tập, phần bìa và nền

(bước 1, 2) phải có kích thước lớn hơn kích thước

của sản phẩm đã tạo ở kho hình ảnh; chú ý màu sắc

giữa các hình nông sản trên bộ sưu tập

- Theo dõi, quan sát, hỗ trợ HS thực hành tạo sản

phẩm khi cần thiết

- Thực hành theo nhóm

dưới sự hướng dẫn của GV

- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên

- Lắng nghe và ghi nhớ

Trang 12

5’ 4 PHÂN TÍCH - ĐÁNH GIÁ

- Mục tiêu: Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm và trao đổi, chia sẻ cảm nhận

về sản phẩm của mình, của bạn

- Nội dung: GV tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm về các câu hỏi gợi ý

- Sản phẩm: Nội dung trao đổi của HS

- Phương Pháp: Gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm

Các tiến hành:

- Tiếp tục hoạt động Luyện tập - Thực hành:

+ Lần lượt mời đại diện các nhóm lên giới thiệu, chia

sẻ cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình dựa vào các

câu hỏi gợi ý:

+ Bộ sưu tập của nhóm em có tên là gì?

+ Những loại nông sản nào được giới thiệu trong bộ sưu

tập của nhóm em?

+ Nêu cách tạo bộ sưu tập hình ảnh nông sản của

nhóm mình?

+ Em thích hình ảnh, chi tiết nào trong bộ sưu tập của

nhóm mình? Vì sao?

- Mời HS nhận xét

- Nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận

- Lần lượt mời đại diện các nhóm lên giới thiệu,

chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của nhóm bạn theo

các câu hỏi gợi ý sau:

- Câu hỏi gợi ý để HS chia sẻ:

+ Thực hiện bằng hình thức thực hành vẽ hay xé, cắt

dán…?

+ Sản phẩm của nhóm bạn em có màu nào?

+ Có sự hài hòa, đúng với màu sắc của các loại

quả trong thực tế hay không?

+ Em thích hình ảnh, chi tiết nào nhất trong bộ

sưu tập của nhóm bạn? Vì sao?

- Tuyên dương, khen ngợi các nhóm

- Tóm tắt, nhận xét, đánh giá nội dung trao đổi, chia

sẻ và kết quả thực hành, hoạt động nhóm của HS

- Lần lượt đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp về bộ sưu tập nông sản của nhóm

- Trao đổi, chia sẻ cảm nhận

- Lắng nghe

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của nhóm bạn

- Vỗ tay, tuyên dương

- Chú ý lắng nghe

* Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được ý tưởng vận dụng sản phẩm Bộ

sưu tập hình ảnh nông sản quê em cho học tập và đời sống

* Phương pháp: Vấn đáp, trình diễn, quan sát

* Cách tiến hành:

Trang 13

- GV đưa ra các câu hỏi gợi mở, kích thích HS chia sẻ

ý tưởng vận dụng sản phẩm vào trong học tập, trong

cuộc sống:

+ Em sẽ sử dụng sản phẩm của nhóm mình vào trong

những việc gì dịp nào?

+ Em có thể sáng tạo thêm bộ sưu tập hình ảnh nông

sản nào khác?

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi Các HS khác lắng

nghe, bổ sung ý kiến (nếu có)

- GV nhận xét và góp ý

- GV có thể gợi ý thêm ý tưởng cho HS, động viên HS

làm bài và tổng kết hoạt động

- GV chia sẻ cho HS thêm một số hình ảnh vẽ bộ sưu

tập hình ảnh nông sản khác nhau hoặc cách sử dụng bộ

sưu tập vào trang trí góc học tập, đồ dùng học tập các

môn khoa học.…giúp HS thấy được sự phong phú, đa

dạng trong sáng tạo sản phẩm

- HS lắng nghe câu hỏi và trả lời:

+ Em sử dụng sản phẩm của nhóm mình để trưng bày trang trí lớp học hoặc có thể trang trí hộp bút thêm đẹp

đẽ hơn…

+ Em có thể sáng tạo thêm

bộ sưu tập như là: Mâm ngũ quả ngày Tết, bó hoa nông sản…

- HS trả lời, HS khác lắng nghe và nhận xét

- HS lắng nghe và ghi nhớ

- HS lắng nghe và quan sát

- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ

Ngày đăng: 09/10/2024, 06:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w